Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

(Luận văn thạc sĩ) hiệu lực của ly hôn đối với vợ chồng theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 chuyên ngành luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (691.33 KB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

VŨ THỊ HƢƠNG

HIỆU LỰC CỦA LY HÔN ĐỐI VỚI VỢ
CHỒNG THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA
ĐÌNH NĂM 2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2017

i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

VŨ THỊ HƢƠNG

HIỆU LỰC CỦA LY HÔN ĐỐI VỚI VỢ CHỒNG
THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH NĂM 2014
Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số
: 60 38 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN PHƢƠNG LAN


Hà Nội – 2017

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tơi đã hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh
toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học
Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tơi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

Vũ Thị Hƣơng

iii


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
Chƣơng 1. Khái quát chung về ly hôn và hiệu lực của ly
hôn đối với vợ chồng
1.1. Khái niệm và bản chất pháp lý của ly hôn
1.1.1. 1.1.1. Khái niệm
1.1.2. 1.1.2. Bản chất pháp lý của ly hôn

1.2. Hiệu lực pháp lý của ly hôn đối với vợ chồng
1.2.1. Khái niệm hiệu lực pháp lý của ly hôn đối với vợ chồng
1.2.2. Ý nghĩa của việc xác định hiệu lực pháp lý của ly hôn
1.3. Hiệu lực của ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam
qua các thời kỳ
1.3.1. Hiệu lực của ly hôn theo quy định pháp luật Việt Nam
trước Cách mạng tháng Tám
1.3.2. Hiệu lực của ly hôn theo quy định pháp luật Việt Nam từ
Cách mạng tháng Tám đến nay
Tiể u kế t chương 1
Chƣơng 2. Hệ quả pháp lý của ly hôn đối với vợ chồng
theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
2.1. Hê ̣ quả pháp lý về nhân thân giữa vợ chồng khi ly hôn
2.2 Hê ̣ quả pháp lý về tài sản của vợ chồng khi ly hôn
2.2.1. Nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn
2.2.2. Giải quyết về chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn
2.3. Giải quyết vấn đề cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn
2.4. Giải quyết mối quan hệ giữa cha mẹ và con khi vợ chồng ly
hôn
2.4.1. Giải quyết quyền trực tiếp nuôi dưỡng con
2.4.2. Quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con
sau khi ly hôn
Tiể u kế t chương 2

iv

7
7
7
9

12
12
13
15
15
17
27
28
28
29
29
35
51
54
54
58
59


Chƣơng 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết hệ
quả pháp lý của ly hôn và việc thực hiện trên thực tế bản án,
quyết định cho ly hơn có hiệu lực pháp luật
3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết hệ quả pháp lý của
ly hơn tại Tịa án
3.1.1. Giải quyết hệ quả pháp lý về nhân thân vợ và chồng
3.1.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng khi
ly hôn
3.1.3. Giải quyết nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn
3.1.4. Giải quyết mối quan hệ giữa cha mẹ và con sau khi vợ
chồng ly hôn

3.2. Những vướng mắc bất cập của quy định pháp luật về giải
quyết hệ quả pháp lý của ly hôn đối với vợ chồng
3.3. Việc thực hiện quyết định, bản án cho ly hơn của Tịa án đã
có hiệu lực pháp luật trên thực tế
3.4. Một số kiến nghị nhằm đảm bảo hiệu quả pháp lý của việc
giải quyết ly hơn
3.4.1. Kiến nghị về hồn thiện các quy định pháp luật
3.4.2. Kiến nghị về việc tổ chức thực hiện các bản án, quyết định
cho ly hôn của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật
Tiể u kế t chương 3
KẾT LUẬN

v

60

60
60
61
68
69
73
78
82
82
86
88
89



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLDS:

Bộ luật dân sự

DLBK:

Dân luật Bắc kỳ

DLTK:

Dân luật Trung kỳ

HN&GĐ:

Hơn nhân và gia đình

SL 97:

Sắc lệnh số 97/SL của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ
Cộng hòa sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật

SL 159:

Sắc lệnh số 159/SL của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa quy định về vấn đề ly hơn

TAND:

Tịa án nhân dân


TTLT số 01:

Thơng



liên

tịch

số

01/2016/TTLT-TANDTC-

VKSNDTC-BTP của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một
số quy định của Luật hơn nhân và gia đình năm 2014
XHCN:

Xã hội chủ nghĩa

vi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Quan hê ̣ hôn nhân với đă ̣c điể m tồ n ta ̣i lâu dài , bề n vững cho đế n suố t
cuô ̣c đời con người vì nó đươ ̣c xác lâ ̣p trên cơ sở tiǹ h yêu thương


, gắ n bó

giữa vơ ̣ chồ ng . Tuy nhiên, trong cuô ̣c số ng vơ ̣ chờ ng , có nhiều lý do khiến
cho quan hê ̣ này có thể tan rã . Khi đời số ng hôn nhân không thể duy trì đươ ̣c
nữa thì ly hôn là mô ̣t giải pháp đươ ̣c đă ̣t ra để giải phóng cho vơ ̣ chồ ng và các
thành viên khác thốt khỏi mâu th̃n gia đình. Vơ ̣ hoă ̣c chồ ng có thể gửi đơn
xin yêu cầ u ly hôn . Ly hôn dựa trên sự tự nguyê ̣n của vơ ̣ chồ ng , nó là kết quả
của hành vi có ý chí của vợ chồng khi thực hiện quyền ly hơn của mình . Nhà
nước bằ ng pháp luâ ̣t không thể cưỡng ép nam , nữ phải yêu nhau và kế t hơn
với nhau , thì cũng khơng thể bắt buộc vợ chồng phải chung sống với nhau

.

