Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Giúp học sinh lớp ba có hiểu biết về biến đổi khí hậu qua một số bài học tự nhiên và xã hội một cách hiệu quả và nhẹ nhàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.76 KB, 25 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Các hoạt động của con người trong nhiều thập kỷ gần đây đã làm tăng đáng kể
những tác nhân gây hiệu ứng nhà kính ( nồng độ khí thải trong các hoạt động
cơng nghiệp, giao thông, sự gia tăng dân số…), làm trái đất nóng dần lên, từ đó
gây hàng loạt những thay đổi bất lợi của của môi trường tự nhiên. Nếu chúng ta
khơng có những hành động kịp thời nhằm hạn chế, giảm thiểu biến đổi khí hậu
thì những hậu quả sẽ vô cùng thảm khốc.
Việt Namlà một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí
hậu. Biến đổi khí hậu là sự biến động trạng thái trung bình của khí quyển tồn
cầu hay khu vực theo thời gian từ vài thập kỉ đến hàng triệu năm. Những biến
đổi này được gây ra do quá trình động lực của trái đất, bức xạ, mặt trời và gần
đây có thêm hoạt động của con người. Biến đổi khí hậu trong thời gian từ thế kỷ
20 đến nay được gây ra chủ yếu do con người. Biến đổi khí hậu gây nguy hại
cho tất cả mọi sinh vật sống trên toàn cầu. Vì thế biến đổi khí hậu là vấn đề hiện
đang được các nước trên thế giới quan tâm sâu sắc trong đó có Việt Nam. Trước
thách thức đó thì giáo dục Tiểu học có vai trị quan trọng là làm thế nào để học
sinh tiểu học có hiểu biết về biến đổi khí hậu từ đó có những thái độ, ý thức và
hành động đúng trong trong việc bảo vệ mơi trường sống. Đó là lí do tơi chọn
đề tài: “Giúp học sinh lớp ba có hiểu biết về biến đổi khí hậu qua một số bài
học Tự nhiên và Xã hội một cách hiệu quả và nhẹ nhàng.”
2. Mục đích của đề tài.
Ở bậc Tiểu học học sinh được giáo dục tích hợp nhiều nội dung vào mơn học
như ( giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả và giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu). Tùy theo


đặc trưng kiến thức mơn học. Có bài học có nhiều nội dung ta phải biết phối
hợp các nội dung, tránh dàn trải gây khó khăn, áp lực cho học sinh. Vì thế giáo
viên quan tâm xây dựng các bài học, tình huống sao cho phù hợp với bài để học
sinh tiếp cận các nội dung được lồng ghép một cách nhẹ nhàng không làm thay


đổi lớn về bài học mà mang lại hiệu quả.
3. Nhiệm vụ của đề tài.
Ở lớp ba giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu được lồng ghép vào một số bài
học trong môn Tự nhiên và Xã hội và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Việc tích
hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong mơn Tự nhiên và Xã hội cần
được giáo viên chú trọng quan tâm xây dựng sao cho không ảnh hưởng tới mục
tiêu riêng của bài học, không làm bài học thêm nặng nề mà học sinh vẫn tiếp
cận được nội dung cần tích hợp một cách nhẹ nhàng, hứng thú, chủ động nắm
bắt kiến thức. Năm học 2013 -2014 là năm đầu tiên đưa nội dung giáo dục ứng
phó với biến đổi khí hậu vào bài học trong môn Tự nhiên và Xã hội nên tơi đã
đầu tư nghiên cứu soạn giảng tìm hiểu các tư liệu về biến đổi khí hậu để mang
lại giờ dạy – học thật hiệu quả. Và dưới đây là những bài học có lồng ghép giáo
dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong học kỳ I mà học sinh đã được học.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
Do đặc thù của nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu được lồng ghép
vào các bài học trong các môn học nên giáo viên cần lựa chọn các phương pháp
dạy học và phương tiện phù hợp, quan tâm sử dụng phương pháp tích cực ( đàm
thoại, tìm tịi khám phá, quan sát, động não, đóng vai, giảng giải,…) sử dụng
các phương tiện dạy học để tăng cường tính trực quan và hứng thú học tập của
học sinh ( sử dụng tranh ảnh, video, sự vật và hiện tượng diễn ra hàng ngày ở
địa phương,…)


5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Phạm vi nghiên cứu của đề tài được tập
trung vào các bài học ( 8 bài) được lồng ghép giáo dục ứng phó với biến đổi khí
hậu trong học kỳ I mà học sinh đã được
học.
6. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là các học sinh lớp ba trường Tiểu học An Bình B.
7. Khẳng định tính mới của đề tài.

Đây là năm đầu tiên đưa nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu lồng
ghép vào một số mơn học. Nhằm tránh sự q tải gây khó khăn, áp lực cho học
sinh nên đề tài: Giúp học sinh lớp ba có hiểu biết về biến đổi khí hậu qua một
số bài học Tự nhiên và Xã hội một cách hiệu quả và nhẹ nhàng.”mà tôi ứng
dụng sẽ giúp các em tiếp cận với nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí
hậu một cách nhẹ nhàng mà mang lại hiệu quả.

