Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

(Luận văn thạc sĩ) vấn đề bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật hoa kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 126 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN ANH HÙNG

VẤN ĐỀ BO H QUYN TC GI
THEO PHP LUT HOA K

luận văn thạc sĩ luật học

Hà nội - 2009

I HC QUC GIA HÀ NỘI


KHOA LUẬT

TRẦN ANH HÙNG

VẤN ĐỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ
THEO PHÁP LUẬT HOA KỲ
Chuyên ngành : Luật quốc tế
Mã số

: 60 38 60

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Bá Diến

Hµ néi - 2009




MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU

Chương 1:

1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYỀN TÁC GIẢ, BẢO

5

HỘ QUYỀN TÁC GIẢ

1.1.

Khái niệm, đặc điểm của quyền tác giả

5

1.1.1.

Sơ lược sự ra đời và phát triển của quyền tác giả

5


1.1.2.

Khái niệm quyền tác giả

7

1.1.3.

Đặc điểm của quyền tác giả

10

1.2.

Bảo hộ quyền tác giả

14

1.2.1.

Bản quyền tác giả và việc bảo hộ bản quyền tác giả

14

1.2.2.

Ý nghĩa và các nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả

18


1.2.2.1. Ý nghĩa của việc bảo hộ quyền tác giả

18

1.2.2.2. Các nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả

25

Chương 2: PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ CỦA HOA KỲ

27

2.1.

Lược sử hình thành và phát triển của Luật Quyền tác giả
Hoa Kỳ

27

2.2.

Đối tượng và phạm vi điều chỉnh của Luật Quyền tác giả

30

2.2.1.

Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả

30


2.2.2.

Chủ sở hữu quyền tác giả

34

2.3.

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả và những hạn chế đối với
quyền tác giả

37

2.3.1.

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả

37


2.3.2.

Những hạn chế đối với quyền tác giả

40

2.4.

Ký hiệu và đăng ký quyền tác giả


43

2.4.1.

Ký hiệu quyền tác giả

43

2.4.2.

Đăng ký quyền tác giả

46

2.5.

Cục Bản quyền tác giả và Ban trọng tài nhuận bút quyền
tác giả

54

2.5.1.

Cục Bản quyền tác giả

54

2.5.2.


Ban trọng tài nhuận bút quyền tác giả

56

2.6.

Xâm phạm quyền tác giả và các biện pháp thực thi

57

Chương 3:

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP

68

KIẾN NGHỊ GĨP PHẦN HỒN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TẠI VIỆT NAM

3.1.

So sánh pháp luật bảo hộ quyền tác giả của Hoa Kỳ và
Việt Nam

68

3.1.1.

Những điểm tương đồng trong các qui định pháp luật về bảo
hộ quyền tác giả của Hoa Kỳ và Việt Nam


68

3.1.2.

Những điểm khác biệt trong các quy định pháp luật về bảo
hộ quyền tác giả của Hoa Kỳ và Việt Nam

75

3.2.

Một số bài học kinh nghiệm đối với công tác lập pháp và
thực thi pháp luật quyền tác giả tại Việt Nam

78

3.2.1.

Quản lý nhà nước về quyền tác giả

78

3.2.2.

Trình tự, thủ tục đăng ký bản quyền tác giả

79

3.2.3.


Hệ thống chế tài trong việc thực thi bảo hộ quyền tác giả

81

3.2.4.

Vai trò của các Hiệp hội liên quan đến quyền tác giả

82

3.2.5.

Vấn đề bản quyền và văn hóa

85

3.2.6.

Giải quyết những thách thức về vấn đề bản quyền trong thời
đại kỹ thuật số - nội dung trọng tâm của việc bảo hộ quyền
tác giả trong giai đoạn hiện nay

86


3.2.6.1. Những nét đặc trưng của cơng nghệ số có liên quan đến
bản quyền

86


3.2.6.2. Những điểm đáng lưu ý của pháp luật Hoa Kỳ đối với việc
bảo hộ quyền tác giả trong thời đại kỹ thuật số

87

3.3.

Một số giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả
thực thi pháp luật về bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam

92

3.3.1.

Khái quát một số kết quả trong công tác lập pháp về bảo hộ
quyền tác giả tại Việt Nam

92

3.3.2.

