Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

HƯỚNG dẫn TRẺ làm một số bức TRANH có nội DUNG về BIẾN đổi KHÍ hậu BẰNG các NGUYÊN vật LIỆU mở , LỨA TUỔI 56

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.08 KB, 26 trang )

TRƯỜNG CĐSP BÌNH PHƯỚC
………………

ĐỀ TÀI:
HƯỚNG DẪN TRẺ LÀM MỘT SỐ BỨC TRANH
CÓ NỘI DUNG VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU BẰNG CÁC
NGUYÊN VẬT LIỆU MỞ.
LỨA TUỔI 5-6 TUỔI

GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ HƯƠNG


MỤC LỤC
Trang
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI....................................................................................................3
II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................................................................5
1. Phạm vi nghiên cứu: Kinh nghiệm giúp trẻ làm tranh biến đổi khí hậu bằng các
nguyên liệu mở.................................................................................................................5
2. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp lá: 5 đến 6 tuổi...................................................5
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU..........................................................................................5
B. PHẦN NỘI DUNG.........................................................................................................6
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................................................6
II. THỰC TRẠNG...............................................................................................................6
1. Thuận lợi: ........................................................................................................................6
2. Khó khăn:.....................................................................................................................7
III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH...................................................................................8
C/ Kết luận:........................................................................................................................25


HƯỚNG DẪN TRẺ LÀM MỘT SỐ BỨC TRANH CÓ NỘI DUNG VỀ
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU BẰNG CÁC NGUYÊN VẬT LIỆU MỞ.


LỨA TUỔI 5-6 TUỔI
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề nóng bỏng và
cấp bách của toàn xã hội. Biến đổi khí hậu làm thay đổi thời gian các mùa
trong năm, nhiệt độ trái đất tăng dần, hạn hán kéo dài, lũ lụt thường xuyên
xảy ra… đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống con người nói chung và
sức khỏe trẻ em nói riêng. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh
hưởng lớn nhất về biến đổi khí hậu toàn cầu.
Câu hỏi tại sao lại biến đổi khí hậu lại được đặt ra. Sở dĩ biến đổi khí
hậu xảy ra bởi lí do: Sự sinh hoạt của con người, các chất thải của nhà máy,
người dân chặt phá rừng, xã rác bừa bãi, và đặc biệt hơn nữa là do “Hiệu
ứng nhà kính” và sự thiếu ý thức vô trách nhiệm của con người. Thời gian
gần đây ở một số khu vực trong khu vực Đông Nam Á xuất hiện khói mù
cũng là kết quả của việc cháy rừng gây biến đổi khí hậu. Chính vì vậy, biến
đổi khí hậu đang được các cấp các ngành quan tâm và đặc biệt biến đổi khí
hậu, đã được đưa vào ngành giáo dục mầm non. Mà giáo dục học mầm non
lại đặt nền tảng cho sự phát triển nhân cách con người. Do đó, giáo dục học
mầm non có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục bảo vệ môi trường và


biến đổi khí hậu. Mặt khác trẻ mầm non rất thích tiếp xúc với thiên nhiên,
với cuộc sống xung quanh.. Trẻ dễ dàng tiếp thu hình thành những nền nếp
thói quen, đồng thời trẻ cũng rất nhạy cảm với biến đổi khí hậu. Môi trường
sống ngày nay của trẻ lại phụ thuộc vào chính những hành động của trẻ ngày
hôm nay. Vì thế bằng hình thức và hoạt động “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy
theo sức của mình”. Vậy người giáo viên có vai trò rất quan trọng trong việc
giáo dục ý thức thái độ và hành vi đúng đắn về sự bảo vệ môi trường sống.
Đối với trẻ mầm non dạy trẻ biết chăm sóc cây xanh, gom bỏ rác đúng nơi
quy định, tiết kiệm điện, quần áo mặc phù hợp theo mùa. Và biết thực hiện
những hành động về biến đổi khí hậu xảy ra như: biết tránh những nơi sạt lỡ

đất, biết tìm những chỗ an toàn khi có lốc, bão. Biết khi trời mưa to sấm sét
không ngồi trú dưới cây cột điện, gốc cây…
Vậy làm thế nào có thể giúp trẻ sử dụng nguyên vật liệu mở để làm
những bức tranh sáng tạo, khơi gợi ý tưởng để trẻ có sản phẩm về biến đổi
khí hậu giúp trẻ lĩnh hội một só kiến thức cho trẻ về biến đổi khí hậu. Vì thế
tôi đã đưa ra một số kinh nghiệm “Hướng dẫn trẻ làm một số bức tranh
có nội dung về biến đổi khí hậu bằng nguyên liệu mở”.
Đây là đề tài về một số nội dung giáo dục cho trẻ về biến đổi khí hậu
xung quanh cho trẻ. Và là một đề tài mới được lồng ghép về biến đổi khí hậu
trong năm học.


