Tải bản đầy đủ (.ppt) (41 trang)

TÔ NGỌC VÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 41 trang )




TIỂU SỬ

Tô Ngọc Vân (1906-1954) là một họa sĩ Việt Nam nổi
tiếng, tác giả bức Thiếu nữ bên hoa huệ. Ông còn có
những bút danh Tô Tử, Ái Mỹ.

Tô Ngọc Vân sinh ngày 15 tháng 12 1908 tại làng Xuân
Cầu, huyện Văn Giang, Hưng Yên, nhưng lớn lên tại Hà
Nội. Một vài tài liệu viết ông sinh năm 1906.

Hà Nội là chiếc nôi của cuộc đời và nghệ thuật Tô Ngọc
Vân. Đi nhiều nơi trong nước và sang cả Cam-pu-chia
dạy học, nhưng Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội vẫn là
nơi ông chứng kiến nhiều nhất nỗi đau, niềm vui trong đời
sống. Nơi ấy đã nuôi ông lớn lên để gắn mình với những
sự kiện nghệ thuật của đất nước đến trọn đời.

SỰ NGHIỆP

Thuở còn là một cậu bé con nhà nghèo. Tô Ngọc Vân
phải đến sống nhờ nhà bà cô, quá tuổi mới được đến
trường học chữ. Tuổi thơ khắc nghiệt đã sớm tạo cho
ông ý chí tự lập, sống một mình trong ý nghĩ, tình cảm.
Đôi lúc rảnh rang, ông đến rạp cải lương xem hát và rất
mê các bậc anh hùng, nghĩa hiệp được tái hiện trên sân
khấu. Về đến nhà là cậu bé ấy cầm gạch non vẽ đến mê
mãi hình các nhân vật sân khấu đã in đậm vào tâm trí.


Đang học trung học năm thứ ba, ông bỏ học đi theo con
đường nghệ thuật. Năm 1926, ông trúng tuyển vào
Trường cao đẳng mỹ thuật Đông Dương với tất cả lòng
nhiệt thành và ham yêu cái đẹp.

Những năm trên ghế nhà trường, Tô Ngọc Vân tiếp nhận
những kiến thức tạo hình mới với sự hăng say không biết
mệt mỏi.


Phương pháp tạo hình mới, đặc biệt là chất liệu sơn dầu,
có sức cuốn hút mạnh mẽ, bởi ông nhận thức nghệ thuật
của môn này đã giúp diễn đạt được những tình cảm rạo
rực, xao xuyến trong tâm hồn của nghệ sĩ đứng trước
cảnh vật.

Với Bức thư (1931), Tô Ngọc Vân đã tỏ thiện cảm với
những cô gái lao động nền nã bên khung cửi qua những
tình cảm kín đáo, đoan trang. Đó là sự dè dặt của một
khuynh hướng.

Sau này Tô Ngọc Vân thể hiện sâu đậm hơn người phụ
nữ với sự đồng cảm trân trọng. Đây là lúc họa sĩ vẽ nhiều
về phong cảnh đẹp bằng sơn dầu như Aánh Mặt trời, Bụi
chuối ngoài nắng, Trời dịu... Thành công của họa sĩ
không chỉ ở trong nước mà còn góp phần mang tiếng nói
của nghệ thuật Việt Nam đến với nhiều nước. Năm 1931,
tranh sơn dầu Bức thư được tặng bằng danh dự ở Triển
lãm hội họa Pháp và được thưởng huy chương vàng ở
Triển lãm thuộc địa tại Paris.



Họa sĩ Tô Ngọc Vân tốt nghiệp Trường cao đẳng mỹ
thuật năm 1931. Dù nhiều người biết tiếng, ông vẫn
không tìm được chỗ làm, phải sống thiếu thốn bằng nghề
dạy học, vẽ tranh thuê, trình bày và minh họa cho một số
tòa báo ở Hà Nội. Năm 1935 ông mới được Pháp bổ
nhiệm đi dạy vẽ ở trường Xi-xô-vát (Phnôm Pênh).

Năm 1938, Tô Ngọc Vân trở về Hà Nội dạy ở Trường
trung học Bưởi. Đến năm 1939, ông là giảng viên Trường
cao đẳng mỹ thuật Đông Dương. Đề tài chủ yếu trong
những sáng tác trước cách mạng của Tô Ngọc Vân là
người đàn bà thành thị. Từ tác phẩm Dưới bóng nắng vẽ
người thiếu nữ mơ màng, với cái nhìn lơ đãng dưới hoa,
nắng bên bờ ao, đến người thiếu nữ bâng khuâng - tranh
Tô Ngọc Vân không gợi lên một chân dung nhân vật cụ
thể, chỉ như biểu tượng về sự trong trắng, cao quý của
người phụ nữ. Người phụ nữ được ông thể hiện với lòng
trân trọng trước đối tượng, không sa vào khoái cảm nhục
thể, hay cũng không quá mơ hồ, ẻo lả, kiêu sa như người
phụ nữ trong tranh của các họa sĩ đương thời.