Một số tồn tại và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả
thực thi pháp luật bảo hộ quyền tác giả của Việt Nam

99

3.3.2.1. Một số tồn tại trong các quy định pháp luật về quyền tác giả
của Việt Nam theo chuẩn quốc tế


99

3.3.2.2. Một số giải pháp kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả
thực thi pháp luật bảo hộ quyền tác giả của Việt Nam trong
điều kiện hiện nay

105

KẾT LUẬN

116

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

118


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các sản phẩm của sự sáng tạo trí tuệ mang tính phi vật chất và dễ phổ
biến, khai thác rộng rãi ở nhiều quốc gia khác nhau. Hơn nữa, sự sáng tạo và
các sản phẩm của sự sáng tạo trí tuệ được coi là tiền đề, là động lực thúc đẩy
sự phát triển chung của xã hội loài người. Do vậy, việc bảo hộ quyền tác giả
đối với các sản phẩm của sự sáng tạo trí tuệ ở các quốc gia trên thế giới cũng
như ở Việt Nam có ý nghĩa vơ cùng quan trọng.
Hoa Kỳ là nước công nghiệp rất phát triển, các qui định của pháp luật
về quyền tác giả rất chặt chẽ, vấn đề bảo hộ cũng như thực thi các xâm phạm
quyền tác giả được coi trọng và thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Vì vậy, việc
nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của quốc gia này nhằm phục vụ công tác xây
dựng pháp luật về bảo vệ quyền tác giả có ý nghĩa to lớn đối với Việt Nam.

Bên cạnh đó, Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn của Việt Nam và đồng
thời là bên tham gia ký kết hiệp định về Quyền tác giả năm 1997, Hiệp định
Thương mại năm 2000; hai nước cùng là thành viên của Công ước Berne về
bảo hộ quyền tác giả. Do đó, việc nghiên cứu, tiếp thu, tiến tới sự tương thích
về pháp luật trong lĩnh vực quyền tác giả giữa hai nước là điều kiện hết sức
quan trọng trong giao lưu, hợp tác về kinh tế, thương mại, văn hóa.
Tuy có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng như vậy nhưng vấn đề
bảo hộ quyền tác giả trong pháp luật Hoa Kỳ chưa được các nhà khoa học
pháp lý Việt Nam đầu tư nghiên cứu một cách thỏa đáng. Chình ví vậy, tác
giả đã lựa chọn đề tài "Vấn đề bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kỳ"
làm đề tài nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây ở Việt Nam đã có một số bài báo và cơng
trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa

1


Kỳ nói riêng, pháp luật nước ngồi nói chung ở một số khía cạnh hoặc đối với
một số đối tượng cụ thể như: Bản ghi, băng đĩa, tác phẩm nghe nhìn, tác phẩm
kiến trúc, v.v...
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một cơng trình khoa học nào nghiên
cứu một cách công phu và đầy đủ ở cấp độ một luận văn thạc sĩ hay một luận
án tiến sĩ về đề tài bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kỳ. Bảo hộ quyền
tác giả theo pháp luật Hoa Kỳ mới chỉ được nghiên cứu bằng các bài viết,
tranh luận trong các Hội thảo khoa học hoặc trên một số tạp chí khoa học
pháp lý chuyên ngành, một phần, mục trong các giáo trình, sách chuyên khảo
hay sách tham khảo; hay được đề cập với tư cách là một khía cạnh của các
chế định quyền tác giả. Do đó, các vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh đề
tài bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kỳ đòi hỏi các nhà khoa học cần

phải được tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên khảo và sâu sắc hơn.
Vì vậy, tác giả hy vọng với sự đầu tư và nghiên cứu thích đáng vào
luận văn thạc sĩ về đề tài Vấn đề bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kỳ,
sẽ là một tài liệu tham khảo có giá trị cả về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn
áp dụng tại Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu
Việc nghiên cứu vấn đề bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kỳ
có nhiều nội dung liên quan đến các qui định trong hệ thống pháp luật quốc
gia cũng như trong hệ thống pháp luật quốc tế. Bởi vậy, phạm vi nghiên cứu
của luận văn chỉ xem xét và giải quyết một số vấn đề xung quanh chế định
bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kỳ mà cụ thể là:
- Những vấn đề lí luận cơ bản về quyền tác giả như: khái niệm, đặc
điểm, đối tượng, chủ thể của quyền tác giả;
- Những vấn đề lí luận cơ bản về vấn đề bảo hộ quyền tác giả như: sự
hình thành, phát triển của pháp luật thế giới về bảo hộ quyền tác giả, ý nghĩa
và các nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả;

2


- Phân tích các quy định về bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kỳ;
- Đánh giá sự tương quan và khác biệt trong hệ thống quy định pháp
luật về quyền tác giả của Hoa Kỳ với Việt Nam và các qui định của pháp luật
quốc tế để đề xuất những sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hơn nữa các qui
định về quyền tác giả tại Việt Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với phạm vi nghiên cứu nêu trên trong luận văn này, tác giả tập trung
vào giải quyết những nhiệm vụ chính như sau:
- Phân tích, tổng kết các vấn đề lí luận về quyền tác giả như: khái
niệm, đặc điểm, đối tượng, chủ thể của quyền tác giả.

- Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của các quy định về bảo hộ
quyền tác giả trong pháp luật quốc tế; phân tích ý nghĩa, nội dung các nguyên
tắc cơ bản trong bảo hộ quyền tác giả.
- Phân tích các quy định về bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kỳ;
- So sánh quy định pháp luật về quyền tác giả của Việt Nam và Hoa Kỳ.
- Trên cơ sở những nghiên cứu đó, đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn
thiện chế định bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam để có sự hài hịa
với pháp luật của đối tác thương mại Hoa Kỳ và phù hợp với hệ thống pháp
luật quốc tế.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được những mục đích đã đặt ra trên cơ sở lý luận là phép duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn đã sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu như: phương pháp so sánh, phân tích tài liệu, phương pháp tổng
hợp, cũng như những thành tựu của khoa học luật tư pháp quốc tế, các cơng
trình của các nhà khoa học - luật gia ở trong và ngoài nước.
Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài còn dựa vào số liệu trong các báo cáo
hàng năm, các chuyên đề, tài liệu hội thảo của Cục Bản quyền tác giả Văn học -

3


nghệ thuật, của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và
một số vụ tranh chấp quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kỳ trong thực tiễn.
Thơng tin trên mạng Internet để phân tích và đánh giá, tổng hợp các tri thức
khoa học có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn và điểm mới về khoa học của luận văn
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng của luận văn là ở chỗ tác giả
đã làm rõ các vấn đề lí luận cơ bản về quyền tác giả, bảo hộ quyền tác giả;
phân tích hệ thống quy định pháp luật hiện hành của Hoa Kỳ về bảo hộ quyền
tác giả;so sánh tương quan với pháp luật Việt Nam; đồng thời đưa ra các kiến

nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả nhằm đáp ứng
yêu cầu của công cuộc hội nhập quốc tế.
Về điểm mới về khoa học của luận văn ở một chừng mực nhất định có
thể khẳng định rằng, đây là nghiên cứu chuyên khảo đồng bộ đầu tiên ở cấp
độ một luận văn thạc sĩ đề cập đến vấn đề bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật
Hoa Kỳ. Điều đó càng trở nên quan trọng hơn vì Hoa Kỳ là quốc gia có hệ
thống quy định về quyền tác giả tiên tiến trên thế giới, đồng thời là đối tác
thương mại quan trọng của Việt Nam.
Ngồi ra, luận văn cịn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo cần thiết cho
các cán bộ nghiên cứu khoa học, cán bộ giảng dạy, nghiên cứu sinh, học viên
cao học và sinh viên thuộc chuyên ngành Luật Dân sự và Tư pháp quốc tế.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả.
Chương 2: Pháp luật về bảo hộ quyền tác giả của Hoa Kỳ.
Chương 3: Bài học kinh nghiệm và giải pháp kiến nghị góp phần hồn
thiện pháp luật bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam.

4


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYỀN TÁC GIẢ,
BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ

1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA QUYỀN TÁC GIẢ

1.1.1. Sơ lƣợc sự ra đời và phát triển của quyền tác giả [19]
Trong thời kỳ Cổ đại và thời kỳ Trung cổ người ta chưa biết đến quyền

cho một tác phẩm trí tuệ. Các quy định luật pháp chỉ có cho những vật mang
tác phẩm trí tuệ, đặc biệt là về sở hữu, như không được phép trộm cắp một
quyển sách nhưng lại được phép chép lại từ quyển sách đó. Việc nhiều nghệ sĩ
và tác giả cùng làm việc trong một đề tài là một trường hợp bình thường, cũng
như việc các nhạc sĩ khác lấy hay thay đổi các bài hát và tác phẩm âm nhạc.
Khi không muốn bài viết bị thay đổi tác giả chỉ còn có cách gắn một lời
nguyền rủa vào quyển sách của mình như Eike von Repgow, tác giả của
Sachsenspiegel, một quyển sách ghi chép lại các luật lệ đương thời, đã
nguyền rủa những người giả mạo tác phẩm của ông sẽ bị bệnh hủi.
Cùng với phát minh in (khoảng năm 1440), các bản sao chép lại của
một tác phẩm bắt đầu có thể được sản xuất ở số lượng lớn một cách dễ dàng
hơn. Nhưng tác giả vẫn chưa có được "quyền tác giả" ở bên cạnh và còn phải
vui mừng là chẳng những tác phẩm được in mà nhà in hay nhà xuất bản còn
trả cho một số tiền cho bản viết tay. Thế rồi đi đến trường hợp là bản in đầu
tiên bị các nhà in khác in lại. Việc này làm cho việc kinh doanh của nhà in
đầu tiên khó khăn đi vì người này đã đầu tư lao động nhiều hơn và có thể
cũng đã trả tiền cho tác giả, những người in lại tự nhiên là có thể mời chào
sản phẩm của họ rẻ tiền hơn. Tác giả cũng có thể khơng bằng lịng với các bản
in lại vì những bản in lại này thường được sản xuất ít kỹ lưỡng hơn: có lỗi hay
thậm chí bài viết còn bị cố ý sửa đổi.

