Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (947.63 KB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ KIM HỒNG

ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THANH TỐN
KHƠNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GỊN
THƯƠNG TÍN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ KIM HỒNG

ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THANH TỐN
KHƠNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GỊN
THƯƠNG TÍN
LUẬN VĂN THẠC SĨ



Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8 34 02 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS., TS. HOÀNG THỊ THANH HẰNG

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


TĨM TẮT LUẬN VĂN
Thanh tốn khơng dùng tiền mặt là các phương thức thanh toán được chú trọng
và áp dụng phổ biến gắn với sự phát triển của khoa học hiện đại ngày nay, đồng thời
nó phản ảnh được thương hiệu, hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Chính vì vậy, hiểu
đúng bản chất về thanh tốn khơng dùng tiền mặt, phân tích, đánh giá đúng những lợi
ích hiện tại cũng như xác định chính xác các nguyên nhân những tồn tại của thanh
tốn khơng dùng tiền mặt sẽ giúp cho ngân hàng tìm được các biện pháp cải thiện
thích hợp để có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường sôi nổi và cạnh tranh gay
gắt hiện nay.
Đề tài “Đẩy mạnh hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín” hệ thống hóa một số cơ sở lý luận tổng
quan về hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt, phân tích thực trạng hoạt động
thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương
Tín. Trên cơ sở đó, luận văn đã đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động
thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn Thương
Tín đồng thời đưa ra những kiến nghị cho Ngân hàng Nhà Nước để góp phần đẩy
mạnh và phát triển các phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt hiệu quả và cạnh
tranh hơn. Mặc dù đã tập nghiên cứu nhưng do thời gian và kiến thức còn hạn chế
nên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong rằng sẽ nhận được nhiều đóng
góp để vấn đề nghiên cứu được hoàn thiện hơn.



LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên: Nguyễn Thị Kim Hồng
Sinh ngày: 11/07/1992 tại: Gia Lai
Quê quán: Gia Lai
Hiện công tác tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn Thương Tín Chi nhánh
Bình Dương
Hiện là học viên cao học khóa 19 của trường Đại Học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh.
Đề tài: “Đẩy mạnh hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Sài Gịn Thương Tín”
Chun ngành: Tài chính – Ngân hàng.
Mã số: 8 34 02 01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.,TS. Hồng Thị Thanh Hằng
Tơi xin cam đoan luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sỹ tại bất
kỳ một trường đại học nào. Luận văn này là cơng trình nghiên cứu riêng của tác giả,
kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã được công bố
trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được
dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn.
Tơi xin hồn tồn tự chịu trách nhiệm về tính xác thực và tham khảo tài liệu khác.
Bình Dương, ngày tháng

năm 2019

Tác giả luận văn


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh và

tất cả thầy cô đã giảng dạy, động viên, tư vấn và giúp đỡ cho tôi trong suốt thời gian
theo học tại trường.
Đặc biệt, chân thành cảm ơn Cơ PGS., TS Hồng Thị Thanh Hằng đã tận tình
hướng dẫn, tư vấn, góp ý và giúp đỡ cho tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài
luận văn này.
Chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn
Thương Tín và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi, đóng góp những ý kiến
q báu để tơi thực hiện luận văn này.
Sau cùng, tôi xin chân thành cám ơn đến những người bạn, đồng nghiệp, người
thân đã tận tình hỗ trợ, đóng góp ý kiến và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và
nghiên cứu.
Xin trân trọng cám ơn!


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục tiêu của nghiên cứu .........................................................................................2
3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu:........................................................................................3
6. Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................3
7. Đóng góp của đề tài.................................................................................................4
8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu ..........................................................................4
9. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................6
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THANH TỐN KHƠNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .................................................................................. 7
1.1 Khái quát chung .................................................................................................... 7
1.1.1 Khái niệm thanh tốn khơng dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại ........... 7
1.1.2 Các hình thức thanh tốn không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại ...... 8

1.1.2.1 Thanh toán bằng Sec (Cheque – check) .......................................................... 8
1.1.2.2 Thanh toán bằng ủy nhiệm chi ...................................................................... 11
1.1.2.3 Thanh toán bằng ủy nhiệm thu ...................................................................... 11
1.1.2.4 Thanh toán bằng thẻ ngân hàng (Bank Card) ............................................... 11
1.1.2.5 Dịch vụ ngân hàng điện tử ............................................................................ 13
1.1.3 Sự cần thiết và ý nghĩa của thanh tốn khơng dùng tiền mặt. ......................... 14
1.1.4 Vai trị của thanh tốn khơng dùng tiền mặt..................................................... 15


