Tải bản đầy đủ (.doc) (139 trang)

luận văn thạc sĩ Phát huy vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế kinh tế hộ gia đình nông dân ở tỉnh Kiên Giang hiệ nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.54 KB, 139 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, vấn đề giải phóng phụ nữ và thực hiện bình
đẳng giới được cộng đồng thế giới quan tâm nghiên cứu và trên thực tế đã đạt
được những thành tựu đáng ghi nhận.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên sự nghiệp giải phóng phụ nữ
cũng còn gặp nhiều trở ngại. Một thực tế cho thấy: phụ nữ góp phần to lớn
trong việc xây dựng gia đình, phát triển kinh tế-xã hội, song, những đóng
góp của họ chưa được ghi nhận một cách thỏa đáng. Xét trên góc độ kinh
tế, vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế (bao gồm cả phát triển kinh tế
gia đình và phát triển kinh tế - xã hội nói chung) vẫn chưa được đánh giá
đúng đắn.
Ở Việt Nam, từ năm 1986, trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội,
Đảng và Nhà nước chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế hộ gia đình là một đơn vị
kinh tế góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước. Những
năm qua ở nhiều địa phương trên cả nước, kinh tế hộ gia đình đã và đang
được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển. Trong việc phát triển kinh tế hộ gia
đình, cùng với nam giới, phụ nữ đã đóng góp phần tích cực và quan trọng.
Việc phát huy một cách có hiệu quả vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế
hộ gia đình không chỉ là cách giúp các hộ gia đình thoát nghèo, phát triển
kinh tế, vươn lên làm giàu, mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế-xã
hội phát triển, đồng thời là con đường để giải phóng phụ nữ một cách hữu
hiệu.
Kiên Giang là vùng đất nằm cuối cực nam của Tổ quốc, cách xa các
trung tâm, đô thị lớn của cả nước, phải gánh chịu hậu quả hết sức nặng nề của
1
chiến tranh và thường xuyên bị thiên tai nên sự phát triển kinh tế - xã hội còn
nhiều khó khăn. Song trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh,
Đảng bộ chính quyền và nhân dân tỉnh Kiên Giang rất coi trọng phát triển
kinh tế hộ gia đình và bước đầu đã thu được những kết quả nhất định, trong sự


thành công ấy có sự đóng góp không nhỏ của phụ nữ Kiên Giang.
Hiện nay, các ngành, đoàn thể ở Kiên Giang đã bắt đầu có nhận thức
đúng đắn hơn về vai trò, vị trí của phụ nữ, và đã có chính sách tạo điều kiện
cho phụ nữ phát huy vai trò của mình trong phát triển kinh tế gia đình và xã
hội. Vì vậy, khẳng định vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình là
một trong những nhiệm vụ quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội ở Kiên
Giang.
Song đến nay nhìn chung,việc phát huy vai trò của phụ nữ Kiên Giang
trong phát triển kinh tế hộ gia đình vẫn còn nhiều hạn chế. Chính vì lý do
trên, tôi chọn vấn đề: “Phát huy vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ
gia đình nông dân ở Kiên Giang hiện nay” làm đề tài của luận văn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Địa vị của trong các chế độ cũ, nhất là trong chủ nghĩa tư bản và con
đường giải phóng phụ nữ đã được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác -
Lênin tập trung nghiên cứu trong các tác phẩm: “Nguồn gốc của gia đình,của
chế độ tư hữu và của nhà nước” - “Gia đình thần thánh hay là phê phán sự
phê phán có tính chất phê phán” .
Bàn về địa vị của người phụ nữ trong các chế độ cũ và trong chủ nghĩa
tư bản, C. Mác và Ph.Ăngghen đã phân tích làm rõ tình cảnh của họ cả trong
gia đình và trong đời sống sản xuất xã hội.
Tìm hiểu về địa vị của người phụ nữ trong gia đình, Ph.Ăngghen đã
phân tích làm rõ những nguyên nhân căn bản dẫn đến sự hoán đổi vị trí của
hai giới trong lịch sử phát triển xã hội loài người.
2
Tìm hiểu về địa vị của người phụ nữ trong xã hội tư bản chủ nghĩa,
C.Mác và Ăngghen đã rất khách quan khi cho rằng: sự phát triển của công
nghiệp tư bản chủ ngĩa tạo ra những điều kiện cho phụ nữ có thể tham gia vào
các công việc sản xuất xã hội - song chỉ đối với phụ nữ vô sản mà thôi. Mặc
dù vậy, đó cụng là một xu hướng tiến bộ, bởi vì đó chính là tác nhân quan
trọng góp phần từng bước làm thay đổi nhận thức của xã hội về vị trí và vai

trò của phụ nữ.
Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nhà nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ngay từ những ngày đầu cách mạng đã quan tâm đến vấn đề
này, coi việc nâng cao vị trí, vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội
là một nhiệm vụ của sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Điều đó được thể hiện
trong bài viết: “Ba cuộc cách mạng với vấn đề giải phóng phụ nữ” (1996),
“Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ”.
Vấn đề lý luận và thực tiễn về phụ nữ và gia đình đã được các tổ chức
quốc tế và các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Có thể khái quát các kết
quả nghiên cứu đó theo các tuyến vấn đề sau:
Một là, những công trình nghiên cứu về gia đình và vai trò của người
phụ nữ dưới góc độ kinh tế.
“Phụ nữ nghèo nông thôn trong điều kiện kinh tế thị trường” (1996)
của Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Lân: “Vai trò của phụ nữ trong sản xuất nông
nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long” và “Phụ nữ Việt Nam trong chuyển đổi
kinh tế” (1998) của Thái Thị Ngọc Dư; “Kinh tế hộ gia đình trong bước
chuyển sang cơ chế thị trường ở nông thôn nước ta hiện nay”(2001); Luận án
tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị của Nguyễn Văn Ngừng.
Các công trình này đã luận giải nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn quan
trọng, làm sáng tỏ ở mức độ nhất định chức năng kinh tế của gia đình, các
hoạt động kinh tế sản xuất, hoạt động xã hội của các thành viên trong gia
3
đình, đặc biệt là vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế.
Hai là, các công trình nghiên cứu gia đình và vai trò của phụ nữ dưới
góc độ chính trị-xã hội.
Nguyễn Hồng Quán (1995) “Vai trò của phụ nữ trong gia đình ở nước
ta hiện nay”; “Vấn đề phụ nữ trong gia đình ở Việt Nam hiện nay, thực trạng
và giải pháp”(1997) luận án phó tiến sĩ Triết học, viện nghiên cứu Chủ nghĩa
Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,Hà Nội của Đặng Thị Linh; “Gia đình
phụ nữ Việt Nam với dân số văn hóa và sự phát triển bền vững” (2004) Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội, của Lê Thi; “Hiện tượng phụ nữ Việt Nam lấy
chồng Đài Loan của Phan An, Phan Quang Thịnh và Nguyễn Văn Quới;
“Phát huy vai trò của người phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh
Bạc liêu hiện nay” (2006) Luận văn Thạc sĩ Triết học, của Lê Cẩm Lệ.
Ở những góc độ khác nhau những công trình này đã đề cập đến đặc
điểm của gia đình Việt Nam, phân tích thực trạng vai trò của phụ nữ trong gia
đình, và xã hội ở nước ta; đồng thời, cũng nêu ra những phương hướng và giải
pháp thiết thực góp phần xây dựng gia đình Việt Nam, phát huy vai trò to lớn
của phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Ba là, các công trình nghiên cứu gia đình và vai trò người phụ nữ dưới
góc độ giới, các đề tài: “Phụ nữ giới và phát triển” (1996), Nxb Phụ nữ, Hà Nội,
của Lê Ngọc Hùng và Trần Thị Vân Anh; “Phụ nữ và bình đẳng giới trong
đổi mới ở Việt Nam” (1998), Nxb Phụ nữ, Hà Nội, của Lê Thi; “Nghiên cứu phụ
nữ giới và gia đình” (2003), Nxb Khoa học xã hội, của Nguyễn Linh Khiếu.
Những công trình trên bước đầu đặt cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu
phụ nữ - gia đình theo phương pháp tiếp cận giới - một phương pháp nghiên
cứu mới nhưng rất hiệu quả bởi các công trình này nghiên cứu vai trò của phụ
nữ trong mối quan hệ với nam giới.
Mặc dù vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội đã được các nhà
khoa học nghiên cứu một cách khá đậm nét, song vai trò của phụ nữ trong
phát triển kinh tế hộ gia đình vẫn chưa được đề cập một cách rõ nét.
4
Cho đến nay ở Kiên Giang chưa có công trình nào nghiên cứu về vai
trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở tỉnh. Vì vậy khi triển khai
đề tài ở khía cạnh mới này, tác giả luận văn chắc chắn cần đến những kết quả
nghiên cứu khoa học đã nêu như là những tài liệu tham khảo đáng quí để góp
phần làm sáng tỏ vấn đề đặt ra ở trên.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu luận văn
- Mục đích nghiên cứu của luận văn:
Từ lý luận về gia đình và vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế; từ