NỘI DUNG
A. CƠ SỞ KHOA HỌC
Trước những thách thức của biến đổi khí hậu thì các cấp, các ngành đã đưa ra
nhiều biện pháp và hành động thiết thực. Trong đó vai trị của giáo dục Tiểu học
đối với vấn đề này là rất quan trọng. Học sinh tiểu học rất trẻ nhạy cảm và dễ
tiếp thu những kiến thức mới, được giáo dục thường xuyên và đang hình thành
nhân cách. Những hành động của các em đều có tính động viên và khích lệ lớn
đối với gia đình, xã hội. Các em chính là nhân tố có thể góp một phần trong việc


thực hiện và duy trì các hoạt động tuyên truyền ứng phó với biến đổi khí hậu
mà các em tiếp thu được từ nhà trường sẽ dần hình thành trong tư duy, hành
động của các em để ứng phó với biến đổi khí hậu trong tương lai. Bởi vậy việc
đầu tư giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cho giáo dục Tiểu học nói riêng và
hệ thống giáo dục quốc dân nói chung là một giải pháp lâu dài nhưng lại hiệu
quả kinh tế và bền vững nhất. Vì thế cần cung cấp cho các em những hiểu biết
cơ bản về biến đổi khí hậu, tác động của biến đổi khí hậu đến mơi trường tự
nhiên, đến đời sống và sản xuất của con người. Nhằm hạn chế tác động của biến
đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu để học sinh tuyên truyền tích cực
trong gia đình, nhà trường và địa phương về biến đổi khí hậu. Để tránh việc học
q nhiều mơn, nhiều nội dung nhưng nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi
khí hậu cho học sinh lại hết sức cần thiết và cần được quan tâm, nên ngành giáo
dục đã triển khai học tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu

vào một số mơn học ( như môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp ba và giáo dục ngoài
giờ lên lớp). Nhằm trang bị kiến thức, kĩ năng về biến đổi khí hậu cho học sinh
đồng thời không gây nặng nề về kiến thức và ảnh hưởng đến mục tiêu môn học
riêng. Vậy để tạo cho các em có thể tiến cận với kiến thức mới và hình thành kĩ
năng về ứng phó với biến đổi khí hậu thì cần phải có sự đầu tư nghiêm túc và
phương pháp dạy hợp lí của người dạy.
B. THỰC TRẠNG
- Thuận lợi:
+ Giáo dục ứng phó với biến đổi khí được các nhà nước quan tâm. Thường
xuyên được nêu trên báo đài, các áp phích, băng rơn kêu gọi về bảo vệ môi
trường.
+ Được sự quan tâm sâu sắc từ các cấp lãnh đạo của ngành và địa phương.


+ Giáo viên nhiệt tình trong cơng tác. Chịu khó học hỏi, tham khảo sách báo và
luôn trau dồi tiếp cận những kiến thức mới.
+ Trường, lớp khang trang. Các trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu dạy và học
khá đầy đủ.
- Khó khăn:
+ Địa bàn là khu cơng nghiệp dân cư không ổn định. Đa số các em trong lớp chỉ
tạm trú ở địa phương theo cha mẹ nên thay đổi nơi ở nhiều.
+ Cha mẹ bận rộn cơng việc tăng ca nên ít có thời gian cho các em.
+ Các em còn bị ảnh hưởng bởi những lối sống chưa đúng ( gần bến xe nhiều
thành phần phức tạp)
+ Do lối sống và thái độ đối với mơi trường của một số người thân trong gia
đình các em chưa đúng nên cũng ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của
các em.
Những lí do trên khiến sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình gặp khó khăn.
C. NỘI DUNG
Tích hợp nội dung “Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu” trong mơn Tự nhiên

và Xã hội ở lớp ba được chọn lọc vào một số bài học trong học kỳ I.
- Chủ đề : Con người và sức khỏe.
+ Bài: Vệ sinh cơ quan tuần hồn ( Mức độ tích hợp: liên hệ)
- Chủ đề: Xã hội.
+ Bài: Một số hoạt động ở trường ( Mức độ tích hợp: bộ phận)


