Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Sáng tạo và đổi mới dưới “họng súng”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.06 KB, 5 trang )

Sáng tạo và đổi mới dưới “họng súng”

Sáng tạo hay không sáng tạo

Đến thời điểm này, bạn cũng tin rằng không có nhiều thắc mắc về sự sáng tạo và đổi mới
có cần thiết hay không? Các nhà lãnh đạo từ khắp các quốc gia trên thế giới, các nhà
chính trị cho đến các nhà kinh tế, các nhà báo, phương tiện truyền thông đã tốn không
biết bao thời gian và giấy mực để thảo luận và tuyên truyền về chủ đề này. Câu hỏi đặt ra
“Bạn nên bắt đầu như thế nào?”

Một số điều không nên làm

Lãnh đạo thiếu quan tâm

Lan làm việc cho một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực gia công phần mềm, công
việc không cần nhiều khả năng sáng tạo nhưng cũng rất cần tới sự linh hoạt và khả năng
giải quyết vấn đề của nhân viên. Chính vì thế, giám đốc của Lan đã bố trí cho nhân viên
tham gia vào một khoá học sáng tạo. Sau khoá học, Lan được giám đốc giao cho nhiệm
vụ đề xuất giải pháp thúc đẩy quá trình sáng tạo và đổi mới dành cho nhân viên trong
công ty. Dù đã học qua một số kỹ năng đổi mới và sáng tạo Lan cũng rất bối rối khi nhìn
lại nguồn lực giám đốc giao cho Lan quyền quyết định vẫn còn rất hạn chế. Giám đốc thì
luôn bận rộn và chẳng quan tâm tới phong trào này, mọi việc đều phó mặc cho Lan quyết
định. Lan rất lúng túng vì mình đề xuất chương trình mà không được sự quan tâm ủng hộ
của giám đốc thì chẳng ai nghe, trong khi giám đốc thì lại không có bất cứ hành động
hoặc chiến lược nào cụ thể về việc triển khai hoạt động này trong doanh nghiệp.

Môi trường thiếu thân thiện và
kích thích khả năng sáng tạo

Nếu Lan không có được sự quan
tâm của lãnh đạo thì Hùng lại ở


vào một trạng thái khác hẳn.
Giám đốc của Hùng rất quan
tâm, giao việc cho Hùng rất cụ
thể. Thậm chí lãnh đạo cũng đã
có một số bài trình bày rất ấn
tượng cho nhân viên về đổi mới
và sáng tạo. Sau bài nói chuyện
của giám đốc, anh em rất hào
hứng. Để tiếp nối không khí sôi
nổi, Hùng cũng đã tổ chức khoá
học đào tạo kỹ năng dành cho nhân viên. Tất cả đều sôi nổi, song vấn đề nảy sinh đúng ở
chỗ này. Các nhân viên được đi học thì rất hào hứng và liên tục có nhiều ý tưởng đề xuấ
Song cánh nhân viên không đi học và lại có thâm niên trong công ty thì lại không ủng hộ
lắm. Họ lo sợ các nhân viên với luồng sinh khí mới sẽ làm ảnh hưởng tới vị trí (và cả


t.
quyền lợi) của họ. Vì thế, cứ mỗi ý tưởng mới ra đời, họ lại xúm vào bàn tán phá nga
làm cho cả những anh em nhân viên đề xuất đều rất nản lòng. Hùng rất lúng túng vì vấn
đề của mình lại nằm ở môi trường chưa thân thiện và cởi mở v

