Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

(Luận văn thạc sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn huyện yên hưng tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGÔ VĂN HỢI

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÍ
CÁC TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN YÊN HƢNG - TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2009
1


MỤC LỤC

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4. Giả thuyết khoa học
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
8. Cấu trúc của luận văn
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CBQL TTHTCĐ
1.1. Vài nét tổng quan về nghiên cứu Trung tâm học tập cộng đồng
1.1.1. Mô hình trung tâm học tập cộng đồng ở một số nƣớc trên thế giới
1.1.2. Vấn đề nghiên cứu, phát triển mơ hình TTHTCĐ ở Việt Nam


1.2. Trung tâm học tập cộng đồng (mơ hình của Việt Nam)
1.2.1. Khái niệm trung tâm học tập cộng đồng
1.2.2. Mục tiêu hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng
1.2.3. Đặc điểm tổ chức của trung tâm học tập cộng đồng
1.2.4. Nội dung, phƣơng pháp, hình thức học và dạy ở các TTHTCĐ
1.2.5. Ngƣời học và ngƣời dạy trong trung tâm học tập cộng đồng
1.2.6. Đặc điểm các nguồn lực của trung tâm học tập cộng đồng
1.3. Hoạt động quản lý TTHTCĐ và ngƣời cán bộ quản lý TTHTCĐ
1.3.1. Quản lý trung tâm học tập cộng đồng
1.3.2. Ngƣời cán bộ quản lý trung tâm học tập cộng đồng
1.4. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trong các TTHTCĐ
1.4.1. Khái niệm đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm học tập cộng đồng
1.4.2. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm học tập cộng đồng
* Kết luận chƣơng 1
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TTHTCĐ VÀ CÔNG

1
3
3
5
5
6
6
6
6
7
8
8
8
13

16
16
18
20
22
25
27
28
28
34
39
39
41
43

TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TTHTCĐ Ở HUYỆN YÊN HƢNG TỈNH QUẢNG NINH

44

2.1. Vài nét về tình hình kinh tế xã hội có ảnh hƣởng đến quy mô và chất
lƣợng hoạt động của các TTHTCĐ trên địa bàn huyện Yên Hƣng
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên của huyện Yên Hƣng
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội của huyện Yên Hƣng
2.1.3. Tình hình phát triển giáo dục của huyện Yên Hƣng
2.2. Thực trạng hoạt động của các TTHTCĐ ở huyện Yên Hƣng
2.2.1. Quá trình chỉ đạo tổ chức xây dung các trung tâm học tập cộng đồng
2.2.2. Nội dung hoạt động của các TTHTCĐ ở huyện Yên Hƣng
2.2.3. Kết quả hoạt động của các TTHTCĐ ở huyện Yên Hƣng
2.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý các TTHTCĐ ở huyện Yên Hƣng
2.3.1. Về số lƣợng, cơ cấu và chất lƣợng đội ngũ CBQL TTHTCĐ


44

5

44
46
47
49
49
51
54
58
59


2.3.2. Về động cơ tham gia hoạt động quản lý của đội ngũ CBQL các TTHTCĐ
2.3.3. Khả năng phù hợp đặc điểm công việc QL TTHTCĐ của đội ngũ CBQL
2.3.4. Kỹ năng quản lý của đội ngũ CBQL trung tâm học tập cộng đồng
2.4. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ CBQL các TTHTCĐ ở Yên Hƣng
2.4.1. Thực trạng quản lý đội ngũ CBQL TTHTCĐ của cấp xã
2.4.2. Thực trạng quản lý đội ngũ CBQL TTHTCĐ của cấp huyện
* Kết luận chƣơng 2
Chƣơng 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC

64
65
68
69
69

70
72
74

TTHTCĐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN HƢNG - TỈNH QUẢNG NINH

3.1. Một số nguyên tắc xây dựng các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản
lý TTHTCĐ trên địa bàn huyện Yên Hƣng - tỉnh Quảng Ninh
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính tự chủ của cộng đồng và phát huy cao nhất sự
tham gia của nhân dân vào công tác quản lý TTHTCĐ
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của chính quyền
các cấp đối với công tác phát triển đội ngũ CBQL ở TTHTCĐ
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính phối hợp và liên kết trong chỉ đạo phát triển đội
ngũ CBQL các TTHTCĐ
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đa dạng và tƣơng hỗ trong đội ngũ CBQL từng
TTHTCĐ
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo sự kết hợp hài hồ các lợi ích trong cơng tác và
trong đãi ngộ cho đội ngũ CBQL các TTHTCĐ
3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo sự phối hợp giữa từng ban giám đốc TTHTCĐ với
tất cả đội ngũ CBQL các TTHTCĐ trên địa bàn huyện
3.2. Một số biện pháp phát triển đội ngũ CBQL TTHTCĐ trên điạ bàn huyện
Yên Hƣng - tỉnh Quảng Ninh
3.2.1. Xây dựng quy hoạch CBQL theo đặc thù tổ chức,hoạt động TTHTCĐ
3.2.2. Tổ chức chặt chẽ quy trình giới thiệu – Thẩm định trong khâu tuyển chọn
3.2.3. Sử dụng hiệu quả đội ngũ CBQL trên cơ sở phối hợp thế mạnh cá nhân
3.2.4. Bồi dƣỡng năng lực và đào tạo kỹ năng quản lý giáo dục cho CBQL
3.2.5. Kết hợp giám sát, đánh giá với điều chỉnh kịp thời
3.2.6. Đảm bảo các chế độ đãi ngô hợp lý và kịp thời
3.2.7. Xây dung hệ thống hỗ trợ công tác quản lý trên phạm vi toàn huyện
3.3. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất

3.3.1. Mục đích và đối tƣợng khảo nghiệm
3.3.2. Quá trình khảo nghiệm
3.4.3. Kết quả khảo nghiệm và nhận xét
* Kết luận chƣơng 3
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Khuyến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

6

74
74
75
75
76
77
77
78
78
81
83
85
88
89
90
92
92
92

93
97
98
98
101
104
109


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Những tiến bộ có tính chất nhảy vọt của cuộc cách mạng khoa học - công
nghệ cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI đã làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc
đời sống vật chất và tinh thần của xã hội loài ngƣời; tri thức ngày càng đóng vai
trị quan trọng thúc đẩy phát triển lực lƣợng sản xuất. Đó là cơ hội và cũng là
thách thức lớn đòi hỏi phải cải cách mạnh mẽ các nền giáo dục nhằm đáp ứng một
cách hiệu quả hơn những nhu cầu phát triển của thời đại. Tổ chức các nƣớc trong
Hội đồng kinh tế Châu Á - Thái Bình Dƣơng (APEC) họp tháng 4/2000, Hội nghị
thƣợng đỉnh G8 họp tháng 7/2000 đều có lời kêu gọi các nƣớc “Xây dựng xã hội
học tập trên quan điểm học tập suốt đời”... Đứng trƣớc “một thế giới đang chuyển
động từ xã hội cơng nghiệp hố theo kiểu truyền thống sang một xã hội mà tri
thức đang xuất hiện và nổi trội lên, sự thách thức đối với mỗi quốc gia là phải xây
dựng một xã hội học tập và phải đảm bảo cho công dân của mình đƣợc trang bị
kiến thức, kỹ năng và tay nghề cao”[31-Tr.3].
Ở nƣớc ta, chủ trƣơng phát triển giáo dục thƣờng xuyên, đào tạo tại cơ sở,
học tập suốt đời đã đƣợc thể hiện từ khá sớm trong đƣờng lối phát triển giáo dục
của Đảng. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (năm 1960) nêu rõ “Cần
sử dụng rộng rãi các hình thức học buổi tối, hàm thụ và mở lớp tại các cơ sở sản
xuất”[31-Tr.10], đến Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 4 (khóa VII) đã khẳng

