Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

(Luận văn thạc sĩ) phòng chống mua bán phụ nữ và trẻ em tiếp cận từ góc độ quyền con người và thực tiễn tại thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THANH BÌNH

PHßNG CHèNG MUA BáN PHụ Nữ Và TRẻ EM:
TIếP CậN Từ GóC Độ QUYềN CON NGƯờI
Và THựC TIễN TạI THàNH PHố HảI PHßNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THANH BÌNH

PHßNG CHèNG MUA BáN PHụ Nữ Và TRẻ EM:
TIếP CậN Từ GóC Độ QUYềN CON NGƯờI
Và THựC TIễN TạI THàNH PHố HảI PHßNG
Chuyên ngành: Pháp luật về quyền con người
Mã số: 8380101.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN MẬU TUÂN

HÀ NỘI - 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của
riêng tơi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm
bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã hồn thành các mơn học
và đã thanh tốn các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật
Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy, tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tơi
có thể bảo vệ Luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thanh Bình


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới TS.
Nguyễn Mậu Tuân, người hướng dẫn khoa học giúp tôi thực hiện luận văn này. Sự
hướng dẫn, góp ý tận tình và những câu hỏi hóc búa của thầy đã giúp tơi định
hướng, quyết tâm và hoàn thành bản luận văn tốt hơn.
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy, cô giáo lớp Cao học Luật về
Quyền Con người khóa V đã giúp tơi lĩnh hội những kiến thức cơ bản về lĩnh vực
quan trọng này.
Xin trân trọng cảm ơn Khoa Luật Đại học Quốc gia đã tiên phong tổ chức
khóa học bổ ích và lý thú, các thầy, cơ giáo Khoa Luật, Phịng Đào tạo và Bộ mơn
Luật Hiến pháp-Hành chính đã tạo điều kiện giúp đỡ trong suốt thời gian khóa học
và thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn các bạn đồng môn và các đồng nghiệp tại Viện kiểm sát nhân

dân hai cấp thành phố Hải Phòng, các cơ quan UBND thành phố Hải Phịng, Văn
phịng Cơng an thành phố Hải Phòng, đã trao đổi thảo luận và cung cấp những
thơng tin, tư liệu hữu ích liên quan đến đề tài luận văn.
Cuối cùng, xin đặc biệt cảm ơn gia đình và những người bạn đã ủng hộ, động
viên, khích lệ tơi trong suốt q trình học tập và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 9 năm 2019

Nguyễn Thanh Bình


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu đồ
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MUA BÁN PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM ........ 6
1.1.

MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ MUA BÁN PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM ............... 6

1.1.1.

Khái niệm hành vi mua bán phụ nữ và trẻ em ........................................... 6

1.1.2.


Đặc điểm của mua bán phụ nữ và trẻ em ................................................... 8

1.2.

PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM .......................... 20

1.2.1.

Khái niệm phòng, chống mua bán phụ nữ và trẻ em ................................ 20

1.2.2.

Mối quan hệ giữa phòng, chống mua bán phụ nữ - trẻ em và bảo đảm
quyền con người ..................................................................................... 22

1.2.3.

Cơng tác phịng ngừa mua bán phụ nữ và trẻ em ..................................... 25

1.2.4.

Công tác phát hiện, xử lý hành vi mua bán phụ nữ và trẻ em................... 29

1.2.5.

Cơng tác bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân hịa nhập cộng đồng ............................ 33

1.3.

HỆ THỐNG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM VỀ PHÒNG,

CHỐNG MUA BÁN PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM ......................................... 35

1.3.1.

Hệ thống pháp luật quốc tế về phòng, chống múa bán phụ nữ và trẻ em ....... 35

1.3.2.

Các điều ước khu vực và song phương về phòng, chống mua bán phụ
nữ và trẻ em ............................................................................................ 38

1.3.3.

Pháp luật Việt Nam hiện hành về phòng chống mua bán phụ nữ và trẻ em.... 40

1.3.4.

Cơ chế phòng chống mua bán người ở Việt Nam .................................... 45

1.4.

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN PHỤ
NỮ VÀ TRẺ EM .................................................................................... 48

1.4.1.

Kinh nghiệm phòng, chống mua bán phụ nữ và trẻ em tại Vương
quốc Anh ................................................................................................ 48

1.4.2.


Kinh nghiệm phòng, chống mua bán phụ nữ và trẻ em tại Thái Lan ..... 50

Kết luận chương 1 ............................................................................................... 52


Chương 2: THỰC TIỄN CƠNG TÁC PHỊNG, CHỐNG MUA BÁN PHỤ
NỮ VÀ TRẺ EM Ở HẢI PHÒNG ....................................................... 54
2.1.
KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ HẢI PHỊNG....................................... 54
2.1.1.
2.1.2.
2.1.3.
2.2.

Vị trí địa lý, vị trí địa chính trị ................................................................ 54
Cơ cấu dân cư ......................................................................................... 55
Tình hình phát triển kinh tế, xã hội ......................................................... 56
THỰC TIỄN CƠNG TÁC PHỊNG, CHỐNG MUA BÁN PHỤ NỮ

2.2.1.
2.2.2.

VÀ TRẺ EM TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ...................................... 59
Thực trạng nạn MBPNTE tại Hải Phịng ................................................ 59
Cơng tác phịng ngừa hành vi mua bán phụ nữ và trẻ em tại Hải Phịng .......... 64

2.2.3.
2.2.4.
2.3.


Cơng tác phát hiện, xử lý hành vi mua bán phụ nữ và trẻ em tại Hải Phòng..... 69
Công tác bảo vệ, hỗ trợ các nạn nhân của mua bán phụ nữ và trẻ em
tại Hải Phòng .......................................................................................... 71
ĐÁNH GIÁ ............................................................................................ 72

2.3.1.
Kết quả đạt được ..................................................................................... 72
2.3.2.
Tồn tại, hạn chế ...................................................................................... 74
2.3.3.
Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế ................................................. 78
Kết luận chương 2 ............................................................................................... 83
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CƠNG TÁC PHỊNG,
CHỐNG MUA BÁN PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM ....................................... 85
3.1.
HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT ........................................ 85
3.2.
3.3.
3.4.
3.5.

