đại học quốc gia hà nội
khoa luật
tạ thị thu đông
t- t-ởng hồ chí minh
về đạo đức và pháp luật
luận văn thạc sĩ luật học
Hà nội - 2010
đại học quốc gia hà nội
khoa luật
tạ thị thu đông
t- t-ởng hồ chí minh
về đạo đức và pháp luật
Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà n-ớc và pháp luật
MÃ số
: 60 38 01
luận văn thạc sĩ luật học
Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Minh Đoan
Hà nội - 2010
mục lục
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Mở Đầu
1.1.
1
Ch-ơng 1: T- t-ởng Hồ Chí Minh về đạo đức
11
Quá trình hình thành t- t-ởng Hồ Chí Minh về đạo đức
11
1.1.1. Cơ sở hình thành t- t-ởng đạo đức Hồ Chí Minh
11
1.1.2. Cuộc cách mạng trong lĩnh vực đạo đức của Hồ Chí Minh
19
1.1.3. Giá trị và đặc điểm cơ bản của t- t-ởng đạo đức Hồ Chí Minh
22
1.2.
25
Những quan điểm cơ bản về đạo đức cách mạng trong t- t-ởng
Hồ Chí Minh
1.2.1. T- t-ởng Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức cách mạng
25
1.2.2. Những chuẩn mực đạo đức cơ bản trong t- t-ởng Hồ Chí Minh
30
1.2.3. Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới trong t- t-ởng Hồ
35
Chí Minh
2.1.
Ch-ơng 2: T- t-ëng Hå ChÝ Minh vỊ ph¸p lt
39
Kh¸i qu¸t t- t-ởng Hồ Chí Minh về pháp luật
39
2.1.1. Quá trình hình thành t- t-ởng Hồ Chí Minh về pháp luật
39
2.1.2. Giá trị và đặc điểm cơ bản của t- t-ởng Hồ Chí Minh về pháp luật
50
2.2.
53
Những quan điểm cơ bản về ph¸p luËt trong t- t-ëng Hå ChÝ Minh
2.2.1. T- t-ëng Hồ Chí Minh về bản chất, vai trò của pháp luật
53
2.2.2. T- t-ởng Hồ Chí Minh về điều kiện đảm bảo hiệu lực pháp luật
62
Ch-ơng 3:
Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong
68
t- t-ëng Hå ChÝ Minh
3.1.
Hå ChÝ Minh bµn vỊ vai trò của đạo đức đối với pháp luật
68
3.1.1. Đạo đức là gốc, là cơ sở để xây dựng pháp luật tiến bộ
68
3.1.2. Đạo đức là động cơ của hành vi hợp pháp
69
3.1.3. Đạo đức là công cụ hỗ trợ pháp luật trong việc giữ gìn trật tự xÃ
hội, thuần phong mỹ tục dân tộc, rèn luyện t- cách, trách
nhiệm của công dân và cán bộ, đảng viên
71
3.2.
T- t-ởng Hồ Chí Minh về vai trò của pháp luật đối với đạo đức
72
3.2.1.
Pháp luật tiến bộ thể hiện đạo đức cách mạng
72
3.2.2. Tuân thủ pháp luật là ph-ơng thức thực hiện các hành vi hợp
chuẩn đạo đức
74
3.2.3. Pháp luật ghi nhận và bảo đảm về mặt pháp lý các chuẩn mực
đạo đức, là công cụ hữu hiệu, hỗ trợ cho Thiện đấu tranh thắng
ác, tạo điều kiện để các giá trị đạo đức đ-ợc phát triển bền vững
75
3.3.
T- t-ởng Hồ Chí Minh về việc kết hợp giữa pháp luật với đạo
đức trong quản lý xà hội
76
3.3.1. Đạo đức và pháp luật phản ánh bản chất nhà n-ớc và nhu cầu
xà hội
76
3.3.2. Đạo đức là gốc, pháp luật là chuẩn
79
3.3.3. Đạo đức và pháp luật có quan hệ thống nhất, bổ sung và hỗ trợ
lẫn nhau trong việc điều chỉnh hành vi, nhân cách của con
ng-ời, góp phần giữ gìn trật tự, ổn định xà hội
81
3.3.4. Là yêu cầu, tiêu chuẩn và điều kiện, quy luật để xây dựng nhà
n-ớc pháp quyền
83
Ch-ơng 4:
Bài học và giải pháp vận dụng t- t-ởng Hồ
86
Chí Minh về đạo đức và pháp luật trong quản lý xÃ
hội, xây dựng con ng-ời mới ở việt nam hiện nay
4.1.
Bài häc kinh nghiƯm rót ra tõ t- t-ëng Hå ChÝ Minh về đạo đức
và pháp luật
86
4.1.1. Bài học về lấy dân làm gốc
86
4.1.2. Bài học về đại đoàn kết dân tộc và công tác huấn luyện kiểm
tra cán bộ
88
4.1.3. Bài học về thu hút nhân tài, trí thức
92
4.1.4. Bài học về thực hiện tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt
đảng, tổ chức lÃnh đạo và quản lý điều hành xà hội
96
4.1.5. Bài học về tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp
98
4.2.
101
Giải pháp vận dụng t- t-ởng Hồ Chí Minh về đạo đức và pháp
luật trong quản lý xà hội, xây dựng con ng-ời mới ở Việt Nam
hiện nay
4.2.1. Đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật
101
4.2.2. Phát huy dân chủ, kỷ luật, kỷ c-ơng, tăng c-ờng pháp chế và
đấu tranh phòng chống tham nhũng
105
4.2.3. Xây dựng chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp
108
4.2.4. Phát huy vai trò kiểm tra giám sát của các tổ chức đoàn thể
quần chúng nhân dân đối với hoạt động của cán bộ, đảng viên
và bộ máy nhà n-ớc
113
4.2.5. Tăng c-ờng trách nhiệm làm g-ơng của các cấp lÃnh đạo, cán
bộ, đảng viên trong việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý thức
tôn trọng pháp luật
115
4.2.6. Tăng c-ờng vai trò của gia đình, nhà tr-ờng và c¸c tỉ chøc x·
héi trong viƯc rÌn lun phÈm chÊt đạo đức, ý thức pháp luật
của thanh thiếu niên
118
Kết luận
122
danh mục Tài liệu tham khảo
125
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai
đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Chính những biến đổi của tình hình thế giới,
những điều kiện mới của chế độ xã hội trong thời kỳ quá độ đã tác động sâu
sắc đến tất cả các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng xã hội,
đòi hỏi mỗi cá nhân, xã hội, dân tộc đều phải có những cải biến căn bản để
cùng tồn tại và phát triển trong nhịp bước khẩn trương của thời đại.
