Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Hoàn thiện hoạt động marketing hỗn hợp của công ty HONDA việt nam đối với sản phẩm ô tô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.45 KB, 23 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
---------------------------------------

Hà Hồng Hạnh

HỒN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING HỖN HỢP CỦA CÔNG TY
HONDA VIỆT NAM ĐỐI VỚI SẢN PHẨM Ô TÔ

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.01.02

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI – 2016


Luận văn được hồn thành tại:
HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Ngơ Kim Thanh

Phản biện 1: PGS. TS. Phạm Thúy Hồng
Phản biện 2: TS. Phạm Văn Giáp

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học viện Cơng nghệ Bưu
chính Viễn thơng
Vào lúc:

10 giờ 30 ngày 27 tháng 2 năm 2016

Có thể tìm hiểu luận văn tại:



- Thư viện của Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thông


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành cơng nghiệp ơtơ đã và đang đóng một vai trị hết sức quan trọng trong sự nghiệp
cơng nghiệp hóa đất nước. Mục tiêu của chính phủ khi đề ra chiến lược ngành đến năm 2025 là
“xây dựng ngành công nghiệp ôtô Việt Nam trở thành ngành công nghiệp quan trọng, đáp ứng
nhu cầu thị trường nội địa về các loại xe có lợi thế cạnh tranh, tham gia xuất khẩu, tạo động lực
thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp khác”.
Hiện nay, tỉ lệ sở hữu ô tô ở Việt Nam còn ở mức rất thấp so với khu vực. Tỉ lệ hộ gia
đình sở hữu xe ơ tơ ở Việt Nam chỉ khoảng trên dưới 10%, trong khi đó, con số này ở Philipine
là 53%, Indonesia là 54% và Malaysia là 93%. Bên cạnh đó, với mặt bằng lãi suất ở mức thấp
và ổn định, tín dụng cho vay mua ô tô tăng trưởng liên tục cộng thêm những chính sách hỗ trợ
của Chính phủ như giảm phí trước bạ xe ô tô sẽ tiếp tục là những yếu tố thúc đẩy nhu cầu tiêu
thụ ô tô trong nước. Với lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu ơ tơ ngun chiếc theo cam kết
AFTA và WTO, giá ô tô được dự báo sẽ giảm mạnh với sự thâm nhập thị trường của nhiều
hãng xe trong khu vực. Thêm vào đó, Việt Nam vẫn đang được đánh giá là một trong những
quốc gia có chi phí sản xuất hấp dẫn đối với các nhà sản xuất. Do đó, nguồn cung mặt hàng ô tô
sẽ trở nên dồi dào. Với sự tăng trưởng cả về nhu cầu và sản lượng cung cấp, thị trường ơ tơ
Việt Nam được dự đốn sẽ tăng trưởng liên tục trong thời gian tới. Mặc dù có nhiều tiềm năng
để phát triển, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức.
Bên cạnh đó, Marketing là một cơng cụ khơng thể thiếu trong kinh doanh, góp phần
giúp doanh nghiệp tạo lập uy tín và vị thế vững chắc trước các đối thủ. Marketing Hỗn hợp là
một thành tố quan trọng trong Marketing. Đây là các hoạt động nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh và giúp doanh nghiệp thích ứng với các biến động thị trường. Các quyết định về sản
phẩm, giá, phân phối và xúc tiến hỗn hợp giữ vai trò xun suốt trong tồn bộ q trình hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp.
Công ty Honda Việt Nam luôn nỗ lực để trở thành một doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp
Ơtơ chất lượng và uy tín trên thị trường. Cơng ty Honda Việt Nam luôn coi trọng hoạt động
Marketing hỗn hợp , tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đầy thách thức việc áp
dụng Marketing hỗn hợp của Cơng ty cịn nhiều khó khăn và hạn chế. Xuất phát từ thực tiễn
đó, Cơng ty Honda Việt Nam cần phải có những thay đổi để xác định lại vị thế của mình trong


2
tương quan cạnh tranh trong thị trường, nâng cao lợi thế trước các đối thủ. Đồng thời, hồn
thiện cơng cụ Marketing hỗn hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Do đó, tơi chọn đề tài: “Hồn thiện hoạt động Marketing hỗn hợp của Công ty Honda
Việt Nam đối với sản phẩm ơtơ” cho luận văn Thạc sĩ của mình.

2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các loại sách viết về Marketing. Tuy nhiên, cuốn
sách cung cấp những kiến thức cơ bản là cuốn “Marketing căn bản” của Philip Kotler. Đây là
cuốn sách đưa ra những quan điểm cốt lõi giúp người đọc có cái nhìn tổng quan nhất về lĩnh
vực Marketing.
Bên cạnh đó, liên quan đến vấn đề nghiên cứu hoạt động Marketing hỗn hợp trong lĩnh
vực sản xuất và kinh doanh ôtô, đã có một số luận văn thạc sỹ như sau:
“Chiến lược Marketing - Hỗn hợp với việc phát triển thị trường tiêu thụ ôtô du lịch nhập
khẩu của Doanh nghiệp tư nhân Trọng Thiện” của Phạm Thị Nguyệt Quỳnh (2009) – Đại học
Hàng Hải Việt Nam
“Giải pháp đẩy mạnh hoạt động Marketing hỗn hợp lĩnh vực vận tải của Cơng ty Cổ
phần tập đồn Mai Linh” của Trần Thị Tú Quỳnh (2012) – Đại học Ngoại thương.
Và còn rất nhiều các nghiên cứu khoa học, luận văn, khóa luận khác nghiên cứu về vấn
đề này. Các cơng trình nghiên cứu đó đều đã hệ thống hóa được những lý luận liên quan đến
Marketing hỗn hợp trong lĩnh vực kinh doanh ôtô. Tuy nhiên, đây chỉ là hoạt động Marketing
hỗn hợp đối với doanh nghiệp nhập khẩu nguyên chiếc xe ôtô hoặc doanh nghiệp kinh doanh