thực tiễn phát huy vai trò của phụ nữ Kiên Giang trong phát triển kinh tế hộ
gia đình thời gian qua, luận văn đề xuất phương hướng và những giải pháp
chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ Kiên Giang trong việc phát triển
kinh tế hộ gia đình nông dân ở tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới.
- Nhiệm vụ của luận văn:
Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung thực hiện những nhiệm
vụ sau:
* Làm rõ quan điểm kinh tế hộ gia đình, vai trò phụ nữ trong phát triển
kinh tế và kinh tế hộ gia đình
* Phân tích đặc điểm kinh tế hộ gia đình nông dân ở Kiên Giang và sự
cần thiết phải phát huy vai trò của phụ nữ Kiên Giang trong phát triển kinh tế
hộ gia đình nông dân
* Làm rõ thực trạng việc phát huy vai trò của phụ nữ Kiên Giang trong
phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân ở tỉnh
* Đề xuất những phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục phát
huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở Kiên Giang hiện nay
- Phạm vi nghiên cứu đề tài:
Dưới góc độ chính trị-xã hội, luận văn nghiên cứu làm rõ vai trò của
phụ nữ trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân ở tỉnh Kiên Giang
5
từ 1997 đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận:
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác -Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về vấn đề phụ nữ, gia đình và
kinh tế hộ gia đình.
- Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn thực hiện theo các phương pháp kết hợp lôgíc và lịch sử,
phân tích, tổng hợp tư liệu thực tế có liên quan nhằm giải quyết vấn đề đặt ra.
5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn

Luận văn góp phần làm rõ vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ
gia đình nông dân ở Kiên Giang; Đề xuất một hệ thống các giải pháp cơ bản
nhằm tiếp tục phát huy vai trò của phụ nữ Kiên Giang trong việc phát triển
kinh tế hộ gia đình nông dân.
Luận văn cung cấp tư liệu cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo của tỉnh và cán
bộ làm công tác liên quan đến chiến lược vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Kiên
Giang trong giai đoạn hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận-thực tiễn của luận văn
Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn góp phần làm cơ
sở lý luận cho việc xây dựng các chủ trương, chính sách của địa phương trong
việc hoạch định chiến lược tổng thể và những chính sách cụ thể vì sự tiến bộ
của phụ nữ, góp phần thúc đẩy phong trào phát triển kinh tế hộ gia đình ở tỉnh
Kiên Giang.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy
những vấn đề liên quan đến phụ nữ và gia đình ở các trường trong tỉnh và tài
liệu tham khảo, vận dụng trong chỉ đạo triển khai chiến lược vì sự tiến bộ của
phụ nữ và phong trào phát triển kinh tế hộ gia đình ở tỉnh Kiên Giang hiện nay.
6
7. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm phần mở đầu, tài liệu tham khảo, kết cấu thành 3
chương 6 tiết.

7
Chương 1
PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VAI TRÒ
CỦA PHỤ NỮ KIÊN GIANG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
HỘ GIA ĐÌNH NÔNG DÂN
1.1. VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH TẾ
HỌ GIA ĐÌNH NÔNG DÂN
1.1.1. Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế

Trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, chế độ mẫu hệ đã tồn
tại trong một thời kỳ dài. Đặc trưng nổi bật của chế độ này là phụ nữ đóng vai
trò chủ đạo trong gia đình, dòng họ; đồng thời có vai trò to lớn trong sinh hoạt
kinh tế và trong đời sống xã hội. Cùng với sự phát triển của lịch sử, ở các chế
độ xã hội khác nhau, vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế cũng có
những thay đổi và được thực hiện ở những mức độ khác nhau. Tuy vậy, thông
thường, ở tất cả các chế độ xã hội, phụ nữ vẫn đóng vai trò quan trọng trong
gia đình, đảm trách những công việc nội trợ, đồng thời tham gia vào các hoạt
động kinh tế như: chăn nuôi, trồng trọt, buôn bán, làm thuê để có thêm
nguồn thu nhập cho gia đình. Phụ nữ không những làm kinh tế mà còn là
người mẹ , người vợ có trách nhiệm giáo dục con cái, truyền đạt những giá trị
văn hóa cho thế hệ mai sau, hay nói cách khác họ đã có công lao to lớn trong
việc lưu giữ và truyền bá văn hóa cho dân tộc.
Tìm hiểu về vai trò của phụ nữ trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa
C.Mác và Ph. Ăngghen đã rất khách quan khi cho rằng: Sự phát triển của
công nghiệp tư bản chủ nghĩa đã tạo ra những điều kiện khách quan để phụ nữ
có thể tham gia vào hoạt động kinh tế của xã hội, mặc dù chỉ đối với phụ nữ
vô sản mà thôi. Đây là một xu hướng tiến bộ vì nó góp phần làm thay đổi
nhận thức của xã hội về vai trò của phụ nữ, từ đó xã hội có cái nhìn khách
8
quan hơn khi đánh giá vị trí và vai trò của phụ nữ. Họ không chỉ đảm đương
chức năng nội trợ và sinh đẻ đơn thuần, mà còn có khả năng tham gia làm
kinh tế, tạo ra nguồn thu nhập cho gia đình. Nhờ đó phụ nữ ngày càng trở nên
chủ động hơn về kinh tế và không còn lệ thuộc hoàn toàn vào người đàn ông.
Khẳng định điều này, C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Chúng tôi coi khuynh
hướng của nền công nghiệp hiện đại thu hút trẻ em và thiếu niên nam nữ tham
gia vào công việc sản xuất xã hội lớn lao là một khuynh hướng tiến bộ, lành
mạnh và chính đáng, mặc dù, trong chế độ tư bản nó đã mang những hình
thức quái gở’’ [16, tr.216].
Theo C.Mác và Ph. Ăngghen, việc sử dụng lao động nữ trong nền sản

