Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

một số giải pháp giúp học sinh khối 3 học tốt phân môn vẽ tranh đề tài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.15 KB, 16 trang )

MỞ ĐẦU
***
1. Lí do chọn đề tài.

*Trong trường phổ thơng mơn Mĩ thuật là mơn mang tính chất độc lập. Mơn Mĩ thuật khơng có nhiệm vụ đào tạo học
sinh thành hoạ sĩ hay những người chuyên làm công tác nghệ thuật mà chủ yếu cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ
bản về giáo dục thẩm mĩ: về hình khối, hình vẽ, màu sắc…để từ đó giúp học sinh nhận ra cái đẹp và mong muốn được tạo ra
cái đẹp trong cuộc sống hằng ngày. Đồng thời cho các em thưởng thức được cái hay trong cuộc sống.
* Qua thời gian giảng dạy môn Mĩ thuật ở khối 3, tơi thấy các em cịn hạn chế nhiều trong việc vẽ tranh, chưa nắm
vững cách vẽ sắp xếp bố cục, đơi khi hình vẽ chưa đúng với đề tài, thích hình ảnh nào thì vẽ to theo ý thích mình, bố cục rời
rạc, chưa rõ chủ đề, bài vẽ tranh của các em cịn đơn giản, rập khn về hình ảnh, màu sắc chưa có nhiều sáng tạo.
* Giải pháp giúp học sinh học tốt môn Mĩ thuật nói chung, chủ đề vẽ tranh ở khối 3 nói riêng là một yêu cầu tất yếu
trong dạy học mỹ thuật hiện nay. Bởi vì trên thực tế, học sinh đại đa số là con em công nhân lao động , cha mẹ các em cịn
xem nhẹ mơn học này, nên cịn chưa quan tâm đến các em, thậm chí cịn cản trở các em học mỹ thuật vì nghĩ sẽ mất thời
gian vơ ích.
* Hiện nay mơn Mĩ thuật là mơn học chính thức trong nhà trường. Vì mục tiêu phát triển toàn diện cho học sinh ở tiểu
học địi hỏi người giáo viên mỹ thuật phải có phương pháp hấp dẫn, dụng cụ trực quan, tranh ảnh minh hoạ cho các tiết dạy,
các bài vẽ với nhiều đề tài hấp dẫn, bố cục và màu sắc đẹp. Từ đó tạo cho các em tâm thế thích thú hơn trong tiết học, giúp
các em gợi mở thêm nhiều hình ảnh, nhận thức hơn về cách sắp xếp bố cục, màu sắc. Từ đó các em sẽ học tốt chủ đề vẽ
tranh.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
* Phân mơn Mĩ thuật nói chung chủ đề vẽ tranh ở khối 3 nói riêng, tơi nhận thấy rằng các em cịn hạn chế trong việc
sáng tạo, chưa biết lựa chọn hình ảnh trong việc làm nổi bậc chủ đề, thường sắp xếp theo cảm tính. Vì vậy dẫn đến bố cục
tranh vẽ bị rời rạc, khơng thuận mắt, màu sắc thì tơ đều, thiếu kết hợp đậm nhạt, từ đó dẫn đến bài vẽ chưa đẹp lắm, mặc dù
giáo viên đã hướng dẫn qua nhiều năm học. Cho nên tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích giúp các em nắm vững và
hiểu rõ hơn về cách vẽ tranh và tô màu đẹp, làm nền tảng cho các em học tốt môn mỹ thuật sau này.
3.Phạm vi, đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh khối 3, trường tiểu học An Bình B.
4. Phương pháp nghiên cứu:
4.1. Phương pháp quan sát.
Khảo sát trao đổi các đối tượng để tìm hiểu những bức xúc, vướng mắc


cần khắc phục và một số vấn đề liên quan.
4.2. Phương pháp điều tra.
Nhằm nắm bắt những thông tin cần thiết.
4.3. Phương pháp thực nghiệm.


Để khẳng định giả thuyết, từ đó đề xuất những khả năng ứng dụng vào
thực tiễn.
4.4. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.
Phân tích để xây dựng thành một hệ thống khái niệm, phạm trù, tiến tới tạo
thành các lý thuyết khoa học mới.
4.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
Nghiên cứu xem xét lại những thành quả của hoạt động thực tiễn trong quá
khứ, để rút ra những kết luận bổ ích cho thực tiễn và cho khoa học.
5.Giới hạn và phạm vi của đề tài.
- Giới hạn nghiên cứu: Phân môn vẽ tranh ở khối 3.
- Phạm vi: Trường tiểu học AN BÌNH B.
6. Giả thiết nghiên cứu.
- Tài liệu là đề tài cần thiết giúp cho việc giảng dạy môn Mĩ thuật ở học sinh lớp 3 đạt hiệu quả cao hơn trong việc nắm được
các bước cơ bản về phân môn vẽ tranh và phát huy tính tích cực sáng tạo, để học sinh lớp 3 học tốt phân môn vẽ tranh.

