Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

hoàn thiện hệ thống phân phối của công ty TNHH Thực phẩm Orion Vina

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.04 KB, 17 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN THẢO LUẬN
Nhóm 08 – Lớp HP: 1103MLNP0621
Quá trình thảo luận nhóm được tiến hành như sau:
1. Giai đoạn 1: Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm và tên doanh nghiệp tiến
hành nghiên cứu trong nội dung đề tài.
Nội dung đề tài được cả nhóm thống nhất và đăng ký với giảng viên
hướng dẫn. Biến số được chọn là chính sách phân phối - vận động.
Tiến hành nghiên cứu với sản phẩm bánh Chocopie của Công ty TNHH
Thực phẩm Orion Vina.
2. Giai đoạn 2: Họp nhóm lần 1 và lập đề cương sơ bộ
Tiến hành họp nhóm từ 14h30 – 15h15 ngày 14/03/2011 tại sân Thư
viện trường ĐHTM.
3. Giai đoạn 3: Họp nhóm lần 2, thống nhất đề cương chi tiết, phân công
nhiệm vụ và viết nội dung đề tài.
Tiến hành họp nhóm lần 2 vào 15h-15h45 ngày 30/03/2011 tại sân Thư
viện trường ĐHTM.
4. Giai đoạn 4: Họp nhóm lần 3, tổng hợp và hoàn thành nội dung chi tiết
của đề tài và tiến hành xếp loại thành viên nhóm.
Tiến hành họp nhóm lần 3 vào 8h – 9h15 ngày 10/5/2011 tại sân thư
viện trường ĐHTM.
Hà Nội ngày 10/05/2011
Nhóm trưởng ký tên
Đào Thị Kim Phương
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP NHÓM
Nhóm 09 – Lớp HP: 1109BMKT0111
Trong quá trình thảo luận, nhóm đã tiến hành ba lần họp nhóm, cụ thể như sau:
Họp nhóm lần 1:


Thời gian: từ 14h30 – 15h15 ngày 14/03/2011.
Địa điểm: tại sân Thư viện trường ĐHTM.
Thành viên tham gia: 10/10
Nội dung:
• Các thành viên đóng góp ý kiến cho bản đề cương sơ bộ.
• Cả nhóm đánh giá, nhóm trưởng tổng hợp và lập thành đề cương sơ bộ.
Họp nhóm lần 2:
Thời gian: 15h-15h45 ngày30/03/2011
Địa điểm: tại sân Thư viện trường ĐHTM.
Thành viên tham gia: 10/10
Nội dung:
• Cả nhóm thống nhất ý kiến để lập nên đề cương chi tiết.
• Giao nhiệm vụ cho từng thành viên tìm tài liệu và viết bài cá nhân
• Hạn nộp bài cá nhân: Trước 20h ngày 28/4 /2011 qua Emai của nhóm
trưởng.
Họp nhóm lần 3:
Thời gian: 8h – 9h15 ngày 10/5/2011
Địa điểm: tại sân Thư viện trường ĐHTM.
Thành viên tham gia: 10/10
Nội dung:
• Hoàn thành bài viết nhóm dựa trên kết quả tổng hợp của nhóm trưởng.
• Đánh giá xếp loại thành viên nhóm theo các mức độ đóng góp và chất
lượng bài viết cá nhân.
Hà Nội ngày 10/05/2011
Nhóm trưởng ký tên
Đào Thị Kim Phương
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI THÀNH VIÊN
Nhóm 09 – Lớp HP: 1109BMKT0111

STT HỌ VÀ TÊN NHIỆM VỤ NHÓM
XẾP LOẠI
KÝ TÊN
81 Đào Thị Kim Phương (NT)
82 Lương Thị Phương
83 Ngô Thị Thanh Phương
84 Nguyễn Thanh Phương
85 Nguyễn Thị Mai Phương
86 Phương Xuân Phương
87 Đặng Thị Quyên
88 Lê Hồng Quyên
89 Nguyễn Thị Quyên
90 Nguyễn Thị Hồng Sang
Hà Nội, ngày 10/05/1011
Nhóm trưởng
Đào Thị Kim Phương
Phần I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ORION GROUP VÀ ORION VINA
1. Giới thiệu tổng quan về Tập đoàn ORION và Công ty TNHH Thực
Phẩm ORION VINA
2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty TNHH Thực Phẩm ORION VINA
3. Cơ cấu tổ chức của công ty
Phần II: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG PHÂN PHỐI BÁNH CHOCOPIE CỦA
ORION-VINA
1. Đặc điểm sản phẩm bánh Chocopie
2. Tình hình thị trường
2.1 Thị trường chung
2.2 Thị trường công ty
a. Thị trường đầu vào
b. Thị trường đầu ra
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống phân phối bánh Chocopie của

