Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

(Luận văn thạc sĩ) phân tích tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.33 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀ O TẠO

NGÂN HÀ NG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀ NG TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ THANH TÂM

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA THU NHẬP
NGOÀI LÃI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Gia tăng hiệu quả hoạt động luôn là đề tài quan tâm hàng đầu của nhiều nghiên cứu
khoa học và các nhà quản trị ngân hàng. Bên cạnh nguồn thu từ hoạt động tín dụng,
hoạt động thu nhập ngoài lãi đang được các nhà nghiên cứu chú ý hơn trong khoảng
thời gian gần đây, đặc biệt là chiều hướng tác động của chúng đến sự tăng trưởng hiệu
quả hoạt động của các ngân hàng thương mại. Mơi trường kinh doanh cạnh tranh gay
gắt địi hỏi các nhà quản trị ngân hàng cần phải có những xu hướng kinh doanh mới
nhằm tìm kiếm lợi nhuận, gia tăng hiệu quả hoạt động của mình.
Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến chiều hướng tác động của nguồn thu
ngoài lãi đến khả năng sinh lời cũng như hiệu quả hoạt động của các ngân hàng
thương mại trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, đồng thời cũng đưa ra
nhiều kết luận khác nhau. Bài nghiên cứu của tác giả sẽ tập trung phân tích chiều
hướng tác động của thu nhập ngồi lãi đến hiệu quả hoạt động của 26 ngân hàng
thương mại Việt Nam trong gian đoạn từ 2008 đến 2017 bằng phương pháp hồi quy


dữ liệu bảng thơng qua mơ hình GMM và đưa ra kết quả nghiên cứu. Để đảm bảo
thêm tính xác thực thì nghiên cứu sẽ tiếp tục hồi quy dữ liệu dựa trên Mơ hình tác
động cố định (Fixed effects model) và Mơ hình tác động ngẫu nhiên (Random effects
model) sau đó sử dụng các kiểm định để lựa chọn ra mơ hình phù hợp nhất, từ đó so
sánh và rút ra kết luận về chiều hướng tác động của các hoạt động thu ngoài lãi đến
hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại.
Kết quả nghiên cứu của bài viết chỉ rõ rằng thu nhập ngoài lãi có tác động tích cực
đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn
nghiên cứu, đồng gia tăng tỷ lệ dư nợ tín dụng sẽ giúp khả năng sinh lời của các ngân
hàng thương mại được cải thiện. Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất ra các
khuyến nghị nhằm giúp ngành ngân hàng Việt Nam được cải thiện, đẩy mạnh khả
năng cạnh tranh, gia tăng hiệu quả hoạt động trong tương lai.

1


MỤC LỤC
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ ............................................................ 1
MỤC LỤC .................................................................................................. 2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................ 6
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................... 9
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................ 10
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG ĐỀ TÀ I PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG
CỦA THU NHẬP NGOÀI LÃI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...................................................... 11
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...................................................................................11
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .....................................................12
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................................................... 12
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................................ 13


1.3. ĐỚI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................13
1.3.1. Đớ i tươ ̣ng nghiên cứu ...................................................................................................... 13
1.3.2. Pha ̣m vi nghiên cứu ......................................................................................................... 13
1.3.3. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................................... 13
1.3.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 14

1.4. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI ...............................................................................14
1.5. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI ..............................................................................15

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................... 16

2


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA THU NHẬP NGOÀI LÃI ĐẾN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................... 17
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THU NHẬP NGOÀI LÃI CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI .....................................................................................................17
2.1.1. Giới thiệu chung về thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại ............................. 17
2.1.2. Cách thức đo lường thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại ............................. 19

2.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI .....................................................................................................21
2.2.1. Giới thiệu chung về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ............................ 21
2.2.2. Cách thức đo lường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ............................ 23

2.3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA THU NHẬP NGOÀI LÃI ĐẾN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...............25
2.4. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA THU NHẬP NGOÀI LÃI ĐẾN

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...............30
2.4.1. Các nghiên cứu trong nước về tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của
các ngân hàng thương mại ............................................................................................................ 30
2.4.2. Các nghiên cứu nước ngoài về tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của
các ngân hàng thương mại ............................................................................................................ 32
2.4.3. Bài học rút ra từ các nghiên cứu trên thế giới về tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả
hoạt động của các ngân hàng thương mại ..................................................................................... 35

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................... 35
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌ NH NGHIÊN CỨU TÁC
ĐỘNG CỦ A THU NHẬP NGOÀI LÃI ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ........................ 36

3


3.1. ĐỀ XUẤT MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU TÁC ĐỢNG CỦA THU NHẬP NGOÀI
LÃI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM ...........................................................................................................36
3.2. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU TÁC ĐỢNG CỦA THU NHẬP NGỒI LÃI ĐẾN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
........................................................................................................................41
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÁC ĐỢNG CỦA THU NHẬP NGỒI LÃI
ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT
NAM .....................................................................................................................42

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................... 45
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỢNG CỦ A THU NHẬP
NGỒI LÃI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM .................................................................... 46

4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỢNG CỦA THU NHẬP
NGỒI LÃI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI VIỆT NAM ...................................................................................................46
4.2. KẾT QUẢ HỒI QUY VỀ TÁC ĐỘNG CỦA THU NHẬP NGOÀI LÃI ĐẾN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
........................................................................................................................54
4.2.1. Mơ hình GMM nghiên cứu về tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của
các ngân hàng thương mại Việt Nam ............................................................................................ 54
4.2.2. Mơ hình hồi quy POOLED OLS, mơ hình tác động cố định (FEM) và mơ hình tác động ngẫu
nhiên (REM) nghiên cứu về tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các ngân
hàng thương mại Việt Nam .......................................................................................................... 62

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ......................................................................... 69

4


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦ A

THU NHẬP

NGOÀI LÃI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM .................................................................... 70
5.1. KẾT LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP ĐẾN HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM .
........................................................................................................................70
5.2. CÁC KHUYẾN NGHI ̣CHÍNH SÁCH............................................................72
5.3. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC NGHIÊN CỨU BỔ
SUNG TRONG TƯƠNG LAI ...............................................................................74


KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ......................................................................... 75
TÀ I LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 76
Tài liệu trong nước ................................................................................................ 76
Tài liệu nước ngoài ................................................................................................ 77
Tài liệu lấy từ internet .........................................................................................86