Viê ̣c giải quyế t ly hôn là tấ t yế u đố i với quan hê ̣ hôn nhân đã thực sự tan vỡ .
Khi thu ̣ lý đơn xin ly hôn và xét thấ y , vơ ̣ chồ ng mâu thuẫn sâu sắ c tới mức
không thể chung số ng với nhau đươ ̣c nữa , Tòa án giải quyết cho vợ chồng ly
hôn bằng việc ra quyết định công nhâ ̣n thuâ ̣n tình ly hôn hoă ̣c bản án ly hôn.
Theo quy đinh
̣ của pháp luâ ̣t hiê ̣n hành , quan hê ̣ hôn nhân chấ m dứt kể
từ ngày bản án , quyế t đinh
̣ ly hôn của Tòa án có hiê ̣u lực pháp luâ ̣t . Bản án
hoă ̣c quyế t đinh
̣ ly hôn có tác du ̣ng thiế t lâ ̣p mô ̣t tiǹ h tra ̣ng pháp lý mới không
tồ n ta ̣i trước đó cũng như thiế t lâ ̣p các quyề n mới của vợ hoă ̣c chồng. Bản án
hoặc quyết định cho ly hơn của Tịa án có hiệu lực pháp luật làm chấm dứt
tình trạng hơn nhân của vợ chồng. Tình trạng và các quyền của mỗi bên vợ
chồng sau khi ly hôn phải được tôn tro ̣ng không chỉ bởi vơ ̣ , chồ ng mà cả bởi
người thứ ba.
Ly hôn làm chấm dứt quan hệ giữa vợ chồng, vì vậy cần phải giải quyết
các hệ quả của vợ chồng về nhân thân, tài sản, con chung. Đây là một vấn đề

cơ bản nhưng phức tạp, đòi hỏi thẩm phán xét xử phải hiểu rõ, đánh giá đúng,

1


chính xác tình trạng quan hệ vợ chồng, quan hệ tài sản cũng như mối quan hệ
giữa cha mẹ và con chung để có thể đưa ra những quyết định chính xác, đảm
bảo được quyền, lợi ích chính đáng của người vợ và con. Tuy nhiên, trong
thực tiễn xét xử, vẫn còn nhiều vụ việc giải quyết hệ quả pháp lý khi ly hơn
đối với vợ chồng chưa đúng, cịn thiếu công bằng, thiếu khách quan, chưa
đảm bảo được quyền, lợi ích chính đáng của vợ, chồng và con.
Trước thực tiễn đó đòi hỏi phải nghiên cứu để làm sáng tỏ về hiê ̣u lực
của việc ly hô n cu ̣ thể là hê ̣ quả pháp lý của viê ̣c ly hôn đố i với vơ ̣ chồ ng , để
từ đó sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật cho phù hợp đáp ứng được thực
tế về viê ̣c giải quyế t tài sản của vơ ̣ chồ ng khi ly hôn , giải quyết quyền, nghĩa
vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn . Với mu ̣c đić h nghiên
cứu sâu về vấ n đề này và đưa ra những hướng hoàn thiê ̣n cho những quy đinh
̣
pháp luật Việt Nam về ly hôn, tôi xin cho ̣n đề tài “Hiêụ lƣ̣c của ly hôn đối với
vơ ̣ chồ ng theo quy đinh
̣ của Luâ ̣t hôn nhân và gia đin
̀ h năm 2014” làm đề
tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Luật dân sự và tố tụng dân sự
.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực
tiễn về hiê ̣u lực của viê ̣c ly hôn đố i với vơ ̣ chồ ng theo quy đinh
̣ của Luâ ̣t hôn
nhân và gia đin
̀ h năm 2014.

2.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu một cách tổng thể khái
quát những quy định của pháp luật hiện hành về hệ quả pháp lý của ly hôn đối
với vơ ̣ chồ ng, thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết hệ quả pháp lý của ly hôn
và việc thực hiện các quyết định, bản án cho ly hơn có hiệu lực pháp luật của
Tịa án trong thực tiễn. Thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết hệ quả pháp lý
của ly hôn được nghiên cứu qua các án kiện xét xử của Tòa án từ khi Luật
HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực đến nay, vì Luật HN&GĐ năm 2014 mới có
hiệu lực hơn một năm nên các vụ việc thu thập được chưa nhiều.

2


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích và làm rõ những quy
đinh
̣ của pháp luâ ̣t hiê ̣n hành về hiê ̣u lực của ly hôn đố i với vơ ̣ và chồ ng , trên
cơ sở đó chỉ ra những điể m chưa hơ ̣p lý còn bấ t câ ̣p trong các quy đinh
̣ đó , và
đưa ra hướng hoàn thiê ̣n pháp luâ ̣t các quy đinh
̣ về hiê ̣u lực của ly hôn đố i với
vơ ̣ và chồ ng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là phân tích những quy định của
pháp luật hiện hành về hiệu lực của ly hôn đối với vợ chồng thực tế giải quyết
hậu quả pháp lý của ly hôn , phát hiện những vướng mắc, bất cập đưa ra các
kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hiệu lực của ly hôn đối với vợ chồng.
4. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u
Phương pháp nghiên cứu của đề tài là sử dụng các phương pháp phân
tích, so sánh, tổ ng hơ ̣p, thố ng kê. Cụ thể như sau:
- Phương pháp phân tích: Được sử dụng chủ yếu để phân tích làm sáng
tỏ những nội dung thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.

- Phương pháp tổng hợp: Được sử dụng để khái quát hóa nội dung
nghiên cứu một cách hệ thống, làm cho các vấn đề nghiên cứu trở nên hợp lý,
dễ hiểu, có chiều sâu, có hệ thống.
- Phương pháp so sánh: Được sử dụng để so sánh về hiệu lực của ly
hôn đối với vợ chồng theo quy định của Việt Nam và quy định của một số
quốc gia trên thế giới .
- Phương pháp thống kê: Được sử dụng để phân tích các số liệu liên
quan đến hiệu lực của ly hôn đối với vợ chồng trong thực tiễn xét xử.
5. Tình hình nghiên cƣ́u đề tài
Hiê ̣n nay , vấ n đề về ly hôn vẫn đang đươ ̣c các

nhà khoa học , giảng

viên, học viên luật quan tâm và hơn thế nữa có rất nhiều các cá nhân nghiên
cứu về vấ n đề này . Một số bài viết, cơng trình nghiên cứu khoa học đã tìm