ORION-VINA
3.1 Nhân tố chủ quan
3.2 Nhân tố khách quan
4. Đối thủ cạnh tranh
5. Tổ chức kênh phân phối sản phẩm
5.1 Phân tích cấu trúc kênh
5.2 Phân tích thành viên tham gia kênh phân phối
a. Người sản xuất
b. Nhà bán buôn
c. Nhà bán lẻ
d. Người tiêu dùng cuối cùng
Phần III: ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM BÁNH
CHOCOPIE CỦA ORION-VINA
1. Đánh giá chung về hệ thống kênh phân phối
1.1 Ưu điểm
1.2 Tồn tại
1.3 Nguyên nhân
2. Một số giải pháp cho hệ thống kênh của ORION-VINA
2.1 Phát triển kênh phân phối qua trung gian.
2.1 Đẩy mạnh cường độ phân phối, nâng cấp các phương tiện vận chuyển,
tạo hình ảnh đẹp cho ORION-VINA
2.3 Phát triển hệ thống kênh phân phối dọc
2.4 Đổi mới công nghệ bán hàng
2.5 Tập trung phân phối đồng đều và tìm kiếm thị trường mới
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, việc tạo dựng lợi thế cạnh
tranh ngày càng khó, duy trì lợi thế cạnh tranh lâu dài lại khó khăn hơn nhiều. Các
biện pháp về sản phẩm, quảng cáo, khuyến mại, cắt giảm giá bán… chỉ có lợi thế
ngắn hạn, bởi các doanh nghiệp khác dễ dàng và nhanh chóng làm theo. Việc tập
trung phát triển mạng lưới kênh tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp xây dựng và

duy trì được lợi thế cạnh tranh dài hạn. Bởi vì, kênh phân phối là một tập hợp các
quan hệ bên ngoài giữa các doanh nghiệp độc lập trong kinh doanh. Tạo lập và phát
triển hệ thống kênh phân phối đòi hỏi thời gian, trí tuệ, tiền của, sức lực… nên các
doanh nghiệp khác không dễ dàng làm theo.
Theo ông Ngô Trọng Thanh, Giám đốc Công ty Tư vấn Phát triển Thị trường
Mancom, quảng cáo cực kỳ quan trọng nhưng không phải là tất cả. Ông cho rằng “
Một yếu tố tuyệt vời để xây dựng thương hiệu và gia tăng tính cạnh tranh là kênh
phân phối, ai nắm kênh phân phối người đó khống chế thị trường”.
Đề hiểu biết thêm về hệ thống kênh phân phối bánh mềm phủ Chocolate của ORION-
VINA với nhãn hiệu là Chocopie, giúp có thêm những kiến thức trong thực tiễn sau
này, nhóm 09 đã lựa chọn chính sách phân phối – vận động, một trong bốn biến số cơ
bản nhất của Marketing-Mix trong đề tài chung:
“Hãy lựa chọn 1 nhãn hiệu sản phẩm của một công ty cụ thể, phân tích 1 trong 4 biến
số của Marketing-Mix mà nó đã sử dụng.
Phần I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BÁNH MỀM PHỦ
CHOCOLATE
1. Giới thiệu tổng quan về Tập đoàn ORION và Công ty TNHH Thực Phẩm
ORION VINA
1.1 Giới thiệu tổng quan về Tập đoàn ORION
Tập đoàn ORION là một trong những tập đoàn bánh kẹo hàng đầu ở Hàn Quốc, sản
xuất và kinh doanh các chủng loại bánh kẹo. Sản phẩm của ORION được phân phối
trên 65 quốc gia trên Thế Giới. Những sản phẩm của nổi tiếng của ORION là bánh
CHOCOPIE, CUSTAS, FRESHPIE, GOUTE’, SNACK O’TAR, SNACK
TOONIES…
Tiền thân là một trong ba công ty thực phẩm lớn nhất tại Hàn Quốc, là một liên
doanh giữa Công ty TNHH Bánh kẹo Tong Yang và tập đoàn Pepsi Hoa Kỳ, được
thành lập vào năm 1956. Tập đoàn TongYang đã mua nhà máy bánh kẹo PoongGuk –
một trong những nhà máy đang đứng vị trí thứ 2 trong giới kinh doanh thời kỳ đó và
bắt đầu công việc kinh doanh, trở thành Công Ty Mẹ của tập đoàn Tong Yang. Trong
giai đoạn đầu, nhằm mục đích mở rộng và giới thiệu sản phẩm của công ty đến thị

