Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Hệ bài tiết và sinh dục Bò sát (Reptilia)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.44 KB, 6 trang )


Hệ bài tiết và sinh dục Bò sát
(Reptilia)


1. Bài tiết
- Ở Bò sát có hậu thận, cấu tạo gồm
đôi hình khối dài bám vào vách lưng
ở vùng chậu. Ống dẫn của thận hình
thành mới từ gốc ống Vonphơ, là niệu
quản đổ ra huyệt. Có bóng đái chứa
nước tiểu (rắn và cá sấu không có). Ở
đa số thằn lằn và rùa bàng quang rất
lớn. Nhưng ở rắn, cá sấu bàng
quang không phát triển.

Hệ niệu sinh dục của bò sát và chim
1. Ống dẫn tinh; 2. Tinh hoàn; 3.
Huyệt; 4. Bóng đái; 5. Thận; 6. Ống
ra; 7. Trứng; 8. Buồng trứng; 9. Ống
niệu; 10. Lòng trắng; 11. Vỏ trứng
- Nước tiểu của các loài bò sát sống
trên cạn (thằn lằn, rắn) là một chất sền
sệt có màu trắng đục không hoà tan
trong nước, thành phần chủ yếu là axit
uric. Nước tiểu sở dĩ đặc là do khả
năng hấp thu lại nước của nước
tiểu trong xoang huyệt.
Nước tiểu của các loài bò sát sống ở
nước hoặc nửa nước nửa cạn (rùa
nước, cấ sấu ...) thì loãng và thành


phần chủ yếu là urê.
2. Hệ sinh dục

Hệ sinh dục của Bò sát (Thằn lằn
bóng - Mabuya longicaudata) (theo
Đào Văn Tiến)
I. Con đực; II. Con cái
1. Tinh hoàn; 2. Tuyến trên thận; 3.
Dây chằng; 4. Tinh quản; 5. Thận
hông; 6. Tử cung; 7. Buồng trứng;
8. Vòi ống trứng; 9. Ống trứng; 10.
Ống dẫn quản; 11. Huyệt
- Hệ sinh dục bò sát nằm ở hai bên cột
sống: Tuyến sinh dục đực là đôi tinh
hoàn lớn màu trắng hình dạng thay
đổi, tinh quản là ống Volff, có cơ
quan giao cấu (có thể có một hoặc
hai). cơ quan giao cấu có 2 loại: Ngọc
hành kép có ở thằn lằn và rắn, khi
giao phối chỉ có 1 ngọc hành cắm vào
huyệt sinh dục của con cái. Ngọc
hành đơn có ở rùa, cá sấu. Ở cá sấu
ngọc hành còn hình thành quy đầu
như ở thú.
- Tuyến sinh dục cái là hai buồng
trứng có kích thước khác nhau. Buồng
trứng của thằn lằn và rắn rỗng như ở
cá, còn của rùa và cá sấu thì đặc như
chim, thú. Hai buồng trứng của rùa và
cá sấu thì rộng và xếp ngang hàng,

còn của thằn lằn và rắn thì hẹp và xếp
so le.
Ống dẫn trứng gồm hai ống rỗng, là
ống Munle, một đầu thông với phần
trước khoang bụng có loa kèn, đầu
sau là huyệt. Ống dẫn trứng của rùa
và cá sấu phân thành nhiều phần:
Phàn phễu đó trứng, phần tiếp theo
tiết lòng trắng trứng, phần cuối là nơi
tiết vỏ đá vôi thông với âm đạo. Hai
ống dẫn của một số loài bò sát có độ
dài không giống nhau.

×