Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

(Luận văn thạc sĩ) pháp luật của các nước đang phát triển và việt nam về chống bán phá giá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

VÕ THỊ THÚY HẰNG

PHÁP LUẬT CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
VÀ VIỆT NAM VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2012

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

VÕ THỊ THÚY HẰNG

PHÁP LUẬT CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
VÀ VIỆT NAM VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
Chuyên ngành

: Luật quốc tế

Mã số

: 60 38 60

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đoàn Năng

HÀ NỘI - 2012

2


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BÁN PHÁ GIÁ VÀ CÁC QUY

5

ĐỊNH QUỐC TẾ VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ

1.1.

Khái quát chung về bán phá giá

5


1.1.1. Khái niệm bán phá giá

5

1.1.2. Lịch sử pháp luật về chống bán phá giá trong thương mại
quốc tế

8

1.2.

Vai trò của pháp luật chống bán phá giá

10

1.3

Quy định quốc tế về chống bán phá giá

13

1.3.1. Khái quát chung về Hiệp định chống bán phá giá của WTO

13

1.3.2. Các điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo WTO

15


1.3.3. Các biện pháp chống bán phá giá

19

1.3.4. Thời hạn áp dụng và thủ tục xem xét lại thuế chống bán
phá giá

22

1.4.

24

Tình hình bán phá giá và chống bán phá giá trên thế giới
trong thời gian qua

3


1.4.1. Phân loại các quốc gia

24

1.4.2. Tổng quan tình hình bán phá giá và chống bán phá giá

26

1.4.3. Thực trạng chống bán phá giá ở các nước phát triển

29


1.4.4. Thực trạng chống bán phá giá ở các nước đang phát triển

30

Chương 2:

THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

33

MỘT SỐ NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VỀ CHỐNG BÁN
PHÁ GIÁ

2.1.

Pháp luật chống bán phá giá của Braxin

34

2.1.1. Nội dung quy định pháp luật về chống bán phá giá

35

2.1.2. Thực trạng chống bán phá giá của Braxin

38

2.2.


Pháp luật chống bán phá giá của Ấn Độ

39

2.2.1. Nội dung quy định pháp luật về chống bán phá giá

39

2.2.2. Thực trạng chống bán phá giá của Ấn Độ

44

2.3.

47

Pháp luật chống bán phá giá của Trung Quốc

2.3.1. Nội dung quy định pháp luật về chống bán phá giá

47

2.3.2. Thực trạng chống bán phá giá của Trung Quốc

51

2.4.

54


Pháp luật chống bán phá giá của một số quốc gia ASEAN

2.4.1. Pháp luật chống bán phá giá của Indonesia

54

2.4.2. Pháp luật chống bán phá giá của Thái Lan

56

2.4.3. Pháp luật chống bán phá giá của Philippin

59

Chương 3:

VẤN ĐỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA VIỆT NAM VÀ

62

MỘT SỐ GIẢI PHÁP

3.1.

Vấn đề chống bán phá giá ở Việt Nam

62

3.1.1. Pháp luật chống bán phá giá của Việt Nam


62

3.1.2. Thực trạng bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam

70

4


3.1.3. Những vấn đề đặt ra trong công tác chống bán phá giá của
Việt Nam

76

3.2.

78

Một số giải pháp chống bán phá giá của Việt Nam

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về chống bán phá giá của
Việt Nam

78

3.2.2. Tăng cường quản lý thị trường, đấu tranh ngăn chặn tệ nạn
buôn lậu, chống gian lận thương mại

82


3.2.3. Phát huy vai trò của các Hiệp hội ngành hàng trong các cuộc
điều tra chống bán phá giá

83

3.2.4. Nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp

86

KẾT LUẬN

87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

89

5


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ADA

: Hiệp định thực thi Điều VI của Hiệp định chung về Thương mại
và Thuế quan 1994 (Hiệp định Chống bán phá giá của WTO)

ASEAN

: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á


CAMEX

: Hội đồng thương mại Braxin

DECOM

: Ban tự vệ thương mại trực thuộc Ủy ban Ngoại thương Braxin

DGAD

: Ban về Chống bán phá giá và các Biện pháp tương tự của Bộ
Thương mại Ấn Độ

EU

: Liên minh Châu Âu

FDI

: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GATT

: Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan

SECEX

: Ủy ban Ngoại thương Braxin


WTO

: Tổ chức Thương mại Thế giới

6


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Tình hình điều tra chống bán phá giá của Braxin

38

2.2

Tính tốn giá trị thơng thường trong các vụ kiện bán phá
giá do Ấn Độ tiến hành (1997-2003)

41

2.3


Các vụ điều tra chống bán phá giá do Ấn Độ tiến hành
giai đoạn 1995-2010

45

2.4

Các vụ điều tra bán phá giá do Ấn Độ tiến hành (phân
theo mặt hàng) giai đoạn 1995-2010

45

2.5

10 quốc gia là đối tượng kiện chống bán phá giá thường
xuyên nhất của Ấn Độ giai đoạn 1995-2010

46

2.6

Các vụ kiện chống bán phá giá hàng hóa Ấn Độ

47

2.7

Các vụ điều tra chống bán phá giá do Trung Quốc tiến
hành giai đoạn 1995-2010


51

2.8

Các vụ điều tra bán phá giá do Trung Quốc tiến hành
(phân theo mặt hàng), 1995-2010