+ Bài: Tỉnh, thành phố nơi bạn đang sống ( Mức độ tích hợp: bộ phận)
+ Bài: Hoạt động nơng nghiệp ( Mức độ tích hợp: bộ phận)
+ Bài: Hoạt đơng cơng nghiệp, thương mại ( Mức độ tích hợp: bộ phận)
+ Bài: Vệ sinh môi trường ( Mức độ tích hợp: bộ phận)
+ Bài: Vệ sinh mơi trường (tiếp theo) ( Mức độ tích hợp: bộ phận)
+ Bài: Vệ sinh mơi trường( tiếp theo) ( Mức độ tích hợp: bộ phận)
Mức độ tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong mơn Tự
nhiên và Xã hội chủ yếu là bộ phận, có một bài mức độ tích hợp là liên hệ. Vậy
cần phải nắm rõ:
Mức độ tích hợp bộ phận:được thực hiện khi có một phần kiến thức của bài học
có nội dung về biến đổi khí hậu.
Mức độ tích hợp liên hệ:trườnghợp này không thấy ngay mối quan hệ giữa kiến
thức môn học và các nội dung giáo dục tích hợp. Giáo viên phải khai thác kiến
thức mơn học, tìm ra mối liên quan giữa chúng với các nội dung cần tích hợp
phải đưa vào và liên hệ chúng với các nội dung về biến đổi khí hậu.
VD: Bài 8. VỆ SINH CƠ QUAN TUẦN HOÀN (Mức độ tích hợp: liên hệ)
(* Mục tiêu :
Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hồn.
+ Giáo dục kĩ năng sống: Tìm kiếm và xử lí thơng tin. Ra quyết định: nên và
khơng nên làm gì để bảo vệ tim mạch.


+ Giáo dục bảo vệ mơi trường: Có ý thức bảo vệ mơi trường để có bầu khơng

khí ln trong lành.
+ Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu: Thay đổi khẩu phần ăn hằng ngày, ăn
đủ chất, ăn nhiều rau xanh hơn, vừa tốt cho sức khỏe, vừa góp phần giảm phát
thải khí nhà kính, bảo vệ mơi trường.)
Đa số các bài học Tự nhiên xã hội được lồng ghép giáo dục về biến đổi khí
hậuthì cũng lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường. Ở bài học này có rất nhiều
nội dung được tích hợp. Giáo dục về biến đổi khí hậumức độ tích hợp là liên hệ
cịn giáo dục bảo vệ mơi trường mức độ tích hợp là bộ phận và nội dung bài
không thấy ngay mối quan hệ giữa kiến thức môn học và các nội dung giáo dục
tích hợp. Vì thế tơi lồng ghép giáo dục về biến đổi khí hậuvào hoạt động 2 là
phù hợp và kết hợp với giáo dục bảo vệ môi trường. Đưa ra câu hỏi để dẫn dắt
đến vấn đề cần giáo dục và các em đã được tiếp cận nội dung một cách nhẹ
nhàng mà không làm phức tạp bài dạy.
Hoạt động 3 :
- Nêu những việc nên làm để bảo vệ tim mạch?
( HS trả lời: Để bảo vệ tim mạch cần: Tập thể dục, học tập, vui chơi vừa sức.
Sống vui vẻ tránh tác động mạnh, tức giận. Không nên mặc quần áo, đi giày dép
quá chật. Ăn uống đủ chất.)
Từ đó GV liên hệ đến nội dung cần tích hợp bằng các câu hỏi dẫn dắt.
- Các em có ăn đều các món ăn ở nhà mẹ thường nấu không? ( HS trả lời)
- Vậy loại thức ăn nào ta cần phải ăn nhiều hơn? Vì sao? ( HS trả lời)


* Các em cần ăn uống đầy đủ chất để đảm bảo sức khỏe. Nếu ai ăn ít rau thì
phải thay đổi khẩu phần ăn hằng ngày, ăn nhiều rau xanh hơn, vừa tốt cho sức
khỏe, vừa góp phần bảo vệ mơi trường.
Có HS thắc mắc: Vì sao ăn nhiều rau xanh lại bảo vệ môi trường?
HS cả lớp được thảo luận sôi nổi và các em tự đưa ra được câu trả lời. (Vì ăn
nhiều rau sẽ phải trồng nhiều rau xanh, trồng cây xanh chính là bảo vệ mơi
trường vì sẽ đem lại cho chúng ta bầu khơng khí trong lành.)

*Khơng khí trong lành rất tốt cho cơ quan tuần hồn. Vì vậy chúng ta cần có ý
thức bảo vệ mơi trường.
VD:

Bài 24- 25. MỢT SỚ HOẠT ĐỢNG Ở TRƯỜNG
(Mức độ tích hợp: bộ phận)

(* Mục tiêu :
- Nêu được các hoạt động chủ yếu của HS khi ở trường như hoạt động học tập,
vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động vệ sinh, tham quan ngoại khóa.
- Nêu được trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động đó.
- Tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức.
+ Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng hợp tác. Kĩ năng giao tiếp.
+ Giáo dục bảo vệ mơi trường: Có ý thức tham gia các hoạt động ở trường để
góp phần BVMT.
+ Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu:
- Sử dụng nước tiết kiệm, khơng để nước chảy lãng phí.