Đạo đức, pháp luật cùng với nhà nước là những yếu tố căn bản nhất
thuộc kiến trúc thượng tầng trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội, có mối quan
hệ biện chứng và chịu sự tác động bởi cơ sở hạ tầng. Do đó, đạo đức, pháp
luật phải là những quy phạm, những thể lệ linh hoạt như sự sống của xã hội,
của quần chúng. Sự sống thay đổi thì những chuẩn mực, quy phạm ấy cũng
phải thay đổi theo. Nếu lùi lại hay tiến lên quá xa so với trình độ phát triển
chung của xã hội, của quần chúng thì đạo đức và pháp luật chỉ là những quy
phạm cứng nhắc, những thiết chế, thể lệ chết. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã
dạy: "Cách mạng chuyển biến, địi hỏi phải có một sự chuyển biến sâu sắc về
tư tưởng và nhận thức, địi hỏi phải có những chính sách, những biện pháp về
cơng tác tổ chức phù hợp với tình hình mới" [39, tr. 108].
Đất nước đang chuyển mình để kịp thời hội nhập, cùng tồn tại và phát
triển, cùng góp phần xây dựng thế giới hịa bình, nhân sinh và tiến bộ. Chúng
ta muốn tồn tại, phát triển cùng thế giới, hơn lúc nào hết chúng ta phải khẩn
trương chấn chỉnh nền tảng trọng yếu của kiến trúc thượng tầng xã hội - tức
đạo đức, pháp luật, nhà nước - để mở đường cho cơ sở hạ tầng được phát triển
thuận lợi, cộng sinh hiệu quả ngoại lực mà không ngừng hưng thịnh sánh
cùng các quốc gia bè bạn.
1
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực về đạo
đức, đồng thời, Người cũng đã dồn hết mọi tâm lực, trí lực để xây dựng, củng
cố và phát triển bộ máy nhà nước của dân, do dân, vì dân cùng với đội ngũ
cán bộ, đảng viên vừa hồng vừa chuyên và một hệ thống pháp luật mang bản
chất dân chủ nhân dân sâu sắc trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những truyền
thống đạo đức - văn hóa - chính trị - pháp lý của dân tộc, tinh hoa văn hóa chính trị - pháp lý nhân loại, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào
điều kiện cụ thể của Việt Nam; nhờ đó, cùng với sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lái con thuyền cách mạng Việt Nam cập bến bờ
thắng lợi vinh quang. Dân tộc Việt Nam đã sản sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh
và chính tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, nhân cách, hành động của Người đã làm
rạng danh cho non sông Việt Nam ta, dân tộc Việt Nam ta. Bởi vậy, Đảng ta
đã khẳng định: chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư
tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam. Sự
khẳng định đó nói lên vai trị to lớn và cực kỳ quan trọng của tư tưởng Hồ Chí
Minh đối với cách mạng nước ta.
Cùng nhìn lại, nghiên cứu và suy ngẫm một cách khoa học, khách
quan về những tư tưởng đạo đức, pháp luật của Hồ Chủ tịch cũng như dẫn
chiếu, chứng thực cách thức Hồ Chí Minh thực hành nhuần nhuyễn tuyệt hiệu
tư tưởng ấy trong suốt thời kỳ Người làm vị lãnh đạo cao nhất của Nhà nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa chúng ta mới thấy hết giá trị sâu sắc, thiết thực về
một hệ thống tư tưởng đạo đức, pháp luật cũng như nhà nước của Hồ Chí
Minh. Giá trị ấy, tư tưởng ấy vẫn nguyên vẹn cho tới ngày nay, chắc chắn còn
mang lại cho chúng ta nhiều bài học và giải pháp phù hợp, đương thời trong
việc quản lý xã hội, xây dựng con người mới. Vậy nên, để góp phần tìm hiểu,
kế thừa, hệ thống hơn và làm sâu sắc hơn nhận thức về tư tưởng Hồ Chí
Minh, đặc biệt là tư tưởng của Người về đạo đức và pháp luật - một vấn đề có
vai trị hết sức quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
địi hỏi sự quan tâm thích đáng để vận dụng sáng tạo vào công cuộc đổi mới,
2
hội nhập ở nước ta hiện nay. tác giả xin mạnh dạn chọn vấn đề: "Tư tưởng
Hồ Chí Minh về đạo đức và pháp luật", làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học
chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nhà tư tưởng trước hết là nhà triết học với hệ thống tư tưởng triết lý của
họ. Ở nước ta, trong giới nghiên cứu và giới học thức nói chung, ai cũng thừa
nhận Hồ Chí Minh là một nhà tư tưởng, nhà mác - xít sáng tạo lớn. Song vẫn
cịn rất ít người đi sâu nghiên cứu tư tưởng - triết lý Hồ Chí Minh nói chung,
triết lý đạo đức - pháp lý của Người nói riêng. Đây là khu vực có lẽ "cịn
nhiều chỗ trống nhất trong nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh" [2, tr. 48].
Các cơng trình nghiên cứu về tư tưởng - triết lý Hồ Chí Minh ở Việt Nam tính
đến thời điểm này hầu như cịn rất ít ỏi.
Trong hai mươi năm trở lại đây, từ năm 1990 cho tới nay, việc nghiên
cứu tư tưởng Hồ Chí Minh ở nước ta đã được đẩy mạnh và đã đạt được những
thành tựu bước đầu rất khả quan. Có thể nói nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh, vận dụng tư tưởng của Người vào sự nghiệp đổi mới được chú trọng
như một trong những lĩnh vực chủ yếu của nghiên cứu lý luận và khoa học xã
hội - nhân văn ở nước ta.