II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Phạm vi nghiên cứu: Kinh nghiệm giúp trẻ làm tranh biến đổi
khí hậu bằng các nguyên liệu mở.
2. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp lá: 5 đến 6 tuổi.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Giúp trẻ 5-6 biết được sự biến đổi khí hậu qua một số hiện tượng thời
tiết. Qua đó, trẻ có thể làm một số tranh về biến đổi khí hậu. Tôi tích hợp
vào các chủ đề, trong các lĩnh vực phát triển và hoạt động khác ngày khác
nhau như: Hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động học, hoạt động
chiều.
Theo độ tuổi tôi đang dạy (5-6) tuổi, hay tùy vào từng chủ đề, tùy vào
từng đề tài hay theo nội dung giáo dục mà tôi có thể lựa chọn những bức
tranh khác nhau để hướng dẫn thực hiện. Nhờ vậy, có thể thích thú hơn vào
viêc tự làm những bức tranh có nội dung về biến đổi khí hậu đẹp và sáng
tạo.


B. PHẦN NỘI DUNG

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu là ảnh hưởng sức khỏe con
người. Trong đó trẻ em là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, do đặc
điểm của trẻ còn non nớt về thể lực, nhận thức và khả năng thích ứng với
biến đổi khí hậu còn hạn chế. Mặt khác trẻ em là người có quyền được tham
gia vào hoạt động biến đổi khí hậu.
Việc tổ chức hướng dẫn trẻ sử dụng các nguyên vật liệu mở để làm
tranh về biến đổi khí hậu là nhằm kích thích trẻ hoạt động có ý nghĩa đối với
sự phát triển của trẻ. Đặc biệt là khi trẻ được tham gia làm tranh từ nguyên
vật liệu mở sẵn có dưới sự hướng dẫn của cô để giúp trẻ được trải nghiệm,
từ đó trẻ nhận biết, lĩnh hội các kiến thức về biến đổi khí hậu một cách dễ
dàng. Thông qua việc làm ra một số sản phẩm trẻ có được kiến thức bổ ích
về biến đổi khí hậu, nhằm áp dụng trong cuộc sống hàng ngày khi có sự thay
đổi thời tiết xấu xảy ra.
II. THỰC TRẠNG
1. Thuận lợi:
- Được sự giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường cung cấp tài liệu về
biến đổi khí hậu.


- Bản thân giáo viên đã có kiến thức về biến đổi khí hậu.
- Tiết kiệm được kinh phí mua sắm vật liệu trong tiết dạy.
- Phụ huynh hỗ trợ nhiệt tình nguyên vật liệu mở.
2. Khó khăn:
- Sĩ số lớp đông nên gặp khó khăn về quản lí cháu.
- Một số cháu còn vụng về, chưa khéo léo, sáng tạo khi thực hiện.
- Việc thực hiện cho trẻ tham gia vào các hoạt động làm tranh về biến
đổi khí hậu còn gặp nhiều khó khăn vì trẻ chưa có khả năng làm tranh.
- Tranh vẽ về biến đổi khí hậu chưa nhiều nội dung.
3. Khảo sát: Khảo sát 3 năm trên trẻ vào đầu năm học tôi có kết quả

