Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đổi mới cơ cấu tổ chức của toà án, từ thực tiễn toà án nhân dân thành phố hải dương, tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN QUANG MINH

§ỉI MíI CƠ CấU Tổ CHứC CủA TòA áN,
Từ THựC TIễN TòA áN NHÂN DÂN THàNH PHố HảI DƯƠNG,
TỉNH HảI DƯƠNG

LUN VN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN QUANG MINH

§ỉI MíI CƠ CấU Tổ CHứC CủA TòA áN,
Từ THựC TIễN TòA áN NHÂN DÂN THàNH PHố HảI DƯƠNG,
TỉNH HảI DƯƠNG
Chuyờn ngnh: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 8380101.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN ĐĂNG DUNG

HÀ NỘI - 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tơi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã
hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh tốn tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tơi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Trần Quang Minh


MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: HIẾN PHÁP NĂM 2013 VÀ NHU CẦU ĐỔI MỚI CƠ
CẤU TỔ CHỨC CỦA TÒA ÁN ................................................................. 7
1.1. Địa vị pháp lý mới của Tòa án nhân dân........................................... 7
1.2. Cơ cấu tổ chức mới của Tòa án nhân dân các cấp ........................... 22
1.3. Tòa án nhân dân huyện, thành phố trực thuộc tỉnh và thành phố
trực thuộc trung ương - cấp xét xử sơ thẩm cơ bản trong hệ thống tư

pháp Việt Nam .................................................................................... 35
Tiểu kết chương 1................................................................................ 44
CHƯƠNG 2: CƠ CẤU VÀ TỔ CHỨC CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG .................................................................. 45
2.1. Thành phố Hải Dương- trung tâm địa - chính- kinh tế và văn hóa
tỉnh Hải Dương ................................................................................... 45
2.2. Thực trạng cơ cấu, tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân
thành phố Hải Dương - cấp xét xử chính của Thành phố Hải Dương ...... 53
2.3. Giải pháp về cơ cấu tổ chức nhằm tăng cường hoạt động của
Tòa án nhân dân thành phố Hải Dương ................................................. 73
Tiểu kết chương 2................................................................................ 76
KẾT LUẬN ............................................................................................. 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 79
PHỤ LỤC ............................................................................................... 82


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCHTW:
BMNN:
CCTP:
CNXH:
Đảng CSVN:
HĐND:
HĐTP:
HĐXX:
HTND:
HTQN:
NNPQ:
Nxb:
QLNN:

TACC:
TAND:
TANDCC:
TANDTC:
TAQS:
TAQSKV:
TAQSQK:
TNHS:
TPCC:
TPSC:
TPTC:
TTHS:
UBMTTQVN:
UBND:
UBTVQH:
VBPL:
VKSND:
VKSNDTC:
XHCN:

Ban chấp hành trung ương
Bộ máy nhà nước
Cải cách tư pháp
Chủ nghĩa xã hội
Đảng Cộng sản Việt Nam
Hội đồng nhân dân
Hội đồng thẩm phán
Hội đồng xét xử
Hội thẩm nhân dân
Hội thẩm quân nhân

Nhà nước pháp quyền
Nhà xuất bản
Quyền lực nhà nước
Tòa án cấp cao
Tòa án nhân dân
Tòa án nhân dân cấp cao
Tòa án nhân dân tối cao
Tòa án quân sự
Tòa án quân sự khu vực
Tịa án qn sự qn khu
Trách nhiệm hình sự
Thẩm phán cao cấp
Thẩm phán sơ cấp
Thẩm phán trung cấp
Tố tụng hình sự
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Ủy ban nhân dân
Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Văn bản pháp luật
Viện kiểm sát nhân dân
Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 28 tháng 11 năm 2013, kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII đã thơng
qua bản Hiến pháp năm 2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm
2014. “Đây là bản hiến pháp được sửa đổi, bổ sung cả về nội dung, bố cục và
kỹ thuật lập hiến. Với những điểm mới tiến bộ, Hiến pháp 2013 đã làm sáng tỏ

hơn nhận thức, nội dung và yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội
chủ nghĩa (NNPQ XHCN) của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; phù hợp
với yêu cầu thực tiễn Việt Nam và tiếp cận với những giá trị chung của nhân
loại” [10]. Là Luật cơ bản có vị trí pháp lý cao nhất, bằng cả lời văn và tinh
thần của nó, Hiến pháp năm 2013 có sứ mệnh tạo nền tảng pháp lý mới và
động lực mới cho sự vận hành toàn bộ đời sống xã hội và sinh hoạt quốc gia
trên nền tảng dân chủ, pháp quyền. Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam phản
ảnh nhu cầu bức xúc của sự phát triển mọi mặt của đất nước trên con đường
phát triển và hội nhập, bảo đảm sự phù hợp với các giá trị căn bản của thời đại.
Tiếp tục hoàn thiện mơ hình tổng thể bộ máy nhà nước (BMNN) theo
những nguyên tắc pháp quyền, Hiến pháp năm 2013 đã có những bổ sung
quan trọng bảo đảm vị thế, tính độc lập của hoạt động tư pháp và tiến thêm
một bước trong việc tạo ra những yếu tố của cơ chế phân cơng, phối hợp và
kiểm sốt quyền lực nhà nước (QLNN), làm đậm nét tính pháp quyền của nền
tư pháp Việt Nam; thể hiện nhận thức mới về vai trò và nhiệm vụ của Tịa án,
trong đó quyền con người, quyền công dân được tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm
tốt nhất bằng việc thực hiện quyền tư pháp đồng thời tạo cơ sở nền tảng hiến
định để đổi mới mơ hình hệ thống tịa án nhân dân (TAND).
Trên tinh thần đó, Luật Tổ chức TAND năm 2014 (Luật số 62/2014/QH13)
đã thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng về cải cách tư pháp cũng