3


hiểu, phân tích, làm rõ các vấn đề về ly hôn như các bài viết của các tác giả
đăng trên tạp chí Luật học, tạp chí dân chủ và pháp luật:
- Ngô Thị Hường (2003), Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly
hơn, Tạp chí Luật học số 3 chuyên đề tháng 3/2003, tr.38-40
- Phạm Xuân Linh (2006), Bàn về chế định nghĩa vụ của cha mẹ đối
với con theo Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000, Tạp chí dân chủ và pháp
luật số 9, tr.46-49;
Một số cơng trình nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án tiến sĩ đã
nghiên cứu về vấn đề này như các cơng trình nghiên cứu sau:
- Nguyễn Văn Cừ (2005), Chế độ tài sản chung vợ chồng theo Luật hôn
nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại

học Luật Hà Nội
- Nguyễn Văn Cừ (2011), Nghiên cứu phát hiện những bất cập của
Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp trường, Hà Nội;
- Nguyễn Thị Lan (2012), Chia tài sản chung của vợ chồng theo Luật
hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường
Đại học Luật Hà Nội.
Một số sách chuyên khảo về vấn đề ly hôn cũng đã được các tác giả
phân tích, làm rõ như:
- Nguyễn Văn Cừ (2008), Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật hơn
nhân và gia đình Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà Nội;
- Nguyễn Ngọc Điện (2005), Bình luận khoa học Luật hơn nhân và gia
đình Việt Nam, Tập I-Gia đình, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh;
- Nguyễn Văn Cừ, Ngô Thị Hường (2003), Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn về Luật hơn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.

4


Tuy nhiên, những bài viế t, công triǹ h này đề u tâ ̣p trung nghiên cứu theo
quy đinh
̣ về ly hôn của Luâ ̣t Hôn nhân và gia đình năm

2000. Vấn đề liên

quan đế n hiê ̣u lực của ly hôn đố i với vơ ̣ chồ ng theo quy đinh
̣ của Luâ ̣t Hôn
nhân và gia đin
̀ h năm 2014 chưa đươ ̣c nghiên cứu sâu.

Đây là công trin
̀ h nghiên cứu về hiê ̣u lực ly hôn đố i với vơ ̣ chồ ng theo
quy đinh
̣ của Luâ ̣t Hôn nhân và gia điǹ h năm 2014 mơ ̣t cách có hê ̣ thớ ng và
hồn chỉnh, có sự so sánh đối chiếu với các văn bản pháp luật trước đây, kế t
hơ ̣p giữa lý luâ ̣n và thực tiễn để đưa ra những gi ải pháp phù hợp về viê ̣c giải
quyế t hệ quả pháp lý của ly hôn đối với vợ, chồng trong đó có giải quyết quan
hệ tài sản giữa vợ chồng với người thứ ba.
6. Điể m mới của luâ ̣n văn
Luâ ̣n văn là công trin
̀ h nghiên cứu toàn diê ̣n hê ̣ quả về nhân thân và tài
sản khi bản án hoặc quyết định ly hôn của vợ chồng có hiệu lực . L ̣n văn có
mơ ̣t số điể m mới sau:
- Xác định hệ quả nhân thân khi vợ chồng ly hôn ; xem xét và phân tích
trường hơ ̣p vơ ̣ hoă ̣c chồ ngsau khi ly hôn mà quay trở lại sống chung với nhau;
- Phân tić h và làm rõ các nguyên tắ c giải quyế t tài sản của vơ ̣ chồ ng khi
ly hôn; đặc biệt xem xét đến yếu tố lỗi của bên vợ hoặc chồng trong việc giải
quyết tài sản khi ly hôn;
- Nêu và phân tích các trường hợp chia tài sản trong trường hợp vợ chồng
số ng chung với gia đình, chia quyề n sử du ̣ng đấ t của vơ ̣ chồ ng, quyề n lưu cư của
vơ ̣ chồ ng khi ly hôn, chia tài sản chung của vơ ̣ chồ ng đưa vào kinh doanh
;
- Phân tích, đánh giá việc giải quyết vấn đề con chung khi vợ chồng ly
hôn theo Luật HN&GĐ năm 2014;
- Phân tić h, giải quyết quyền , nghĩa vụ tài sản vợ chồng đối với người
thứ ba khi ly hôn;
- So sánh, đánh giá các quy đinh
̣ của pháp luâ ̣t hiê ̣n hành về hê ̣ quả về
tài sản và nhân thân đố i với vơ ̣ chồ ng khi ly hôn và thực tra ̣ng áp du ̣ng các


5


quy đinh
̣ đó , từ đó tim
̀ ra những điể m hơ ̣p lý và những điể m ha ̣n chế nhằ m
đưa ra những khuyế n nghi ̣góp phầ n hoàn thiêṇ pháp luâ ̣t về ly hôn.
7. Kế t cấ u của luâ ̣n văn
Luâ ̣n văn bao gồ m: Phầ n mở đầ u, kế t luâ ̣n và 03 chương
Chương 1. Khái quát chung về ly hôn và hiệu lực của ly hôn đối với
vơ ̣ chồ ng
Chương 2. Hệ quả pháp lý của ly hôn đố i với vơ ̣ chồ ng theo quy đinh
̣
của Luật hôn nhân và gia điǹ h năm 2014
Chương 3. Thực tiễn áp du ̣ng pháp luật giải quyết hệ quả pháp lý của ly
hôn và việc thực hiện trên thực tế bản án, quyết định cho ly hơn có hiệu lực
pháp luật

6


CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LY HÔN VÀ HIỆU LỰC CỦA LY HÔN
ĐỐI VỚI VỢ CHỒNG
1.1. Khái niệm và bản chất pháp lý của ly hôn
1.1.1. Khái niệm ly hôn
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, ly hôn là một mặt của quan
hệ hôn nhân, là mặt trái, mặt bất bình thường nhưng là mặt khơng thể thiếu
của quan hệ hơn nhân, khi hơn nhân tồn tại chỉ là hình thức, tình cảm vợ
chồng đã thực sự tan vỡ.