như sau:
NỘI DUNG

NĂM HỌC

NĂM HỌC

NĂM HỌC

2012-2013

2013-2014

2014-2015

15/40 – 37,5%

20/40 –50%

25/40 – 62,5%

15/40 – 37,5%

20/40 –50%

25/40 – 62,5%

Trẻ hứng thú với
việc làm tranh có
nội dung biến đổi

khí hậu bằng
nguyên liệu vật
liệu mở
Trẻ thực hiện
được


III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH
Để thực hiện đề tài này đạt kết quả nhất định trước tiên tôi tiến hành
các bước như sau:
* Bước 1: Sưu tầm một số nguyên liệu mở như sau:
- Một số hật đậu, hạt bắp, vỏ hạt dưa.
- Cát màu, cát kim tuyến.
- Vỏ cây khô, lá cây khô, cành cây thông.
- Xốp bọt biển bọc trái cây.
- Túi ni lông, vải vụn màu, báo cũ, giấy màu.
- Bông cúc khô, vỏ trứng.
- Bột cưa, bào cưa.
- Xốp bi tít cắt nhỏ.
* Bước 2: Chuẩn bị nguyên vật liệu cần thiết cho viêc thực hiện đề tài
như:
- Hạt đậu đen, đậu trắng hạt to, đậu đỏ hạt to-hạt nhỏ, đậu xanh.
- Cát màu xanh, màu đỏ, màu nâu.
- Cát kim tuyến màu xanh, đỏ, tím, vàng, màu hồng, màu trắng.
- Rửa sạch vỏ cây khô, lá cây khô, cành cây thông.
- Xốp bọt biển bọc trái cây màu trắng xé nhỏ, màu hồng cắt nhỏ.


- Vải vụn màu xanh, màu đen, màu cam, màu vàng chanh, màu tím,
màu nâu.

- Túi ni lông màu đỏ, màu đen.
- Báo cũ màu xanh da trời, màu đất, giấy màu xanh, màu tím, màu
nâu, màu hồng, màu cam.
- Bông cúc phơi khô, rửa sạch vỏ trứng phơi khô.
- Xốp bi tít màu xanh, màu cam cắt nhỏ.
- Bột cưa, bào cưa.
* Bước 3: Phác thảo một số tranh cho trẻ thực hiện. (GHI TÊN DƯỚI
CÁC BỨ TRANH).
* Bước 4: Hướng dẫn cho trẻ thưc hiện.
* Sản phẩm 1: Tranh lũ lụt.
* Chuẩn bị:
- Hạt bắp nhỏ làm đất.
- Len màu đen, màu mỡ gà làm mây.
- Lá khô,len màu xanh làm núi, làm tán cây.
- Dây kim tuyến xanh làm bầu trời.
- Bông cúc khô làm đất sạt lở.
- Hạt đậu đỏ, bông cúc khô làm đất đá sạt lở.
- Xốp mút cắt nhỏ khảm người.


- Ống hút, đậu xanh làm mái nhà.
- Keo 2 mặt.
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: Dùng keo 2 mặt dán vào tranh sau đó gỡ băng keo ra.
- Dùng len màu xanh làm bố cục bức tranh như làm đường viền các
đám mây, làm đường viền các ngọn núi và làm dường viền vùng bị ngập lụt.
+ Bước 2: Dùng len màu đen, màu mỡ gà làm các đám mây, lấy xốp
bọt biển xé nhỏ dán vào làm các hạt mưa, lấy kim tuyến màu xanh làm bầu
trời, tiếp theo dùng len màu xanh và lá cây khô làm các ngọn núi sát nhau.
Dùng một ít bông hoa cúc khô khảm trên ngọn núi thể hiên đất đá bị sạt lở

và những hạt đậu đỏ tượng trưng cho đất sạt lỡ có đá. Tiếp đó dùng những
hạt bắp vỡ nhỏ làm khảm một phần đất tượng trưng cho nước lũ chưa bị
ngập đến. Và dùng len dương xanh làm nước tượng trưng cho những ngôi
nhà, cây bị ngập lũ, dùng len khảm làm các ngọn cây bị ngập nước, dùng hột
hạt, dùng các ống hút ngắn làm đường viền xung quanh. Thế là đã có một
bức tranh về hình ảnh lũ lụt.
Bức tranh này nói về cảnh lũ lụt, các ngôi nhà và cây cối bị chìm
trong nước lũ. Qua bức tranh giáo dục trẻ khi gặp lũ phải biết cùng đi tránh
lũ và không được chơi gần lũ.


Trẻ đang thực hiện

( Tranh vẽ lũ lụt )
* Sản phẩm 2: Tranh hạn hán.
* Chuẩn bị:
- Xốp bọt biển bọc trái cây màu hồng bóp nhỏ.


