Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

(Luận văn thạc sĩ) mối tương quan giữa cách ứng xử của cha mẹ với hành vi của trẻ tiểu học ( chương trình thí điểm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 140 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
-------------*--------------

PHÙNG THỊ HIÊN

MỐI TƢƠNG QUAN GIỮA CÁCH ỨNG XỬ CỦA
CHA MẸ VỚI HÀNH VI CỦA TRẺ TIỂU HỌC

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI - 2013

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
1


TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
-------------*-------------

MỐI TƢƠNG QUAN GIỮA CÁCH ỨNG XỬ CỦA CHA MẸ
VỚI HÀNH VI CỦA TRẺ TIỂU HỌC

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC
CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS,TS Đinh Thị Kim Thoa

HÀ NỘI – 2013

2




LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa, người đã
hướng dẫn khoa học cho tôi, đã đi cùng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu: từ khi hình
thành ý tưởng đề tài cho đến khi tơi hồn thiện tồn bộ luận văn tốt nghiệp này! Tôi đặc
biệt ghi nhớ sự nhiệt thành, lịng tận tâm và sự tỉ mỉ của cơ trong q trình hướng dẫn tơi
làm cơng tác nghiên cứu. Những kiến thức và phương pháp nghiên cứu khoa học tơi được
cơ truyền đạt sẽ ln có giá trị với tôi trên con đường sự nghiệp tôi theo đuổi.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô giáo trong khoa tâm lý, những người
đã luôn sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp thêm cho tơi những điều cịn chưa rõ về mặt chun
mơn, để tơi có được cái nhìn đa chiều hơn về vấn đề nghiên cứu trong đề tài khoa học
này.
Để thực hiện được nghiên cứu khoa học này, tơi cịn nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình
của các bạn bè cùng khóa, các đồng nghiệp và người thân của tôi. Những người đã cùng
tôi đến từng gia đình, từng lớp học để thực hiện khảo sát, cũng như ln động viên,
khuyến khích tơi trong suốt q trình nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến q thầy cơ giáo ở phịng đào tạo, phịng cơng
tác sinh viên đã có những hướng dẫn chi tiết cho tơi về thủ tục hành chính và tạo mọi
điều kiện thuận lợi để tơi có thể hồn thiện luận văn tốt nghiệp này!
Hà Nội, ngày 9 tháng 12 năm 2013
Tác giả

Phùng Thị Hiên

3


BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT




Cao đẳ ng

CM

Cha, mẹ

ĐH

Đa ̣i ho ̣c

HS

Học sinh

HV

Hành vi

MQH

Mối quan hệ

MTQ

Mối tương quan

PC


Phong cách

PCLCM

Phong cách làm cha mẹ

TLH

Tâm lý học

TP

Thành phố

THCS

Trung ho ̣c cơ sở

THPT

Trung ho ̣c phổ thông

VNĐ

Việt Nam đồng

4


MỤC LỤC

Lời cảm ơn ..................................................................................................................... i
Danh mu ̣c chữ viế t tắ t ................................................................................................... ii
Mục lục ........................................................................................................................ iii
Danh mu ̣c bảng ............................................................................................................ vi
Danh mu ̣c biể u đồ hiǹ h vẽ .......................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ......................................................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI .............. Error! Bookmark not defined.
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới .............................. Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam ............................... Error! Bookmark not defined.
1.2. HV và chuẩn mực của HV .................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Khái niệm HV .................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Chuẩn mực HV .................................................. Error! Bookmark not defined.
1.3. Trẻ tiểu học và đặc điểm tâm lý của trẻ tiểu học .. Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Khái niệm trẻ tiểu học ........................................ Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Quan niệm về trẻ ................................................ Error! Bookmark not defined.
1.3.3. Đặc điểm tâm lý, hành vi của trẻ ....................... Error! Bookmark not defined.
1.4. Ứng xử và phân loại ứng xử.................................. Error! Bookmark not defined.
1.4.1. Ứng xử................................................................ Error! Bookmark not defined.
1.4.2. Phân loại ứng xử ................................................ Error! Bookmark not defined.
1.5. Các kiểu ứng xử của CM với con cái .................... Error! Bookmark not defined.
1.5.1. Phân loại dựa trên phong cách ứng xử của CM với con cáiError! Bookmark not
defined.
1.5.2. Phân loại dựa trên thái độ ứng xử của cha mẹ với con cáiError! Bookmark not
defined.
1.6. Khái niệm mối tương quan giữa cách ứng xử của CM với HV của trẻ ......... Error!
Bookmark not defined.
1.6.1. Khái niệm mối tương quan................................. Error! Bookmark not defined.
1.6.2. Cách ứng xử của CM với HV của trẻ................. Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 1 ........................................................ Error! Bookmark not defined.

5


Chƣơng 2: THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUError!

Bookmark

not

defined.
2.1. Vài nét về khách thể và địa bàn nghiên cứu ......... Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Khách thể nghiên cứu......................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ............................ Error! Bookmark not defined.
2.2. Tổ chức nghiên cứu ............................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Giai đoạn 1: Chuẩn bị bộ công cụ cho nghiên cứuError! Bookmark not defined.
2.2.2. Giai đoạn 2: Chuẩn bị nhân sự thực hiện nghiên cứuError!

Bookmark

not

defined.
2.2.3. Giai đoạn 3: Điều tra thực trạng ......................... Error! Bookmark not defined.
2.3. Các loại thang đo sử dụng trong nghiên cứu......... Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Thang đo phong cách làm cha mẹ ...................... Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Thang đo HV của trẻ .......................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.3. Q trình Việt hóa và thích nghi các thang đo PAQ và SDQ tại Việt NamError!
Bookmark not defined.
2.4. Chiến lược phân tích ............................................. Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . Error! Bookmark not defined.

3.1. Đặc điểm của nhóm khách thể nghiên cứu ........... Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Đặc điểm của trẻ tiểu học ................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Đặc điểm của cha, mẹ trẻ ................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Cảm nhận của trẻ và cha, mẹ về khơng khí gia đìnhError! Bookmark not defined.
3.2. HV của trẻ tiểu học ............................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.1. HV của trẻ theo thang đo SDQ .......................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Nhóm HV của trẻ theo thang điểm SDQ ........................................................... 68
3.2.3. Tổng điểm HV của trẻ theo thang đo SDQ ........................................................ 72
3.3. Cách ứng xử của CM ............................................................................................ 74
3.3.1. Các nhóm cách ứng xử của cha, mẹ .................................................................. 74
3.3.2. PC ứng xử của cha, mẹ trẻ ................................................................................. 76
3.4. Mối tương quan giữa PC ứng xử của CM với HV của trẻ .................................... 79
3.4.1. Mối tương quan giữa PC ứng xử của CM với nhóm HV cảm xúc của trẻ. ....... 80
3.4.2. Mối tương quan giữa PC ứng xử của CM với các vấ n đề ứng xử của trẻ ........ 85
3.4.3. Mối tương quan giữa PC ứng xử của CM với rố i loa ̣n tăng động của trẻ ......... 88
6