5


Vì thế, để chống lại tệ in lại, các nhà in đã xin các quyền lợi đặc biệt
từ phía chính quyền, cấm in lại một tác phẩm ít nhất là trong một thời gian
nhất định. Lợi ích của nhà in trùng với lợi ích của nhà cầm quyền vì những
người này muốn có ảnh hưởng đến những tác phẩm được phát hành trong
lãnh địa của họ. Đặc biệt là nước Pháp do có chế độ chuyên chế sớm nên đã
thực hiện được điều này, ít thành cơng hơn là ở Đức. Tại Đức một số hầu tước

cịn cố tình khơng quan tâm đến việc các nhà xuất bản vi phạm các đặc quyền
từ hoàng đế nhằm để giúp đỡ các nhà xuất bản này về kinh tế và để mang vào
lãnh thổ văn học đang được ưa chuộng một cách rẻ tiền. Những ý tưởng của
Phong trào Khai sáng phần lớn là đã được truyền bá bằng các bản in lậu.
Khi thời kỳ Phục hưng bắt đầu, cá nhân con người trở nên quan trọng
hơn và đặc quyền tác giả cũng được ban phát để thưởng cho những người
sáng tạo ra tác phẩm của họ. Tại nước Đức thí dụ như là Albrecht Dürer
(1511) đã được công nhận một đặc quyền như vậy. Nhưng việc bảo vệ này chỉ
dành cho người sáng tạo như là một cá nhân (quyền cá nhân) và chưa mang
lại cho tác giả một thu nhập nào. Giữa thế kỷ XVI, các đặc quyền lãnh thổ được
đưa ra, cấm in lại trong một vùng nhất định trong một thời gian nhất định.
Khi các nhà xuất bản bắt đầu trả tiền nhuận bút cho tác giả thì họ tin
rằng cùng với việc này họ có được một độc quyền kinh doanh (thuyết về sở
hữu của nhà xuất bản), ngay cả khi họ khơng có đặc quyền cho tác phẩm này.
Vì thế mà việc in lại bị cấm khi các quyền từ tác giả được mua lại.
Mãi đến thế kỷ XVIII, lần đầu tiên mới có các lý thuyết về các quyền
giống như sở hữu cho các lao động trí óc (và hiện tượng của sở hữu phi vật
chất). Trong một bộ luật của nước Anh năm 1710, Statue of Anne, lần đầu tiên
một độc quyền sao chép của tác giả được cơng nhận. Tác giả sau đó nhượng
quyền này lại cho nhà xuất bản. Sau một thời gian được thỏa thuận trước tất
cả các quyền lại thuộc về tác giả. Tác phẩm phải được ghi vào trong danh
mục của nghiệp hội các nhà xuất bản và phải có thêm ghi chú copyright để

6


được bảo vệ. Phương pháp này được đưa vào ứng dụng tại Mỹ vào năm 1795
(yêu cầu phải ghi vào danh mục được bãi bỏ tại Anh vào năm 1956 và tại Hoa
Kỳ vào năm 1978). Ý tưởng về sở hữu trí tuệ phần lớn được giải thích bằng
thuyết về quyền tự nhiên (tiếng Anh: natural law). Tại Pháp một Propriété

littéraire et artistique (sở hữu văn học và nghệ thuật) được đưa ra trong hai bộ
luật vào năm 1791 và 1793. Tại nước Phổ một bảo vệ tương tự cũng được đưa
ra vào năm 1837. Cũng vào năm 1837 Hội đồng liên bang của Liên minh Đức
quyết định thời hạn bảo vệ từ khi tác phẩm ra đời là 10 năm, thời hạn này
được kéo dài thành 30 năm sau khi tác giả qua đời (post mortem auctoris) vào
năm 1845. Trong Liên minh Bắc Đức việc bảo vệ quyền tác giả được đưa ra
vào năm 1857 và được Đế chế Đức thu nhập và tiếp tục mở rộng sau đó.
Trong Đệ tam Đế chế các tác giả chỉ là "người được ủy thác trong nom tác
phẩm" cho cộng đồng nhân dân.
1.1.2. Khái niệm quyền tác giả
Khi một người tạo ra một tác phẩm văn học, âm nhạc, khoa học hay
nghệ thuật, thì người đó sẽ trở thành chủ sở hữu của tác phẩm đó và tự do
quyết định việc sử dụng nó, những người này được gọi là "nhà sáng tạo", "tác
giả " hay "chủ sở hữu quyền" và họ có quyền kiểm sốt số phận của tác phẩm.
Một tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả kể từ thời điểm tác phẩm được ra
đời nên không cần tiến hành thủ tục gì, như đăng ký hoặc nộp lưu chiểu, để
tác phẩm đó có điều kiện được bảo hộ. Bản thân các ý tưởng thì khơng được
bảo hộ mà chỉ bảo hộ cách thức mà chúng được thể hiện.
Quyền tác giả - một bộ phận quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ - có
đối tượng là một loại tài sản đặc biệt, là những sản phẩm trí tuệ có đặc tính
chung là trừu tượng và vơ hình (khơng giống với đối tượng của quyền sở hữu
là tài sản hữu hình). Theo một cách chung nhất, Tổ chức sở hữu trí tuệ thế
giới (WIPO) định nghĩa quyền tác giả như sau: "Quyền tác giả là một thuật
ngữ pháp lý chỉ quyền của người sáng tác đối với các tác phẩm văn học và
nghệ thuật của họ" [38].