Vấn đề ly hôn được quy định trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc
gia là khác nhau. Một số nước cấm ly hơn nhưng cũng có một số nước lại quy
định về tự do ly hôn. Đối với những nước cấm ly hơn, theo đó, hơn nhân được
xác lập và được duy trì chỉ nhờ vào sự ưng thuận lúc ban đầu (lúc kết hôn),
cũng giống như sự ưng thuận khi giao kết hợp đồng, một khi đã ưng thuận kết
hôn, người kết hôn không thể thay đổi ý chí, nghĩa là phải chấp nhận cuộc
sống chung cho đến cuối đời. Quan niệm này được chấp nhận trong rất nhiều
hệ thống pháp luật và được coi là một trong những quan niệm nền tảng của
luật giáo hội về gia đình. Khơng ít nước Châu Âu chỉ mới từ bỏ quan niệm
này cách đây không lâu: ở Ý từ năm 1975, ở Tây Ban Nha từ năm
1982…Việc duy trì quan niệm này trong luật cận đại và đương đại của các
nước chủ yếu vì lý do tơn giáo. Trái ngược với các nước có quy định cấm ly
hơn, các nước có quan điểm tự do ly hôn cho rằng hôn nhân không thể được
duy trì, một khi vợ hoặc chồng hoặc cả hai khơng cịn muốn chung sống với
nhau. Mỗi người phải có quyền tự do chấm dứt quan hệ hơn nhân, như đã có
quyền tự do xác lập quan hệ đó. Nếu cả vợ và chồng đều đồng ý ly hôn, thì
càng tốt; nếu khơng, mỗi người có quyền ly hơn chỉ bằng quyết định đơn
phương của mình. Quyền tự do ly hôn được thiết lập trong luật La Mã thời kỳ

7


cuối. Trong luật đương đại của nhiều nước theo Common law hoặc của các
nước Bắc Âu, ly hôn theo ý chí đơn phương được thừa nhận dưới hình thức
“ly hơn khơng hợp tính tình”: chỉ cần chứng minh rằng giữa vợ và chồng có
sự khác biệt về tính tình và sự khác biệt đó là nguyên nhân của những xung
đột gay gắt giữa hai vợ chồng khiến cho cuộc sống chung khơng thể chịu
đựng được, vợ hoặc chồng có thể xin ly hôn và thẩm phán phải đáp ứng thuận
lợi đối với u cầu ly hơn đó.
Một số nước quy định không cấm ly hôn và cũng không được tự do ly

hơn mà theo đó ly hơn dưới sự kiểm sốt của Nhà nước: ly hơn vẫn nằm trong
nội dung quyền dân sự của cá nhân; nhưng yêu cầu ly hơn chỉ được Tịa án
tiếp nhận trong những trường hợp được luật dự kiến. u cầu ly hơn có thể do
vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng đưa ra. Thẩm phán, về phần mình, có
quyền quyết định cho phép hay không cho phép ly hôn trên cơ sở đánh giá
mức độ chính đáng, hợp lý, hợp tình của yêu cầu ly hôn; ngay nếu như yêu
cầu ly hôn rơi đúng vào trường hợp được luật dự kiến, thẩm phán có thể bác
đơn xin ly hơn, một khi lý do xin ly hôn không vững chắc hoặc việc ly hôn có
thể ảnh hưởng bất lợi nghiêm trọng đối với cuộc sống sau ly hôn của một
trong hai đương sự (hoặc cả hai) hoặc đối với tương lai của con cái, so với
việc tiếp tục quan hệ hôn nhân.
Pháp luật nước ta ghi nhận quyền tự do ly hôn của vợ chồng nhưng dựa
trên những căn cứ mà pháp luật dự kiến. Pháp luật của Nhà nước xã hội chủ
nghĩa công nhận quyền tự do ly hôn chính đáng của vợ chồng, không cấm
hoặc đặt ra những điều kiện nhằm hạn chế quyền tự do ly hôn. Ly hôn là sự
kiện làm chấm dứt quan hệ hơn nhân mà chỉ có vợ, chồng hoặc cả hai vợ
chồng mới có quyền yêu cầu ly hôn. Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật
HN&GĐ năm 2014 “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án,
quyết định có hiệu lực pháp luật của Tịa án”. Như vậy, có thể hiểu, ly hôn là

8


việc chấm dứt quan hệ vợ - chồng khi hai người còn sống do một bên yêu cầu
hoặc do hai bên thuận tình, được Tịa án nhân dân cơng nhận bằng bản án xử
cho ly hôn hoặc bằng quyết định thuận tình ly hơn.
1.1.2. Bản chất pháp lý của ly hôn
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, hơn nhân trong đó có ly
hơn là một hiện tượng xã hội mang tính giai cấp sâu sắc. Pháp luật thể hiện ý
chí của giai cấp thống trị, do đó với mỗi hình thái kinh tế xã hội trong lịch sử

lại hình thành một hệ thống pháp luật dựa trên hệ tư tưởng của giai cấp thống
trị trong xã hội. Với tư cách là một trong những quan hệ chủ đạo trong xã hội,
quan hệ HN&GĐ cũng chịu sự chi phối sâu sắc của hệ tư tưởng của giai cấp
thống trị mỗi thời kỳ.
Tư tưởng trọng nam khinh nữ, bảo vệ quyền gia trưởng của người đàn
ông, cho phép chế độ đa thê và những quy định hà khắc, những căn cứ bất
bình đẳng về ly hơn là đặc trưng của quan hệ HN&GĐ dưới chế độ phong
kiến. Theo đó, pháp luật và các tục lệ phong kiến ở Việt Nam có nhiều quy
phạm mang tính luân lý đặc biệt là các quy phạm về HN&GĐ phản ánh
những đặc quyền của người đàn ơng cịn người phụ nữ phải sống theo thuyết
“tam tòng tứ đức”. Chế độ đa thê và những quy định nghiêm khắc về ly hơn
đã bóp méo bản chất của một cuộc hôn nhân chân chính, khiến nó trở thành
thứ xiềng xích trói buộc người phụ nữ trong những nghi lễ bất bình đẳng. Như
vậy, khi hơn nhân khơng xuất phát từ tình u, gia đình khơng được xây dựng
trên sự tự nguyện, mong muốn hạnh phúc thì ly hơn chỉ là một thứ cơng cụ để
người chồng có cơ hội tự cho mình quyền bỏ vợ với những lý do bất bình đẳng,
khơng hợp lý như người vợ khơng có con, ghen tng, lắm lời… Bản chất của ly
hôn trong xã hội phong kiến là duy trì chế độ gia trưởng, quyền đa thê bảo vệ
cho hệ tư tưởng của chế độ phong kiến cũng như lợi ích của giai cấp thống trị.
Đến thời kỳ tư bản chủ nghĩa, tư tưởng tự do, bình đẳng đã ảnh hưởng
tới các quy định của pháp luật về HN&GĐ như tự do yêu đương, hôn nhân