dịch vụ xe ôtô... Đối với hoạt động Marketing hỗn hợp của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và
kinh doanh sản phẩm Ơ tơ, đặc biệt là Cơng ty Honda Việt Nam thì có những đặc thù riêng,
khơng thể áp dụng các giải pháp đó cho bản thân doanh nghiệp được.
Cho tới nay, chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về hoạt động Marketing Hỗn hợp sản
phẩm ô tô của Công ty Honda Việt Nam. Trên cơ sở lý thuyết cơ bản, rút kinh nghiệm từ
những luận văn nghiên cứu trước đó, áp dụng vào đặc thù riêng của Công ty Honda Việt Nam,
luận văn này phân tích sâu các hoạt động Marketing Hỗn hợp của doanh nghiệp này. Sau đó,
đưa ra các giải pháp hồn thiện hoạt động Marketing Hỗn hợp góp phần nâng cao vị thế và tăng
năng lực cạnh tranh của Cơng ty.

3. Mục đích nghiên cứu


3
Làm rõ những cơ sở lý luận về Marketing hỗn hợp trong doanh nghiệp
Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động Marketing hỗn hợp của Công ty Honda Việt
Nam đối với sản phẩm ôtô
Đề xuất giải pháp khả thi nhằm hồn thiện hoạt động Marketing hỗn hợp của Cơng ty
Honda Việt Nam đối với sản phẩm ôtô

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động Marketing hỗn hợp của Công ty
Honda Việt nam đối với sản phẩm ôtô, cụ thể là các nội dung về sản phẩm, giá cả, phân phối và
xúc tiến hỗn hợp. Đưa ra các giải pháp khả thi đối với hoạt động Marketing hỗn hợp sản phẩm
ôtô dựa trên cơ sở thực tế hoạt động này của Công ty trong thời gian từ 2010 đến 2014.

5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu ở trên, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:
Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu thông

qua các báo cáo nội bộ, thơng cáo báo chí, tài liệu và tạp chí chuyên ngành, đồng thời trực tiếp
phỏng vấn cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.
Phương pháp xử lý phân tích: phân tích tổng hợp số liệu báo cáo, mơ hình, sơ đồ, hình
ảnh...
Phương pháp đánh giá: sau khi xử lý phân tích thơng tin, đánh giá dựa trên so sánh với
mục tiêu đã đề ra. Xác định được kết quả đạt được, những hạn chế. Phân tích tìm ra ngun
nhân của những hạn chế đó.

6. Kết cấu luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn được kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về Marketing hỗn hợp trong doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng hoạt động Marketing hỗn hợp của Công ty Honda Việt Nam đối
với sản phẩm ơ tơ.
Chương 3: Giải pháp hồn thiên hoạt động Marketing hỗn hợp của Công ty Honda Việt
Nam đối với sản phẩm ô tô.


4

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MARKETING HỖN HỢP
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm và vị trí của Marketing trong hoạt động doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm Marketing
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về Marketing, mỗi tác giả xuất phát từ góc độ nghiên
cứu khác nhau nên đưa ra các định nghĩa khơng giống nhau. Các định nghĩa đó đều được thừa
nhận ở một mức độ nhất định.
Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (AMA) định nghĩa rằng Marketing là một hoạt động, hay
các tổ chức, hoặc quy trình nhằm tạo ra, quảng bá, chuyển giao và trao đổi những gì có giá trị
với người tiêu dùng, khách hàng, đối tác và xã hội nói chung.

Theo Peter Drucker, nhà lý thuyết quản lý hàng đầu cho rằng Marketing là hết sức cơ
bản đến, đến mức độ khơng thể xem nó là một chức năng riêng biệt. Nó là tồn bộ cơng việc
kinh doanh dưới góc độ kết quả cuối cùng, tức là dưới góc độ khách hàng...Thành cơng trong
kinh doanh khơng phải là do người sản xuất, mà chính là do khách hàng quyết định
Theo Philip Kotler và Gary Amstrong, “Marketing là một q trình quản lý mang tính
xã hội, nhờ đó mà các cá nhân, và tập thể có được những gì họ cần và mong muốn thơng qua
việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác”

1.1.2. Vị trí của Marketing trong hoạt động của doanh nghiệp
Marketing có nhiệm vụ tạo ra và duy trì, phát triển khách hàng cho doanh nghiệp.
Marketing giúp doanh nghiệp trả lời các câu hỏi sau:
 Ai là khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp? Họ có các đặc điểm gì? Nhu cầu,
mong muốn của họ như thế nào? (Hiểu rõ khách hàng)
 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp có tác động tích cực, tiêu cực như thế nào
đến doanh nghiệp?
 Các đối thủ nào đang cạnh tranh với doanh nghiệp? Họ mạnh yếu như thế nào so với
doanh nghiệp?
 Doanh nghiệp sử dụng các các công cụ nào và phối hợp chúng ra sao (sản phẩm, giá
cả, kênh phân phối, xúc tiến) để tác động tới khách hàng?

1.2. Các vấn đề cơ bản về Marketing hỗn hợp


5

1.2.1. Khái niệm Marketing hỗn hợp
Theo Philip Kotler, Marketing hỗn hợp là tập hợp những công cụ marketing mà doanh
nghiệp sử dụng để theo đuổi những mục tiêu marketing của mình trên thị trường mục tiêu.
Trong Marketing hỗn hợp có 4 nhóm chính (4P): sản phẩm (Product), giá cả (Price),
phân phối (Place) và xúc tiến hỗn hợp (Promotion).