1.1.4.1 Đối với nền kinh tế. ....................................................................................... 15
1.1.4.2 Đối với ngân hàng ......................................................................................... 16
1.1.4.3 Đối với cá nhân và doanh nghiệp .................................................................. 16
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt ............ 17
1.2.1 Mơi trường vĩ mô. ............................................................................................ 17
1.2.2 Môi trường pháp lý. ......................................................................................... 17
1.2.3 Khoa học công nghệ ......................................................................................... 18
1.2.4 Yếu tố con người .............................................................................................. 19
1.2.5 Hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng ................................................... 20
1.2.6 Yếu tố tâm lý .................................................................................................... 20
1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại ngân hàng
thương mại ................................................................................................................ 21
1.4 Kinh nghiệm về đẩy mạnh hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt của một số
ngân hàng thương mại Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho ngân hàng thương mại
cổ phần Sài Gịn Thương Tín .................................................................................... 23
1.4.1 TPbank ............................................................................................................. 24
1.4.2 Ngân hàng quốc tế VIB .................................................................................... 24
1.4.3 Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội........................................................................... 25
Kết luận chương 1 ..................................................................................................... 28
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TỐN KHƠNG DÙNG TIỀN
MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GỊN THƯƠNG TÍN . 29

2.1 Giới thiệu khái quát về ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín .. 29
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ....................................................................... 29
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2016-2018 ............... 32


2.2 Thực trạng phát triển hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại ngân hàng
Thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín ............................................................... 34
2.2.1 Tổng qt về thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Sacombank ........................ 34
2.2.2 Thanh tốn bằng thẻ ngân hàng. ...................................................................... 35
2.2.3 Dịch vụ ngân hàng điện tử ............................................................................... 37
2.2.4 Thanh toán bằng Sec, Ủy nhiệm thu, Ủy nhiệm chi ........................................ 39
2.4 Thống kê kết quả khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh tốn khơng
dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín .................. 40
2.4 Đánh giá về thực trạng phát triển hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại
ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín gia đoạn 2016-2018............. 45
2.4.1 Kết quả đạt được .............................................................................................. 45
2.4.2 Những hạn chế ................................................................................................. 46
2.4.3 Nguyên nhân .................................................................................................... 46
Kết luận chương 2 ..................................................................................................... 48
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THANH TỐN
KHƠNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI
GÒN THƯƠNG TÍN ................................................................................................ 49
3.1 Định hướng phát triển hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại ngân hàng
Thương mại cổ phần sài Gịn Thương Tín giai đoạn 2019-2022 .............................. 49
3.2 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại ngân hàng
Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín ............................................................... 50
3.2.1 Đẩy mạnh cơng tác tun truyền, quảng cáo và các hoạt động marketing đến
người dân và các đơn vị trên địa bàn ........................................................................ 50
3.2.2 Hiện đại hóa cơng nghệ và đa dạng hóa phương thức thanh toán ................... 51
3.2.6 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên ........................................................... 54



3.2.7. Liên tục mở rộng mạng lưới liên kết với các đối tác để cung cấp dịch vụ thanh
tốn khơng dùng tiền mặt của Ngân hàng, đặc biệt là các đối tác kinh doanh dựa trên
nền tảng công nghệ.................................................................................................... 56
3.3 Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước .................................................................... 57
Kết luận chương 3 ..................................................................................................... 59
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 60


i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu từ viết

Nội dung đầy đủ

tắt

1

NHTM

Ngân hàng thương mại

2

NHNN


Ngân hàng Nhà nước

3

TCTD

Tổ chức tín dụng

4

KBNN

Kho bạc Nhà nước

5

TTKDTM

Thanh tốn khơng dùng tiền mặt

6

ATM

Automated Teller Machine - Máy rút tiền tự động

7

POS


Point Of Sales - Điểm bán hàng

8

TMCP

Thương mại cổ phần

9

DV NHĐT

Dịch vụ ngân hàng điện tử

10

KH

Khách hàng

11

UNT

Uỷ nhiệm thu

12

UNC


Uỷ nhiệm chi

13

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

14

Sacombank

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín

15

SPDV

Sản phẩm dịch vụ


ii

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ
Biểu đồ 2.1 Lợi nhuận từ hoạt động thẻ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
2016-2018 ................................................................................................................ 37
Biểu đồ 2.2 Tăng trưởng User IB thanh toán và thu dịch vụ của Ngân hàng TMCP Sài
Gịn Thương Tín 2016-2018 .................................................................................... 38

Biểu đồ 2.3 Lãi thuần thu từ dịch vụ Sec, UNC, UNT của Ngân hàng TMCP Sài Gịn
Thương Tín 2016-2018 ............................................................................................ 39
Bảng biểu
Bảng 2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương
Tín 2016-2018 .......................................................................................................... 32
Bảng 2.2 Lợi nhuận hoạt động kinh doanh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gịn
Thương Tín 2016-2018 ............................................................................................ 33
Bảng 2.3 Tình hình thanh tốn nội địa của doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gịn
Thương Tín 2016-2018 ............................................................................................ 34
Bảng 2.4 Hoạt động kinh doanh thẻ của doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương
Tín 2016-2018 .......................................................................................................... 35