1


như các quy định của Hiến pháp năm 2013 đối với TAND; đổi mới một cách
toàn diện về tổ chức và hoạt động của TAND theo hướng hợp lý, khoa học;
bảo đảm cho Tòa án thực hiện tốt chức năng xét xử, thực hiện quyền tư pháp;
phục vụ có hiệu quả công cuộc đổi mới của đất nước, đáp ứng yêu cầu xây
dựng NNPQ Việt Nam XHCN.
TAND huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (cấp huyện),

theo quy định của Luật Tổ chức TAND năm 2014 được Quốc hội thông qua
dựa trên tinh thần của Hiến pháp năm 2013, có nhiệm vụ, quyền hạn xét xử sơ
thẩm hầu hết các vụ, việc thuộc thẩm quyền của Tòa án và giải quyết các loại
việc khác theo quy định của pháp luật. Vì vậy, đổi mới một cách tồn diện về
tổ chức và hoạt động của TAND nói chung và TAND cập huyện với tư cách
là cấp xét xử đầu tiên (xét xử sơ thẩm) nói riêng theo hướng hợp lý, khoa học;
bảo đảm cho Tòa án thực hiện tốt chức năng xét xử, thực hiện quyền tư pháp;
bảo đảm không lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, bảo đảm quyền và
lợi ích hợp pháp của cơng dân..
Từ những lý do trên, học viên chọn đề tài “Đổi mới cơ cấu tổ chức của
Tòa án, từ thực tiễn Tòa án nhân dân Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải
Dương” làm Luận văn thạc sĩ Luật học, chuyên ngành Luật Hiến pháp - Luật
hành chính.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cùng với việc khẳng định mục tiêu xây dựng NNPQ trong Hiến pháp
1992, ở Việt Nam đang tiến hành chủ trương cải cách tư pháp (CCTP) theo
Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về Một số nhiệm
vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết 49/NQTW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến
năm 2020. Điều đó cho thấy một khi đã quyết tâm xây dựng NNPQ thì
khơng thể khơng CCTP.

2


Nhận thức được tầm quan trọng của Tòa án cùng những đặc điểm biểu
hiện của Tòa án trong NNPQ là rất cần thiết xuất phát từ những yêu cầu của
công cuộc xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam hiện nay. Có rất nhiều dự án,
sách chuyên khảo về lĩnh vực này trước và sau Hiến pháp năm 2013 được ban
hành, đó là:
- “Cải cách các cơ quan tư pháp, hồn thiện hệ thống các thủ tục tư

pháp nâng cao hiệu quả và hiệu lực xét xử của Tòa án trong Nhà nước pháp
quyền Xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân”, Đề tài khoa học cấp Nhà
nước, mã số KX.04.06 do TS. Uông Chu Lưu chủ nhiệm đề tài;
- Tính độc lập của Tịa án của TS. Tơ Văn Hòa, Sách tham khảo, Nxb
Lao Động, năm 2007;
- “Cải cách tư pháp: Ý nghĩa, mục đích và trọng tâm” của GS. TSKH.
Đào Trí Úc, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 2 năm 2003;
- “Về quyền tư pháp trong Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do
dân và vì dân ở Việt Nam” của GS.TS. Võ Khánh Vinh, Tạp chí Nhà nước và
Pháp luật, số 8 năm 2003;
- “Tòa án Việt Nam trong bối cảnh xây dựng nước pháp quyền” của
GS.TS Nguyễn Đăng Dung, Nxb ĐHQG Hà Nội, năm 2012;
- “Hiến pháp năm 2013 - Bước phát triển quan trọng trong tiến trình
xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa” của TS Đỗ Đức Minh, Tạp
chí Luật học, số 10 năm 2014.
- “Độc lập xét xử ở những nước q độ: Một góc nhìn so sánh” của
ThS. Lưu Tiến Dũng, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 20 và 21 năm 2006
- Xây dựng Tòa án nhân dân xứng đáng là biểu tượng của công lý, lẽ
phải và niềm tin của Nguyễn Hịa Bình, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà
Nội, năm 2019.

3


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích, luận giải là rõ những nội dung mới của Hiến pháp năm 2013
và Luật Tổ chức TAND năm 2014 về tổ chức BMNN và tổ chức hệ thống
TAND; Khái quát tình hình Tỉnh Hải Dương và thực trạng đổi mới cơ cấu
TAND Thành phố Hải Dương, từ đó đề xuất giải pháp đổi mới cơ cấu tổ chức

để nâng cao hoạt động và hiệu quả của TAND Thành phố.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
Một là, phân tích tổng quát các vấn đề lý luận về ví trí, vai trị TAND
cấp sơ thẩm đầu tiên trên tinh thần các quy định của Hiến pháp mới năm 2013
và Luật Tổ chức TAND năm 2014;
Hai là, Khái quát điều kiện địa lý tự nhiên tình hình kinh tế, văn hóa xã
hội Tỉnh Hải Dương, lịch sử hình thành và phát triển của Thành phố; tình
hình, kết quả đổi mới cơ cấu và hoạt động của TAND Thành phố Hải Dương
giai đoạn 2014 - 2019;
Ba là, Đề xuất các giải pháp tăng cường hoạt động và hiệu quả của
TAND Thành phố Hải Dương.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn đổi mới
cơ cấu tổ chức của Tòa án, từ thực tiễn TAND Thành phố Hải Dương.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề xung quanh việc quy
định về cơ cấu tổ chức và hoạt động của TAND thành phố thuộc tỉnh.
- Sự áp dụng các quy định cụ thể của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ
chức TAND năm 2014 vào cơ cấu tổ chức TAND Thành phố Hải Dương.