TUYÊN TRUYỀN NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG ... 90
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐIỀU TRA, TRUY TỐ, XÉT XỬ
CÁC VỤ ÁN LIÊN QUAN ĐẾN MUA BÁN PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM ......... 91
TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC QUỐC TẾ VÀ THÚC ĐẨY VAI TRÒ
CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ ............................................... 92
GIẢI PHÁP ĐẶC THÙ RIÊNG ĐỐI VỚI CƠNG TÁC PHỊNG,
CHỐNG MUA BÁN PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM TẠI THÀNH PHỐ


HẢI PHÒNG .......................................................................................... 93
Kết luận chương 3 ............................................................................................... 95
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 98


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN:

Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á

BLHS:
BLDS:

(South East Asia Association)
Bộ luật Hình sự
Bộ luật Dân sự

BLTTHS:
BLTTDS:
CEDAW:
CRC:
HRBA:
ICCPR:
ICESCR:
ICERD:

LHQ:
LPCMBN:
MBN:

MBPNTE:
PCMBN:
PNTE:
TOC:
UDHR:
UNODC:

Bộ luật Tố tụng Hình sự
Bộ luật Tố tụng Dân sự
Cơng ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ
(Convention on the Elimination of All Forms of Discrimination Against Women)
Công ước về quyền trẻ em
Tiếp cận dựa trên quyền
(Human rights – based Approach)
Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị
(International Covenent on Civil and Political Rights)
Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa
(International Covenent on Economic, Social and Cultural Rights)
Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc
(International Convention on the Elimination of All Forms of Racial
Discrimination)
(Convention on the Rights of the Child)
Liên Hợp quốc
Luật Phòng, chống mua bán người
Mua bán người
Mua bán phụ nữ và trẻ em
Phòng, chống mua bán người
Phụ nữ, trẻ em
Công ước Liên hợp quốc về phòng chống tội phạm xuyên quốc gia
(The United Nations Convention against Transnational Organized Crime)

Tun ngơn tồn thế giới về quyền con người
(Universal Declaration Human Rights)
Văn phòng Liên hợp quốc về Ma túy và Tội phạm
(United Nations Office on Drugs and Crime)


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Số hiệu

Tên bảng, biểu đồ

Trang

Bảng 1.1

Trách nhiệm của các chủ thể trong bộ máy phòng, chống
mua bán người ở Việt Nam

46

Biểu đồ 1.1

Tỉ lệ nạn nhân của mua bán người phân theo độ tuổi và
giới tính năm 2016

10

Mục đích sử dụng nạn nhân mua bán người phân theo độ
tuổi và giới tính năm 2016


16

Biểu đồ 2.1

Cơ cấu dân cư thành phố Hải Phòng theo độ tuổi năm 2018

56

Biểu đồ 2.2

So sánh một số chỉ tiêu về phát triển kinh tế năm 2011 và
năm 2018 thành phố Hải Phòng

65

Biểu đồ 1.2

Biểu đồ 2.3

Biểu đồ 2.4

Cơ cấu chi ngân sách thành phố Hải Phòng năm 2011 và
năm 2018

66

Một số tỉ lệ về học tập tại Hải Phòng phân theo giới tính,
thành thị/Nơng thơn


75


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm nói chung, tội phạm mua bán
người nói riêng có những diễn biến hết sức phức tạp và có chiều hướng gia tăng cả
về số vụ việc và tính chất mức độ nghiêm trọng với thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo
quyệt gây nhiều khó khăn cho cơng tác đấu tranh, phịng ngừa của các cơ quan chức
năng. Hành vi mua bán người đã xâm hại nghiêm trọng đến quyền con người, quyền
công dân của các nạn nhân. Việc mua bán, trao đổi, sử dụng các nạn nhân vào các
mục đích như bóc lột tình dục, lao động cưỡng bức hay lấy đi các bộ phận cơ thể
người là trái với nhân phẩm, giá trị con người, đe dọa đến hạnh phúc của mỗi cá
nhân, gia đình và cộng đồng.
Ở Việt Nam, hoạt động mua bán người diễn ra hết sức phức tạp trên phạm vi cả
nước, đặc biệt là các khu vực biên giới, cửa khẩu, các địa bàn kinh tế chậm phát triển.
Phương thức, thủ đoạn của các đối tượng phạm tội cũng liên tục thay đổi, tội phạm có
tính chất chun nghiệp, xuyên quốc gia. Mức lợi nhuận khổng lồ từ việc mua bán
người khiến các đối tượng bất chấp pháp luật, đạo đức, ngày càng táo tợn, tinh vi hơn.
Phụ nữ, trẻ em, người lao động di trú và những người thuộc các nhóm dễ bị tổn
thương khác là mục tiêu ưa thích mà các đối tượng mua bán người hướng tới. Họ thiếu đi
khả năng tự bảo vệ bản thân trước những sự cám dỗ, lừa dối hay cưỡng bức của những
kẻ mua bán người trong khi các cơ chế bảo vệ quyền của họ chưa mang lại hiệu quả như
mong đợi. Ở Việt Nam hiện nay, phụ nữ và trẻ em chiếm phần lớn trong số nạn nhân của
tội phạm mua bán người. Theo kết quả điều tra của các cơ quan chức năng:
Hiện tồn quốc có hơn 22.000 phụ nữ, trẻ em vắng mặt lâu ngày
không rõ lý do, khơng có tin tức, nhiều người trong số này nghi bị mua
bán; hơn 80.000 phụ nữ xuất cảnh và xuất cảnh trái phép ra nước ngoài lấy
chồng, hoặc xuất cảnh trái phép ra nước ngồi tìm kiếm việc làm, hơn
20.000 trẻ em được cho nhận làm con ni có yếu tố nước ngồi. Trong số

này có rất nhiều là nạn nhân của tơi phạm mua bán người, bị bóc lột sức
lao động, bóc lột tình dục, bán nội tạng, …[65].