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội nói chung và hệ thống ngân hàng thương
mại nói riêng, sự ra đời và phát triển của thanh tốn khơng dùng tiền mặt là một yếu
tố tất yếu khách quan. Thanh tốn khơng dùng tiền mặt có một vai trị hết sức quan
trọng đối với từng cá nhân, từng đơn vị kinh tế và đối với toàn bộ nền kinh tế, đáp
ứng được địi hỏi của sản xuất và lưu thơng hàng hóa trong nền kinh tế thị trường,
làm cho ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán của nền kinh tế.
Hiện nay, khi mà nền kinh tế đã phát triển sang một giai đoạn mới, xã hội hiện đại
với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, giao dịch thương mại kéo theo sự gia tăng
của dịch vụ thanh toán trực tuyến trên các thiết bị điện tử địi hỏi hình thức thanh tốn
khơng dùng tiền mặt khơng ngừng hồn thiện và ngày càng phát triển. Nắm bắt nhu
cầu này, các ngân hàng thương mại, các tổ chức trung gian thanh toán rất tích cực
triển khai các loại hình dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Bên cạnh việc phát
triển và mở rộng các phương thức truyền thống như ủy nhiệm chi (lệnh chi), ủy nhiệm

thu (nhờ thu), nhiều dịch vụ, phương thức mới, hiện đại, tiện lợi và tiện ích dựa trên
nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin đã xuất hiện và đang đi dần vào cuộc sống,
phù hợp với xu thế thanh toán của các nước trong khu vực và trên thế giới như thẻ
ngân hàng, Mobile Banking, Internet Banking, SMS Banking, ví điện tử, QR code ...
Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, hệ
thống các ngân hàng nói chung và ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gịn Thương
Tín nói riêng đã khơng ngừng phát triển các dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt
và đạt được nhiều kết quả tích cực. Đảm bảo an tồn, tiện lợi, thích hợp và chính xác
trong giao dịch thanh toán của khách hàng vừa tăng tốc độ chu chuyển vốn trong nền
kinh tế và đẩy nhanh tốc độ lưu thơng hàng hóa đồng thời tạo thêm nguồn thu cho
ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế triển khai các dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt
tại ngân hàng cịn có những hạn chế bởi tính đa dạng và ổn định của dịch vụ chưa
cao, chưa thu hút được nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ.


2

Xuất phát từ thực trạng đó, trên cơ sở những lý luận đã học cùng với quá trình tìm
hiểu, nghiên cứu về tình hình hoạt động thanh tốn tại các ngân hàng thương mại hiện
nay, tôi lựa chọn đề tài: “Đẩy mạnh hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại
Ngân hàng cổ phần Sài Gịn Thương Tín” để vừa nghiên cứu trong khóa luận tốt
nghiệp của mình mà cịn đóng góp ý kiến để có thể phát triển hơn hệ thống thanh tốn
tại đơn vị tơi đang làm việc.
2. Mục tiêu của nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Phân tích thực trạng hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền
mặt tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn Thương Tín, từ đó đề xuất một số
giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại ngân
hàng Thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín.
Mục tiêu cụ thể:
- Khái quát chung cơ sở lý thuyết về hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền

mặt tại các ngân hàng thương mại.
- Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt
tại ngân hàng Thương Mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín trong giai đoạn 2016-2018.
- Từ những hạn chế còn tồn đọng đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm
đẩy mạnh hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại ngân hàng Thương mại cổ
phần Sài Gịn Thương Tín.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết nào về hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại các ngân
hàng thương mại.
Thực trạng phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại ngân hàng Thương
mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín trong giai đoạn 2016-2018. Kết quả đạt được, những
nguyên nhân, hạn chế nào còn tồn đọng?


3

Để đẩy mạnh hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại ngân hàng Thương
mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín thì cần có những giải pháp, kiến nghị nào?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại ngân hàng Thương
mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín.
Phạm vi nghiên cứu:
- Khơng gian: Được nghiên cứu tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn
Thương Tín (hội sở).
- Thời gian: Luận văn nghiên cứu sự phát triển của hoạt động thanh toán không
dùng tiền mặt tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn Thương Tín giai đoạn
2016- 2018.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu định tính thơng qua việc phân tích thực trạng hoạt
động thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gịn

Thương Tín giai đoạn 2016-2018; Tổng hợp, thống kê, so sánh số liệu đạt được giữa
các năm với nhau nhằm làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động
thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gịn Thương
Tín.
Phương pháp điều tra khảo sát: Thông qua bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu
đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền
mặt, là cơ sở để đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động thanh tốn khơng
dùng tiền mặt của ngân hàng.
6. Nội dung nghiên cứu
Luận văn đã kế thừa tổng hợp những vấn đề về hoạt động thanh tốn khơng
dùng tiền mặt. Tổng hợp những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt


4

động thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại NHTM nói chung và tại NHTM cổ phần Sài
Gịn Thương Tín nói riêng.
Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển hoạt động thanh tốn khơng dùng
tiền mặt của NHTM cổ phần Sài Gịn Thương Tín để đưa ra đề xuất, giải pháp nhằm
đẩy mạnh hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại NHTM cổ phần Sài Gịn
Thương Tín nói riêng và hệ thống ngân hàng thương mại nói chung. Luận văn làm
cơ sở khoa học của những đề xuất về phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt.
7. Đóng góp của đề tài
Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại
ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín.
Trên cơ sở hệ thống hóa những lý luận cơ bản và đánh giá thực trạng hoạt động
thanh tốn khơng dùng tiền mặt để đưa ra một số giải pháp cụ thể mang tính áp dụng
cao, phù hợp với xu hướng ngày một phát triển của xã hội hiện nay nhằm đẩy mạnh
phát triển hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại ngân hàng Thương mại cổ
phần Sài Gịn Thương Tín trong thời gian tới.

8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
Đến nay, có nhiều cơng trình nghiên cứu với quy mơ khác nhau để tìm ra giải
pháp đẩy mạnh chất lượng và phát triển hoạt động thanh tốn nói chung và thanh tốn
khơng dùng tiền mặt nói riêng. Cụ thể một số nghiên cứu như sau:
“Phát triển dịch vụ thanh toán ngân hàng trong giai đoạn phát triển công nghệ
hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Trúc Phương đã nêu tổng quan về phát triển dịch
vụ thanh toán và thống kê các kết quả đạt được trong lĩnh vực thanh toán của một số
NHTM như: Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank, Sacombank; Từ đó đưa ra
các nhận xét và đề xuất nhằm phát triển dịch vụ thanh tốn gắn với cơng nghệ hiện
đại. Tuy nhiên nghiên cứu chỉ tập trung chủ yếu vào phương thức thanh toán bằng thẻ
đồng thời các đề xuất chỉ tập trung vào việc cải thiện hành lang pháp lý.


5

“Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt ở Việt Nam”
của tác giả Nguyễn Minh Thủy đã nêu ra sự hoàn thiện về khung khổ pháp lý và đề
xuất một số các giải pháp đẩy nhanh hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Tuy
nhiên các giải pháp đưa ra còn hạn chế, tổng quát, chưa đi sâu phân tích cụ thể vào
từng giải pháp để có thể vận dụng vào thực tế hiện nay.
“Tương lai mở rộng với dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt” của tác giả
Trang Nguyễn đã nêu ra được thực trạng hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt
tại Việt Nam và một số giải pháp công nghệ mà các ngân hàng thương mại đang áp
dụng hiện nay. Tuy nhiên nghiên cứu chỉ tập trung đi sâu vào vấn đề bảo mật của các
phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt mà không chỉ ra định hướng cụ thể để
phát triển các phương thức thanh tốn đó.
“Giải pháp thúc đẩy thanh tốn khơng dùng tiền mặt khu vực nơng thơn” của
tác giả Nguyễn Thị Phúc Hậu đã liệt kê các văn bản pháp lý đồng thời phân tích thực
trạng hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt hiện nay. Qua đó tác giả đã nêu ra
một số nguyên nhân tác động đến sự phát triển hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền

mặt ở nông thôn và đề xuất ra một số giải pháp cụ thể. Tuy nhiên tác giả chưa đi sâu
phân tích làm như thế nào để người dân có thể thích ứng với cơng nghệ mới trong
thanh tốn đặc biệt là ở khu vực nông thôn người dân chậm thích ứng về cơng nghệ.
“Phát triển hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt ở Việt Nam hiện nay”
của tác giả Lưu Phước Vẹn đã nêu ra được thực trạng thanh tốn khơng dùng tiền mặt
của Việt Nam hiện nay đồng thời đưa ra một số tồn đọng, nguyên nhân, hạn chế cũng
như đề xuất các giải pháp thúc đẩy hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Tuy
nhiên nghiên cứu chưa nêu được các giải pháp để dần xóa bỏ được thói quen sử dụng
tiền mặt của người dân mà thói quen là nhân tố quyết định nhiều nhất đến hoạt động
thanh tốn khơng dùng tiền mặt.
Nhìn chung các đề tài nghiên cứu đều tập trung khái quát về tổng quan thanh
tốn khơng dùng tiền mặt từ đó đưa ra các đề xuất, các giải pháp nhằm phát triển và
nâng cao hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt hiện nay. Tuy nhiên mỗi ngân