1.2.2. Nội dung chính của hoạt động Marketing hỗn hợp (4P)
1.2.2.1. Sản phẩm
a. Khái niệm sản phẩm
Theo Philip Kotler, “sản phẩm là mọi thứ có thể chào bán trên thị trường để chú ý, mua
sử dụng hay tiêu dùng, có thể thỏa mãn mọi mong muốn hay nhu cầu”

b. Những quyết định về danh mục sản phẩm
Theo Philip Kotler: “một danh mục sản phẩm là một tập hợp tất cả những loại sản phẩm
và mặt hàng mà một người bán cụ thể đưa ra để bán cho những người mua”
Danh mục sản phẩm được phản ánh qua chiều dài, chiều rộng, chiều sâu và mật độ của
nó. Bốn chiều của danh mục sản phẩm là căn cứ để xác định các chiến lược sản phẩm của
doanh nghiệp.

c. Những quyết định về chủng loại sản phẩm
Theo Philip Kotler: “chủng loại sản phẩm là một nhóm sản phẩm có quan hệ chặt chẽ
với nhau, bởi vì chúng thực hiện một chức năng tương tự được bán cho cùng một nhóm người
tiêu dùng, qua cùng kênh như nhau hay tạo nên một khung giá cụ thể”[16,Tr.492]
Mỗi chủng loại sản phẩm bao gồm nhiều mặt hàng. Người quản lý chủng loại sản phẩm
phải nghiên cứu tình hình tiêu thụ và phần đóng góp vào lợi nhuận của từng mặt hàng cũng như
vị trí tương quan đối với từng mặt hàng của mình so với đối thủ cạnh tranh. Việc này sẽ cung
cấp thông tin để đưa ra những quyết định về chủng loại sản phẩm:


Quyết định kéo dài và bổ sung chủng loại sản phẩm.



Quyết định hiện đại hóa chủng loại sản phẩm.




Quyết định làm nổi bật chủng loại sản phẩm



Quyết định thanh lọc chủng loại sản phẩm

d. Những quyết định về nhãn hiệu sản phẩm


6
Theo Philip Kotler: “nhãn hiệu là tên, thuật ngữ, ký hiệu, biểu tượng hay kiểu dáng hoặc
một sự kết hợp những yếu tố đó nhằm mục xác nhận hàng hóa hay dịch vụ của một người bán
hay một nhóm người bán và phân biệt chúng với những thứ của các đối thủ cạnh tranh”
Liên quan đến các chiến lược sản phẩm, doanh nghiệp cần phải quyết định một số vấn
đề liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa như sau:


Quyết định trước tiên là doanh nghiệp có cần phát triển một tên nhãn cho sản phẩm của

mình hay khơng?


Quyết định người bảo trợ nhãn hiệu, doanh nghiệp



Quyết định tên nhãn hiệu, doanh nghiệp


e. Những quyết định về bao bì sản phẩm
Để tạo ra bao bì sản phẩm có hiệu quả, doanh nghiệp cần cân nhắc một số quyết định:
xây dựng khái niệm bao bì, kích thước, hình dáng, vật liệu, màu sắc, nội dung trình bày và dấu
hiệu của nhãn hiệu. Sau khi thiết kế xong bao bì phải thử nghiệm kỹ thuật để đảm bảo chắc
chắn rằng bao bì chịu được những điều kiện bình thường, hình thức và khả năng chấp nhận của
khách hàng. Các thông tin trên bao gói phải đảm bảo tuân thủ luật định và đảm bảo mục tiêu
truyền thông.

f. Chu kỳ sống của sản phẩm
Chu kỳ sống của sản phẩm mô tả sinh động các giai đoạn tiêu thụ của một sản phẩm.
Tương ứng với những giai đoạn này là những chiến lược Marketing và khả năng sinh lời.
Chu kỳ sống của sản phẩm gồm 4 giai đoạn: Giai đoạn triển khai sản phẩm mới, Giai
đoạn tăng trưởng, Giai đoạn chín muồi, Giai đoạn suy thối.

1.2.2.2. Giá
a. Khái niệm về giá
Dưới góc độ người mua, giá cả của một sản phẩm là khoản tiền mà người mua phải trả
cho người bán để được quyền sở hữu, sử dụng sản phẩm đó. Theo góc độ của người bán, giá cả
của một sản phẩm,dịch vụ được hiểu là khoản thu nhập mà người bán nhận được nhờ việc tiêu
thu sản phẩm đó

b. Các kiểu chiến lược giá


Định giá đối với sản phẩm mới


7



Các chiến lược giá cho hỗn hợp sản phẩm



Các chiến lược điều chỉnh giá



Chủ động thay đổi giá

1.2.2.3. Phân phối
a. Khái niệm và vai trò của kênh phân phối
Kênh phân phối là một tập hợp các tổ chức, cá nhân phụ thuộc lẫn nhau giúp cho sản
phẩm sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các quyết định về kênh phân phối là những
quyết định hết sức quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp

b. Cấu trúc kênh phân phối
Các biến số của cấu trúc kênh: Chiều dài của kênh được phản ánh bởi cấp độ trung gian
tham gia vào kênh phân phối đó. Chiều rộng của kênh là số lượng các trung gian ở mỗi cấp
kênh.
Các cấu trúc kênh cơ bản: Kênh trực tiếp khơng có trung gian. Kênh 1 cấp chỉ có một
trung gian bán hàng. Kênh 2 cấp có 2 trung gian marketing. Kênh 3 cấp có 3 trung gian phân
phối.

c. Tổ chức và hoạt động của kênh phân phối


Hoạt động của kênh phân phối
Một kênh phân phối là một sự liện kết các cơ sở khác nhau lại vì lợi ích chung. Mỗi


thành viên trong kênh giữ một vai trò riêng và chuyên thực hiện một hay nhiều chức năng. Khi
tất cả các cá thể trong kênh thành cơng thì cả kênh sẽ thành cơng. Do đó, thành viên kênh phải
hiểu và chấp nhận phần việc của riêng mình, phối hợp với nhau để hoàn thành mục tiêu.


Tổ chức kênh phân phối



Hệ thống marketing dọc VMS (Vertical Marketing System)



Sự phát triển của hệ thống marketing đa kênh

d. Quyết định về thiết kế kênh
Việc thiết kế kênh địi hỏi phải phân tích nhu cầu khách hàng, xác định những mục tiêu
của kênh và xác định những phương án chính của kênh rồi đánh giá chúng.