- Hạt đậu đỏ nhỏ.
- Len màu vàng.
- Băng keo 2 mặt.
- Vỏ cây.
- Túi bao bì cắt nhỏ.
* Cách tiến hàng:
+ Bước 1: Dùng keo 2 mặt dán vào tranh sau đó gỡ băng keo ra, dùng
len màu vàng đường viền các ngọn núi.
+ Bước 2: Dùng len màu vàng làm mặt trời đang nắng, dùng xốp bọt
biển bọc trái cây màu hồng bóp nhỏ làm bầu trời đỏ rực thể hiện cảnh trời
nắng hạn to. Tiếp theo dùng túi bao bì cắt nhỏ khảm làm núi rừng nắng hạn

làm cây cối chết hết, tiếp tục dùng vỏ cây gắn vào làm đất bị nứt nẻ hết và
những hạt đậu đỏ nhỏ làm cây bị chết khô. Thế là đã có một bức tranh về
hình ảnh trời nắng nóng hạn hán, nắng nóng kéo dài, đất đai nứt nẻ.
Bức tranh này nói về cảnh trời nắng nóng hạn hán lâu dài, đồi núi thì
khô cháy, đất đai thì bị nứt nẻ, cây cối thì bị chết khô.


( Tranh hạn hán )
* Sản phẩm 3: Tranh gió lốc xoáy.
* Chuẩn bị:
- Ống hút cắt nhỏ làm viền tranh.
- Len màu đen làm các đường gió lốc.
- Len màu xanh làm viền con đường.
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: : Dùng keo 2 mặt dán vào tranh sau đó gỡ băng keo ra,
dùng ống hút và len màu đen làm bố cục của tranh như làm đường viền các
đường gió đang xoáy, rồi dùng len màu xanh làm đường viền các ngọn núi
và đường.


+ Bước 2: Dùng cát màu xanh, màu hồng trải lên phía trên làm bầu
trời khi có gió lốc xoáy đang tối âm u. Sau đó dùng các ngọn cây thông nhỏ
làm các ngọn núi và cây cỏ xung quanh đường tiếp tục dùng cát trải lên làm
đường và dùng lá cây phượng khảm lên phần hai bên đường và ở phía trên
thể hiện gió lốc xoáy đang cuốn các lá cây đi theo rất mạnh. Thế là mình có
một bức tranh về gió lốc xoáy đẹp.
Bức tranh này nói về gió lốc xoáy diễn ra rất mạnh. Qua bức tranh
giáo dục trẻ khi gặp gió lốc xoáy thì các bạn hãy tìm những chỗ thấp an
toàn và nằm sát xuống để tránh cơn lốc xoáy cuốn đi.


(Tranh gió lốc xoáy)
* Sản phẩm 4: Bé bỏ rác vào thùng.
* Chuẩn bị:
- Xốp bitits cắt nhỏ làm giỏ rác.


- Hạt đạu nhỏ.
- Len màu đen làm tóc.
- Kim tuyến màu xanh, vàng, đỏ làm quần áo.
- Vỏ trứng làm da.
- Vỏ hến làm đường viền.
- Mây màu xanh làm mây.
- Bút sáp màu xanh, màu nâu.
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: Dùng keo 2 mặt dán vào tranh sau đó gỡ băng keo ra, dùng
vỏ hến và len màu đen làm đường viền về bức tranh như làm đường viền
hình con người, hình giỏ rác, đường viền xung quanh bức tranh.
+ Bước 2: Dùng len màu đen làm tóc, dùng kim tuyến cắt nhỏ khảm
quần áo như kim tuyến màu đỏ khảm đầm cho bạn gái, ở giữa đầm có bông
hoa dùng xốp màu vàng làm nhụy, kim tuyến màu đỏ khảm làm quần cho
bạn nam, dùng len đen làm mũi, miệng, hạt đậu nâu nhỏ làm mắt, len đỏ làm
giày và dùng vỏ trứng làm da. Dùng xốp bitits cắt nhỏ làm giỏ rác màu
xanh,dùng len màu xanh làm đám mây và dùng sáp màu xanh tô màu trời,
xốp màu nâu tô màu đất. Thế là đã có một bức “Bé bỏ rác vào thùng” thật
đẹp.


Bức tranh này nói về bạn nhỏ biết bỏ rác đúng nơi quy định. Qua bức
tranh này cô giáo dục cho trẻ bỏ rác vào thùng, đúng nơi quy định.