52

2.9

Các vụ điều tra bán phá giá do Indonesia thực hiện giai
đoạn 1995 - 2010

56

7


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số hiệu
biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

1.1


Xu hướng điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá
trên thế giới

27

1.2

So sánh số lần áp dụng thuế chống bán phá giá giữa các
nước đang phát triển và phát triển

28

8


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng đã tạo ra các
thách thức to lớn cho các quốc gia cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt
trên thị trường thế giới. Các quốc gia này phải đối mặt với những khó khăn
trong đẩy mạnh xuất khẩu do các nước nhập khẩu đã tận dụng những qui định
mở để tạo ra những rào cản mới như chống bán phá giá, chống trợ cấp...để
bảo hộ sản xuất trong nước. Kể từ khi Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
được thành lập năm 1995 cho đến nay, công cụ chống bán phá giá ngày càng
được áp dụng rộng rãi bởi nhiều quốc gia. Tuy nhiên, một nét mới của vấn đề
này đó là các nước đang phát triển đang dần trở thành những nước áp dụng
biện pháp chống bán phá giá nhiều nhất trên thế giới, hơn cả những quốc gia
phát triển khác như Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Các nước này là đối

tượng thường xuyên của điều tra bán phá giá nhưng cũng đồng thời áp dụng
khá phổ biến biện pháp này đối với các quốc gia khác. Việt Nam cũng là một
quốc gia đang phát triển và là thành viên của WTO. Việc mở cửa nền kinh tế,
tham gia ngày càng tích cực vào thị trường khu vực và quốc tế đang đặt ra
cho nền kinh tế Việt Nam nhiều vấn đề của thương mại quốc tế, trong đó có
vấn đề bán phá giá. Việt Nam vừa có nguy cơ là đối tượng của hành vi bán
phá giá của các nước xuất khẩu khác, đồng thời cũng có nguy cơ bị áp đặt các

9


biện pháp chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu ra nước ngoài. Đặc biệt,
việc mở rộng thị trường, giảm mạnh các hàng rào thuế quan và nhập khẩu
tăng mạnh tạo thuận lợi cho việc hàng hóa nước ngồi ồ ạt vào thị trường
Việt Nam. Điều này dễ dẫn đến xảy ra hiện tượng bán phá giá của hàng hóa
nước ngồi. Để bảo vệ sản xuất trong nước và tạo ra môi trường cạnh tranh
lành mạnh trong thương mại, chúng ta cần có những giải pháp, nghiên cứu
cụ thể về vấn đề này. Vì vậy, tơi đã lựa chọn đề tài "Pháp luật của các nước
đang phát triển và Việt Nam về chống bán phá giá" để làm Luận văn Thạc
sĩ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề chống bán phá giá đã thu hút được nhiều đối tượng nghiên cứu
từ các Bộ ngành chủ chốt như Vụ Chính sách thương mại đa biên - Bộ Cơng
thương với nghiên cứu "Cơ sở khoa học áp dụng thuế chống bán phá giá đối
với hàng nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế"
(2002) đã đi vào phân tích một số mơ hình áp dụng thuế chống bán phá giá
của một số nước trên thế giới, từ đó đưa ra những kiến nghị cho việc áp dụng
thuế chống bán phá giá tại Việt Nam. Đề tài "Chủ động ứng phó với các vụ
kiện chống bán phá giá trong thương mại quốc tế" (2005) của Cục Quản lý
cạnh tranh - Bộ Công thương, đã đi vào nghiên cứu kinh nghiệm đối phó với

các vụ kiện chống bán phá giá hàng hóa xuất khẩu của một số nước tiêu biểu
trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp cho
Việt Nam.
Bên cạnh đó, nhiều nhà kinh tế và pháp lý cũng có những cơng trình
đề cập đến lĩnh vực này: "Pháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu ở
Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn" (Đoàn Trung Kiên, Đại học
Luật Hà Nội, Luận văn Tiến sĩ, 2010), "Pháp luật về chống bán phá giá trong
thương mại quốc tế về những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam" (Vũ Thị

10


Phương Lan, Đại học Luật Hà Nội, Luận văn Tiến sĩ, 2011), "Thuế chống bán
phá giá ở một số nước thành viên WTO và một số gợi ý cho Việt Nam" (Mai
Quỳnh Phương, Khoa Luật, Luận văn Thạc sĩ, 2009), "Một số vấn đề cơ bản
về pháp luật chống bán phá giá của WTO" (Trần Văn Hải, Khoa Luật, Luận
văn Thạc sĩ, 2007),… và nhiều bài nghiên cứu trên các báo, tạp chí chuyên
ngành. Các luận án, bài viết tập trung vào các vấn đề như nghiên cứu pháp
luật chống bán phá giá của WTO, Hoa Kỳ, EU…, đối phó với các vụ kiện
chống bán phá giá từ nước ngoài, chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào
thị trường nội địa
Đối với luận văn này, trên cơ sở tham khảo một số tài liệu có liên
quan, tác giả đã tiếp cận vấn đề một cách mới mẻ. Từ việc nghiên cứu pháp
luật chống bán phá giá của các nước đang phát triển, có tình hình kinh tế, xã
hội, pháp luật phần nào tương đồng với Việt Nam và đưa ra một số kinh
nghiệm về chống bán phá giá cho nước ta.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề cơ bản về bán phá giá, chống bán phá giá và
tình hình chống bán phá giá trên thế giới trong thời gian qua; từ đó đi sâu
nghiên cứu pháp luật, thực trạng chống bán phá giá và các kinh nghiệm của