NỘI DUNG
***
A.CƠ SỞ KHOA HỌC

- Như ta đã biết môn Mĩ thuật là phân mơn mang tính chất độc lập, học Mĩ thuật ở trường tiểu học là dạy cho các em
biết cách trang trí, vẽ theo mẫu, vẽ tranh đồng thời hướng dẫn cách em làm quen với một số tác phẩm tiêu biểu của nghệ
thuật hội họa, qua những tiết học thường thức Mĩ thuật, từ đó rèn luyện cho các em tính thẩm mĩ về cái đẹp mn màu,
mn vẻ. Muốn vậy ta phải làm sao tạo cho các em sự hứng thú học tập. Dạy Mĩ thuật cần làm sao cho các em thích học,
thích vẽ. Dạy vẽ thì cần hơn, vì dạy cho các em cảm thụ về vẻ đẹp trong thiên nhiên, thường gặp gặp nhiều trong cuộc sống

hằng ngày. Nếu khơng có sự hứng thú, cảm hứng nào đó thì khơng có sự say mê, tìm tịi sáng tạo cho riêng mình, sẽ khơng
có bài vẽ đúng, đẹp.

1.1. Mục đích u cầu của mơn Mĩ thuật

- Mĩ thuật ở trường phổ thông không nhằm đào tạo cho học sinh thành những họa sĩ những người chuyên làm cơng tác
Mĩ thuật. Mục đích chủ yếu là đơng đảo học sinh được tiếp xúc với nghệ thuật hội hoạ, để các em có những hiểu biết về yếu
tố làm ra vẽ đẹp và những tiêu chuẩn của cái đẹp.


Mơn Mĩ thuật góp phần giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, bồi dưỡng nâng cao, thị hiếu thẩm mỹ năng lực nhận thức cái
đẹp.

-

Rèn luyện tri giác, thị giác và khả năng thể hiện đối tượng vẽ cho học sinh.

-

Tạo điều kiện giúp đỡ học sinh học tốt ở các môn học khác.

-

Bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật cho học sinh.

-

Giáo dục thẩm mỹ, cẩn thận trong lúc vẽ.

-


Giáo dục tình yêu quê hương đất nước con người Việt Nam.

1.2. Mục đích u cầu phân mơn vẽ tranh ở lớp 3

*Chủ đề vẽ tranh là một phân môn của Mĩ thuật trong chương trình lớp 3, việc dạy vẽ tranh cho học sinh ở trường phổ thơng
với mục đích là:

- Cung cấp cho học sinh những kiến thức đầu tiên, cơ bản nhất. Đồng thời giúp cho các em cách lựa chọn hình ảnh,
phân chia hình mảng để có bố cục tranh hợp lí.

- Rèn luyện cho học sinh tính tư duy, sáng tạo trong khi vẽ.

- Giáo dục cho em tính cẩn thận, chính xác khi vẽ, cảm nhận được chủ đề, liên tưởng đến hình ảnh về chủ đề đó.

1.3. Vị trí và tầm quan trọng của phân mơn vẽ tranh ở lớp 3 trong chương trình Mĩ thuật tiểu học.

- Trong chương trình Mĩ thuật tiểu học, phân mơn vẽ tranh được cấu trúc theo hình thức nâng dần từ lớp 1 đến lớp 5. học
sinh được làm quen với hình vẽ đơn giản đến phức tạp, điển hình như lớp 1 chủ đề vẽ tranh. Các em làm quen với một số bài
vẽ đơn giản như: vẽ chim và hoa, vẽ cảnh thiên nhiên … Đến các lớp 2, 3, 4, 5 thì thể loại này được nâng dần, u cầu hình
phải có tư duy sáng tạo hơn. Nhận thức của các em lớp 3 cịn mang nặng cảm tính, chưa có ý thức cao trong việc vẽ, hay
qn những gì thầy (cơ) đã hướng dẫn. Chính vì thế mà việc lựa chọn tìm ra phương pháp giảng dạy cho phù hợp rất quan
trọng.


Mặc dù nhận thức về thế giới xung quanh còn đơn giản, kỹ năng vẽ tranh còn hạn chế nhưng do u thích mơn học cộng
thêm sự truyền đạt giảng dạy lôi cuốn hấp dẫn, sự giúp đỡ, động viên, nhắc nhở kịp thời của giáo viên sẽ giúp các em có cái
nhìn đúng, hiểu đúng về đề tài vẽ làm nền tảng cho các em trong việc cảm nhận thế giới và thể hiện lên giấy một cách sinh
động như trong ý nghĩ.


B. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Thực trạng.
- Trường tiểu học An Bình B mới được xây dựng song và đưa vào sử dụng trong năm học 2011 – 2012. Trường nằm trên địa
phận phường An Bình, bên cạnh trường THCS An Bình và mầm nom Hoa Hồng Sáu. Hơn nữa trường nằm gần quốc lộ 1A
nên việc đi lại cũng dễ dàng, thuần tiện hơn nhiều.

- Thuận lợi:
+ Theothống kê tổng số học sinh ở khối 3 năm học 2011 - 2012 là 144 em. Học sinh là con em công nhân nên phân lớn các
em học bán trú nên GV có thời gian nhiều để dạy dỗ các em. và phân môn này các em cũng đã được làm quen trong chương
trình Mĩ thuật từ lớp 1 đến lớp 3.
+ Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, bộ môn được trang bị tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất phục vụ có hiệu quả cho
việc dạy và học của thầy và trị.
- Khó khăn:
+ Đa phần cha mẹ các em điều là công nhân lao động nên việc kèm cặp cho các em học vẽ còn hạn chế. Hơn nữa, nhận thức
của cha mẹ về việc học mỹ thuật cịn sai lầm. Cha mẹ bắt các em học tốn, học chữ, học anh văn, học vi tính…để theo cho
kịp chúng kịp bạn còn học mỹ thuật bị xem là tốn cơng vơ ích. Thậm chí có Cha mẹ cịn xem việc học vẽ của con ở nhà là
kiếm cớ lười học…Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các em còn thiếu thốn về đồ dùng học tập. Khi đến giờ thực hành, các
em phải mượn màu, dụng cụ vẽ… của bạn và làm cho các bạn cũng mất tập trung, mất thời gian.
+ Cũng do diều kiện sống mà học sinh ít có cơ hội tiếp xúc tìm hiểu thực tế các đối tượng. Phần nhiều là các em chỉ được
biết đến qua sách vở, băng hình. Chính vì vậy, cách nhìn, cách cảm của các em về thế giới xung quanh nhiều khi còn đơn
giản, lệch lạc.
2.2. Những vấn đề nghiên cứu.

Qua thời gian công tác và giảng dạy bộ môn, tôi nhận thấy phân môn vẽ tranh ở học sinh lớp 3 thường vấp phải những sai
sót nhiều về bố cục, hình vẽ, màu sắc. Chính những yếu tố này dẫn đến bài vẽ các em đạt kết quả thấp. Là giáo viên trực tiếp
giảng dạy tôi rất băn khoăn về điều này. Có phải do bản thân giáo viên chưa tìm ra phương pháp giảng dạy thích hợp hay
trình độ nhận thức tiếp thu bài ở học sinh còn hạn chế?
Thực sự giáo viên chưa quan tâm đúng mức khi học sinh làm bài. Thông thường khi học sinh vẽ tranh giáo viên gợi ý học
sinh nên vẽ hình chính trước, hình ảnh phụ sau và tơ màu, nhưng khơng hướng dẫn cụ thể. Vì thế theo bản tính học sinh tiểu
học khi bước vào giai đoạn thực hành các em cứ vẽ theo ý mình theo kinh nghiệm mà qn đi những gì thầy (cơ) vừa hướng

dẫn. Bản thân giáo viên đôi khi quán xuyến không hết lớp, không gợi ý kịp thời khi học sinh đang vẽ cũng làm ảnh hưởng
đến chất lượng bài vẽ.
Phân mơn vẽ tranh tuy đa dạng về hình vẽ nhưng đa phần học sinh lớp 3 chưa biết lựa chọn sắp xếp hình làm sao cho phù
hợp và đúng với chủ đề, các em thường vẽ theo cảm tính, không quan tâm đến bố cục, màu sắc (tô lộn xộn), khơng quan tâm
đến màu để tơ rõ hình chính. Thậm chí có em cịn sử dụng một màu cho cả hình ảnh và nền của bức tranh, làm hình ảnh bị
lẫn lộn.
C: NỘI DUNG


*Để đạt được kết quả cao trong phân môn vẽ tranh, điều trước tiên là làm sao tạo cho các em có sự say mê học vẽ, học mà
cảm thấy thoải mái mà khơng có sự gị bó. Riêng giáo viên bộ mơn phải tìm ra phương pháp dạy hay, đơn giản nhưng hiệu
quả lôi cuốn học sinh.
Sau đây tôi xin trình bài một số giải pháp mà tơi đã thực hiện tạo ra hiệu quả cho phân môn vẽ tranh ở lớp 3.