4


- Thời gian: từ năm 2014 đến năm 2020.
5. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng các phương pháp luận
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản

Việt Nam (CSVN) về Nhà nước và pháp luật.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên nền tảng của phương pháp luận mácxít, luận văn sử dụng các
phương pháp nghiên cứu luật học phù hợp như: phương pháp phân tích và
tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp diễn dịch; phương
pháp quy nạp; phương pháp thống kê, điều tra xã hội học,... để giải quyết
những vấn đề được nghiên cứu trong luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn là chuyên luận đầu tiên phân tích ý nghĩa của các quy định
Hiến pháp mới năm 2013 cùng Luật Tổ chức Tòa án về cơ cấu tổ chức TAND
cấp sơ thẩm và việc áp dụng trên một địa bàn một thành phố đông dân thuộc
tỉnh của đồng bằng Bắc bộ.
Bên cạnh đó, luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cần thiết và hữu ích
khơng chỉ đối với các nhà lập pháp mà còn dành cho các nhà nghiên cứu, các
cán bộ giảng dạy pháp luật, các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh
viên thuộc chuyên ngành Tư pháp hình sự tại các cơ sở đào tạo Luật.
Kết quả nghiên cứu của luận văn còn phục vụ cho việc trang bị những
kiến thức chuyên sâu cho các chuyên viên, thẩm phán TAND các cấp thực
tiễn công tác tổ chức và hoạt động xét xử của TAND cấp sơ thẩm và những ai
quan tâm đến vấn đề này.

5


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm có 2 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản tổ chức và hoạt động của TAND
thành phố thuộc tỉnh.
Chương 2: Thực tiễn tổ chức và hoạt động của TAND Thành phố Hải Dương.


6


Chương 1
HIẾN PHÁP NĂM 2013 VÀ NHU CẦU ĐỔI MỚI
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TÒA ÁN
1.1. Địa vị pháp lý mới của Tòa án nhân dân
Hiến pháp Cộng hòa XHCN Việt Nam được Quốc hội Khóa XIII Kỳ
họp thứ 6 thơng qua ngày 28 tháng 11 năm 2013 và có hiệu lực thi hành từ
ngày 1 tháng 1 năm 2014. Là Luật cơ bản có vị trí pháp lý cao nhất, bằng cả
lời văn và tinh thần của nó, Hiến pháp năm 2013 có sứ mệnh tạo nền tảng
pháp lý mới và động lực mới cho sự vận hành toàn bộ đời sống xã hội và sinh
hoạt quốc gia trên nền tảng dân chủ, pháp quyền. Hiến pháp năm 2013 phản
ảnh nhu cầu bức xúc của sự phát triển mọi mặt của đất nước trên con đường
phát triển và hội nhập, bảo đảm phù hợp với các giá trị căn bản của thời đại.
Chương VIII về TAND, Viện kiểm sát Nhân dân (VKSND) trong Hiến
pháp năm 2013 có nhiều điểm mới, thể hiện nhận thức mới về quyền tư pháp.
Trước hết xét về hình thức: Chương về TAND, VKSND, Hiến pháp năm
1992 gồm 15 Điều; Hiến pháp năm 2013 chỉ có 8 điều với việc thể hiện logic,
chặt chẽ đi từ vị trí, vai trị, ngun tắc tổ chức và hoạt động đến nhiệm vụ và
quyền hạn của mỗi cơ quan và chỉ quy định những vấn đề nền tảng thuộc tầm
hiến định; không quy định những vấn đề thuộc tầm luật định. Về nội dung,
Chương VIII TAND và VKSND có những điểm mới cơ bản sau đây:
Một là, TAND không những được quy định là cơ quan xét xử của nước
Cộng hòa XHCN Việt Nam như Hiến pháp năm 1992 mà còn khẳng định
thực hiện quyền tư pháp [13, Điều 102].
Quy định mới này, thống nhất với nguyên tắc tổ chức QLNN Việt Nam
ghi nhận ở Hiến pháp: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng,
phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các

quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” [13, Điều 2, Khoản 3]; thể hiện sự phân