Mặc dù vậy, những cơng trình bề thế có quy mơ lớn, có tầm vóc về tư
tưởng, học thuật tương xứng với giá trị, ý nghĩa của sự nghiệp Hồ Chí Minh,
tư tưởng Hồ Chí Minh chưa nhiều. Đặc biệt là những cơng trình khoa học trong
đó dựa trên cơ sở nghiên cứu triết lý - pháp lý Hồ Chí Minh về đạo đức và
pháp luật để tìm ra các giải pháp nhằm vận dụng sáng tạo hiệu quả tư tưởng triết lý pháp lý ấy vào việc phát huy vai trò, chức năng của đạo đức và pháp
luật trong sự nghiệp cách mạng ở nước ta hiện nay vẫn còn rất khiêm tốn cả
về số lượng và chất lượng. Tất nhiên, cũng đã có những cơng trình khoa học
đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, pháp luật cũng như nhà nước…
3
một cách khá tỷ mỷ công phu như các tác giả với các cơng trình khoa học sau
đây:
- "Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật" do Nhà xuất bản Sự thật
ấn hành năm 1980; "Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật" do Nhà xuất
bản Pháp lý ấn hành năm 1985; "Hồ Chí Minh và pháp chế" của Hội Luật gia
thành phố Hồ Chí Minh do Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành
năm 1995. Đây là những cơng trình đã trích lược những câu nói, bài viết, bài
nói chuyện, ý kiến của Hồ Chủ tịch về vấn đề nhà nước và pháp luật, song
chưa làm rõ được các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành tư tưởng pháp luật
của Hồ Chí Minh, chưa phân tích nội dung tư tưởng cũng như giá trị và nét
đặc sắc trong tư duy pháp lý của Người về vấn đề nhà nước, pháp luật và
pháp chế. Tuy nhiên, đây cũng chính là những tài liệu quý giá giúp độc giả có
được cơ sở, tài liệu khoa học để nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà
nước và pháp luật.
Đặc biệt, cơng trình được đánh giá rất cao và có nhiều đóng góp to lớn
trong những năm qua trên lĩnh vực nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh phải kể
đến là "Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh" của tác giả Vũ Đình Hịe do
Nhà xuất bản Văn hóa thơng tin ấn hành năm 2002. Cơng trình khơng chỉ là
tâm huyết của một trí thức thức thời mà chính là một thuyết chứng về một con
người vĩ đại Hồ Chí Minh với những tư tưởng về đạo lý, pháp lý đầy giá trị
nhân văn. Cơng trình đã giúp chúng ta hiểu thấu về bí quyết, nghệ thuật lãnh
đạo cách mạng, cảm hóa ni dạy, rèn luyện cán bộ, giáo dục tổ chức nhân
dân rất đỗi tài tình nhưng vơ cùng giản dị của Hồ Chí Minh. Nghệ thuật đó
được chắt lọc ở chữ Tâm.
- "Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền kiểu mới
ở Việt Nam" của các tác giả Phạm Ngọc Anh, Bùi Đình Phong do Nhà xuất
bản Lao động ấn hành năm 2003; "Tư tưởng Hồ Chí Minh với việc giáo dục
đội ngũ cán bộ đảng viên hiện nay" của TS. Hoàng Trang và TS. Phạm Ngọc
4
Anh (đồng chủ biên) do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 2004;
"Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền" của các tác giả Nguyễn
Đăng Dung (chủ biên), Bùi Ngọc Sơn, Nguyễn Mạnh Tường do Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia Hà Nội ấn hành năm 2007. Đây là những cơng trình nghiên
cứu khá tỷ mỷ, cơng phu tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền,
đưa ra điểm khác biệt trong tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất của nhà nước,
của pháp luật Việt Nam, về vị trí vai trị và tính cấp thiết của việc xây dựng giáo
dục đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên tương xứng với nhà nước pháp
quyền.
- "Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức" của tác giả Đinh Xuân Dũng
(chủ biên), Phạm Viết Thực, Nghiêm Huyền Vũ (bổ sung) do Ban Tư tưởng
Văn hóa Trung ương ấn hành năm 2005. Cơng trình đã tập hợp những bài
nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và một số mẩu chuyện chân
thật, sinh động, ngắn gọn về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;
- "Văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh" của tác giả Hồng Chí Bảo do Nhà
xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2007; "Giá trị cơ bản về tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh" của tác giả Trần Quang Nhiếm, Nguyễn Văn Sáu do Nhà xuất bản
Công an nhân dân ấn hành năm 2008; "Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo làm
người" của các tác giả Phạm Quang Nghị, Vũ Ngọc Khánh, Hồng Chí Bảo
do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2009. Trên cơ sở trích dẫn những bài
nói, bài viết, lời phát biểu, minh chứng qua những hành động thiết thực về
đạo làm người và học đạo làm người của Bác Hồ trong cuộc sống, những mẩu
chuyện về Bác Hồ với nhân dân thủ đơ, GS.TS. Hồng Chí Bảo cùng các tác
giả trên đây đã minh thuyết một cách đầy đủ, rõ ràng sâu sắc về một kiểu mẫu
văn hóa đạo đức, nhận thức về con người, sự nghiệp tư tưởng đạo đức cách
mạng của Bác Hồ, về vị trí, vai trị những ngun tắc, chuẩn mực của đạo đức
cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh, tấm gương đạo đức cách mạng và
tính thiết thực của học tập đạo đức Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay;
5
Những cơng trình khoa học trên đây đã tập trung trình bày, phân tích,
làm rõ những vấn đề về nguồn gốc, quá trình hình thành cũng như những nội
dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, pháp luật, nhà nước, về
phát huy dân chủ và xây dựng đội ngũ cán bộ công chức vừa hồng vừa
chuyên… cũng như việc vận dụng tư tưởng của Người trong điều kiện hiện
nay nhằm quản lý xã hội, xây dựng con người mới, …góp phần phục vụ hiệu
quả sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cùng với các cơng trình nêu trên, trong thời gian qua cũng đã có nhiều
luận án, luận văn, đề tài khoa học cùng các bài nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh về đạo đức và pháp luật. Tiêu biểu như: "Mối quan hệ giữa pháp luật và
đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh" của tác giả Trần Nghị đăng trên tạp chí
Nhà nước và pháp luật số 8 năm 2004; "Một số nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ
Chí Minh về pháp luật" của tác giả Hoàng Thị Kim Quế đăng trên tạp chí Dân
chủ và Pháp luật số 5 (158) năm 2005; "Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp
xây dựng và phát triển ngành Tư pháp" - Kỷ yếu hội thảo của Bộ Tư pháp Viện Khoa học pháp lý do Nhà xuất bản Tư pháp ấn hành năm 2005; "Quan
điểm và giải pháp tiếp tục quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật và
pháp chế" của tác giả Nguyễn Văn Mạnh đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng số 6
năm 2006; "Tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật" - luận văn thạc sĩ luật học
của tác giả Phạm Đức Hịa năm 2008;
Ngồi ra, cịn có rất nhiều các cơng trình khoa học khác khi nghiên
cứu về lĩnh vực đạo đức, pháp luật cũng đã trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn chiếu,
phân tích đồng thời nghiên cứu, minh chứng giá trị đương đại của "tư tưởng
Hồ Chí Minh về đạo đức và pháp luật" cũng như dựa trên cơ sở tư tưởng Hồ
Chí Minh về đạo đức và pháp luật để triển khai và làm rõ hơn nội dung của đề
tài. Có thể kể đến các cơng trình khoa học như: "Đạo đức và pháp luật trong
triết lý phát triển ở Việt Nam" của các tác giả Vũ Khiêu, Thành Duy do Nhà
xuất bản Khoa học xã hội ấn hành năm 2000; "Đạo đức người cán bộ lãnh
đạo chính trị hiện nay - Thực trạng và giải pháp" của các tác giả Nguyễn Thế
6
Kiệt (chủ biên) do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 2005; "Mối
quan hệ giữa pháp luật với đạo đức" - luận văn thạc sĩ luật học của tác giả
Nguyễn Văn Năm, năm 2003; "Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội"
của tác giả Nguyễn Minh Đoan do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành
năm 2009; "Bản chất đích thực của mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức"
của tác giả Hoàng Thị Kim Quế đăng trên tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 1
năm 2010; Tất cả các cơng trình khoa học trên đây không chỉ thể hiện quan
điểm khoa học của các tác giả khi nghiên cứu về bản chất, vai trò, mối quan
hệ giữa đạo đức và pháp luật, mà còn khẳng định sự đồng thuận và kế thừa
những giá trị khoa học, cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và
pháp luật.