9


một vợ một chồng, tự do ly hôn. Các luật gia tư sản cho rằng tự do ly hôn
phải được thừa nhận như một quyền pháp định và đưa ra các quy định nhằm
đảm bảo quyền tự do ly hôn. Song, trên thực tế đó chỉ là quy định mang tính
hình thức, thực chất khi ly hơn họ vẫn bị ràng buộc bởi các quy định ngăn
cấm của nhà làm luật: “dưới chế độ tư bản chủ nghĩa quyền ly hôn cũng như

tất cả các quyền dân chủ khác, không loại trừ quyền nào đều không thể thực
hiện một cách dễ dàng, nó lệ thuộc vào nhiều điều kiện, bị giới hạn, bị thu
hẹp và có tính chất hình thức”. [16, tr. 30].
Quan hệ HN&GĐ trong xã hội tư sản thường được coi như là một khế
ước, một hợp đồng dân sự mà khi có bất kì hành vi nào vi phạm hợp đồng ấy
thì bên đối tác có thể đặt vấn đề chấm dứt hơn nhân. Theo đó, ly hôn thường
căn cứ vào lỗi của một bên đương sự. Lỗi là yếu tố quyết định cuộc hơn nhân
đó có thể tồn tại được hay không và ai là người có quyền xin ly hơn. Như vậy,
khơng cần quan tâm tới tình trạng cuộc hơn nhân, cuộc sống của một gia đình
trong một thời gian đã diễn ra như thế nào, mà chỉ cần một bên có lỗi, cuộc
hơn nhân đó có thể chấm dứt. Như vậy, ly hơn khơng được phản ánh đúng
bản chất của nó. Có thể thấy, bản chất pháp lý của ly hôn trong pháp luật
HN&GĐ phong kiến và tư sản không được xem xét, đánh giá một cách sâu
sắc và toàn diện.
Đối lập với pháp luật phong kiến và tư sản, dưới chế độ XHCN pháp
luật đã thể hiện tính ưu việt của nó trong vấn đề ly hôn. Đứng trên lập trường
quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, pháp luật XHCN không coi hôn nhân
là một hợp đồng dân sự hay một khế ước dân sự mà coi hôn nhân là sự tự
nguyện của hai bên nam - nữ, là sự liên kết suốt đời giữa vợ và chồng, vì thế
ly hơn cũng là một lối thốt khi cuộc hơn nhân mà họ đã chọn là thực sự sai
lầm. Bởi vì, bản chất của ly hôn “chỉ là việc xác nhận một sự kiện: cuộc hôn

10


nhân này chỉ là một cuộc hôn nhân đã chết, sự tồn tại của nó chỉ là bề ngồi
và giả dối” [3, tr.134]. Như vậy, bản chất của ly hôn là sự tan vỡ của cuộc
hôn nhân, là chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật.
Pháp luật của nhà nước XHCN công nhận và tôn trọng quyền tự do ly
hôn chính đáng của vợ chồng, không thể cấm hoặc đặt ra những điều kiện

nhằm hạn chế quyền tự do ly hôn. Ly hôn dựa trên sự tự nguyện của vợ
chồng, nó là kết quả của hành vi ý chí của vợ chồng khi thực hiện quyền tự do
ly hôn. Nhà nước bằng pháp luật không thể cưỡng ép nam nữ u nhau và kết
hơn với nhau thì cũng khơng thể bắt buộc vợ chồng sống phải duy trì quan hệ
hơn nhân khi tình cảm u thương gắn bó khơng cịn, mục đích của cuộc hơn
nhân đã khơng đạt được. Khi ấy, ta khơng thể nhìn nhận ly hơn đơn thuần chỉ
là mặt tiêu cực, mà cần phải nhận thức được rằng nó là mặt trái nhưng là mặt
khơng thể thiếu được của quan hệ hôn nhân. Nếu như cuộc hôn nhân đã thực
sự tan vỡ và ly hôn đã trở thành mong muốn của vợ chồng thì việc ghi nhận
quyền tự do ly hơn là hồn tồn chính đáng thể hiện tính chất dân chủ và nhân
đạo của pháp luật XHCN bởi vì : “Tự do ly hơn tuyệt đối khơng có nghĩa là
làm tan rã những mối liên hệ gia đình mà ngược lại, nó củng cố những mối
liên hệ đó trên những cơ sở dân chủ, những cơ sở duy nhất có thể có và vững
chắc trong một xã hội văn minh” [15, tr.335]. Hơn nữa, cũng cần phải ghi
nhận rằng, tự do ly hôn là một quyền cơ bản và bình đẳng giữa vợ và chồng,
bởi đây là quyền gắn liền với nhân thân của vợ chồng.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, mục đích của việc xác lập quan
hệ hôn nhân là xây dựng gia đình dân chủ, hịa thuận, bền vững và hạnh phúc.
Nhưng vì lí do nào đó mà giữa vợ chồng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn,
khiến cho tình nghĩa vợ chồng khơng cịn, cuộc sống chung khơng thể kéo dài
được nữa thì ly hơn là biện pháp cần thiết để giải phóng cho họ. Khi xây dựng
Luật HN&GĐ năm 1959, đồng chí Xuân Thủy đã phân tích: “ hôn nhân bao

11


gồm hai mặt: tự do kết hôn và tự do ly hơn. Tự do ly hơn khơng có nghĩa là ly
hơn bừa bãi, ly hơn là biện pháp giải phóng một tình trạng trầm trọng làm
cho đơi vợ chồng khơng thể sống chung được nữa”
Như vậy, bản chất pháp lý của ly hôn là sự tan vỡ của cuộc hôn nhân, là