7


công QLNN một cách mạch lạc; đề cao trách nhiệm của Tịa án trong việc
thực hiện quyền tư pháp; cơng bằng và công lý của một quốc gia biểu hiện tập
trung nhất ở quyền xét xử của Tòa án. Từ đây, Nhân dân sẽ có địa chỉ cụ thể
để kiểm soát việc thực hiện quyền tư pháp mà Nhân dân đã giao phó, đã ủy
quyền cho Tịa án.
Hai là, vai trò và nhiệm vụ của Tòa án cũng như vai trị nhiệm vụ của
VKSND có sự điều chỉnh, thể hiện nhận thức mới về quyền tư pháp. Đối với
tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, Điều 102 Khoản 3 đã đưa lên
hàng đầu vai trò và nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền
cơng dân sau đó mới quy định tiếp bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của
nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân. Đối với VKSND,
nhấn mạnh vai trò và nhiệm vụ hàng đầu là bảo vệ pháp luật là “bảo vệ quyền
con người, quyền cơng dân” sau đó mới quy định: “bảo vệ chế độ XHCN,
bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống
nhất” [13, Điều 107, Khoản 3]. Trong khi, Hiến pháp năm 1992 khơng phân
biệt có sự khác nhau giữa vai trò và nhiệm vụ của Tòa án và Viện kiểm sát, cả
hai thiết chế đều giống nhau và quy định chung vào một điều:
Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát Nhân dân nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, trong phạm vi chức năng của mình, có nhiệm
vụ bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ chế độ XHCN và quyền làm
chủ của công dân, bảo vệ tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của
công dân [12, Điều 126].
So sánh với quy định của hai bản Hiến pháp, có thể thấy Hiến pháp sửa
đổi đã có một nhận thức mới về vai trị và nhiệm vụ của hai thiết chế TAND

và VKSND; hoàntoàn phù hợp với tư duy xây dựng NNPQ là đề cao quyền
con người, quyền công dân trong hoạt động tư pháp, coi con người là chủ thể
là nguồn lực chủ yếu và là mục đích của sự phát triển;
8


Ba là, Hiến pháp năm 2013 đã quy định những nguyên tắc, nền tảng về
tổ chức và hoạt động thực hiện quyền tư pháp của Tòa án. Các nguyên tắc này
được quy định trong một điều (Điều 103) gồm 7 khoản (7 nguyên tắc) với sự
thể hiện chính xác, súc tích với những tư duy mới.
Cụ thể, Khoản 1 quy định: Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có
hội thẩm Nhân dân tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.
Cũng nguyên tắc này Hiến pháp năm 1992 còn quy định thêm trong nội dung
của nguyên tắc này khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với thẩm phán. Đây là
quy định mở để tiếp tục cải cách chế định hội thẩm nhân dân (HTND), bảo
đảm cho HTND tham gia vào hoạt động xét xử một cách phù hợp, khắc phục
những hạn chế của chế định HTND hiện hành.
Khoản 5 quy định Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảm bảo là
một nguyên tắc mới ra đời trong Hiến pháp nước ta, thể chế hóa quan điểm
của Đảng ta về cải cách tư pháp tăng cường tranh tụng trước phiên tịa.
Ngun tắc này góp phần rất quan trọng để tòa án xét xử đúng người, đúng
tội, đúng pháp luật, hạn chế tình trạng oan sai, bảo đảm cho nền tư pháp Việt
Nam là một nền tư pháp dân chủ, công bằng và công lý.
Khoản 6 quy định Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được đảm bảo vừa
thể hiện xét xử hai cấp được đảm bảo, quyền con người, quyền công dân được
pháp luật bảo vệ và bảo đảm vừa đề cao trách nhiệm của Tòa án trong xét xử.
Quan điểm chủ đạo của Đảng và Nhà Việt Nam là sửa đổi, bổ sung
Hiến pháp nhằm tiếp tục phát huy nhân tố con người, thể chế hóa sâu sắc hơn
quan điểm về tơn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người như một định
hướng mục tiêu của NNPQ XHCN. Có thể nói rằng, sự khẳng định tôn trọng

Hiến pháp đã trở thành một nguyên tắc xuyên suốt của tư tưởng NNPQ về
việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, về sự minh
bạch của Nhà nước, khẳng định quyền lực của nhân dân như là lá chắn cho
việc bảo vệ quyền con người.
9


Về hình thức, vấn đề quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân đã được chuyển dịch từ vị trí chương V trong Hiến pháp 1992 lên
vị trí Chương II, chỉ sau Chương I về Chế độ Chính trị. Quyền con người là
nội dung được bổ sung ngay trong Chương I Hiến pháp. Hơn thế nữa, tại rất
nhiều chương điều khác, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công
dân cũng hiện diện trong nội dung chức năng và nhiệm vụ của các thiết chế
Nhà nước như Quốc hội (Điều 70, khoản 14); Chính phủ (Điều 96, khoản 6);
Tòa án nhân dân (Điều 102, khoản 3); Viện kiểm sát nhân dân (Điều 107,
khoản 3),... Đây là những nội dung hoàn toàn mới so với Hiến pháp năm
1992 khi Hiến pháp 2013 trao những chức năng, nhiệm vụ cho các thiết chế,
QLNN tương ứng.
Con người và quyền con người là giá trị quan trọng và trở thành đối
tượng ưu tiên bảo hộ của pháp luật trong tổ chức và hoạt động của nhà
nước Việt Nam. Bảo đảm quan trọng cho việc bảo vệ quyền con người,
quyền công dân, lá chắn quan trọng và vững chắc nhất đối với quyền con
người, quyền cơng dân nhằm phịng ngừa và ngăn chặn những vi phạm từ
phía các cơ quan nhà nước là việc thừa nhận và ghi nhận nguyên tắc suy
đốn vơ tội - theo đó bị can, bị cáo được coi là vơ tội, khơng phải chịu
trách nhiệm hình sự (TNHS) khi lỗi của người đó chưa được chứng minh
theo trình tự, thủ tục luật quy định và chưa có bản án kết tội của tồ án đã
có hiệu lực pháp luật. Đây là nguyên tắc “kinh điển” nhất của Tố tụng hình
sự được ghi nhận trong nhiều văn kiện quốc tế quan trọng như Tun ngơn
tồn thế giới về nhân quyền năm 1948- Universal Declaration of Human

Rights: UDHR [30, Điều 11, Khoản 1]; Công ước của Liên hợp quốc về các
quyền dân sự và chính trị năm 1966 - International Covenant on Civil and
Political Rights: ICCPR [27, Điều 14, Khoản 2]. Đặc biệt bản Tuyên ngôn
nêu trên đã coi nguyên tắc này là “phẩm giá của văn minh nhân loại”.