1


Việc giải cứu đưa hồi hương các nạn nhân của tội phạm mua bán người rất
khó khăn và phức tạp, địi hỏi nỗ lực khơng chỉ một quốc gia. Điều kiện kinh tế,
trình độ nhận thức cịn hạn chế trong khi hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ
án mua bán người cịn gặp nhiều khó khăn trong lý luận và thực tiễn dẫn tới việc
chưa thể trấn áp được loại tội phạm này.
Với diễn biến phức tạp thời gian qua, nhiệm vụ phòng, chống mua bán người
đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu cũng
như dư luận xã hội. Tuy nhiên, trong phạm vi hữu hạn của luận văn thạc sĩ rất khó
có được nghiên cứu đầy đủ, tồn diện về loại hành vi này, nên tơi đã xác định
hướng nghiên cứu của mình về nhóm đối tượng là nạn nhân chủ yếu tội phạm mua
bán người tại Việt Nam là phụ nữ và trẻ em.
Phòng, chống mua bán người nói chung, phịng, chống mua bán phụ nữ và
trẻ em nói riêng có mối quan hệ rất mật thiết với công tác bảo vệ quyền con người.
Trong nhiều văn kiện quốc tế về quyền con người đã khẳng định phòng chống mua
bán người là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, là một phần của công
cuộc đấu tranh bảo vệ, thúc đẩy thực thi quyền con người trên thế giới. Ngược lại,
khi bảo vệ tốt các quyền con người cũng nêu ra như một giải pháp để phòng ngừa
nạn mua bán phụ nữ và trẻ em trong các văn kiện về lĩnh vực này.
Thành phố Hải Phịng với vị trí là một trong những trung tâm giao thương
của miền Bắc Việt Nam, là địa phương đang có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và
đơ thị hóa cao hàng đầu cả nước hiện nay, đồng thời cũng là địa phương được xác
định là một trong những địa bàn trọng điểm của tội phạm mua bán người. Trong
những năm qua, cơng tác đấu tranh, phịng chống mua bán phụ nữ và trẻ em, công
tác bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em tại thành phố Hải Phòng đã đạt được những

kết quả nhất định, tuy nhiên cũng cịn nhiều điểm bất cập, khó khăn.
Do đó tơi lựa chọn đề tài “Phịng chống mua bán phụ nữ và trẻ em: Tiếp
cận từ góc độ quyền con người và thực tiễn tại thành phố Hải Phòng” làm Luận
văn Thạc sỹ luật học chuyên ngành Pháp luật về quyền con người với mục tiêu phân
tích, làm rõ các vấn đề về lý luận, đánh giá thực tiễn và đưa ra các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả cơng tác phịng, chống mua bán phụ nữ và trẻ em.

2


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trên thế giới đã có một số cơng trình nghiên cứu về phịng chống tội phạm
mua bán người nói chung và phịng chống mua bán phụ nữ và trẻ em nói riêng. Các
nghiên cứu trước đây về tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em chủ yếu dưới góc độ xã
hội học và tội phạm học:
- Luận văn thạc sĩ “Compensation for traffickes person from state funds”,
Lisanne de Weerd, Amsterdam University.
- Luận văn thạc sĩ “Trafficking in women and girls for purpose of
commerical sexual exploitation within Vietnam – A socio-legal study”, Linh Pham
Thi Ngoc, Bristol Law University.
- Luận văn tiến sĩ “Preventing crime and protecting victims through interagency cooperation, Tien Hoang Le, QueensLand University of Technology.
- Hướng dẫn “Bali Process Policy Guide on Criminalizing Trafficking in
Persons – Vietnamese”, Bộ Tư pháp Việt Nam.
- Luận văn thạc sĩ “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội mua bán người trong
luật hình sự Việt Nam”, Đoàn Ngọc Huyền, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội.
- Luận văn thạc sĩ “Phòng, chống buôn bán người ở Việt Nam, thực trạng và
giải pháp”, Nguyễn Hữu Quang, Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội.
- Nghiên cứu “Tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới Việt Nam”,
Đặng Xuân Khang, Đề tài nghiên cứu cấp bộ của Bộ Công An Việt Nam.
- “Phịng chống bn bán và mại dâm trẻ em”, Vũ Ngọc Bình, nhà xuất bản

Cơng an nhân dân.
- “Tình hình tội phạm mua bán phụ nữ qua biên giới nước ta và hoạt động
phòng ngừa của bộ đội biên phịng”, Phùng Văn Hùng, Tạp chí Cơng an nhân dân
số 10 năm 2004.
…..
3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích
Nghiên cứu các vấn đề lý luận về tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em, tiếp

3


cận cơng tác phịng chống mua bán phụ nữ và trẻ em dựa trên các quyền con người,
đi sâu phân tích, liên hệ các quy định của Luật nhân quyền quốc tế và pháp luật Việt
Nam về phòng ngừa và đấu tranh với nạn mua bán phụ nữ và trẻ em. Từ thực tiễn
cơng tác phịng chống mua bán phụ nữ và trẻ em ở Hải Phòng đưa ra những kiến
nghị hồn thiện chính sách pháp luật liên quan.
Cụ thể đề tài cần tập trung giải quyết các vấn đề sau đây:
- Phân tích các vấn đề lý luận về mua bán phụ nữ và trẻ em; phòng, chống
mua bán phụ nữ trẻ em và cách tiếp cận dựa trên quyền.
- Liệt kê, phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế về quyền
của phụ nữ và trẻ em và phòng chống mua bán phụ nữ và trẻ em, đồng thời đánh giá
tính tương thích của các quy định của pháp luật Việt Nam với Luật nhân quyền
quốc tế, làm rõ những vấn đề thiếu sót, đồng bộ của pháp luật Việt Nam.
- Phân tích kinh nghiệm phòng, chống mua bán người của một số quốc gia
trên thế giới và liên hệ với thực tiễn tại Việt Nam.
- Diễn biến và thực tiễn cơng tác phịng ngừa và đấu tranh với nạn mua bán
phụ nữ và trẻ em tại Hải Phịng trong đó tập trung làm rõ những hạn chế, khó khăn
và nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn đó.
-Từ những phân tích lý luận và đánh giá thực tiễn nêu trên, đề xuất giải pháp

hồn thiện hệ thống pháp luật và khung chính sách phòng, chống mua bán phụ nữ
và trẻ em. Đưa ra khuyến nghị cụ thể đối với các cơ quan liên quan của Việt Nam
để thực hiện có hiệu quả cơng tác phòng chống mua bán phụ nữ và trẻ em.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành đối với đối tượng là người thực hiện hành vi mua
bán phụ nữ và trẻ em, nạn nhân của nạn mua bán phụ nữ và trẻ em, các cơ quan tổ
chức đang thực hiện cơng tác phịng, chống mua bán phụ nữ và trẻ em, hệ thống các
quy định của pháp luật và chính sách thực thi trong thực tế của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, một số nước trên thế giới, hệ thống luật nhân quyền quốc
tế về vấn đề này. Thực tiễn triển khai và kết quả đạt được tại thành phố Hải Phòng.
Phạm vi nghiên cứu được giới hạn tại thành phố Hải Phòng và một số địa