- Sử dụng tiết kiệm điện, tắt điện khi không có nhu cầu sử dụng.
- Tham gia thu gom rác, phân loại rác. Trồng cây xanh, bảo vệ chăm sóc cây
xanh. Tham gia các hoạt động cơng ích.)
Ở bài học này thì giáo dục về biến đổi khí hậumức độ tích hợp là bộ phận và
giáo dục bảo vệ mơi trường mức độ tích hợp là bộ phận. Vì thế tơi lồng ghép
giáo dục về biến đổi khí hậuvào hoạt động 3 là phù hợp và kết hợp với giáo dục
bảo vệ mơi trường.
*Hoạt động 3 : Tìm hiểu các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Khi đến trường, ngoài việc tham gia vào các hoạt động học tập, các em còn
được tham gia vào các hoạt động nào khác?
(HS trả lời: Ngoài các hoạt động học tập trên lớp, em còn được tham gia rất

nhiều các hoạt động khác nhau như : vui chơi, văn nghệ, thể thao, trồng cây,…)
HS cùng quan sát và thảo luận các tranh thể hiện các hoạt động ở trường. Và
trình bày nội dung của tranh.
Từ các ý trên GV dẫn dắt HS tìm hiểu nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi
khí hậu.
- Ngoài các hoạt động học tập trên lớp học sinh còn được tham gia vào các
hoạt động khác nhau như vui chơi giải trí, văn nghệ, thể thao, làm vệ sinh,
trồng cây, tưới cây, giúp gia đình thương binh liệt sĩ, giúp đỡ người tàn tật,
người già. Khi tham gia vào các hoạt động đó chúng ta phải sử dụng điện,
nước, vậy các em sử dụng thế nào cho hợp lí? (HS trả lời: dùng nước đủ, khóa
vịi nước khi không sử dụng, tránh để chảy tràn lan. Tắt điện khi khơng có nhu
cầu sử dụng, khơng cần bật đèn, quạt ở những nơi có ánh sáng và gió tự nhiên.)


- Khi tham gia làm vệ sinh thì chúng ta phải thu gom rác và biết phân loại rác.
Những loại rác nào có thể tái sử dụng? ( vỏ hộp sữa, bịch nilông, giấy vụn, chai
nước,… bỏ riêng vào thùng khác để làm kế hoạch nhỏ.)
+ Khi các em cùng tham gia các hoạt động đó, em cảm thấy thế nào? (HS trả
lời.)
GV kết hợp giáo dục bảo vệ môi trường: Các em cần tích cực tham gia các hoạt
động cơng ích. Khi tham gia vào các hoạt động đó cũng chính là các em đang
góp phần bảo vệ mơi trường của chúng ta đấy.
VD: Bài 27- 28. TỈNH (thành phố) NƠI BẠN ĐANG SỚNG
(Mức độ tích hợp: bộ phận)
(* Mục tiêu : Kể được tên một số cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y
tế, . . . ở địa phương.
+ Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin. Sưu tầm, tổng
hợp, sắp xếp các thơng tin về nơi mình đang sống.
+ Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu: Tất cả các hoạt động của con người
đều tác động đến mơi trường, em hãy tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ

môi trường. Thực hiện lối sống thân thiện với mơi trường.
Ở bài học này thì giáo dục về biến đổi khí hậumức độ tích hợp là bộ phận Vì thế
tơi lồng ghép giáo dục về biến đổi khí hậuvào hoạt động 3 là phù hợp.
*Hoạt động 3 : Quan sát thực tế địa phương mình sống.
- Hãy kể tên các cơ quan mà em biết ở địa phương mình?
( HS trả lời: ủy ban phường, trạm y tế, bưu điện, trường học,…)


- Hoạt động của con người đều tác động đến mơi trường nơi mình sống và làm
việc khi đến những nơi đó em phải làm gì để bảo vệ mơi trường? (HS trả lời.)
- Các em đang học ở trường Tiểu học An Bình B em phải làm gì để trường em
xanh, sạch, đẹp? ( HS trả lời: Để trường em xanh, sạch, đẹp em phải biết giữ vệ
sinh, tích cực trồng và chăm sóc cây biết vận động mọi người xung quanh cùng
chung tay bảo vệ môi trường.)
GV chốt lại: Tất cả các hoạt động của con người đều tác động đến môi trường,
khi ta đến nơi nào hoặc đang học ở nơi nào em hãy tích cực tham gia các hoạt
động bảo vệ môi trường. Thực hiện lối sống thân thiện với mơi trường.
VD:

Bài 30. HOẠT ĐỢNG NƠNG NGHIỆP
(Mức độ tích hợp: bộ phận)

(* Mục tiêu :
- Kể tên một số hoạt động nơng nghiệp.
- Nêu ích lợi của hoạt động nông nghiệp.
+ Giáo dục kĩ năng sống: Quan sát tìm kiếm thơng tin về hoạt động nơng
nghiệp nơi mình đang sống. Tổng hợp, sắp xếp các thơng tin về hoạt động nơng
nghiệp nơi mình sống.
+ Giáo dục bảo vệ môi trường: Biết các hoạt động nông nghiệp, lợi ích và một
số tác hại( nếu thực hiện sai) các hoạt động đó.

+ Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu:


Biến đổi khí hậu làm nước biển dâng cao đất bị nhiễm mặn và xói mịn. Nhiệt
độ tăng, thời gian hạn hán kéo dài. Gia súc và gia cầm có nhiều nguy cơ mắc
dịch bệnh. Đồng cỏ chăn nuôi bị ảnh hưởng. Sự gia tăng của thiên tai.
Bài học này tôi chọn hoạt động 1 để lồng ghép giáo dục ứng phó với biến đổi
khí hậu.
*Hoạt động 1: Kể tên một số hoạt động nơng nghiệp; ích lợi của hoạt động
nơng nghiệp.
Sau khi tìm hiểu nội dung chính của hoạt động 1, GV đưa ra câu hỏi gợi mở để
HS tìm ra những kiến thức về biến đổi khí hậu.
- Nếu khơng còn hoạt động nơng nghiệp, thì cuộc sống của chúng ta sẽ như thế
nào? ( HS trả lời: chúng ta khơng có lương thực, sẽ đói,…)
Gv dẫn dắt đến vấn đề: Hoạt động nông nghiệp rất quan trọng, cung cấp lương
thực, thực phẩm để nuôi sống chúng ta. Nhưng hiện nay do biến đổi khí hậu làm
nước biển dâng cao đất bị nhiễm mặn và xói mịn. Nhiệt độ tăng, thời gian hạn
hán kéo dài, sự gia tăng của thiên tai đã làm cho nguy cơ diện tích đất trồng lúa
và hoa màu bị thu hẹp. Ảnh hưởng đến việc sản xuất lương thực.
- Vậy ngoài hoạt động trồng trọt thì hoạt động nào của ngành nơng nghiệp
cũng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu? Vì sao? ( HS trả lời: Hoạt động chăn
nuôi gia súc, gia cầm cũng bị ảnh hưởng. Bởi vì khí hậu biến đổi dẫn đến thiên
tai nhiều làm nguy cơ mắc dịch bệnh và đồng cỏ chăn ni thì bị thu hẹp,…)
GV chốt lại ý chính: ViệtNam chúng ta là một trong những nước bị ảnh hưởng
lớn của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu làm nước biển dâng cao đất bị nhiễm
mặn và xói mịn. Nhiệt độ tăng, thời gian hạn hán kéo dài. Gia súc và gia cầm
có nhiều nguy cơ mắc dịch bệnh. Đồng cỏ chăn nuôi bị ảnh hưởng. Sự gia tăng
của thiên tai. Tất cả những khó khăn này làm tăng rủi ro trong nơng nghiệp, đẩy



giá lương thực tăng cao làm tình trạng đói nghèo trở lên nghiêm trọng. Vì thế
chúng ta phải chung tay bảo vệ mơi trường để hạn chế biến đổi khí hậu.
VD:

Bài 31. HOẠT ĐỢNG CƠNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI
(Mức độ tích hợp: bộ phận)

(* . Mục tiêu :
- Kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại mà em biết.
- Nêu ích lợi của hoạt động cơng nghiệp, thương mại.
+ Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin. Tổng hợp các
thơng tin liên quan đến hoạt động nơng nghiệp và thương mại nơi mình sinh
sống.
+ Giáo dục bảo vệ môi trường: Biết các hoạt động cơng nghiệp, lợi ích và một
số tác hại ( nếu thực hiện sai ) của một số hoạt động đó.
+ Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu: Khi hoạt động công nghiệp, con
người đã đốt nhiều các nhiên liệu hóa thạch tạo ra khí CO2. Chặt phá rừng
khơng những làm giảm việc hấp thụ khí CO2 trong khí quyển. Hoạt động khai
thác mỏ than tạo ra nhiều khí mê tan rất lớn.
Bài học này tơi chọn hoạt động 2 để lồng ghép giáo dục ứng phó với biến đổi
khí hậu.
*Hoạt động 2: Kể tên một số hoạt động cơng nghệp của địa phương; ích lợi của
hoạt động cơng nghiệp.
Sau khi tìm hiểu nội dung chính của hoạt động 2, GV đưa ra câu hỏi gợi mở để
HS tìm ra những kiến thức về biến đổi khí hậu. Trong nội dung gợi ý giáo dục


ứng phó với biến đổi khí hậu có nhiều từ khó hiểu, nghĩa quá rộng học sinh lớp
ba khó hiểu. Tôi đã chia những câu hỏi nhỏ gần với thực tế để các em đễ hiểu.
- Ở Dĩ An chúng ta là nơi có rất nhiều khu cơng nghiệp, em hãy kể tên một vài

khu công nghiệp? ( HS trả lời: Khu cơng nghiệp Sóng Thần, khu cơng nghiệp
An Bình,…)
- Em cho biết các nhà máy ở khu công nghiệp của địa phương ta sản xuất gì?
( HS trả lời: may mặc, chế biến thức ăn gia súc, hóa chất,…)
- Khi đi qua các nhà máy em có thấy mùi gì khó chịu khác với khu dân cư
khơng? ( HS trả lời)
GV giáo dục hs:
+ Khi sản xuất các sản phẩm công nghiệp, con người đã đốt nhiều các nhiên liệu
hóa thạch tạo ra khí CO2. Nên khơng khí bị ơ nhiễm.
+ Ngồi hoạt động sản xuất thì hoạt động khai thác khoáng sản như khai thác
than cũng làm ảnh hưởng bầu khơng khí. Nạn chặt phá rừng làm giảm việc hấp
thụ khí CO2 trong khơng khí.
+ Vì thế các hoạt động đó cần được khai thác một cách hợp lí, đem lại lợi ích
cho đất nước. Bên cạnh đó cần dùng các biện pháp xử lí các chất thải độc hại
khi khai thác các hoạt động công nghiệp nhằm bảo vệ cho môi trường không bị
ô nhiễm. Trồng nhiều cây xanh ở khu công nghiệp cũng là giải pháp hiệu quả để
giảm bớt ô nhiễm ở khu công nghiệp.
VD:

Bài 36. VỆ SINH MƠI TRƯỜNG
(Mức độ tích hợp: bộ phận)


(* Mục tiêu : Nêu tác hại của rác thải và thực hiện đổ rác đúng nơi quy định.
+ Giáo dục kĩ năng sống: + Có tư duy phân tích, phê phán; làm chủ bản thân; ra
quyết định; hợp tác với mọi người xung quanh để bảo vệ môi trường.
+ Giáo dục bảo vệ mơi trường: Có ý thức giữ gìn vệ sinh mơi trường sống.
+ Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Giáo dục học sinh biết
phân loại và sử lí rác hợp vệ sinh như một số rác có thể làm phân bón, một số
rác có thể tinh chế. Như vậy là góp phần tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng

lượng có hiệu quả.
+ Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu: Giữ vệ sinh chung, không xả rác ra
môi trường, thu gom phân loại rác không để rác bị phân hủy ảnh hưởng đến môi
trường.
Ở những bài vệ sinh môi trường thì khiến thức về bảo vệ mơi trường được
xun suốt cả bài. Nhiều nội dung được chọn lọc lồng ghép vào bài như giáo
dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giáo dục ứng phó với biến đổi
khí hậu. Nội dung lồng ghép cũng gần giống ý, nên tôi lồng hai nội dung này để
kiến thức không trùng lặp và giúp các em không gặp quá tải trong bài học.
Từ hoạt động 2, HS được biết các cách xử lý rác như chôn, đốt, ủ, tái chế.
GV hỏi:
- Những loại rác nào có thể dùng làm phân bón? ( HS trả lời: rau, củ, quả, hoa,
lá,…)
- Những loại rác nào có thể tinh chế lại thành sản phẩm khác? ( HS trả lời: giấy
báo cũ, đồ nhựa, sắt vụn,…)


GV chốt lại ý: Nếu biết phân loại và sử lí rác hợp vệ sinh như một số rác có thể
làm phân bón, một số rác có thể tinh chế. Như vậy là chúng ta đã góp phần tiết
kiệm năng lược và sử dụng năng lượng có hiệu quả. Cần phải có ý thức giữ vệ
sinh chung, khơng xả rác ra môi trường, biết thu gom phân loại rác không để rác
bị phân hủy ảnh hưởng đến môi trường như vậy là chúng ta cũng đang chung
tay góp phần làm giảm thiểu biến đổi khí hậu.
VD:

Bài 37. VỆ SINH MƠI TRƯỜNG ( tiếp theo)

(* Mục tiêu : Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi. Thực
hiện đại tiểu tiện đúng nơi quy định.
+ Giáo dục kĩ năng sống: Tư duy phê phán; làm chủ bản thân: Đảm nhận trách

nhiệm; ra quyết định; hợp tác với mọi người xung quanh.
+ Giáo dục bảo vệ môi trường: Có ý thức giữ gìn vệ sinh mơi trường.
+ Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Giáo dục học sinh biết
sử lí phân hợp vệ sinh là phịng chống ơ nhiễm mơi trường khơng khí, đất và
nước cũng góp phần tiết kiệm năng lượng nước. Như vậy là góp phần tiết kiệm
năng lượng và sử dụng năng lượng có hiệu quả.
+ Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu: Phân và nước tiểu là chất thải trong
q trình tiêu hóa và bài tiết, ngồi mùi hơi và chứa mầm bệnh khi bị phân hủy,
chúng cịn tạo ra khí nhà kính gây hại cho mơi trường.
Ở bài vệ sinh mơi trường (tiếp theo) thì nhiều nội dung cũng được chọn lọc lồng
ghép vào bài như giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả, giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu. Nhiều ý đã là nội dung
của bài nên nội dung lồng ghép cần chọn lọc để kiến thức không trùng lặp và
giúp các em không gặp quá tải trong bài học.