10


Suy đốn theo gốc Latinh “Praesumptino” có nghĩa là giả định thể hiện
ở yêu cầu: bị can, bị cáo phải được coi là vô tội khi mà lỗi của bị can, bị cáo
đó chưa được chứng minh theo một trình tự do pháp luật quy định và được
xác định bởi một bản án của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật. Yêu cầu này
được Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam quy định: “Người bị buộc tội được
coi là khơng có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có
bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật” [13, Điều 31, Khoản 1].
Đặt ra yêu cầu này, Hiến pháp đã tạo ra sự an tồn pháp lý cho cơng dân trong
cuộc sống và hoạt động của họ. Yêu cầu đặt ra trong ngun tắc này hồn
tồn phù hợp với Cơng ước của Liên hợp quốc về Quyền Dân sự và Chính trị
năm 1966. Theo đó, “Mọi người đều có quyền hưởng tự do và an ninh cá
nhân. Không ai bị bắt hoặc giam giữ vô cớ. Không một ai bị tước quyền tự do
trừ trường hợp có lý do và phải theo đúng thủ tục mà luật pháp đã quy định recognises the rights to liberty and security of the person. It prohibits arbitrary
arrest and detention, requires any deprivation of liberty to be according to
law, and obliges parties to allow those deprived of their liberty to challenge their
imprisonment through the courts” [27, Điều 9, Khoản 1] và: “Người bị cáo
buộc là phạm tội hình sự có quyền được coi là vô tội cho tới khi hành vi phạm
tội của người đó được chứng minh theo pháp luật - Everyone charged with a
criminal offence shall have the right to be presumed innocent until proved
guilty according to law” [27, Điều 14, Khoản 2]. Nội dung này là biểu hiện cụ
thể của nguyên tắc pháp chế nhưng nhấn mạnh yêu cầu về mặt thủ tục pháp
lý, là dấu hiệu quan trọng nhất của chế độ pháp quyền, theo đó thủ tục cơng

khai, minh bạch là đòi hỏi số một cho việc bảo vệ quyền con người chống lại
sự truy tố tùy tiện.
Thực hiện Chiến lược CCCTP với quan điểm xuyên suốt và nhất quán
của Đảng và Nhà Việt Nam về sứ mệnh và vị trí của các cơ quan tư pháp

11


trong NNPQ XHCN, Hiến pháp năm 2013 đã tạo ra những cơ sở pháp lý mới
cao nhất về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp. Hiến pháp năm
2013 đã quy định nội dung của nguyên tắc mới về quyền của người bị buộc
tội được tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai
- một nội dung quan trọng của quyền tiếp cận công lý của công dân. Cùng với
việc xác định TAND là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp, sứ mệnh của
TAND được xác định là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công
dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân. Đây là những điểm mới có ý nghĩa quan trọng
trong lịch sử lập hiến Việt Nam, khẳng định những nguyên tắc của một nền tư
pháp hiện đại như: Nguyên tắc hai cấp xét xử để bảo đảm thúc đẩy quyền của
người bị buộc tội được yêu cầu xem xét lại bản án; Nguyên tắc về quyền bào
chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự; nguyên
tắc về sự tham gia xét xử của HTND. Đây là những nguyên tắc phản ánh tính
dân chủ và đề cao quyền tiếp cận cơng lý của người dân. Hiến pháp năm 2013
đã làm đậm nét tính pháp quyền của nền tư pháp nước ta.
Thực tiễn tố tụng hình sự (TTHS) ở Việt Nam những năm gần đây
đang đối diện với một số vấn đề lớn mà trước hết là vấn đề tiếp cận công lý,
vấn đề oan, sai trong các vụ án hình sự. Theo nhận định chung của các chuyên
gia cũng như của các cơ quan tư pháp thì các bảo đảm để có thể giải quyết
tích cực các vấn đề này trước hết nằm trong việc nhìn nhận lại tính chất và
đặc trưng của tố tụng hình sự cũng như sự hồn chỉnh và đầy đủ các quy định

của pháp luật mà trung tâm là pháp luật TTHS. Cuộc CCTP ở Việt Nam đã
được phát động từ năm 2005 từ Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2.6.2005 của
Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương (BCHTW) Đảng CSVN “Về Chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020” và đã gặt hái được những kết quả nhất
định về nhận thức và về tổ chức thực hiện. Tuy vậy, pháp luật TTHS, trải qua