C.1. Tìm chọn nội dung đề tài.
* Đối với cấp bậc tiểu học do nhận thức và tính tư duy chưa cao, sự nhận thức bằng trực giác cảm tính. Trong đó mơn Mĩ
thuật nói chung , phân mơn vẽ tranh ở khối lớp 3 nói riêng là địi hỏi học sinh phải có trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo ban
đầu. Cho nên việc sử dụng trực quan đóng vai trị quan trọng khơng thể thiếu trong tiết học. Nhờ trực quan mà giáo viên
khơi dậy được ở các em vốn kinh nghiệm trước đó, khơi dậy hứng thú học tập và giúp học sinh chú ý lâu bền hơn.Một tiết vẽ
tranh về đề tài tết cổ truyền sẽ đạt kết quả cao hơn nếu trước giờ thực hành giáo viên cho các em xem băng hình về các lễ
hội, các phong tục, các trị chơi…

Khi các em đã có những hình ảnh, có ấn tượng thì tất yếu sẽ có nhu cầu tìm hiểu cách thức để thể hiện hình ảnh đó.Giáo viên
đã thành cơng bước đầu khi thu hút học sinh chú ý vào bài.
Muốn đạt được điều đó, bản thân giáo viên phải nắm vững những kiến thức, yêu cầu khi sử dụng phương pháp này để phát
huy được thế mạnh của trực quan.Trực quan nhàm chán, không mới mẻ, không hấp dẫn có khi cịn phản tác dụng khiến học
sinh sao nhãng, không tập trung chú ý.
*Sự chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy trước khi hướng dẫn học sinh vẽ cũng góp phần khơng nhỏ cho giáo viên trong việc
truyền thụ nội dung bài vẽ cho học sinh. Công tác chuẩn bị tốt thì các khâu sau đó của quy trình dạy học có nhiều thuận lợi.
Và ngược lại, nếu chuẩn bị không chu đáo, chất lượng bài dạy sẽ nằm ngay trên bài vẽ của học sinh.Trở lại ví dụ trên, nếu

giáo viên khơng chuẩn bị chu đáo về hình ảnh tư liệu gợi mở mà chỉ dạy theo sách giáo khoa thì các em khơng thể tư duy để
tự sáng tạo ra các hình ảnh đẹp về tết cổ truyền. Có chăng cũng chỉ là đường xá tấp nập và một khung cảnh chung chung về
một nơi mà các em đã từng dược ba mẹ chở đến…Thật khó để các em tưởng tượng ra những hình ảnh đặc trưng nhất trong
đề tài.
C.2. Hướng dẫn cách vẽ.
*Học sinh cần nắm vững những kiến thức cơ bản mà giáo viên chính là người trực tiếp hướng dẫn học sinh tiến hành vẽ theo
bốn bước như sau:

- Bước 1: Đóng khung tranh
- Bước 2: Phân mảng chính, mảng phụ
- Bước 3: Lựa chọn hình ảnh chính, phụ vẽ vào các mảng (hợp đề tài)
- Bước 4: Hồn chỉnh hình vẽ bố cục cân đối để tơ màu vẽ tranh.
a) Đóng khung tranh:


Thường các em xem nhẹ việc kẻ khung hình khi vẽ tranh, đơi khi bỏ qua các bước này. Vì thế dẫn đến hình vẽ tràn lan,
khơng ranh giới nhìn cảm thấy rất khó chịu cho người xem, nếu có các em thường không ý thức đến việc cân đối với giấy vẽ,
có em đóng khung quá to hoặc nhỏ q, thậm chí cịn cả nghiêng vẹo khung hình.
To q

Nhỏ q

Khung
nghiêng
Cân đối hợp lí

hình


Khung hình nghiêng


Cân đối hợp lí

Vì vậy giáo viên nhắc nhở quan tâm nhiều ở giai đoạn này bắt đầu cho việc vẽ tranh. Giáo viên nên vẽ trước một vài
khung hình trên giấy gọi học sinh nhận xét để tự tìm ra khung hình hợp lí cho vẽ tranh.
b) Phân mảng hình cho tranh:
Đây là bước cũng khơng kém phần quan trọng, thường khi thực hành các em không thực hiện bước này cho nên việc vẽ
tranh khơng có chủ ý, bố cục tranh rời rạc, không tập trung ở những phần chính, đơi khi các hình vẽ phụ lấn áp cả hình chính
làm ảnh hưởng đến nội dung bài vẽ. Giáo viên thường hay sơ sót ở phần này nên lúc trình bài hướng dẫn vẽ lên bảng lớp
giáo viên vẽ phân mảng vào tranh cho học sinh trực tiếp thấy học sinh sẽ chú ý hơn.