4


phương mà tình hình tội phạm mua bán người diễn biến phức tạp trong khoảng thời
gian 08 năm kể từ khi năm 2011 đến năm 2018.
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài tiếp cận phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác - Lênin, quan điểm của quốc tế và Việt Nam về phòng chống mua bán
phụ nữ và trẻ em. Các phương pháp nghiên cứu cơ bản được áp dụng trong quá
trình nghiên cứu đề tài bao gồm: phương pháp phân tích, điều tra, tổng hợp, hệ
thống, phỏng vấn trực tiếp nạn nhân hoặc người có trách nhiệm v.v. để luận giải,
khái quát và phân tích thực tiễn, tổng hợp và đánh giá theo mục đích của đề tài.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham
khảo, đề tài được cấu trúc làm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về mua bán phụ nữ và trẻ em.
Chương 2: Thực tiễn cơng tác phịng, chống mua bán phụ nữ và trẻ em tại
thành phố Hải Phòng.

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác phịng chống mua bán phụ
nữ và trẻ em.

5


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MUA BÁN PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ MUA BÁN PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM
1.1.1. Khái niệm hành vi mua bán phụ nữ và trẻ em
Khi xã hội có sự phân hóa giàu nghèo, phân chia giai cấp, dẫn tới sự ra đời
của nhà nước Chiếm hữu nô lệ thì con người đã bị coi là một loại hàng hóa quan
trọng, được mua bán trao đổi một cách cơng khai. Con người đã trở thành một trong
những loại tài ngun quan trọng nhất, với tiềm năng khơng thể tính toán đã mang
lại những khoản lợi nhuận khổng lồ. Ngày nay, bất chấp các giá trị đạo đức hay
những quy định mang tính pháp lý thì mua bán người vẫn đã và đang xảy ra ở khắp
nơi trên thế giới.
Theo Điều 3, Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị và trấn áp tội buôn bán
người, đặc biệt phụ nữ và trẻ em, bổ sung Công ước TOC (sau đây gọi tắt là nghị
định thư Palermo) được thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2000, khái niệm "Buôn
bán người” được hiểu như sau:
(a) “Buôn bán người” là việc tuyển mộ, vận chuyển, chuyển giao,
chứa chấp hoặc nhận người nhằm mục đích bóc lột bằng cách sử dụng
hay đe dọa sử dụng vũ lực hay bằng các hình thức ép buộc, bắt cóc, gian
lận, lừa gạt, hay lạm dụng quyền lực hoặc vị thế dễ bị tổn thương hay
bằng việc đưa hay nhận tiền hay lợi nhuận để đạt được sự đồng ý của
một người đang kiểm soát những người khác. Hành vi bóc lột sẽ bao
gồm ít nhất việc bóc lột mại dâm hay những hình thức bóc lột tình dục
khác, các hình thức lao động hay phục vụ cưỡng bức nơ lệ hay những
hình thức tương tự nơ lệ, khổ sai hoặc lấy đi bộ phận cơ thể;

(b) Việc một nạn nhân của buôn bán người chấp nhận sự bóc lột
có chủ ý được nêu tại khoản (a) trên đây sẽ khơng được tính đến nếu bất
kỳ một cách thức nào nêu trong khoản (a) đã được sử dụng;
(c) Việc tuyển dụng, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp hay

6


nhận một đứa trẻ nhằm mục đích bóc lột sẽ bị coi là “buôn bán người”
ngay cả khi việc này được thực hiện khơng cần dùng đến bất cứ hình
thức nào được nói đến trong khoản (a) điều này;
(d) “Trẻ em” có nghĩa là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi [28].
Tại điều 1 Luật trẻ em 2016 của Việt Nam quy định trẻ em là người dưới 16
tuổi [42]. Tuy nhiên quy định như vậy là chưa phù hợp với các công ước và thông lệ
quốc tế đặc biệt là công ước LHQ về quyền trẻ em (CRC) mà Việt Nam là thành
viên. Do đó trong khn khổ luận văn này, trẻ em được hiểu là người dưới 18 tuổi.
LPCMBN năm 2011 của Việt Nam không đưa ra khái niệm mua bán người
mà tại Điều 3 chỉ quy định các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:
Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức
lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vơ nhân đạo khác;
tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao
động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vơ nhân đạo khác hoặc để
thực hiện hành vi đã quy định; cưỡng bức người khác thực hiện một trong
các hành vi như đã quy định; môi giới để người khác thực hiện một trong
các hành vi đã được nêu trên; trả thù, đe dọa trả thù nạn nhân, người làm
chứng, người tố giác, người tố cáo, người thân thích của họ hoặc người
ngăn chặn hành vi theo quy định; lợi dụng hoạt động phòng, chống mua
bán người để trục lợi, thực hiện các hành vi trái pháp luật; cản trở việc tố
giác, tố cáo, khai báo và xử lý hành vi quy định tại Điều này; kỳ thị, phân
biệt đối xử với nạn nhân; tiết lộ thông tin về nạn nhân khi chưa có sự đồng

ý của họ hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân; giả mạo là nạn nhân;
hành vi khác vi phạm các quy định của Luật này [37, Điều 3].
Tại khoản 1 Điều 150 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 của Việt
Nam (sau đây gọi tắt là BLHS năm 2015) quy định:
Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn
khác thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm
đến 10 năm:

7


a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản
hoặc lợi ích vật chất khác;
b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng
bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vơ nhân
đạo khác;
c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hành vi
quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này [50, Điều 150].
Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019 của Hội đồng thẩm phán,
Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 150 về tội MBN và Điều 151 về
tội MBN dưới 16 tuổi của BLHS định nghĩa:
Mua bán người là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt
hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây:
a) Chuyển giao người để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;
b) Tiếp nhận người để giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;
c) Chuyển giao người để người khác bóc lột tình dục, cưỡng bức lao
động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vơ nhân đạo khác;
d) Tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy
bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vơ nhân đạo khác
đ) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện

hành vi chuyển giao người theo hướng dẫn tại điểm a và điểm c khoản
này [18, Điều 150, 151].
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có một khái niệm cụ thể, riêng biệt
cho hành vi MBPNTE. Tuy nhiên có thể đưa ra nhận thức chung rằng: MBPNTE là
hành vi sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực, lừa dối hoặc thủ đoạn khác để tuyển
mộ, vận chuyển, chứa chấp, chuyển giao, tiếp nhận phụ nữ và trẻ em vì đạt được lợi
ích vật chất, để tiến hành bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể
của nạn nhân hoặc vì mục đích vơ nhân đạo khác.
1.1.2. Đặc điểm của mua bán phụ nữ và trẻ em
* Về nạn nhân của mua bán phụ nữ và trẻ em (đối tượng mua bán)
Một số quốc gia đưa ra khái niệm nạn nhân bị bn bán như: Luật Phịng,

8


chống buôn bán người năm 2005 của Sierra Leone quy định: "nạn nhân" có nghĩa là
người đã phải gánh chịu thiệt hại, bao gồm thiệt hại về thể chất hoặc tinh thần, đau
khổ về tâm lý hoặc tổn thất về kinh tế hoặc thiệt hại đáng kể về các quyền con
người cơ bản của họ, do các hành vi bị coi là vi phạm theo quy định của Luật này;
Luật Phịng, chống bn bán người của Philippin quy định: Nạn nhân bị buôn bán:
một người bị buôn bán bất chấp sự đồng thuận của anh ta hoặc cô ta về việc vận
chuyển, chuyển giao, bán hoặc những hoạt động khác liên quan đến bn bán
người; Luật Phịng, chống bn bán người của Myanma quy định: Nạn nhân bị
buôn bán là người là đối tượng của hành vi buôn bán người; Luật về Phịng, chống
bn bán người của nước Cộng hồ Azerbaijan quy định: Nạn nhân của việc buôn
bán người - một người chịu đau đớn hoặc có cơ sở để cho rằng họ phải chịu đau đớn
từ việc buôn bán người [53, tr.12].
Theo tài liệu hướng dẫn về việc “Soạn thảo Luật chống buôn người” của cơ
quan Chống Ma túy và Tội phạm LHQ thì:
Nạn nhân là đối tượng bị xâm phạm bởi hành vi mua bán người và

được các cơ quan chính phủ có thẩm quyền hay những tổ chức phi chính
phủ (NGOs) hoạt động trong lĩnh vực phịng chống buôn người tin một
cách hợp lý rằng họ là nạn nhân của nạn bn người, bất kể lúc đó thủ
phạm đã bị phát hiện, bắt giữ, truy tố và kết án chưa [55, tr.34].
Ở đây, yếu tố chủ thể xác định nạn nhân bị mua bán được nhấn mạnh và
khơng chỉ bó hẹp trong các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà được mở rộng
sang các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực này. Việc mở rộng chủ thể
như vậy phù hợp với yêu cầu nêu ở Điều 6 khoản 3 Nghị định thư Palermo, trong
đó nêu rằng trong việc xác định nạn nhân bị buôn bán, các cơ quan nhà nước phải
phối hợp với các tổ chức phi chính phủ. Với việc huy động sự tham gia của các tổ
chức phi chính phủ có chuyên môn, nguồn nhân lực chuyên nghiệp, giàu kinh
nghiệm trên lĩnh vực PCMBN sẽ giúp dễ dàng phát hiện và tránh được tình trạng bỏ
lọt nạn nhân bị mua bán.
Theo báo cáo về MBN người năm 2018 của UNODC thì hầu hết các nạn
nhân được phát hiện là phụ nữ và có ngày càng nhiều hơn trẻ em gái bị phát hiện.

9


Năm 2016 trong số các nạn nhân được phát hiện nam giới chiếm 21%, phụ nữ
chiếm 49%, trẻ em gái chiếm 23%, trẻ em trai chiếm 7% [77, tr.25].

Biểu đồ 1.1: Tỉ lệ nạn nhân của MBN phân theo độ tuổi và giới tính năm 2016
(Nguồn: Jean-Luc Lemahieu, Angela Me (2018), Global Report on Trafficking in
Persons 2018, UNODC, New York)

Còn theo báo cáo của Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ Việt
Nam, từ năm 2012 – 2017, lực lượng chức năng đã tổ chức giải cứu và tiếp nhận
khoảng 7500 người. Qua điều tra, rà soát cho thấy trên 90% nạn nhân bị mua bán là
phụ nữ và trẻ em; trên 80% nạn nhân thuộc các dân tộc thiểu số, trình độ học vấn,

nhận thức, tiếp cận thơng tin ít hơn và có hồn cảnh kinh tế khó khăn; hơn 70% nạn
nhân làm nơng nghiệp hoặc khơng có việc làm; 37,2% khơng biết chữ và khoảng
6,8% nạn nhân là người trẻ tuổi, học sinh, sinh viên [62].
Phụ nữ luôn là mục tiêu hàng đầu của tội phạm mua bán người bởi lẽ phụ nữ
thường phải ở vị trí yếu thế khi tham gia vào đời sống kinh tế, văn hóa xã hội hay
chính trị, bị phân biệt đối xử, chịu nhiều gánh nặng do thiên chức làm mẹ. Dù cho
phong trào đấu tranh bảo vệ quyền của phụ nữ đã diễn ra từ rất sớm và có những kết
quả nhất định nhưng chưa thể giải quyết triệt để vấn đề. Còn đối với trẻ em là việc
chưa trưởng thành về thể chất và tinh thần đẫn tới sự phụ thuộc về điều kiện sinh
sống, hạn chế trong nhận thức và khả năng tự bảo vệ bản thân.