12


những lần sửa đổi, bổ sung cần thiết, vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế, trong
số đó có các vấn đề về những cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ quyền và lợi ích
của người bị buộc tội. Từ những chủ trương đúng đắn của chính sách hình sự
và cải cách tư pháp hình sự cho đến thực tiễn TTHS vẫn còn một khoảng cách
lớn, trước hết là các vấn đề về chủ trương áp dụng rộng rãi việc tranh tụng tại
phiên hịa xét xử hình sự, chủ trương tạo đầy đủ các điều kiện cho bị can, bị
cáo thực hiện quyền bào chữa; bảo đảm tính dân chủ, công khai và giám sát
các hoạt động tố tụng, tăng cường trách nhiệm trong việc đó từ phía các cơ
quan tố tụng.
Vấn đề bảo đảm quyền con người trong TTHS có thể được coi là trục
xoay của tồn bộ các hoạt động TTHS. Sở dĩ như vậy là vì TTHS phản ánh
những mối liên hệ đa chiều và mang trong mình nó nhiều nghịch lý của các
mối liên hệ. TTHS của bất kỳ quốc gia và hệ thống pháp lý nào cũng đều phải
thực hiện cùng một lúc hai nhiệm vụ: vừa phải xác định cho được sự thật của
vụ án, bảo đảm để công lý được thực thi, nhưng lại vừa phải làm thế nào để
trên con đường đi tìm sự thật và cơng lý thì quyền của tất cả những ai có liên
quan đều phải được tơn trọng, bảo đảm và bảo vệ.
Chính vì vậy, mặc dù không thể coi nhẹ việc bảo đảm quyền con người,
mà trước hết là danh dự nhân phẩm, tính mạng và tài sản của tất cả các bên và
những con người trong quá trình tiến hành TTHS, tâm điểm chú ý của pháp
luật quốc tế và pháp luật quốc gia, của CCTP vẫn là việc bảo đảm quyền con

người đối với “phía” người bị buộc tội tại tất cả các giai đoạn của TTHS, tức
là bảo đảm để bảo vệ các quyền do sự cáo buộc phạm tội có thể gây ra.
Trong lịch sử của tư pháp hình sự, TTHS ra đời với tính cách là một sự
thỏa mãn nhu cầu của những người có liên quan về sự can thiệp của bên thứ
ba: Nhà nước, các thiết chế tố tụng. Đó là điều phổ quát đối với cả hai trường
hợp: cả khi tố tụng được quan niệm như là con đường đi tìm sự thật khách

13


quan của vụ án và trên cơ sở đó Tịa án ra phán quyết về kết cục của vụ án, cả
trong trường hợp tố tụng được coi như một vụ kiện thơng thường và nó sẽ
dừng lại khi các bên tìm ra giải pháp chung, cùng thỏa mãn với giải pháp đó.
Trong cả hai trường hợp, sự hiện diện của “bên thứ ba công minh” - cơ quan
điều tra, cơ quan cơng tố, Tịa án - đều là điểm hy vọng của cả hai phía, là chỗ
dựa về tâm lý và pháp lý của họ. Xuyên suốt các yếu tố đó là tinh thần và địi
hỏi về cơng bằng, sự vô tư và khách quan. Mọi thứ chân lý, khi nó được hiểu
là chân lý khách quan và cả khi nó là chân lý pháp lý; mọi lẽ cơng bằng, khi
nó đạt được bằng nỗ lực tìm kiếm khơng mệt mỏi của cả hai phía và khi nó là
yếu tố tâm lý sau sự thỏa thuận, sự cùng thỏa mãn như đã nêu ở trên, thì đều
chỉ có thể được xác lập trên tinh thần cơng bằng, khơng có độc quyền chân lý
vì thiếu cơng bằng thì con đường dẫn đến chân lý luôn luôn rất dài và mạo
hiểm, độc quyền chân lý sẽ là mầm mống của một nửa chân lý hoặc đó là sự
thật được ngụy tạo. Nói khác đi, điều cần được quan tâm nhất là những đảm
bảo để vừa đạt được sự thật, vừa để không được có cái khơng phải là sự thật.
Với logic đó, các bảo đảm để bảo vệ quyền con người trong TTHS luôn
gắn với yêu cầu về thủ tục pháp lý chặt chẽ (Due process of law), về tố tụng
công bằng. Đó là u cầu khơng thể thiếu được đối với tiến trình pháp lý
nhằm xác lập sự cân bằng cần thiết giữa các bên khi thực hiện các nỗ lực để
bảo vệ quan điểm, quyền và lợi ích của mình. Yếu tố “cơng bằng”, “cơng

minh” (Fair, Justice) vì thế là biểu tượng chung, bao trùm của một nền tư
pháp, là bản tính của nền tư pháp. Theo đó, cơng bằng được hiểu trên hai bình
diện: Ở bình diện thứ nhất đó là u cầu về sự cơng bằng của các thủ tục tố
tụng, của việc tiến hành các thủ tục tố tụng. (ii) Ở bình diện thứ hai, đó là u
cầu về sự đối xử cơng bằng, có vị trí pháp lý, có các cơ hội pháp lý cơng bằng
giữa các bên trong tố tụng.
Mục đích hoạt động của các cơ quan tố tụng hiện nay đều xuất phát từ

14


QLNN để “phát hiện”, “xử lý”, để “không để lọt tội phạm” và “không làm oan
người vô tội”; để bảo vệ chế độ XHCN, các lợi ích của Nhà nước, “trật tự pháp
luật”, “quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, của tổ chức”. Các mục đích
nêu trên được tiếp tục cụ thể hóa thơng qua việc quy định trách nhiệm của các
cơ quan tiến hành tố tụng phải “xác định sự thật của vụ án một cách khách
quan, tồn diện và đầy đủ”, trong đó có trách nhiệm “làm rõ những chứng cứ
xác định có tội và chứng cứ xác định vơ tội, những tình tiết tăng nặng và những
tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo” [16, Điều 10]. Như
vậy là, trách nhiệm đó chỉ thuộc về Nhà nước.
Những quy định của pháp luật TTHS Việt Nam hiện hành đang ở trạng
thái tạo ra sự chủ quan cho chủ thể đi tìm sự thật của vụ án hình sự. Mặc dù
pháp luật có xác định phải xử lý cơng minh, khơng làm oan người vô tội,
nhưng đứng ở vị thế độc quyền chân lý, sự chủ quan là không tránh khỏi.
Các mục đích được đặt ra cho TTHS mà thực chất là mục đích hoạt
động của các cơ quan tiến hành tố tụng nặng về bảo vệ lợi ích cơng và coi nhẹ
lợi ích của cá nhân những con người cụ thể trong vụ án hình sự. Bộ luật
TTHS chỉ nhắc đến mục đích “bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân” một cách chung chung mà không chỉ rõ là bảo vệ quyền và lợi ích của
những người ở vào vị thế bị động và yếu hơn so với bộ máy công quyền hiện