Cách mạng tháng Tám bùng nổ và thắng lợi, rồi cuộc
kháng chiến chống xâm lược Pháp đã lay động Tô Ngọc
Vân đoạn tuyệt với đề tài cũ, bắt đầu giai đoạn sáng tác
mới, mở đầu là bức tranh thể hiện hình tượng Chủ tịch
Hồ Chí Minh, lãnh tụ dân tộc. Sự trăn trở trong quá trình
sáng tác đã bộc lộ khi ông viết những dòng xúc động:

"Cuộc kháng chiến đã làm xiêu đổ nhiều giá trị tư tưởng
cũ. Chúng tôi muốn đổ máu, chúng tôi muốn đoạn tuyệt
với cái dĩ vãng nghệ thuật mà giờ nghĩ tới sự chuyển
hướng đó, chúng tôi cảm thấy khó khăn nặng nề như
chuyển một trái núi...".

Tô Ngọc Vân đi vào cuộc sống kháng chiến với tất cả
những băn khoăn, day dứt của người nghệ sĩ cũ, đồng
thời lại được thực tế vừa cụ thể, vừa nghiêm khắc đòi hỏi
ông nhận thức chỗ đứng của mình trong sự nghiệp của
dân tộc.


Ông tham gia cải cách ruộng đất, rồi đi chiến dịch, làm
nhiệm vụ của người chiến sĩ. Một thời kỳ sáng tác khỏe
khoản lạc quan bắt đầu. Họa sĩ đã phát hiện trong những
con người bình dị, mộc mạc một vẻ đẹp cao quý, thiêng
liêng. Từ tình cảm cách mạng, Tô Ngọc Vân đã xây dựng
nên những con người mới, thành công rõ rệt của hiện
thực cách mạng mang dáng nét của thời đại. Đó là điều
ông đã đi trước các đồng nghiệp của mình.

Tô Ngọc Vân cũng là một trong số rất ít hoạ sĩ Việt Nam
đã sớm vẽ tem ngay từ thời Pháp thuộc (Postes
Indochine). Mẫu tem Apsara được ông thiết kế từ nguồn
tư liệu của những chuyến đi vẽ, sáng tác ở khu đền
Angkor Wat, Angkor Thom của Campuchia. Hình tượng
chính của con tem là nữ thần Apsara, một trong hàng
ngàn tượng vũ nữ điêu khắc nổi trên những vách đền đài
của nền văn hoá cổ Khmer. Tem Apsara của hoạ sĩ Tô

Ngọc Vân là mẫu tem thứ 23 của Bưu điện Đông Dương
kể từ khi Pháp phát hành tem thư ở Việt Nam. Và cũng là
tem duy nhất ông góp vào nền nghệ thuật tem thư ở Việt
Nam.


Sáng tác của ông sẽ còn phong phú biết bao nếu ông
không bị bom địch giết hại vào buổi trưa ngày 17 tháng 6
năm 1954 ở chân đèo Lũng Lô. Toàn bộ tác phẩm của
ông được tặng giải nhất tại Triển lãm mỹ thuật toàn quốc
năm 1954.

Cái mốc cuối cùng của Tô Ngọc Vân thật rực rỡ trong
sáng và kiêu hãnh, tự hào. Một họa sĩ bậc thầy, một trí
thức Việt Nam đi theo cách mạng đã hy sinh cho Tổ quốc,
cho nghệ thuật, một cách vinh quang, trọn vẹn..

TÁC PHẨM TIÊU BIỂU
TRƯỚC 1945

Thiếu nữ bên hoa sen (1944)

Thiếu nữ bên hoa huệ (1943)

Hai thiếu nữ và em bé (1944)

Thiếu phụ ngồi bên tranh tam đa (1942)

Buổi trưa (1936)


Bên hoa (1942)

Thuyền sông Hương (1935)

TÁC PHẨM TIÊU BIỂU
SAU 1945

Hồ Chủ tịch làm việc tại Bắc Bộ phủ
(1946-sơn dầu)

Nghỉ đêm bên đường (sơn mài - 1948)

Con trâu quả thực (ký hoạ màu nước -
1954)

Hai chiến sĩ (màu nước - 1949)

Ngoài ra ông còn để lại nhiều ký họa được
vẽ trong thời kỳ kháng chiến.



Thiếu nữ
bên hoa
sen
(1944)


Thiếu nữ
bên hoa

huệ (1943)


Hai thiếu nữ
và em bé
(1944)


Thiếu phụ ngồi
bên tranh tam
đa (1942)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×