6

hàng thương mại, mỗi chi nhánh, mỗi tỉnh, mỗi vùng miền sẽ có đặc thù hoạt động
khác nhau, điều kiện kinh tế khác nhau dẫn đến việc nhận định về nhu cầu và phương
thức thanh toán cũng sẽ khác nhau.
Trong khi đó, phát triển phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt cần một
sự đầu tư lớn vào mạng lưới, dịch vụ, nhân sự, phần mềm, công nghệ, cơ sở hạ tầng
và trang thiết bị.... Do đó, trong bối cảnh các ngân hàng Thương mại có dịch vụ thanh
tốn khơng dùng tiền mặt giống nhau thì cần có sự đột phá để dẫn đầu mà ngân hàng
Thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín là một trong những ngân hàng đi đầu về
việc áp dụng và phát triển các phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong các
hoạt động ngân hàng; Vì vậy việc lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Đẩy mạnh hoạt động
thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn
Thương Tín” là cần thiết để đưa ra các đề xuất mang tính thực tiễn hơn, phù hợp
hơn, đa dạng hơn đồng thời gắn liền với sự phát triển vượt bậc của công nghệ hiện

nay nhằm đẩy mạnh phát triển hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại ngân
hàng trong thời gian tới.
9. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và các phụ lục thì luận văn nghiên cứu
gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về thanh tốn khơng dùng tiền mặt của ngân hang
thương mại
Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại ngân hàng
thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín
Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền
mặt tại ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín.


7

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ THANH TỐN KHƠNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Khái quát chung
1.1.1 Khái niệm thanh tốn khơng dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại
Căn cứ vào khoản 1, điều 4 nghị định số 101/2012/NĐ-CP quy định: “dịch vụ
thanh tốn khơng dùng tiền mặt (sau đây gọi là dịch vụ thanh toán) bao gồm dịch vụ
thanh toán qua tài khoản thanh toán và một số dịch vụ thanh tốn khơng qua tài khoản
thanh tốn của khách hàng”.
Căn cứ theo luật tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 khoản 15, điều 4: “Cung
ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực
hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân
hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh tốn khác cho khách hàng thơng qua tài khoản
của khách hàng”.
Thanh tốn qua ngân hàng1 (không dùng tiền mặt) là quan hệ thanh tốn được

thực hiện và được tiến hành bằng cách trích chuyển từ tài khoản đơn vị này sang tài
khoản đơn vị khác hoặc bù trừ lẫn nhau giữa các đơn vị tham gia thanh tốn, thơng
qua ngân hàng. Ngân hàng là người cung ứng dịch vụ thanh toán.
Theo tác giả Nguyễn Thị Sương Thu “thanh tốn khơng dùng tiền mặt
(TTKDTM) là cách thức thanh tốn trong đó khơng có sự xuất hiện của tiền mặt mà
việc thanh toán được thực hiện bằng cách trích chuyển trên các tài khoản của các chủ
thể liên quan đến số tiền phải thanh toán. TTKDTM cịn được định nghĩa là phương
thức thanh tốn khơng trực tiếp dùng tiền mặt mà dựa vào các chứng từ hợp pháp như
giấy nhờ thu, giấy ủy nhiệm chi, séc… để trích chuyển vốn tiền tệ từ tài khoản của tổ
1

Nguyễn Đăng Dờn 2014, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB kinh tế TP.

Hồ Chí Minh, trang 244.


8

chức, đơn vị, cá nhân này sang tài khoản của tổ chức, đơn vị, cá nhân khác thông qua
hê ̣ thớ ng ngân hàng”.
Như vậy thanh tốn khơng dùng tiền mặt (hay cịn gọi là thanh tốn chuyển
khoản) là phương thức chi trả thực hiện bằng cách trích một số tiền từ tài khoản người
chi trả chuyển sang tài khoản người được hưởng mà không phải sử dụng đến tiền mặt.
Các tài khoản này đều được mở tại ngân hàng.
1.1.2 Các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Thanh toán bằng Sec (Cheque – check)
Theo thơng tư số 22/2015/TT-NHNN “Séc là giấy tờ có giá do người ký phát
lập, ra lệnh cho người bị ký phát trích một số tiền nhất định từ tài khoản thanh tốn
của mình để thanh tốn cho người thụ hưởng”.
Các chủ thể tham gia thanh toán Séc

Người ký phát là người lập và ký phát séc
Người bị ký phát là ngân hàng mở tài khoản thanh toán cho người ký phát có
trách nhiệm thanh tốn số tiền ghi trên séc theo lệnh của người ký phát.
Người thụ hưởng là người nhận được số tiền ghi trên séc theo chỉ định của người
ký phát. Người thụ hưởng có thể là người cầm séc, người có tên trên tờ séc hoặc được
chuyển nhượng.
Những quy tắc chung trong thanh toán bằng Séc:
Tất cả các tờ séc đều do NHNN thiết kế mẫu thống nhất, được in và ghi bằng
tiếng Việt Nam (Séc phục vụ khách nước ngồi có thể in thêm tiếng Anh dưới tiếng
Việt Nam với cỡ chữ nhỏ hơn). Các TCTD, KBNN đăng ký mẫu séc với NHNN và
chỉ được in séc tại nhà in Ngân hàng. Ngân hàng, KBNN… bán séc trắng cho KH sử
dụng theo đúng mẫu séc đã được duyệt và chỉ bán cho KH nào có mở tài khoản tại
đơn vị mình.
Người phát hành séc là chủ tài khoản hoặc được chủ tài khoản ủy quyền. Chỉ