Thiếu phương pháp sáng tạo

Yến lại làm việc trong công ty với số đông nhân viên còn trẻ và rất năng động. Môi
trường rất tốt, từ giám đốc tới nhân viên còn hoà đồng với không khí làm việc chung của
doanh nghiệp. Chủ đề ý tưởng, đổi mới và sáng tạo không ngừng được đem ra bàn luận
trong các cuộc gặp gỡ, họp hành hay bất cứ đâu. Theo thông lệ, cứ mỗi khi có vấn đề, anh
em lại ngồi lại và cùng sử dụng kịch bản phổ biến, thảo luận, thảo luận và thảo luận...
Tuy thời gian để thảo luận không phải là ngắn nhưng ý tưởng thì chẳng có nhiều, vả lại,
mọi người cảm thấy các ý tưởng đề xuất còn rất mơ hồ, thiếu tính định hướng giải pháp

cuối cùng. Kết quả là, ai cũng cảm thấy ý tưởng còn thiếu thiếu cái gì đó và để triển khai
vào thực tiễn thì mọi người vẫn còn hoài nghi. Không quá bi quan, nhưng Yến cho rằng
chắc chắn phải có phương pháp nào đó giúp cho quá trình sáng tạo và đổi mới tại công ty
hiệu quả hơn. Nhưng nó là cái gì và ở đâu thì quả thực Yến vẫn còn đang phải tốn thời
gian tìm hiểu.

Học hỏi từ mô hình thất bại

Sáng tạo chỉ cần nỗ lực một lần

Một số người cho rằng chỉ cần tổ chức một khoá học cho nhân viên, sau đó mọi chuyện
sẽ tự động diễn ra suôn sẻ mà không cần tốn thêm bât cứ một sự đầu tư nào? Thực tế đã
chứng minh cách tiếp cận như vậy là sai lầm. Nhưng nguyên nhân vì sao? và làm thế nào
để cải thiện được hình ảnh đó thì quả không phải là câu hỏi dễ trả lời.

Sáng tạo chỉ cần có động lực kinh tế

Một số khác lại nghĩ cần phải đi đến cùng với sự đầu tư, sau khóa đào tạo, họ cũng phát
động phong trào “phát huy sáng kiến cho nhân viên”, treo giải thưởng và sự thực cũng
thu hút được sự hứng khởi ban đầu của nhân viên. Thế rồi, sau vài lần ý tưởng được trao
giải, vài cuộc nhậu nhẹt, liên hoan vô thưởng vô phạt, mọi chuyện lại trở lại như xưa,
nhân viên không có thêm bất cứ sự thay đổi cụ thể nào? Tóm lại, sự đầu tư tuy có gặt hái
được kết quả nhưng không tương xứng với sự kỳ vọng của chủ doanh nghiệp. Vẫn còn
điều gì đó chưa ổn...

Sáng tạo chỉ xuất hiện nếu có sức ép lớn

Một số khác cực đoan hơn cho rằng, sự sáng tạo chỉ đến khi
nhân viên bị dồn vào chân tường. Họ tôn thờ lý thuyết Sáng tạo
dưới “họng súng”. Không biết họ có bị ảnh hưởng từ trận chiến

“Bối Thuỷ” [1] nhưng không phải là họ chẳng có lý. Tâm lý
nhân viên thường là rất thụ động và rất ít khi có động lực rõ
ràng để vượt lên khó khăn đạt tới mục tiêu. Đôi khi, nhân viên
ng
ới cái mới.
chỉ cần cố gắng một chút là hoàn toàn có thể đạt được mục đích, nhưng vì thiếu đi sức
mạnh của ý chí, niềm tin và nhất là động lực nên họ chấp nhận thất bại dễ dàng. Các nhà
quản lý theo đuổi mô hình này luôn cố gắng tạo ra những “họng súng” vô hình dành cho
nhân viên. Họ hi vọng với cách làm như vậy họ sẽ tạo ra động lực và giúp nhân viên trở
nên năng động, sáng tạo hơn. Thực tế, nhân viên của họ trở nên căng thẳng hơn. Nhiều
nhân viên không thể chịu đựng được áp lực do công việc của họ tạo ra và thế là làn sóng
ra đi bắt đầu. Chưa kể, do chịu sức ép, nhiều nhân viên suy giảm hiệu suất làm việc và đó
cũng là nguyên nhân làm cho mô hình của họ bị phá sản.