việc chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật, khi tình cảm u thương gắn
bó giữa họ đã hết, mục đích của hôn nhân không đạt được. Pháp luật phong
kiến và tư sản thường quy định việc ly hôn dựa trên cơ sở lỗi của vợ chồng,
việc xét xử ly hơn của Tịa án dựa trên ý chí của các bên đương sự nên mới
chỉ dừng lại ở mặt hiện tượng mà chưa nhìn nhận và đánh giá đúng bản chất
của quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng. Chỉ dưới chế độ XHCN, các nhà làm
luật mới nhìn nhận, đánh giá đúng thực trạng và bản chất của cuộc hơn nhân
để xem xét và quyết định hợp tình, hợp lý yêu cầu ly hôn của vợ, chồng.
1.2. Hiệu lực pháp lý của ly hôn đối với vợ chồng
1.2.1. Khái niệm hiệu lực pháp lý của ly hôn đối với vợ chồng
Theo quy định tại điều 52, Luật HN&GĐ năm 2014 : “Quan hệ hôn
nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hơn của Tịa án có hiệu lực
pháp luật”. Thời điểm có hiệu lực của bản án hoặc quyết định cho ly hôn
chính là thời điểm có hiệu lực của việc ly hơn, hay nói cách khác chính là thời
điểm có hiệu lực pháp lý của ly hôn đối với vợ chồng. Bản án hoặc quyết định
cho ly hơn có tác dụng thiết lập một tình trạng pháp lý mới khơng tồn tại
trước đó cũng như thiết lập các

quyề n mới của bên này hoă ̣c bên kia

. Đó

chính là việc giải quyết các hệ quả pháp lý của ly hơn tại Tịa án như quan hệ
nhân thân, tài sản, con chung của vợ chồng cũng như việc thực hiện bản án,
quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án trong thực tế sau khi vợ chồng ly
hơn. Có lẽ khơng có vấn đề gì đặc biệt liên quan đến thời điểm có hiệu lực
của ly hôn trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng bởi chính các đương sự
là người đầu tiên được biết về việc chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa họ. Thậm

12



chí trong hầu hết trường hợp, các đương sự đã khơng cịn coi nhau như vợ
chồng từ khi cùng nhau ký vào đơn xin ly hôn. Tuy nhiên, việc ly hơn chỉ có
tác dụng chấm dứt chứ khơng xóa bỏ quan hệ vợ chồng đã tồn tại trước đó.
Có nghĩa là, các vấn đề liên quan đến hệ quả về tài sản, con chung đối với vợ
chồng khi bản án, quyết định cho ly hơn của Tịa án có hiệu lực pháp luật cần
phải được xem xét, giải quyết. Và khi bản án, quyết định cho ly hơn có hiệu
lực thì việc thực hiện bản án, quyết định cho ly hơn đó trong thực tế phải
được tơn trọng bởi các bên đương sự và các bên có liên quan.
Như vậy, hiệu lực pháp lý của ly hôn đối với vợ, chồng có thể được
hiểu là thời điể m bản án hoă ̣c quyế t đinh
̣ cho ly hôn có hiê ̣u lực pháp luâ ̣t dẫn
tới các hệ quả pháp lý của quan hệ vợ chồng bao gồm: quan hệ nhân thân, tài
sản giữa vợ và chồng, việc giải quyết vấn đề về con chung, việc cấp dưỡng
giữa vợ chồng và việc thực hiện bản án, quyết định cho ly hơn của Tịa án đã
có hiệu lực trong thực tế.
1.2.2. Ý nghĩa của việc xác định hiệu lực pháp lý của ly hôn
Ly hôn là một trong những quyền cơ bản của con người, việc Nhà nước
thừa nhận chế định ly hôn trong pháp luật là thể hiện sự đảm bảo cũng như
tôn trọng quyền tự do định đoạt của vợ chồng, giúp họ giải quyết những bế
tắc, xung đột trong đời sống hơn nhân. Nhà nước kiểm sốt ly hôn bằng pháp
luật, mặc dù Nhà nước thừa nhận ly hôn là quyền dân sự gắn liền với nhân
thân vợ chồng song cũng cần phải hiểu rõ về bản chất rằng đây không phải là
quyền tuyệt đối. Nhà nước sẽ thực hiện quyền kiểm sốt đối với hơn nhân
nhằm hạn chế tối đa những hậu quả tiêu cực mà ly hơn để lại. Tịa án chấp
nhận u cầu ly hơn của vợ chồng phải dựa vào thực chất quan hệ vợ chồng
và phải phù hợp với các căn cứ ly hôn mà pháp luật quy định. Nhà nước ban
hành các quy định pháp luật về căn cứ ly hôn, trường hợp ly hơn, về trình tự
thủ tục ly hơn, về việc giải quyết hậu quả ly hơn. Do đó nếu vợ chồng muốn


13


được ly hôn phải tuân thủ các điều kiện, căn cứ ly hơn và các trình tự thủ tục
ly hơn theo luật định. Mọi trường hợp vợ chồng xin ly hơn chỉ khi xét thấy có
căn cứ ly hơn theo luật định là quan hệ vợ chồng đã đến mức “tình trạng trầm
trọng, đời sống chung khơng thể kéo dài, mục đích hơn nhân khơng đạt được”
thì Tịa án mới giải quyết cho ly hôn.
Việc quy định về ly hôn nói chung và hiệu lực của ly hơn đối với vợ
chồng nói riêng đã tạo nền tảng vững chắc cho việc giải quyết các hậu quả
pháp lý phát sinh sau khi quan hệ hơn nhân chấm dứt. Đó là các quan hệ nhân
thân, quan hệ tài sản, quan hệ cấp dưỡng giữa vợ, chồng, việc nuôi con và cấp
dưỡng nuôi con…Khi bản án hoặc quyết định cho ly hôn của Tịa án có hiệu
lực pháp luật, vợ hoặc chồng có quyền chung sống, kết hôn với người khác
mà người vợ hoặc chồng cịn lại khơng có quyền can thiệp, cản trở. Tài sản
chung giữa vợ, chồng (nếu có) cũng sẽ được phân chia cho mỗi bên, tức là
khơng cịn tồn tại tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng. Các
khoản nợ, khoản cho vay chung cũng được giải quyết. Việc xác định thời
điểm có hiệu lực của ly hơn cịn có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định ai
sẽ là người trực tiếp nuôi dưỡng con cái (trong trường hợp con chưa thành
niên, con đã thành niên nhưng mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự).
Bởi lẽ, khi vợ chồng ly hôn, việc sống chung khơng cịn, do đó, con chung
cũng cần phải được xác định sẽ do ai là người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc,
ai là người sẽ chịu trách nhiệm cấp dưỡng. Vấn đề cấp dưỡng giữa vợ và
chồng cũng được đặt ra, vợ, chồng có thể cấp dưỡng cho bên cịn lại trong
trường hợp bên cịn lại khó khăn, túng thiếu và có yêu cầu cấp dưỡng.
Việc xác định thời điểm có hiệu lực của ly hơn đối với vợ chồng không
chỉ ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của các bên đương sự mà còn ảnh hưởng
đến quyền, nghĩa vụ của các bên thứ ba. Các khoản nợ, khoản cho vay đối với