Đến nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu đầy đủ, trọn vẹn những nội
dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và pháp luật tương xứng với giá trị tư
tưởng triết lý - pháp lý của Người. Song, tất cả các cơng trình nghiên cứu trên
đây chính là nguồn tư liệu q giá giúp tơi có cái nhìn tổng thể vấn đề "Tư
tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và pháp luật". Dưới góc độ chuyên ngành
Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, luận văn tập trung khai thác khía
cạnh tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và pháp luật.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích:
Mục đích của luận văn nhằm tìm hiểu, phân tích tư tưởng Hồ Chí
Minh về đạo đức và pháp luật. Trên cơ sở đó vận dụng tư tưởng của Người
vào việc kết hợp đạo đức với pháp luật trong quản lý xã hội, xây dựng con
người mới ở nước ta hiện nay.
- Nhiệm vụ:
Để đạt được những mục đích đã đề ra, luận văn giải quyết những nhiệm
vụ sau đây:
7
Thứ nhất: Tìm hiểu, phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức.
Thứ hai: Tìm hiểu, phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật.
Thứ ba: Tìm hiểu, phân tích mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật
trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thứ tư: Trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm và giải pháp
nhằm vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và pháp luật trong quản lý
xã hội, xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh bao quát rất nhiều bình diện với chiều sâu
chưa được khai thác hết tầm cỡ của nó. Để góp phần vào việc khai thác này,
trong một phạm vi hạn chế, tác giả chỉ nghiên cứu một số nội dung cơ bản sau
đây về đạo đức và pháp luật trong tư tưởng Hồ Chí Minh:
- Q trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức; những quan
điểm cơ bản về đạo đức cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật; những quan điểm cơ
bản về pháp luật trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức đối với pháp luật; vai
trò của pháp luật đối với đạo đức; về kết hợp pháp luật với đạo đức trong
quản lý xã hội.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
mácxít cùng với các phương pháp nghiên cứu như: phân tích, tổng hợp, so
sánh; tiếp cận, nắm vững nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp với những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và quan điểm đường lối của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Cụ thể, tác giả đã nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh về đạo đức và pháp luật trên cơ sở nắm vững quan điểm, tư tưởng của
8
Người về các lĩnh vực có liên quan mật thiết như: tư tưởng Hồ Chí Minh về
Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước của dân do dân vì dân, cách mạng xã hội
chủ nghĩa và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, vấn đề đại
đoàn kết dân tộc, về nhân văn, văn hóa để làm rõ tính cách mạng, tính phổ
biến, thực tiễn cao trong tư tưởng đạo đức và pháp luật Hồ Chí Minh; Đồng
thời, dựa trên sự tổng hợp các dẫn chứng nguồn tư liệu phong phú minh
chứng về tư tưởng cũng như thực tiễn hành động của Hồ Chí Minh tác giả đã
tìm kiếm, phân tích và so sánh điểm khác biệt, đặc sắc, giá trị đương đại trong
tư tưởng của Người trên lĩnh vực đạo đức, pháp luật. Bên cạnh đó, tác giả
cũng đã cố gắng tìm kiếm các quan điểm, đánh giá về Hồ Chủ tịch của những
chính khách nước ngoài; chủ động trực tiếp tiếp cận và lĩnh hội ý kiến, tri
thức của một số nhà khoa học đầu ngành có nhiều cơng trình nghiên cứu sâu
rộng về Hồ Chí Minh, tiêu biểu như GS. TS. Hồng Chí Bảo, GS. TS. Lê Mậu
Hãn. Mặt khác, để hoàn thành đề tài, bảo đảm tính lơgíc, khoa học của các nội
dung được triển khai tác giả đã chú trọng vận dụng nguyên lý về mối liên hệ
phổ biến để xem xét, nghiên cứu hai lĩnh vực nội dung có quan hệ mật thiết
với nhau trong tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như trong đời sống xã hội đó là
đạo đức và pháp luật.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn đã phân tích rõ hơn giá trị của những nội dung cơ bản trong
tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và pháp luật cũng như mối quan hệ giữa
chúng. Qua đó luận văn làm sáng tỏ phương thức, nghệ thuật kết hợp giáo dục
đạo đức và sử dụng pháp luật trong quản lý xã hội, đào tạo, giáo dục, xây
dựng con người mới xã hội chủ nghĩa của Hồ Chí Minh.
Trên cơ sở những đóng góp về mặt lý luận đó, luận văn đã rút ra
những bài học, xây dựng, đề xuất những giải pháp căn bản, cụ thể về việc vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc kết hợp đạo đức và pháp luật trong việc
quản lý xã hội, xây dựng con người mới ở nước ta hiện nay. Qua đó, nhằm
9
tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật đồng thời kết hợp giáo dục nâng
cao đạo đức.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức.
Chương 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật.
Chương 3: Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong tư tưởng Hồ
Chí Minh.
Chương 4: Bài học, giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo
đức và pháp luật trong quản lý xã hội, xây dựng con người mới ở Việt Nam
hiện nay.