10


Trước đây nhiều nghiên cứu chỉ tập trung vào đối tượng phụ và trẻ em gái,
tuy nhiên thực tế hiện nay thì các trẻ em trai cũng đã và đang là những nạn nhân
tiềm năng của những kẻ mua bán người. Khác với trẻ em gái, chuẩn mực về giới và
định kiến về nam tính tạo ra những rủi ro “kép”. Bởi lẽ, trong nhận thức của các trẻ
em trai, họ mạnh mẽ hơn, có nhu cầu khám phá thế giới cao hơn, khả năng bảo vệ
bản thân cao hơn các trẻ em gái khiến các em dễ trở thành nạn nhân của MBPNTE
hơn, trong khi định kiến về nam tính lại khiến người dân cho rằng các em khơng có
hoặc ít có khả năng là mục tiêu hướng đến của hành vi MBPNTE vì mục đích bóc
lột tình dục nên ít được chú ý, bảo vệ hơn. Điều này là sai lầm bởi lẽ các trẻ em trai
có sức lao động tốt hơn các trẻ em gái, hành vi xâm hại tình dục các trẻ em được
phát hiện ngày càng nhiều cho thấy nhu cầu này không hề nhỏ, ở các nước có tư
tưởng phải có con trai để nối dõi thì nhu cầu nhận hoặc mua trẻ em để làm con nuôi
cũng rất lớn. Tổng thế những yếu tố đó dẫn đến nguy cơ, rủi ro tiềm năng của trẻ
em nam không hề thấp hơn trẻ em gái.
* Về nguyên nhân xảy ra hành vi mua bán phụ nữ và trẻ em
Cơng ước ASEAN về phịng chống mua bán người đặc biệt là phụ nữ và trẻ

em đã khẳng định: “…nguyên nhân của việc mua bán người bao gồm sự kết hợp
của nhiều yếu tố, trong đó có tham nhũng trong khu vực cơng, sự nghèo đói, kinh tế
bất ổn, hệ thống pháp luật kém hiệu quả, phạm tội có tổ chức, các yếu tố gia tăng
các hình thức bóc lột con người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em …”[17].
Xét từ phía các nạn nhân thì nguyên nhân của việc bị lừa dối hay cưỡng ép
trở thành nạn nhân của mua bán phụ nữ và trẻ là do họ ở trong hồn cảnh nghèo đói,
thu nhập thấp, khuyết tật, khơng được chăm sóc sức khỏe cơ bản, có những khoản
nợ khơng có khả năng chi trả, khơng có sự chăm sóc của gia đình thiếu hiểu biết,
thiếu thơng tin, trình độ học vấn thấp, nhận thức về pháp luật không đầy đủ, sự
xuống cấp của các giá trị đạo đức nền tảng. Những điều này có thể xuất phát từ:
- Đặc điểm địa- chính trị, địa-kinh tế nơi họ sinh sống như: các quốc gia
nghèo đói hoặc đang phát triển, khu vực miền núi, biên giới hải đảo, khu vực xảy ra
chiến tranh, xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, v.v…

11


- Đặc điểm của nhóm mà họ là thành viên: người dân tộc thiểu số, người bản
địa, người khuyết tật, người lao động di trú v.v…
- Tác động tiêu cực từ hành vi của cá nhân, cơ quan, tổ chức: bị mất sinh kế,
nơi cư trú do hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hay cưỡng chế di
dời không thỏa đáng của nhà nước, là nạn nhân của tội phạm hay bị kì thị, phân biệt
đối xử bởi cộng đồng, không được hưởng thụ chế độ giáo dục phù hợp, vướng mắc
vào các tệ nạn xã hội v.v…
- Nạn nhân của điều kiện tự nhiên cực đoan: bị mất tài sản tích lũy, nơi ở hay sinh
kế do thiên tai, biến đổi khí hậu, v.v… mà khơng có sự hỗ trợ cần thiết từ cộng đồng.
Cịn từ góc độ nhân quyền thì có thể đánh giá ngun nhân do các quyền của
các nạn nhân bị xâm hại, được thực thi không đầy đủ và nhà nước – chủ thể chịu trách
nhiệm chính trong việc tơn trọng, thúc đẩy, thực thi và bảo vệ quyền con người chưa
làm tốt nhiệm vụ của mình. Có thể bao gồm một hoặc nhiều hình thức vi phạm sau:

- Chưa ghi nhận đầy đủ các quyền con người trong hệ thống luật pháp.
- Chưa có biện pháp cần thiết và hợp lý để thúc đẩy thực thi quyền con người.
- Chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn việc xâm hại quyền con người.
- Trực tiếp xâm hại một số quyền con người.
Bên cạnh đó là thiếu đi sự tham gia có hiệu quả của cộng đồng, của các tổ
chức phi chính phủ hay các tổ chức quốc tế.
Cịn từ phía những đối tượng thực hiện hành vi mua bán người một phần cũng
có thể do họ phải ở trong hồn cảnh nghèo đói, khó khăn bởi những nguyên nhân
tương tự các nạn nhân, phải thực hiện hành vi MBPNTE để thu được các khoản lợi
phục vụ cuộc sống, hoặc cũng có thể do sự tham lam, nhận thức hạn chế về quyền của
những người khác. Nhiều đối tượng thực hiện hành vi mua bán người từng là nạn nhân
của chính hành vi này, cũng có đối tượng là người thân, bạn bè của nạn nhân vì các
khoản lợi nhuận mà bất chấp các quy định của pháp luật hay những quy phạm đạo đức.
* Về hành vi mua bán phụ nữ và trẻ em
Thực hiện một hoặc nhiều hành vi trong các hành vi: tuyển mộ, vận chuyển,
chứa chấp, chuyển giao, tiếp nhận, sử dụng người bị mua bán vào các mục đích trái
pháp luật hoặc vơ nhân đạo.