các bên thứ ba cũng đươc xem xét giải quyết khi ly hôn. Khi bản án hoặc

14


quyết định cho ly hơn của Tịa án có hiệu lực pháp luật, không chỉ các bên
đương sự cần phải tự nguyện, tự giác thực hiện mà các bên liên quan cũng cần
phải tôn trọng bản án hoặc quyết định cho ly hơn của Tịa án.
Như vậy, ly hơn nói chung và hiệu lực pháp lý của ly hôn đối với vợ
chồng nói riêng là một chế định quan trọng trong Luật HN&GĐ năm 2014. Dù
là mặt trái của hôn nhân, nhưng ly hôn là điều cần thiết nếu hôn nhân khơng thể
duy trì và bảo đảm trách nhiệm là tế bào cho xã hội. Chính vì thế, chế định ly
hôn và quy định về hiệu lực của ly hôn đối với vợ chồng có ý nghĩa to lớn
trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung, pháp luật HN&GĐ nói riêng và
thực tiễn cuộc sống.
1.3. Hiệu lực của ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam qua các
thời kỳ
1.3.1. Hiệu lực của ly hôn theo quy định pháp luật Việt Nam trƣớc Cách
mạng tháng Tám
- Thời kỳ phong kiến;
Ly hôn là một biện pháp chấm dứt hôn nhân được thừa nhận từ rất sớm
trong luật Việt Nam. Tại Bộ Quốc triều hình luật Điều 308 có ghi: “Phàm
chồng đã bỏ lửng vợ 5 tháng mà không đi lại (vợ được trình với quan sở tại
và xã quan làm chứng), thì mất vợ. Nếu vợ đã có con, thì cho hạn 1 năm. Vì
việc quan phải đi xa , thì khơng theo luật này. Nếu đã bỏ vợ, mà lại ngăn cản
người khác lấy vợ mình, thì phải tội biếm”. Thực ra, điều luật được viết không
tốt lắm, nhưng thực tiễn ly hôn vẫn được ghi nhận như một biện pháp chế tài
dành cho người chồng vi phạm nghĩa vụ đối với vợ và gia đình. Ngồi ra,
người làm luật cũng thừa nhận việc ly hôn do sự thuận tình của vợ và chồng
[30, tr. 559, tr.560]: bằng cách cùng nhau thảo một văn thư, vợ chồng bày tỏ ý

chí về việc chấm dứt cuộc sống chung và việc ly hơn có hiệu lực sau khi

15


người chồng ký và người vợ điểm chỉ vào giấy đó mà khơng cần có sự can
thiệp của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Việc ly hơn mang tính chất chế tài đối với người chồng cũng được ghi
nhận tại Bộ luật Gia Long Điều 108, trong các trường hợp được dự kiến
tương tự như luật thời Lê. Điều 108 Bộ luật Gia Long còn cho phép người vợ
được chấm dứt quan hệ hôn nhân để kết hôn với người khác trong trường hợp
người chồng mất tích do loạn lạc. Việc ly hơn thuận tình cũng được cho phép
trong trường hợp vợ chồng khơng hợp tính tình.
Tuy nhiên, do chế độ gia trưởng dưới thời Nguyễn được xây dựng theo
khuôn mẫu Trung Quốc, vai trị của người đàn ơng hồn tồn áp đảo vai trị
của người đàn bà, cả trong quan hệ gia đình và quan hệ xã hội, ly hơn do sự
thuận tình, một giao dịch địi hỏi vợ và chồng đều có quyền tự do bày tỏ hoặc
khơng bày tỏ ý chí, trở thành một chế định không thích hợp với nền nếp tư
duy pháp lý đặt cơ sở cho hệ thống pháp luật gia đình thời Nguyễn. Nói rõ hơn,
có thể tin rằng trong hệ thống pháp luật gia đình dựa trên chế độ phụ quyền,
hầu hết các trường hợp thuận tình ly hơn về thực chất là các trường hợp ly hôn
theo sáng kiến của người chồng, người vợ chỉ chấp nhận hoặc cam chịu.
- Thời kỳ Pháp thuộc:
Trong thời kỳ thuộc địa, chế định ly hôn được xây dựng dựa theo
khuôn mẫu Pháp đồng thời vẫn bảo vệ các quyền và lợi ích của người chồng
(Dân Luật giản yếu thiên thứ VI, BLDS Bắc Kỳ Điều 116 đến Điều 150;
BLDS Trung Kỳ Điều 115 đến Điều 147). Việc ly hơn do Tồ án quyết định
trong những trường hợp được luật dự kiến. Cần lưu ý rằng dù chịu ảnh hưởng
luật của Pháp cùng thời kỳ, luật Việt Nam lại thừa nhận khả năng ly hôn do
sự thuận tình của vợ và chồng, điều mà luật của Pháp cùng thời kỳ khơng

thừa nhận. Ngồi ra, Dân luật giản yếu cịn ghi nhận quyền xin ly hơn trong
trường hợp vợ hoặc chồng mất tích, như trong Bộ luật Gia Long.

16


Quyền xin ly hôn được thừa nhận cho cả vợ và chồng; nhưng người vợ
khơng có quyền xin ly hơn vì lý do người chồng ngoại tình, trong khi người
chồng lại có quyền xin ly hơn với lý do người vợ ngoại tình.
Người vợ ly hơn, khi ra khỏi nhà chồng, được phép mang đi quần áo, tư
trang, đồ dùng cá nhân. Việc phân chia các tài sản có giá trị lớn được thực
hiện theo các thoả thuận trước trong hơn ước; nếu khơng có hơn ước, thì theo
các quy định của pháp luật. Các giải pháp của luật về phân chia tài sản giữa
vợ chồng sau khi ly hôn được xây dựng tùy theo gia đình có hay khơng có
con và người vợ có hay khơng có ngoại tình (Con trong gia đình là các con
của chồng, bất kể con đó do người vợ chính hoặc những người vợ thứ sinh ra.
Trái lại, hình như người làm luật thời thuộc địa không tính đến con riêng của
người vợ khi xây dựng các quy định về phân chia tài sản giữa vợ chồng khi ly
hơn: nếu vợ có con riêng mà chồng khơng có con, thì việc phân chia tài sản
được thực hiện theo các quy định áp dụng cho trường hợp khơng có con).
Việc trơng giữ con được ưu tiên giao cho người cha, trừ trường hợp việc giao
con cho người mẹ hoặc một người thứ ba tỏ ra tốt hơn cho lợi ích của con.
Con đủ 15 tuổi có thể được giao cho cha hoặc mẹ theo nguyện vọng của mình
[18, tr.135].
1.3.2. Hiệu lực của ly hơn theo quy định pháp luật Việt Nam từ Cách
mạng tháng Tám đến nay
- Thời kỳ 1945 – 1954:
Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, ly hôn được xem như một trong
những biện pháp giải phóng phụ nữ khỏi sự kiềm hãm của chế độ hơn nhân và
gia đình phong kiến. Văn bản đầu tiên có những quy tắc pháp lý mới về ly