định: “Cần phải thực hiện một nền giáo dục thƣờng xuyên cho mọi ngƣời, xác
định học tập suốt đời là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân”[31-Tr.10].
Tƣ tƣởng về “Xây dựng xã hội học tập” bắt đầu đƣợc thể hiện trong Báo cáo
Chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ IX: " Thực hiện giáo dục cho mọi ngƣời, cả
nƣớc trở thành một xã hội học tập” [16-Tr.35].và đƣợc phát triển tại Đại hội Đảng
lần thứ X: "Chuyển dần mơ hình giáo dục hiện nay sang mơ hình giáo dục mở mơ hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông
7


giữa các bậc học, ngành học; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi
ngƣời và những hình thức học tập, thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập
thƣờng xuyên; tạo nhiều khả năng, cơ hội khác nhau cho ngƣời học, đảm bảo sự
công bằng xã hội trong giáo dục"[17-Tr.39]. Với tƣ tƣởng mới mẻ ấy, hệ thống
giáo dục quốc dân Việt Nam đã có sự biến đổi đáng kể với sự ra đời những mơ
hình tổ chức cơ sở giáo dục ở nhiều cấp độ khác nhau trong lĩnh vực Giáo dục
thƣờng xuyên và Dạy nghề, trong đó có mơ hình Trung tâm học tập cộng đồng
(TTHTCĐ). Luật Giáo dục (năm 2005) đã chính thức công nhận Trung tâm học
tập cộng đồng là cơ sở giáo dục thƣờng xuyên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
đƣợc tổ chức ở các xã, phƣờng, thị trấn. Đây chính là cơ sở giáo dục dành cho tất
cả mọi ngƣời để thực hiện việc xây dựng xã hội học tập từ đơn vị hành chính thấp
nhất ở nƣớc ta hiện nay. “Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010” do
Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt và ban hành ngày 18/5/2005 đã khẳng định điều
đó qua việc xác định: “Phấn đấu đến năm 2010 đạt tỷ lệ trên 80% số lƣợng các
xã, phƣờng, thị trấn trong cả nƣớc có trung tâm học tập cộng đồng”[42-Tr.4].
Với sự quan tâm chỉ đạo về chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và
sự nỗ lực của toàn xã hội, hệ thống TTHTCĐ ở nƣớc ta đã có bƣớc phát triển rõ
rệt và có đóng góp đáng kể vào sự nghiệp xây dựng xã hội học tập. Tuy nhiên do
là một mơ hình tổ chức cơ sở giáo dục rất mới nên, để đáp ứng yêu cầu phát triển
bền vững và hoạt động có hiệu quả thực sự, hệ thống TTHTCĐ ở nƣớc ta đang
đứng trƣớc những thách thức không nhỏ. Điều đó đặt ra yêu cầu cấp thiết cho

việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để từng bƣớc hoàn thiện hệ thống này.
Tỉnh Quảng Ninh nói chung và huyện Yên Hƣng nói riêng là địa phƣơng
có phong trào xây dựng “xã hội học tập” phát triển khá mạnh và đã quan tâm
nhiều tới xây dựng hệ thống TTHTCĐ. Tỉnh Quảng Ninh đã triển khai sớm
“Chƣơng trình hành động xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010”, trong
đó một trọng tâm lớn là chỉ đạo phát triển hệ thống TTHTCĐ ở ít nhất là 80% số
xã, phƣờng, thị trấn của tỉnh vào năm 2010 [47-Tr.7]. Huyện Yên Hƣng là huyện
có nhiều đặc điểm điển hình nhất cho tỉnh Quảng Ninh (cả về địa hình, dân cƣ và
8


điều kiện phát triển kinh tế - xã hội) nên đƣợc xác định là một trong ba địa
phƣơng chỉ đạo điểm về xây dựng TTHTCĐ của tỉnh. Mạng lƣới TTHTCĐ của
Yên Hƣng đƣợc xây dựng sớm (đến tháng 6 năm 2006 đã có 100% số xã và thị
trấn có TTHTCĐ), góp phần đáng kể vào việc nâng cao dân trí và phát triển kinh
tế - xã hội của địa phƣơng. Tuy nhiên, phần lớn TTHTCĐ trên địa bàn huyện vẫn
đang hoạt động chƣa thật hiệu quả: việc tổ chức học tập tại trung tâm còn đơn
điệu và thụ động, cơ sở vật chất và kinh phí duy trì hoạt động còn hạn chế, cơ cấu
tổ chức bộ máy và cơ chế vận hành chƣa đƣợc ổn định. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ
quản lý các TTHTCĐ còn nhiều biến động và hầu hết chƣa đƣợc đào tạo, thiếu
hiểu biết sƣ phạm và nghiệp vụ quản lý nên đã ảnh hƣởng trực tiếp và rõ rệt tới
chất lƣợng và hiệu quả hoạt động của các TTHTCĐ.
Là ngƣời phụ trách công tác Giáo dục thƣờng xuyên tại Sở Giáo dục và
Đào tạo, chịu trách nhiệm tham mƣu và chỉ đạo hệ thống TTHTCĐ ở địa phƣơng,
đồng thời trực tiếp chỉ đạo thí điểm tại huyện Yên Hƣng trong nhiều năm qua,
bản thân tơi ln trăn trở tìm biện pháp để thúc đẩy các TTHTCĐ phát triển bền
vững và hoạt động đạt hiệu quả cao. Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn
nghiên cứu đề tài : "Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm học tập
cộng đồng trên địa bàn huyện Yên Hưng - tỉnh Quảng Ninh".
Đối với lĩnh vực quản lý, phát triển các TTHTCĐ, vấn đề “phát triển đội

ngũ cán bộ quản lý các TTHTCĐ trên địa bàn cấp huyện” là một đề tài mới, chƣa
đƣợc trực tiếp nghiên cứu. Do vậy việc lựa chọn nghiên cứu đề tài này cũng nhằm
đóng góp một phần nhỏ vào nỗ lực chung để phát triển bền vững hệ thống
TTHTCĐ hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý TTHTCĐ với cơ
cấu hợp lý và ổn định, năng lực quản lý tốt, đáp ứng các đặc điểm và yêu cầu phát
triển TTHTCĐ tại địa bàn huyện Yên Hƣng, từ đó rút kinh nghiệm để phát triển
đội ngũ cán bộ quản lý TTHTCĐ toàn tỉnh Quảng Ninh.
9


3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động của các TTHTCĐ trên địa bàn huyện Yên Hƣng.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các TTHTCĐ của các xã và thị
trấn của huyện Yên Hƣng - tỉnh Quảng Ninh.
4. Giả thuyết khoa học
Đội ngũ cán bộ quản lý các TT HTCĐ hiện tại chƣa phù hợp, thiếu ổn định
và năng lực quản lý còn thấp là một trong những nguyên nhân chính làm hạn chế
chất lƣợng hoạt động của các TT HTCĐ. Vì thế, tìm ra những biện pháp hữu hiệu
để phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các TT HTCĐ sẽ tạo chuyển biến quan trọng
để nâng cao hiệu quả hoạt động và đảm bảo sự phát triển bền vững của các
TTHTCĐ.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý TTHTCĐ và phát triển đội
ngũ cán bộ quản lí các TTHTCĐ.
- Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động và quản lý các TTHTCĐ tại địa
bàn huyện Yên Hƣng - tỉnh Quảng Ninh.