PHỤ LỤC.................................................................................................. 88
1. CÁC KẾT QUẢ CỦA MƠ HÌNH GMM ........................................................88
2. CÁC KẾT QUẢ CỦA MƠ HÌNH POOLED OLS, FEM VÀ REM .................95

5


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Ý nghĩa

Diễn giải tiếng Anh

2SLS

Hồi quy 2 giai đoạn

Two-Stage Least Squares

ABB

Ngân hàng thương mại cổ phần
An Bình


An Binh Commercial Joint
Stock Bank

ACB

Ngân hàng thương mại cổ phần
Á Châu

Asia Commercial Joint Stock
Bank

BID

Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam

Bank for Investment &
Development of Vietnam

CTG

Ngân hàng thương mại cổ phần
Công Thương Việt Nam

Vietnam Joint Stock
Commercial Bank for
Industry and Trade

DEA


Phương pháp phân tích bao dữ liê ̣u

Data Envelopment Analysis

EIB

Ngân hàng thương mại cổ phần
Xuất Nhập khẩu Việt nam

Vietnam Export Import
Commercial Joint Stock Bank

EU

Liên minh châu âu

European Union

FEM

Mơ hình tác động cố định

Fixed Effects Model

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

Gross Domestic Product


GLS

Ước lượng tuyến tính tổng quát

Generalized Least Square

GMM

General Method of Moments

HDB

Ngân hàng thương mại cổ phần
Phát triển nhà
Thành phố Hồ Chí Minh

Generalized Method of
Moments
HoChiMinh City
Development Joint Stock
Commercial Bank

HHI

Chỉ số Herfindahl-Hirschman

Herfindahl-Hirschman Index

IV


Biến công cụ

Instrumental variables

KLB

Ngân hàng thương mại cổ phần
Kiên Long

Kien Long Commercial Joint
Stock Bank

LPB

Ngân hàng thương mại cổ phần
Bưu điện Liên Việt

Joint stock commercial Lien
Viet postal bank

6


Từ viết tắt

Ý nghĩa

Diễn giải tiếng Anh


MBB

Ngân hàng thương mại cổ phần
Quân đội

Military Commercial Joint
Stock Bank

MLE

Ước lượng hợp lý cực đại

Maximum Likelihood
Estimation

MSB

Ngân hàng thương mại cổ phần
Hàng hải Việt Nam

Vietnam Maritime Joint Stock Commercial Bank

NAB

Ngân hàng thương mại cổ phần
Nam Á

Vietnam Maritime Joint Stock Commercial Bank

NCB


Ngân hàng thương mại cổ phần
Quốc Dân

National Citizen Commercial
Joint Stock Bank

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

State Bank of Vietnam

NHNNg

Ngân hàng nước ngoài

Foreign Bank

NHTM

Ngân hàng thương mại

Commercial Bank

NIM

Tỷ lệ lãi cận biên

Net Interest Margin


NNII

Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động phi tín
dụng trên tồn bộ thu nhập của
ngân hàng

Net National Income Index

OCB

Ngân hàng thương mại cổ phần
Phương Đông Việt Nam

Orient Commercial Joint
Stock Bank

PGB

Ngân hàng thương mại cổ phần
Xăng Dầu Petrolimex

Petrolimex Group
Commercial Joint Stock Bank

Pool OLS/
OLS

Phương pháp bình phương nhỏ nhất


Pooled Ordinary Least
Squares

REM

Mơ hình tác động ngẫu nhiên

Random Effects Model

REV

Lợi nhuận

Revenue

ROA

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản

Return on Assets

ROAA

Tỷ số lợi nhuận rịng trên
tổng tài sản bình qn

Return on Average Assets

ROAE


Tỷ số lợi nhuận ròng trên
vốn chủ sở hữu bình quân

Return on Average Equity

7


Từ viết tắt

Ý nghĩa

Diễn giải tiếng Anh

ROE

Tỷ số lợi nhuận rịng trên vốn chủ
sở hữu

Return on Equity

RRTD

Rủi ro tín dụng

Credit-worthiness

SCB

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài

Gòn

Sai Gon Commercial Bank

SEA

Ngân hàng thương mại cổ phần
Đông Nam Á

Southeast Asia Commercial
Joint Stock Bank

SFA

Phương pháp biên ngẫu nhiên

Stochatic Frontier Analysis

SGB

Ngân hàng thương mại cổ phần
Sài Gịn Cơng Thương

Saigon Bank For Industry
And Trade

SGMM

Ước lượng mơ-ment tổng quát
hệ thống


System generalized method of
moments

SHB

Ngân hàng thương mại cổ phần
Sài Gòn Hà Nội

Saigon – Hanoi Commercial
Joint Stock Bank

STB

Ngân hàng thương mại cổ phần
Sài Gịn Thương Tín

Saigon Thuong Tin
Commercial Joint Stock Bank

TCB

Ngân hàng thương mại cổ phần
Kỹ Thương Việt Nam

Vietnam Technological and
Commercial Joint Stock Bank

TPB


Ngân hàng thương mại cổ phần
Tiên Phong Việt Nam

Tien Phong Commercial Joint
Stock Bank

VAB

Ngân hàng thương mại cổ phần
Việt Á

Vietnam Asia Commercial
Joint Stock Bank

VCA

Ngân hàng thương mại cổ phần
Bản Việt

Viet Capital Commercial
Joint Stock Bank

VCB

Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngoại Thương Việt Nam

Joint Stock Commercial Bank
for Foreign Trade of Vietnam


VCSH

Vốn chủ sở hữu

Equity

VIB

Ngân hàng thương mại cổ phần
Quốc tế

Vietnam International
Commercial Joint Stock Bank

VPB

Ngân hàng Việt Nam Thinh Vượng

Vietnam Prosperity Joint
Stock Commercial Bank

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

World Trade Organization

8



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình
Hình 3.1
Hình 4.1

Hình 4.2

Hình 4.3

Hình 4.4

Hình 4.5

Hình 4.6

Hình 4.7

Tên hình
Tóm tắt các biến nghiên cứu
Tỷ lệ thu nhập ngồi lãi trung bình của các NHTM Việt
Nam qua các năm trong giai đoạn nghiên cứu
Tỷ lệ tiền gửi của khách hàng các NHTM Việt Nam qua
các năm trong giai đoạn nghiên cứu
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trung bình của các NHTM Việt
Nam qua các năm trong giai đoạn nghiên cứu
Tỷ lệ dư nợ tín dụng trung bình của các NHTM Việt Nam
qua các năm trong giai đoạn nghiên cứu
Quy mơ trung bình của các NHTM Việt Nam qua các
năm trong giai đoạn nghiên cứu
Tỷ lệ chi phí chung trung bình của các NHTM Việt Nam

qua các năm trong giai đoạn nghiên cứu
Tỷ lệ hiệu quả hoạt động trung bình của các NHTM Việt
Nam qua các năm trong giai đoạn nghiên cứu