Mảng phụ
Mảng chính

c/ Lựa chọn hình vẽ ( hình chính, hình phụ)
Thường khi các em vẽ tranh vẫn vẽ chính, phụ nhưng chưa đạt hiệu quả cao. Nguyên nhân do các em khơng tiến hành
theo trình tự mà vẽ theo sở thích của mình, cứ thích hình gì thì vẽ hình đó vào trong tranh trước, khơng cân nhắc lựa chọn
hình chính để thể hiện nội dung đề tài. Khi vẽ hay dùng thước để vẽ dẫn đến hình vẽ bị khơ cứng không gây được cảm xúc,
mất đi vẻ ngây ngô của tuổi thơ. Chính vì thế giáo viên nhắc học sinh lựa chọn hình chính, nói lên được chủ đề mà bài vẽ
yêu cầu và lựa chọn vị trí thích hợp cho hình. Có như thế bố cục tranh mới đẹp hơn và rõ được chủ đề.
d/ Tơ màu:
* Nói đến tranh ta đều liên tưởng đến hình ảnh và màu sắc. Một tranh đẹp khơng những hồn chỉnh về bố cục nội dung
mà màu sắc cũng góp phần quan trọng khơng thể thiếu được. Cái khó ở đây là tô màu làm sao để tăng thêm vẻ đẹp của tranh,
khơng khéo chính màu sắc là con dao hai lưỡi có thể làm xấu đi cả tranh vẽ. Vì khơng biết cách tơ màu hợp lí dẫn đến làm
cho bức tranh giảm đi vẻ đẹp đôi khi làm cho bức tranh khơng đạt u cầu.
*Trong q trình giảng dạy, có em vẽ nội dung bố cục tranh rất tốt nhưng khi tơ màu thì làm xấu đi hình vẽ, thật đáng
tiếc. Đôi khi giáo viên xem nhẹ phần này cứ hướng dẫn các em tô màu tự do, sáng tạo mà không gợi ý trực tiếp để học sinh


hiểu và nắm được cách vẽ màu cho hợp lí. Giáo viên có thể liên hệ thực tế để học sinh dễ hiểu, cho học sinh so sánh giữa

màu trời và màu đất:
- Trời các em có thể dùng các màu tươi sáng để tô như: Vàng, xanh nhạt, cam, hồng,.... và có thể kết hợp các màu đậm
nhạt lại với nhau.
- Nền đất thông thường nên sử dụng những màu có sắc độ đậm và tối như: nâu, đen, xám, .... tùy theo thể loại tranh vẽ
mà có cách kết hợp màu cho đẹp.

Ví dụ: Khi tơ tranh vẽ đề tài phong cảnh, cây cối các em thường cứ sử dụng một màu xanh để tô đều mảng. Cứ như thế
nhìn vào gợi cho người xem liên tưởng như tranh vẽ lấy giấy màu dán vào, khơng có sự đậm nhạt sáng tối của màu làm cho
bức tranh thiếu đi vẻ phong phú về màu sắc. Nhưng thực tế tán cây giáo viên nên hướng dẫn học sinh tô kết hợp màu có
xanh đậm xanh nhạt để diễn tả độ sáng tối của tán cây, đôi khi vẽ màu tranh cần nên hướng dẫn học sinh vẽ bóng của những
hình vẽ, sự vật, nhà cửa, cây cối, sơng nước, con người, con vật,... Bằng cách nhấn màu tô đậm, có như thế mới làm cho bài
vẽ tăng phần hấp dẫn về màu sắc của tranh và sinh động hơn.

- Trong quá trình hướng dẫn học sinh vẽ ở phân môn vẽ tranh, ngôn ngữ và cách diễn đạt của giáo viên rất quan trọng. Tùy
theo các cấp bậc của lớp mà giáo viên có cách hướng dẫn để học sinh dễ hiểu và nắm được kiến thức bài học. Đôi khi giáo
viên dùng những thuật ngữ của phân môn mà ở lứa tuổi học sinh không tiếp nhận được, ngược lại dùng những từ ngữ đơn
giản, dễ hiểu đôi khi lại hiệu quả hơn.

Ví dụ: Theo quy luật của vẽ tranh, tranh vẽ phải có đường chân trời và định luật xa gần thì bài vẽ sẽ đẹp hơn.
- Thực tế khi hướng dẫn học sinh vẽ giáo viên có áp dụng những định luật này vào tiết dạy nhưng không thể dùng những
thuật ngữ vừa nêu trên để hướng dẫn học sinh được, học sinh sẽ cảm thấy xa vời và khơng hiểu. Giáo viên có thể hướng dẫn
theo cách này để học sinh dễ hiểu hơn khi vẽ tranh.
- Khi vẽ em muốn bầu trời rộng và bao la thì em nên hạ đường vạch của tranh thấp xuống.


- Muốn thể hiện và vẽ được nhiều hình vẽ ở mặt đất thì em vạch đường tranh cao lên thì sẽ thấy mặt đất rộng và bầu
trời nhỏ lại.

Những hình ảnh nào gần thì em vẽ to, xa vẽ nhỏ. Cứ hướng dẫn như thế thì cũng có thể nói giáo viên đã áp dụng được
định luật xa gần vào bài giảng một cách đơn giản mà học sinh dễ hiểu hơn.



- Nên cho học sinh biết những sai phạm nên tránh khi vẽ tranh là cắt đôi tranh và chia xéo tranh ra hai mảng hình tam
giác.