- Đề xuất một số biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các TTHTCĐ
ở địa bàn huyện Yên Hƣng - tỉnh Quảng Ninh.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Đội ngũ cán bộ quản lí các TTHTCĐ của các xã và thị trấn thuộc huyện
Yên Hƣng (có đối chiếu so sánh với một số địa bàn khác của tỉnh Quảng Ninh).
- Phạm vi khảo sát : 5 năm (từ tháng 6/2004 đến tháng 6/2009)
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

10


Bao gồm các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hoá,
khái quát hoá các tài liệu lý luận, các cơng trình nghiên cứu có liên quan để xây
dựng cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài.
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễu
Gồm các phƣơng pháp:
- Phương pháp điều tra: Phát phiếu trƣng cầu ý kiến và phỏng vấn trực tiếp
về những vấn đề liên quan đến đội ngũ cán bộ quản lý của TT HTCĐ.
- Phương pháp quan sát: Quan sát thực tiễn công tác điều hành của các cán
bộ quản lý, sự tham gia học tập và hoạt động giảng dạy tại các TT HTCĐ.
- Phương pháp chuyên gia: Thông qua các mẫu phiếu và trao đổi trực tiếp
để xin ý kiến các chuyên gia về cách xử lý các kết quả điều tra, cách thức thực
hiện các biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý đƣợc đề xuất.
- Phương pháp khảo nghiệm: Nhằm chứng minh giả thuyết khoa học của
đề tài.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Trao đổi, toạ đàm; tổ chức các hội
thảo, hội nghị tổng kết rút kinh nghiệm về quản lí các TT HTCĐ.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Xử lý các tài liệu lƣợng hoá kết quả nghiên cứu đề tài.

8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận - khuyến nghị, nội dung của Luận
văn đƣợc thực hiện trong 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm
học tập cộng đồng
Chƣơng 2. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm học tập cộng đồng
và công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lí các trung tâm học tập cộng đồng ở
huyện Yên Hƣng - tỉnh Quảng Ninh
Chƣơng 3. Một số biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm
học tập cộng đồng ở huyện Yên Hƣng - tỉnh Quảng Ninh
11


Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRUNG
TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG (TTHTCĐ)

1.1. Vài nét tổng quan vấn đề nghiên cứu về Trung tâm học tập cộng đồng
1.1.1. Mơ hình TTHTCĐ ở một số nước trên thế giới
1.1.1.1. Trung tâm học tập cộng đồng (Kominkan) ở Nhật Bản.
Hình thức tổ chức mang tính chất Trung tâm học tập dành cho dân chúng
đƣợc thành lập theo cách tự phát đã xuất hiện rất sớm ở Nhật Bản. Từ thế kỷ thứ
XVII, Nhật Bản đã có 15.000 Terakoya (tiếng Nhật có nghĩa là: Nhà dành cho học
viên hoặc Trung tâm học tập). Sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2, trên cơ sở
nghiên cứu các Terakoya, Chính phủ Nhật Bản đã khuyến khích thành lập các
Trung tâm học tập chung cho cộng đồng với tên gọi là Kominkan (tiếng Nhật có
nghĩa là: Nhà văn hóa của nhân dân). Ngƣời đề xuất ra mơ hình này là Giáo sƣ
Teranaka Sakuto- Giáo sƣ của Trƣờng Đại học Matsumoto – một nhà cải cách
giáo dục Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2. Hoạt động của các Kominkan
liên quan sâu sắc đến việc xây dựng đất nƣớc Nhật Bản sau chiến tranh và trở
thành nền móng vững chắc trong việc xây dựng cộng đồng Nhật Bản ngày nay.

Sơ đồ 1.1: HỆ THỐNG QUẢN LÝ CÁC KOMINKAN Ở NHẬT BẢN

Bộ Giáo dục - Khoa học Thể thao và Cơng nghệ

Luật Giáo dục – Xã hội

Chính quyền quận/huyện

12


Việc tăng cƣờng đầu tƣ và quản lý các Kominkan (trong đó có việc Bộ
luật Giáo dục – Xã hội của Nhật Bản ra đời năm 1949 khẳng định Kominkan
là một bộ phận của hệ thống giáo dục ngƣời lớn) đã khiến số Kominkan ở
Nhật Bản phát triển rất nhanh chóng : năm 1947 có 3.534 trung tâm, năm
1963 có 19.410 trung tâm, năm 1993 có 17.562 trung tâm, năm 2002 có
17.947 trung tâm. Đến năm 2006, ở Nhật Bản có 18.000 Kominkan hoạt động
dƣới sự bảo trợ của Nhà nƣớc trung ƣơng và địa phƣơng, phủ khắp 90% tổng
số thị trấn, làng xã của nƣớc Nhật (ngồi ra cịn có 76.883 Kominkan do ngƣời
dân tự thành lập với quy mô nhỏ hơn và thƣờng nằm ở vùng nông thôn). Ở
Nhật Bản, các Kominkan đóng vai trị là nơi hội họp, là địa điểm học tập, nơi
liên kết các cá nhân hoặc các nhóm với nhau, nơi mà ngƣời dân có thể đến để
phát triển bản thân, phát triển cộng đồng và tìm hiểu và khám phá về cộng
đồng (xin xem cấu trúc mơ hình quản lý Kominkan ở Sơ đồ 1.1) .
Kết quả nghiên cứu về mơ hình trung tâm học tập cộng đồng Kominkan ở Nhật Bản đã đề xuất đƣợc các nguyên tắc cơ bản để phát triển và
quản lý các trung tâm này là:
- Phải đảm bảo sự tự do và bình đẳng;
- Phải đƣợc miễn phí;
- Với tƣ cách là cơ sở giáo dục, Kominkan phải tổ chức các hoạt động
giảng dạy hoặc tập huấn (nếu khơng, nó chỉ đơn thuần là phịng họp);

- Phải có đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên;
- Phải đƣợc đặt ở nơi gần và thuận tiện đối với ngƣời dân;
- Phải đƣợc cung cấp đầy đủ các trang thiết bị phù hợp.

1.1.1.2. Trung tâm học tập cộng đồng ở Thái Lan
Thái Lan là một nƣớc có nhận thức sớm về vai trị của giáo dục khơng
chính quy và cũng có cơ sở hạ tầng của giáo dục khơng chính quy tƣơng đối
tốt. Năm 1998, Thái Lan đã có 35.000 Trung tâm đọc sách. Hiện nay, các cơ
13


sở giáo dục khơng chính quy của Thái Lan đƣợc tổ chức theo hệ thống từ
Trung ƣơng tới địa phƣơng gồm các Trung tâm nguồn ở cấp vùng (gồm 7
Trung tâm), các Trung tâm giáo dục khơng chính quy cấp tỉnh (gồm 76 Trung
tâm), các Trung tâm giáo dục không chính quy cấp huyện (gồm 877 Trung
tâm) và Trung tâm học tập cộng đồng ở cấp xã (gồm 8.577 Trung tâm).
Với cách tổ chức hệ thống nhƣ vậy, các TTHTCĐ ở Thái Lan đƣợc hỗ
trợ điều phối các hoạt động về tài chính, đƣợc điều phối về cán bộ quản lý,
nhân viên, giáo viên và đƣợc tập huấn cán bộ, hỗ trợ học liệu từ các Trung tâm
nguồn, các Trung tâm giáo dục khơng chính quy cấp tỉnh và cấp huyện.
TTHTCĐ tổ chức ở cấp xã đƣợc đánh giá là thực sự cần thiết để cung cấp kiến
thức và thông tin cho mọi ngƣời dân sống trong cộng đồng.
Các của TTHTCĐ ở Thái Lan thực hiện 3 chức năng chủ yếu là:
- Giáo dục cơ sở (xóa mù chữ, phổ cập tiểu học và trung học cơ sở),
- Giáo dục nghề nghiệp (mở lớp huấn luyện kỹ năng ngắn ngày và giáo
dục nghề cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông);
- Thông tin, tƣ vấn (qua các hoạt động và qua tài liệu).
Kết quả nghiên cứu về mơ hình TTHTCĐ ở Thái Lan đã khẳng định các
nguyên tắc cơ bản để điều hành và quản lý hoạt động của TTHTCĐ là:
- TTHTCĐ là của dân, do dân và vì dân. Ngƣời đứng đầu trung tâm phải