9

Trang
38
47

48

49

50

51

52

53


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
Bảng 3.1

Tên bảng
Mô tả chi tiết các biến trong mơ hình hồi quy


Trang
38

Mơ tả chi tiết các biến độc lập trong mơ hình phân tích
Bảng 4.1

tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động

46

của ngân hàng
Bảng 4.2
Bảng 4.3

Bảng 4.4

Bảng 4.5
Bảng 4.6
Bảng 4.7

Bảng 4.8

Hiệu quả hoạt động phân loại theo quy mô ngân hàng
Thu nhập ngoài lãi và hiệu quả hoạt động của ngân
hàng thương mại
Kết quả kiểm định Sargan và Arellano-Bond cho mơ
hình 26 ngân hàng
Thu nhập ngồi lãi phân loại theo quy mơ của ngân
hàng thương mại Việt Nam
Kiểm định Sargan và Arellano-Bond test

Kiểm định hệ số tương quan giữa các biến trong mơ
hình
Kết quả ước lượng mơ hình POOLED OLS, FEM,
REM

10

52
54

58

59
61
62

63


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG ĐỀ TÀ I PHÂN TÍCH
TÁC ĐỘNG CỦA THU NHẬP NGOÀI LÃI ĐẾN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, Thế giới bước qua nhiều sự thay đổi đổi lớn, đặc biệt là
lĩnh vực công nghệ đã đòi hỏi sự chuyển biến từ các ngành nghề kinh doanh nói chung
và ngành tài chính ngân hàng nói riêng nhằm thích nghi với nhu cầu sử dụng của con
người hiện đại. Nguồn thu nhập chủ yếu của các ngân hàng thương mại hiện nay đến
từ hoạt động cho vay và huy động vốn. Tuy nhiên, do môi trường kinh doanh cạnh
tranh ngày càng khốc liệt yêu cầu các ngân hàng cần có những xu hướng mới để tìm
kiếm lợi nhuận cho mình. Xu hướng thu nhập ngồi lãi và tìm kiếm thu nhập từ các

hoạt động phi tín dụng ngày càng được chú ý hơn nhằm giữ vững và gia tăng hiệu
quả hoạt động.
Từ sau khi Viê ̣t Nam trở thành mô ̣t thành viên của tổ chức WTO năm 2007, nước ta
đã và đang hòa nhâ ̣p vào môi trường thế giới, đón nhâ ̣n nhiề u cơ hô ̣i và thách thức
mới mà môi trường quốc tế mang la ̣i, điề u đó khiế n Viê ̣t Nam cầ n tìm ra mô ̣t phương
pháp nhằ m duy trì tính hiê ̣u quả, vững ma ̣nh cũng như tính ca ̣nh tranh tố t hơn với
những công ty nước ngoài, đă ̣c biê ̣t là liñ h vực hế t sức nha ̣y cảm như ngành ngân
hàng. Mục tiêu đă ̣t ra là các ngân hàng thương mại Viê ̣t Nam phải tìm ra cách để duy
trì sự tồ n ta ̣i, phát triể n bề n vững và gia tăng khả năng ca ̣nh tranh với các ngân hàng
quốc tế. Hay có thể nói “Hiệu quả hoạt động” là mô ̣t mu ̣c tiêu vô cùng quan tro ̣ng để
khẳ ng đinh
̣ sự tồ n ta ̣i của mô ̣t ngân hàng trong môi trường toàn cầ u hiê ̣n nay.
Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu quan tâm đến xu hướng gia tăng thu nhập ngoài lãi
bằng cách đo lường sự tác động của các hoạt động ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động
của các ngân hàng thương mại. Những nghiên cứu ủng hơ ̣ xu hướng gia tăng thu nhập
ngồi lãi của các ngân hàng thương mại sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của các ngân
hàng thương mại đươc̣ thực hiê ̣n bởi nhiề u tác giả cho rằng tầm quan trọng của thu
nhập ngoài lãi ngày càng tăng và chiếm 40% thu nhập hoạt động trong ngành ngân
hàng thương mại của Hoa Kỳ như đã nêu trong De Young và Rice (2003). Do đó, các
ngân hàng đang ngày càng phụ thuộc vào thu nhập ngoài lãi để tồn tại và phát triển
11


trong việc tạo ra doanh thu và lợi nhuận (Bian và các tác giả, 2015)., nghiên cứu của
Alaaeddin Al-Tarawneh và các tác giả (2017) cho thấy thu nhập ngoài lãi giúp tăng
cường vốn chủ sở hữu và điều này có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận. Về phía
ngược lại cũng có hàng loa ̣t các nghiên cứu chỉ ra rằ ng thu nhập ngồi lãi có tác đơ ̣ng
tiêu cực đến hiệu quả hoạt động như nghiên cứu của Smith và cộng sự (2003) cho
rằng việc tăng thu nhập ngồi lãi khơng thể hồn tồn bù đắp cho việc giảm thu nhập.
Hơn nữa một số nghiên cứu chỉ ra rằng thu nhập ngoài lãi và hiệu suất của ngân hàng