7


Quyền tác giả là sự bảo hộ pháp lý dành cho chủ sở hữu các quyền đối

với một tác phẩm nguyên gốc mà người đó tạo ra. Quyền tác giả hay tác
quyền (tiếng Anh: copyright) là độc quyền của một tác giả cho tác phẩm của
người này. Quyền tác giả được dùng để bảo vệ các sáng tạo tinh thần có tính
chất văn hóa (cũng cịn được gọi là tác phẩm) thí dụ như các bài viết về khoa
học hay văn học, sáng tác nhạc, ghi âm, tranh vẽ, hình chụp, phim và các
chương trình truyền thanh. Quyền này bảo vệ các quyền lợi cá nhân và lợi ích
kinh tế của tác giả trong mối liên quan với tác phẩm này. Một phần người ta
cũng nói đó là sở hữu trí tuệ (intellectual property), vì thế việc bảo vệ sở hữu
vật chất và sở hữu trí tuệ phải đi đơi với nhau. Quyền tác giả không cần phải
đăng ký và thuộc về tác giả khi một tác phẩm được ghi giữ lại ít nhất là một
lần trên một phương tiện lưu trữ. Quyền tác giả thông thường chỉ được công
nhận khi sáng tạo này mới, có một phần cơng lao của tác giả và có thể chỉ ra
được là có tính chất duy nhất.
Quyền tác giả bao gồm hai nhóm quyền chính: các quyền kinh tế và
các quyền tinh thần - quyền nhân thân. Quyền tài sản là quyền của tác giả cho
phép người khác khai thác tác phẩm của mình và hưởng lợi ích vật chất từ
việc khai thác đó. Theo thơng lệ và tập qn quốc tế thì quyền tài sản của tác
giả được thực hiện thông qua việc cho phép người khác sử dụng tác phẩm của
mình đã được bảo hộ bằng Luật Quyền tác giả. Pháp luật các quốc gia trên thế
giới cũng như pháp luật quốc tế, hầu hết đề ghi nhận rằng tác giả có quyền
cho phép hoặc ngăn cấm người khác thực hiện các công việc cụ thể liên quan
tới tác phẩm như sao in tác phẩm, trình diễn trước cơng chúng, phát thanh
hoặc truyền tải tới công chúng qua các phương tiện thông tin đại chúng, dịch
tác phẩm, chuyển thể tác phẩm…
Quyền nhân thân trong quyền tác giả được thực hiện để giữ mối quan
hệ cá nhân giữa tác giả với tác phẩm. Quyền nhân thân này còn được sử dụng
với tên gọi quyền tinh thần và bao gồm: quyền được đòi hỏi xác định chặt chẽ
mối quan hệ giữa tác giả với tác phẩm; quyền được phản đối bất kỳ sự sửa đổi

8



hoặc bóp méo, xuyên tác tác phẩm; quyên lên án, tố các những hành vi vi
phạm pháp luật liên quan đến tác phẩm, làm phương hại thanh danh, tiếng
tăm của tác giả. Quyền nhân thân được xem là độc lập với quyền tài sản và
nói chung vẫn được dành cho tác giả, kể cả sau khi tác giả đã chuyển giao
quyền của mình cho tổ chức, cá nhân khác
Cả hai nhóm quyền này thuộc về người sáng tạo ra tác phẩm - người
có thể thực hiện các quyền đó. Thực hiện các quyền có nghĩa là anh ta có thể
tự mình sử dụng tác phẩm hoặc cho phép người khác sử dụng tác phẩm hoặc
cấm người khác sử dụng tác phẩm của mình. Nguyên tắc chung là các tác
phẩm được bảo hộ quyền tác giả không thể được sử dụng khi không được
phép của chủ sở hữu quyền. Tuy nhiên, có một số ít ngoại lệ được thể hiện
trong luật bản quyền của các quốc gia. Theo nguyên tắc, thời hạn bảo hộ là
suốt cuộc đời tác giả và tối thiểu 50 năm sau khi tác giả qua đời.
Các khía cạnh pháp lý này được cụ thể hóa trong các công ước quốc tế
mà hiện nay hầu hết các quốc gia đều là thành viên. Khi gia nhập, các quốc
gia thành viên phải có hệ thống pháp luật quốc gia phù hợp với các tiêu chuẩn
quốc tế.
Ở cấp độ quốc tế, các quyền kinh tế và tinh thần được thừa nhận trong
Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật được thông
qua năm 1886, Công ước này đã được sửa đổi nhiều lần có tính đến tác động
của công nghệ mới đối với mức độ bảo hộ mà nó quy định. Cơng ước này do
Tổ chức Sở hữu Thế giới (WIPO), một trong những cơ quan quốc tế chuyên
ngành của hệ thống Liên hợp quốc, quản lý. Quyền tác giả là quyền của tổ
chức cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Theo quan điểm của Văn phòng Bản quyền Hoa Kỳ (United States
Copyright Office) trực thuộc Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ (Library of Congress):
"Quyền tác giả là một sự bảo hộ pháp lý của Nhà nước dành cho tác giả đối với
tác phẩm nguyên gốc mà người đó tạo ra, bao gồm tác phẩm văn học, tác phẩm