có định hƣớng cụ thể để phát triển trung tâm, đảm bảo để mọi ngƣời đều có cơ
hội học tập.
- TTHTCĐ hoạt động theo cơ chế mở. Mọi ngƣời trong cộng đồng có
thể đến học bất cứ lúc nào.
- TTHTCĐ phải trở thành cầu nối thông tin giữa mọi ngƣời, gắn đƣợc
việc học chữ với việc thực hành trong cuộc sống hàng ngày.
- TTHTCĐ phải có mạng lƣới liên kết với các cơ sở giáo dục, với các tổ
chức xã hội, các cơ sở sản xuất và các chuyên gia trên các lĩnh vực.
(Xin xem mơ hình quản lý và tác động của TTHTCĐ ở Thái Lan tại Sơ đồ 1.2)
14


Sơ đồ 1.2: MƠ HÌNH QUẢN LÝ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TTHTCĐ Ở THÁI LAN
Trung tâm nguồn
(cấp vùng)
Trung tâm
GDKCQ cấp huyện
Các giáo viên,
Cộng tác viên

Các tổ chức
xã hội

Trung tâm
học tập
cộng đồng
Các

Các CSGD


chuyên gia

tại cộng đồng

Các cơ sở
liên kết khác

Các thành viên
trong cộng đồng

1.1.1.3. Trung tâm học tập cộng đồng ở Ấn Độ
Từ năm 1988, Chính phủ Ấn Độ đã quyết định thành lập hàng loạt các
Jana Shikshan Nilayams (viết tắt là JSNs - tiếng Ấn Độ có nghĩa là Trung tâm
học tập) trong cả nƣớc với mơ hình cứ 4-5 làng (khoảng 5.000 dân) có một
Trung tâm nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng cho giáo dục sau xoá mù chữ và
GDTX. Tới những năm 1990-1991, chính sách giáo dục quốc gia của Ấn Độ
đề ra thêm nhiều chƣơng trình để đẩy mạnh giáo dục sau xóa mù chữ và
GDTX, trong đó có chƣơng trình thành lập các Trung tâm GDTX (Continuing
Education Centres - CECs). Các Trung tâm GDTX này không chỉ phục vụ cho
những ngƣời mới biết chữ mà cho cả trẻ em, thanh niên thất học và tất cả
thành viên trong cộng đồng có nhu cầu học tập suốt đời.
Các Trung tâm GDTX (CECs) ở Ấn Độ thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu
là: Mở các lớp buổi tối để củng cố kỹ năng biết chữ; Tổ chức đọc sách hoặc
cho mƣợn sách; Tổ chức thảo luận những vấn đề của cộng đồng; Tổ chức
huấn luyện ngắn ngày về kỹ thuật sản xuất và đời sống; Tổ chức các hoạt động
thể thao, văn hóa, giải trí; Tổ chức thông tin tuyên truyền ...
15


Về mặt tổ chức và quản lý, các Trung tâm GDTX (CECs) của Ấn Độ

đƣợc thành lập theo quy mô cấp xã (dân số khoảng 1500-2000 ngƣời trong đó
có khoảng 500 ngƣời mới biết chữ), và chủ yếu do cộng đồng tự cam kết
thành lập và quản lý.
1.1.1.4. Trung tâm học tập cộng đồng ở Myanmar
Mơ hình trung tâm học tập cộng đồng bắt đầu đƣợc xây dựng tại
Myanmar từ năm 1994 với sự giúp đỡ của UNDP, UNESCO và các tổ chức
phi chính phủ khác. Tính đến năm 2007, Myanmar đã có 480 Trung tâm.
Mục đích của các TTHTCĐ tại Myanmar là: Khuyến khích sự tham gia
của cộng đồng trong việc hạn chế tỷ lệ bỏ học và nâng cao tỷ lệ đến trƣờng
tiểu học của trẻ em; Tập trung vào hoạt động tăng thu nhập và nâng cao chất
lƣợng cuộc sống của ngƣời dân; tạo cơ hội cho ngƣời dân đƣợc tiếp cận với
thông tin. Ở Myanmar, TTHTCĐ có thể vừa là một trung tâm thơng tin, trung
tâm huấn luyện nghề nghiệp vừa là một câu lạc bộ để trao đổi, thảo luận, một
thƣ viện, nơi đọc sách báo hoặc trung tâm văn hố, vui chơi, giải trí của cộng
đồng, có vai trị to lớn trong việc tạo cơ hội học tập tiếp tục cho trẻ em và
ngƣời lớn.
Về măt tổ chức và quản lý, TTHTCĐ tại Myanmar đƣợc xác định là
một cơ sở giáo dục tại làng xã, nằm ngồi hệ thống giáo dục chính quy, đƣợc
nhân dân địa phƣơng thành lập và quản lý, nhằm cung cấp cho nhân dân
những cơ hội học tập đa dạng để cải thiện chất lƣợng cuộc sống và phát triển
cộng đồng.
1.1.1.5. TTHTCĐ ở các nước khác trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
Trong khn khổ Chƣơng trình Châu Á - Thái Bình Dƣơng về Giáo dục
cho mọi ngƣời (APPEAL), Dự án phát triển TTHTCĐ đã đƣợc triển khai từ
năm 1998. Đến năm 2005, chƣơng trình phát triển TTHTCĐ của UNESCO đã
đƣợc triển khai tại 20 quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng .
Ở các quốc gia này, TTHTCĐ đã phát huy vai trò phục vụ cho các đối
tƣợng ngƣời lớn, thanh thiếu niên thuộc mọi đối tƣợng trong cộng đồng thông
16



qua các hoạt động xóa mù chữ và GDTX. TTHTCĐ giúp ngƣời học có đƣợc
thơng tin chủ yếu và những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho sự phát triển của
cá nhân, gia đình và xã hội.
Tóm lại, nghiên cứu sự phát triển mơ hình tổ chức và quản lý của các
TTHTCĐ trên thế giới chúng tôi thấy TTHTCĐ ở các nƣớc dù có tên gọi khác
nhau nhƣng đều thể hiện rõ là một cơ chế có hiệu quả để thực hiện xố mù
chữ và GDTX và có vai trị quan trọng trong các hoạt động giáo dục, y tế,
nông nghiệp, phát triển cộng đồng - nhất là ở nông thôn. Đúng nhƣ “ Khuyến
nghị của Hội đồng quốc tế về giáo dục cho thế kỷ 21 gửi UNESCO 1996” đã
khẳng định: “Rõ ràng cộng đồng địa phƣơng bao giờ cũng giữ vai trò quan
trọng hàng đầu đối với bất kỳ một chiến lƣợc cải cách nào.Vì vậy, một trong
những giải pháp quan trọng để phát triển cộng đồng và để cộng đồng tham gia
vào quá trình cải cách giáo dục cần thiết phải xây dựng và phát triển các cơ sở
giáo dục cộng đồng” [31-Tr.19]. TTHTCĐ đã và đang đƣợc phát triển ngày
càng rộng khắp ở các nƣớc nhƣ một hệ thống cơ sở tổ chức học tập cho cộng
đồng phù hợp với xu thế giáo dục mới. Sự ra đời và phát triển của mơ hình
TTHTCĐ ở Việt Nam cũng nằm trong xu thế đó.
1.1.2. Vấn đề nghiên cứu, phát triển mơ hình TTHTCĐ ở Việt Nam
Mơ hình Trung tâm học tập cộng đồng của Việt Nam bắt đầu đƣợc thử
nghiệm từ năm 1997 do Viện Khoa học giáo dục Việt Nam thiết kế với sự hỗ
trợ kinh nghiệm của một số tổ chức nƣớc ngoài nhƣ UNESCO Bangkok, hiệp
hội các câu lạc bộ UNESCO Nhật Bản và UNICEF Việt Nam. Sự nỗ lực của
các tổ chức xã hội (trƣớc hết là Hội Khuyến học Việt Nam) và ngành Giáo dục
– Đào tạo, đặc biệt là sự thừa nhận vai trị, vị trí nhƣ một cơ sở giáo dục nằm
trong hệ thống giáo dục quốc dân (Luật Giáo dục - 2005) đã làm cho hệ thống
TTHTCĐ phát triển rất nhanh. Từ 10 TTHTCĐ đƣợc thử nghiệm trong những
năm 1997-2000 tại một số tỉnh đại diện cho các vùng miền trong cả nƣớc
17



