Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.51 KB, 5 trang )
Điều trị đau nửa đầu thế nào?
Xoa bóp giúp giảm đau nửa đầu.
Tôi năm nay 25 tuổi, vài năm gần đây tôi hay bị đau nửa đầu bên trái,
thường đau thành cơn, nếu nằm nghỉ thì đỡ đau trong vài giờ. Những hôm thay đổi
thời tiết hoặc phải làm việc căng thẳng tôi thường bị đau dữ dội kèm theo buồn
nôn và nôn. Xin cho biết, tôi bị bệnh gì và điều trị như thế nào? Nguyễn Thị Hồng
(Hà Nội)
Theo như bạn kể, rất có thể bạn bị chứng đau nửa đầu, hay còn gọi là hội
chứng migraine. Bệnh rất hay gặp ở nữ giới với đặc điểm đau một nửa bên đầu
thành từng cơn, tái diễn có chu kỳ kèm theo các triệu chứng như bạn đã kể, ngoài
ra còn có biểu hiện: hoa mắt; tê cóng tay chân; rối loạn thị giác. Trước khi đau
đầu, bệnh nhân thường có các dấu hiệu báo trước (như rối loạn tiêu hoá, thay đổi
khí sắc, kích thích thần kinh – hay gặp nhất là chứng mất ngủ, bồn chồn, căng
thẳng đầu óc...)... Ngoài cơn đau, người bệnh cảm thấy hoàn toàn bình thường
Về điều trị, việc điều trị căn nguyên đòi hỏi phải có thời gian. Trước hết
bạn nên đi khám bệnh, bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị cụ thể cho bạn. Khi chưa có
điều kiện khám bệnh, bạn có thể xoa bóp, day bấm huyệt, massage vùng đầu – mặt
– cổ... Đôi khi chỉ những biện pháp đơn giản này cũng có thể giúp bạn giảm đau
mà chưa cần dùng đến thuốc.
Đối với các thuốc giảm đau, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới,
việc điều trị giảm đau có thể theo ba bậc thang như sau:
- Bậc 1: sử dụng các thuốc giảm đau ngoại vi (như paracetamol – biệt dược
efferalgan, panadol; aspirin... ).
- Bậc 2: sử dụng các thuốc giảm đau trung ương yếu (như efferalgan
codein, dofalgan codein).
- Bậc 3: sử dụng các thuốc giảm đau trung ương mạnh (như morphin,
dolargan...).
Việc sử dụng các thuốc giảm đau phải được chọn lựa theo chỉ định và phải
được theo dõi chặt chẽ, đúng liều lượng, cách dùng để đánh giá hiệu quả cùng
những tác dụng không mong muốn của thuốc. Tránh lạm dụng thuốc giảm đau có