các nước đang phát triển nói chung và một số quốc gia điển hình về chống
bán phá giá trong nhóm các nước đang phát triển như Braxin, Ấn Độ, Trung
Quốc và một số nước khu vực Đông Nam Á. Trên cơ sở đó, nghiên cứu vấn
đề bán phá giá và chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu tại thị trường Việt
Nam và học hỏi kinh nghiệm từ các nước đang phát triển, đưa ra những giải
pháp đối với vấn đề này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Các quy định chung về bán phá giá, chống bán phá giá và Hiệp định
về Chống bán phá giá của WTO - cơ sở chung nhất cho mọi luật quốc gia liên

11


quan tới chống bán phá giá. Pháp luật và tình hình chống bán phá giá của các
nước đang phát triển (Braxin, Ấn Độ, Trung Quốc, một số nước Đông Nam
Á) và Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật.
Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp
phân tích - tổng hợp, khái quát hóa, khảo sát thực tiễn và đặc biệt là phương
pháp so sánh luật học để giải quyết các vấn đề mà nhiệm vụ nghiên cứu của đề
tài đặt ra.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn làm rõ hơn một số vấn đề chung về bán phá giá và chống
bán phá giá; phân tích và làm sáng tỏ thêm quy định của WTO về chống bán
phá giá, quy định pháp luật và thực trạng hoạt động chống bán phá giá ở một
số nước đang phát triển điển hình như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và các
nước ASEAN.
Luận văn hệ thống hóa và làm sáng tỏ hơn các quy định của pháp luật

Việt Nam hiện hành về chống bán phá giá, có sự đối chiếu, so sánh với các
quy định về chống bán phá giá của WTO và một số nước đang phát triển điển
hình. Từ đó, luận văn chỉ ra những hạn chế, bất cập của pháp luật Việt Nam
về chống bán phá giá và đề xuất được một vài giải pháp có cơ sở khoa học và
thực hiện nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện hành về chống bán phá
giá.
7. Kết cấu của luận văn

12


Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về bán phá giá và các quy định quốc tế về
chống bán phá giá.
Chương 2: Thực trạng các quy định pháp luật của một số nước đang
phát triển về chống bán phá giá.
Chương 3: Vấn đề chống bán phá giá của Việt Nam và một số giải pháp.

13


Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BÁN PHÁ GIÁ
VÀ CÁC QUY ĐỊNH QUỐC TẾ VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ

1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BÁN PHÁ GIÁ

1.1.1. Khái niệm bán phá giá
Định nghĩa theo góc độ ngơn ngữ:

Từ trước đến nay, người ta thường hiểu một cách đơn giản, "bán phá
giá" nghĩa là bán dưới giá thị trường. Ví dụ như tại một khu chợ các sạp hàng
rau đều bán một bó rau muống với giá 8.000 đồng, tuy nhiên có một cửa hàng
bán với giá 5.000 đồng, thì hành động đó bị coi là bán phá giá. Đối với thực
trạng quan hệ thương mại quốc tế hiện nay, cách hiểu trên là không đúng.
Từ điển tiếng Việt trực tuyến, phiên bản ngày 18/3/2004 của
Trung tâm Từ điển học Việt Nam quy định: bán phá giá là việc bán
ồ ạt hàng hóa với giá thấp hơn giá thị trường, thậm chí chịu lỗ, để
tăng khả năng cạnh tranh và chiếm đoạt thị trường. Đại từ điển
Trung Việt - do Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam - Bộ
Giáo dục và Đào tạo phát hành năm 1999 quy định: bán phá giá là
bán với giá thấp hơn giá chung của thị trường để nhằm cạnh tranh
chiếm lĩnh thị trường (trang 96) [Dẫn theo: 7, tr. 4].
Như vậy, các cách hiểu về bán phá giá như trên đều có đặc điểm
chung là việc bán hàng hóa với giá thấp hơn giá thị trường. Tuy nhiên, theo
cách hiểu thông thường bán phá giá là bán dưới giá thị trường thì khái niệm
khơng quan tâm đến mục đích của việc bán phá giá là gì, có nhằm mục đích
cạnh tranh, chiếm đoạt thị trường hay khơng. Vì vậy rất khó để xác định chính
xác hành động đó có được coi là bán phá giá. Bởi vì trong nền kinh tế thị
trường, cứ giá nào có người mua thì người ta có quyền bán, hơn nữa có thể
hàng hóa của họ là hàng hóa dư thừa, tồn kho, bị kém chất lượng, mất mốt