có mối tương quan ngược chiều và sự khơng ổn định của thu nhập ngồi lãi thậm chí
có thể làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng thương mại (Jing Wang và Haowen
Zhou, 2009)...
Tại Việt Nam, các nghiên cứu đa số cũng tập trung vào phân tích khả năng cạnh tranh
của các ngân hàng thương mại sau khi thực hiện đẩy mạnh các hoạt động phi tín dụng
đến hiệu quả hoạt động. Hầu hết quan điểm của các nhà nghiên cứu đều ủng hộ việc
gia tăng thu nhập ngoài lãi sẽ có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các
ngân hàng thương mại tại Việt Nam như nghiên cứu của cô Nguyễn Thi ̣Cành và Hồ
Thi ̣Hồ ng Minh (2015), Lâm Chí Dũng và các tác giả (2015), Lê Long Hâ ̣u và Pha ̣m
Xuân Quỳnh (2017), Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Thùy Trang (2018) chỉ ra
rằng thu nhập ngồi lãi khơng có tác động lên rủi ro nhưng lại có tác động tích cực
lên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn nghiên cứu.
Các nghiên cứu về mục tiêu trên đều được thực hiện đối với bối cảnh quốc tế, ngành
tài chính ngân hàng tại các nước phát triển hoặc trong bối cảnh Việt Nam nhưng số
liệu của các năm về trước. Trong luận văn này, tác giả sẽ nghiên cứu về Tác động của
các hoạt động phi lãi đến hiệu quả hoạt động của các các ngân hàng thương mại tại
Việt Nam với số liệu của 26 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn gần nhất
với hiện tại từ 2007-2017.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦ A ĐỀ TÀ I
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá chiều hướng tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt
động của các ngân hàng thương mại Việt Nam dựa trên nguồn số liệu thực tế 26 từ
ngân hàng thương mại từ năm 2008 đến năm 2017, đề xuất ra một số kiến nghị có
12


tính khả thi trong phạm vi của nghiên cứu định lượng, góp phần gia tăng hiệu quả
hoạt động của các ngân hàng thương mại trong nước.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất là nghiên cứu, hệ thống hóa các lý thuyết về hiệu quả hoạt động, thu nhập

ngoài lãi, cách thức đo lường các chỉ tiêu trên dựa trên kinh nghiệm của các nghiên
cứu trước đây.
Thứ hai là dựa trên số liệu đã qua xử lý, sử dụng các phần mềm cơng cụ để tìm kiếm
bằng chứng thực nghiệm chiều hướng tác động của thu nhập ngoài lãi và các yếu tố
khác đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Thứ ba là dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất quan điểm, phương hướng phù
hợp với các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
1.3. ĐỚI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đớ i tươṇ g nghiên cứu
Chiề u hướng tác đô ̣ng của thu nhập ngoài lãi đế n hiệu quả hoạt động của các ngân
hàng thương mại Viê ̣t Nam.
1.3.2. Pha ̣m vi nghiên cứu
Do khả năng thu thập số liệu hạn chế nên các tác giả chưa thể tiếp cận được với số
liệu của toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, do đó luận văn sẽ thực
hiện nghiên cứu trong pha ̣m vi các mố i quan hê ̣ giữa thu nhập ngoài lãi và lơị nhuận
ngân hàng với mẫu nghiên cứu gồm 26 ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong
khoảng thời gian 2008 đến 2017.
1.3.3. Câu hỏi nghiên cứu
Thứ nhất, các hoạt động thu nhập ngoài lãi có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt
động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam hay không?

13


Thứ hai, ngồi thu nhập ngồi lãi ra thì các yếu tố khác như tỷ lệ dư nợ tín dụng, tỷ
lệ vốn chủ sở hữu, quy mơ ngân hàng,... có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động
của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam hay không?
Thứ ba, dựa trên kết quả thì những chính sách nào sẽ được đề xuất nhằm phát triển
ngành ngân hàng tại Việt Nam?
1.3.4. Phương pháp nghiên cứu

Thống kê mô tả các biến nghiên cứu trong mơ hình
Thực hiện hồi quy dữ liệu bảng với GMM (Generalized Method of Moments), tiến
hành kiểm định Sargan (Sargan test), kiểm định AR(2) (Arellano-Bond test for Ar(2))
Song song với việc sử dụng mơ hình GMM, để đảm bảo thêm tính xác thực thì nghiên
cứu sẽ tiếp tục sử dụng hai mơ hình là Mơ hình tác động cố định (Fixed effects model)
và Mơ hình tác động ngẫu nhiên (Random effects model), Pool OLS sau đó sử dụng
kiểm định Hausman để lựa chọn ra mơ hình phù hợp nhất và so sánh kết quả vối mơ
hình GMM.
1.4. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài mang lại được những điểm mới sau đây:
Một là, đề tài làm rõ mô ̣t số vấ n đề lý luâ ̣n và thực tiễn chủ yế u về mố i quan hê ̣ giữa
thu nhâ ̣p ngoài lãi và một số yếu tố nội tại khác như tỷ lệ vốn chủ sở hữu, số dư nơ ̣
cho vay, tỷ lê ̣ tiề n gửi và quy mô ngân hàng với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng
thương mại ta ̣i Viê ̣t Nam trên cơ sở tổ ng quan có cho ̣n lo ̣c mô ̣t số quan điể m cơ bản
của các nhà kinh tế ho ̣c trên thế giới, mô ̣t số tổ chức quố c tế và mô ̣t số ho ̣c giả của
Viê ̣t Nam, kế t hơp̣ đươc̣ đúc kế t để rút ra những ý kiế n nhâ ̣n đinh.
̣
Hai là, từ cơ sở lý luâ ̣n, bài nghiên cứu đề ra những tiêu chí để xác đinh
̣ mớ i quan hê ̣
giữa thu nhập ngồi lãi và hiệu quả hoạt động để vâ ̣n du ̣ng vào điề u kiê ̣n hiê ̣n tại của
Viê ̣t Nam đóng góp thêm cho các nhà quản tri ̣ ngân hàng bài nghiên cứu, những
hướng đi mới giúp cải thiện ngành ngân hàng ta ̣i Viê ̣t Nam, nơi mà vấ n đề về thu
nhâ ̣p ngoài lãi đang rấ t cầ n thiế t nhưng la ̣i chưa có nhiề u nghiên cứu.