9


kịch, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm mỹ thuật và một số sản phẩm trí tuệ khác.
Sự bảo hộ này có giá trị đối với cả các tác phẩm cơng bố và khơng cơng bố".
Tóm lại, các quan điểm trong khoa học pháp lý của Việt Nam, Hoa Kỳ
cũng như quan điểm của các tổ chức quốc tế về cơ bản đều thống nhất: Quyền
tác giả là quyền của người sáng tác đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật,
khoa học do họ sáng tạo. Quyền tác giả bao gồm những quyền nhân thân và
quyền tài sản của tác giả liên quan đến tác phẩm; các quyền này được bảo hộ
bởi pháp luật.
1.1.3. Đặc điểm của quyền tác giả
Thứ nhất, quyền tác giả là quyền gắn liền với nhân thân, danh tiếng
của của chủ thể sáng tạo, là sự thể hiện quyền cơ bản của con người, đó là
quyền tự do sáng tạo
Lao động, sáng tạo là một trong các đặc tính và cũng chính là động lực
phát triển của lồi người. Chính vì vậy, quyền lao động, trong đó có lao động
trí óc là một quyền cơ bản của con người. Theo quá trình phát triển của nhân
loại, lao động trí óc ngày càng có vai trị quan trọng, quyền lao động sáng tạo
trong lĩnh vực này không chỉ được bảo vệ mà cịn khuyến khích vì sự tiến bộ
của loài người. Tất cả mọi cá nhân đều có quyền sáng tạo văn học, nghệ thuật,
khoa học để sáng tạo ra các sản phẩm trí tuệ và khi sáng tạo ra tác phẩm họ
trở thành tác giả có các quyền được pháp luật bảo hộ đối với tác phẩm của
mình. Điều đó đã được Tun ngơn toàn thế giới về nhân quyề n của Liên hợp
quốc năm 1948 khẳng định tại Điều 27:
1. Mọi người đều có quyền tự do tham gia vào đời sống văn
hoá của cộng đồng, được thưởng thức nghê ̣ thuật và chia xẻ những
thành tựu và lợi ích của tiến bợ khoa học.
2. Mọi người đều có quyền được bảo hộ đối với những

quyề n lợi về vật chấ t và tinh thầ n xuấ t phát từ công trình khoa học ,
văn học và nghê ̣ thuật mà người đó là tác giả [20].

10


Sự khẳng định này cho thấy quyền tác giả có ý nghĩa rất quan trọng
bởi nó là một quyền cơ bản của con người, gắn liền với quá trình sáng tạo và
phát triển của con người. Quyền tác giả cần phải được bảo hộ không chỉ trong
các quy định pháp luật quốc gia mà còn cả những cam kết quốc tế mà quốc
gia đó là thành viên.
Thứ hai, quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây: (i) Đặt tên cho tác phẩm; (ii) Đứng
tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác
phẩm được công bố, sử dụng; (iii) Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác
công bố tác phẩm; và (iv) Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người
khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây
phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Quyền tài sản bao gồm các quyền
sau đây: (i) Làm tác phẩm phái sinh; (ii) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
(iii) Sao chép tác phẩm; (iv) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác
phẩm; (v) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô
tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; và
(vi) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm có quyền yêu cầu các cơ quan hữu quan tiến
hành các biện pháp hành chính hoặc chế tài chống lại các vi phạm quyền tác giả.
Thứ ba, quyền tác giả có thể trở thành đối tượng của các giao dịch
mua bán (chuyển quyền)
Quyền tác giả là sự bảo hộ của pháp luật đối với sự sáng tạo từ trí óc
con người. Đối tượng của quyền tác giả là các sáng tác văn học, nghệ thuật và
khoa học - là những thành quả lao động trí tuệ (được thể hiện dưới hình thức

nhất định). Do đó, đối tượng của quyền tác giả có đặc tính vơ hình phân biệt
với đối tượng của quyền sở hữu tài sản hữu hình.
Với sở hữu tài sản, thơng thường người ta hiểu theo nghĩa truyền thống
là sở hữu tài sản vật chất, tài sản hữu hình - là những tài sản mà con người có