trường, tập đoàn Tong Yang đã nhập các trang thiết bị sản xuất mang tính hiện đại
phục vụ cho nhu cầu trên.
Chính thức được đổi tên thành tập đoàn ORION vào tháng 7/1987. Orion quản lý
ba nhà máy sản xuất bánh kẹo tại Seoul, Iksan Jeollanam-do và bốn công ty con ở
Trung Quốc, Việt Nam, Nga và Mỹ. Không chỉ vậy, tập đoàn này cũng có hàng loạt
các hoạt động kinh doanh đa dạng, bao gồm hoạt động của chuỗi cửa hàng tiện lợi,
nhà hàng, thể thao, phát thanh truyền hình, điện ảnh và các hình thức giải trí phổ biến
khác. Công ty hoạt động chủ yếu tại Hàn Quốc và bán sản phẩm của mình tại Trung
Quốc, Nhật Bản, Nga và Việt Nam từ đó hướng ra thị trường thế giới.
Các cột mốc lịch sử:
• Những năm 1956 – Thời kỳ thành lập
+ 27/04/1956 : Mua lại công ty FungKuk công ty lớn thứ hai trong lĩnh vực bánh
kẹo
=> Chiếm 60% thị phần bánh kẹo tại Hàn Quốc
• Những năm 1960 – Thời kỳ tăng trưởng
+ Năm 1960 : Trở thành công ty sản xuất sản phẩm sôcôla đầu tiên tại Hàn Quốc
=> Sản xuất bánh kẹo bằng dây chuyền mới và nghiên cứu để sản xuất một loại bánh
mới – bánh bích quy
• Những năm 1970 – Thời kỳ khó khăn
+Năm 1974: Là công ty sản xuất bánh ChocoPie đầu tiên trên thế giới, đồng thời
sản phẩm kẹo cao su tham gia vào thị trường Châu Âu.
• Những năm 1980 – Thời kỳ mở rộng đầu tư
+ Hiện đại hóa thiết bị và tiếp thu công nghệ mới.
+ Giám đốc Tam Chul Gon nhậm chức. Cũng trong năm đó, công ty tăng cường
nhập kỹ thuật mới, hiện đại hóa trang thiết bị để thành lập nhà máy Snack “Orion
Fritolay”.
+ Xây dựng nhà máy Iksan thứ 2 và nhà máy Iksan thứ 3.
• Những năm 1990 – Thời kỳ phát triển nhanh vượt bậc
+ Năm 1994: xây dựng nhà máy ChungIu. Cũng trong năm đó, công ty đa dạng
hóa lĩnh vực đầu tư.

+ 1995: xây dựng nhà máy Orion Food tại Trung Quốc
+ 1997: Thành lập bộ phận kinh doanh nước ngoài.
• Những năm 2000 – Thời kỳ tái thành lập
+ 07/2001: Hoàn thành nhà máy sản xuất kẹo cao su “Langpang” tại Trung Quốc.
+ 01/09/2001: Công ty tách khỏi tập đoàn Tong Yang, thành lập Tập Đoàn Orion.
Tập đoàn Orion đã tổ chức lại hệ thống kinh doanh bánh kẹo toàn cầu và kinh doanh
lĩnh vực giải trí. Chủ trương, chiến lược của công ty là trở thành “ Công ty sản xuất
sản phẩm chủ lực” và “Công ty mang đẳng cấp thế giới” trong thị trường trong và
ngoài nước.
+ 08/2002: Hoàn thành xây dựng công ty Orion Food.
+ 09/2003: Doanh thu tích lũy của Orion vượt qua 1000tỷ Won.
+ 12/2004: Thành lập Orion Snack.
+ 01/2005: Tổng doanh thu từ kinh doanh nước ngoài vượt qua 100triệu USD.
+ 08/2005: Khởi công xây dựng nhà máy Orion tại Trung Quốc.

×