xuất công nghiệp tư bản chủ nghĩa còn tạo ra cơ sở kinh tế mới cho sự phát
triển của gia đình ở hình thức cao hơn, đồng thời là yếu tố dẫn đến những
thay đổi trong quan hệ giữa nam và nữ khẳng định điều này được, Các.Mác
viết:
“…Trong khi đem lại cho phụ nữ, thiếu niên và trẻ em trai gái một vai
trò quyết định trong quá trình sản xuất xã hội có tổ chức ngoài phạm vi gia
đình, đại công nghiệp cũng vẫn tạo ra một cơ sở kinh tế mới cho hình thức
cao hơn của gia đình.’’
Tuy vậy, trong chủ nghĩa tư bản, việc sử dụng lao động nữ trong nền
sản xuất xã hội lại dẫn đến sự mâu thuẫn và xung đột giữa việc thực hiện chức
năng gia đình và chức năng xã hội của người phụ nữ. Sự xung đột này không
thể giải quyết triệt để trong chủ nghĩa tư bản, trái lại, nó càng làm trầm trọng
thêm tình trạng “một cổ hai tròng’’ của người phụ nữ, bởi lẽ họ vừa bị nô
dịch trong gia đình, vừa bị áp bức ngoài xã hội, khi giới chủ tư bản tìm mọi
thủ đoạn tinh vi để bóc lột lao động nữ và trẻ em- là loại lao động rẻ mạt và
dễ “ sai khiến ’’. Thực chất, giới chủ tư sản sử dụng lao động nữ trong các
công xưởng hoàn toàn không phải vì mục đích giải phóng họ khỏi những
9
công việc nặng nhọc trong gia đình, mà trước hết vì chính lợi ích của nhà tư
bản, đó là nhằm bóc lột lao động ngày càng nhiều hơn và tinh vi hơn, do vậy,
những xí nghiệp lớn thích mua lao động của đàn bà và trẻ em vì đây là loại
lao động rẻ mạt.
Ở đây, giới chủ đã khai thác triệt để tính cách của phụ nữ để phục vụ
cho lợi ích của chúng, đó là phụ nữ là thường xuyên chăm lo vun vén cho gia
đình, sẵn sàng hy sinh vì chồng, vì con, mà chấp nhận làm việc ở những nơi
có nguồn thu nhập thấp miễn là có tiền để trang trải cho cuộc sống gia đình;
đó là, phụ nữ thường cam chịu, nhẫn nhục, ngoan ngoãn, có lòng vị tha, ít
chống đối… vạch trần tính chất dã man và bóc lột tinh vi của giới chủ tư bản,
C. Mác đã trích dẫn báo cáo của Uỷ ban nghiên cứu của tổ chức và điều lệ của
các Tổ chức công liên ở Anh, đánh giá như sau:

Một chủ xưởng cho biết rằng, ông ta chỉ toàn dùng phụ nữ để
đứng máy dệt; ông thích sử dụng đàn bà có chồng rồi, nhất là những
người có gia đình mà họ phải nuôi; họ chăm chỉ hơn và dễ bảo hơn
là những phụ nữ chưa chồng và hơn nữa họ buộc phải làm việc cật
lực để kiếm được những tư liệu sinh hoạt cần thiết. Như vậy là
những đức tính đặc biệt của người phụ nữ lại quay trở lại làm hại
họ, cũng như sự dịu dàng nết na trong bản chất người phụ nữ đã trở
thành công cụ biến họ thành nô lệ và làm cho họ đau khổ [23, tr. 578].
Mục đích của chủ nghĩa tư bản là vì lợi nhuận, do đó giới chủ không
ngừng cải tiến kỹ thuật, cải tiến công nghệ sản xuất, mặt khác không ngừng
thay thế lao động nam giới bằng lao động phụ nữ vào tất cả các loại lao động,
kể cả những loại lao động nặng nhọc hao tổn nhiều sức lực và hoàn toàn
không phù hợp với lao động nữ. Đó là, những ngành nghề mang tính độc hại,
nặng nhọc và phụ nữ phải làm việc trong những điều kiện hết sức tồi tệ, do
vậy, không ít lao động nữ bị kiệt sức, suy sụp về thể xác và tinh thần, thậm
10
chí “chết chỉ vì lao động quá sức’’. C.Mác viết :
“Công nhân gồm đàn ông và đàn bà, người lớn và trẻ em thuộc cả hai
giới. Trong một số ngành thì ban đêm đàn bà và nữ thanh niên làm việc lẫn
lộn với đàn ông’’ [23, tr.377, 378].
Chủ nghĩa tư bản phát triển đã tạo ra các tiền đề kinh tế-xã hội cho
cuộc đấu tranh giải phóng các giai cấp bị áp bức bóc lột, giải phóng phụ nữ.
Nhưng bản thân chủ nghĩa tư bản khi xác lập vị trí của nó trên vũ đài lịch sử
lại không giải phóng được con người nói chung, phụ nữ nói riêng khỏi sự áp
bức trong gia đình và xã hội, thậm chí nó còn làm tăng cường sự áp bức bóc
lột và làm tha hóa phụ nữ. Trong tác phẩm “Phụ nữ và chủ nghĩa xã hội’’ của
A.Bebel (1840-1913 ) - là một nhà sáng lập Đảng dân chủ xã hội Đức-viết
vào năm 1879 đã chỉ ra rằng, địa vị của người phụ nữ xét cho cùng phụ thuộc
vào những quan hệ xã hội. Sự xuất hiện chế độ tư hữu là cơ sở của sự hạ thấp
phụ nữ và thậm chí “Coi khinh’’ phụ nữ.