10
Chƣơng 1
TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC
1.1.1. Cơ sở hình thành tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh
- Cơ sở tư tưởng
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức là một hệ thuyết vừa đầy đủ, trọn
vẹn nhất, vừa gần gũi, sâu sắc nhất trong toàn bộ hệ thống tư tưởng của
Người. Nó đầy đủ với mọi đối tượng, trọn vẹn ở mọi lĩnh vực phạm vi, gần
gũi ở phong cách, phương thức thể hiện, sâu sắc ở triết lý, ý nghĩa. Chính vì
thế, đạo đức của Hồ Chí Minh đồng thời cũng là tư tưởng, nhân cách, triết lý
sống, hành động cách mạng của Người. Bởi lẽ, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo
đức đã hoàn toàn thâm nhập, chứa đựng trong mọi lĩnh vực quan điểm của Hồ
Chí Minh từ vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc, chủ nghĩa xã
hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, về đại đoàn kết
dân tộc và kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, về Đảng Cộng
sản Việt Nam và xây dựng Nhà nước của dân do dân vì dân, về nhân văn, văn
hóa, chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau…Tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh như một cây xanh lớn dậy từ đất mẹ Việt Nam, vươn cành hấp thụ
tinh hoa túy khí Đơng - Tây để rồi tỏa rợp bóng mát mãi về sau.
Ngạn ngữ có câu: Bơng hoa càng vươn cao về phía mặt trời thì rễ của
nó càng bám sâu vào lịng đất. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, suy ngẫm
về tư tưởng và ngưỡng mộ về nhân cách cao đẹp của Người, ta càng thấy tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vơ cũng gần gũi, giản dị bởi nó được ni dưỡng
từ chính những truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta. Truyền
thống yêu nước, nhân nghĩa, yêu thương con người, quý trọng hiền tài ngấm
sâu vào trái tim, tâm hồn Hồ Chí Minh, soi rạng trí tuệ Người từ thuở Hồ Chí
11
Minh còn là cậu bé đầu để chỏm. Lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước,
chống thiên tai, thú giữ, chống loạn trong giặc ngoài của dân tộc Việt giúp Hồ
Chí Minh hiểu được giá trị của cuộc sống, giá trị thiêng liêng của tự do, hịa
bình. Chính vì thế, Hồ Chí Minh trân trọng tự do dân tộc, hịa bình, hạnh phúc
của nhân dân. Từ thuở niên thiếu, Hồ Chí Minh đã sớm giác ngộ tự do, và khi
trưởng thành, "Tự do" thơi thúc Người ra đi tìm đường cứu nước. Truyền
thống yêu nước được hun đúc từ thời bà Trưng bà Triệu qua Đinh, Lý, Trần…
thúc giục lý trí Nguyễn Tất Thành để rồi chính từ chủ nghĩa yêu nước,
Nguyễn ái Quốc đã đến với chủ nghĩa cộng sản với mong muốn tìm ra con
đường giải phóng dân tộc, mang lại tự do cho đồng bào ái Quốc, mang lại
hạnh phúc cho nhân dân của Người. Và cũng chính trong truyền thống yêu
nước mà truyền thống nhân nghĩa, yêu thương con người, quý trọng hiền tài
của dân tộc Việt Nam được nảy sinh, ni dưỡng. Nhìn lại lịch sử dân tộc cả
những lúc chói chang hưng thịnh lẫn khi suy yếu mới thấy được giá trị và sức
mạnh của truyền thống nhân nghĩa, chủ nghĩa nhân văn. Đây chính là yếu tố
củng cố sức mạnh dân tộc, khơi dậy chủ nghĩa yêu nước, ý thức chủ quyền
khi đất nước có ngoại xâm và huy động trí lực mn dân khi hịa bình. Nam
quốc sơn hà, Bình Ngơ đại cáo không chỉ là những bản tuyên ngôn độc lập
của lịch sử dân tộc mà còn là một triết lý nhân sinh của dân tộc Việt Nam u
chuộng hịa bình, coi trọng con người, tôn quý sinh mạng dù là sinh mạng của
người Việt hay người Minh, dù là người Nam hay người Hán. Và bên cạnh
đó, thời kỳ nào cũng có "Chiếu cầu hiền" của các vị anh quân là minh chứng
thiết thực nhất, tiêu biểu nhất về truyền thống nhân nghĩa, yêu thương con
người, quý trọng hiền tài của dân tộc Việt Nam ta. Truyền thống nhân nghĩa,
yêu thương con người, quý trọng hiền tài vừa được nuôi dưỡng bởi truyền
thống yêu nước vừa bồi đắp, củng cố cho truyền thống yêu nước thêm vững
bền rắn chắc.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình theo truyền thống nho giáo có
người ơng, người cha dốc lịng vì nước vì dân, có người mẹ, người chị hết
12
lịng vì chồng vì con, giữa cuộc sống nơi làng q n bình mộc mạc với
những người nơng dân hiền lành chân chất chăm lo lao động và một ngôi
trường có những người thầy tận tụy mẫu mực như thầy Vương, Hồ Chí Minh
đã được hấp thụ trọn vẹn những phẩm chất, những truyền thống cao quý của
người Việt Nam, nhờ đó phẩm chất và tư chất Hồ Chí Minh sớm hình thành
góp phần làm nên đạo đức Hồ Chí Minh, nhân sinh quan Hồ Chí Minh định
hướng cho hành động cách mạng của Người.
Vốn thông minh, ham học hỏi, lại sớm được gặp gỡ, tiếp cận với
những bậc chí sĩ có kiến thức sâu rộng về Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo vì
thế ngay từ nhỏ, Hồ Chí Minh khi ấy là Nguyễn Sinh Cung đã nắm vững
những luân lý Nho giáo, những lời răn dạy của Phật giáo. Chính những
nguyên tắc về tu thân dưỡng tính của nho giáo đã rèn dạy và định hướng nhân
cách Sinh Cung, chính những lời khuyên thấm đẫm chất nhân bản của Phật
giáo khơi dậy lòng trắc ẩn, vị tha, bao dung rộng lớn của Anh. Đồng thời,
những tư tưởng tinh thông về quy luật tự nhiên của vạn vật và xã hội được Hồ
Chí Minh kế thừa trong Đạo giáo đã giúp Người có một triết lý sống, phong
cách sống bình dị, trong sáng, thanh cao ung dung tự tại (như chính cuộc đời
Người đã sống) - một cuộc sống giản dị, khiêm tốn, phảng phất sự vô vi, tiêu
dao của Lão Tử nhưng lại chứa đựng tinh thần lạc quan yêu đời thiết tha, yêu
thương con người đến vô ngần. Với triết lý đó, Hồ Chí Minh đã sống và là
tấm gương sáng cho mọi thế hệ người dân Việt Nam noi theo về một ý chí sắt
đá, lịng quyết tâm, nghị lực phi thường, một sự lạc quan cần thiết trong mọi
hoàn cảnh. Sự hội cộng của các hệ tư tưởng Nho, Phật, Đạo giáo không chỉ
giúp Nguyễn Sinh Cung trở thành một chàng thanh niên có phẩm chất đạo
đức tốt biết yêu nước, thương dân mà những hệ tư tưởng ấy đã khiến Anh
bừng tỉnh về trách nhiệm của một người dân đất Việt.