Cắt tranh

Chia tranh thành 2 mảng tam giác


C.3. Thực hành.
* Để đạt được kết quả cao cho tiết học thì khâu thực hành tơi đã chịu khó quan sát, uốn nắn học sinh khi vẽ để có những gợi
ý sửa chữa kịp thời, phát hiện ra được những học sinh yếu kém hoặc những học sinh còn lúng túng khi làm bài tìm ra biện
pháp giúp đỡ, kiềm cập cho học sinh, quan tâm, gần gũi với các em hơn, tạo nên một khơng khí thoải mái cho tiết học mà
khơng bị gị bó, hơn nữa tạo nên sự gắn bó thân thiết giữa thầy và trị.

C.4. Nhận xét, đánh giá.
* Nhận xét bài làm học sinh sau những tiết học là rất cần thiết, ý kiến nhận xét bài vẽ giữa học sinh với nhau cùng với
những lời giảng giải của giáo viên cũng là phương pháp tốt để củng cố lại kiến thức cho học sinh. Đồng thời cho học sinh
thấy được những hạn chế còn tồn tại ở bài vẽ của các em để rút kinh nghiệm hơn sau tiết học, cách tiến hành nhận xét sản
phẩm tùy thuộc vào thời gian cho phép của tiết học nhiều hay ít. Nhận xét bằng cách giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày
dán lên bảng theo thứ tự, có bài tốt, khá khác nhau. Cịn lại một số em ở dưới lớp làm bài chưa xong giáo viên cũng yêu cầu
học sinh dừng lại để tập trung nhận xét bài bạn.

- Hướng dẫn học sinh nhận xét bài bạn theo mấy ý sau:

+ Bố cục hình vẽ ( cân đối với tờ giấy )?

+ Hình vẽ ( rõ nội dung chưa )?


+ Các hình ảnh có chính, có phụ chưa?

+ Màu sắc ( hài hịa, sáng tối đậm nhạt)?

- Qua những ý kiến nhận xét cho nhau bài vẽ giáo viên kết luận và diễn giải thêm chỉ ra những thiếu sót của bài vẽ chỗ
nào chưa được, chưa tốt ở điểm nào, cần khắc phục ra sao để học sinh hiểu hơn, giáo viên xếp loại bài vẽ và tuyên dương.
- Đối với tâm lý học sinh tiểu học rất thích được nghe những lời khen từ phía thầy, cơ. Vì vậy tun dương là phương pháp
khơng thể thiếu ở tiết học, vì có tác dụng về mặt tinh thần đối với học sinh tiểu học, được động viên khen ngợi sẽ làm cho
các em thích thú và hăng say hơn trong học tập. Những bài vẽ hoàn thành tốt giáo viên nên sưu tầm giữ lại để trưng bày ở
tiết 35. Cuối năm học hoặc có thể làm trực quan cho những tiết học tới.

C.5. Dặn dị.
* Đối với mơn Mĩ thuật ở trường tiểu học theo quy định 1 tuần chỉ có 1
tiết/1 lớp, số tiết chỉ diễn ra trong vòng 40 phút trở lại. Ngoài việc giáo viên cung cấp kiến thức ở bài mới cho học sinh
khoảng 10 – 15 phút còn lại phải dành nhiều thời gian thực hành cho học sinh. Tuy nói là nhiều nhưng thời gian cho học sinh
vẽ chỉ tối đa là 25 phút trở lại, còn lại giáo viên phải nhận xét bài làm, củng cố, dặn dị..... Đối với phân mơn vẽ tranh thời
gian 25 phút để học sinh hoàn thành một bức tranh quả thật khó khăn. Đối với những học sinh có năng khiếu ở mơn vẽ có
thể nói là vừa nhưng trình độ nhận thức cũng như về năng khiếu trong một lớp thì thật ra các em phát triển không đồng đều


với nhau Chính vì thế mà số lượng bài vẽ ở phân môn vẽ tranh trong tiết học thường các em hồn thành rất ít chỉ có vài bài
vẽ của học sinh khá, giỏi.

Vì vậy việc giáo viên nhắc nhở học sinh về nhà luyện vẽ sau tiết học và nhắc nhở học sinh chuẩn bị tốt cho bài học kế tiếp
rất quan trọng, có thể cho học sinh luyện tập thêm ở nhà một số bài vẽ khác có cùng chủ đề với bài vẽ vừa thực hành ở lớp.
Từ đó học sinh sẽ vẽ được thêm nhiều hình ảnh khác và cũng góp phần giúp các em tự rèn luyện năng khiếu của mình, như
người ta thường nói
“ Trăm hay không bằng tay quen”.