3.4.4. MTQ giữa PC ứng xử của CM và các vấn đề với bạn đồng lứa của trẻ ............ 90
3.4.5. MTQ giữa PC ứng xử của CM với các kỹ năng xã hội ..................................... 93
3.5. Mối tương quan giữa cách ứng xử của cha mẹ trong một gia đình với hành vi của trẻ
...................................................................................................................................... 97
3.5.1. Mối tương quan giữa cách ứng xử của CM trong một gia đình với HV cảm xúc của
trẻ ................................................................................................................................. 97
3.5.2. Mối tương quan giữa cách ứng xử của cha, mẹ trong một gia đình với vấn đề ứng
xử của trẻ ...................................................................................................................... 98
3.5.3. Mối tương quan giữa cách ứng xử của cha, mẹ trong một gia đình với rối loạn HV
tăng động của trẻ .......................................................................................................... 99
3.5.4. Mối tương quan giữa sự cách ứng xử của cha, mẹ trong mô ̣t gia đin
̀ h và vấ n đề với

bạn cùng lứa của trẻ ................................................................................................... 100
3.5.5. Mối tương quan giữa cách ứng xử của cha, mẹ trong một gia đình với kỹ năng xã
hội của trẻ ................................................................................................................... 101
Tiểu kết chương 3 ...................................................................................................... 103
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................... 106
1. Kết luận ................................................................................................................. 106
2. Khuyến nghị .......................................................................................................... 108
3. Hướng phát triển mới của nghiên cứu .................................................................. 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 112
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 115

7


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Một số thông tin về dân số của trẻ tham gia vào nghiên cứu…………

42

Bảng 2.2: Thứ tự sinh của trẻ so với anh chị em trong gia đình………………… 43
Bảng 2.3: Một số thơng tin về dân số của cha, mẹ trẻ…………………………...

44

Bảng 2.4. Ngưỡng đánh giá rối nhiễu HV của trẻ trong bộ câu hỏi SDQ phiên
bản tiếng Anh (Robert Goodman, 1997) ……………...………………………… 50
Bảng 2.5. Ngưỡng đánh giá rối nhiễu HV của trẻ trong bộ câu hỏi SDQ theo
từng lĩnh vực của thang đo do trẻ tự điền………………………………….……

50


Bảng 2.6. Ngưỡng đánh giá rối nhiễu của trẻ trong bộ câu hỏi SDQ theo từng
lĩnh vực của thang đo do CM điền…………………………………………….… 50
Bảng 3.1. Tính cách của trẻ tiểu học……………………………………………. 55
Bảng 3.2. Sở thích của trẻ tiểu học………………………………………………

56

Bảng 3.3. Ước mơ nghề nghiệp của trẻ tiểu học………………………………… 57
Bảng 3.4. Nghề nghiệp và tình trạng nghề nghiệp của cha, mẹ trẻ tiểu học……. 59
Bảng 3.5. Mối tương quan giữa sự đánh giá của cha, mẹ và sự tự đánh giá của
trẻ đối với các HV của trẻ…………………………………………………..……

62

Bảng 3.16. Tổng điểm của trẻ trong thang đo SDQ…………………………...… 72
Bảng 3.24. Bảng so sánh giá trị trung bình giữa phần tự đánh giá của cha, mẹ
với cảm nhận của con về cha, mẹ trong các nhóm cách ứng xử ........................... 75
Bảng 3.29. Mối tương quan giữa PC ứng xử của CM với HV cảm xúc của trẻ…

81

Bảng 3.30. Mối tương quan giữa PC ứng xử của CM với vấn đề ứng xử của trẻ.. 86
Bảng 3.31. Mối tương quan giữa PC ứng xử của CM với vấn đề tăng động của
trẻ……………………………………………………………………………...…. 89
Bảng 3.32. MTQ giữa PC ứng xử của CM với vấn đề với bạn đồng lứa của trẻ..

92

Bảng 3.33. Mối tương quan giữa PC ứng xử của CM với kỹ năng xã hội của trẻ


95

8


DANH MỤC BIỂU ĐỒ HÌNH VẼ
Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ lực học của trẻ tiểu học……………………………………… 54
Biểu đồ 3.2. Trình độ học vấn của cha, mẹ trẻ…………………………………. 58
Biểu đồ 3.3. Cảm nhận của trẻ và CM về khơng khí của gia đình……………… 60
Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ phân loại nhóm HV của trẻ theo thang điểm SDQ………...… 69
Biểu đồ 3.5. Tổng điểm HV của trẻ trong thang đo SDQ…………………….....

73

Biểu đồ 3.6. Tỉ lệ các PC ứng xử của cha, mẹ……………………………….….

77

Hình 3.1. MTQ giữa cách ứng xử của CM trong một gia đình với HV cảm xúc
của trẻ ………………………………………………………………………..….

98

Hình 3.2. MTQ giữa cách ứng xử của CM trong GĐ với vấn đề ứng xử của trẻ. 99
Hình 3.3. MTQ giữa cách ứng xử của CM trong một GĐ với rối loạn tăng động
của trẻ……………………………………………………………………………

100


Hình 3.4. MTQ giữa cách ứng xử của CM trong một GĐ với HVcủa trẻ trong
mối quan hệ với bạn đồng lứa ………………………………..……………...….

101

Hình 3.5. MTQ giữa cách ứng xử của CM trong một gia đình với kỹ năng
xã hội của trẻ…………………………………………………………...……….

9

101


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Đối với mỗi gia đình, trẻ em không đơn giản là thế hệ tiếp nối, là sự đảm bảo của
việc duy trì nịi giống, trẻ em cịn là nơi để CM gửi gắm tình u thương, là sợi dây để
nối kết mối quan hệ gia đình, là động lực, là kỳ vọng của CM… Với đất nước, trẻ em là
thế hệ tương lai, là sự kỳ vọng của cả một dân tộc bởi sự phát triển của mỗi đứa trẻ sẽ
góp phần vào sự phát triển của cả thế hệ trẻ trong tương lai.
Với ý nghĩa đó, ngày nay, CM đã quan tâm nhiều hơn đến việc chăm sóc, bảo vệ
và giáo dục cho trẻ em. Nhà nước ta cũng đã khẳng định việc ưu tiên chăm sóc, đầu tư
cho sự phát triển của trẻ em trong đường lối, chính sách và trong chiến lược, kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội của các cấp, các ngành theo hướng tiếp cận dựa trên nhu cầu và
đáp ứng các quyền cơ bản của trẻ em. Vì thế, cơng tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em, đặc biệt là việc thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em, các mục tiêu vì trẻ em đã đạt
được những kết quả nhất định.
Tuy nhiên, Việt Nam với đường lối phát triển mới theo hướng mở cửa, thực hiện
phương châm đa phương và đa dạng hóa với các dân tộc quốc gia trên thế giới, nên sự
phát triển của đất nước ta cũng hòa nhịp cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thế giới. Bối