12


* Về phương thức, thủ đoạn thực hiện hành vi mua bán phụ nữ và trẻ em
Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019 của Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao liệt kê các phương thức thủ đoạn thực hiện hành vi MBN gồm:
Sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực, lừa dối hoặc các thủ đoạn
khác. Trong đó các thủ đoạn khác bao gồm: bắt cóc; cho nạn nhân uống
thuốc ngủ, thuốc gây mê, uống rượu, bia hoặc các chất kích thích mạnh
khác làm nạn nhân lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức, khả năng
điều khiển hành vi; đầu độc nạn nhân; lợi dụng việc môi giới hôn nhân,
môi giới đưa người đi lao động ở nước ngoài; lợi dụng chức vụ, quyền

hạn; lợi dụng tình thế bị lệ thuộc; lợi dụng tình thế dễ bị tổn thương hoặc
tình trạng quẫn bách của nạn nhân (ví dụ: lợi dụng tình trạng nạn nhân có
người thân bị bệnh hiểm nghèo cần tiền chữa trị ngay, nếu khơng sẽ nguy
hiểm đến tính mạng) [18].
Như vậy, MBPNTE được tiến hành bằng hai phương thức chính đó là:
Dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, ép buộc, bắt cóc, lạm dụng quyền
lực hoặc vị thế dễ bị tổn thương của nạn nhân để thực hiện hành vi mua bán trái ý
muốn của các nạn nhân. Duy chỉ trong trường hợp đối tượng bị mua bán là trẻ em
thì khơng cần tính đến việc bọn tội phạm có sử dụng hay không sử dụng các phương
thức này, nghĩa là kể cả khi trẻ em hồn tồn đồng tình với hành vi của bọn tội
phạm thì vẫn coi là mua bán trẻ em nếu có hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chuyển
giao, tiếp nhận, che giấu trẻ em... nhằm mục đích bóc lột.
Thủ đoạn thường dùng của các đối tượng MBPNTE là sử dụng vũ lực, đe
dọa sử dụng vũ lực hoặc các hình thức khác để bắt cóc nạn nhân (sử dụng thuốc
ngủ, chất gây mê, chất kích thích…), lợi dụng tình trạng yếu thế, quẫn bách, sử
dụng các khoản nợ khơng có khả năng chi trả của nạn nhân, để cưỡng ép nạn nhân
thực hiện các hình thức lao động trừ nợ ở xa gia đình, xa nơi cư trú hiện tại của nạn
nhân hoặc kết hôn để trả nợ. Sau khi cách ly nạn nhân với xã hội bằng cách giam
giữ, tước đi giấy tờ tùy thân hay phương tiện liên lạc, bằng nhiều hình thức ép buộc
khác nhau kể cả tra tấn cả về thể xác và tinh thần để khuất phục ý chí phản kháng

13


của các nạn nhân. Lúc này việc tiếp cận các trợ giúp pháp lý hay an ninh từ các cơ
quan chức năng là cực kì khó khăn bởi lẽ các nạn nhân thường có trình độ hạn chế,
khơng biết ngoại ngữ, khơng có giấy tờ tùy thân lại bị giam giữ hoặc cách ly ở khu
vực tách biệt, chịu sử giám sát nghiêm ngặt.
Đối với phụ nữ hạn chế về năng lực hành động và nhận thức, trẻ em không có
sự chăm sóc của người thân (bị bỏ rơi, mồ cơi, sống lang thang, xa gia đình, sống trong

các cơ sở tơn giáo,từ thiện,…), thì những kẻ MBPNTE cịn có thể lợi dụng sự lệ thuộc
của họ trực tiếp mua, bán thơng qua những người đang kiểm sốt họ: ví dụ như bác sĩ,
y tá đối với trẻ sơ sinh, người quản lý các trung tâm từ thiện, cơ sở tôn giáo,…
Ngày nay, việc hành vi MBN đã bị coi là tội phạm hình sự trên tồn cầu
nên việc MBPNTE không thể diễn ra công khai mà thường dưới nhiều vỏ bọc
khác nhau, và phương thức thứ hai cũng được sử dụng nhiều hơn đó là: Lừa đảo
các đối tượng MBPNTE, lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin, ham muốn về vật chất, tinh
thần, lừa đảo về cơ hội việc làm, thu nhập hay khai thác điểm yếu, hoàn cảnh khó
khăn của các nạn nhân để dụ dỗ, hứa hẹn. Trường hợp này rất khó đề phịng vì các
đối tượng mua bán người thường có quan hệ, hiểu biết nhất định đối với nạn nhân
như người thân, đồng nghiệp, đồng hương, người yêu …. Cùng với sự phát triển
của công nghệ thơng tin thì việc tiếp cận các nạn nhân cũng đơn giản hơn rất
nhiều thông qua các phương tiện liên lạc như điện thoại, email hay qua các mạng
xã hội trên nền tảng internet. Các nạn nhân sau khi tin vào những hứa hẹn hoặc đạt
được một phần lợi ích nhất định sẽ chủ động làm theo mà không có bất kì phản
kháng hay u cầu trợ giúp nào tới cơ quan chức năng. Với hình thức này các nạn
nhân được khỏi nơi cư trú hoặc đưa ra nước ngồi bằng các hình thức cơng khai
như đường hàng khơng, đường bộ, đường biển mà các cơ quan chức năng khơng
thể phát hiện. Thậm chí để chiếm được lịng tin của các nạn nhân các đối tượng
còn tiến hành các thủ tục pháp lý theo đúng quy định của quốc gia sở tại (ví dụ
như đăng ký kết hơn, đăng ký nhận con nuôi,…).
Một số lĩnh vực bị đánh giá là nhạy cảm, dễ có nguyên nhân phát sinh việc
mua bán phụ nữ và trẻ em như:

14


- Kết hơn với người nước ngồi;
- Nhận con ni (cả trong nước và nước ngoài);
- Đi lao động phổ thơng ở nước ngồi;