Càng thêm nhuần nhuyễn tư tưởng triết lý - đạo đức Nho giáo, Phật
giáo, Đạo giáo phương Đơng, Hồ Chí Minh càng sớm nhận ra sự hạn chế trói
buộc của tư tưởng Nho giáo, sự an phận nhún nhường của Phật giáo, Đạo
13
giáo. Cho nên, khi mới được tiếp xúc với những tư tưởng bình đẳng, tự do và
dân chủ phương Tây ngay tại quê nhà, Hồ Chí Minh đã so sánh và khát khao
đấu tranh, tìm kiếm giá trị đích thực của nền dân chủ phương Tây mong muốn
người dân An Nam cũng được hưởng những giá trị cao đẹp ấy. Nếu như chủ
nghĩa yêu nước là cơ sở để Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa cộng sản thì
những tư tưởng về tự do bình đẳng, dân chủ phương Tây là động lực thơi thúc
Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước. Sau khi rời bến cảng nhà Rồng năm
1911, Hồ Chí Minh đã tìm đến Tây phương. Tại đây, Người đã được tiếp cận
với các luồng tư tưởng, các học thuyết dân chủ tư sản tiến bộ của Rútxơ,
Mơngtécxkiơ… Các học thuyết ấy đã giúp Hồ Chí Minh định hướng rõ hơn
những giá trị đơn giản nhất và cũng là thiêng liêng nhất mà cuộc sống con
người phải đạt tới. Người ý thức cụ thể hơn về tự do, đó là quyền tự quyết, là
sự bình đẳng giữa người với người, là quyền được sống, được mưu cầu hạnh
phúc, được bảo vệ và bảo đảm các giá trị sống… Đồng thời, khi lăn lộn trong
phong trào công nhân, đối chiếu với các học thuyết dân chủ tư sản Tây
phương, Hồ Chí Minh nhận thấy những học thuyết ấy tuy có mục đích đẹp đẽ
thật song khơng đủ sức mạnh để mang lại cho những người lao động trên
khắp các nước mà Người đã đặt chân tới một cuộc sống của con người theo
đúng nghĩa của nó khiến cho khẩu hiệu về nhân quyền trở lên xa vời ngay
chính tại quê hương sản sinh ra nó.
Hấp thụ truyền thống dân tộc, nền tảng văn hóa - đạo đức Đơng
phương để thêm chí khí, tiếp thu tư tưởng tiến bộ Tây phương để thêm tuệ
khí, Hồ Chí Minh vẫn băn khoăn vì chưa tìm ra cách thức để cho những giá
trị đạo đức Đơng - Tây có điều kiện trở thành những giá trị đích thực và thiết
thực mang lại hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam nói riêng, nhân loại nói
chung. Chỉ khi được tiếp cận với "Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc
địa", tham gia rèn luyện, hoạt động cách mạng trong Quốc tế III, học tập,
nghiên cứu chủ nghĩa Mác- Lênin, lĩnh hội những tư tưởng về đạo đức cách
mạng của người cộng sản, về tinh thần đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh
14
của giai cấp vô sản do Lê nin lãnh đạo, Hồ Chí Minh mới thực sự yên tâm tin
tưởng vào giá trị của các chuẩn mực đạo đức cao đẹp Tây phương và Người
càng thêm quyết tâm theo đuổi để sự hiện hữu của nó chắc chắn sẽ mang lại
hạnh phúc cho cuộc sống của nhân dân Việt Nam. Từ đây, tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh chuyển hóa thành hành động cách mạng Hồ Chí Minh thơng
qua "Bản u sách của nhân dân An Nam" Người gửi lên Hội nghị Vécxây
ngày 18 tháng 6 năm 1919, "Bản án chế độ thực dân Pháp" Người viết năm
1925, "Đường Kách mệnh" năm 1927… cùng hàng loạt các hoạt động trong
các tổ chức cách mạng Người đã tham gia và không ngừng gây dựng cho sự
nghiệp giải phóng dân tộc.
- Cơ sở thực tiễn
Bên cạnh cơ sở tư tưởng vừa nêu trên thì thực tiễn hồn cảnh xã hội,
thực tiễn q trình hoạt động cách mạng, đấu tranh cho độc lập, tự do của dân
tộc, hạnh phúc của nhân dân là cơ sở thực tiễn hình thành nên tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh.
Vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta cất tiếng khóc chào đời khi đất nước
đã trải qua hơn 20 năm trời xâm chiếm của thực dân Pháp. Đất nước thêm xác
xơ nghèo nàn kể từ khi triều đình phong kiến nhà Nguyễn ký hiệp ước
Patơnôt ngày 6/6/1884 đầu hàng thực dân Pháp đặt cơ sở lâu dài và chủ yếu
cho quyền đô hộ của chúng ở Việt Nam. Cộng thêm 21 năm Người được tận
mắt chứng kiến cảnh lầm than cơ cực của nhân dân An Nam dưới chính sách
khai thác thuộc địa của thực dân Pháp với cảnh nhà tù lập ra nhiều hơn trường
học, cảnh bắt lính đi lao dịch tù đày triền miên, cảnh nạt nộ thuế khóa bịn vét
của cải, đầu độc thuốc phiện, thực hiện chính sách ngu dân, chính sách chia
để trị… đời sống mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam trở nên túng quẫn, khổ
đau. Hàng ngàn cuộc đấu tranh của các sĩ phu, của nông dân khắp nơi nổ dậy
từ Nam chí Bắc nhưng tất cả đều bị nhấn chìm trong biển máu tang tóc. Nước
mất thì nhà tan, ngay chính bản thân gia đình Người cũng phải chịu cảnh ly
15
tán đói khổ. Vậy nên, Hồ Chí Minh rất thấm thía nỗi đau mất nước, xót xa
trước cảnh những người dân An Nam phải oằn mình dưới những làn roi sắt
của bọn thực dân xâm lược, nát ruột nát gan khi hơn 50% nông dân Việt Nam
bị tước đoạt ruộng đất phải chịu cảnh cầu bất cầu bơ… Càng thương dân Việt
bao nhiêu, Hồ Chí Minh càng ý thức rõ trách nhiệm phải cứu nước cứu nòi
bấy nhiêu.