Đối với việc làm bài ở nhà của học sinh tơi đã dành ít thời gian để nhận xét đánh giá bài làm cho các em ở đầu tiết học, từ

đó học sinh sẽ thích hơn vì bài vẽ của mình được thầy (cơ) quan tâm. Hơn nữa cũng góp phần củng cố lại kiến thức của bài
học cũ trước khi vào tiết học mới một cách tốt hơn.

* Trên đây là những gì bản thân đã suy nghĩ và áp dụng vào từng tiết dạy, qua thời gian vận dụng những kinh nghiệm trên tơi
thấy các em có nhiều tiến bộ rõ rệt ở phân môn này.

D. HIỆU QUẢ
* Học sinh tự tin hơn khi học các bài vẽ tranh.
* Học sinh tạo được những bố cục cân đối hợp lí hình vẽ phong phú, ngộ
nghĩnh, mang hiệu quả bất ngờ, đẹp mắt .
* Thống kê kết quả đạt được ở giữa HKI và cuối HKI năm học 2011 – 2012
về phân môn vẽ tranh như sau:

Giữa HKI

Cuối HKI

Số HS khối 3

Hoàn thành tốt Tỉ lệ

Hoàn thành

Tỉ lệ

144 HS

42HS

102HS


70,8%

Số HS khối 3

Hoàn thành tốt Tỉ lệ

Hoàn thành

Tỉ lệ

29,1%


144 HS

90HS

62.5%

54HS

37.5%

* Điều đáng ghi nhận ở đây qua thời gian áp dụng các phương pháp nêu trên các em đã từng bước dần nắm rõ cách vẽ
tranh. Nhưng còn một số em vẽ bố cục còn chưa đẹp lắm tôi đang từng bước giúp đỡ, sữa chữa, uốn nắn và tin rằng từ nay
tới cuối năm học các em sẽ có chuyển biến tốt hơn ở khối lớp này.

KẾT LUẬN


1. Ý nghĩa đề tài đối với công tác dạy – học.
Có thể nói rằng mơn mĩ thuật nói chung, phân mơn vẽ tranh nói riêng có vị trí quan trọng trong việc giáo dục cho thế
hệ trẻ. Ngày nay với nội dung chương trình đổi mới phương pháp dạy học, người giáo viên phải không ngừng học hỏi để
nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ. Ngồi những mơn học chính thì mơn học mĩ thuật giúp cho học sinh phát triển thị
hiếu thẩm mĩ nghệ thuật nâng cao dần một bước về tiếp xúc với mĩ thuật tạo đà cho sự giáo dục và phát triển toàn diện về
nhân cách cho học sinh.
Việc dạy môn mĩ thuật ở trường tiểu học trong quá trình đổi mới ngày nay là rất cần thiết. Tất cả các giáo viên đứng
lớp, giáo viên chuyên biệt và các chỉ đạo cần hiểu rõ điều này để môn mĩ thuật ngày càng phát huy tác dụng góp phần vào sự
nghiệp đào tạo các em cho tương lai đất nước.
Phần lớn các yếu tố làm cho học sinh hứng thú học tập đó là điều phụ thuộc vai trò của giáo viên.
Những cách thức, những con đường gây hứng thú cho học sinh trong học tập môn mĩ thuật là hết sức phong phú, mỗi
người có một phương pháp, biện pháp riêng của mình.
Mĩ thuật có ảnh hưởng lớn đến q trình hình thành và phát triển nhân cách hoàn thiện cho học sinh. Con người ln
khát khao vươn tới cái đẹp, vì vậy việc nâng cao chất lượng dạy - học mĩ thuật cần được mọi cấp, mọi ngành, mọi người
quan tâm hơn nữa, để các em đạt kết quả tốt hơn, để các em thêm u thích mơn mĩ thuật nói chung và mơn vẽ tranh nói
riêng. Cần tạo mọi điều kiện để các em phát huy hết khả năng phẩm chất của mình. Là giáo viên tơi thiết nghĩ muốn dạy
người trước hết phải dạy ta, phải luôn trau dồi phẩm chất, phấn đấu để chinh phục các em bằng tấm gương lao động và đạo
đức của mình. Vì thế hệ trẻ, chúng ta khơng thể khơng phấn đấu tìm những biện pháp làm kích thích tốt hơn việc gây hứng
thú học tập cho học sinh ở trường tiểu học.

2. Bài học kinh nghiệm.
*Qua thời gian giảng dạy, bản thân cũng rút ra một số kinh nghiệm và những giải pháp sau.
2.1. Đối với gia đình.


* Cần sự chăm sóc quan tâm của gia đình trang bị cho các em đầy đủ dụng cụ học tập của mơn học để các em có thể
học tốt hơn.

* Quan tâm đến các em sau tiết học về nhà và không vẽ hộ các em khi bài vẽ ở lớp chưa xong.


* Động viên khuyến khích các em để các em thích thú hơn về phân mơn này.