11


thể chiếm giữ, sờ, nắm được. Đối với sở hữu trí tuệ, đối tượng sở hữu là tài
sản tinh thần, không thể cần nắm một cách cụ thể. Sự khác biệt về đối tượng
sở hữu đó đã tạo ra sự khác biệt trong nội dung quyền sở hữu tài sản với sở
hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng.
Trong sở hữu tài sản, với tính chất hữu hình của đối tượng sở hữu thì
quyền chiếm hữu đặc biệt quan trọng bởi vì quyền sở hữu chỉ có ý nghĩa khi
chủ sở hữu là người nắm giữ, quản lý tài sản trong thực tế hoặc việc nắm giữ,
quản lý tài sản được thực hiện bởi người khác được chủ sở hữu cho phép.
Đối với quyền tác giả, các đối tượng là tài sản trí tuệ có đặc tính vơ
hình. Sau khi được bộc lộ cơng khai có thể lan truyền vô giới hạn nên quyền
chiếm hữu đối tượng vật chất cụ thể mà trên đó tác phẩm được thể hiện khơng có
ý nghĩa trong trường hợp này. Điều 202 Luật Quyền tác giả của Hoa Kỳ cũng
quy định: "Quyền sở hữu quyền tác giả tác phẩm là độc lập với quyền sở hữu
bất kỳ đối tượng vật chất thể hiện nào mà trên đó tác phẩm được thể hiện" [6].
Do mang đặc tính vơ hình, nên các tranh chấp liên quan đến quyền tác
giả bao giờ cũng phức tạp hơn sơ với các tranh chấp tài sản hữu hình. Là đối
tượng của quyền sở hữu, nên các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học có
thể trở thành đối tượng của các giao dịch mua bán. Tuy nhiên, sự mua bán
này có những đặc thù nhất định. Nếu như các tài sản thông thường khác sau
khi chuyển quyền sở hữu thông qua các giao dịch mua bán, người mua có
tồn quyền đối với tài sản đó, cịn giao dịch mua bán quyền tác giả được thực
hiện song, chủ sở hữu tác phẩm vẫn có quyền địi hỏi bảo đảm tính tồn vẹn

của tác phẩm của mình. Quyền nhân thân được xem là độc lập với quyền tài
sản và nói chung vẫn được dành cho tác giả, kể cả sau khi tác giả đã chuyển
giao quyền của mình cho tổ chức, cá nhân khác [16, tr. 20].
Thứ tư, đối tượng của quyền tác giả được định hình dưới một dạng
vật chất nhất định và thiên về việc bảo hộ hình thức thể hiện tác phẩm, cùng
với sự phát triển của khoa học công nghệ quyền tác giả dễ bị xâm phạm hơn.

12


Đặc tính của các đối tượng của quyền tác giả (quyền sở hữu trí tuệ nói
chung) là vơ hình nên xã hội thường tiếp cận với các đối tượng này thông qua
các dạng cụ thể của chúng, tức là khi chúng được vật chất hóa hoặc được thể
hiện trên vật mang cụ thể.
Sự sáng tạo, ý tưởng của con người là trừu tượng và không giới hạn.
Không ai trực tiếp nhìn thấy, nghe thấy hay sờ vào những ý tưởng sáng tạo về
văn học, nghệ thuật và khoa học. Người ta chỉ có thể tiếp cận, cảm nhận về
tác phẩm thông qua các từ ngữ, âm thanh, nốt nhạc, màu sắc, đường nét, hình
dáng … và cách thức tác giả lựa chọn, sắp xếp chúng.
Quyền tác giả đối với tác phẩm giới hạn trong phạm vi thể hiện cụ thể
của tác phẩm mà không bao gồm ý tưởng của tác giả thể hiện trong tác phẩm
bởi vì khơng một ai có thể biết được những vấn đề nằm trong suy nghĩ của
người khác. Những ý tưởng, kể cả cách sắp xếp, trình bày đã có trong suy
nghĩ của tác giả nhưng chưa được thể hiện ra bên ngồi bằng hình thức nhất
định thì khơng có căn cứ để cơng nhận và bảo hộ.
Thứ năm, quyền tác giả xác lập theo cơ chế bảo hộ tự động và được
bảo bộ một cách không tuyệt đối.
Quyền tác giả phát sinh và được bảo hộ về mặt pháp lý từ thời điểm
sáng tạo ra tác phẩm mà không phụ thuộc vào thể thức và thủ tục đăng ký
nào. Quyền tác giả được phát sinh mặc nhiên từ thời điểm tác phẩm được thể

hiện dưới hình thức xác định mà người khác có thể nhận biết được. Quy định
pháp luật quốc tế và các quốc gia trên thế giới đều xác định cơ chế bảo hộ tự
động đối với quyền tác giả. Việc đăng ký quyền tác giả không phải là căn cứ
làm phát sinh quyền tác giả mà chỉ có giá trị là chứng cứ chứng minh khi có
tranh chấp về quyền tác giả.
Quyền tác giả là quyền cơ bản của con người, được pháp luật bảo hộ
chặt chẽ theo cơ chế tự động. Tuy nhiên, sự bảo hộ đó cũng khơng phải hoàn
toàn tuyệt đối. Việc sử dụng các tác phẩm đã được công bố, phổ biến và tác