8

e. Quyết định về quản lý kênh


Tuyển chọn thành viên kênh



Khuyến khích các thành viên kênh




Đánh giá hoạt động của các thành viên trong kênh

1.2.3.4. Xúc tiến hỗn hợp
a. Khái niệm xúc tiến hỗn hợp
Xúc tiến hỗn hợp (Promotion) là tập hợp các công cụ của doanh nghiệp để giao tiếp với
khách hàng và các nhóm có liên quan khác nhằm truyền tải một thông điệp về giá trị sao cho
thuyết phục và xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Nói cách khác, đây là hoạt động truyền
tin về sản phẩm và bản thân doanh nghiệp tới khách hàng nhằm thuyết phục họ tin tưởng và
mua sản phẩm. Do vậy, người ta còn gọi các hoạt động xúc tiến hỗn hợp là các hoạt động
truyền thông Marketing (Marketing communication)

b. Các chiến lược xúc tiến hỗn hợp
Chiến lược đẩy đòi hỏi doanh nghiệp quảng cáo, khuyến mại tốt đối với trung gian phối
để kích thích họ đặt hàng và bán sản phẩm. Các trung gian phân phối sẽ quảng cáo năng động
đến người tiêu dùng để đẩy hàng hóa đến với họ.
Chiến lược kéo địi hỏi chi phí Marketing nhiều và hoạt động xúc tiến hỗn hợp năng
động đối với người tiêu dùng để tạo nên nhu cầu mua sắm. Nếu có hiệu quả, người tiêu dùng sẽ
hỏi mua sản phẩm ở các trung gian phân phối, nhờ đó kích thích việc tiêu thụ hàng hóa.

c. Các quyết định liên quan đến công cụ xúc tiến hỗn hợp


Quảng cáo



Xúc tiến bán/Khuyến mãi




Bán hàng cá nhân



Marketing trực tiếp


9

1.4. Đặc điểm của hoạt động Marketing hỗn hợp trong lĩnh vực sản xuất và kinh
doanh Ơtơ ở Việt Nam
Đặc điểm nổi bật của ngành đó là sản phẩm mang giá trị rất cao. Một chiếc ơ tơ có giá
trị từ chục nghìn đơ la đến hàng trăm nghìn đơ la, thậm chí có chiếc lên đến tám trăm nghìn đô
la hoặc hơn nữa. Sản phẩm của ngành ô tô rất phức tạp, địi hỏi tính hợp nhất trong thiết kế, sự
tinh vi trong chế tạo, tiêu chuẩn về an toàn rất cao.
Do sản phẩm mang giá trị cao, cần thiết phải được hưởng các dịch vụ chăm sóc sau bán
hàng thường xuyên như bảo dưỡng, bảo hành, sữa chữa. Các doanh nghiệp sản xuất và kinh
doanh ô tô không chọn cách bán hàng trực tiếp mà thông qua Đại lý.
Giá của các sản phẩm ô tô tại thị trường Việt Nam vẫn còn rất cao so với thế giới, thậm
chí có thể nói là đắt nhất thế giới. Do chính sách thuế rất cao của Chính phủ áp cho mặt hàng
này khiến cho người dân Việt Nam muốn sở hữu một chiếc ô tô, họ phải trả cho chiếc xe ấy rất
nhiều loại thuế và phí.
Bên cạnh đó, chi phí cho hoạt động xúc tiến hỗn hợp trong ngành sản xuất ô tô rất lớn.


10


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING HỖN HỢP
CỦA CÔNG TY HONDA VIỆT NAM ĐỐI VỚI SẢN PHẨM Ô TÔ
2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty Honda Việt Nam
2.1.1. Quá trình hình thành và lĩnh vực hoạt động
Tên doanh nghiệp: Công ty Honda Việt Nam
Tên giao dịch: Honda Vietnam Company Ltd.
Tên viết tắt: HVN
Điện thoại: 02113 868 888
Website: />Địa chỉ trụ sở chính: Phường Phúc Thắng, Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc
Ngành, nghề kinh doanh: Sản xuất, lắp ráp, mua, bán phân phối, cho thuê xe máy và xe
ô tô (đến 9 chỗ) mang nhãn hiệu Honda; cung cấp dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa và
dịch vụ sau bán hàng cho xe ô tô và xe máy; xuất khẩu và nhập khẩu xe máy và xe ô tô nguyên
chiếc, linh kiện, chi tiết, phụ tùng phục vụ hoạt động sản xuất ô tô và xe máy; đào tạo cách lái
xe an toàn và các hoạt động liên quan đến lái xe an tồn.
Năm 1996, Cơng ty Honda Việt Nam được thành lập theo giấy phép đầu tư 1521/GP
ngày 22/3/1996 do Bộ kế hoạch và Đầu tư cấp với 3 cổ đông: Công ty Honda Motor Nhật Bản
(42%), Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (30%), Công ty Asian
Honda Motor (28%).

2.1.2. Giá trị cốt lõi, sứ mệnh, và chính sách quản lý của Công ty Honda Việt Nam
2.2. Những kết quả kinh doanh sản phẩm ô tô chủ yếu của Công ty trong thời gian
qua (2010-2014)
2.2.1. Kết quả kinh doanh sản phẩm ô tô
Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014, kết quả kinh doanh sản phẩm ô tô của
Công ty Honda Việt Nam được nêu trong bảng 2.1.


11
Bảng 2.1: Doanh số bán hàng ô tô của HVN qua các năm
Đơn vị tính: xe


Năm
Loại xe

2010

2011

2012

2013

2014

Tổng

Civic

1.827

1.948

754

863

533

5.925


CR-V

1.313

966

1.010

2.140

2.928

8.357

1.434

2.983

4.417

4.437

6.444

18.699

City
Tổng

3.140


2.914

1.764

(Nguồn: Phịng kinh doanh ô tô Công ty Honda Việt Nam)

2.2.2. Thị phần và năng lực cạnh tranh
2.3. Thực trạng hoạt động Marketing hỗn hợp của Công ty Honda Việt Nam đối
với sản phẩm ô tô
2.3.1. Chính sách sản phẩm
2.3.1.1. Nhãn hiệu sản phẩm
Công ty Honda Việt Nam sử dụng nhãn hiệu hỗn hợp, đó là kết hợp giữa tên nhãn hiệu
doanh nghiệp và tên nhãn hiệu riêng của từng dòng sản phẩm : Honda Civic, Honda CR-V và
Honda City.