Sau khi tìm hiểu nội dung bài học trong hoạt động 2, Gv đưa ra một số câu hỏi
gợi ý để hs tìm hiểu về nội dung biến đổi khí hậu
+ Ở thị xã chúng ta thường sử dụng loại nhà vệ sinh nào? (HS trả lời: nhà tiêu
tự hoại)
+ Bạn và những người trong gia đình cần làm gì để giữ cho nhà vệ sinh luôn
sạch sẽ ? (HS trả lời: để giữ cho nhà vệ sinh luôn sạch sẽ cần phải có đủ nước
dội để khơng có mùi hôi và phải sử dụng loại giấy vệ sinh dùng cho nhà tiêu tự
hoại.)
+ Đối với vật ni thì cần phải làm gì để phân của chúng khơng làm ơ nhiễm
môi trường? (HS trả lời: để chúng đi đúng nơi và dọn vệ sinh thường xuyên
trách làm ô nhiễm môi trường.)
+ Ở những nơi chăn nuôi nhiều người ta còn dùng phân làm gì? (HS trả lời:
người ta cịn dùng phân ủ tạo khí biơga làm chất đốt.)
GV nêu ý chính: Phân và nước tiểu là chất thải trong quá trình tiêu hóa và bài

tiết, ngồi mùi hơi và chứa mầm bệnh khi bị phân hủy, chúng còn tạo ra khí nhà
kính gây hại cho mơi trường. Vì thế phải sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, xử lý
phân người và động vật hợp lý sẽ góp phần phịng, chống ô nhiễm môi trường
không khí, đất và nước. Dùng nước vừa đủ cũng góp phần tiết kiệm nước.
VD:

Bài 38. VỆ SINH MÔI TRƯỜNG ( tiếp theo)

(* Mục tiêu : Nêu được tầm quan trọng của việc xử lí nước thải hợp vệ sinh đối
với đời sống con người và động vật, thực vật.
+ Giáo dục kĩ năng sống: + Kĩ năng tư duy phê phán; làm chủ bản thân: Đảm
nhận trách nhiệm; hợp tác với mọi người xung quanh.


+ Giáo dục bảo vệ mơi trường: Có ý thức giữ gìn vệ sinh mơi trường.
+ Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: GD hs biết xử lí nước
thải hợp vệ sinh chính là bảo vệ nguồn nước sạch, góp phần tiết kiệm nguồn
nước.
+ Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu: Trong nước thải không những chứa
nhiều chất bẩn độc hại và vi khuẩn gây bệnh mà từ nước thải cịn phát sinh khí
nhà kính ( CO2).
Cũng như hai bài vệ sinh mơi trường trên thì bài vệ sinh mơi trường (tiếp theo)
thì nhiều nội dung cũng được chọn lọc lồng ghép vào bài như giáo dục bảo vệ
môi trường, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giáo dục ứng
phó với biến đổi khí hậu. Nhiều ý đã là nội dung của bài học nên nội dung lồng
ghép cần chọn lọc để kiến thức không trùng lặp và giúp các em không gặp quá
tải trong bài học.
Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung của hoạt động 2
+ Trong nước thải có gì gây hại cho sức khoẻ của con người? ( HS trả lời:
Trong nước thải sinh hoạt chứa rất nhiều chất bẩn, vi khuẩn gây bệnh cho con

người đặc biệt là nước thải từ bệnh viện. Nước thải từ các nhà máy có thể gây
nhiễm độc cho con người, làm chết cây cối và các sinh vật sống dưới nước.)
+ Theo em các loại nước thải của gia đình, bệnh viện, nhà máy ... cần cho chảy
ra đâu? ( HS trả lời: nước thải chảy vào cống)
- Ở gia đình em, địa phương em thường hay để nước thải chảy vào đâu? Theo
em cách xử lý như thế có hợp lý khơng ? ( HS trả lời)
- Nên xử lý thế nào cho hợp vệ sinh, không ảnh hưởng đến môi trường xung
quanh? ( HS trả lời: Không để nước thải chảy tràn lan. Nước thải sinh hoạt bình


thường phải được chảy vào hệ thống cống và cần được xử lý các loại nước thải,
nhất là nước thải cơng nghiệp trước khi đổ vào hệ thống thốt nước chung.)

Gv kết luận: Trong nước thải không những chứa nhiều chất bẩn độc hại và vi
khuẩn gây bệnh mà từ nước thải cịn phát sinh khí nhà kính ( CO2). Nên không
để nước thải chảy tràn lan mà cần xử lí nước thải hợp vệ sinh chính là bảo vệ
nguồn nước sạch, góp phần tiết kiệm nguồn nước.

Ngồi một số bài học tự nhiên và xã hội được lồng ghép giáo dục ứng phó với
biến đổi khí hậu thì việc giáo dụng nội dung cũng được lồng ghép vào các tiết
học ngoài giờ lên lớp. Các từ, thuật ngữ trong nội dung giáo dục ứng phó với
biến đổi khí hậu cũng khó hiểu với học sinh lớp ba nên ngồi việc chọn lọc sử
dụng những câu từ đơn giản dễ hiểu để hỏi học sinh thì tơi cịn đưa ra một số từ,
cụm từ như: hiệu ứng nhà kính, khí nhà kính, khí mê tan, nhiễm mặn, xói mịn,
…cho các em về nhà tìm hiểu và hơm sau phát biểu trước lớp. Các em có thể tự
tìm hiểu trên Internet hoặc hỏi cha mẹ, anh chị nên các em có những câu trả lời
rất phong phú. Giáo viên nhận xét, tuyên dương các em và khi có những bài học
ghép giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu thì các từ khó lúc này trở thành dễ
dàng với các em. Các em không những tự trang bị thêm kiến thức cho mình và
đã góp phần tác động đến những người thân cùng tìm hiểu về biến đổi khí hậu.