Thời gian làm việc quá nhiều, làm cho phụ nữ không có điều kiện chăm
sóc gia đình, chăm sóc con cái mà chủ yếu giao phó cho người xa lạ trông
nom, đứa trẻ vì thế, do mẹ chúng phải làm việc quần quật 12 tiếng / ngày.
Ăngghen mô tả :
Những đứa trẻ lớn lên trong những điều kiện như thế sau này
đối với gia đình sẽ không có chút gì quyến luyến, đôi khi ở trong
gia đình mà chính bản thân họ xây dựng, chúng cũng không thấy
hương vị gia đình, vì chúng đã quá quen với cuộc sống lao động,
điều đó tất nhiên sẽ làm cho gia đình công nhân càng bị phá hoại
nghiêm trọng [24, tr.509].
Cho dù phải làm việc đầu tắt mặt tối cả ngày, song phụ nữ chỉ kiếm
được những đồng lương ít ỏi để có thể trang trải chút ít về điều kiện sống hiện
tại. C.Mác viết: “Tôi biết nhiều phụ nữ, là những người góa bụa có con nhỏ,
11
làm việc vất vả mà mỗi tuần cũng kiếm được 8-9 silinh, mà mỗi người khi đã
biết được giá cả những vật phẩm cần thiết nhất cho đời sống ở Anh thì phải
thừa nhận rằng, món tiền ít ỏi ấy không thể nào nuôi sống gia đình được’’
[24, tr. 502]. Vì vậy, nhà ở của họ rất tồi tàn, không có dụng cụ nhà bếp,
không có đồ dùng để giặt giũ,may vá, thiếu mọi thứ có thể làm cho đời sống
văn minh vui thú, làm cho gia đình hấp dẫn. C.Mác cho rằng: chỉ có cái chế
độ nhục nhã này mới khuyến khích người ta làm như thế, trẻ con sống như
cây cỏ dại, phụ nữ lao động giống như một nô lệ và phải chịu bao thứ tai họa.
Như vậy, trong chủ nghĩa tư bản.Người phụ nữ phải tham gia vào quá
trình lao động xã hội như nam giới, thậm chí họ rơi vào tình cảnh bị bóc lột
tồi tệ hơn nam giới, lao động của phụ nữ bị tha hóa “kép’’trong gia đình và
ngoài xã hội. Điều đó đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến gia đình và nhân
cách của phụ nữ.
Tiếp bước C.Mác và Ăngghen, V.I. Lênin đã phát triển học thuyết Mác
trong giai đoạn lịch sử mới-Giai đoạn chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh
tranh sang chủ nghĩa đế quốc và giai đoạn chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở

thành hiện thực. Lênin tố cáo rằng, dưới chế độ chủ nghĩa tư bản, phụ nữ tức
là một nửa nhân loại bị hai tầng áp bức. Ngay cả ở những nước cộng hòa tư
sản dân chủ nhất vào đầu thế kỹ XX, phụ nữ vẫn trong tình cảnh “một cổ hai
tròng’’ - vẫn bị mất bình đẳng, bị bóc lột và nô lệ cùng một lúc trong xã hội
và trong chính gia đình họ, vì pháp luật không cho họ có quyền bình đẳng với
nam giới, họ bị giam hãm trong chế độ gia đình, bị nghẹt thở dưới gánh nặng
những công việc bếp núc nhỏ nhặt nhất, lam lũ nhất, khổ cực nhất và làm cho
mụ người nhất. Ở giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, địa vị của người phụ nữ cũng
không có gì thay đổi, thậm chí còn tồi tệ hơn. Đối lập với cực bên kia là một
ít gia đình tư sản giàu có, lấy việc tăng lên của lợi nhuận làm mục tiêu thì sự
nghèo khổ bao trùm lên mọi tầng lớp gia đình trong xã hội. Trong những gia
12
đình khốn khổ này, phụ nữ đã sống khốn khổ nhất, họ sẵn sàng nhận số tiền rẻ
mạt để kiếm thêm cho bản thân hoặc gia đình một mẩu bánh mì. Cùng quẫn,
nhiều chị em rơi vào con đường nhục nhã, họ phải bán thân nuôi miệng.
Như vậy, phụ nữ là nạn nhân của sự bần hàn đói rách và bị đọa đày
trong kiếp “gia nô’’ đúng như Lênin đã chỉ ra :
Hàng triệu phụ nữ trong gia đình như vậy đang sống (hoặc nói
cho đúng hơn đang bị đọa đày ) trong kiếp “gia nô’’ , ra sức lo ăn,
lo mặc cho cả gia đình bằng từng xu nhỏ mà họ phải trả bằng sự cố
gắng phí thu 72 ngàn hàng ngày và bằng “Sự tiết kiệm’’ tất cả mọi
thứ - chỉ trừ có tiết kiệm lao động của bản thân [13, tr.463].
Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác-Lênin đã minh chứng rất rõ ràng
nguyên nhân của tình cảnh cùng khổ của giai cấp công nhân nói chung và của
phụ nữ nói riêng không phải là sự hà hiếp vặt vãnh, không phải là những thủ
đoạn bóc lột và thủ đoạn làm tiền ti tiện nào đó, mà chính là do chế độ tư bản
chủ nghĩa. Chế độ này khi xác lập vị trí của nó trên vũ đài chính trị thì nó
không thể giải phóng con người nói chung, giải phóng người phụ nữ nói riêng
khỏi sự áp bức gia đình và xã hội mà thậm chí còn làm tha hóa người phụ nữ.
Sự cùng khổ của lao động nữ dưới chủ nghĩa tư bản và sự bất bình đẳng

về giới đối với phụ nữ là vô cùng khủng khiếp. Vì chủ nghĩa tư bảnvới nền
tảng của nó là chế độ tư hữu đã không thể nào giải phóng phụ nữ, không tạo
điều kiện để phụ nữ phát huy vai trò của mình trong gia đình và ngoài xã hội,
mà còn tăng thêm sự áp bức bóc lột và sự tha hóa đối với họ. Điều đó cho
thấy cần có một cuộc cách mạng xã hội nhằm giải phóng người lao động bị
bóc lột - giải phóng phụ nữ, đó chính là cuộc cách mạng chủ nghĩa xã hội.
Như vậy, chủ nghĩa Mác- Lênin. Một mặt đã đánh giá cao vai trò của
phụ nữ trong phát triển kinh tế, mặt khác cũng chỉ rõ trong chủ nghĩa tư bản,
do bị chế định bởi chế độ chiếm hữu tư nhân, tư bản chủ nghĩa, nên vai trò
13
của phụ nữ trong phát triển kinh tế chưa được phát huy và tạo điều kiện để
hướng tới phát triển kinh tế gia đình, phát triển kinh tế xã hội và giải phóng
chính bản thân phụ nữ.
Từ những quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, nhìn vào xã hội Việt
Nam cổ truyền ta thấy: vị trí vai trò của phụ nữ được qui định bởi lý do kinh
tế. Việt Nam bước vào thời kỳ nông nghiệp rất sớm, cách đây hàng vạn năm,
Nghề trồng lúa - tiếp theo thời kỳ trồng bầu bí, cây củ và cây ăn quả - cũng
ra đời sớm, từ 5, 6 ngàn năm nay. Di tích các nữ thần nông nghiệp “Bà Dâu’’,
“Bà Đậu’’, nghi lễ cúng “Mẹ lúa’’. Điều này đã phản ánh công lao phát minh
và vai trò quan trọng của phụ nữ Việt Nam trong thời nông cổ. Đặc điểm của
nghề trồng lúa nước đòi hỏi lao động cần cù, tỉ mỉ, tinh tế “cày sâu cuốc
bẫm nó đã qui định sự ra đời sớm của kinh tế tiểu nông. Trong khuôn khổ
của nền văn minh nông nghiệp cổ truyền - với nghề trồng lúa nước là chủ yếu
- những điều kiện kinh tế đòi hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa người đàn
ông và người đàn bà trong các khâu chính của nền sản xuất. Hình ảnh thường
thấy của nông thôn Việt Nam thời cổ truyền là:
Trên đồng cạn dưới đồng sâu,
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.
Phụ nữ Việt Nam giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và
là một sức lao động quan trọng trong nền sản xuất ấy. Vì vậy, đúng như nhận

