Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Rủi ro đạo đức trong thị trường tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.6 KB, 5 trang )

Rủi ro đạo đức trong thị trường tài chính






Rủi ro đạo đức nảy sinh khi bên có ưu thế thông tin hiểu được tình thế thông tin
phi đối xứng giữa các bên giao dịch và tự nhiên hình thành động cơ hành động
theo hướng làm lợi cho bản thân bất kể hành động đó có thể làm hại cho bên kém
ưu thế thông tin. Hành vi tha hóa theo hướng như thế của bên có ưu thế thông tin
được bên kém ưu thế thông tin cho là không đứng đắn, là một thứ nguy hiểm, rủi
ro cho mình. Việc này sẽ dẫn tới nguy cơ tổn hại về mặt tài chính đối với các bên
tham gia:
Rủi ro đạo đức trong thị trường Nợ

Xảy ra khi người đi vay sử dụng những khoản vay không đúng mục đích cam kết
trong hợp đồng vay nợ. Sử dụng vốn sai trình tự, đầu tư vào những hạng mục rủi
ro mà không thông báo cho bên nhận vốn.
Ta thấy rằng, người đi vay bao giờ cũng hiểu rõ mục đích sử dụng những khoản
vay trong khi người cho vay (Ngân hàng, các tổ chức tài chính, hoặc cá nhân thì
không). Trong các lĩnh vực cho vay tiêu dùng, cho vay dự án, các Ngân hàng
thường ưu tiên cho vay đối với các khách hàng có tài sản thế chấp. Tuy nhiên, để
đẩy nhanh con số tín dụng, bước đầu nhiều Ngân hàng đã “dấn thân” vào lĩnh vực
cho vay tín chấp. Khi này rủi ro tiềm ẩn đối với ngân hàng thường sẽ tăng lên khi
Ngân hàng khó bao quát, thẩm định việc sử dụng đồng vốn của khách hàng.
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn X vay tiền của Ngân hàng XYZ. Trong hợp đồng vay
mượn có ghi rõ ông dùng khoản vay này để mở rộng nhà hàng của mình. Tuy
nhiên, ông X đã mang số tiền đó đổ vào Chứng khoán. Nếu thị trường Chứng
khoán lên giá, dĩ nhiên ông ta sẽ có lời và dư sức thanh toán nợ gốc và lãi cho
Ngân hàng. Nhưng thử tưởng tượng nếu như TTCK “rớt giá” thê thảm, khoản đầu


tư của ông ta “bốc hơi” tới hơn 2/3. Khi này chắc chắn ông X sẽ rơi vào tình trạng
“khó hoàn trả” nghĩa vụ nợ. Lúc này Ngân hàng gặp phải một rủi ro trong việc thu
hồi khoản cho vay.
Rủi ro đạo đức trong các hoạt động giao dịch vay nợ là khá phổ biến. Nó đặt ra
câu hỏi “kiểm soát” đối với các Tổ chức tài chính trong việc giám sát việc sử dụng
“đồng vốn” của khách hàng.





b. Rủi ro đạo đức trong thị trường Vốn
Trong thị trường Vốn, ta cũng gặp những rủi ro về mặt đạo đức. Những rủi ro này
cũng gây ra những tổn thất lớn về mặt tài chính. Những ví dụ và phân tích dưới
đây sẽ phần nào làm sáng tỏ vấn đề trên.
- Sự tách bạch về mặt quản lý và sở hữu trong các công ty cổ phần là yêu cầu cơ
bản của Ủy ban chứng khoán đối với các công ty đại chúng niêm yết. Các cổ đông
có vốn góp trong công ty cổ phần và có trách nhiệm trong phạm vi vốn góp. Hội
đồng cổ đông hàng năm sẽ họp và tìm ra một ban giám đốc để thực hiện lèo lái
hoạt động sản xuất công ty. Trong quá trình hoạt động, các cổ đông cũng không
thể nắm rõ toàn bộ tình hình công ty cũng như tác động của các quyết định của
ban giám đốc tới hoạt động của công ty. Rõ ràng điều này là hiện tượng của thông
tin không đối xứng giữa một bên là cổ đông và một bên là Ban giám đốc.
- Ban giám đốc là những người được thuê để điều hành doanh nghiệp và công ty.
Đôi khi họ không phải là cổ đông hoặc ràng buộc về mặt tài chính đối với công ty
là không rõ ràng. Hơn nữa, họ lại nắm khá rõ những thông tin tài chính của công
ty, và “sức khỏe” của công ty hiện tại như thế nào.
- Việc ra quyết định của nó sẽ thật rủi ro nếu như Ban giám đốc hành động không
đứng trên lợi ích của Cổ đông.
Ví dụ: Ông Phạm Thành B là giám đốc của một công ty tài chính ABC. Và ông ta

đã quyết định đầu tư vào một dự án mạo hiểm. Nếu dự án đó thành công theo dự
tính của ông ta, công ty ABC sẽ thu được một mối lợi rất lớn, khi đó uy tín của
ông B sẽ tăng cao và chắc chắn ông B được khen thưởng. Nhưng hãy lật ngược
vấn đề, nếu dự án đầu tư tài chính đó bị thất bại do những rủi ro trên thị trường,
khoản đầu tư đó bị “bốc hơi” thì điều gì xảy ra? Dĩ nhiên những tổn thất tài chính
sẽ đổ lên đầu các cổ đông, trong khi ông B không chịu quá nhiều trách nhiệm. Khi
này bạn sẽ thấy sự chênh lệch về thông tin bất cân xứng và rủi ro đạo đức sẽ nguy
hại như thế nào trong hoạt động điều hành công ty.








Vậy có cách gì hạn chế và kiểm soát rủi ro đạo đức?
- Cần thành lập ra cơ quan để thu thập đánh giá sự minh bạch về mặt tài chính đối
với các chủ thể tham gia. Những thông tin này cần được cung cấp một cách liên
tục và miễn phí. Khi thông tin tài chính được xây dựng, dĩ nhiên các quyết định
cho vay, góp vốn sẽ sáng suốt hơn.
- Đối với hoạt động giải ngân, thành lập trung tâm thống kê tín nhiệm khách hàng.
Thống kê này càng đầy đủ, chi tiết thì nó càng là cơ sở để hạn chế rủi ro trong các
hoạt động vay nợ.
Ví dụ: Thông tin khách hàng: Tuổi tác, nghề nghiệp, thu nhập, tôn giáo, mức độ
hoàn trả các khoản vay thời gian trước...
- Đối với thị trường vốn và công ty Cổ phần, sự hoạt động tốt của Ban kiểm soát
sẽ góp phần hạn chế những quyết định rủi ro của Ban giám đốc. Thành viên của
Ban Kiểm soát sẽ luôn luôn phải nghiên cứu phân tích những cơ hội, những rủi ro
phải đối mặt của các hoạt động đầu tư.

Rủi ro đạo đức là một lĩnh vực lớn, nó xuất phát từ những hành vi vụ lợi bên trong
của các chủ thể kinh tế trên thị trường. Việc cung cấp minh bạch các thông tin và
khả năng kiểm soát hành vi của các cá nhân sẽ phần nào hạn chế bớt rủi ro đạo
đức, từ đó ngăn chặn nguy cơ xảy ra tổn thất đối với các tổ chức hoạt động trên thị
trường tài chính.

×