14


1.5. CẤU TRÚC CỦ A ĐỀ TÀ I
Luâ ̣n văn dự kiế n gồ m năm chương:



Chương 1: Giới thiê ̣u chung về đề tài phân tích tác động của thu nhập ngoài

lãi đế n hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Viê ̣t Nam
Trình bày tóm lươc̣ Lý do cho ̣n đề tài; Mu ̣c tiêu nghiên cứu của đề tài; Đố i tươṇ g và
pha ̣m vi nghiên cứu; Tính mới và những đóp góp của nghiên cứu cho viê ̣c phân tích
tác động của thu nhâ ̣p ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của cả ngành ngân hàng và;
Cấ u trúc của đề tài


Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan đến tác đợng của thu

nhập ngồi lãi đế n hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại
Trình bày tổ ng quan Cơ sở lý thuyế t, Lý luâ ̣n chung về thu nhâ ̣p ngoài lãi của các
ngân hàng thương mại, Lý luâ ̣n chung về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng
thương mại; Lý luâ ̣n chung về tác động của thu nhâ ̣p ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động
của các ngân hàng thương mại; Các nghiên cứu về tác động của thu nhập ngoài lãi
đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại.


Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu tác đợng của thu

nhập ngồi lãi đế n hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Viê ̣t Nam
Đề xuất mơ hình nghiên cứu sự tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt
động của các ngân hàng thương mại Việt Nam dựa trên mơ hình của các bài nghiên
cứu trước đây để đưa ra những biến phù hợp nhất với dữ liệu phân tích; Thiết kế
nghiên cứu sự tác động của thu nhập ngồi lãi đến hiệu quả hoạt động thơng qua
Phương pháp nghiên cứu và Dữ liệu định lượng.



Chương 4: Kết quả nghiên cứu tác đợng của thu nhập ngồi lãi đế n hiệu quả

hoạt động của các ngân hàng thương mại Viê ̣t Nam
Trên nguồ n dữ liê ̣u đã thu thâ ̣p và mô hình đề xuấ t, sử du ̣ng các phầ n mề m phân tích
Stata, chương 4 thể hiện Tổng quan về thị trường ngân hàng tại Việt Nam; Phân tích
kết quả bao gồm kết quả thống kê mô tả và kết quả hồi quy.

15




Chương 5: Kết luận về sự tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt

động của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Dựa vào kế t quả đã tìm ra ở chương 4 để đưa ra kế t luâ ̣n. Từ các kế t quả đó đưa ra
Kết luận, nhận xét về chiều hướng tác động của các biến trong mơ hình đến hiệu quả
hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam; Đưa ra các kiến nghị cho các nhà
quản trị ngân hàng cũng như các nhà quản lý các chính sách tài chính; Nhận thức và
nêu ra những hạn chế, những mặt chưa đạt được của nghiên cứu, từ đó đề xuất một
số ý kiến cho các nghiên cứu sau nhằm khắc phục những hạn chế và có thể hồn thành
bài nghiên cứu tốt hơn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong Chương 1, nghiên cứu đã nêu rõ tính cấ p thiế t của đề tài cũng như các nội dung
khác có liên quan như mu ̣c tiêu, đố i tươṇ g và kế t cấ u của đề tài nghiên cứu.

16


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN

QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA THU NHẬP NGOÀI LÃI ĐẾN HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THU NHẬP NGOÀI LÃI CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1.1. Giới thiệu chung về thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại
Hoạt động của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường là hoạt động kinh
doanh với mục đích là lợi nhuận. Muốn thu được lợi nhuận cao thì vấn đề then chốt
là quản lý tốt các khoản mục tài sản Có sinh lời, nhất là khoản mục cho vay và đầu
tư. Hoạt động dịch vụ tạo ra các khỏan thu nhập lớn với chi phí thấp, do đó các ngân
hàng thương mại cần mở rộng hoạt động dịch vụ để gia tăng lợi nhuận. Thu nhập của
ngân hàng bao gồm sáu khoản mục lớn: Thu nhập từ hoạt động tín dụng, Thu nhập
từ hoạt động dịch vụ, Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, Thu nhập từ hoạt
động kinh doanh khác, Thu nhập góp vốn mua cổ phần, Thu nhập khác (Nguyễn Đăng
Dờn và cộng sự - Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, 2010).
Thu nhập của các ngân hàng thương mại gồm nhiều khoản thu bắt nguồn từ các sản
phẩm dịch vụ đa dạng mà ngân hàng mang lại. Nhìn chung người ta thường chia ra
làm hai phần chính là thu nhập từ hoạt động tín dụng và thu nhập từ hoạt động phi tín
dụng hay cịn được gọi là thu nhập ngồi lãi. Khái niệm về thu nhập của các ngân
hàng thương mại được thể hiện như sau: Tổng thu nhập từ hoạt động thuần (net
operationg income) của các ngân hàng thương mại là thu nhập thuần từ các hoạt động
tín dụng và phi tín dụng. Thu nhập thuần từ các hoạt động tín dụng được xem là thu
nhập lãi thuần (net interest income) và được thể hiện dưới mục “Thu nhập lãi thuần”
trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Thu nhập thuần từ các hoạt động phi tín dụng là thu nhập từ hoạt động phi lãi, cịn
được gọi là thu nhập ngồi lãi (net-non interest income) (Hoàng Ngọc tiến và cộng
sự, 2010)
Thu nhập ngoài lãi là khoản thu nhập của ngân hàng thương mại được hình thành từ
chênh lệch giữa các khoản thu do cung ứng các sản phẩm dịch vụ khác ngoài hoạt