định của nhiều học giả trước đây, phụ nữ Việt Nam có một quyền lực và một
sự tự do rộng rãi hơn so với nhiều phụ nữ dân tộc Á đông (Trung Quốc, Ấn
Độ ). Họ nói: trong gia đình Việt Nam cổ truyền, người đàn ông “trị vì’’
nhưng người đàn bà “cai quản’’ . Điều này cho thấy trong xã hội chưa có sự
phân công rõ rệt giữa phụ nữ và nam giới trong công việc gia đình và xã hội,
nhưng đã có sự phân định cho đàn bà và đàn ông những công việc khá rõ nét.
Lúc này, phụ nữ giữ vai trò là người “cai quản’’ , tức là người phụ nữ phải
14
gánh vác công việc gia đình: vừa làm kinh tế, vừa phải chăm sóc các thành
viên trong gia đình. Những công việc tuy đơn giản nhưng lại hết sức nặng nề
đặt lên đôi vai của người phụ nữ. Nhưng với sự đảm đang, khéo léo, tinh tế,
thông minh, cần cù và sáng tạo phụ nữ đã vượt qua mọi khó khăn để vươn lên
khẳng định vai trò của mình trong phát triển kinh tế - xã hội.
Dưới chế độ thực dân nửa phong kiến, nhân dân bị áp bức bóc lột nặng
nề thì phụ nữ càng bị áp bức bốc lột nặng nề hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
chỉ ra nguyên nhân kinh tế - xã hội đẩy người phụ nữ vào cảnh cơ cực. Theo
Người “Ách áp bức dân tộc và giai cấp của bọn thực dân pháp và phong kiến
tay sai là nguyên nhân cơ bản gây nên những nỗi đau khổ cơ cực của người
phụ nữ’’ [13, tr.15]. Bị tước đoạt quyền sở hữu về tư liệu sản xuất, phụ nữ chỉ
có cách bán sức lao động cho bọn chủ nhà máy, chủ đồn điền. Sức lao động rẻ
mạt của phụ nữ và trẻ em đã mang lại những món lợi nhuận kết xù cho bọn tư
bản độc quyền Pháp. Hồ Chí Minh đã tính rằng “Bọn chủ hàng năm thu lợi
nhuận trung bình từ 35% đến 50% ; cùng thời gian đó có 5.548 tai nạn lao
động, trong đó 2.200 phụ nữ và thiếu nhi đã chết để làm giàu cho bọn thực
dân’’ [42, tr. 12].
Trong khi đó chủ nghĩa tư bản rêu rao chiêu bài tự do, bình đẳng, bác
ái, đó chỉ là hình thức mị dân của chủ nghĩa tư bản để trang điểm cho cái huy
chương mục nát của nó chứ thực ra là dân một nước thuộc địa thì chẳng bao
giờ được hưởng điều đó cả. Vì vậy, khi đến thăm tượng nữ thần tự do ở Hoa
Kỳ, Hồ Chủ tịch đã nhận xét: Trong khi người ta tượng trưng cho tự do và

công lý bằng một người đàn bà bằng xương bằng thịt. Chủ nghĩa thực dân
không từ một hành động bạo ngược nào đối với phụ nữ. Những người phụ nữ
bản xứ bị coi như xúc vật, bị đánh đập, bị hành hạ bị bóc lột rất dã man. Mặc
dù công việc làm như nhau nhưng tiền lương của họ bao giờ cũng thấp hơn
nam giới. Sinh đẻ là chức năng vốn có của phụ nữ nhưng trong thời gian sinh
15
đẻ, họ lại không được nghỉ, thậm chí có nguy cơ mất việc làm. Phụ nữ còn
phải nộp sưu cao, thuế nặng, phải mua rượu và thuốc phiện, nếu không có tiền
mua thì phải đi tù. Biết bao hình ảnh như chị Dậu, anh Pha trong tác phẩm
“Tắt đèn’’ và “Bước đường cùng’’ khi nghe tiếng trống thúc thuế sợ hãi đến
kinh hoàng, phải chạy vạy đủ cách để khỏi bị khảo tra, bị gông cùm.
Bọn thực dân vô cùng độc ác và tàn nhẫn, để thỏa mãn thú vui của
chúng và thực hiện hành động bạo tàn, chúng cho mình cái quyền muốn làm
gì thì làm, chúng ra sức đánh đập, chưởi mắng phụ nữ, đánh đập phụ nữ ở bất
cứ chỗ nào chúng thích. Hồ Chủ tịch chỉ ra: “Không có một chỗ nào người
phụ nữ thoát khỏi những hành động bạo ngược của bọn xâm lược, ngay giữa
chợ Sài Gòn mà người ta bảo là thành phố Pháp - những người gác chợ cũng
không ngần ngại dùng roi gân bò, dùi cui đánh người đàn bà bản xứ để bắt họ
tránh cho khỏi nghẽn lối’’ [13, tr. 5].
Chủ nghĩa thực dân đã gây ra bao cảnh tan tóc đau thương cho phụ nữ,
thói dâm bạo thực dân là hiện tượng phổ biến và tàn ác không thể tưởng
tượng được, giá trị của cái gọi là sứ mạng khai hóa là nỗi khổ của chị em ở
thuộc địa. Chúng đã dùng mọi thủ đoạn dã man nhất để gọi là “Trừng phạt’’
mỗi khi phụ nữ “Phạm tội’’ như: phải mang nặng gông xiềng đi quét đường
vì tội không nộp thuế, bị bắt giam vì tội “Vi phạm luật thương chính’’ (không
mua rượu và thuốc phiện của bọn thực dân ) có nơi bọn cai trị còn dùng
những hình phạt đau đớn nhất đối với phụ nữ như bắt đội đá trên đầu đứng
nắng cả ngày , thậm chí “đổ cả nhựa cao su nóng bỏng vào bộ sinh dục’’. Cái
tinh vi của nền văn minh hiếu sát của chúng càng cho phép chúng tưởng
tượng được đến đâu thì chúng càng lạnh lùng tàn ác đến đó. Chúng thiêu sống