9

được phát hành séc trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi hoặc bảo chi, hoặc không
vượt quá hạn mức thấu chi, nếu vi phạm sẽ bị phạt tiền, bị đình chỉ sử dụng séc hoặc
truy tố theo pháp luật.
Séc phải viết bằng một thứ mực khó tẩy xóa, khơng dùng bút chì, khơng dùng
mực đỏ. Các yếu tố trong séc phải ghi đầy đủ rõ ràng. Cấm sửa chữa, tẩy xóa trên tờ
séc, các tờ séc viết hỏng cần gạch chéo, để nguyên không xé rời khỏi cuốn séc. Khi
phát hành séc cần ghi số tiền bằng chữ và bằng số phải khớp nhau, nếu khơng khớp
nhau thì số tiền nhỏ hơn sẽ được thanh toán, địa điểm và ngày tháng ký phát hành séc
phải ghi bằng chữ, năm phát hành ghi bằng số.
Một tờ séc hợp lệ là tờ séc ghi đầy đủ các yếu tố và nội dung quy định, có đủ
chữ ký và con dấu (nếu có). Tờ séc đủ điều kiện thanh tốn phải:
+ Tờ séc hợp lệ.

+ Được nộp trong thời hạn hiệu lực thanh tốn
+ Khơng có lệnh đình chỉ lệnh thanh toán.
+ Chữ ký và con dấu phải khớp đúng với mẫu đã đăng ký.
+ Số dư tài khoản của chủ thanh toán đủ tiền để thanh toán.
+ Các chữ ký chuyển nhượng (nếu có) đối với séc ký danh là phải liên tục.
Thời hạn xuất trình của tờ séc là 30 ngày kể từ ngày phát hành cho đến khi tờ
séc được nộp vào đơn vị thanh toán hoặc đơn vị thu hộ, bao gồm cả ngày lễ và ngày
chủ nhật. Nếu ngày kết thúc thời hạn rơi vào ngày lễ, ngày chủ nhật thì ngày thanh
tốn sẽ lùi vào ngày làm việc sau đó. Thời hạn hiệu lực của tờ séc là 6 tháng kể từ
ngày ký phát.
Người phát hành séc và người thụ hưởng phải thông báo ngay cho các bên liên
quan khi bị mất séc, việc thông báo phải thực hiện bằng văn bản mới có giá trị pháp
lý. Căn cứ vào thông báo mất séc, các đơn vị thanh tốn cần ra lệnh đình chỉ thanh
tốn đối với tờ séc được thông báo và phải chịu bồi thường nếu để tờ séc bị lợi dụng


10

lấy tiền sau khi đã nhận thông báo. Trường hợp người phát hành, hoặc người thụ
hưởng thông báo không kịp thời, hoặc thông báo sau khi tờ séc bị lợi dụng thị họ phải
chịu trách nhiệm về các thiệt hại do mất séc.
Nếu thông báo mất séc không đảm bảo tính trung thực thì người thơng báo sẽ
bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu.
Trường hợp có nhiều tờ séc được phát hành bởi một chủ tài khoản được nộp vào
cùng một thời điểm thì đơn vị thanh tốn xác định thứ tự thanh toán theo số séc phát
hành từ nhỏ đến lớn.
Séc phát hành quá số dư tài khoản tiền gửi và hạn mức thấu chi, chủ tài
khoản sẽ bị xử lý:
Lần 1: Ngân hàng thu hộ gửi thông báo cảnh cáo người phát hành séc. Phạt
chậm trả tính trên số tiền chậm trả, số ngày chậm trả và lãi suất phạt chậm trả do

NHNN quy định. Số tiền phạt chậm trả chuyển cho người thụ hưởng séc.
Lần 2: Phạt tiền chậm trả như quy phạm lần đầu. Đình chỉ phát hành séc trong
ba tháng, thu hồi toàn bộ số séc chưa sử dụng. Sau đó nếu có cam kết khơng tái phạm
thì khơi phục quyền phát hành séc.
Lần 3: Phạt chậm trả như trên, đồng thời đình chỉ vĩnh viễn quyền phát hành
séc đối với người phát hành séc. Thông báo rộng rãi các thông tin liên quan cho
NHNN.
Các loại séc sử dụng trong thanh toán
Séc ký danh: Là séc ghi rõ họ tên, địa chỉ của cá nhân hoặc pháp nhân thụ hưởng
séc. Loại séc này được chuyển nhượng theo luật bằng phương pháp ký hậu chuyển
nhượng.
Séc vô danh: Là loại séc không ghi tên cá nhân hoặc tên pháp nhân thụ hưởng
séc. Trên tờ séc sẽ ghi “Yêu cầu trả tiền cho người cầm séc”. Loại séc này được
chuyển nhượng tự do bằng cách trao tay.