cảnh đó tạo nhiều thuận lợi để mỗi người dân, mỗi gia đình có điều kiện tiếp cận với
những thành tựu khoa học cơng nghệ, với những tinh hoa của văn hóa, văn minh của các
dân tộc trên thế giới và có cơ hội để phát triển bản thân tốt hơn. Nhưng Việt Nam vẫn là
một nước đang phát triển, mức thu nhập bình qn đầu người thấp, tình trạng đói nghèo
vẫn tồn tại ở diện rộng và việc còn khoảng cách đáng kể giữa các vùng miền đang ảnh
hưởng trực tiếp tới sự phát triển của trẻ em. Mặt trái của nền kinh tế thị trường cùng với
q trình tồn cầu hố và hội nhập quốc tế đã làm gia tăng hiện tượng trẻ em rơi vào
hoàn cảnh đặc biệt như: trẻ em sử dụng ma tuý, trẻ em bị lạm dụng, bạo lực và xâm hại,
trẻ em bị nhiễm hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV, trẻ em bị tai nạn thương tích, trẻ em làm trái
pháp luật,… Ở góc độ sức khỏe tinh thần, số trẻ em gặp các vấn đề như: rối loạn tăng
động giảm chú ý, rối loạn học tập, lo âu, trầm cảm… cũng gia tăng đáng kể. Những vấn
đề này đang có những tác động nhiều chiều tới gia đình, xã hội, tới những nhóm dân cư
dễ bị tổn thương, đặc biệt là trẻ em và người chưa thành niên [15, tr.1-2].
Trong khi đó, thực tế cho thấy cách ứng xử của CM với con cái có mối quan hệ
đặc biệt với sự phát triển của trẻ: Cách ứng xử phù hợp của CM sẽ góp phần thúc đẩy
10


những HV tích cực của trẻ và hạn chế những HV tiêu cực. Ngược lại, cách ứng xử không
phù hợp của CM sẽ làm gia tăng những HV tiêu cực ở trẻ và hạn chế khả năng phát triển
của trẻ. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra: Mối quan hệ giữa cách ứng xử của CM và con
cái không chỉ tác động đến HV của trẻ ở hiện tại mà cịn có những ảnh hưởng nhất định
đến sự phát triển của trẻ trong tương lai.
Trong bối cảnh đó, việc giáo dục trẻ em như thế nào để giúp trẻ có thể phát triển
lành mạnh, tồn diện trên cơ sở đó xây dựng được một thế hệ tương lai khỏe về cả thể
chất và tinh thần đang là một vấn đề cấp bách đặt ra cho cả gia đình, nhà trường và toàn
xã hội. Để trả lời cho câu hỏi này, ở phạm vi gia đình, việc CM chuẩn bị cho con cái
mình đương đầu với một thế giới đầy thách thức có ý nghĩa quan trọng bởi vì kinh
nghiệm gia đình, kinh nghiệm học được từ mối quan hệ với CM là tiền đề quan trọng để
trẻ tập làm Người.

Sự tác động của CM với trẻ về mặt HV và cách ứng xử có hiệu quả cao khi được
tiến hành trong giai đoạn trẻ ở tuổi nhi đồng (giai đoạn 6 – 10, 11 tuổi), khi trẻ chính thức
bắt đầu thực hiện HV chủ đạo của mình là học tập. Việc học tập không chỉ là kiến thức
khoa học mà còn học về đạo đức, lối sống, HV và cách ứng xử.
Việc giáo dục chỉ có hiệu quả khi được xây dựng trên nền tảng của những nghiên
cứu khoa học. Song, nghiên cứu trực tiếp về mối quan hệ giữa cách ứng xử của CM với
HV của trẻ tiểu học vẫn hiếm và còn nhiều hạn chế. Hầu hết các nghiên cứu mới chỉ tập
trung vào mối quan hệ giữa cách ứng xử của CM với HV tiêu cực ở trẻ mà chưa có nhiều
nghiên cứu chỉ ra được mối liên hệ giữa cách ứng xử của CM với HV tích cực của trẻ.
CM trong các nghiên cứu đi trước cũng chỉ được đề cập một cách chung chung mà chưa
nhìn thấy được sự tác động của từng người đến trẻ. Đặc biệt, chưa có nghiên cứu nào
xem xét đến mối tương quan giữa sự tương đồng và khác biệt trong cách ứng xử của cha
và mẹ với HV của trẻ.
Khoảng trống trong nghiên cứu và những đòi hỏi của xã hội, cùng ý nghĩa của việc
giáo dục trẻ trong mơi trường gia đình là những lý do quan trọng thúc đẩy chúng tôi thực
hiện đề tài nghiên cứu: Mối tương quan giữa cách ứng xử của CM với HV của trẻ tiểu
học.
2. Mục đích nghiên cứu

11


Nghiên cứu góp phần cung cấp những thơng tin khoa học và thực tế về những HV
của trẻ tiểu học, cách ứng xử của CM với những HV của trẻ và mối tương quan giữa cách
ứng xử của CM với những HV của trẻ. Qua đó giúp các bậc CM có được cách thức ứng
xử phù hợp với trẻ để trẻ có thể tăng cường những HV tích cực, hạn chế những HV tiêu
cực. Trên cơ sở này, trẻ có được tiền đề quan trọng để phát triển toàn diện cả về thể chất
và tinh thần.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:

-

Mối tương quan giữa cách ứng xử của CM với HV của trẻ

Khách thể nghiên cứu:
-

310 người với 107 trẻ đang học lớp 3, 4, 5 ở một trường tiểu học tại Hà Nội và một
trường tiểu học tại Thái Bình. 107 cặp CM (11 cặp chỉ có cha hoặc mẹ) của các học
sinh này.

4. Câu hỏi nghiên cứu
-

Có kiểu HV tích cực và HV tiêu cực điển hình nào ở trẻ tiểu học?

-

CM thường có cách ứng xử như thế nào với những HV của trẻ?

-

Cách thức ứng xử của CM chịu tác động bởi những yếu tố nào?

-

Cách ứng xử của CM và HV của trẻ có mối tương quan như thế nào?

5. Giả thuyết nghiên cứu
-


Trẻ tiểu học thường nghe lời người lớn và có mối quan hệ tốt với bạn đồng lứa, nhưng
trẻ dễ bị sao nhãng, khó tập trung.

-

CM thường ứng xử với con theo phong cách độc đoán, những phong cách như dân
chủ và dễ dãi ít được CM sử dụng trong quá trình giao tiếp với con.

-

Cách thức ứng xử của CM chịu tác động của nhiều yếu tố như trình độ học vấn, nghề
nghiệp và tình trạng nghề nghiệp của họ.

-

Những HV tiêu cực của trẻ có mối tương quan thuận với kiểu ứng xử độc đoán, dễ dãi
của cha, mẹ và sự không thống nhất trong cách ứng xử của cha và mẹ.

-

Có mối tương quan thuận giữa cách thức ứng xử dân chủ và thống nhất của cha và mẹ
với những HV tích cực ở trẻ

6. Nhiệm vụ nghiên cứu
12


-


Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về HV, kiểu ứng xử và mối liên hệ giữa cách thức
ứng xử của CM với HV của trẻ.

-

Nghiên cứu những HV của trẻ tiểu học, cách thức ứng xử của cha, mẹ với những HV
của trẻ và mối quan hệ giữa cách ứng xử của cha, mẹ với trẻ trong độ tuổi này.

-

Đề xuất các biện pháp tâm lý cụ thể góp phần xây dựng các chương trình hướng dẫn
kỹ năng làm CM phù hợp.

7.

Phƣơng pháp nghiên cứu

7.1.

Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được áp dụng theo phương pháp điều tra xã hội học với thiết kế

nghiên cứu mô tả cắt ngang có sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương
pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng nhằm nghiên cứu các tài liệu, văn
bản có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được sử dụng để thu thập thông tin trực tiếp
từ khách thể nghiên cứu bằng cách hướng dẫn để khách thể tự điền phiếu. Trong bảng hỏi
cũng có thêm các câu hỏi mở với mục đích thu thập thơng tin sâu hơn để cung cấp thêm
dữ liệu định tính bổ sung, giải thích, minh họa cho các số liệu định lượng đã được thu

thập qua bảng hỏi.
7.2.
-

Chọn mẫu

Chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng

7.3.