2.3.1.2. Thiết kế sản phẩm
Công ty Honda Việt Nam mong muốn đem đến cho khách hàng những sản phẩm có chất
lượng cao, tiện nghi, an tồn cho khách hàng và thân thiện với mơi trường. Vì vậy, các sản
phẩm của hãng đều được thiết kế tập trung chính vào những điểm này.

2.3.1.3. Chủng loại và danh mục sản phẩm
Hiện nay, danh mục sản phẩm ô tô của Công ty Honda Việt Nam được nêu trong bảng
2.2.


12
Bảng 2.2: Danh mục sản phẩm ô tô của HVN

Tên loại xe

Màu sắc
Trắng, Bạc, Đen, Đỏ, Titan.
1.8 MT
Civic
1.8 AT
Trắng, Bạc, Đen, Đỏ, Titan.
2.0 AT
Trắng, Bạc, Đen, Đỏ, Titan.
1.5 MT
Xanh, Trắng, Bạc, Đen, Đỏ, Titan.
City
Xanh, Trắng, Bạc, Đen, Đỏ, Titan.
1.5 CVT
Xanh, Trắng, Bạc, Đen, Đỏ, Titan.
2.0 AT
CR-V
2.4 AT
Xanh, Trắng, Bạc, Đen, Đỏ, Titan.
(Nguồn: Phịng kinh doanh ơ tơ Cơng ty Honda Việt Nam)
Tên dòng xe

2.3.1.4. Chu kỳ sống của sản phẩm
Chu kỳ sống của một sản phẩm ô tô của HVN thường là năm năm. Đối với mỗi giai
đoạn trong vòng đời của sản phẩm, Cơng ty sẽ có chính sách riêng sao cho phù hợp nhất.
Trong giai đoạn phát triển sản phẩm mới, Công ty tập trung chủ yếu vào việc quảng cáo
và ưu đãi cho khách hàng, nhằm thu hút sự chú ý đến sản phẩm mới.
Trong giai đoạn tăng trưởng, Công ty Honda Việt Nam sẽ giảm việc quảng cáo và thực
hiện cải tiến sản phẩm ở một mức độ nào đó để thu hút khách hàng.
Khi sản phẩm bước vào giai đoạn chín muồi, Cơng ty sẽ thực hiện việc giảm dần số
lượng bán ra thị trường và thực hiện các hình thức khuyến mại cho khách hàng.

Ở giai đoạn suy thối, Cơng ty sẽ giảm giá bán để thu hồi vốn và chuẩn bị cho việc tung
ra sản phẩm thay thế.

2.3.2. Các chính sách giá
2.3.2.1. Chính sách bán một giá
Công ty Honda Việt Nam thực hiện chính sách một giá trên tồn quốc. Bất kể xe bán tại
cửa hàng, liên doanh, đại lý ở miền Bắc hay miền Nam, đồng bằng hay miền núi cũng chỉ bán
một giá duy nhất. Mặc dù Công ty phải chịu chi phí vận chuyển từ Nhà máy đến các đại lý.
Giá bán lẻ đề xuất của Công ty Honda Việt Nam đối với các sản phẩm ơ tơ tính đến thời
điểm cuối năm 2014 được nêu trong bảng 2.3.


13
Bảng 2.3: Bảng giá xe ô tô của Công ty Honda Việt Nam

Đơn vị tính: VND
Giá bán lẻ đề xuất
(đã bao gồm VAT)
1.8 AT
780.000.000
Civic
2.0 AT
869.000.000
1.5 MT
552.000.000
City
1.5 CVT
604.000.000
2.0 AT
1.008.000.000

CR-V
2.4 AT
1.158.000.000
(Nguồn: Phòng kinh doanh ơ tơ Cơng ty Honda Việt Nam)

Dịng xe

Loại xe

2.3.2.2. Chính sách thay đổi giá
Lịch sử giá bán lẻ đề xuất (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) cho các sản phẩm của HVN
từ năm 2010 đến 2014 được thể hiện trong bảng 2.4.
Bảng 2.4: Lịch sử giá sản phẩm ô tô từ năm 2010 đến 2014
Đơn vị tính: Triệu VND

Dịng
xe

Loại xe

2010

2011

2012

2013

2014


1.8 MT
613
636
725
725
Civic
1.8 AT
682
696
780
780
780
2.0 AT
772
786
860
860
869
1.5 MT
550
552
City
1.5 CVT
590
604
2.0 AT
998
1.008
CR-V
2.4 AT

993
1.027
1.133
1.140
1.158
(Nguồn: Phịng kinh doanh ơ tơ Cơng ty Honda Việt Nam)

2.3.3. Hệ thống kênh phân phối
2.3.3.1. Mơ hình kênh phân phối
Công ty Honda Việt Nam chỉ sử dụng nhà phân phối trực tiếp hay còn gọi là kênh phân
phối gián tiếp một cấp trung gian. Chỉ các nhà phân phối chính thức mới được phép bán sản
phẩm do Cơng ty sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Các nhà phân phối này được gọi là
Đại lý.