2.2. Đối với nhà trường và cấp lảnh đạo.

* Kết hợp giữa nhà trường, gia đình tạo điều kiện cũng như vật chất lẫn tinh thần để các em an tâm hoàn thành nhiệm vụ
học tập.

* Thường xuyên tổ chức tạo điều kiện cho các em tiếp xúc làm quen với những cảnh vật thiên nhiên để ghi nhận lại
những hình ảnh, sự vật là vốn kiến thức để các em vẽ tranh.

* Tổ chức các cuộc thi vẽ tranh từ cấp trường và cấp cơ sở để học sinh có cơ hội chứng tỏ bản thân mình với các bạn
cùng lứa tuổi.

2.3. Đối với giáo viên giảng dạy Mĩ thuật.

* Không ngừng trao dồi chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu giáo trình, sách báo tham khảo để tìm ra giải pháp mới hay
hoặc thông qua việc học hỏi, dự giờ rút kinh nghiệm từ phía bạn bè đồng nghiệp và GV Mỹ thuật phải thương xuyên luyện
vẽ trên bảng để khi mình vẽ cho các em xem, các em thấy đẹp và muốn mình củng vẽ được như vậy nên các em phân đấu
học vẽ hơn. Đó là thành cơng của GV.

2.4. Đối với học sinh.
* Luyện tập sau những buổi học về nhà để những bài vẽ sau tốt hơn, nhất là trong thời gian hè các em nên luyện tập ở
nhà để năm học sau các em không phải bỡ ngỡ với những những năm học tiếp theo.
* Điều đáng nói ở đây muốn đạt được hiệu quả và chất lượng trong công tác giảng dạy bản thân giáo viên phải có lịng
u nghề mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm đối với sự nghiệp giáo dục, năng nổ trong cơng tác giảng dạy góp phần vun đấp
cho những mầm non thế hệ để vườn hoa giáo dục ngày càng nở nhiều bông hoa nghệ thuật khoe sắc mà giáo viên chính là
người kiến tạo nên những tuyệt tác đó.
3. Đề xuất.



* Môn Mĩ thuật ngày càng không thể thiếu trong trường tiểu học và cũng là món ăn tinh thần khơng thể thiếu cho học
sinh, vì thế rất mong các cấp lãnh đạo xem xét và tạo điều kiện cho trường có thêm một bộ máy chiếu riêng cho mơn mỹ
thuật để giúp học sinh học tập, xem tranh, ảnh một cách tốt nhất.
* Tổ chức xây dựng chuyên đề về phân môn Mĩ thuật để nhằm nâng cao về chất lượng giảng dạy hơn.
* Cám ơn ban giám hiệu của trường đã giúp đỡ tơi hồn thành đề tài này. Xin tiếp thu ý kiến nhận xét của cấp lãnh đạo
để việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh trong trường tiểu học của tơi ngày càng hồn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách nghệ thuật 1, 2, 3.

1.
2.
3.

2.

Sách giáo khoa 4, 5.

3.

Sách giáo viên 4, 5.

4.

Luật xa gần – Đặng xuân Cường, nhà xuất bản Đại học sư phạm

2008.

1.


5.

Giáo trình bố cục- Đàm Luyện, nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà

Nội (2007)

1.

6.

Phương pháp giảng dạy mĩ thuật- Nguyễn Thu Tuấn, Trường Đại

học sư phạm Hà Nội (2008)

1.

7.

Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu

học.

8. Mĩ thuật và phương pháp dạy học, nhà xuất bản giáo dục.

.
Dĩ An, ngày 10/01/2012
Xác nhận của BGH

Người thực hiện


......................................................
......................................................
......................................................
...................................................
......................................................

HÀ DUYÊN HIẾU
...


MỞ ĐẦU
1)

Lý do chọn đề tài.

2)

Mục đích của đề tài.

3)

Nhiệm vụ của đề tài.

4)

Phương pháp nghiên cứu đề tài.

5)


Phạm vi nghiên cứu đề tài.

6)

Đối tượng nghiên cứu.

NỘI DUNG
A.

Cơ sở lí luận.

B.

Thực trạng của vấn đề.

1)

Đặc điểm tình hình.

a)

Thuận lợi.

b) Khó khăn.
2)
C.

Cấu trúc thể loại văn miêu tả ở lớp 4
Nội dung


1)

Những điểm cần chú ý khi dạy Tập làm văn miêu tả ở lớp 4

2)

Tình hình chất lượng học tập môn Tiếng Việt và phân môn Tập làm văn của học sinh.

3)

Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học văn miêu tả lớp 4.

3.1/ Người giáo viên phải nắm chắc đặc điểm tâm lý của học sinh để từ đó tìm ra hướng đi đúng, tìm ra những
phương pháp phù hợp khi lên lớp.
3.2/ Cần giúp học sinh hiểu rõ những đặc điểm c



×