(gồm: Hà Nội, Hồ Bình, Lai Châu, Thái Bình, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Kon
Tum và Lao Cai), năm 2001 cả nƣớc đã có 125 TTHTCĐ, đến năm 2005 có
5.331 TTHTCĐ và tại thời điểm tháng 6/2009 đã có 9.551 TTHTCĐ (chiếm
86,41% so với tổng số 11.059 xã, phƣờng, thị trấn của cả nƣớc). Mơ hình
TTHTCĐ đã đƣợc thực tiễn chấp nhận và đƣợc triển khai đều khắp trên cả
nƣớc trong đó có 29 tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ 100% và 39 tỉnh, thành phố đạt tỷ
lệ trên 95% đơn vị cấp xã đã thành lập TTHTCĐ.
Về mặt tổ chức và quản lý, mơ hình TTHTCĐ của Việt Nam đƣợc thiết
kế và phát triển trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới
(nhƣ đã trình bày ở trên), đồng thời có sự kế thừa và phát huy các yếu tố tích
cực của các mơ hình thiết chế văn hoá - giáo dục tại cộng đồng đã có từ trƣớc
đây ở trong nƣớc (nhƣ Nhà Rơng, Đình làng,..). Do đó, TTHTCĐ đang đƣợc
xây dựng và phát triển ở Việt Nam vừa có sự phù hợp với những điều kiện,
hoàn cảnh mới và mang ý tƣởng của thời đại, vừa có yếu tố truyền thống. (Xin
xem sơ đồ quản lý TTHTCĐ ở địa phương tại Sơ đồ 1.3)
Sau hơn mƣời năm phát triển, hệ thống TTHTCĐ ở Việt nam đã đƣợc
đánh giá là một mơ hình cơ sở giáo dục mới với những điểm mạnh, điểm yếu
và đang đứng trƣớc những cơ hội và thách thức khá rõ rệt. Cụ thể là:
i) TTHTCĐ ở nƣớc ta đã khẳng định những điểm mạnh chủ yếu sau:
+ Đã tạo ra cơ hội học tập thƣờng xuyên, học tập suốt đời cho ngƣời dân
ngay tại cộng đồng do đƣợc tổ chức ngay tại cơ sở làng xã, với phƣơng châm
“cần gì, học nấy”;
+ Góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân ở cộng đồng
cả về nâng cao dân trí, cải thiện dân sinh, thực hiện dân quyền, ổn định và
nâng cao chất lƣợng dân số và cải thiện mơi trƣờng dân cƣ;
+ Góp phần phát triển cộng đồng bền vững thông qua việc đào tạo, bồi
dƣỡng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế địa phƣơng, thực hiện các mục
tiêu phát triển văn hóa - xã hội của địa phƣơng và nâng cao nhận thức, kỹ năng
của ngƣời dân trong việc thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trƣờng.

18


ii) Những hạn chế cần khắc phục:
+ Chƣa thực sự tạo cơ hội học tập thƣờng xuyên, học tập suốt đời cho
tất cả mọi ngƣời (mới chỉ thu hút đƣợc khoảng 20-40% ngƣời dân tham gia);
+ Chất lƣợng, hiệu quả và tính bền vững của nhiều THTCĐ cịn hạn chế
(Chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp và hình thức tổ chức của nhiều
TTHTCĐ chƣa đa dạng, thiết thực, phù hợp với nhu cầu của ngƣời dân và các
vấn đề của cộng đồng; Địa điểm đặt TTHTCĐ chƣa thật sự thuận lợi đối với
ngƣời dân ở các địa bàn miền núi, hải đảo có địa hình phân tán...);
+ Việc giám sát, đánh giá chƣa đƣợc quan tâm và còn nhiều bất cập
iii) Những cơ hội đang mở ra đối với hệ thống TTHTCĐ hiện nay là:
+ Ngƣời dân ngày càng ý thức đƣợc tầm quan trọng và có nhu cầu học
tập thƣờng xuyên, học tập suốt đời;
+ Đảng và Nhà nƣớc đã quan tâm và có nhiều chủ trƣơng chính sách
(TTHTCĐ đã đƣợc thể chế hóa trong Luật Giáo dục; Đã có “Quy chế tổ chức
và hoạt động” cụ thể; Đã đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ ban đầu và hỗ thợ thƣờng
xuyên về kinh phí...);
+ Việc giáo dục, tuyên truyền cho ngƣời dân ở cơ sở ngày càng đƣợc
các ban, ngành, đoàn thể, chƣơng trình, dự án coi trọng;
+ Vấn đề học tập thƣờng xuyên, học tập suốt đời ngày càng đƣợc các tổ
chức quốc tế quan tâm.
iiii) Những thách thức đang đặt ra đối với hệ thống TTHTCĐ hiện nay :
+ Nhận thức của xã hội, các cấp chính quyền và ngƣời dân đối với vị trí,
vai trị của THHTCĐ cịn chƣa đầy đủ, sự quan tâm chỉ đạo của nhiều địa
phƣơng và sự tích cực chủ động tham gia của nhiều ngƣời dân còn hạn chế; Sự
phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong việc tổ chức hoạt động tại các
TTHTCĐ chƣa chặt chẽ và thiếu hiệu quả;
+ Cơ sở pháp lý, chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý và giáo viên

của THTCĐ chƣa đầy đủ, thiếu thống nhất và chƣa phù hợp;
+ Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của TTHTCĐ còn thiếu về số
19


lƣợng, hạn chế về chất lƣợng;
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu học tập tại TTHTCĐ còn thiếu
thốn, chƣa phù hợp; Kinh phí đã đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ nhƣng chƣa đáp ứng
đƣợc nhu cầu, trong khi khả năng huy động xã hội hóa cịn rất hạn chế.
Từ những đánh giá (qua việc phân tích SWOT) đối với hệ thống
TTHTCĐ trên đây, có thể thấy rằng : với đặc điểm là một mơ hình cơ sở giáo
dục mới, bên cạnh việc phát triển khá nhanh về số lƣợng, hệ thống TTHTCĐ ở
nƣớc ta vẫn đang trong quá trình hồn thiện. Vì vậy việc nghiên cứu các giải
pháp để nâng cao chất lƣợng các TTHTCĐ (trong đó có vấn đề “phát triển đội
ngũ cán bộ quản lý các TTHTCĐ” - nhằm giải quyết một trong những khó
khăn/thách thức đối với hệ thống TTHTCĐ hiện nay) là một vấn đề cần thiết
không chỉ đối với một địa phƣơng mà đối với cả nƣớc.
Sơ đồ 1.3: HỆ THỐNG QUẢN LÝ TTHTCĐ TẠI ĐỊA PHƢƠNG Ở VIỆT NAM