11

1.1.2.2 Thanh toán bằng ủy nhiệm chi
Ủy nhiệm chi (UNC) là lệnh chi do chủ tài khoản lập trên mẫu in sẵn để yêu cầu
ngân hàng hoặc kho bạc nơi mình mở tài khoản trích một số tiền nhất định từ tài
khoản của mình để chi trả cho người thụ hưởng về tiền hàng hóa, dịch vụ, hoặc chuyển
vào một tài khoản khác của chính mình.
1.1.2.3 Thanh tốn bằng ủy nhiệm thu
Ủy nhiệm thu (UNT) là một thể thức thanh toán được tiến hành trên cơ sở giấy
ủy nhiệm thu và các chứng từ hóa đơn do người bán lập và chuyển đến ngân hàng để
thu hộ tiền từ người mua về hàng hóa đã giao, dịch vụ cung ứng phù hợp với những
điều kiện thanh toán đã ghi trong hợp đồng kinh tế.
Ủy nhiệm thu được áp dụng phổ biến trong mọi trường hợp với điều kiện hai
bên mua và bán phải thống nhất với nhau và phải thông báo bằng văn bản cho ngân

hàng về việc áp dụng thể thức ủy nhiệm thu để ngân hàng làm căn cứ tổ chức thực
hiện thanh toán.
1.1.2.4 Thanh toán bằng thẻ ngân hàng (Bank Card)
Thẻ ngân hàng là một loại công cụ thanh toán hiện đại do ngân hàng phát hành
và bán cho các đơn vị, cá nhân để họ sử dụng trong thanh tốn tiền mua hàng hóa,
dịch vụ… hoặc rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý hay tại các quầy trả tiền tự động
(ATM).
Có 3 loại thẻ ngân hàng chính: Thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng và thẻ trả trước với
tính năng sử dụng và đặc điểm hoàn toàn khác nhau. Cả 3 thẻ này đều là thẻ thanh
toán, hay thẻ vật lý. Một số ngân hàng còn phát hành thẻ ảo (thẻ phi vật lý) chỉ sử
dụng online như thanh tốn trực tuyến mà khơng biểu hiện dưới hạng thẻ vật lý.
Thẻ tín dụng (Credit Card): Là một cơng cụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt,
cho phép chủ thẻ này chi tiêu trước, trả tiền sau. Là loại thẻ áp dụng cho những khách
hàng có đủ điều kiện được ngân hàng phát hành thẻ cho vay vốn để thanh tốn tiền
hàng hóa, dịch vụ, rút tiền mặt. Do đó chỉ những người có thu nhập hay chứng minh


12

được khả năng trả nợ cho ngân hàng mới có thể làm thẻ này. Ngân hàng sẽ cung cấp
cho khách hàng một hạn mức để chi tiêu, sau khi sử dụng thẻ khách hàng phải trả nợ
gốc cho ngân hàng phát hành trong thời gian quy định nếu trễ hạn thì phải trả lãi cho
ngân hàng.
Thẻ ghi nợ (Debt Card) hay còn gọi là thẻ ATM: Là thẻ áp dụng rộng rãi cho
mọi khách hàng trong nước và nước ngoài với điều kiện khách hàng phải lưu ký tiền
vào một tài khoản riêng tại ngân hàng – tức là phải ký quỹ trước tại ngân hàng một
số tiền (được hưởng lãi) và được sử dụng thẻ có giá trị bằng số tiền ký quỹ đó để
thanh tốn.
Thẻ trả trước: Thẻ trả trước là một loại thẻ ATM, được dùng để rút tiền, chuyển
tiền hoặc thanh tốn hàng hóa bằng số tiền có trong thẻ. Có nghĩa là trong thẻ có bao

nhiêu thì chi tiêu được bấy nhiêu. Đây chính là điểm phân biệt với thẻ ghi nợ, nói
cách khác thì thẻ trả trước khơng cần mở tài khoản thanh tốn giống như thẻ ghi nợ.
Có các loại thẻ trả trước sau:
Theo danh tính chủ thẻ gồm thẻ định danh và thẻ vơ danh: Thẻ định danh là thẻ
có tên của người sử dụng, có thể nạp tiền nhiều lần. Thẻ vơ danh là thẻ khơng có tên
người dùng trên thẻ, bạn có thể mua và tặng thẻ cho người khác. Bạn chỉ có thể nạp
một lần, thẻ sau đó khơng còn giá trị.
Theo phạm vi sử dụng:
+ Thẻ trả trước nội địa dùng được trong nước,
+ Thẻ trả trước quốc tế (Visa hoặc MasterCard...): Dùng lần lượt trong nước và
trên tồn cầu, tại những điểm có thương hiệu Visa hoặc Mastercard.
Dựa theo tính chất vật lý:
+ Thẻ trả trước vật lý: là thẻ hữu hình, bằng nhựa giống như các loại thẻ ATM
khác.