17



động tín dụng, thực hiện hoạt động kinh doanh, đầu tư và chi phí bỏ ra để thực hiện
các sản phẩm dịch vụ cũng như các hoạt động kinh doanh, đầu tư. Ví dụ như các
khoản thu nhập từ các dịch vụ dựa trên cơ sở thu phí và hoa hồng (thu nhập từ phí)
của các hoạt động như bảo lãnh, ủy thác, môi giới, tư vấn, cho thuê két, quản lý tiền
mặt, trung gian thanh toán; Thu nhập từ một số hoạt động kinh doanh như kinh doanh
ngoại hối và vàng, mua bán chứng khoán kinh doanh và chứng khốn đầu tư; Thu
nhập từ góp vốn, cổ phần cũng là một phần trong thu nhập ngoài lãi. (Lê Long Hậu
và cộng sự, 2017).
Như vậy, trong nghiên cứu này, định nghĩa của thu nhập ngồi lãi có thể xem là tồn
bộ thu nhập của ngân hàng khơng kể đến dịch vụ tín dụng, được thể hiện qua các hoạt
động thanh tốn, ngân quỹ, bảo lãnh, thu phí, tư vấn, kinh doanh ngoại tệ...
Tại Việt Nam, chỉ tiêu tỷ lệ thu nhập ngoài lãi được đề cập nhiều đến trong các báo
cáo phân tích, đánh giá hoạt động của các ngân hàng thương mại trong một thời kỳ
nhất định (tháng, quý, năm). Theo các đánh giá thì chỉ tiêu này càng lớn càng thể hiện
mức độ đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ khác ngoài lãi cũng như hiệu quả của các
sản phẩm dịch vụ này. Nó cũng đồng nghĩa với việc phân tán rủi ro trong hoạt động
kinh doanh giữa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng (Hoàng Ngọc Tiến và cộng sự,
2010). Ngược lại, chỉ tiêu càng nhỏ sẽ càng thể hiện sự hạn chế trong phạm vi hoạt
động kinh doanh của ngân hàng thương mại, hay nói cách khác là ngân hàng thương
mại chỉ chủ yếu cung cấp dịch vụ tín dụng cổ truyền (cho vay).
Một số cơ quan có thẩm quyền đang xem xét, bổ sung về việc áp dụng các quy định
pháp luật nhằm hạn chế phạm vi hoạt động của các ngân hàng cũng như tạo ra những
bước đi mới và cụ thể cho các hoạt động phi truyền thống. Những quy định mới này
được bắt nguồn từ quy luật Volcker tại Mỹ, những đề xuất của Ủy ban Vickers tại
nước Anh và báo cáo Liikanen của Ủy ban Châu Âu. Dự thảo luật về quy định cơ cấu
các ngân hàng đang được tiến hành tại Đức và Pháp (Gambacorta và Van Rixtel,
2013; Vinals và các cộng sự, 2013). Điều này cho thấy chính phủ cũng như các nhà
quản lý ngành ngân hàng tại các nước phát triển như Anh, Mỹ, Đức và Pháp cũng đã

quan tâm sâu sắc đến hoạt động đa dạng hóa thu nhập nhằm từng bước phát triển hơn.
Trong bối cảnh các ngân hàng thoát ra khỏi những luật lệ trước đây và bước vào thời
kỳ tự do hóa tài chính, hệ thống ngân hàng thế giới phải đối mặt với những thay đổi
18


lớn thông qua cạnh tranh gay gắt, tập trung và sự tái cơ cấu. Các ngân hàng bắt buộc
phải phản ứng và thích nghi bằng cách mở rộng các hoạt động kinh doanh khác bao
gồm các hoạt động phi truyền thống như chứng khốn hóa, thư tín dụng dự phịng và
chứng khốn phái sinh, đã nhanh chóng được mở rộng hơn, qua đó các ngân hàng
thương mại có thể tăng thu nhập đáng kể từ các hoạt động này.
2.1.2. Cách thức đo lường thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại
Theo Hoàng Ngọc Tiến và cộng sự (2010), tỷ lệ thu nhập ngoài lãi là một chỉ tiêu
được sử dụng khá phổ biến trong các báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại
hiện nay. Tuy nhiên cho đến nay Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa có văn bản hướng
dẫn chính thức tính tốn cụ thể chỉ tiêu này. Sau đây là một vài phương pháp tính toán
chỉ tiêu này dựa trên tổng thu nhập được một số ngân hàng quốc doanh sử dụng, cụ
thể là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đề cập
ngày 27/07/2009 như sau: Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trong tổng thu nhập của ngân hàng,
Tỷ lệ thu dịch vụ ngồi lãi trên tổng tài sản bình quân và Tỷ lệ thu dịch vụ ngoài lãi
trên vốn tự có bình qn.
+ Tỷ lệ thu nhập ngồi lãi trong tổng thu nhập
Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi sẽ được tính tốn theo cơng thức sau:
t (%) =

B
x 100
T

(2.1)


Trong đó t% là tỷ lệ thu nhập ngồi lãi, A là thu nhập từ hoạt động tín dụng, B là thu
nhập từ hoạt động phi tín dụng, T là tổng thu nhập ròng của ngân hàng (T = A + B).
Công thức này chỉ phản ánh đầy đủ ý nghĩa của tỷ lệ thu nhập ngồi lãi tín dụng trong
tổng thu nhập của một ngân hàng thương mại trong điều kiện cả hoạt động tín dụng
và ngồi lãi của ngân hàng đều có chênh lệch thu nhập dương (nghĩa là A,B>0). Tuy
nhiên, do cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại hoặc do thị trường biến
động dẫn đến các tình huống thực tế khác nhau khơng phản ánh được đúng tỷ lệ tăng,
giảm của hoạt động phi tín dụng bằng cách sử dụng phương pháp này.
+ Tỷ lệ thu dịch vụ ngồi lãi trên tổng tài sản bình quân
19


Một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trong hoạt động của các doanh nghiệp
nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng là thu nhập rịng trên tổng tài sản
bình quân - ROAA (return on average asset). Trong đó ROA được tính như sau:
ROAA (%)=

Tổng thu nhập rịng
Tổng tài sản bình qn

(2.2)

Từ đó cách tính tỷ lệ thu nhập ngoài lãi dựa trên tổng tài sản là như sau:
t (%) =

B
Tổng giá trị tài sản bình quân trong kỳ

(2.3)


Trong đó t là tỷ lệ thu nhập ngồi lãi, B là thu nhập từ hoạt động phi tín dụng.
Ý nghĩa: Tỷ lệ này phản ánh một đồng giá trị tài sản bình quân của một ngân hàng
thương mại sẽ tạo ra bao nhiêu thu nhập ngoài lãi trong kỳ. Chỉ tiêu này càng cao
càng thể hiện quy mô và hiệu quả của hoạt động dịch vụ ngoài lãi của ngân hàng
thương mại và ngược lại. Phương pháp này có thể sử dụng để phân tích, so sánh cho
cả ngân hàng thương mại) và chi nhánh ngân hàng thương mại (pháp nhân phụ thuộc).
+ Tỷ lệ thu dịch vụ ngồi lãi trên vốn tự có.
Tương tự như phương pháp trên, chỉ tiêu khác có thể đánh giá hiệu quả trong hoạt
động của các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng là Thu
nhập trên vốn tự có bình qn – ROAE (return on average equity).
ROAE (%) =

Tổng thu nhập rịng
Tổng nguồn vốn tự có bình qn

(2.4)

Từ đó có thể tính được tỷ lệ thu nhập ngồi lãi như sau:
t (%) =

B
Tổng nguồn vốn tự có bình quân trong kỳ

(2.5)