14

2.3.3.2. Hoạt động quản lý kênh phân phối


Tuyển chọn thành viên kênh



Khuyến khích thành viên trong kênh phân phối



Đánh giá hoạt động của thành viên kênh




Quản lý và giải quyết xung đột trong kênh phân phối

2.3.4. Các hoạt động xúc tiến hỗn hợp
2.3.4.1. Các hoạt động quảng cáo
Các hoạt động quảng cáo của HVN được thực hiện như sau:
Trên truyền hình: thay đổi chương trình quảng cáo đã phát trên truyền hình, tập trung
quảng cáo cho những xe mới ra mắt, những dòng xe đang trong giai đoạn tăng trưởng có những
cải tiến mới. Các quảng cáo được phát trên các kênh VTV1, VTV3, Truyền hình Hà Nội,
Truyền hình TP. Hồ Chí Minh và các đài địa phương...
Trên báo và tạp chí: Đây là phương tiện quảng cáo chủ yếu của HVN. HVN thực hiện
quảng cáo trên báo có lượng độc giả cao, có thể chun về ơ tơ xe máy như: Ơ tơ xe máy Việt
Nam, AutoNet, AutoDaily, Xe và đời sống +, Autocar...
Quảng cáo ngoài trời: Dùng các sản phẩm phích quảng cáo đặt tại các nơi tập trung đông
người, các biển quảng cáo tại các Đại lý ô tô của Honda.
Quảng cáo trên Internet: diễn đàn Otofun, Facebook, website...

2.3.4.2. Các hoạt động xúc tiến bán
Đối với người tiêu dùng cuối cùng, Công ty Honda Việt Nam thực hiện các hoạt động
khuyến mãi để khuyến khích khách hàng mua nhiều hơn, phát triển thêm khách hàng mới.
Những hình thức khuyến mãi HVN thường áp dụng là: tặng phụ kiện kèm theo xe khi khách
hàng mua xe, tặng thẻ xăng, tặng lệ phí trước bạ...
Đối với các nhà phân phối, HVN cũng có những hoạt động khuyến mãi nhằm tăng hợp
tác, đẩy mạnh sự tiêu thụ của các Đại lý như: hỗ trợ chi phí tổ chức các hoạt động lái thử xe
cho khách hàng, hỗ trợ chi phí quảng cáo trên các báo đài địa phương,...


15


2.3.4.3. Các hoạt động quan hệ công chúng
Hoạt động xã hội ln là nịng cốt trong hoạt động quan hệ công chúng của HVN. Từ
khi thành lập đến nay, Công ty Honda Việt Nam đã có những đóng góp tích cực trên nhiều lĩnh
vực: an tồn giao thơng, hỗ trợ phát triển giáo dục, hoạt động từ thiện, bảo vệ môi trường...

2.3.4.4. Hoạt động bán hàng cá nhân
Công ty Honda Việt Nam khơng có lực lượng bán hàng trực tiếp tới khách hàng. Mọi
giao dịch mua bán với người tiêu dùng cuối cùng đều thông qua Đại lý. Đại lý có một đội ngũ
bán hàng được đào tạo bài bản kỹ lưỡng và tác phong chuyên nghiệp.

2.3.4.5. Các hoạt động Marketing trực tiếp
Tương tự như bán hàng cá nhân, Công ty Honda Việt Nam không thực hiện các hoạt
động Marketing trực tiếp mà thông qua Đại lý.

2.4. Các nhân tố tác động đến hoạt động Marketing hỗn hợp của Công ty Honda
Việt Nam đối với sản phẩm ô tô
2.4.1. Các nhân tố kinh tế
2.4.2. Các nhân tố chính trị, pháp luật
2.4.3. Các nhân tố văn hóa, xã hội
2.4.4. Các nhân tố công nghệ
2.4.5. Các nhân tố thuộc môi trường ngành ô tô
2.4.5.1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại
2.4.5.2. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
2.4.5.3. Năng lực thương lượng của khách hàng
2.5. Đánh giá chung hoạt động Marketing hỗn hợp của công ty Honda Việt Nam đối
với sản phẩm ô tô
2.5.1. Kết quả đạt được
Trong vòng 10 năm kể từ khi Công ty Honda Việt Nam cho ra đời sản phẩm đầu tiên
đến nay thì mức tiêu thụ ơtơ của HVN mỗi năm ngày một tăng lên, chứng tỏ Honda Việt Nam
đang ngày càng mở rộng thị trường và tạo được một thương hiệu nổi tiếng đối với người dân

Việt Nam.


16
Nhờ công nghệ tiên tiến, liên doanh với Nhật, mà chất lượng ôtô Honda Việt Nam ngày
càng tăng lên và có những loại xe phù hợp với mức thu nhập của mọi người dân nên số lượng
tiêu thụ xe ôtô của HVN ngày một tăng. Sản phẩm của Công ty Honda Việt Nam luôn được các
chuyên gia đánh giá rất cao về chất lượng, độ an toàn và cảm giác lái thân thiện với lái xe. Bên
cạnh đó phải kể các dịch vụ sau khi mua ơtơ như chăm sóc khách hàng, bảo dưỡng xe tạo sự
yên tâm khi khách hàng mua xe.
Giá các sản phẩm của HVN đang ở mức trung bình so với các đối thủ cùng ngành trong
nước.
Công ty không ngừng phát triển mở rộng hệ thống phân phối của mình với mục tiêu tăng
trưởng cao và bao phủ rộng. Mặc dù trong giai đoạn nền kinh tế khủng hoảng và đi xuống trầm
trọng, sau 5 năm từ 2010 với 10 Đại lý, đến năm 2015 Công ty Honda Việt Nam đã mở thêm
được 4 Đại lý từ Bắc đến Nam, nâng số lượng Đại lý lên 14 trên toàn quốc. Đây là một nỗ lực
rất lớn của HVN.
Hoạt động xúc tiến hỗn hợp của công ty trong thời gian qua đã thu được những kết quả
đáng kể. Có tới 70% khách hàng biết đến thương hiệu ô tô Honda từ các quảng cáo trên tạp chí
về ô tô và 50% biết đến do xem quảng cáo trên truyền hình.