diện trong TTHS, vả lại, cũng chỉ được nhắc đến sau cùng, cần tạo cho bị can,
bị cáo, người bào chữa của họ có được khả năng và vị thế ngang với khả năng
và vị thế của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong việc
đi tìm sự thật cũng như chống lại những gì phi sự thật, phản sự thật. Cách duy
nhất để thỏa mãn được yêu cầu đó là đổi mới cách nhìn về mục đích của
TTHS theo hướng bình đẳng đối với các giá trị, lợi ích cần đạt được của
TTHS, lợi ích của trật tự pháp luật và lợi ích của cá nhân những con người
nằm trong vòng tố tụng.

15


Trên thế giới có hai quan điểm chủ yếu về mục đích của tố tụng hình sự
của hai hệ thống pháp luật chủ yếu của thế giới là luật thành văn của châu Âu
lục địa và của án lệ của thơng luật Anh Mỹ (Common law): mục đích sự thật
pháp lý theo cách diễn đạt của các luật gia La Mã “quod non est in actua non
in mundo” (“Cái không có trong hồ sơ là cái khơng tồn tại”) và xác định sự
thật khách quan của vụ án. Mục đích nào đặt ra các ngun tắc ấy. Nếu vì mục
đích thứ nhất, tố tụng hình sự phải tuân theo các ngun tắc của mơ hình tố
tụng thẩm vấn (hay xét hỏi - Inquisitorial). Theo đó mục đích của tố tụng hình
sự là đấu tranh chống tội phạm, Tố tụng hình sự thiên về hướng sử dụng quyền
lực và uy thế của các cơ quan Nhà nước; coi trọng vai trò chứng minh của Tịa
án. Vì mục đích thứ hai, Tố tụng hình sự phải tuân theo các nguyên tắc của tố
tụng hình sự tranh tụng. Theo đó, TTHS khơng được coi chủ yếu hoạt động
quyền lực mà được hình dung như sự giải quyết tranh chấp giữa một bên là
Nhà nước - người đặt ra các điều cấm và một bên khác là bị can, bị cáo đã vi
phạm các điều cấm đó. Đồng thời, ở đây điều đáng quan tâm nhất không phải
là áp dụng luật nội dung mà là thủ tục pháp lý, thủ tục TTHS. Mục đích của Tố
tụng tranh tụng đặt ra các nguyên tắc đòi hỏi có vị trí bình đẳng của các bên
tranh tụng, xác định trách nhiệm và khả năng chứng minh trong vụ án hình sự,

khuyến khích cả hai phía: người buộc tội và bị cáo tìm kiếm những hình thức
và khả năng khác nhau để giải quyết vụ án, việc xác định mục đích cần đạt
được của TTHS sẽ là điểm mấu chốt cho việc cải tổ hệ thống TTHS.
Nhằm mục đích tiếp thu những thành tựu tư pháp của nhân loại và cũng
đồng thời nhằm mục đích bảo vệ quyền của con người, Hiến pháp năm 2013
khẳng định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền tư pháp” [13, Điều 102, Khoản 1] và
“nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” [13, Điều 103, Khoản 5].
Đây là hai quy định mới thể hiện quan điểm đổi mới của Đảng và nhà nước

16


Việt Nam đối với tổ chức và hoạt động tư pháp. Cần có nhận thức đầy đủ và
sâu sắc hơn các quy định này của Hiến pháp sửa đổi. Hiến pháp sửa đổi lần
này quy định Tòa án thực hiện quyền tư pháp có nghĩa là cơng bằng và cơng
lý của một quốc gia, trước hết và chủ yếu biểu hiện điển hình và tập trung
nhất ở việc thực hiện quyền tư pháp của Tịa án. Theo đó, bảo đảm tranh tụng
(Adversarial) trong xét xử là một nguyên tắc đặc biệt quan trọng để công bằng
và công lý của một quốc gia được thể hiện. Thực hiện quyền tư pháp và
nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảm bảo có quan hệ chặt chẽ với
nhau như hình với bóng. Không thể thực hiện quyền tư pháp nếu thiếu tranh
tụng trong hoạt động xét xử và ngược lại chỉ có tranh tụng được đảm bảo thì
quyền tư pháp mới được thể hiện. Nếu thừa nhận mối quan hệ hữu cơ như vậy
thì phải có một sự đổi mới về tư duy và nhận thức; phải coi trọng tranh tụng;
tạo lập cho được mơi trường thật sự dân chủ và bình đẳng tại phiên tòa. Hội
đồng xét xử (HĐXX) là những trọng tài chủ tọa cuộc tranh tụng để trên cơ sở
đó đưa ra phán quyết.
Thể chế hóa nguyên tắc hiến định “tranh tụng trong xét xử được đảm
bảo” trong Luật tổ chức TAND, Luật tổ chức VKSND, Luật TTHS, và các luật