( Bé bỏ rác vào thùng )


* Sản phẩm 5: Bé tưới nước cho cây.
* Chuẩn bị:
- Giấy báo làm bầu trời, làm đất.
- Giấy màu làm trang bạn nhỏ, thùng tưới.
- Sáp màu.
- Keo 2 mặt.
- Hồ dán.
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: Dùng keo 2 mặt dán vào tranh, dùng giấy màu vàng xé dán
làm đường viền bố cục bức tranh.
+ Bước 2: Dùng giấy màu cam xé dán làm mũ, màu xanh làm dây nơ
dán vào tạo chiếc mũ xinh xắn. Sau đó dùng báo màu đen xé dán làm tóc
cho bạn nữ, dùng giấy màu xanh, màu tím xé thành cái áo và cái đầm dán
vào, dùng báo màu đỏ xé làm quay dép. Sau đó dùng bột kim tuyến màu
vàng làm cổ áo, màu trắng làm da, dùng bút lông vẽ mắt, mũi, miệng, chân
tay cho đậm. Thế là mình đã làm xong hình ảnh bạn gái. Dùng giấy màu
hồng xé làm thân cây và dán vào, tiếp đó dùng giấy màu xanh xé dán làm
tán lá cây. Sau đó dùng giấy màu hồng xé làm thùng tưới và dán vào trên tay
bạn nhỏ thể hiện bạn nhỏ đang tưới cây. Dùng báo màu nâu xé các miếng
nhỏ dán vào làm đất.


Dùng báo màu xanh xé làm các miếng nhỏ dán vào làm, lấy sáp màu
xanh tô làm bầu trời. Thế là đã có một bức tranh về “Bé tưới nước cho cây”
rất đẹp.

( Bé tưới nước cho cây )



* Sản phẩm 6: Bé làm gì khi có cháy.
* Chuẩn bị:
- Giấy A3.
- Hạt đậu đen.
- Vải vụn các màu.
- Cát kim tuyến.
- Băng keo 2 mặt.
- Bút sáp màu nâu.
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: Dùng keo 2 mặt dán vào tranh, dùng những dây màu xanh
dán làm bố cục của bức tranh.
+ Bước 2: Dùng vải vụn cắt làm đất, làm đám mây, đám khói, các
ngôi nhà, các ngọn lửa đang cháy. Sau đó dán các ngôi nhà vào cho cân đối
với tranh, tiếp tục lấy các miếng vải cắt làm ngọn lửa dán sát lên ngôi nhà để
thể hiện cảnh cháy nhà đang xảy ra, dùng các miếng vải cắt làm khói và dán
vào ở trên các ngôi nhà đang bị cháy thể hiện cháy nhà có khói nhiều, và
dùng một miếng vải xanh dán thể hiện bầu trời có đám mây màu xanh. Sau
đó dùng vải màu vàng dán làm đất, dùng bột kim tuyến khảm quần áo các
hình người đang bịt mũi chạy thoát cháy, và người đối phó với cháy. Dùng
hạt đậu đen xếp thành một hàng thẳng ngăn cách đám cháy và đất thoát


cháy. Dùng sáp màu nâu tô phần bầu trời. Thế là đã có một bức tranh về “Bé
làm gì khi có cháy” rất đẹp.

( Tranh Bé làm gì khi có cháy )
* Sản phẩm 7: Bé ở dưới cột điện khi trời mưa.
* Chuẩn bị:

- Vỏ dưa, len màu đen làm cột điện, dây điện.
- Ống hút màu xanh, màu trắng làm mưa.
- cát màu xanh, màu nâu làm bầu trời.
- Băng keo 2 mặt.
- Túi ni lông.
- Dây kim tuyến màu vàng.
- Bông hoa cúc khô.
* Cách tiến hành:


+ Bước 1: Dùng keo 2 mặt dán vào tranh sau đó gỡ băng keo ra, lấy
len màu đen làm cột điện, dây điện và ống hút làm viền ngăn cách giữa bầu
trời và đất.
+ Bước 2: Lấy vỏ hạt dưa gắn làm cột điện. Lấy túi ni lông màu đỏ,
màu xanh cắt làm áo mưa, quần mưa cho bé, tiếp theo lấy dây kim tuyến cắt
nhỏ màu trắng làm vành mũ, màu xanh làm chóp mũ, màu vàng làm dây, sau
đó dùng bút lông vẽ mắt, mũi, miệng và đường viền quần áo cho bé, lấy ống
hút làm các giọt mưa lớn và cát màu xanh, màu nâu làm bầu trời âm u trời
đang mưa. Sau đó lấy ống hút làm đường ngăn cách giữa bầu trời và đất, lấy
bông hoa cúc khảm làm đất.Thế là đã có một bức tranh về “Bé ở dưới cột
điện khi trời mưa” rất đẹp.