14


hoặc có nhu cầu quay vịng vốn nhanh... nên cần phải bán dưới giá thị trường
để tiêu thụ được hàng hóa. Tuy nhiên định nghĩa thuật ngữ bán phá giá của từ
điển Tiếng Việt trực tuyến, hay Đại Từ điển Trung - Việt không chỉ quan tâm
đến hiện tượng bán thấp hơn giá thị trường mà còn chú trọng đến cả mục đích
của hành động bán dưới giá thị trường là để tăng khả năng cạnh tranh và

chiếm đoạt thị trường. Như vậy theo các cách định nghĩa này, bán phá giá
thực chất là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cần phải ngăn chặn và
có biện pháp xử lý để duy trì sự ổn định của thị trường.
Thuật ngữ bán phá giá trong Tiếng Anh được dịch ra là:
"dumping". thuật ngữ này có nhiều nghĩa khác nhau, theo nghĩa
thơng thường "dumping" có nghĩa là vứt bỏ những thứ khơng thích
(to get rit of something you do not want). còn nghĩa được dùng
trong thương mại là "to get rit of goods by selling them at a very
low price, often in another country", có nghĩa là bán tống một hàng
hóa ở mức giá rất thấp, thường là bán ra nước khác (Từ điển
Oxford Advanced Genie - xuất bản lần thứ 6 - Oxford University
Press 2000) [Dẫn theo: 25, tr. 6-7].
Như vậy theo nghĩa chuyên ngành thì "dumping" được hiểu là bán phá
giá và để xác định hành động bán phá giá người ta quan tâm đến mức giá bán
và có sự so sánh giữa thị trường các nước khác nhau.
Có thể thấy những cách hiểu thông thường của các ngôn ngữ khác
nhau về thuật ngữ bán phá giá đều phản ánh khơng đầy đủ, nhưng đã nói lên
phần nào đặc trưng của bán phá giá. đó là đặc trưng bán hàng ở một mức giá
rất thấp, với mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh và chiếm đoạt thị trường
mà thơng thường là ở thị trường nước ngồi.
Định nghĩa theo góc độ pháp lý:
Trong thương mại quốc tế, bán phá giá được hiểu là sự phân biệt giá
cả giữa các thị trường quốc gia. Với cách hiểu này thì bán phá giá có thể xảy

15


ra các tình huống khác nhau, có thể là: người sản xuất/người xuất khẩu bán
hàng hóa của mình tại thị trường trong nước với giá thấp hơn giá bán hàng
hóa đó ở thị trường nước ngồi; hoặc người sản xuất/người xuất khẩu bán

hàng hóa đó ở thị trường trong nước với giá cao hơn giá bán hàng hóa đó ở
nước ngồi; hoặc người sản xuất/người xuất khẩu bán hàng hóa của mình với
các mức giá khác nhau ở các thị trường nước ngoài khác nhau. Như vậy, điểm
mấu chốt của cách hiểu này là sự phân biệt giá cả của cùng một hàng hóa ở
các thị trường quốc gia khác nhau, bất luận là cao hơn hay thấp hơn được tính
ở mỗi thị trường quốc gia.
Tuy nhiên, trong các tình huống có thể xảy ra như phân tích ở trên, thì
thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế đã chứng minh rằng chỉ có cách hiểu
thứ hai đó là hàng hóa được bán ở thị trường trong nước với mức giá cao hơn
giá bán hàng hóa đó ở nước ngồi thì mới có thể gây tổn hại đối với nước
nhập khẩu, nhất là đối với các nhà sản xuất hàng hóa tương tự ở nước nhập
khẩu. Do đó, hành động bán phá giá này mới cần phải ngăn chặn. Với cách
tiếp cận này, bán phá giá có thể được hiểu như sau:
Bán phá giá là sự phân biệt giá cả mang tính quốc tế, trong đó giá của
một hàng hóa khi được bán tại thị trường của nước nhập khẩu với giá thấp
hơn giá của hàng hóa đó được bán tại thị trường của nước xuất khẩu.
Cách hiểu trên phù hợp với cách hiểu về bán phá giá của WTO. Theo
Điều 2, Hiệp định thực thi Điều VI của GATT 1994 thì:
Một sản phẩm bị coi là bán phá giá (tức là được đưa vào lưu
thông thương mại của một nước khác thấp hơn giá trị hàng hóa
thơng thường của sản phẩm đó) nếu như giá xuất khẩu của sản
phẩm được xuất khẩu từ một nước này sang một nước khác thấp
hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu
dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông
thường [13].

16


Theo định nghĩa trên, bán phá giá là hành động mang sản phẩm của

một nước sang bán ở nước khác với mức Giá xuất khẩu thấp hơn Giá trị thông
thường của sản phẩm đó được bán trong nước. Ví dụ: người sản xuất vải ở
Trung Quốc bán vải lụa ở thị trường Trung Quốc với giá 20 USD/m, nếu người
đó xuất khẩu vải cùng loại sang thị trường Việt Nam và bán với giá 15 USD/m,
thì người đó đã có hành động bán phá giá.
1.1.2. Lịch sử pháp luật về chống bán phá giá trong thương mại
quốc tế
Khái niệm "bán phá giá" trong thương mại quốc tế có một lịch sử lâu
đời. Các cơng trình nghiên cứu về lịch sử thương mại quốc tế đã cho thấy
ngay từ cuối thế kỷ XVI, các nhà sản xuất giấy ở Anh đã phàn nàn về hiện
tượng những người nước ngoài đem bán giấy với mức giá chịu lỗ nhằm bóp
nghẹt nền cơng nghiệp giấy của Anh. Đến thế kỷ XVII, các thương nhân Hà
Lan cũng tiến hành những hoạt động bán hàng hóa với mức giá rất thấp nhằm
xóa sổ các thương nhân Pháp ra khỏi vùng Baltic. Vào cuối thế kỷ XVIII,
thậm chí các nhà sản xuất Anh quốc cịn bị khiếu nại về việc bán giá sản
phẩm quá thấp nhằm vùi dập nền công nghiệp sản xuất ở Mỹ. Trong những
cuộc tranh luận tại Mỹ năm 1791, Alexander Halinton đã cảnh báo về các thủ
pháp của các đối thủ cạnh tranh bán hạ giá tại các nước khác để nhằm mục
tiêu chiếm lĩnh thị trường. "Những trường hợp bán phá giá của các nhà sản xuất
Anh tại thị trường mới mẻ ở nước Mỹ đã được báo cáo. Cuộc tranh luận của
công chúng về vấn đề này, cùng nhiều nỗ lực của ngành lập pháp nhằm đối
phó với nó cũng được ghi nhận trong gần hết thế kỷ 19" [10, tr. 28].
Đầu thế kỷ 20, khi việc sử dụng thuế nhập khẩu để ngăn chặn hàng hóa
bán phá giá tỏ rõ nhiều bất cập, các quốc gia mới bắt đầu ban hành luật riêng về
chống bán phá giá. Canada là nước đầu tiên sửa đổi luật thuế nhập khẩu của
mình để có một phần riêng quy định về thuế chống bán phá giá vào năm 1904
và trở thành nước đầu tiên trên thế giới ban hành luật chống bán phá giá. Mô