Tính cỡ mẫu

Cỡ mẫu được tính theo cơng thức:

7.4.
-

Chỉ số và biến số nghiên cứu

Các chỉ số đo lường về HV của trẻ, cách ứng xử của CM và mối tương quan giữa
cách ứng xử của CM với HV của trẻ.

-

Biến số độc lập: cách ứng xử của CM

-

Biến số phụ thuộc: HV của trẻ


7.5.

Khống chế sai số
13


-

Để khống chế sai số, đề tài được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu hợp lý dựa
trên việc sử dụng các thang đo đã được chuẩn hóa tại Việt Nam. Nghiên cứu được
thực hiện trực tiếp đối với từng nhóm khách thể nghiên cứu và đảm bảo yêu cầu về
thời gian làm phiếu khảo sát.

-

Người thực hiện nghiên cứu là chính tác giả của đề tài – người được đào tạo chính
thống về phương pháp nghiên cứu khoa học và cũng là người có kinh nghiệm và kỹ
năng điều tra cồng đồng, trung thực và có trách nhiệm.

-

Thực hiện kiểm tra phiếu ngay khi khách thể hoàn thành phiếu hỏi và phân cặp phiếu
theo hộ gia đình, đảm bảo làm sạch số liệu trước khi nhập vào máy tính.

7.6.

Xử lý và phân tích số liệu
Tồn bộ số liệu thu thập từ bảng hỏi được nhập bằng phần mềm Epidata và xử lý

trên phần mềm Stata với độ tin cậy 95% qua sự kết hợp của hai phương pháp thống kê

mơ tả và phân tích.
-

Mơ tả tần xuất hoặc tỉ lệ % đối với những biến rời rạc.

-

Mô tả giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và phương sai đối với biến số liên tục

-

Phân tích: Kiểm định Chi- square, kiểm định giá trị T, kiểm định Spearman, kiểm
định ANOVA

7.7.

Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên sự cho phép của trường đại học Giáo

Dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Các cặp CM tham gia vào nghiên cứu được nhận thư mời tham gia vào nghiên cứu
trong đó có giải thích rõ mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu, các ngun tắc giữ bí mật.
Cam kết khơng tiết lộ thông tin các CM và trẻ chia sẻ, đảm bảo trong trường hợp trích
dẫn sẽ ghi lại chính xác ý kiến của CM, trẻ không suy diễn những ý kiến của CM và đưa
ra những ý kiến phỏng đoán của cá nhân dựa trên ý kiến từ cha, mẹ và trẻ. Trong trường
hợp lấy ý kiến của CM làm tư liệu minh họa cho kết quả nghiên cứu, tác giả cam kết đảm
bảo tính ẩn danh trong việc trích dẫn ý kiến.
Trong q trình nghiên cứu tài liệu, người thực hiện nghiên cứu cam kết ghi trích
dẫn nguồn trực tiếp từ chính tài liệu đã đọc và tham khảo để đảm bảo tính hữu ích cho đề
tài.

8. Đóng góp mới của luận văn
14


-

Đây là nghiên cứu đầu tiên xem xét HV của trẻ tiểu học ở cả hai mặt tích cực và tiêu
cực ở Việt Nam.

-

Phát hiện của đề tài về PC tổng hợp – cách ứng xử của những CM không nghiêng hẳn
về bất kỳ PC nào trong ba PC dân chủ, độc đoán, hay dễ dãi là một trong những điểm
mà chưa có nghiên cứu nào đề cập tới.

-

Nghiên cứu cũng chỉ ra được những con số chính xác và khoa học về HV tích cực và
tiêu cực của trẻ, các cách thức ứng xử của CM với trẻ trong độ tuổi tiểu học. Đồng
thời, chỉ ra được các yếu tố có liên quan đến HV của trẻ và cách ứng xử của cha, mẹ.

-

Nghiên cứu xác định rõ mối quan hệ giữa cách ứng xử của cha với trẻ và của mẹ với
trẻ mà khơng tìm hiểu mối quan hệ của trẻ với CM một cách chung chung.

-

Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt giữa những CM
có cùng PC và CM khác PC, trong mối tương quan với HV của trẻ.


9.

Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn dự kiến

được trình bày trong 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2. Thiết kế và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Phân tích kết quả nghiên cứu

15


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
1.1.1.1.

Các nghiên cứu ở Phương Tây

Từ những năm 1970, đã có nhiều nghiên cứu về ở Phương Tây về các về các
PCLCM. Các nghiên cứu này đã chỉ ra trong số các PCLCM như PC dân chủ, độc đốn,
dễ dãi/nng chiều và thờ ơ, PCLCM dân chủ là PC có tác động lớn nhất đến sự phát
triển HV của trẻ theo hướng tích cực. Cách ứng xử của CM thuộc ba PC cịn lại đều có
những tác động tiêu cực đến HV của trẻ trên nhiều phương diện như cảm xúc, học tập, xã

hội, HV hướng nội và HV hướng ngoại.
Về khía cạnh cảm xúc, nghiên cứu về mối quan hệ giữa đặc điểm nhân cách của
CM, PCLCM với khả năng tự chủ và kiểm soát cảm xúc của con cái của Coplan, Reichel
và Rowan (2009) đã chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa PCLCM với khả năng kiểm soát
cảm xúc của trẻ. Theo đó, khả năng kiểm sốt cảm xúc của trẻ vị thành niên sống với CM
có PC dân chủ tốt hơn những trẻ sống với CM có PC độc đốn và dễ dãi [31, tr. 241246].
Về khía cạnh học tập, một số nghiên cứu đã cho thấy thành tích học tập của những
đứa trẻ sống với CM có PC dân chủ cao hơn so với những đứa trẻ sống với CM có PC
độc đốn. Và những đứa trẻ sống với CM có PC dễ dãi có thành tích học tập chung kém
nhất. Những nghiên cứu được thực hiện với những sinh viên đại học cũng cho thấy sự
ảnh hưởng tích cực của PCLCM dân chủ đến thành tích học tập của con cái. Theo đó, các
nhà nghiên cứu cho biết có thể dự báo được sức khỏe tinh thần cũng như sự thành công
trong học tập của một trẻ vị thành niên trong tương lai nếu biết được trẻ đó có được sống
với CM có PC dân chủ trong gia đoạn quan trọng này không. Nghiên cứu cũng chỉ ra
những đặc trưng cơ bản của PC CM dân chủ gồm: Những nguyên tắc quản lý HV, sự
nồng ấm của CM và việc chú ý rèn luyện, phát triển tính tự lập cho trẻ có mối tương quan
với động cơ học tập cao và tỉ lệ thuận với mức điểm số trung bình của trẻ khi là sinh viên
[40, tr.17 -34].
Về phương diện HV xã hội: Nghiên cứu của Moscatelli và Rubini (2009) [38]
tiến hành nghiên cứu trên 400 trẻ trong độ tuổi từ 14 - 18 để kiểm tra mối quan hệ giữa
PCLCM và sự phát triển xã hội cũng như kế hoạch phát triển tương lai của trẻ. Nghiên
16