Những điểm không thể không biết

Trên thực tế, sáng tạo là một quá trình, không đơn giản bạn có một ý tưởng là mọi thứ tự
động sắp xếp đâu vào đó. Hoặc bạn chỉ cần nỗ lực một lần còn những lần sau, hệ thống tự
động sẽ thực hiện theo đúng ý muốn của bạn.

Sáng tạo cần quyết tâm của người lãnh đạo

Không thể phủ nhận vai trò, tầm nhìn và cái tâm của nhà lãnh đạo hỗ trợ, thúc đẩy sáng
tạo và đổi mới. Quyết định của nhà lãnh đạo có tác động trực tiếp tới việc hoạch định và
sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp vào quá trình thúc đẩy sáng tạo và đổi mới. Bản
thân, người lãnh đạo khi quyết định theo đuổi con đường sáng tạo và đổi mới cũng chính
là chấp nhận thay đổi bản thân, liên tục cập nhật và tiếp nhận cái mới. Riêng yêu cầu đó
không hề dễ dàng đối với bất cứ nhà lãnh đạo nào? Do vậy, nếu bạn rơi vào một tổ chức
mà người lãnh đạo không quan tâm tới sáng tạo và đổi mới, bạn cũng chớ lấy làm buồn.
Điều đó là hoàn toàn có thể hiểu được. Câu hỏi cần đặt ra trong lúc này là bạn sẽ làm gì

để góp phần thúc đẩy và nâng cao sự quyết tâm cho người lãnh đạo đặt niềm tin vào đội
ngũ nhân viên dưới quyền sẽ không phụ sự kỳ vọng của họ.

Sáng tạo cần môi trường

Thế nào là một môi trường sáng tạo phụ thuộc rất nhiều vào nghề nghiệp của mỗi người.
Nếu bạn là hoạ sĩ bạn sẽ cho một không gian thoáng đãng, nếu bạn là một nhạc sĩ, bạn sẽ
cho đó là một giai điệu đẹp ngân nga trên cảnh tĩnh lặng của ngôi chùa cổ... Nhưng có
điều bạn sẽ dễ nhận ra môi trường thiếu sáng tạo thông qua các biểu hiện như: không
chấp nhận sự đa dạng; không chấp nhận lối tư duy độc lập; luôn tấn công chỉ trích cá
nhân; không bao dung cho lỗi lầm...

Chính vì thế có vị giám đốc đã từng nói: “Để giết chết sự sáng tạo bạn sẽ chỉ tốn một
phần mười năng lượng để xây dựng và nuôi dưỡng.”

Mỗi lĩnh vực, tổ chức, doanh nghiệp sẽ cần phải xây dựng môi trường hỗ trợ và thúc đẩy
sáng tạo dựa trên nguồn lực đặc thù của riêng mình, nhưng tựu trung họ nên tuân thủ các
nguyên tắc cơ bản như sau:

Tôn trọng sự đa dạng. sáng tạo bắt đầu tự sự đa dạng, nói cách khác là khác biệt.
Sẽ chẳng có bất cứ điều gì mới mẻ và thay đổi nếu tất cả mọi việc đều tuân thủ
theo trật tự cũ, tư duy theo cách cũ và chẳng có ai khác biệt với ai.

Biết lắng nghe. khi chưa nhận biết rõ quan điểm của từng bên, đừng cố gắng tranh
cãi để chứng minh cho lẽ phải theo ý kiến của riêng mình. Cần phải tôn trọng
cách nhìn của người khác vì đó là “lẽ phải” theo ý kiến riêng của họ.