17



hình pháp luật về chống bán phá giá của Canada nhằm trao quyền kiểm soát
chống bán phá giá cho một vài cơ quan có thẩm quyền độc lập trong chính phủ,
thường là các cơ quan cũng đồng thời chịu trách nhiệm kiểm soát thuế nhập
khẩu và các loại thuế đặc biệt khác. Sau khi được ban hành, pháp luật về chống
bán phá giá của Canada đã tỏ rõ tác dụng của nó trong việc bảo hộ các nhà sản
xuất nội địa trước luồng hàng hóa giá rẻ từ nước ngồi tràn vào. Do vậy, pháp
luật nước này đã nhanh chóng trở thành hình mẫu để các nước khác noi theo.
Luật chống bán phá giá được ban hành tại Newzealand năm 1905, Australia
năm 1906 và Nam Phi năm 1914. Nước Mỹ có Đạo luật chống bán phá giá năm
1916 và nước Anh có vào năm 1921.
Hoạt động bán phá giá tự bản thân nó đã là hoạt động mang tính xun
quốc gia. Các nước ngay lập tức đã thấy lợi ích của mình bị tác động bởi các
hành vi bán phá giá và các biện pháp chống bán phá giá, cho dù đó là nước có
doanh nghiệp bán phá giá ra nước khác hay bản thân nền kinh tế nước đó
đang bị ảnh hưởng bởi hàng hóa bị bán phá giá. Chính vì vậy, cũng là điều dễ
hiểu khi khơng lâu sau khi bán phá giá trở thành mối quan tâm của chính phủ một
số nước thì nó đã trở thành mối quan tâm chung trên phạm vi quốc tế.
Liên đoàn các quốc gia (The League of Nations), một trong
những tổ chức quốc tế liên chính phủ đầu tiên trên thế giới đã ngay lập
tức có sự quan tâm tới bán phá giá mặc dù đây là vấn đề không liên
quan trực tiếp tới mục đích mà tổ chức này vẫn theo đuổi là chính trị
và ngoại giao. Tuy vậy, những nỗ lực của tổ chức này đối với vấn đề
bán phá giá cũng chỉ dừng lại ở việc chủ trì soạn thảo Biên bản ghi nhớ
về bán phá giá (Memorandum on Dumping) khơng có giá trị ràng buộc
thực sự về mặt pháp lí đối với các quốc gia thành viên [10, tr. 30].
Khi xây dựng Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (GATT)
năm 1947, một điều khoản đặc biệt về các trường hợp chống bán phá giá đã
được soạn thảo. Điều VI của GATT cho phép các bên ký kết được sử dụng


18


các sắc thuế chống bán phá giá để bù trừ mức phá giá của các hàng nhập
khẩu, miễn là chứng minh được việc bán phá giá đang gây ra, hoặc đe doạ nhậpra
thiệt hại vật chất cho các ngành công nghiệp nội địa có cạnh tranh. Cho đến nay,
đây vẫn là luật quốc tế cốt lõi về việc bán phá giá.
Tuy nhiên, một số quốc gia trong GATT nhận thấy rằng có một số
nước đã áp dụng Luật chống phá giá để dựng lên những hàng rào thương mại
mới, các thủ tục chống bán phá giá, những cách tính tốn mức phá giá đã gây
thiệt hại làm hạn chế và lệch lạc các dòng thương mại quốc tế. Tại vòng đàm
phán Kennedy của GATT (1962 - 1967) các bên ký kết GATT đã thảo luận bộ
luật chống bán phá giá, đặt ra một loạt các quy tắc về thủ tục và nguyên lý cho
việc áp dụng những sắc thuế chống bán phá giá nhằm hạn chế các thủ tục và
phương thức đánh thuế của những Chính phủ có thể gây tổn hại đến
thương mại quốc tế.
Tại vòng đàm phán Tokyo 1973, các bên ký kết GATT đã xây dựng
một Luật chống bán phá giá mới, có hiệu lực từ năm 1979 thay thế cho Luật
chống bán phá giá năm 1967, có 26 nước thành viên ký kết có hiệu lực hơn
mọi Hiệp định trước đó về bán phá giá. Đến vòng đàm phán Urugoay 1994 về
bán phá giá, dựa trên Luật chống bán phá giá trước đó các thành viên xây
dựng "Hiệp định về việc thi hành điều VI của GATT năm 1994" điều chỉnh
kỹ hơn các quy tắc chống bán phá giá và có hiệu lực hơn đối với mọi thành
viên của WTO và là Hiệp định cưỡng bức thi hành.
Hiệp định nêu cụ thể ba loại nghĩa vụ khống chế việc áp dụng các sắc
thuế: Các quy tắc chi tiết về các sự kiện cấu thành việc "bán phá giá"; Các quy
tắc chi tiết " yêu cầu về thiệt hại "; Các quy tắc chi tiết về những thủ tục theo đó
các Chính phủ xác định và áp dụng các sắc thuế chống bán phá giá.
1.2. VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ


Pháp luật chống bán phá giá đóng vai trị quan trọng trong việc chống
lại hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bảo vệ ngành sản xuất hàng hóa

19


trong nước, bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, góp phần chống lại
sản phẩm nhập khẩu với giá rẻ.
Trước hết, pháp luật chống bán phá giá là công cụ chống lại hành vi
cạnh tranh không lành mạnh nhằm duy trì một nền thương mại cơng bằng,
bình đẳng.
Cạnh tranh là quy luật tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Các doanh
nghiệp phải cạnh tranh với nhau để chiếm lĩnh thị trường, khách hàng nhằm
thu được lợi nhuận cao nhất. Mục đích tối đa hóa lợi nhuận đã tạo ra sức ép
buộc họ phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của mình như vốn, nhân
cơng, cơng nghệ… Như vậy dưới tác động của quy luật cạnh tranh cho phép
nhà sản xuất có được những nguyên liệu, nhân công đầu vào đáp ứng đúng
yêu cầu của sản xuất với giá cả cạnh tranh và hợp lý; có được trang thiết bị và
công nghệ tiên tiến, người tiêu dùng được hưởng những sản phẩm tốt nhất với
giá thấp nhất. Dưới góc độ kinh tế này, rõ ràng bán phá giá không phải bao
giờ cũng gây ra những tác động tiêu cực và cần phải ngăn chặn nhưng WTO
lại cho phép các quốc gia ngăn cấm điều này vì cho rằng bán phá giá là hành
động cạnh tranh không lành mạnh, bóp méo hoạt động thương mại bình
thường, gây tổn hại cho ngành sản xuất nội địa và quyền lợi chính đáng của
người tiêu dùng. Vì vậy, hầu hết các quốc gia đều ban hành pháp luật chống
bán phá giá nhằm mục đích duy trì và bảo vệ một nền thương mại cơng bằng
và bình đẳng.
Thứ hai, pháp luật chống bán phá giá góp phần bảo vệ ngành sản xuất
hàng hóa cạnh tranh trong nước.
Các sản phẩm nhập khẩu được bán phá giá có thể gây thiệt hại nghiêm

trọng, thậm chí có thể bóp chết ngành sản xuất các sản phẩm cạnh tranh ở
trong nước. Trước đây chỉ có ít quốc gia sử dụng luật chống bán phá giá, đó là
Mỹ và EU. Tuy nhiên, kể từ cuối năm 1980, rất nhiều nước mà đặc biệt là các
nước đang phát triển ở Châu Á và Châu Mỹ Latinh đã tăng cường ban hành

20


và sử dụng luật chống bán phá giá của mình. Trước đó các nước này thường
sử dụng thuế quan cao để bảo vệ sản xuất trong nước, chống lại việc bản phá
giá. Tuy nhiên, những cuộc đàm phán của vòng Urugoay đã dẫn đến việc giảm
mạnh các mức thuế quan, do đó một số nước bắt đầu quay sang sử dụng luật
thuế chống bán phá giá để bảo vệ ngành sản xuất trong nước. Hơn nữa, các
nhân tố kinh tế như các cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực và sự cạnh
tranh kinh tế mạnh mẽ đã khiến cho các nước tăng cường áp dụng các biện
pháp chống bán phá giá để bảo vệ quyền lợi của mình. Pháp luật chống bán
phá giá cịn là một vũ khí tự vệ, trấn an các nhà sản xuất hàng hóa cạnh tranh.
Thứ ba, pháp luật chống bán phá giá góp phần bảo vệ lợi ích chính
đáng của người tiêu dùng.
Nếu mục đích của bán phá giá là nhằm thơn tính và chiếm đoạt thị
trường, thì trong ngắn hạn, người tiêu dùng sẽ được lợi vì mua được hàng hóa
nhập ngoại với giá rẻ. Tuy nhiên, sau khi "nuốt chửng" các đối thủ cạnh tranh,
doanh nghiệp bán phá giá sẽ tăng giá để thu lợi nhuận độc quyền. Trong bối
cảnh đó, nếu khơng có pháp luật chống bán phá giá để kịp thời ngăn chặn
hành động bán phá giá đang diễn ra bằng việc áp dụng các biện pháp chống
bán phá giá thì người tiêu dùng sẽ là người chịu thiệt hại lớn nhất. Điều này
sẽ làm giảm lợi ích tồn bộ xã hội nước nhập khẩu.
Với vai trò quan trọng đã phân tích ở trên, hiện nay trên thế giới đã có
"hơn 85 quốc gia ban hành văn bản pháp luật chống bán phá giá dưới các cấp độ
khác nhau như luật, pháp lệnh, nghị định hoặc thông tư liên tịch" [7, tr. 20].