cứu cho thấy, những trẻ sống trong gia đình dân chủ thì có hệ số tự tin và niềm tin vào
gia đình cao hơn. Trẻ có cảm giác an tồn cao hơn (trẻ coi trọng giá trị của gia đình nhiều
hơn, tự hào vì mình là một tHVên của gia đình. Trẻ cũng cho rằng gia đình là nơi đóng
vai trò quan trọng với trẻ khi trẻ phải đương đầu với những khó khăn), có khả năng tự
chủ trong những tình huống khó chịu tốt hơn và hệ số thơng minh cao hơn những trẻ
sống trong gia đình CM có PC độc đốn, dễ dãi, thờ ơ. Trong đó, trẻ sống với CM có PC

thờ ơ có điểm hệ số tự tin thấp nhất. Nghiên cứu cũng chỉ ra trẻ sống với những CM có
PC dân chủ có điểm số cao hơn về mong đợi vào tương lai cũng như khả năng tự thực
hiện những kế hoạch trẻ sống trong gia đình độc đốn và thờ ơ.
HV hướng ngoại của trẻ có mối liên hệ với PCLCM độc đốn. Theo đó, những
HV hướng ngoại của trẻ như: ngỗ nghịch, hung hăng, đánh nhau và những HV phạm
pháp tỉ lệ thuận với kiểu PCLCM này. Những HV có tính chất thường xuyên và hay tái
diễn như ăn cặp vặt có mức tương quan cao nhất. Tuy nhiên, với những HV phạm pháp
có tính chất nghiêm trọng lại có mối tương quan cao nhất với PCLCM thờ ơ. Trong khi
đó, những đứa trẻ sống với CM có PC dân chủ có mối tương quan thấp với những HV
khơng thích nghi. Những nghiên cứu này cũng đưa ra những khuyến nghị liên quan đến
sự cần thiết phải nâng cao chất lượng mối quan hệ giữa CM với con cái. Đồng thời xây
dựng những nguyên tắc rõ ràng để điều chỉnh HV của trẻ sẽ giúp tăng khả năng thích
nghi của trẻ trong những tình huống bạo lực và những khó khăn trong cuộc sống.
PCLCM cũng có mối liên quan đến những HV hướng nội của trẻ. Điều này được
chỉ ra trong nghiên cứu trường diễn trên mẫu 113 trẻ trong suốt 15 năm để tìm hiểu mối
quan hệ giữa PCLCM và HV của trẻ. Nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan chặt chẽ giữa
PC dễ dãi nuông chiều trẻ trong giai đoạn nhà trẻ với những rối loạn HV hướng nội và
các rối loạn lo âu khác của trẻ. Từ kết quả này, các nhà nghiên cứu có thể dự báo được
những rối loạn HV hướng nội có thể xảy ra khi học tiểu học của trẻ sống với CM có PC
dễ dãi trong lứa tuổi nhà trẻ [41, tr.1063, 1075].
Một nghiên cứu khác được thực hiện trên 100 trẻ vị thành niên bị trầm cảm cũng
cho ra kết quả tương tự khi nhận thấy rằng có mối tương quan thuận giữa PCLCM độc
đoán với bệnh trầm cảm ở trẻ. Nghiên cứu này cũng chỉ ra mối tương quan nghịch giữa
PCLCM dễ dãi với bệnh trầm cảm của trẻ [37, tr.60 – 68].
Tóm lại, các nghiên cứu về PCLCM của ở Phương Tây cho thấy có mối tương
quan giữa PCLCM độc đốn, thờ ơ hoặc dễ dãi với những HV tiêu cực ở trẻ. Những HV
17


này bao gồm cả HV hướng nội và HV hướng ngoại. Những HV hướng nội như là rối loạn

cảm xúc, lo âu và trầm cảm. Với những HV hướng ngoại, đó là những HV mang tính bạo
lực, hung tính, trộm cắp, lừa gạt. Đồng thời, các nghiên cứu ở Phương Tây cũng chỉ ra
mối tương quan rõ rệt giữa PCLCM dân chủ với những HV tích cực ở trẻ, đặc biệt là việc
tích cực học tập, những HV thích nghi và tính độc lập ở trẻ.
1.1.1.2.

Các nghiên cứu ở Châu Á

Các nghiên cứu ở Châu Á về PCLCM với HV của trẻ cũng cho thấy một số điểm
tương đồng với các nghiên cứu ở Phương Tây khi chỉ ra rằng có mối tương quan giữa
những PCLCM độc đốn, thờ ơ và dễ dãi với những HV tiêu cực của trẻ.
Nghiên cứu so sánh trên đối tượng trẻ vị thành niên Nhật Bản và trẻ người Mỹ cho
thấy những CM có PC độc đoán với sự kiểm soát quá mức về tâm lý có mối tương quan
đến những rối loạn HV cảm xúc ở cả trẻ Nhật Bản và Mỹ [35, tr.815-828]. Đồng thời, có
mối tương quan thuận giữa PCLCM độc đoán này với tỉ lệ trầm cảm cũng như những HV
phạm pháp ở các nhóm trẻ thuộc các dân tộc Mỹ, Đức, Ấn Độ và Trung Quốc.
Một nghiên cứu khác được thực hiện trên 2000 trẻ sống tại các vùng nông thôn
của Trung Quốc cũng chỉ ra những trẻ sống với CM có PC độc đốn với các cách ứng xử
đặc trưng của PCLCM này như: sử dụng các hình phạt nghiêm khắc, mắng mỏ, chỉ trích
khi con cái có HV khơng mong muốn thường có các HV tiêu cực, bao gồm cả các HV
hướng nội và hướng ngoại. Nghiên cứu này cũng chỉ ra có sự khác biệt giữa tác động tiêu
cực trong cách ứng xử của CM với HV của trẻ trai và trẻ gái. Trong nền văn hóa Trung
Quốc với chế độ phong kiến hà khắc và những yêu cầu chặt chẽ với các HV và cách ứng
xử của người nam và người nữ trong xã hội. Và trong bối cảnh người nam được mong
đợi cao về vai trị làm trụ cột trong gia đình và xã hội nên các trẻ em trai thường phải
chịu những hình phạt hà khắc hơn so với trẻ gái. Theo đó, với cùng một hình phạt cho
những vi phạt cho những vi phạm về qui tắc ứng xử của trẻ trai và trẻ gái thì trẻ gái sẽ
chịu ảnh hưởng nặng nề hơn so với trẻ trai [36].
Tuy nhiên, các nghiên cứu ở Châu Á cũng chỉ ra những khác biệt về kết quả với
những nghiên cứu ở Phương Tây về mối tương quan giữa PCLCM dân chủ với HV tích

cực của trẻ. Điều này xuất phát từ những khác biệt về văn hóa giữa các nước thuộc Châu
Á với các nước ở Phương Tây. Bởi trong nền văn hóa Châu Á, các bậc CM có quan niệm
khác với các bậc CM Phương Tây. Các bậc CM ở Châu Á quan niệm theo kiểu “yêu cho
roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Họ quan niệm sự khen ngợi hay ngọt ngào với con có
18