người già, giết chết trẻ em, hãm hiếp phụ nữ vô cùng man rợ Hồ Chí Minh tố
cáo :
Trên mảnh đất bằng phẳng trước kia là ruộng muối ba cái xác
16
chết nằm đói, em bé bị lột trần truồng, người thiếu nữ bị nổ bụng,
cánh tay trái cứng đờ giơ nắm tay lên nền trời vô hình, còn các ông
cụ già thì ghê gớm làm sao, cũng trần truồng như thế nhưng vì bị thiêu
cháy nên không nhận ra mặt mũi nữa, mở chảy ra lênh láng đã đông
lại và da bụng phồng lên chín vàng óng như con lợn quay [13, tr.11].
Chính vì vậy Hồ chủ tịch đã thốt lên rằng “Người ta nói chủ nghĩa thực
dân là chế độ ăn cướp, chúng tôi xin nói thêm chế độ hãm hiếp đàn bà và giết
người’’ [30, tr.106].
Tư tưởng "Trọng nam khinh nữ’’ được chủ nghĩa thực dân biện bạch là
hợp lý, là không thay đổi được. Những phong tục tập quán lạc hậu, cổ hủ, đạo
đức phong kiến “Tam tòng tứ đức’’ được khuyến khích duy trì để trói buộc
đày đọa, chà đạp lên tình cảm của phụ nữ. Vì vậy, người phụ nữ không những
bị hành hạ, thiếu thốn về vật chất mà còn cả tinh thần, tình duyên dang dở,
chịu cảnh lẻ mọn làm thiếp, bị gia đình chồng ngược đãi, đánh đập. Giai cấp
thống trị còn ra sức đặt thêm nhiều luật lệ duy trì những tập quán hủ bại để
ngăn cấm chị em tham gia hoạt động chính trị, xã hội. Chúng cấm chị em
không cho tham gia bộ máy chính quyền các cấp, hạn chế việc học tập, đào
tạo nghề cho phụ nữ, kìm hãm sự phát triển trí tuệ, tài năng của họ. Chúng
muốn biến phụ nữ thành lớp người u mê đần độn để dễ dàng sai bảo và tự do
bóc lột sức lao động của họ. Hồ chủ tịch viết: “Bọn tư bản cá mập không
những làm cho nhân dân Việt Nam ngu độn bằng rượu ty và thuốc phiện,
chúng còn thi hành chính sách ngu dân triệt để hòng đánh lừa dư luận bên
Pháp và để được yên ổn bóc lột người bản xứ. Lớp người phải chịu hậu quả
nặng nề nhất chính là phụ nữ’’ [42,tr.16].
Hồ Chí Minh là người đã sớm nhận thấy khả năng to lớn của phụ nữ
Việt Nam, sự tham gia của phụ nữ là nhân tố quyết định thắng lợi trong sự

nghiệp đấu tranh của cả dân tộc. Người viết: “Từ đầu thế kỷ thứ nhất, hai bà
17
Trưng phất cờ khởi nghĩa đánh giặc cứu dân. Cho đến ngày nay mỗi khi nước
nhà gặp nguy nan thì phụ nữ ta điều hăng hái đứng lên góp phần xứng đáng
của mình vào sự nghiệp giải phóng dân tộc’’ [36,tr.148]. Vấn đề này được
Người khẳng định trong tác phẩm Đường Cách mệnh (1927), “Việt Nam cách
mệnh cũng phải có nữ giới tham gia mới thành công [30, tr.289]. Khi đất
nước bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh nêu rõ: “Nếu
không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội mới một nửa mà thôi’’
[34, tr. 523]. Người luôn xem phụ nữ là một lực lượng cơ bản của cách
mạng.Trong báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 2 Chủ
tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “phụ nữ là lực lượng quan trọng trong lịch
sử và trong sản xuất’’ [48, tr .432].
Khi cách mạng tháng 8/ 1945 thành công, địa vị của người phụ nữ Việt
Nam đã bắt đầu thay đổi, họ được tham gia bầu cử, ứng cử vào cơ quan nhà
nước, quyền bình đẳng nam nữ được ghi trong Hiến pháp dân chủ đầu tiên
(1946) của nước ta: phụ nữ bình đẳng với nam giới trên mọi phương diện
(Điều 9). Hồ Chí Minh một lần nữa khẳng định quyền bình đẳng của phụ nữ:
“Đàn bà cũng được tự do
Bất phân nam nữ cũng cho bình quyền’’ [31, tr. 206].
Bác Hồ nói phụ nữ Việt Nam ta có truyền thống đấu tranh anh dũng và
lao động cần cù [47, tr. 7]. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân pháp
và đế quốc Mỹ của dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng do ý thức được trách
nhiệm và nghĩa vụ của mình, phụ nữ Việt Nam đã tích cực tham gia sản xuất
cũng như tham gia trên khắp các mặt trận ở tiền tuyến phục vụ chiến đấu và
trực tiếp chiến đấu giành độc lập cho dân tộc. Trong kháng chiến chống Mỹ,
phụ nữ Việt Nam đã hăng hái tham gia phong trào “ba đảm đang’’ vừa giết
giặc nơi tiền tuyến, vừa bảo vệ hậu phương, tích cực thi đua sản xuất bảo đảm
cho dân ta ăn no để đánh thắng quân xâm lược. Phong trào phụ nữ “Ba đảm
18

đang’’ ở miền Bắc được phát huy cao độ. Người phụ nữ vừa là cô du kích
đánh trả máy bay Mỹ, vừa là người lao động chính trên ruộng đồng, cũng lại
là người vợ, người mẹ đảm đang trong gia đình để chồng con ra chiến trường
chiến đấu. Bài hát nói lên điều đó: “Từ ngày anh đi việc đồng em giỏi dang,
ruộng cấy chang dây, cây lúa thẳng hàng, đào đắp nương nước dẫn quanh
làng, tiếng hát ba đảm đang’’. Nhiều bà mẹ với tinh thần yêu nước cao cả đã
động viên chồng con đi đánh giặc không sợ gian khổ, nguy hiểm. Nhiều phụ
nữ tham gia dân quân tự vệ bắn rơi máy bay Mỹ bắn phá hậu phương miền
Bắc. Ở tiền tuyến lớn miền Nam, phụ nữ đã tích cực tham gia đánh địch bằng
ba mũi giáp công: chính trị, quân sự, binh vận đã tạo nên khí thế sôi sục trong
phong trào cách mạng. Họ là những đoàn người biểu tình tay không ở khắp
nơi, những người mẹ người chị giang tay cản đầu xe tăng địch không cho
chúng tàn phá xóm làng; những đội nữ pháo binh trút bão lửa xuống đầu quân
thù; những “người mẹ cầm súng” bám thắt lưng địch mà tiêu diệt với ý chí
“Còn cái lai quần cũng đánh’’. Tiêu biểu là chị Út Tịch, chị Nguyễn Thị Định
- cô du kích rừng dừa tiêu biểu cho đồng bào Đồng khởi đã trở thành vị tướng
của quân giải phóng. Hồ Chí Minh đánh giá:
Miền nam anh hùng có đội quân đấu tranh chính trị gồm hàng
vạn chiến sĩ toàn là phụ nữ. Họ rất mưu trí và dũng cảm, làm cho
địch phải khiếp sợ và gọi họ là “Đội quân tóc dài’’, Phó tổng tư
lệnh giải phóng là cô Nguyễn Thị Định. Cả thế giới chỉ có nước ta
có vị tướng quân gái như vậy, thật là vẻ vang cho miền Nam cho tất
cả dân tộc ta [13, tr. 61].
Hồ Chí Minh rất cảm động trước việc làm của các người mẹ, người vợ.
Người nói: các bà mẹ chiến sĩ và các chị em đã hòa lòng yêu nước yêu con,
yêu chiến sĩ thành một khối yêu thương không bờ bến, giúp đỡ chiến sĩ và săn
sóc thương binh như con ruột thịt của mình. Người phụ nữ Việt Nam thật
19
xứng với danh hiệu cao quý mà Đảng và Bác Hồ trao tặng “Anh hùng, bất
khuất, trung hậu, đảm đang’’. Phụ nữ Việt Nam không chỉ anh hùng trong