Trong suốt thời gian bơn ba tìm đường cứu nước, sang đất Pháp, đất
Mỹ, Anh… rồi lại trở về đất Pháp, lăn lộn trong phong trào công nhân khắp
các nước thuộc địa châu Á, châu Phi chứng kiến cảnh lưng trần đỏ lằn roi sắt,
đã nâng tầm nhận thức, tình cảm của Hồ Chí Minh - khi ấy là Văn Ba - và
Anh thấy rõ rằng khơng chỉ có nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp mà ở bất
cứ thuộc địa nào người dân cũng sống khổ cực, bọn thực dân cũng tàn ác.
Những cảnh tượng mà Anh nhìn thấy đã gieo rắc trong lịng Anh những tình
cảm khắc khoải, nảy sinh tinh thần đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân các
nước trong sự nghiệp chống đế quốc. Ý thức ấy lớn dần thành quan niệm
vững chắc của Hồ Chí Minh về sự đoàn kết các dân tộc bị áp bức, thành sứ
mệnh giải phóng dân tộc thiêng liêng, thành ý chí cách mạng kiên cường, khát
vọng tột đỉnh cho độc lập tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân.
Trước và cùng thời với Hồ Chí Minh có rất nhiều vị vua anh minh, chí
sĩ lỗi lạc yêu nước thương dân. Nhưng không ai sánh kịp với Người không
phải bởi cái đức của họ chưa thật sâu, cái đạo của họ chưa thật sắc mà vì nhân
sinh quan, thế giới quan và thực tiễn dân sinh của họ chưa được bao quát,
rộng khắp, sát thực như Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh khơng chỉ đồng cảm,
chia sẻ, xót xa trước tình cảnh của tất thảy các giai tầng xã hội Việt Nam dưới
ách đơ hộ thực dân mà chính bản thân Người cũng đã tận trải cuộc sống ấy.
Không những thế, Người cũng đã sống cuộc sống cơ cực phải nạo tuyết, vét
bùn, làm bồi bàn… với giai cấp cần lao khắp các nước châu Á, Âu, Phi, Mĩ
nơi Người từng đặt chân tới. Chính vì lẽ đó, nỗi đau mất nước, tấm lòng
16
thương dân của Hồ Chí Minh mới trở thành động lực cách mạng và chuyển
hóa thành hành động cách mạng thúc giục Người ra đi tìm đường cứu nước,
vượt qua mọi nỗi đau thể xác, tinh thần, mài sắc lý trí khiến Người khơng cảm
thấy bế tắc như các vị vua cuối các triều đại phong kiến Việt Nam, cũng
không chút ảo tưởng như các cụ Phan đương thời.
- Nhân tố chủ quan
Trên cơ sở kế thừa, hấp thụ những truyền thống quý báu của dân tộc,
nền tảng, giá trị văn hóa Đơng - Tây, hịa cùng phong trào u nước, lăn lộn
trong phong trào cách mạng vô sản thế giới đã giúp Hồ Chí Minh có được
những phẩm chất đạo đức cao quý làm nền tảng cho hành động cách mạng
của Người và sau này được tích triển hơn nữa trong những năm Người trực
tiếp lãnh đạo đất nước giành độc lập, xây dựng Tổ quốc Việt Nam Dân chủ
cộng hịa trở thành hệ thuyết đạo đức Hồ Chí Minh. Song khơng chỉ có vậy,
điều quan trọng hơn, chính những nhân tố chủ quan là cơ sở cốt lõi nhất góp
phần hình thành nên tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
Vốn thơng minh, lanh lẹ, ham học hỏi, lại được bồi dưỡng nhân cách
bởi những giá trị truyền thống q báu của gia đình và q hương, Hồ Chí
Minh đã chủ động hấp thụ tiếp biến nhiều giá trị văn hóa (từ văn hóa làng xã
đến văn hóa thành thị, từ văn hóa phương Đơng đến các nền văn hóa phương
Tây của các nước khác nhau trên thế giới) để gạn lọc những giá trị ấy thành
nhân cách sống, phẩm chất đạo đức thanh cao, trí tuệ mẫn tiệp Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, tư tưởng đạo đức Hồ chí Minh cịn được hình thành bởi
lịng khoan dung bác ái, yêu thương con người, tôn trọng hiền tài của Hồ
Chí Minh. Khi đề cập đến con người, Hồ Chí Minh đề cập con người cụ thể,
khơng có con người chung chung, trừu tượng phi nguồn gốc lịch sử hay con
người kiểu tôn giáo. Phần lớn, người xem xét con người trong các mối quan
hệ xã hội, giai cấp, giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp; trong khối thống nhất của
cộng đồng dân tộc và quan hệ quốc tế. Cách tiếp cận về con người của Hồ Chí
17
Minh thống nhất với lập trường giai cấp và lập trường dân tộc. Chính vì thế,
lịng u thương q trọng con người ở Hồ Chí Minh rất bao la rộng lớn
nhưng lại gần giũ với số phận mỗi con người, hướng tới con người cụ thể những con người đang sống thực trên trần gian. Người chỉ rõ nguồn gốc đích
thực của mọi sự đau khổ mà những con người nô lệ, mất nước, những người
lao động làm thuê phải chịu - đó là chủ nghĩa đế quốc, thực dân, ách áp bức
bóc lột giai cấp của tư sản, phong kiến đối với cơng nhân, nơng dân,…Từ đó,
Hồ Chí Minh chỉ ra con đường cách mạng, con đường giải phóng dân tộc, giai
cấp, con người, đồng thời Người không ngừng đấu tranh vì sự nghiệp giải
phóng đó để nhân dân ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành
đến nơi đến chốn.