( Bé ở dưới cột điện khi trời mưa )


* Sản phẩm 8: Bé tránh bão.
* Chuẩn bị:
- Hạt bắp nhỏ làm khung cửa.
- Bột cưa là cửa sổ, cửa chính.
- Cát màu xanh làm tường.

- Cát màu đỏ làm tường.
- Băng keo 2 mặt.
- Bông cúc khô cánh quạt.
- Cát màu xanh, hồng, tím làm quần áo.
- Cát màu vàng khảm làm bàn.
- Hạt đậu đỏ làm ti vi.
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: Dùng keo 2 mặt dán vào tranh sau đó gỡ băng keo ra, lấy
các hạt bắp nhỏ làm viền bố cục của bức tranh như viền cửa sổ, viền ti vi.
+ Bước 2: Dùng mụn cưa khảm thành cánh của chính, cửa sổ. Tiếp
theo dùng cánh cúc khô làm 3 cánh quạt điện và dùng bút lông vẽ một vòng
tròn ở phía ngoài 3 cánh hoa để làm cánh quạt. Thế là đã có một cái quạt rất
xinh xắn rồi. Lấy bột kim tuyến màu hồng rải lên làm màn hình ti vi, sau đó
dùng bột kim tuyến màu vàng trải lên làm cái bàn, màu xanh, màu hồng làm
các cuốn sách. Tiếp tịc sử dụng bột kim tuyến màu xanh, tím, vàng, trắng


làm mũ, quần áo hay giày dép của hai bạn nhỏ. Sau đó dùng cát màu đỏ rãi
làm sàn nhà.Thế là đã có một bức tranh về Bé trú bão thật đẹp.

( Bé tránh bão )
* Sản phẩm 9: Bé trú mưa dưới gốc cây.
* Chuẩn bị:
- Tranh A3 về hình ảnh bé trú mưa dưới gốc cây.
- Hạt đậu đỏ làm thân cây.
- Hạt đậu xanh làm tán cây.
- Xốp bọt biển màu trắng, màu hồng làm mưa, sấm sét.
- Băng keo 2 mặt.
- Lá cây khô cắt nhỏ làm đất.
- Hạt bắp nhỏ làm mũ.



- Dây kim tuyến làm quần áo.
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: Dùng keo 2 mặt dán vào tranh sau đó gỡ băng keo ra, lấy
các hạt đậu trắng, đậu đỏ nhỏ làm viền bố cục của bức tranh.
+ Bước 2: Lấy các hạt đậu đỏ gắn vào làm thân cây, sau đó dùng hạt
đậu xanh gắn vào làm tán cây. Tiếp đó dùng dây kim tuyến màu xanh cắt
nhỏ dải lên làm quần, rồi dùng hạt bắp nhỏ làm mũ và len đen làm tóc, sau
đó dùng bút lông vẽ mắt, mũi và chân tay bạn nhỏ đậm, rõ lên cho bạn nhỏ.
Tiếp theo dùng lá vàng cắt nhỏ trải lên làm đất, rồi dùng cát màu xanh trải
lên làm bầu trời và dùng những dây bọt xốp biển làm mưa và tia chớp. Thế
là đã có một bức tranh về “Bé trú mưa dưới gốc cây” thật đẹp.

( Bé trú mưa dưới gốc cây)


*/ Kết quả thu được sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
NỘI DUNG

NĂM HỌC

NĂM HỌC

NĂM HỌC

2013-2014

2014-2015


2015-2016

20/40 – 50%

25/40 – 62,5%

37/40 – 92,5%

20/40 – 50%

25/40 – 62,5%

37/40 – 92,5%

Trẻ hứng thú với
việc làm tranh có
nội dung biến đổi
khí hậu bằng
nguyên liệu vật
liệu mở
Trẻ thực hiện
được

C/ Kết luận:
- Với việc hướng dẫn trẻ làm tranh về biến đổi khí hậu bằng nguyên
liệu vật liệu mở trong trường mầm non, tôi đã vận dụng vào tình huống thực
tế của học sinh lớp lá 2 và sử dụng vào một số hoạt động bước đầu đã đạt
được một số kết quả nhất định:
- Trẻ hiểu được nội dung vì sao biến đổi khí hậu như do lũ lụt, hạn
hán, bão…

- Trẻ biết cách thực hiện tốt các bức tranh về nội dung biến đổi khí
hậu một cách thành thạo và ra được sản phẩm.


×