Sở GD&ĐT
tỉnh

Trung tâm
GDTX
cấp huyện

UBND
cấp huyện
Phòng GD&ĐT
cấp huyện


UBND
cấp xã

Trung
tâm
HTCĐ

1.2. Trung tâm học tập cộng đồng (mơ hình Việt Nam)
1. 2.1. Khái niệm Trung tâm học tập cộng đồng
TTHTCĐ (từ sau đây, khi nhắc đến khái niệm “trung tâm học tập cộng
đồng” là để chỉ TTHTCĐ theo mơ hình của Việt Nam) là một cơ sở giáo dục
nhƣng là một loại hình cơ sở giáo dục có những đặc điểm rất riêng biệt so với
các loại hình cơ sở giáo dục khác. Để quản lý hệ thống TTHTCĐ và đề xuất
các giải phát phát triển, nâng cao chất lƣợng hệ thống này (trong đó có việc
20


“phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm học tập cộng đồng”), cần
nghiên cứu kỹ các đặc điểm đó.
TTHTCĐ là cơ sở giáo dục đƣợc thành lập tại xã, phƣờng, thị trấn để
thực hiện nhiệm vụ giáo dục thƣờng xuyên. TTHTCĐ đƣợc lập ra nhằm cung
cấp cơ hội học tập cho mọi ngƣời trong xã, phƣờng, thị trấn để phát triển
nguồn nhân lực, cải thiện đời sống và phát triển cộng đồng, xây dựng xã hội
học tập, góp phần thực hiện sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng.
Hoạt động của TTHTCĐ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi ngƣời dân ở
mọi lứa tuổi đƣợc học tập thƣờng xuyên, học tập suốt đời, đƣợc phổ biến kiến
thức và sáng kiến kinh nghiệm trong sản xuất và cuộc sống, góp phần xố đói
giảm nghèo, tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm, nâng cao chất lƣợng
cuộc sống của từng ngƣời dân và cả cộng đồng. TTHTCĐ cũng là nơi thực

hiện việc phổ biến chủ trƣơng, chính sách, pháp luật đến với mọi ngƣời dân
một cách trực tiếp và cụ thể, phù hợp với đặc điểm riêng của mỗi cộng đồng
dân cƣ tại cơ sở.
Khái niệm “Trung tâm học tập cộng đồng” đã chính thức đƣợc ghi nhận
với tƣ cách một cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của Việt
Nam sau khi Luật Giáo dục đƣợc Quốc hội khoá XI thông qua ngày 14 tháng
6 năm 2005. Tại Điều 46, Mục 1 Luật Giáo dục khẳng định: “Cơ sở giáo dục
thƣờng xuyên gồm: a) Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên đƣợc tổ chức ở cấp
tỉnh và cấp huyện; b) Trung tâm học tập cộng đồng đƣợc tổ chức ở cấp xã,
phƣờng, thị trấn” [39- Tr.40).
Theo “Quy chế tổ chức và hoạt động của TTHTCĐ tại xã, phƣờng, thị
trấn” của Bộ GD&ĐT, “TTHTCĐ là cơ sở giáo dục thƣờng xuyên trong hệ
thống giáo dục quốc dân, là trung tâm học tập tự chủ của cộng đồng cấp xã, có
sự quản lý hỗ trợ của Nhà nƣớc, đồng thời phát huy mạnh mẽ sự tham gia,
đóng góp của ngƣời dân trong cộng đồng dân cƣ để xây dựng và phát triển các
trung tâm theo cơ chế Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”[9-Tr.1].

21


1.2.2. Mục tiêu hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng
TTHTCĐ là nơi thu hút mọi ngƣời dân đến để học tập, góp phần thực
hiện "chuyển dần mơ hình giáo dục hiện nay sang mơ hình giáo dục mở - mơ
hình xã hội học tập” nhƣ mục tiêu mà Đại hội X của Đảng đã khẳng định.
Việc xây dựng “xã hội học tập”, chủ trƣơng mang tính chiến lƣợc mà Đảng ta
nêu lên bắt nguồn từ tƣ tƣởng mang tính nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
“Ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng đƣợc học hành”. Tƣ tƣởng này đã trùng
hợp với xu thế phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI.
Xây dựng “xã hội học tập” để tiến tới nền kinh tế tri thức đang là một
trong những chủ đề trọng tâm của UNESCO, của các Hội nghị giáo dục quốc

tế. Trƣớc sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông
tin; sự xuất hiện của xã hội thông tin, của kinh tế tri thức, của xã hội học tập;
xu thế tồn cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế. Những yếu tố đó liên kết chặt
chẽ giữa các quốc gia vào cộng đồng chung thế giới và khu vực, việc học tập
suốt đời lại có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Những kiến thức có đƣợc trong nhà
trƣờng chính quy của mỗi ngƣời khơng đủ đáp ứng với những nhu cầu mới,
luôn thay đổi của cuộc sống hiện đại. Do đó, mỗi ngƣời phải học thƣờng
xuyên, học suốt đời “Học để biết, học để làm, học để tồn tại và học để chung
sống cùng nhau”, nhƣ ông Jacque Delors, Chủ nhiệm Uỷ ban quốc tế về giáo
dục cho thế kỷ XXI đã khẳng định.
Hiểu một cách cơ bản nhất, “xã hội học tập” là một xã hội mà mọi
ngƣời đƣợc khuyến khích và hỗ trợ để học tập, mọi ngƣời vừa làm vừa học,
học thƣờng xuyên, học liên tục để khơng ngừng nâng cao trình độ học vấn và
tay nghề nhằm đáp ứng những yêu cầu của thời đại mới: tin học hố, tồn cầu
hố, xã hội thơng tin và tri thức. “Cả loài ngƣời đang bƣớc vào ngƣỡng cửa
của thế kỷ XXI với tƣ tƣởng xây dựng một xã hội học tập, coi việc học là việc
làm thƣờng xuyên, suốt đời của mọi ngƣời, lấy việc học là động lực quyết
định hàng đầu để đƣa xã hội tiến lên” [20-Tr.28].

22


Với tƣ cách là hạt nhân xây dựng “xã hội học tập” tại cơ sở, mục tiêu
của TTHTCĐ là: tạo điều kiện thuận lợi cho mọi ngƣời trong cộng đồng đƣợc
học tập thƣờng xuyên , đƣợc hƣởng dịch vụ giáo dục, thực hiện đa dạng các
nội dung học tập; là mơ hình chuyển giao kiến thức, khoa học kỹ thuật trực
tiếp, rộng rãi, nhanh nhất đến ngƣời lao động và cũng là nơi trang bị kiến thức
về cuộc sống cho cộng đồng, góp phần nâng cao mặt bằng dân trí, cải thiện
cuộc sống, tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm,...góp phần làm lành
mạnh các quan hệ xã hội trong cộng đồng. Mục tiêu học tập ở TTHTCĐ là