có liên quan. Luật Tổ chức TAND nhấn mạnh: Nguyên tắc tranh tụng (adversarial)
trong xét xử được bảo đảm. Tịa án có trách nhiệm bảo đảm cho những người
tham gia tố tụng thực hiện quyền tranh tụng trong xét xử. Việc thực hiện nguyên
tắc tranh tụng trong xét xử theo quy định của luật tố tụng. Người bị buộc tội
được coi là khơng có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và
có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật [14, Điều 13].
Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của
đương sự được bảo đảm. Bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư
hoặc người khác bào chữa; đương sự khác trong vụ án có quyền tự mình
hoặc nhờ người bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình. Tịa án có trách nhiệm

17


bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp
của đương sự [14, Điều 14].
Theo đó, Tịa án thực hiện quyền tư pháp tức là thực hiện quyền xét xử.
Những gì khơng thuộc quyền xét xử khơng nên giao cho Tịa án như quyền
khởi tố vụ án hình sự. Trách nhiệm chứng minh tội phạm là trách nhiệm của
bên buộc tội - Viện kiểm sát. Kiểm sát việc xét xử của Tòa án tại phiên tịa
chủ yếu được thực hiện thơng qua việc buộc tội (thực hành quyền công tố).
Coi trọng quyền chứng minh vô tội của người bị buộc tội (quyền bào chữa);
khơng nên xem đây là nghĩa vụ của họ. Vì vậy, pháp luật phải tạo điều kiện
thuận lợi hơn nữa, bình đẳng hơn nữa cho luật sư, người trợ giúp pháp lý
tham gia vào hoạt động tố tụng. Nếu như trong xét xử hình sự tinh thần mới
phải coi trong quyền im lặng của bị can bị cáo, thì trong các tranh chấp dân sự
phải coi trọng quyền tự định đoạt của các bên.
Về chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân
Luật tổ chức TAND năm 2014 đã cụ thể hóa các quy định của Hiến
pháp năm 2013 về TAND, bảo đảm Tòa án là cơ quan xét xử, thực hiện quyền

tư pháp; có nhiệm vụ bảo vệ cơng lý, quyền con người, quyền công dân...; bảo
đảm nguyên tắc QLNN là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp, kiểm soát
giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp; thể chế hóa những định hướng của Đảng về CCTP đồng thời
quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của TAND, trong đó có
nhiều nội dung mới, quan trọng.
Khi thực hiện nhiệm vụ xét xử vụ án hình sự, Tịa án có quyền:
- Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố
tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Luật sư trong quá trình điều tra, truy tố,
xét xử; xem xét việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; đình
chỉ, tạm đình chỉ vụ án;

18


- Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các chứng cứ, tài liệu do Cơ
quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do Luật
sư, bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác cung cấp;
- Khi xét thấy cần thiết, trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ
sung; yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc Tòa án kiểm tra,
xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ theo quy định của Bộ luật TTHS;
- Yêu cầu Điều tra viên, Kiểm sát viên và những người khác trình bày
về các vấn đề có liên quan đến vụ án tại phiên tòa; khởi tố vụ án hình sự nếu
phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm;
- Ra quyết định để thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ
luật TTHS.
Trong quá trình xét xử vụ án, Tòa án phát hiện và kiến nghị với các cơ
quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật
trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của
Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) để bảo đảm quyền và lợi ích hợp

pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm trả
lời Tịa án kết quả xử lý văn bản pháp luật bị kiến nghị theo quy định của
pháp luật làm cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án.
Bên cạnh các nội dung nêu trên, Luật tổ chức TAND cũng đã quy định
cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong việc giải quyết các vụ việc dân
sự, vụ án hành chính, xử lý vi phạm hành chính, cơng tác thi hành án; bảo
đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử và thực hiện các nhiệm vụ,
quyền hạn khác theo quy định của luật [14, Điều 2].
Luật tổ chức TAND cụ thể hóa đầy đủ các nguyên tắc cơ bản được quy
định tại Điều 103 của Hiến pháp, trong đó có những nguyên tắc mới quan
trọng như nguyên tắc tranh tụng được bảo đảm trong xét xử; ngun tắc suy
đốn vơ tội; đồng thời, bổ sung thêm ngun tắc có tính chất đặc thù trong tổ

19


chức và hoạt động của Tòa án đã được ghi nhận tại các văn kiện Đại hội Đảng
gần đây và các nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị về CCTP, cụ thể là “Các
TAND được tổ chức độc lập theo thẩm quyền xét xử” [14, Điều 5].
Các quan điểm của Hiến pháp mới được khẳng định chi tiết hơn
trong Luật Tổ chức TAND; bằng quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của TAND:
1. TAND là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam,
thực hiện quyền tư pháp.
TAND có nhiệm vụ bảo vệ cơng lý, bảo vệ quyền con người, quyền
công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Bằng hoạt động của mình, Tịa án góp phần giáo dục cơng dân
trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn
trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng,

chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.
2. Tòa án nhân danh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam xét xử các
vụ án hình sự, dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương
mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định
của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu,
chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết
quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc khơng có tội,
áp dụng hoặc khơng áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết
định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân.
Bản án, quyết định của TAND có hiệu lực pháp luật phải được cơ
quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu
quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.

20


×