thể làm cho trẻ cảm thấy chúng được chiều chuộc quá mức nên sẽ yếu mềm hoặc hư
hỏng. Họ tin rằng trẻ nhỏ cần phải được hạn chế bởi các nguyên tắc rõ ràng và nghiêm
khắc để chúng có thể phát triển đúng hướng. Nên họ có xu hướng kiểm soát HV với con
cái hơn các bậc CM ở Phương Tây. Đồng thời họ cũng ít bộc lộ tình u thương của
mình dành cho con cái theo cách mà người Phương Tây hay làm như ơm hơn con hay nói
trực tiếp với con cái những lời lẽ tình cảm, yêu thương hoặc khen ngợi. Họ đưa ra nhiều
mệnh lệnh hơn với con, sử dụng các hình phạt về cơ thể nhiều hơn, đưa ra nhiều quy tắc
và yêu cầu trẻ tuân thủ nhiều hơn [30, tr. 1832 – 1843].
Theo đó, khi các bậc CM ở Châu Á khen ngợi con cái và thể hiện tình u thương
với con cái thơng qua các cử chỉ như ơm, hơn con thì những HV này có tác động tích cực
đến trẻ nhiều hơn so với những trẻ em ở Phương Tây [36]. Các bậc CM Châu Á cũng có
xu hướng bao bọc con nhiều hơn nên hiếm khi khuyến khích sự phát triển độc lập của
con cái như các bậc CM Phương Tây. Nhưng điều này khơng có nghĩa là họ có ít tình yêu
thương dành cho con cái hơn các bậc CM Phương Tây. Sự khác biệt chỉ liên quan đến
cách thể hiện. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Các bậc CM Châu Á thể hiện tình yêu
thương với con cái mình một cách âm thầm hơn. Họ dành nhiều thời gian cho con cái
hơn và cố gắng nhiều nhất để đảm bảo cho con cái có được những điều kiện tốt nhất về
vất chất trong khả năng của mình. Họ cũng sẵn sàng làm nhiều việc nhiều hơn để cho con
cái có thời gian để tập trung vào việc học tập [30]. Nghiên cứu trên các trẻ em người Mỹ
gốc Á một lần nữa khẳng định sự đầu tư cho giáo dục là một trong những dấu hiệu thể
hiện tình yêu thương của CM Châu Á dành cho con cái. Bởi vậy, họ sẵn sàng hi sinh
cơng việc của mình để chuyển đến nơi thuận lợi nhất cho con cái học tập [32].
Như vậy, có sự tương đồng trong các nghiên cứu trên thế giới về cách ứng xử của

các bậc CM có PC độc đốn, thờ ơ và dễ dãi với những HV tiêu cực ở trẻ. Tuy nhiên, do
những khác biệt giữa nền văn hóa Phương Đơng với nền văn hóa Phương Tây nên có sự
khác nhau về kết quả tác động giữa cách ứng xử của CM có PC dân chủ với HV của trẻ.
Theo đó, với trẻ Phương Tây, cách ứng xử của CM có PC dân chủ có mối tương quan
thuận với các HV tích cực và điều này làm cho trẻ độc lập hơn, có cảm xúc tích cực hơn
cũng như mang lại những thành tích học tập cao hơn. Tuy nhiên, ở Châu Á thì chưa hẳn
bởi vì, một số khía cạnh trong PCLCM độc đốn có vẻ được các bậc CM sử dụng nhiều
như việc đề ra các quy tắc, yêu cầu tuân thủ và trừng phạt dường như có khả năng dự báo
về thành tích cao trong học tập của trẻ nhiều hơn.
19


1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam vấn đề về cách thức ứng xử của CM với con cái cũng đã được nhiều
nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Đầu tiên phải kể đến nghiên cứu của Lưu Song Hà
thuộc Viện Tâm lý học về HV lệch chuẩn của học sinh Trung học cơ sở và mối tương
quan giữa nó với kiểu quan hệ CM con cái. Nghiên cứu được thực hiện với 532 học sinh
THCS của các khối 7, 8, 9 thuộc 4 trường THCS nội, ngoại thành Hà Nội. Từ nghiên cứu
này, tác giả đã chỉ ra: vẫn còn tồn tại một tỉ lệ đáng lo ngại học sinh THCS có HV lệch
chuẩn. Những biểu hiện của HV lệch chuẩn là khá phổ biến và phức tạp. Đồng thời, tác
giả cũng nhận thấy: nhiều học sinh THCS khơng chỉ có một dạng HV lệch chuẩn mà có
hai, ba dạng HV lệch chuẩn hoặc nhiều hơn nữa mặc dù học sinh cho rằng HV lệch
chuẩn là không thể chấp nhận được. Tác giả cũng cho biết: Trong nhiều gia đình có con ở
độ tuổi THCS cùng song song tồn tại 3 kiểu quan hệ CM đối với con cái: Kiểu tin tưởng
bình đẳng, kiểu bàng quan xa cách và kiểu nghiêm khắc cứng nhắc. Phần lớn gia đình có
con cái trong lứa tuổi THCS đã sử dụng kiểu quan hệ tin tưởng bình đẳng với con cái
thường xuyên hơn, kiểu bàng quan xa cách ít dùng nhất. Những học sinh có CM bàng
quan xa cách có xu hướng vi phạm HV lệch chuẩn nhiều hơn những học sinh có CM tin
tưởng bình đẳng. Cảm nhận về CM và trạng thái cảm xúc mà học sinh THCS trải nghiệm
trong mối quan hệ CM và con cái là hai nhân tố chính có tác động đến HV lệch chuẩn

của trẻ mạnh hơn kiểu quan hệ CM sử dụng với con ở lứa tuổi này.
Khi được CM đối xử tin tưởng và bình đẳng học sinh trong lứa tuổi THCS thường
tự tin và ít lo lắng, cịn con cái của những bậc CM có kiểu HV bàng quan, xa cách thường
kém tự tin và lo lắng hơn. Sự tự tin và sự lo lắng của học sinh THCS được hình thành và
phát triển bởi nhiều nhân tố, trong đó có kiểu quan hệ CM và con cái cùng cảm nhận về
CM và những trải nghiệm xúc cảm của con cái trong quan hệ này [4, tr.165 – 168].
Nghiên cứu của tập thể tác giả thuộc Khoa Tâm lý học trường ĐH Khoa học Xã
hội và nhân văn về ảnh hưởng của gia đình đến HV vi phạm pháp luật của trẻ vị thành
niên. Nghiên cứu được thực hiện trên 550 trẻ thuộc trường Giáo dưỡng số II Ninh Bình
và trường THCS Mari Quiri. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã chỉ ra: trẻ em có HV
vi phạm pháp luật là do ảnh hưởng của gia đình. Quan hệ giữa CM và con cái xung đột,
mâu thuẫn giữa CM và việc áp dụng những kiểu quan hệ độc đoán, hà khắc, đối xử tàn
bạo, độc ác của CM với trẻ, sự thiếu hụt tình yêu thương của CM với con cái hoặc của cả

20


hai người (CM ly hôn, bỏ đi…) là nguyên nhân đẩy trẻ đến HV vi phạm pháp luật [16,
tr.39 – 42].
Nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Anh Thư và Bùi Minh Đức về Thất bại
học đường – Những lý giải từ mối quan hệ trong gia đình ở Việt Nam. Nghiên cứu trên
260 học sinh trường THCS Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội cho thấy 48,1% số CM đều
quan tâm đến việc học của các em. Song để các em chia sẻ khi bị điểm kém, khi bị thất
bại trong học tập thì CM khơng phải là người các em thực sự tin tưởng. Số em không
muốn chia sẻ cùng ai chiếm 44,6%. Lý giải cho việc này các em nói rằng: “Khi em nói
với CM em rằng em bị điểm kém, CM đều gây sức ép cho em, mắng mỏ, bắt em phải làm
thế này, thế nọ. Em khơng thích chút nào” (Phiếu 22)
Bảng 2: Người quan tâm đến việc học và người chia sẻ khi các em bị điểm kém
Người quan tâm đến


người chia sẻ khi các em

việc học của các em (%)

bị điểm kém
(%)