học khơng chỉ vì bằng cấp mà chủ yếu để nâng cao chất lƣợng cuộc sống,
chăm sóc gia đình, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội ở địa phƣơng,
thực hiện “dấy lên phong trào diệt “giặc dốt” trong tồn Đảng, tồn dân. Ai
dốt gì diệt nấy, ngƣời biết dạy ngƣời chƣa biết, xố mù chữ, mù cơng nghệ,
mù nghề, mù tin học, mù ngoại ngữ để nhân dân ta tự nâng mình lên một trình
độ trí tuệ ngang tầm thời đại, áp dụng đƣợc công nghệ vào sản xuất, xây dựng
đƣợc nếp sống văn hoá, văn minh”[31-Tr18].
Mục tiêu hoạt động của TTHTCĐ cịn thể hiện ở chỗ nó là nơi thực
hiện chiến lƣợc thông tin (tuyên truyền, giáo dục) của các ban, ngành, đoàn
thể tại cộng đồng. Với xu thế tồn cầu hố, các quốc gia đang sống trong thời
kỳ vừa thể hiện tính phụ thuộc lẫn nhau, vừa bảo vệ tính độc lập của từng
nƣớc, vừa hợp tác vừa đấu tranh. Cuộc cách mạng thông tin hiện nay đang tạo
điều kiện thuận lợi để tiếp thu các tinh hoa văn hoá của các nƣớc, nhƣng đồng
thời cũng làm cho các nền văn hoá dễ bị pha tạp, lai căng, mất bản sắc. Khi
hội nhập vào quá trình tồn cầu hố, nếu biết phát huy những giá trị truyền
thống và bản sắc văn hoá dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hố nhân
loại thì sẽ có sức đề kháng với các cuộc “xâm lƣợc văn hoá" diễn ra hàng
ngày, hàng giờ. Gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc phải đƣợc quán triệt trong
mọi lĩnh vực giáo dục và trong lĩnh vực hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội,
khoa học, nghệ thuật, ngoại giao, an ninh quốc phòng. Các hoạt động này đều
do các ban ngành đoàn thể cùng phối hợp tổ chức tại TTHTCĐ.
23


1.2.3. Đặc điểm tổ chức của Trung tâm học tập cộng đồng
Là một cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nhƣng
TTHTCĐ có những đặc điểm về tổ chức khơng giống các loại hình cơ sở giáo
dục khác. Trƣớc hết, tuy cũng đƣợc tổ chức ở xã, phƣờng, thị trấn (sau đây gọi
tắt là cấp xã) nhƣng TTHTCĐ có nhiều điểm khơng giống các cơ sở giáo dục
cùng đƣợc tổ chức ở cấp xã nhƣ trƣờng Mầm non, trƣờng Tiểu học, trƣờng

Trung học cơ sở (THCS). Mặt khác, tuy cũng là cơ sở giáo dục thƣờng xuyên
nhƣng TTHTCĐ khơng có các thành phần cấu trúc tƣơng tự ở Trung tâm Giáo
dục thƣờng xuyên (TTGDTX) cấp tỉnh và cấp huyện. Cụ thể là:
+ TTHTCĐ không nhất thiết phải có khn viên, phịng học, sân chơi
độc lập và cố định (hầu hết các TTHTCĐ đều mƣợn cơ sở sẵn có của xã nhƣ
Hội trƣờng, Nhà văn hóa xã hoặc Nhà sinh hoạt cộng đồng của các thôn...);
+ TTHTCĐ không có đội ngũ cán bộ quản lý chuyên trách và khơng có
giáo viên cơ hữu. Họ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, không theo nhiệm kỳ
và không nhất thiết phải có chun mơn sƣ phạm;
+ TTHTCĐ khơng tổ chức học sinh (học viên) theo biên chế lớp cố định
từng niên khóa (mọi ngƣời dân tự nguyện đăng ký và đến dự bất kỳ lớp học
nào, vào thời gian nào khi thấy cần thiết)
+ TTHTCĐ khơng có chƣơng trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học
tập cố định; không có “thời khố biểu” và hồ sơ sổ điểm học sinh.
Những điểm khác biệt đó vừa do mục tiêu hoạt động của TTHTCĐ nhƣ
đã trình bày ở trên, vừa do tính chất cơ sở giáo dục và tính chất của hoạt động
học tập ở TTHTCĐ quy định:
Về tính chất của cơ sở giáo dục, TTHTCĐ là cơ sở giáo dục thực sự
“do dân, của dân và vì dân”. TTHTCĐ chủ yếu do ngƣời dân trong cộng đồng
tự lập ra và tự quản lý. TTHTCĐ là của từng cộng đồng dân cƣ (chủ yếu là
mỗi xã có một TTHTCĐ) góp cơng sức, của cải tại chỗ để tạo nên. Tác động
của Nhà nƣớc trung ƣơng và nhà nƣớc địa phƣơng (cấp tỉnh, cấp huyện) chỉ
mang tính chất hỗ trợ ban đầu và tạo mặt bằng tối thiểu. Mọi ngƣời dân đều
24


tham gia xây dựng, ủng hộ và kiểm soát. TTHTCĐ hoạt động trƣớc hết là để
đáp ứng nhu cầu “cần gì học nấy”, “học để làm ngay”, “vừa học vừa làm” một
cách thƣờng xuyên, liên tục, học suốt đời của cán bộ và các tầng lớp nhân dân
ở các cụm dân cƣ xã, phƣờng, thị trấn – đó chính là những nhu cầu cụ thể của

từng cộng đồng (bao gồm các thành viên và những ngƣời đứng đầu cộng
đồng). Những nhu cầu học tập do nhân dân đề xuất, xây dựng lên đƣợc kịp
thời đáp ứng sẽ mang lại hiệu quả thiết thực trong đời sống xã hội.
Về tính chất hoạt động học tập, ở TTHTCĐ hoạt động học tập là
thƣờng xuyên, suốt đời. Đây là hoạt động giáo dục hết sức đa dạng về nội
dung và hình thức tổ chức; trong q trình giáo dục ln diễn ra sự kết hợp hài
hoà giữa giáo dục và đời sống của ngƣời dân. Tổ chức hoạt động giáo dục ở
TTHTCĐ do đó khơng q lệ thuộc vào các điều kiện “cứng” về cơ sở vật
chất, đội ngũ ngƣời dạy - ngƣời học, chƣơng trình và tài liệu nhƣ giáo dục
trong nhà trƣờng chính quy. Tổ chức và hoạt động của TTHTCĐ là phản ánh
rõ nhất tinh thần “Giáo dục cho mọi ngƣời” và “Mọi ngƣời cho giáo dục”
đồng thời minh họa cho bức tranh phong phú về cơ sở giáo dục để cung cấp
mọi cơ hội học tập cho ngƣời dân trong “xã hội học tập”. (Xin xem thêm minh
họa về cơ hội học tập và cơ sở giáo dục trong “xã hội học tập” tại Sơ đồ 1.4)
Sơ đồ 1.4: CƠ HỘI HỌC TẬP VÀ CƠ SỞ GIÁO DỤC TRONG “XÃ HỘI HỌC TẬP”

XÃ HỘI HỌC TẬP

GD NHÀ TRƢỜNG
(Giáo dục thế hệ trẻ)

GD NGOÀI NHÀ TRƢỜNG
(GD người lao động và các đối tượng còn lại)

HỌC TẬP THƢỜNG XUYÊN, HỌC TẬP SUỐT ĐỜI
1.2.4. Nội dung, phương pháp, hình thức học và dạy ở các TTHTCĐ