Ý nghĩa: Tỷ lệ này phản ánh một đồng vốn tự có bình qn của một ngân hàng thương
mại sẽ tạo ra được bao nhiêu thu nhập ngoài lãi trong kỳ. Chỉ tiêu này càng cao càng
thể hiện quy mô và hiệu quả hoạt động dịch vụ ngồi lãi của ngân hàng thương mại
đó và ngược lại. Phương pháp này chỉ sử dụng cho pháp nhân độc lập (cả ngân hàng

thương mại), không sử dụng cho pháp nhân phụ thuộc (chi nhánh ngân hàng thương
20


mại) vì trên bảng cân đối kế tốn của các chi nhánh ngân hàng thương mại không
phản ánh đầy đủ vốn tự có.
Trong bài viết này, vì luận văn đang nghiên cứu dựa trên số liệu của 26 ngân hàng
thương mại Việt Nam nên tác giả sẽ sử dụng cả 2 phương pháp Tỷ lệ thu dịch vụ
ngoài lãi trên tổng tài sản bình quân và Tỷ lệ thu dịch vụ ngồi lãi trên vốn tự có bình
qn để tiến hành phân tích đánh giá.
2.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
2.2.1. Giới thiệu chung về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại
Lợi nhuận của ngân hàng thương mại nói riêng và của các tổ chức kinh tế nói chung
là chỉ tiêu tài chính cuối cùng để phản ánh hiệu quả hoạt động. Theo pháp lệnh kế
toán thống kê, tất cả các đơn vị kinh tế đều phải xác định kết quả tài chính sau một
niên độ kế tốn. Vào ngày 31/12 hàng năm, các ngân hàng thương mại đều phải khóa
sổ kết tốn và xác định tổng số thu nhập và tổng số chí phát sinh trong kì, sau đó xác
định kết quả kinh doanh trong kì. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường và cạnh
tranh mãnh liệt thì lợi nhuận là thức đi chủ yếu về hiệu quả tài chính trong hoạt động
kinh doanh. Nhà quản lý kinh doanh ln tìm mọi cách để khơng ngừng gia tăng lợi
nhuận, không những giúp ngân hàng mở rộng quy mơ hoạt động kinh doanh, mà cịn
để gia tăng thu nhập cho các cổ đông nhờ mức chi trả cổ tức cao, điều này càng làm
cho giá trị cổ phiếu của ngân hàng trên thị trường càng tăng, thương hiệu và uy tín
của ngân hàng càng được phổ biến. Gia tăng lợi nhuận còn là điều kiện để nâng cao
phúc lợi và khen thưởng cho người lao động, làm cho người lao động gắn bó với nơi
làm việc, giúp ổn định nhân sự, tổ chức (Nguyễn Đăng Dờn và cộng sự - Giáo trình
quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, 2010).
Trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, hiệu quả hoạt động được định nghĩa theo nhiều
quan điểm khác nhau. Theo Antonio, Ludger và Vito (2006) thì “Hiệu quả là phép so

sánh giữa đầu vào và đầu ra hay giữa lợi nhuận và chi phí. Với cùng đầu vào cho
trước, hoạt động nào tạo ra đầu ra lớn hơn sẽ là hoạt động hiệu quả hơn”. Trong khi
đó, theo Từ điển Toán kinh tế, Thống kê, kinh tế lượng Anh – Việt (Nguyễn Khắc
Minh, 2004), hiệu quả là “mức độ thành công mà các doanh nghiệp hoặc các ngân
21


hàng đạt được trong việc phân bổ các đầu vào có thể sử dụng và các đầu ra mà họ sản
xuất, đáp ứng mục tiêu đã định trước”. Như vậy, có thể hiểu hiệu quả hoạt động của
ngân hàng thương mại có thể được hiểu theo ba hướng: Một là tối thiểu hóa chi phí,
tức là sử dụng ít các yếu tố đầu vào nhất như vốn, cơ sở vật chất, lao động…để tạo ra
thu nhập; Hai là giữ nguyên đầu vào nhưng tạo ra lượng đầu ra nhiều hơn; Ba là sử
dụng nhiều yếu tố đầu vào hơn nhưng lượng đầu ra được tạo ra tăng nhanh hơn so
với tốc độ tăng đầu vào. Hệ thống ngân hàng thương mại đóng vai trị quan trọng
trong nền kinh tế, do đó hiệu quả hoạt động ngân hàng là một trong những vấn đề
luôn được quan tâm. Các ngân hàng phải thường xuyên đối mặt với yêu cầu nâng cao
hiệu quả hoạt động nhằm củng cố tiềm lực tài chính và an toàn hoạt động trong nền
kinh tế mở hiện nay.
Lợi nhuận của ngân hàng thương mại nói riêng và của các tổ chức kinh tế nói chung
là chỉ tiêu tài chính cuối cùng để phản ánh hiệu quả hoạt động. Theo các nghiên cứu
trước đây, các yếu tố xác định hiệu quả hoạt động của một ngân hàng được chia thành
hai nhóm chính. Thứ nhất, các nhóm yếu tố đo lường hiệu quả hoạt động và có ảnh
hưởng trực tiếp đến các quyết định quản lý bao gồm cấu trúc tài sản, chất lượng tài
sản, vốn hóa, cơ cấu tài chính, hiệu quả hoạt động, quy mơ ngân hàng và đa dạng hóa
doanh thu. Thứ hai, nhóm các yếu tố bao gồm các yếu tố liên quan đến cấu trúc ngành
và môi trường kinh tế vĩ mô như sự tăng trưởng kinh tế, lạm phát và lãi suất, trong
đó các ngân hàng hoạt động như một ngành tập trung.
Agbada và Osuji (2013) cho rằng lập kế hoạch lợi nhuận của ngân hàng vẫn là một
trong những khía cạnh khó khăn và tốn thời gian nhất trong công tác quản lý ngân
hàng do có nhiều biến số liên quan đến vấn đề ra quyết định, nằm ngồi sự kiểm sốt

của ngân hàng. Khó khăn hơn nếu ngân hàng đang hoạt động trong một mơi trường
kinh doanh có tính cạnh tranh cao, chẳng hạn như Việt Nam. Theo Tabari và Emami
(2013), hiệu quả hoạt động được thể hiện bằng hai biến số: tỷ lệ lợi nhuận đối với tài
sản (ROA) và tỷ suất hoàn vốn / vốn sở hữu (ROE). Về nguyên tắc, lợi nhuận trên tài
sản ROA phản ánh khả năng tài sản của một ngân hàng để tạo ra lợi nhuận mặc dù
ROA có thể có bị ảnh hưởng do các hoạt động ngoại bảng. ROE cho thấy lợi nhuận
thu được từ các cổ đông trên vốn chủ sở hữu của họ và bằng ROA là tổng tỷ suất lợi
nhuận trên vốn chủ sở hữu.