13

+ Thẻ trả trước ảo: là thẻ vơ hình, thơng tin thật nhưng tồn tại online trên hệ
thống. Thẻ chỉ dùng để mua hàng online hoặc verifyed một số loại tài khoản, loại này
chủ yếu là thẻ Visa ảo.
1.1.2.5 Dịch vụ ngân hàng điện tử
Là những dịch vụ được ngân hàng cung cấp cho khách hàng dựa trên nền tảng
công nghệ tin học hiện đại, tức dựa trên công nghệ điện tử. Dịch vụ ngân hàng điện
tử cho phép khách hàng có thể truy nhập từ xa vào một NH nhằm nắm bắt các thơng
tin có liên quan đến hoạt động ngân hàng, thực hiện các giao dịch với ngân hàng
thông qua phương tiện thông tin hiện đại mà không cần phải đến quầy giao dịch.
Các dịch vụ ngân hàng điện tử hiện nay bao gồm:
Mobile Banking: Là dịch vụ truy vấn ngân hàng, thông tin tài khoản, thực hiện
các giao dịch khác thông qua một ứng dụng cài đặt trên điện thoại di động hoặc máy

tính bảng.
Internet Banking: Là dịch vụ truy vấn ngân hàng, thông tin tài khoản, thực
hiện các giao dịch khác qua mang internet.
SMS Banking: Là dịch vụ thông báo biến động số dư, truy vấn thơng tin tài
khoản, thực hiện chuyển khoản, thanh tốn và thực hiện các giao dịch khác bằng cách
nhắn tin theo cú pháp quy định gửi đến số tổng đài của ngân hàng.
Phone Banking: Là dịch vụ ngân hàng qua điện thoại giúp khách hàng thực
hiện các giao dịch với ngân hàng thông qua số tổng đài của Trung tâm dịch vụ
khách hàng.
Ví điện tử: hay ví số là một tài khoản điện tử thường được tích hợp trong các
ứng dụng điện thoại hoặc sử dụng qua website có cơng dụng như một chiếc ví giúp
bạn đựng tiền từ các tài khoản ngân hàng, có chức năng thanh tốn và giao dịch trực
tuyến với các trang web điện tử hoặc các loại phí trên internet mà có liên kết và cho
phép thanh tốn bằng ví điện tử. Các nhà cung cấp dịch vụ này sẽ hợp tác với ngân
hàng để quản lý tiền của bạn và thông qua kết nối này, ngân hàng sẽ giảm sự quản lý


14

các giao dịch thanh toán từ thẻ khách hàng bởi các giao dịch này sẽ do nhà cung cấp
ví điện tử quản lý. Các ví điện tử phổ biến như thanh tốn ví điện tử Momo, nạp rút
ví điện tử Payoo, thanh toán thẻ qua di động Moca…
QR code: Là chữ viết tắt của chữ Quick response code (Mã phản hồi nhanh) hay
còn gọi là mã vạch ma trận (matrix-barcode) là dạng mã vạch hai chiều (2D) thế hệ
mới có thể được đọc bởi một máy đọc mã vạch hay smartphone (điện thoại thơng
minh) có chức năng chụp ảnh (camera) với ứng dụng chuyên biệt để quét mã vạch.
Với phương thức này, khách hàng có thể sử dụng thiết bị di động, ví điện tử trên điện
thoại di động để quét mã QR tại các đơn vị chấp nhận thẻ liên kết với ngân hàng, thay
vì sử dụng thẻ để thanh toán qua máy POS hoặc chuyển khoản.
Trong các dịch vụ ngân hàng điện tử trên thì hiện nay các dịch vụ Internet

Banking và Mobile Banking và đặc biệt là ví điện tử và QR code đang được ưa chuộng
hơn cả, vì sự tiện ích và gần gũi với người dùng hơn. Đồng thời, đây cũng là các giao
dịch chính được ngân hàng ưu tiên cung cấp và phát triển.
Có hai đặc tính của dịch vụ ngân hàng điện tử:
+ Khơng hồn tồn thay thế cho các dịch vụ truyền thống mà mang tính kế thừa
và cải tiến từ các dịch vụ này.
+ Gắn liền với sự phát triển và tiến bộ của công nghệ thông tin hiện đại.
1.1.3 Sự cần thiết và ý nghĩa của thanh tốn khơng dùng tiền mặt.
Cùng với sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng, người ta đã nghĩ ra
cách sử dụng các phương tiện thanh toán khác để thay thế cho tiền mặt. Thật tiện lợi
khi mua hàng và muốn trả bao nhiêu tiền chỉ cần ký và ghi vào tờ séc hay trả ngay
bằng thẻ thanh toán. Thanh toán khơng dùng tiền mặt ngày càng hồn thiện và mang
lại nhiều lợi ích trong nền kinh tế xã hội.
Trước hết, TTKDTM thúc đẩy quá trình vận động của vật tư, hàng hóa trong
nền kinh tế, thơng qua đó mà các mối quan hệ kinh tế lớn sẽ được giải quyết, nhờ vậy
mà q trình sản xuất và lưu thơng hàng hóa được tiến hành bình thường.


×