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm mà công ty ôtô Honda Việt Nam đã đạt được vẫn
còn một số tồn tại ảnh hưởng đến tiêu cực đến hoạt động Marketing hỗn hợp của Cơng ty như:
Có rất nhiều khách hàng Việt Nam đánh giá phần thiết kế của Honda Việt Nam hơi thô,
không thời trang như các hãng xe của Hàn Quốc, Mỹ, Đức... Dòng xe Civic thế hệ thứ 9 (ra
mắt năm 2012) đang là một trong những minh chứng về thất bại trên thị trường Việt Nam của
HVN. Khi vừa “chân ướt, chân ráo” xuất hiện tại Việt Nam, Civic thế hệ thứ 9 đã bị chê là
khơng có nhiều điểm nổi bật khi sở hữu nhiều điểm tương đồng so với phiên bản cũ, chất lượng
nội thất nghèo nàn, độ ồn cao, độ đánh lái không linh hoạt và cho rằng Civic thế hệ thứ 9 sẽ

không đủ sức cạnh tranh trong phân khúc hạng C trên thị trường Việt Nam.
Các dòng sản phẩm của HVN chưa đa dạng, khách hàng khơng có nhiều sự lựa chọn.
Điều này ảnh hưởng đến thị phần của HVN. HVN cần phát triển thêm nhiều sản phẩm mới để
phù hợp với đa dạng khách hàng, giúp tăng thị phần, tạo đà chiếm lĩnh thị trường.


17
Chính sách một giá của HVN khá cứng nhắc, khiến cho việc cạnh tranh với các đối thủ
gặp nhiều khó khăn.
Việc đột ngột thay đổi giá của dòng xe Civic năm 2012 gây tác động mạnh đến khách
hàng khiến cho họ khơng thể chấp nhận ngay được việc đó. Dẫn đến kết quả doanh số Civic thế
hệ thứ 9 vô cùng thấp.
Mâu thuẫn trong kênh phân phối vẫn chưa được giải quyết triệt để khiến cho nội bộ mất
đoàn kết. Điều này khiến cho khách hàng mất niềm tin vào sản phẩm cũng như hình ảnh của cả
hệ thống.
Mặc dù HVN đã rất chú trọng đến hoạt động quảng cáo, truyền thông để khách hàng
biết đến sản phẩm ô tô của Honda, nhưng đó mới chỉ là phần lớn khách hàng ở những thành
phố lớn tiếp xúc nhiều với báo chí. Cịn ở những tỉnh thành nhỏ thì vẫn chưa thực sự có nhiều
khách hàng biết tới ơ tơ Honda. Nói về Honda, người ta chỉ nghĩ đến xe máy. Trong tiềm thức
của họ, ô tô vẫn phải là các ông lớn như: Toyota, Ford, Mercedes... HVN cần phải đẩy mạnh
công tác quảng bá sao để phủ rộng hơn nữa hình ảnh sản phẩm ơ tơ đến tất cả mọi vùng miền
của tổ quốc.
Bên cạnh đó, HVN chưa có chính sách xúc tiến bán cho các khách hàng VIP. Trong khi
đó, đây là những khách hàng trung thành, tạo doanh thu và có hiệu quả rất lớn trong việc quảng
bá hình ảnh sản phẩm của HVN đến những người khác.


18

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING

HỖN HỢP CỦA CÔNG TY HONDA VIỆT NAM ĐỐI VỚI SẢN PHẨM
Ô TƠ
3.1. Định hướng phát triển của Cơng ty Honda Việt Nam trong giai đoạn 2015-2020
3.1.1. Định hướng chung
3.1.2. Định hướng hoạt động Marketing
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing hỗn hợp của Công ty Honda
Việt Nam đối với sản phẩm ôtô
3.2.1. Giải pháp cải tiển sản phẩm cũ và phát triển sản phẩm mới
3.2.1.1. Cải tiến những sản phẩm đang suy thoái
Lý do thực hiện giải pháp là doanh số của dòng xe Civic thế hệ thứ 9 (bao gồm hai loại
xe Civic 1.8 AT và Civic 2.0 AT), từ khi ra mắt đến nay càng ngày càng giảm. Năm 2012
doanh số của dòng xe này là 754, đến năm 2014 chỉ còn 533, chiếm và theo dự báo năm 2015
còn giảm hơn nữa. HVN cần phải có phương án đối phó với tình huống này.
Cơ sở để thực hiện giải pháp sẽ dựa trên các nghiên cứu mới nhất từ Honda Nhật Bản để
đưa ra quyết định thay thế hay cải tiến dòng sản phẩm đang suy thối.
Đối với dịng sản phẩm Honda Civic thế hệ thứ 9 đang trong giai đoạn suy thối, Cơng
ty Honda Việt Nam cần thay đổi hoàn toàn về thiết kế mới mong cải thiện được hình ảnh của
Civic trong tâm trí người tiêu dùng. Hiện tại, Hãng Honda Nhật Bản đã nghiên cứu và sản xuất
Civic thế hệ thứ 10 (hay còn gọi là Civic 2016) với những cải tiến vượt trội hơn hẳn thế hệ cũ.
Công ty Honda Việt Nam cần nhanh chóng chuyển đổi sản xuất sang thế hệ mới để giành lại thị
phần đã mất.

3.2.1.2. Phát triển sản phẩm mới
Lý do thực hiện giải pháp là đạt được mục tiêu tăng thị phần lên 15% trong năm năm
tới, HVN cần phải thâm nhập vào các phân khúc thị trường mới.
Với cơ sở là nghiên cứu nhu cầu thị trường và thành công của các sản phẩm ô tơ Honda
trên tồn cầu.
Do đó, HVN cần phải phát triển các sản phẩm mới theo cả hai hướng: sản xuất, lắp ráp
trong nước và nhập khẩu nguyên chiếc. HVN có thể phát triển sản phẩm mới theo định hướng



19
nhắm vào các phân khúc mới cao cấp, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Hoặc phát triển sản phẩm dựa trên phân khúc thị trường đang phát triển mạnh.

3.2.2. Chính sách giá linh hoạt
Cơng ty Honda Việt Nam nên có cơ chế linh hoạt hơn về giá. Xây dựng chính sách giá
đặc biệt cho những khách hàng lớn, mua nhiều xe cùng lúc và khách hàng mua xe dưới diện
ngân sách nhà nước.