chiến đấu, mà còn là người lao động có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây
dựng đất nước, xã hội và gia đình. Hơn 20 năm đổi mới toàn diện, đất nước ta
thu được nhiều thành tựu quan trọng nhất là trên lĩnh vực kinh tế. Thành công
này có được là nhờ sự lãnh đạo của Đảng và sự giúp sức của toàn dân, trong
đó hơn một nửa số dân là giới nữ. Phụ nữ ngày nay năng động hơn, tham gia
vào những lĩnh vực quan trọng trong xã hội. Nhiều tài năng giỏi việc nước,
đảm việc nhà, phụ nữ làm kinh tế giỏi, nhất là phụ nữ sản xuất giỏi trong
nông nghiệp. Họ đã cùng chồng con nuôi dưỡng các thế hệ công dân có chất
lượng cao về trí tuệ, thể lực và nhân cách, chăm lo xây dựng gia đình Việt
Nam trở thành tế bào lành mạnh của xã hội. Khi nói đến vai trò của phụ nữ
trong xây dựng chủ nghĩa xã hội Hồ Chí Minh nói rằng:
Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, thì nhất thiết phải tăng gia
sản xuất cho thật nhiều. Muốn sản xuất thật nhiều thì phải có nhiều
sức lao động, muốn có nhiều sức lao động thì phải giải phóng sức
lao động của phụ nữ, nói phụ nữ là một nửa xã hội, nếu không giải
phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa [13, tr. 33].
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định một cách nhất quán rằng, nhiệm vụ
giải phóng phụ nữ là một trong những nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam.
Phong trào giải phóng phụ nữ phải gắn với phong trào cách mạng giải phóng
dân tộc của nước ta. Trong cuộc đấu tranh để giải phóng phụ nữ, thực hiện
bình đẳng nam nữ, Người chỉ ra rằng phụ nữ phải nhận thức nguồn gốc của
đau thương, tìm ra kẻ thù “Số phận’’ , phải đánh đổ bọn thực dân phong kiến,
kẻ thù của dân tộc, của giai cấp, phải xóa bỏ những tư tưởng thiên kiến và lạc
hậu đối với phụ nữ.
Tuy nhiên, để giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ trong
20
gia đình, Hồ Chí Minh cho rằng đây là một việc không đơn giản, không phải
đánh đổ được thực dân phong kiến, giành độc lập dân tộc là nam nữ bình
đẳng, càng không phải là chia điều cho công việc giữa nam và nữ, Người
viết :

Nhiều người lầm tưởng đó là một việc dễ chỉ hôm nay anh nấu cơm rửa
bát, quét nhà, hôm sau em quét nhà , nấu cơm, rửa bát thế là bình đẳng, bình
quyền. Lầm to!
Theo Bác, giải phóng phụ nữ là một cuộc cách mạng to và khó, vì trọng
trai khinh gái là một thói quen mấy nghìn năm để lại vì nó ăn sâu vào đầu óc
của mọi người, mọi gia đình mọi tầng lớp xã hội, vì vậy không thể dùng vũ
lực mà đấu tranh được [13, tr.31].
Cuộc đấu tranh giành bình quyền, bình đẳng cho phụ nữ trước hết là
cuộc đấu tranh về nhận thức, đấu tranh chống lại các thói quen lâu đời và
cuộc đấu tranh này diễn ra ở mọi gia đình, mọi tầng lớp xã hội. Chủ tịch Hồ
Chí Minh cho rằng ‘‘Vũ lực’’ của cuộc cách mạng này là sự tiến bộ về chính
trị, văn hóa, kinh tế, pháp luật. Phải cách mạng từng người, từng gia đình đến
toàn dân, có nghĩa là giải phóng phụ nữ phải đặt trong công cuộc phát triển
toàn diện của xã hội, vì có tiến bộ về chính trị, kinh tế văn hóa, pháp luật, mới
tạo được tiền đề căn bản cho sự nghiệp giải phóng phụ nữ trở thành hiện thực.
Theo Người, phụ nữ là một lực lượng lao động rất lớn của xã hội và gia đình,
Muốn phát triển kinh tế gia đình nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc thì cần
phải giải phóng cho phụ nữ, thực hiện nam nữ bình đẳng. Chủ tịch Hồ Chí
Minh cho rằng: “Luật lấy vợ, lấy chồng nhằm giải phóng phụ nữ, tức là giải
phóng phân nửa xã hội, giải phóng người đàn bà, đồng thời phải tiêu diệt tư
tưởng phong kiến, tư tưởng trong người đàn ông” [13, tr. 34]. Luật hôn nhân
gia đình phải được tuyên truyền, giáo dục lâu dài, phải được cả nam và nữ
giác ngộ làm theo. Trong mỗi gia đình, phụ nữ phải được tôn trọng. Bác nói:
21
"Chúng ta làm cách mạng là để tranh lấy bình quyền, bình đẳng, trai gái đều
ngang quyền nhau” [30, tr. 195]. Trên thực tế trong gia đình người phụ nữ vẫn
bị đối xử bất bình đẳng, vẫn bị đánh chửi tàn nhẫn và Bác nghiêm khắc phê
bình những hành động đó. Tư tưởng của Người đã đặt nền nóng cơ bản để xây
dựng gia đình “ít con, no ấm ,bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững’’.
Để cho phụ nữ có quyền bình đẳng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng

cần đưa phụ nữ vào các hoạt động chính trị, xã hội, vì đó là hai môi trường
thuận lợi để phụ nữ khẳng định, phát huy hết khả năng, phát huy khả năng
vốn có của mình. Muốn làm được như vậy trước hết phải tôn trọng, quan tâm
đến phụ nữ, chú ý đến tính đặc thù của phụ nữ. Đồng thời phải thực hiện sự
phân công sắp xếp lại lao động xã hội, tổ chức lại đời sống để phụ nữ có thời
gian học tập và tham gia công tác xã hội. Tất cả những biện pháp đó phải
được thể chế hóa bằng pháp luật. Người cho rằng , sự nghiệp giải phóng phụ
nữ không dừng lại ở lý luận, tư tưởng mà quan trọng hơn là phải bằng những
giải pháp, chính sách cụ thể tạo điều kiện để phụ nữ tham gia vào mọi mặt của
đời sống xã hội đem lại quyền lợi vật chất, tinh thần cho phụ nữ. Như vậy,
nâng cao trình độ cho phụ nữ, đấu tranh chống lại những tư tưởng bảo thủ, coi
thường phụ nữ, chăm lo xây dựng gia đình mới là phương thức tích cực giải
phóng phụ nữ khỏi những công việc gia đình nặng nhọc, tạo những điều kiện
cho chị em tích cực tham gia phong trào cách mạng, hoàn thành tốt chức năng
của người công dân. Nhận thức được vấn đề đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn
nhắc nhở các cấp, phải hết lòng giúp đỡ phụ nữ để chị em tiến bộ về mọi mặt.
Việc phát triển phong trào phụ nữ gắn liền với việc cất nhắc cán bộ nữ vào
các cơ quan cấp cao, nhất là ngành thích hợp với phụ nữ. Hồ Chí Minh nhấn
mạnh “Đảng và chính phủ có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng cân nhắc và
giúp đỡ sao cho ngày càng thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả
công việc lãnh đạo’’ [13, tr. 33]. Ngay bản thân phụ nữ phải “Gắng học tập
22
chính trị, học tập văn hóa, kỹ thuật, nâng cao tinh thần yêu nước và giác ngộ
XHCN, hăng hái thi đua thực hiện cần kiệm xây dựng tổ quốc, cần kiệm xây
dựng gia đình’’ [35, tr. 189]. Có trình độ học vấn, phụ nữ phải vươn lên trong
công tác, người ta sẽ thấy phụ nữ có năng lực thật sự, lúc đó “Cán bộ cất
nhắc, anh chị em công nhân sẽ cử mình lên’’ [36, tr. 336]. Khi là lãnh đạo,
phụ nữ “ít mắc tội tham ô, lãng phí, không hay chèn chén, ít hống hách mệnh
lệnh như một số cán bộ nam’’ [36, tr. 208].
Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ khi nước nhà được