25



1.2.4.1. Nội dung học và dạy ở các TTHTCĐ .
Với phƣơng châm “cần gì học nấy”, “học để làm ngay”, trên cơ sở thực
tiễn của từng cộng đồng dân cƣ để lựa chọn nội dung học tập cho phù hợp.
Các nội dung, chƣơng trình học tập tại TTHTCĐ rất đa dạng. Tuy nhiên, có
thể khái quát thành các nhóm nội dung chính sau:
+ Học tập đƣờng lối chủ trƣơng, chính sách, pháp luật, thời sự chính trị.
+ Học tập về khoa học kỹ thuật , sản xuất và đời sống, học nghề.
+ Học tập về văn hoá, ngoại ngữ, tin học.
+ Học tập về văn nghệ, thể dục - thể thao, vệ sinh - mơi trƣờng.
Các nhóm nội dung học tập trên đƣợc thể hiện qua một số chƣơng trình học
tập và giảng dạy chủ yếu sau đây:
+ Chƣơng trình nâng cao trình độ văn hố ứng với các trình độ phổ
thơng nhƣ: chƣơng trình xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo
dục THCS, tin học, ngoại ngữ thơng dụng. Những chƣơng trình này đƣợc tiến
hành bằng cách dùng đội ngũ giáo viên ngay tại địa phƣơng để vận động học
viên ra lớp và phối hợp với chính quyền, ban, ngành đồn thể hỗ trợ, cùng
cộng tác trách nhiệm tạo điều kiện để ngƣời dân đi học đầy đủ, nghiêm túc và
hiệu quả cao. Ở TTHTCĐ, các nội dung đƣợc thực hiện linh hoạt theo yêu cầu
thực tế, có thể dạy bất cứ lức nào ngƣời dân cho là hợp lý.
+ Chƣơng trình tạo thu nhập: Căn cứ vào đặc thù của địa phƣơng và nhu
cầu học tập của nhân dân, các TTHTCĐ mở các chuyên đề phù hợp để thiết
thực giúp ngƣời lao động biết cách xố đói, giảm nghèo, từng bƣớc nâng cao
chất lƣợng cuộc sống, phấn đấu làm giàu chính đáng thơng qua việc tƣ vấn,
chuyển giao khoa học công nghệ, truyền nghề và dạy nghề ngắn hạn (yí dụ: các
nội dung về chăn ni, trồng trọt, nghề thủ cơng,..). Vì tính đa dạng về nội
dung của chƣơng trình, học viên có thể chọn cho mình những nội dung cần
thiết và phù hợp với quỹ thời gian, điều kiện học tập, nhu cầu học tập của
mình nhằm đạt đƣợc mục đích cuối cùng là giúp bản thân và gia đình đồng
thời góp phần cùng cộng đồng nâng cao chất lƣợng cuộc sống.
26



+ Chƣơng trình học theo sở thích: cung cấp các cơ hội khác nhau cho cá
nhân tham gia học tập những vấn đề xã hội, văn hoá, tinh thần, sức khoẻ và
nghệ thuật,...mà họ quan tâm, nhằm khuyến khích và tăng cƣờng các hoạt động
học tập để làm tăng khả năng của mỗi ngƣời trong việc sử dụng thời gian, cải
thiện cuộc sống và tự khẳng định mình. Chƣơng trình này thƣờng đƣợc tổ chức
cho những nhóm ngƣời có cùng một sở thích nhất định (ví dụ: câu lạc bộ sinh
vật cảnh, câu lạc bộ những ngƣời yêu thơ, yêu hội hoạ; hội ngƣời chơi tem;
hội những ngƣời nghiên cứu làm thuốc đơng y; thể dục dƣỡng sinh..).Các
chƣơng trình học theo sở thích làm tăng thêm tiềm lực cho con ngƣời, do vậy
tăng tốc độ phát triển cho xã hội. Chƣơng trình học theo sở thích cũng tăng
cƣờng sự liên kết giữa các chƣơng trình khác của GDTX, góp phần chuyển
giao truyền thống văn hoá từ thế hệ này sang thế hệ khác và khuyến khích các
hoạt động văn hố làm phong phú thêm cuộc sống. Chƣơng trình này cịn giúp
cho những ngƣời yêu thích từng lĩnh vực của cuộc sống có điều kiện gần nhau,
cùng nghiên cứu, trao đổi về những lĩnh vực mà họ có cùng sở thích, làm cho
tâm hồn sảng khoái, giúp đời sống vật chất và tinh thần của họ đƣợc nâng cao
từ đó củng cố sự gắn bó lành mạnh trong mỗi cộng đồng dân cƣ.
+ Chƣơng trình định hƣớng tƣơng lai: bao gồm các nội dung mang tính
chất đón đầu sự phát triển của thời đại. Các chƣơng trình này có ý nghĩa lớn
trong việc cung cấp kiến thức, hình thành các kỹ năng và xây dựng các thái độ
cho ngƣời học thực hành một hình tƣợng tƣơng lai. Từ đó, ngƣời học có khả
năng tham gia vào sự biến đổi cá nhân, biến đổi xã hội trong sự vận động từ
hiện tại tới tƣơng lai theo một phƣơng thức có kế hoạch, có tổ chức hợp lý. Ví
dụ nhƣ chƣơng trình phổ cập về công nghệ thông tin (một vấn đề tuy đã khá
quen thuộc với nhiều vùng phát triển của nƣớc ta nhƣng đối với phần lớn các
vùng nông thôn, miền núi thì cịn là những nội dung mới mẻ với đa số ngƣời
dân và chỉ có thể thực hiện khi có điều kiện về trang thiết bị và cơ sở hạ tầng
trong tƣơng lai), việc học tập để nắm bắt và sẵn sang sử dụng, khai thác công


27


nghệ thông tin phục vụ cho công việc sản xuất và nâng cao chất lƣợng cuộc sống
đƣợc xem là một nhu cầu cấp bách đối với mỗi ngƣời dân và với cả cộng đồng.
1.2.4.2. Phương pháp và hình thức học và dạy ở TTHTCĐ
Phƣơng pháp học tập và giảng dạy ở TTHTCĐ căn bản dựa trên các
nguyên tắc học tập cho ngƣời lớn vì ngƣời học ở TTHTCĐ chủ yếu là đối
tƣợng ngƣời lớn.
+ Trong giảng dạy, ngƣời dạy (giáo viên/hƣớng dẫn viên) phải phát huy
tối đa những kinh nghiệm của ngƣời học và tổ chức đƣợc sự tham gia tích cực
của ngƣời học trong q trình học tập. Sự thành công của buổi học luôn dựa
trên mức độ đảm bảo sự tƣơng tác tích cực giữa ngƣời dạy và việc đảm bảo
môi trƣờng học tập năng động.
+ Việc giảng dạy ở TTHTCĐ luôn phải chú ý sử dụng nhiều phƣơng
pháp khác nhau tuỳ theo đối tƣợng và mục tiêu học tập. Liên kết và phối hợp
là phƣơng thức hoạt động chủ yếu của TTHTCĐ. Đối tƣợng đến học tập tại
TTHTCĐ là mọi ngƣời dân đại diện cho mọi tổ chức, thuộc mọi tầng lớp xã
hội, mọi trình độ văn hoá từ mù chữ đến sau đại học. Họ tham gia các hình
thức học tập tuỳ theo nhu cầu cá nhân, cần gì học nấy. Những nhu cầu này có
thể từ xóa mù chữ, bổ túc văn hố cơ bản, nghề thông dụng đến kỹ thuật tiên
tiến nhƣ máy vi tính hoặc các lĩnh vực cơng nghệ khác.
Các hình thức tổ chức hoạt động của TTHTCĐ rất đa dạng, linh hoạt,
mềm dẻo để tạo điều kiện tốt nhất cho ngƣời học. Có thể có những hình thức
học tập và giảng dạy chủ yếu nhƣ sau:
+ Hình thức học tập khơng theo cấp lớp, trình độ văn hố, lứa tuổi, giới
tính gồm có: Các buổi học theo chuyên đề; Các lớp tập huấn chuyển giao ứng
dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội; Các hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về các chủ đề khác nhau; Các cuộc hội

thảo tại chỗ (“hội thảo đầu bờ”); Các câu lạc bộ sở thích; Các hoạt động tham
quan thực tế; Các Hội thi, giao lƣu văn hố; Các triển lãm; Các buổi nói
chuyện; Các buổi tổ chức nghe loa đài, xem tivi, xem phim, đèn chiếu, video;
28


×