Tuy nhiên, do bị chi phối bởi các điều kiện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội cũng như quan điểm và kỹ thuật lập pháp nên có quốc gia ban hành các
quy phạm về pháp luật chống bán phá giá vào một văn bản pháp luật riêng, có
quốc gia ban hành vào trong Luật cạnh tranh hoặc Luật thuế hoặc Luật Hải
quan. Điều đó cho thấy rằng pháp luật chống bán phá giá là một bộ phận rất
quan trọng của pháp luật thương mại, có liên quan mật thiết với pháp luật
cạnh tranh, thuế.

21


1.3 QUY ĐỊNH QUỐC TẾ VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ

1.3.1. Khái quát chung về Hiệp định chống bán phá giá của WTO
Tính đến ngày 01/01/2011, WTO có 153 thành viên. Thành viên của
WTO là các quốc gia hoặc các vùng lãnh thổ tự trị về quan hệ ngoại thương.
Là một trong những hiệp định thương mại đa biên của WTO, Hiệp định chống
bán phá giá có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các nước thành viên của WTO.
Các quy định trong Hiệp định là cơ sở pháp lý giúp các nước bảo hộ quyền lợi
chính đáng của các ngành sản xuất trong nước khi xảy ra hiện tượng bán phá
giá. Năm 1995, WTO đã thành lập Uỷ ban về chống bán phá giá để giám sát
giác điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá đối với các nước thành viên.
Sau khi phát hiện ra hàng hóa bị bán phá giá có khả năng ảnh hưởng đến sản
xuất trong nước, các ngành đó đề nghị những cơ quan hữu trách thực hiện
việc điều tra và đưa ra kết luận về việc có thực hiện hay khơng thuế chống
bán phá giá để bảo vệ sản xuất trong nước. Những quy định này được rút ra
từ thực tiễn thương mại quốc tế giữa các thành viên trong những năm qua.
Trên cơ sở Hiệp định này, nhiều nước đó ban hành luật chống bán phá giá
của riêng mình.
Hiệp định về chống bán phá giá của WTO qui định về các nhóm vấn

đề sau:
- Các qui định về nội dung: bao gồm các điều khoản chi tiết về cách
thức, tiêu chí xác định việc bán phá giá, thiệt hại, mối quan hệ nhân quả giữa
việc bán phá giá và thiệt hại;
- Các qui định về thủ tục: bao gồm các điều khoản liên quan đến thủ
tục điều tra, áp đặt thuế chống bán phá giá như thời hạn điều tra, nội dung đơn
kiện, thông báo, quyền tố tụng của các bên liên quan, trình tự áp dụng các
biện pháp tạm thời, quyền khiếu kiện...;
- Các qui định về thủ tục giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành
viên liên quan đến biện pháp chống phá giá, bao gồm các qui tắc áp dụng cho

22


việc giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên WTO liên quan đến
biện pháp chống bán phá giá của một quốc gia thành viên;
- Các qui định về thẩm quyền của Ủy ban về Thực tiễn Chống bán phá
giá (Committee on Anti-dumping Practices): bao gồm các qui định về thành
viên, chức năng và hoạt động của Ủy ban trong quá trình điều hành các biện
pháp chống bán phá giá thực hiện tại các quốc gia thành viên.
Có thể nói một ưu điểm của ADA so với các quy định trước đây của
GATT là đã đưa ra được các quy tắc cụ thể hơn để tính tốn mức phá giá, nêu
rõ các thủ tục chi tiết, cụ thể cần phải tiến hành để có thể thực hiện các cuộc
điều tra. Đồng thời nó có các tiêu chuẩn cụ thể để các ủy ban giải quyết tranh
chấp có thể áp dụng trong các vụ tranh chấp về chống bán phá giá. Tuy nhiên,
bên cạnh ưu điểm thì những quy định của ADA cũng có một số điểm hạn chế
như sau: Trước hết, một số quy định còn chưa rõ ràng, chưa đầy đủ, là nguồn
gốc cho những sự tranh chấp sau này, ví dụ như vấn đề so sánh giữa sản phẩm
xuất khẩu và sản phẩm tiêu thụ trong nước, quy định về sản phẩm tương tự;
Các nước không phải là thành viên của WTO khơng có quyền trực tiếp khai

thác những cái được của những quy định còn thiếu rõ ràng và chưa đầy đủ đó;
Trình tự tiến hành điều tra quá phức tạp, gây nhiều tốn kém nguồn lực cả cho
cơ quan điều tra và đối tượng bị điều tra, bị áp dụng các biện pháp này chống
bán phá giá, nói chung đe dọa quyền lợi của các nước có trình độ phát triển
tương đối thấp; và ADA còn chưa rõ ràng trong việc quy định về những vụ việc
liên quan đến các đối tác có liên hệ, trước hết là các công ty xuyên quốc gia.
Những quy định của WTO về chống bán phá giá đã tạo ra một khn
khổ pháp lý để các quốc gia có thể dựa vào đó để chống lại một hiện tượng
cạnh tranh không lành mạnh trong kinh tế đang phổ biến hiện nay là bán phá
giá, đồng thời ngăn ngừa sự lạm dụng biện pháp này như là một trở ngại phi
thuế mới trong thương mại quốc tế. Mỗi quốc gia thành viên WTO có quyền
ban hành và áp dụng pháp luật về chống bán phá giá tại nước mình nhưng
phải tuân thủ đầy đủ các qui định mang tính bắt buộc về nội dung cũng như