Cha

7,7

4,2

Mẹ

36,9

29,2

Cả cha và mẹ

48,1

22,0

Khơng ai cả

7,3

44,6


Tổng

100

100

Bị chửi mắng hoặc nói ra cũng khơng giải quyết được việc gì là lý do tiếp theo
khiến cho học sinh không muốn chia sẻ với CM: “Em khơng chia sẻ cùng ai cả. Có nói
cũng chả giải quyết được gì mà cịn bị ăn mắng thêm. Cha em chỉ quan tâm đến em khi
cô giáo gọi điện hoặc khi em bị làm sao đấy ở trường phải mời phụ huynh đến thôi (Tnữ, học sinh lớp 9). Em cảm thấy không thoải mái và hơi sợ khi phải nói với CM em bị
điểm kém (phiếu 113)
Theo đánh giá của học sinh, thái độ của CM có ảnh hưởng không nhỏ đến sự nỗ
lực phấn đấu trong học tập của các em. Có đến 95,8% học sinh đánh giá việc các em đạt
kết quả cao trong học tập từ quan trọng đến rất quan trọng đối với CM. (61,2% là rất
quan trọng)

21


Từ đây tác giả của đề tài đi đến kết luận: Sự quan tâm của CM đối với con, cụ thể
là cách CM quá quan tâm hoặc kỳ vọng quá nhiều, hay CM không quan tâm, bỏ bê con
cái đã ảnh hưởng đến kết quả học tập của con [23, tr. 70-79].
Một nghiên cứu khác của Trương Thị Khánh Hà về PC giáo dục của CM và ảnh
hưởng của nó đối với con tuổi vị thành niên trên 256 học sinh và 256 CM và 6 cô giáo
cho thấy, PC giáo dục của CM cũng như sự thống nhất trong cách giáo dục con giữa cha
và mẹ có ảnh hưởng tới một số nét tính cách và sự tự đánh giá của con. Kết quả từ nghiên
cứu này cho thấy: có sự tương quan nghịch và khá rõ nét giữa mức độ độc đoán của CM
với mức độ tự đánh giá của trẻ về vai trò và vị thế của mình trong gia đình. (r=-0,342, với
p=0,000). Ngược lại có sự tương quan thuận giữa mức độ dân chủ của CM với mức độ tự

đánh giá của trẻ về lĩnh vực này.
Phân tích hồi quy cho thấy PC độc đốn có ảnh hưởng tiêu cực đến tự dánh giá
của trẻ về vai trị và vị thế của mình trong gia đình (R=0,345, R Square = 0,11, P=0,000).
Trẻ thường cảm thấy mình là gánh nặng trong gia đình, cảm thấy mình là người thừa
trong gia đình…
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, CM có PC dân chủ thì con họ thường cảm thấy
mình có vị trí quan trọng trong gia đình, cảm thấy CM đều hiểu mình...
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, một số cách giáo dục của CM có tác động ảnh
hưởng khá mạnh đến đặc điểm tính cách của con nói chung: Khi CM thường xun “lắng
nghe, tơn trọng những ý kiến của con” và ln “khích lệ, ủng hộ con cái” thì con họ có
khả năng “làm chủ bản thân” tốt hơn (R=0,307, R Square = 0,095, P <0,01 hệ số β lần
lượt là 0,170 và 0,186). Khi CM “khơng có thời gian để quan tâm đến con” và “hay mắng
mỏ, phê phán” thì con thường “khơng nghe lời người lớn” với (R=0,355, R Square =
0,098, P <0,01 hệ số β lần lượt là 0,170 và 0,255); Khi CM “ít biểu lộ sự khích lệ” và
“hay mắng mỏ, phê phán” thì con họ dễ có tính gây gổ” với (R=0,256, R Square = 0,07,
P <0,01 hệ số β lần lượt là 0,133và 0,183); Khi CM “ít kiểm sốt” và “hay khen ngợi” thì
con họ thường có “tính sáng tạo” hơn với (R=0,339, R Square = 0,115, P <0,01 hệ số β
lần lượt là 0,202và 0,245)
Từ nghiên cứu này, tác giả đi đến kết luận: Hai PC giáo dục chiếm tỉ lệ cao nhất ở
CM là PC dân chủ và PC độc đốn. Khi CM dân chủ thì con họ thường tự tin và có khả
năng làm chủ bản thân, cảm thấy được yêu thương được tôn trọng. Các em cũng đánh giá
vị thế của mình trong gia đình và trong nhóm bạn cao hơn. Ngược lại CM độc đoán gây
22


cho trẻ cảm giác vơ tích sự và khơng được yêu thương. Các em thường đánh giá bản thân
thấp và không tự tin. Sự thống nhất trong cách giáo dục giữa cha và mẹ trong cách giáo
dục con là một trong những yếu tố có ảnh hưởng rất tích cực đến sự hình thành và phát
triển tính cách của con [5, tr.52 – 54].
Nghiên cứu ảnh hưởng của PCLCM đến HV khơng thích nghi của trẻ em vị thành

liên có rối loạn HV của tác giả Phạm Thị Bích Phượng vào năm 2011 trên 86 học sinh có
rối loạn HV ở trường giáo dưỡng và 85 học sinh theo học bình thường ở trường trung
học cơ sở và 171 CM, 10 giáo viên của các em này cho thấy: PCLCM độc đốn, nghiêm
khắc có tỉ lệ tương quan cao với nhóm HV sai phạm và HV xâm khích ở trẻ vị thành niên
ở trường Giáo dưỡng (hệ số tương quan lần lượt là 0,236 và 0,205); PCLCM dễ dãi
nuông chiều có tương quan với tỉ lệ HV sai phạm (0,3) và HV xâm khích (0,261). Tuy
nhiên, nghiên cứu này cũng chỉ ra CM càng có xu hướng dân chủ thì con cái càng có cơ
hội tham gia vào những HV sai phạm nhiều hơn. Với trẻ vị thành niên thuộc trường trung
học cơ sở bình thường, nghiên cứu cũng thu được kết quả tương tự. PC dễ dãi nuông
chiều và PC độc đốn của CM học sinh trường bình thường có tương quan với HV phá
luật của trẻ, hệ số tương quan lần lượt là r = 0,285 và r = 0,129. Nghiên cứu cũng cho
thấy khơng có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa PC dân chủ với HV xâm khích
của trẻ [19, tr.64 -77].
Nghiên cứu trực tiếp về trẻ trong độ tuổi trước khi đến trường có đề tài của Phạm
Bích Thủy về Biện pháp bồi dưỡng cho CM năng lực giáo dục HV đạo đức đối với trẻ
mẫu giáo lớn. Nghiên cứu được thực hiện tại 2 xã thuộc tỉnh Thái Bình và tỉnh Hải
Phịng. Với nghiên cứu của mình, tác giả đã đi đến kết luận: Đa phần các bậc CM đều
đánh giá cao vai trị của giáo dục gia đình đối với sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên cũng có
nhiều thay đổi mang tính lịch sử trong quan điểm của các bậc CM về nội dung cũng như
các hình thức giáo dục. Các bậc CM thường tâp trung giáo dục cho con em mình những
HV đạo đức thuộc nhóm quan hệ với người lớn trong gia đình chứ ít quan tâm đến các
nhóm HV đạo đức mang tính xã hội. Họ có thể nhận thức tốt vai trị của gia đình, các nội
dung phẩm chất đạo đức cần giáo dục nhưng không biết giáo dục bằng phương pháp nào.
Trong mối tương quan giữ 3 nhân tố cấu thành năng lực thì yếu tố nhận thức đạt điểm
đánh giá cao hơn thái độ và HV. Có các bậc CM có kiến thức thái độ tốt nhưng nhưng
HV giáo dục cịn nhiều thiếu sót. Những người cha có trình độ nhận thức về giáo dục đạo