3.2.3. Giải pháp giải quyết xung đột trong kênh phân phối
Xung đột về khuyến mãi cho khách hàng: các Đại lý không được phép tự thực hiện
khuyến mãi cho khách hàng. Chỉ thực hiện các chương trình khuyến mãi do HVN đưa ra. Mỗi
tháng 1 lần, HVN và các Đại lý sẽ họp và thống nhất mức khuyến mãi phù hợp đối với từng
vùng thị trường.
Xung đột về tranh giành địa bàn bán hàng: HVN nên phân chia vùng bán cho các Đại lý
một cách rõ ràng. Cho mỗi Đại lý một vùng ưu tiên, các Đại lý khác khơng được phép bán vào
đó. Vùng ưu tiên này chính là nơi đặt Đại lý. Còn lại phân chia theo vùng địa lý Bắc, Trung và
Nam.

3.2.4. Bổ sung thêm các phương thức xúc tiến hỗn hợp
3.2.4.1. Đẩy mạnh quảng bá sản phẩm qua truyền miệng
Các giải pháp đẩy mạnh quảng bá qua truyền miệng đề xuất cho Công ty Honda Việt
Nam như sau:


Đảm bảo chất lượng sản phẩm cao, chất lượng dịch vụ tốt




Tiếp tục quảng cáo trên truyền hình, tạp chí và báo



Tăng cường quảng cáo trực tuyến.



Nghiên cứu các quảng cáo có ảnh hưởng lớn nhất đến người tiêu dùng



Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tài trợ, hoạt động từ thiện

3.2.4.2. Thiết lập chính sách ưu đãi dành riêng cho khách hàng VIP
HVN sẽ phát hành thẻ VIP cho các khách hàng mua xe ô tô Honda. Thông tin khách
hàng sẽ được lưu trên hệ thống dữ liệu khách hàng.


Đối với những khách hàng đã từng mua xe ô tô Honda và nay tiếp tục mua xe thứ hai có

gói chính sách ưu đãi riêng.


20


Đối với những khách hàng đã từng mua 2 xe ô tô Honda và nay tiếp tục mua đến chiếc

xe thứ ba có chính sách ưu đãi tốt hơn gói chính sách mua xe thứ hai.



Đối với những khách hàng đã từng mua xe ô tô Honda và nay giới thiệu cho người thân,

bạn bè đến mua xe ô tô Honda, có chính sách ưu đãi cho người mua xe và người giới thiệu.

3.2.4.3. Truyền đạt tốt chính sách khuyến mãi đến khách hàng
Tăng cường chương trình quảng cáo giới thiệu các chương trình khuyến mãi của HVN
đến khách hàng thơng qua các phương tiện truyền thơng như truyền hình.
Khảo sát và nghiên cứu thị trường để đánh giá nhu cầu khách hàng từ đó tung ra các
chương trình khuyến mãi đúng thời điểm.
Đẩy mạnh quảng cáo và thông báo cho khách hàng biết đến ưu đãi cho khách hàng VIP.

3.3. Kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với nhà nước
Hồn thiện chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô theo hướng rõ ràng, minh bạch
và ổn định.
Giảm thuế để kích cầu thị trường ô tô.
Tạo bước đột phá trong phát triển ngành công nghiệp phụ trợ.
Ưu tiên đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng

3.3.2. Kiến nghị với Công ty Honda Việt Nam
Đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu thị trường
Thực hiện cải tiến, thay thế và phát triển sản phẩm để đáp ứng nhu cầu khách hàng
Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông để quảng bá rộng rãi hơn nữa hình ảnh của Cơng
ty và sản phẩm đến với khách hàng
Có các chính sách hoặc chế tài để hạn chế những xung đột trong kênh phân phối, tạo
nên một hệ thống đoàn kết trước các đối thủ cạnh tranh



21

KẾT LUẬN
Trải qua chặng đường hình thành và phát triển từ năm 2006 đến nay, mảng kinh doanh ô
tô của Công ty Honda Việt Nam đã đạt được những thành cơng nhất định và dần khẳng định vị
trí của mình trên thị trường ô tô Việt Nam. Trải qua nhiều khó khăn, khủng hoảng kinh tế, thiên
tai… nhưng hãng vẫn tồn tại và phát triển, có thể cạnh tranh tự tin với các hãng ô tô lớn khác
trên thị trường trong bối cảnh kinh doanh khốc liệt như hiện nay. Những điều đó có được do sự
đóng góp khơng nhỏ của hoạt động marketing.
Trong khn khổ đề tài “Hồn thiện hoạt động Marketing hỗn hợp của Công ty Honda
Việt Nam đối với sản phẩm ôtô”, luận văn là kết quả của quá trình nghiên cứu và vận dụng lý
luận để làm rõ những điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa tổng quan lý thuyết về Marketing hỗn hợp trong lĩnh vực sản
xuất và kinh doanh Ơ tơ
Thứ hai, nghiên cứu thực trạng hoạt động Marketing hỗn hợp của Công ty Honda Việt
Nam đối với sản phẩm ôtô trên cơ sở số liệu từ 2010 đến 2014. Từ đó, đưa ra được những hạn
chế trong hoạt động Marketing hỗn hợp sản phẩm ôtô và nguyên nhân của những hạn chế đó.
Thứ ba, đưa ra giải pháp hồn thiện hoạt động Marketing hỗn hợp sản phẩm ôtô của
Công ty Honda Việt Nam.
Qua luận văn, có thể rút ra kết luận rằng muốn thực hiện tốt hoạt động marketing hỗn hợp tại
HVN, địi hỏi sự nỗ lực, tâm huyết của tồn bộ hệ thống. Cùng với việc định hướng chiến lược
đúng đắn và vận dụng sáng tạo, Cơng ty cịn phải bám sát thực tế tình hình kinh doanh của
mình, đầu tư đồng bộ và toàn diện hơn vào 4 yếu tố cơ bản là sản phẩm, giá cả, phân phối và
xúc tiến trong marketing hỗn hợp có thể phối hợp với nhau tạo nên hiệu quả cao nhất.



×