23


thủ tục trong Hiệp định về chống bán phá giá (ADA) của WTO. Pháp luật về
chống bán phá giá của mỗi quốc gia có thể cụ thể hóa nhưng khơng được trái
với các qui định liên quan tại Hiệp định ADA của WTO.
1.3.2. Các điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo WTO
Xác định được có sự bán phá giá:
Tồn bộ hướng dẫn xác định có việc chống bán phá giá hay không được
quy định tại Điều 2 của ADA. Theo quy định tại Điều 2, cơ sở cho việc xác định
này là sự so sánh "một cách công bằng" giữa giá trị thông thường và giá trị xuất
khẩu của hàng hóa. Nếu giá trị xuất khẩu của hàng hóa thấp hơn giá trị thơng
thường của nó thì có nghĩa là đã xảy ra sự bán phá giá. Vì vậy, có thể nói là
việc xác định được hai giá trị này để so sánh với nhau là khâu đầu tiên và
cũng là khâu quan trọng nhất cho các bước áp dụng thuế chống bán phá giá.
- Giá trị thơng thường của hàng hóa được xác định là giá của hàng hóa

trong q trình thương mại bình thường khi đưa ra tiêu thụ tại thị trường của
nước xuất khẩu. Việc xác định như thế nào là quá trình thương mại bình thường
là một trong những vấn đề phức tạp nhất trong điều tra chống bán phá giá. "Thật
đáng tiếc là ADA không đưa ra định nghĩa cụ thể về quá trình này" [10, tr. 35].
Trên thực tế thì các nước muốn áp thuế chống bán phá giá sẽ khơng đi
chứng minh là hàng hóa có được trao đổi trong q trình thương mại bình
thường hay khơng mà ngược lại, họ sẽ điều tra xem liệu hàng hóa có được
trao đổi trong quá trình thương mại bất bình thường hay không. Một trong
những căn cứ thường được dùng để xác định một q trình thương mại khơng
bình thường đó là khi giá bán của sản phẩm thấp hơn đơn giá chi phí sản xuất
của sản phẩm cộng với các chi phí hành chính, bán hàng và các chi phí chung
khác. Việc bán với giá thành thấp như vậy cũng phải kéo dài trong một
khoảng thời gian khơng ít hơn 6 tháng (thơng thường là 1 năm). Khối lượng
hàng hóa được bán với mức giá này cũng phải chiếm khối lượng đáng kể, tức
là phải chiếm ít nhất 20% tổng số hàng hóa bán ra.

24


Như vậy, để xác định giá bán thông thường trong q trình thương
mại bình thường của một hàng hóa nào đó, trước tiên người ta sẽ xác định
những quy trình thương mại khơng bình thường và số lượng hàng hóa trong
những quy trình đó. Sau đó người ta sẽ loại trừ khối lượng hàng hóa giao dịch
trong các quy trình thương mại khơng bình thường này rồi lấy khối lượng
hàng hóa cịn lại để tính giá bán thơng thường. Tuy nhiên, khối lượng hàng
hóa cịn lại cũng khơng được q nhỏ. Điều kiện mà ADA đặt ra là khối
lượng hàng hóa cịn lại, tức là hàng hóa trong q trình thương mại thơng
thường, phải bằng ít nhất 5% tổng khối 40 lượng xuất khẩu sang nước đang
tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm. Nếu khối lượng cịn
lại thấp hơn mức này thì giá sản phẩm bán ra trong nước sẽ không được lấy

để làm mốc so sánh nữa mà lúc đó sẽ có hai cách lựa chọn để xác định mức
giá thông thường: Hoặc là giá sản phẩm được bán cho nước thứ ba hoặc là giá
mức giá bên điều tra tự xây dựng để tham chiếu, bao gồm chi phí sản xuất,
các chi phí hành chính, bán hàng, chi phí chung và một mức lãi hợp lý (khoản 2
Điều 2 ADA).
- Giá xuất khẩu của hàng hóa: Giá nhập khẩu của hàng hóa thơng
thường là giá giao dịch của sản phẩm mà người bán ở nước xuất khẩu bán
hàng hóa cho nhà nhập khẩu ở nước nhập khẩu. Trên thực tế khi điều tra
chống bán phá giá, việc xác định mức giá nhập khẩu đơn giản hơn nhiều so
với mức giá thông thường. Bởi vì các nhà nhập khẩu khi đưa hàng hóa vào
nước mình đều phải khai báo giá nhập khẩu với hải quan.
Tuy vậy cũng có một số trường hợp khó xác định giá nhập khẩu. Ví
dụ, nếu giao dịch được thực hiện giữa cơng ty mẹ và cơng ty con thì giá xuất
khẩu sẽ không được thể hiện trong hợp đồng. Ví dụ thứ hai là trường hợp
hàng hóa được trao đổi theo phương thức hàng đổi hàng chứ không phải mua
bán. Trường hợp này cũng không xác định được giá bán cụ thể. Ví dụ thứ ba
là khi giao dịch mua bán được thực hiện thông qua sự sắp xếp giữa các doanh
nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu nằm trong cùng hiệp hội với nhau. Trường

25


×