Sự cộng tác. chẳng có sự sáng tạo nào nếu không có sự cộng tác hay tương tác với
môi trường, đồng nghiệp xung quanh. Một môi trường ai cũng chăm lo cho bản
thân nhiều hơn là sự trao đổi và chia sẻ, bạn sẽ chẳng có nhiều lý do để hi vọng

xây dựng môi trường đó hỗ trợ sáng tạo tốt hơn. Hãy bắt đầu bằng sự cộng tác,
tương tác và chia sẻ...bạn đã đặt một bước tiến rõ rệt trên con đường dẫn tới hình
thành môi trường sáng tạo thành công.
Sáng tạo cần con người

Môi trường sáng tạo chắc chắn sẽ sinh ra con người sáng tạo hay ngược lại. Chưa ai có
thể khẳng định được bất cứ giả thuyết nào. Tuy vậy, người ta tìm thấy sự tồn tại của cả
hai yếu tố này trong một mô hình sáng tạo và đổi mới. Trên thực tế, chỉ có những con
người sáng tạo mới có thể tạo ra môi trường sáng tạo để họ thể hiện và làm việc. Đến lượt
mình môi trường sáng tạo sẽ có sự hấp dẫn nhất định để cuốn hút con người sáng tạo tìm
đến. Mối quan hệ hữu cơ này thiết tưởng cũng không có nhiều thứ để bàn. Có vẻ trong
câu chuyện xây dựng môi trường sáng tạo “gà và trứng” có cùng một lúc. Hay nói cách
khác, ở đâu có sự hội tụ của cả hai yếu tố này, ở đó sự sáng tạo và đổi mới sẽ sinh sôi và
nảy nở mạnh mẽ.

Sáng tạo cần có phương pháp

Điều kiện cuối cùng của một quá trình sáng tạo và đổi mới thành công chính là phương
pháp (và cả công cụ đi kèm). Nếu bạn phó mặc sáng tạo và đổi mới cho sự “bươn chải”
của mỗi cá nhân hoặc phó mặc sự thành công của quá trình đó cho sự may mắn, bạn thực
sự đã sai lầm. Hay nói đúng hơn, bạn sẽ thành công nếu bạn may mắn, và nếu không may
mắn bạn sẽ khó thành công chưa kể, con đường tới thành công nếu không có phương
pháp quả là xa xăm và mất thời gian.

Lời giải cho vấn đề này là bạn cần trang bị phương pháp sáng tạo cho nhân viên. Nhân
viên làm việc có phương pháp chắc chắn sẽ hiệu quả hơn, tương tự như vậy, nếu bạn sáng
tạo kèm theo phương pháp, bạn sẽ trở nên hiệu quả hơn, thành công đến sớm hơn, và đặc
biệt là hiệu quả hơn trên cùng một sự đầu tư, nỗ lực ban đầu. Vấn đề không nằm ở chỗ
cái nào nhanh hơn, lớn hơn và gặt hái nhiều thành công hơn, điều quan trọng bạn cần có
sự đánh giá tương quan với sự đầu tư của rất nhiều nguồn lực quý giá của doanh nghiệp

như: con người, thời gian, lãnh đạo và còn rất nhiều điểm khác nữa.

Nói tới phương pháp không chỉ có ý nghĩa về phương pháp luận, phương pháp ở đây bao
gồm:

Nền tảng lý thuyết

Phương pháp vận dụng vào thực tiễn

Các nguyên tắc, nguyên lý thực hiện hiệu quả

Các kỹ thuật, kỹ năng giúp phát ý tưởng và định hướng tìm kiếm ý tưởng

Bài học thành công, chia sẻ kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp đã ứng dụng
trước đó.
=============================
[1] Trận “Bối thuỷ” là một trong số những trận đánh nổi tiếng của Hàn Tín, dưới thời
Hán. Để chống lại số lượng quân thù đông gấp mười lần quân mình, Hàn Tín đã cho quân
dựa lưng vào sông để khích lệ tinh thần quân sĩ xông lên quyết chiến với kẻ thù. Sau này,
các nhà quân sự đều nhắc lại trận chiến này với câu nói: “Dồn vào đường chết, sẽ tìm ra
đường sống.”

Mã Hoàng Hải © Saga, www.saga.vn | " Bản tin Sáng tạo và Đổi mới" 1/2007

×