độc lập đến nay, Đảng và nhà nước ta đã quan tâm đặc biệt đến phụ nữ. Hiến
pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946))ghi nhận quyền
bình đẳng của phụ nữ. Không lâu sau ngày miền Bắc giải phóng, Hiến pháp
(1959))cũng xác nhận: Phụ nữ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa có quyền
bình đẳng với nam giới trong tất cả các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội (Điều 24)). Hiến pháp 1980 (Điều 63))nêu rõ: Phụ nữ và nam giới có
quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình.
Hiếp pháp 1992 (Điều 63) : nhấn mạnh công dân nữ và nam có quyền ngang
bằng nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, xã hội và gia đình.
Trên tinh thần hiến pháp ban hành, chính phủ đã thúc đẩy sự tiến bộ về
kinh tế chính trị, văn hóa để xóa bỏ hủ tục, xây dựng thuần phong mỹ tục.
Đồng thời tạo điều kiện để phụ nữ học tập, công tác, xây dựng cuộc sống mới
đem lại sự giàu mạnh cho đất nước và hạnh phúc cho mọi gia đình.
1.1.2. Kinh tế hộ gia đình nông dân và vai trò của phụ nữ trong
phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân
1.1.2.1. Quan niệm về kinh tế hộ và kinh tế hộ gia đình nông dân
* Về kinh tế hộ và kinh tế hộ gia đình:
Ở nước ta trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế
hộ được hiểu là một đơn vị kinh tế và thường được phân tích từ các góc độ sau:
23
- Chủ sở hữu sử dụng các nguồn lực kinh tế như đất đai, nhân lực, vốn;
- Đơn vị tham gia vào các dạng hoạt kinh tế và được phân theo ngành;
theo nghề nghiệp; theo vùng; lãnh thổ; theo sự phân biệt đô thị - nông thôn:
- Trình độ phát triển kinh tế hộ (kinh tế tự cấp tự túc, kinh tế hàng
hóa);
- Hiệu quả hoạt động của kinh tế hộ dựa trên phân tích chi phí - kết
quả (hay so sách đầu vào đầu ra).
Trước thời kỳ đổi mới đất nước, do quan niệm cho rằng kinh tế hộ đồng
nghĩa với kinh tế cá thể mang những xu hướng phát triển tiêu cực, chính sách
kinh tế của nhà nước ta nhằm chủ yếu vào việc hình thành và phát triển các

loại hình phát triển kinh tế có quy mô lớn, như hợp tác xã, nông trường xí
nghiệp. Đồng thời, hoạt động sản xuất, buôn bán, dịch vụ của các hộ chỉ được
coi là loại hình kinh tế phụ và hộ không có tư cách pháp nhân trong các quan
hệ giao dịch kinh tế. Mặc dù vậy, trên thực tế kinh tế hộ vẫn bền bỉ tồn tại và
đóng vai trò quan trọng trong nhiều dạng hoạt động kinh tế. Ví dụ như: sản
xuất và cung ứng rau quả, thịt trứng, buôn bán nhỏ và dịch vụ sinh hoạt của
dân cư. Về sau có nhận thức lại kinh tế hộ không phải là một thành phần kinh
tế độc lập nhưng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế gia đình, vì đây
là loại hình có số lượng đông hơn hẳn so với những loại hình tổ chức sản xuất
khác. Chỉ tính riêng trong nông nghiệp, hiện nay có hơn 10 triệu hộ hoạt động
kinh tế. Bản thân số lượng này tuy không phải là yếu tố quyết định song lại là
cơ sở hình thành tính đa dạng, phong phú, không đồng nhất của hoạt động
kinh tế diễn ra ở hộ gia đình. Ở nông thôn nước ta có thể nói nơi nào có hộ là
nơi đó có các hoạt động kinh tế hộ. Hộ nông nghiệp gắn chặt chẽ với các yếu
tố tự nhiên: đất đai, khí hậu, cây trồng .v.v , nên địa bàn lãnh thổ có tác động
đến tính chất và loại hình hoạt động kinh tế hộ. Ngược lại với hộ ở nông thôn,
sự phong phú của điều kiện và môi trường kinh tế ở thành thị lại là yếu tố
24
quyết định tính đa dạng của khu vực này. Như vậy, có thể hiểu hộ là một đơn
vị kinh tế cá thể, tiểu chủ đã từng xuất hiện rất sớm trong lịch sử và tồn tại
qua nhiều phương thức sản xuất, nhiều chế độ xã hội. Tuy nhiên, các khái
niệm “gia đình’’, “hộ’’, “kinh tế hộ gia đình’’, cho đến nay vẫn còn những
cách hiểu khác nhau. Khái niệm hộ thường tồn tại trong hệ thống hành chính,
pháp lý, dùng để chỉ những người sống chung dưới một mái nhà, có kinh tế
chung. Dựa trên ba tiêu chí để phân biệt hộ và gia đình: 1-Quan hệ hôn nhân,
huyết thống và thân tộc. 2 - cư chú chung. 3 - Có chung cơ sở kinh tế.
Khái niệm gia đình được dựa theo tiêu chí thứ nhất, hai tiêu chí sau
không bắt buộc phải có vì các thành viên trong gia đình khi đã trưởng thành
có thể sinh sống ở nhiều địa điểm khác nhau và họ thành lập những gia đình
mới độc lập về kinh tế nhưng vẫn được coi là người trong gia đình.

Khái niệm hộ có rất nhiều cách hiểu khác nhau. Chẳng hạn có người
cho rằng hộ bao gồm những người sống chung dưới một mái nhà. Khái niệm
này thường dùng trong quản lý nhân khẩu. Một số người khác cho rằng, hộ là
một đơn vị gồm những người sống chung và ăn chung. Tổng cục Thống kê đã
đưa ra khái niệm hộ làm căn cứ tiến hành cuộc tổng điều tra dân số năm 1989
như sau: Hộ là những người có quan hệ hôn nhân hoặc ruột thịt, hoặc nuôi
dưỡng, có quỹ thu chi chung và cùng chung sống lâu dài…
Kinh tế hộ gia đình cũng có nhiều cách hiểu khác nhau. Hộ và gia đình
có những tiêu chí chung để nghiên cứu như cơ sở kinh tế, quan hệ quyết thống
và hôn nhân, tình trạng cư trú. Song, gia đình được xem xét trong mối tương
quan với xã hội, còn hộ là những đơn vị kinh tế nhỏ trong nền kinh tế. Vì vậy
gia đình được coi là hộ khi các thành viên của nó có chung một cơ sở kinh tế.
Ngược lại, hộ được coi là gia đình khi các thành viên của nó được coi là cùng
chung huyết thống và hôn nhân.
Khi nói đến kinh tế hộ gia đình thì đó là khái niệm biểu thị các thành
25

×