Hồ Chí Minh coi sinh mạng con người là quý. Cho nên, triết lý- đạo
đức của Hồ Chí Minh về con người là triết lý nhân văn hành động: ở đời và
làm người thì phải yêu nước thương dân, thương nhân loại bị đau khổ, áp bức
và đấu tranh nhằm đem lại hạnh phúc, tự do cho con người. Tình yêu thương con
người của Hồ Chí Minh cịn được thể hiện trong mối quan hệ bạn bè, đồng chí
hàng ngày. Nó địi hỏi phải chặt chẽ, nghiêm khắc với mình, khoan dung độ
lượng với người khác; phải tôn trọng con người, biết cách nâng cao con người
lên chứ không hạ thấp, càng không vùi dập con người. Cho nên, tình thương
đó cịn dành cho cả những người có sai lầm khuyết điểm nhưng đã nhận ra và
sửa chữa, cả người lầm đường lạc lối biết hối cải, cả kẻ thù đã bị thương, bị
bắt hoặc quy hàng. Chính tình u thương đó đã đánh thức mọi điều tốt đẹp
mà Hồ Chí Minh tin rằng trong mỗi người đều có, tuy nhiều ít khác nhau.
Chính u thương con người, khoan dung độ lượng với con người mà
hơn ai hết, Hồ Chí Minh rất mực tơn trọng hiền tài. Người luôn lắng nghe trân
trọng ý kiến của các bậc hiền tài trí thức, động viên cổ vũ, giáo dục, cải hóa
người lầm lạc, đồn kết rộng rãi mọi tầng lớp trí thức, cư xử có lý có tình, độ
18
lượng, khoan dung, thông cảm, nâng đỡ họ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cả về
vật chất và tinh thần để người hiền tài được phụng sự đất nước.
Qua đó mới thấy hết được chính nhân tố chủ quan là yếu tố cơ bản
nhất làm cho đạo đức Hồ Chí Minh khơng chỉ là tư tưởng mang tầm vóc triết
lý nhân sinh mà còn trở thành phương pháp hành động cách mạng - cải biến
thực tiễn xã hội, giải phóng đất nước. Vì thế, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
khơng bó hẹp trong phạm vi lĩnh vực ý thức, tình cảm mà nó đã được Người
chuyển hóa vào thực tiễn cách mạng, chỉ đạo hoạt động hàng ngày của bản
thân Hồ Chủ tịch cũng như thức tỉnh, lôi cuốn "vật chất hóa" ý thức dân tộc
thành sức mạnh dân tộc. Phải là Người có tấm lịng bao dung rộng lớn, nhân
cách cao thượng vô ngần, đồng thời với một tư duy mới mẻ tiến bộ về thế giới
quan, nhân sinh quan Hồ Chí Minh mới có thể trở thành mẫu mực về tư tưởng
và tư cách đạo đức không chỉ của nhân dân Việt Nam, dân tộc việt Nam mà còn
là một mẫu mực đạo đức của thời đại được tồn thể thế giới cơng nhận và noi
theo.
1.1.2. Cuộc cách mạng trong lĩnh vực đạo đức của Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng, Người đã cách mạng trên lĩnh
vực tư tưởng, gắn liền và chuyển hóa nó vào trong thực tiễn. Chính vì Hồ Chí
Minh cách mạng thực tiễn tư tưởng nên thực tiễn hoạt động của Người là thực
tiễn cách mạng.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống u nước, ngay
từ nhỏ Hồ Chí Minh đã được tiếp thu những tư tưởng sâu sắc của Nho giáo về
những chuẩn mực đạo đức của người trí thức, kẻ quân tử. Nhưng với tư duy
nhạy bén, mẫn cảm trước thời đại, Hồ Chí Minh đã có sự đánh giá rất đúng
đắn về vai trò của Nho giáo trong lịch sử xã hội. Đồng thời, Người thấy rõ
những hạn chế, bất cập trong tư tưởng Nho giáo như: yếu tố duy tâm lạc hậu,
coi khinh lao động chân tay, phân biệt đẳng cấp, coi khinh, trói buộc phụ
19
nữ… Vậy nên, Hồ Chí Minh khơng hồn tồn chịu ảnh hưởng một cách rập
khuôn những tư tưởng Nho học, mà trong tư tưởng và hành động, Người luôn
phát huy những giá trị tích cực; đồng thời, hạn chế, khắc phục những nhược
điểm của hệ tư tưởng này. Hơn ai hết, Hồ Chí Minh ý thức rất rõ việc lưu giữ,
phát huy, kế thừa một cách có chọn lọc, sáng tạo những yếu tố tiến bộ, nhân
văn của hệ tư tưởng Nho giáo. Người chỉ rõ, mặt tích cực của Nho giáo là đã
đề xướng triết học hành động cùng tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời, lý
tưởng về một xã hội bình trị, một "thế giới đại đồng", triết lý nhân sinh về tu
thân dưỡng tính (chính tâm tu thân), từ Thiên tử cho đến thứ dân ai cũng phải
lấy tu thân làm gốc. Ngoài ra, Nho giáo cịn đề cao văn hóa, lễ giáo, tạo ra
truyền thống hiếu học khác hẳn với chủ trương "ngu dân" để "dễ trị" của các
học thuyết cổ đại khác. Chúng ta thấy, Hồ Chí Minh tiếp thu Nho giáo cũng
giống như Mác tiếp thu phép biện chứng của Hêghen. Bởi lẽ, trật tự các giá trị
đạo đức Nho giáo là: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Cịn trật tự và chuẩn mực đạo
đức của người cách mạng theo Hồ Chí Minh cần phải có là: Trí, Tín, Nhân,
Dũng, Liêm. Người cũng căn dặn: cơ sở, điều kiện để có thể thực hiện "tề gia
trị quốc bình thiên hạ" như Nho giáo, trước hết phải là "tu thân": "Phải chính
tâm tu thân thì mới có thể trị quốc bình thiên hạ" [44, tr. 82]. "Tu thân" - tự
mình phải sửa mình, tự mình phải làm gương trước đã rồi mới có thể lãnh đạo
được quần chúng - quan điểm này được Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý trong
việc rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ đảng viên cũng như giới trí thức
và các thế hệ trẻ. Thêm vào đó, Hồ Chí Minh cịn bổ sung vào đạo đức cách
mạng u cầu mới đối với con người xã hội chủ nghĩa là phải có đức: cần,
kiệm, liêm, chính, chí cơng, vơ tư. Đây cũng là những chuẩn mực giá trị đạo
đức có nội hàm pháp lý phù hợp với lẽ cơng bằng ở đời đòi hỏi bất kỳ ai trong
chúng ta cũng cần phải có. Như vậy, cuộc cách mạng trong quan niệm về đạo
đức, về con người, về nhân cách của Hồ Chí Minh được thể hiện ở chỗ:
Người đã gạt bỏ cái cốt lõi nhất trong đạo đức Nho giáo là lòng trung thành
tuyệt đối với chế độ phong kiến theo kiểu "ngu trung" chỉ đề cao, ghi nhận vai
20