22


Gwahula Raphael (2013) đã sử du ̣ng phương pháp phân tích bao dữ liê ̣u (DEA) để
đánh giá hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng của các ngân hàng thương mại ta ̣i Tanzania trong giai
đoa ̣n bảy năm 2005-2011. Với quan điể m coi ngân hàng như mô ̣t trung gian tài chính
dẫn vố n trong nề n kinh tế , tác giả lựa cho ̣n các biế n đầ u vào bao gồ m: lao động, khấ u
hao, chi phí hoa ̣t đô ̣ng, chi phí tài chính; biế n đầ u ra là dư nơ ̣ và giá tri ̣của các khoản
đầ u tư. Kế t quả nghiên cứu cho thấ y hiê ̣u quả chung của các ngân hàng ở mức thấ p,
chỉ đa ̣t 53.2%, con số này khá thấ p khi so sánh với trung bình các ngân hàng trên thế
giới. Bài nghiên cứu cũng chỉ ra rằ ng, ở nhóm các ngân hàng nghiên cứu có hiệu quả
phân bổ nhỏ hơn hiê ̣u quả kỹ thuâ ̣t, điề u này hàm ý rằ ng các ngân hàng ở Tanzania
đã phân bổ nguồ n lực đầ u vào chưa hơp̣ lý. Ngoài ra, nghiên cứu cũng sử du ̣ng hồ i
quy Tobit để xác đinh
̣ các nhân tố tác đô ̣ng đế n hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng ta ̣i các ngân hàng
Tanzania. Kế t quả cho thấ y quy mô ngân hàng, thu nhâ ̣p ngoài laĩ , tỷ lê ̣ an toàn vố n
có tương quan dương với hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng, ngươc̣ la ̣i nơ ̣ xấ u có tác đô ̣ng nghich
̣
với hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng.
Trong luận văn này sẽ hiểu hiệu quả hoạt động ngân hàng là là phép so sánh dùng để
chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện là tỷ lệ thu nhập ngoài lãi và lợi nhuận mang

lại của các ngân hàng thương mại trong những điều kiện nhất định.
2.2.2. Cách thức đo lường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại
Người ta thường dùng năm chỉ tiêu để đánh giá một doanh nghiệp nói chung và ngân
hàng nói riêng bằng cách sử dụng mơ hình CAMELS. Xếp hạng CELS hay cịn được
gọi là xếp hạng Camels là hệ thống đánh giá giám sát ban đầu được xây dựng vào
năm 1980 ở Hoa Kỳ bởi Ủy ban giám sát thanh toán quốc tế để phân loại tình trạng
chung của ngân hàng. Đây là một cơng cụ rất hữu ích trong việc đưa ra các dự đoán
về Khả năng sinh lời của ngân hàng và cho phép các nhà phân tích tài chính xác định
giá trị của ngân hàng với mức độ tin cậy nhất. CAMELS là chữ viết tắt bằng tiếng
Anh của 6 nhân tố mà theo nhận định của WorldBank, muốn duy trì tính lành mạnh
và ổn định của một ngân hàng cần phải có sáu yếu tố này, đó là:
(C)apital: vốn của ngân hàng
(A)ssets: tài sản của ngân hàng

23


(M)anagement capability: năng lực quản lý
(E)arnings: thu nhập
(L)iquidity: tính thanh khoản
(S)ensitivity: độ nhạy với rủi ro của thị trường
Trong đó, để phân tích hiệu quả hoạt động (E) của các ngân hàng thương mại, các
nhà nghiên cứu thường áp dụng phân tích 5 chỉ tiêu sau:
Thứ nhất, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROAE: Return on average equity): Chỉ
tiêu giúp phản ánh nguồn thu nhập mà các cổ đông nhận được từ hoạt động kinh
doanh ngân hàng. Giống như bất kì thực thể kinh doanh nào trong nền kinh tế, một
ngân hàng phải kiếm được một mức lợi nhuận để trả cổ tức cho cổ đông, duy trì tình
trạng tài chính vững mạnh, ổn định và tăng trưởng. Lợi nhuận đo lường khả năng của
ngân hàng trong việc tạo ra giá trị và bằng việc cộng thêm các nguồn lực để duy trì
và cải thiện nguồn vốn. Như vậy, đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh

của ngân hàng, khi ROE có xu hướng giảm là lúc vị thế cạnh tranh của ngân hàng
đang đi xuống.
Thứ hai, tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROAA: Return on average asset): Khả năng
sinh lời trên tổng tài sản bình quân là một tỷ lệ cho thấy tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận
mà ngân hàng kiếm được trong mối quan hệ với các nguồn lực tổng thể của nó. Khả
năng sinh lời trên tài sản là một tỷ lệ lợi nhuận quan trọng, nó cho thấy khả năng của
ngân hàng để tạo ra lợi nhuận trước địn bẩy tài chính, chứ khơng phải bằng cách sử
dụng địn bẩy tài chính. Đo lường ROA sẽ bao gồm tất cả các tài sản của ngân hàng
- bao gồm cả những phát sinh từ các khoản nợ cũng như những phát sinh từ các khoản
đóng góp của các nhà đầu tư. Vì vậy, ROA sẽ cho ta thấy hiệu quả hoạt động của ngân
hàng trong việc quản lý, sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận.
Thứ ba, tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM: Net interest margin): Chỉ tiêu này phản ánh
tốc độ tăng trưởng nguồn thu nhập từ các hoạt động tín dụng so với tốc độ tăng chi
phí. Tỷ lệ càng cao sẽ càng phản ánh ngân hàng đã tối đa hóa các nguồn thu từ lãi và
giảm thiểu chi phí trả lãi.

24


×