23



đức thấp hơn các bà mẹ nhưng lại có thái độ tích cực hơn, kỹ năng tốt hơn. Các bậc CM
có độ tuổi cao hơn lại có thái độ về giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn đúng đắn hơn.
Từ nghiên cứu của mình tác giả kết luận: hoạt động bồi dưỡng cho CM năng lực
giáo dục HV đạo đức đối với trẻ mẫu giáo lớn là hoàn tồn có thể thực hiện được vì đã có
đủ tiền đề khách quan và chủ quan: Bồi dưỡng cho CM năng lực giáo dục HV là một yêu
cầu tất yếu khách quan của xã hội hiện đại và bản thân các bậc CM. Công tác bồi dưỡng
năng lực cho CM có thuận lợi là 100% CM được hỏi ý kiến đều có nhu cầu được học tập,
bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nâng cao năng lực. Điều mà CM mong muốn được bổ sung
thêm kiến thức và kỹ năng đó chính là năng lực giáo dục HV đạo đức cho con trẻ. Hình
thức chuyển tải kiến thức có hiệu quả đối với các bậc CM đó là cung cấp thơng tin trên
truyền hình, cung cấp tài liệu và tham gia CLB [22, tr.167 -172].
Tóm lại, ở Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu đề cập đến mối tương quan
giữa cách ứng xử của CM với con cái. Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu đều hướng đến
khách thể là trẻ vị thành niên, và HV của trẻ mà các nghiên cứu này quan tâm chỉ là HV
lệch chuẩn, HV khiếm khuyết hay kết quả học tập và việc hình thành lịng tự trọng ở trẻ
mà chưa có nghiên cứu nào tập trung vào mối tương quan giữa cách ứng xử của CM với
cả hai tính chất của HV tích cực và tiêu cực. Đặc biệt, tất cả các nghiên cứu mới chỉ cho
thấy mối tương quan giữa PC ứng xử của đại diện hoặc cha hoặc mẹ với con cái một cách
chung chung, mà chưa nhìn ra được có sự tương đồng hoặc khác biệt nào giữa HV của trẻ
khi sống trong gia đình mà cha hoặc mẹ có cùng PC ứng xử và khác PC ứng xử.
1.2.

Hành vi và chuẩn mực của hành vi

1.2.1. Khái niệm hành vi
Có nhiều quan niệm khác nhau về HV. Các nhà sinh học xem xét HV với tư cách
là cách sống và hoạt động trong một môi trường nhất định dựa trên sự cần thiết thích nghi
tối thiểu của cơ thể đối với môi trường. Với quan điểm này, HV của con người chỉ có
mối quan hệ với mơi trường. Theo đó, chuẩn mực của HV chính là sự thích nghi của cơ
thể với môi trường. HV nào phù hợp với môi trường đảm bảo sự tồn tại chắc chắn của cơ

thể với môi trường được coi là HV hợp chuẩn, ngược lại HV nào làm cho cơ thể khơng
thích nghi được với môi trường được coi là HV lệch chuẩn.
Các nhà HV cổ điển cũng có quan niệm về HV tương tự với các nhà sinh học khi
cho rằng: HV là tổ hợp của các phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích tác động vào cơ
thể và chuẩn mực của HV cũng là sự thích ứng của con người với môi trường. Tuy nhiên,
24


những người theo chủ nghĩa HV quan niệm con người khơng chỉ phản ứng với các kích
thích sinh học mà cịn phản ứng với các kích thích khác. Con người khơng chỉ thích ứng
với mơi trường tự nhiên mà cịn thích ứng với mơi trường xã hội. Tiếp nối các nhà HV cổ
điển, những người theo chủ nghĩa HV mới cho rằng: Con người có sự lựa chọn các kích
thích, con người chỉ trả lời các kích thích có lợi cho mình [26, tr.203 – 204].
Theo X.L. Rubinstein HV là hình thức đặc biệt của hoạt động, nó trở thành HV
khi động cơ hành động từ kế hoạch đối tượng sang kế hoạch nhân cách xã hội (2 kế
hoạch này không tách rời nhau: quan hệ nhân cách xã hội được hiện thực hóa ở quan hệ
đối tượng). HV có những tiền đề tự nhiên nhưng trên cơ sở được chế định bởi xã hội,
gián tiếp bởi ngôn ngữ và các hệ thống dấu hiệu – ngữ nghĩa khác mà hình thức đặc trưng
của chúng là lao động và thuộc tính là giao tiếp. HV đặc thù của cá nhân phụ thuộc vào
tính chất, mối quan hệ qua lại với nhóm mà anh ta là thành viên, vào chuẩn mực nhóm,
định hướng giá trị và sự ấn định vai.
Tính khơng thích hợp của HV (được thể hiện một phần ở chỗ nhân cách đánh giá
quá cao các khả năng của mình, tách rời ngơn ngữ và thực tiễn, làm suy giảm tính phê
phán khi kiểm sốt việc thực hiện hóa các chương trình HV) thể hiện một cách tiêu cực
trong mối quan hệ liên nhân cách. Cái quan trọng trong HV là mối quan hệ với chuẩn
mực đạo đức [2, tr.60].
Cô – lơ nhà tâm lý học người Đức đã phát hiện ra bản chất quy luật HV của người
thông qua những thực nghiệm tiến hành với khỉ. Theo ông, các quá trình HV của người
cũng như tri giác của chúng ta khơng được hình thành nên một cách đơn giản như là một
tổng của các thành tố riêng rẽ. Ngược lại, hành động của chúng ta, tri giác của chúng ta

rõ ràng là một cái chỉnh thể mà chức năng và ý nghĩa của mỗi thành tố trong đó được quy
định bởi các tính chất của cái tổng thể đó. Cái chỉnh thể ấy, tâm lý học gọi là cấu trúc [7,
tr.99-100].
Nhà tâm lý học Vư – gốt – xki cho rằng: sự phát triển HV người về cơ bản không
chịu sự quy định của các quy luật tiến hóa sinh vật, mà chịu sự quy định của các quy luật
phát triển lịch sử, xã hội [7, tr.104].
Nhìn chung các nhà TLH Xô Viết cho rằng HV của con người ln là HV có mục
đích. HV giúp con người khơng chỉ tồn tại mà cịn phát triển. HV của con người do nhiều
yếu tố chi phối.
1.2.2. Chuẩn mực hành vi
25


×