Tơi đã đọc cuốn sách “ Giải thích cho con về biến đổi khí hậu” của tác giả JeanMarac Jancovici thấy rất hay và tăng thêm kiến thức về biến đổi khí hậu cho
mình nên tơi đã giới thiệu với học sinh trong lớp lên thư viện mượn đọc và các
em cũng rất hào hứng về lớp cịn có thể đố nhau như “ Thế nào là biến đổi khí
hậu? Hay tại sao nước biển lại dâng?...)


Tơi cịn cho các em xem video, hoặc các bức tranh về một số hậu quả của biến
đổi khí hậu như hiện tượng hạn hán, hiện tượng phá rừng dẫn đến đất bị xói
mịn hoặc thiên tai như lũ lụt, hạn hán nhiều,… Dán lên áp phích của lớp để các
em xem.

Một số nguyên nhân gây nên biến đổi khí hậu


Một số hậu quả do biến đổi khí hậu.


Hãy bảo vệ hành tinh xanh của chúng ta


D. HIỆU QUẢ
Qua một số bài học một số bài học tự nhiên và xã hội được lồng ghép giáo dục
ứng phó với biến đổi khí hậu các em thể hiện sự thích thú vì nó cũng gắn liền
với đời sống thực và kết hợp với việc học tự mình khám phá, được đơng viên,
khích lệ các em tiếp thu nội dung về giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu rất
tốt. Đó là điều tơi thấy vui vì sự lo lắng ban đầu đã giảm. Bởi vì đầu năm khi lại
nhận được công văn, tài liệu về việc giáo dục cho học sinh về ứng phó với biến
đổi khí hậu, chúng tơi các giáo viên lại thở dài khi thấy các nội dung dạy cho
học sinh lại càng tăng thêm nên tôi đã suy nghĩ làm thế nào để các em khơng
thấy nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu được học thêm là sự quá

tải mà mà phải trở thành nội dung các em ham thích và thấy cần thiết phải tiếp
cận và tạo cho mình những kĩ năng sống tốt. Nên tơi đã cố gắng tìm hiểu thêm


kiến thức về biến đổi khí hậu, đầu tư cho các bài học một cách nghiêm túc, tìm
những câu hỏi gợi mở giúp các em thấy dễ trả lời, tách ý nhỏ, sưu tầm tranh
ảnh. Có những phần nội dung khó liên hệ tơi tham khảo ý kiến các đồng nghiệp
để tìm ra phương án tốt nhất. Đó là những bài học trong học kỳ một mà các em
học sinh lớp tôi đã được học. Và tôi nhận thấy các em rất hứng thú tiếp nhận
kiến thức, thái độ đối với mơi trường có sự thay đổi rõ rệt từ lời nói đến những
việc làm đơn giản hàng ngày như tích cực trồng và chăm sóc cây; siêng làm vệ
sinh lớp; biết giữ gìn vệ sinh; biết tiết kiệm điện, nước; nhiệt tình tham gia các
hoạt động cơng ích;…

KẾT LUẬN
Với đề tài: “Giúp học sinh lớp ba có hiểu biết về biến đổi khí hậu qua một số
bài học Tự nhiên và Xã hội một cách hiệu quả và nhẹ nhàng.” Tôi đã dạy các
em học sinh lớp ba tiếp cận thêm một nội dung mới cùng với nhiều nội dung
khác được lồng ghép vào bài học một cách nhẹ nhàng và đã đem lại những hiệu
quả nhất định mà không làm cho các em cảm thấy quá tải hay khó khăn cho bài
học. Các em tiếp cận với nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu rất hào
hứng, chịu khó học hỏi, tìm tịi kiến thức khơng chỉ ở phạm vi bài học mà cịn
học kiến thức ở những người xung quanh, trên Internet. Đồng thời đã tác động
đến người thân cùng tham gia tìm hiểu kiến thức về biến đổi khí hậu và các em
cùng những người xung quanh dần tạo thêm cho mình lối sống văn minh, thái
độ thân thiện với mơi trường, có những kĩ năng cơ bản để úng phó với những
tình huống bất ngờ.
Vì thế việc giáo dục cho học sinh lớp ba tiếp cận với kiến thức giáo dục ứng
phó với biến đổi khí hậu những nội dung cơ bản là cần thiết.



Tôi sẽ tiếp tục đầu tư và nghiên cứu phương pháp dạy tốt nhất để tiếp tục dẫn
dắt các em tiếp cận với giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong các bài học
ở học kỳ II này một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả.
Trên đây là những suy nghĩ và việc làm đối với công tác giảng dạy nội dung
giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu lồng ghép vào bài học trong môn Tự
nhiên và Xã hội lớp ba của tôi. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các cấp
lãnh đạo.
An Bình, ngày 10 tháng 2 năm 2014
Người viết

Lê Quỳnh Hoa


×