- Các ngành nghề kinh doanh giải trí nhạy cảm, dễ phát sinh hoạt động mại
dâm (quán bar, karaoke, dịch vụ lưu trú,…) [55, tr.18].
* Về mục đích của hành vi mua bán phụ nữ và trẻ em
Có 2 mục đích chính của hành vi mua bán người nói chung là trực tiếp thu được
các khoản tiền hay lợi ích vật chất khác từ hoạt động mua bán, trao đổi và mục đích bóc
lột để hưởng lợi. Trong đó bóc lột là yếu tố cốt lõi thể hiện bản chất nguy hiểm của loại
tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em - với tính chất là loại tội phạm nhằm vào con người,
xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể, nhân phẩm, danh dự và quyền tự do
của con người bóc lột hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm bóc lột tình dục, mại dâm, cưỡng
bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể,..). Mục đích “để bóc lột” là một trong những yếu tố
bắt buộc cấu thành khái niệm mua bán người, là căn cứ xuyên suốt để xác định mọi hành
vi trong chuỗi hành vi của tội MBN, lợi ích to lớn và lâu dài từ việc bóc lột các nạn nhân
cũng là nguyên nhân dẫn tới lợi ích của việc mua bán, trao đổi.
Hai hình thức bóc lột hàng đầu khi sử dụng các nạn nhân MBN nói chung và
MBPNTE nói riêng là bóc lột tình dục và lao động cưỡng bức. Phụ nữ bị mua bán
chủ yếu được sử dụng cho việc bóc lột tình dục, trong khi trẻ em thường được sử
dụng nhiều hơn cho mục đích lao động cưỡng bức tuy nhiên cũng có thể là cả hai
mục đích này. Ngồi ra việc mua bán phụ nữ, trẻ em gái để kết hơn cưỡng bức
khiến nạn nhân có thể bị sử dụng vào cả hai mục đích nêu trên. Cụ thể:
Một là, bóc lột tình dục: là hành vi ép buộc người khác thực hiện hành vi bán
dâm quan hệ tình dục trái ý muốn để đạt được các lợi ích khác (lợi ích về xã hội,
chính trị…), làm đối tượng sản xuất phim khiêu dâm, trình diễn phim khiêu dâm, trở
thành nơ lệ tình dục (là việc một người do bị lệ thuộc mà buộc phải phục vụ nhu cầu
tình dục của người khác). Khái niệm này khác với mại dâm ở việc ý thức tự nguyên,
không bị ép buộc của người thực hiện hành vi bán dâm. Công ước về trấn áp việc
buôn bán người và và bóc lột mại dâm người khác (1949) cho rằng mơi giới, dụ dỗ,
dẫn dắt một người nhằm mục đích mại dâm, bóc lột mại dâm kể cả với sự đồng ý của

15



người đó đều cần phải bị trừng phạt. Tuy nhiên, hiện nay nhiều quốc gia hợp thức hóa
hoạt động mại dâm (Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc,...)[67], điều này đòi hỏi rất cao
đối với công tác quản lý, nếu không sẽ dẫn tới việc cơng khai, hợp pháp hóa việc sử
dụng các nạn nhân của MBPNTE. Tại các quốc gia mà nền du lịch phát triển thì hình
thức phổ biến hiện nay của mại dâm hoặc bóc lột tình dục là “du lịch tình dục”.
Hai là, lao động cưỡng bức; ILO định nghĩa: Lao động cưỡng bức có thể
được hiểu là công việc được thực hiện một cách không tự nguyện và dưới sự đe dọa
của các hình thức trừng phạt. Nó bao gồm ép buộc làm việc thơng qua việc sử dụng
bạo lực hoặc đe dọa sử dụng bạo lực, hoặc bằng các biện pháp tinh vi hơn như thao
túng bằng các khoản nợ, giữ giấy tờ tùy thân hoặc đe dọa tố cáo với cơ quan quản lý
di trú. (Loại trừ một số trường hợp như: thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công
dân, nghĩa vụ trong các trường hợp khẩn cấp như thiên tai, chiến tranh, lao động
trong tù trong điều kiện phù hợp) [81]. Lao động cưỡng bức có thể tiến hành dưới
nhiều hình thức như lao động trong các công xưởng, nông trường, các hầm mỏ khai
thác tài nguyên thiên nhiên, hay làm việc trong các gia đình như hình thức nơ lệ.
Đáng lo ngại rằng nhận thức về lao động cưỡng bức hiện nay trong người
dân và một bộ cơ quan công quyền còn nhiều hạn chế. Phần lớn mọi người đều cho
rằng bóc lột sức lao động là vi phạm pháp luật, tuy nhiên nó khơng nguy hiểm như
hành vi mua bán người nên việc xử lý cịn thiếu tính kiên quyết và chế tài phù hợp.

Biểu đồ 1.2: Mục đích sử dụng nạn nhân MBN phân theo độ tuổi và
giới tính năm 2016
(Nguồn: Jean-Luc Lemahieu, Angela Me (2018), Global Report on Trafficking in
Persons 2018, UNODC, New York), tr.28.

16


Bên cạnh đó các nạn nhân của hành vi MNPNTE bị sử dụng vào một số mục

đích khác như:
- Bị buộc đi lính hoặc phục vụ cho các cuộc chiến tranh, xung đột: trong bối
cảnh tồn cầu hóa, chuyển từ đối đầu sang đối thoại nhưng các cuộc chiến tranh,
xung đột sắc tộc hay xung đột vũ trang vẫn tiếp tục diễn ra trên quy mơ tồn cầu, từ
các khu vực chậm phát triển như Châu phi đến các khu vực phát triển hơn như
Đông Âu hay Nam Mỹ. Các cuộc chiến tạo ra những dịng người tị nạn vì mất nhà
cửa, sinh kế, những đứa trẻ mồ côi hay những người tàn tật, đối tượng dễ dàng trở
thành nạn nhân của mua bán người đồng thời cũng tạo ra nhu cầu lớn về binh lính
hay những người phục dịch.
- Lấy đi bào thai, mô hoặc bộ phận cơ thể con người. Đáng lưu ý với sự phát
triển của y học hiện nay, nhu cầu ghép mô tạng hay bộ phận cơ thể người ngày càng
lớn trong khi việc hiến tạng hay sản xuất mơ tạng nhân tạo cịn rất hạn chế thì việc
sử dụng các nạn nhân của hành vi mua bán phụ nữ và trẻ em vào mục đích này đang
ngày càng phổ biến.
- Hơn nhân cưỡng bức: thường xuất hiện ở các quốc gia có tỉ lệ dân số mất
cân đối, nam giới đến tuổi kết hôn khơng tìm được người tự nguyện kết hơn với
mình nên xuất hiện nhu cầu mua phụ nữ hay trẻ em gái về làm vợ, thậm chí là quần
hơn, nhiều người lấy chung một vợ. Các nạn nhân vừa bị bóc lột tình dục lại vừa bị
bóc lột sức lao động và phải sinh con cho người mua họ. Trung Quốc đang nổi nên
là điểm nóng cho vấn nạn này do chính sách hạn chế sinh đẻ kéo dài trong nhiều
năm và tư tưởng truyền thống về việc phải có con trai để nối dõi.
- Mang thai hộ khơng vì mục đích nhân đạo. Luật hơn nhân và gia đình năm
2014 của Việt Nam định nghĩa:
Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự
nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng
mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ
thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của
người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của
người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.


17


×