hôn là Sắc lệnh số 159-SL ngày 17/11/1950, một văn bản rất ngắn, gọn và
khơng có đầy đủ các quy tắc cần thiết, nhưng thể hiện được chủ trương của
người làm luật xoá bỏ hệ thống pháp lý về ly hơn dựa trên quan niệm bất bình

17


đẳng giữa nam và nữ. Theo quy định tại sắc lệnh này, vợ chồng có thể xin
thuận tình ly hơn hoặc có thể được Tịa án cho phép ly hơn nếu thuộc một
trong các trường hợp: ngoại tình, một bên can án phạt giam, một bên mắc
bệnh điên hoặc một bệnh khó chữa khỏi, một bên bỏ nhà đi quá hai năm
khơng có dun cớ chính đáng, vợ chồng tính tình khơng hợp,… [34, Điều 2,
Điều 3]; hay để bảo vệ quyền lợi của con chưa thành niên: “Tòa án sẽ căn cứ
vào quyền lợi của các con vị thành niên để ấn định việc trông nom, nuôi nấng
và dạy dỗ chúng” [34, Điều 6]. Các quy định này, đánh dấu thêm một điểm
mới của Luật HN&GĐ đối với vấn đề ly hôn và hậu quả của ly hôn. Qua đó,
thể hiện sự quan tâm của nhà làm luật về bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và con
chưa thành niên khi ly hơn nhưng chưa có quy định về việc bảo vệ quyền lợi
cho con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự. Đó là điểm hạn chế
của pháp luật thời kỳ này.
Có thể nói, các quy định về ly hôn và hậu quả pháp lý của ly hơn giai
đoạn này đã góp phần xóa bỏ chế độ HN&GĐ đình phong kiến lạc hậu, giải
phóng phụ nữ thốt khỏi sự ràng buộc khắt khe, khơng tơn trọng quyền lợi
chính đáng của họ; bước đầu quyền bình đẳng nam nữ trong gia đình và ngồi
xã hội được thực hiện; quyền lợi của người phụ nữ và con chưa thành niên khi
cha mẹ ly hôn được bảo vệ. Nhưng do ra đời trong hoàn cảnh xã hội và điều
kiện lịch sử lúc bấy giờ nên Sắc lệnh số 159 vẫn cịn những hạn chế nhất định
như: chưa xóa bỏ tận gốc chế độ HNGĐ phong kiến, chưa ghi nhận chế độ
hôn nhân một vợ một chồng, duyên cớ ly hôn vẫn chưa dựa trên bản chất
quan hệ hôn nhân, việc giải quyết ly hôn dựa vào lỗi của vợ, chồng.

- Thời kỳ 1954 – 1975:
Năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, đất nước ta tạm
thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác biệt: miền Bắc dưới
sự lãnh đạo của chính quyền nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, miền
Nam dưới sự cai trị của đế quốc Mỹ và chính quyền phong kiến Sài Gịn. Vì
vậy, chế định ly hơn ở mỗi miền có sự khác nhau.

18


Ở miền Bắc: Chế độ hơn nhân và gia đình được xây dựng trên nguyên
tắc tự do, tiến bộ, nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và con cái.
Trước đó, hai sắc lệnh được ban hành là SL 97 và SL 159 đã hoàn thành sứ
mệnh lịch sử của mình. Mặc dù, có những đóng góp lớn nhưng hai sắc lệnh này
đã không đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới. Vì
vậy, “việc ban hành một đạo luật mới về HNGĐ đã trở thành địi hỏi cấp bách
của tồn xã hội. Đó là tất yếu khách quan thúc đẩy sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội của nước ta về dự luật HNGĐ” – Công báo số 1 năm 1960.
Hiến pháp 1959 ra đời, ghi nhận quyền bình đẳng nam nữ về các mặt
như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và gia đình [19, Điều 24], nhà nước bảo
hộ quyền lợi của bà mẹ và trẻ em, bảo vệ hơn nhân và gia đình. Luật HN&GĐ
1959 đã được Quốc hội khóa I thơng qua ngày 29/12/1959 và có hiệu lực
ngày 13/01/1960 trên nguyên tắc hôn nhân tiến bộ, một vợ một chồng;
nguyên tắc nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong gia
đình và quyền lợi của con cái nhằm xây dựng chế độ HNGĐ mới theo tinh
thần Hiến pháp 1959 và yêu cầu của thực tiễn khách quan. Luật HN&GĐ
1959 dành một chương quy định về ly hôn và hậu quả pháp lý của ly hôn với
những quy định khác hẳn với pháp luật trước kia.
Hậu quả pháp lý của ly hôn theo Luật HN&GĐ 1959 là giải quyết quan
hệ vợ chồng, thanh toán tài sản, vấn đề cấp dưỡng cho một bên túng thiếu và

mối quan hệ giữa cha mẹ và con khi ly hôn.
Về quan hệ nhân thân: Sau khi phán quyết ly hơn của Tồ án có hiệu
lực pháp luật, quan hệ vợ chồng sẽ chấm dứt trước pháp luật [20, Điều 25,
Điều 26].
Về quan hệ tài sản: Xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của phụ
nữ và trẻ em, Điều 29 ghi nhận: “khi ly hôn việc chia tài sản sẽ căn cứ vào
cơng sức đóng góp của mỗi bên, vào tình hình tài sản và tình trạng cụ thể của

19


×