13


phẩm không bị cấm sao chụp mà không nhằm mục đích kinh doanh; khơng
làm ảnh hưởng đến việc sử dụng, khai thác bình thường của tác phẩm; khơng
xâm hại đến các quyền, lợi ích hợp pháp của tác giả và chủ sở hữu quyền tác
giả thì khơng bị coi là vi phạm quyền tác giả. Trong Luật Quyền tác giả Hoa
Kỳ cũng có quy định về các trường hợp như vậy và được gọi là trường hợp
"sử dụng hợp lý" (điều này sẽ được phân tích ở chương 2 của luận văn).
1.2. BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ

1.2.1. Bản quyền tác giả và việc bảo hộ bản quyền tác giả
Bản quyền tác giả là bản quyền của người sáng tác ra tác phẩm có bản
quyền hoặc là của người thuê người sáng tác ra tác phẩm có bản quyền trong
phạm vi cơng việc được th, người th có thể là cá nhân hoặc công ty, hay
trong một số trường hợp là bên hưởng hoa hồng đối với một số loại hình tác
phẩm đặc biệt. "Tác giả" trong luật bản quyền không chỉ bao gồm nhà văn,
nhà viết kịch, viết chuyên luận mà cịn bao gồm cả lập trình viên máy tính,
người sắp xếp dữ liệu trong sách tham khảo, người sáng tác và dàn dựng múa,
nhiếp ảnh gia, nhà điêu khắc đá, họa sĩ vẽ tranh bích họa, người viết lời bài
hát, người thu âm và người dịch sách.

Bản quyền là một thuật ngữ pháp lý mô tả quyền lợi kinh tế của người
sáng tác ra các tác phẩm văn học và nghệ thuật, trong đó bao gồm quyền tái
bản, in ấn và trình diễn hay trưng bày tác phẩm của mình trước cơng chúng [9].
Bản quyền chủ yếu nhằm bảo vệ âm nhạc, phim ảnh, tiểu thuyết, thơ ca, kiến
trúc và các tác phẩm nghệ thuật có giá trị văn hóa khác. Khi nghệ sĩ và người
sáng tác đưa ra những hình thức thể hiện khác thì những loại hình thể hiện
mới này cũng được bao gồm trong trong những cơng trình được bảo hộ bản
quyền. Các chương trình máy tính và ghi âm giờ đây cũng được bảo vệ.
Bản quyền cũng được bảo vệ lâu hơn nhiều so với một số hình thức sở
hữu trí tuệ khác. Cơng ước Berne, cơng ước quốc tế được ký năm 1886, theo
đó các nước tham gia công ước công nhận các tác phẩm được bảo hộ bản

14


quyền của các nước thành viên, quy định rằng thời gian bảo hộ bản quyền là
50 năm kể từ khi tác giả qua đời. Theo Cơng ước Berne thì các tác phẩm văn
học, nghệ thuật và các tác phẩm có giá trị khác được bảo hộ bản quyền ngay
từ khi ra đời. Tác giả khơng cần phải đăng ký chính thức quyền bảo hộ cho
tác phẩm của mình tại những quốc gia là thành viên của Cơng ước đó.
Tuy nhiên, Cơng ước Berne cho phép cấp bản quyền có điều kiện,
chẳng hạn như trường hợp của Hoa Kỳ chỉ bảo hộ bản quyền đối với những
tác phẩm được sáng tác theo những hình thức nhất định. Nhiều nước cũng có
các trung tâm bản quyền quốc gia để quản lý hệ thống bản quyền. Chẳng hạn,
Hoa Kỳ, Hiến pháp cho phép Quốc hội ban hành luật để thiết lập hệ thống bản
quyền và hệ thống này do Phòng Bản quyền thuộc Thư viện Quốc hội quản
lý. Phòng Bản quyền của Hoa Kỳ là nơi nhận các khiếu nại về bản quyền và
là nơi các văn bản liên quan tới bản quyền được lưu giữ khi đáp ứng được các
yêu cầu của luật bản quyền Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đối với tất cả các tác phẩm kể cả tác phẩm nước ngoài - thì việc đăng ký bản quyền mau lẹ ở Hoa Kỳ sẽ
đem lại những thuận lợi với chi phí khơng đáng kể.

Khả năng nhanh chóng đăng ký quyền bảo hộ bản quyền đã làm cho
các ngành công nghiệp giải trí khổng lồ của Hoa Kỳ phát triển mạnh mẽ.
Theo báo cáo năm 2004 của Stephen Siwek về các ngành công nghiệp được
bảo hộ bản quyền trong nền kinh tế Hoa Kỳ thì các ngành cơng nghiệp được
bảo hộ bản quyền "chủ yếu" ở Hoa Kỳ đóng góp 6% vào GDP năm 2002 của
Hoa Kỳ, hay 626,2 tỷ đô-la Mỹ. Báo cáo định nghĩa các ngành công nghiệp
được bảo hộ bản quyền "chủ yếu" là ngành báo chí, xuất bản sách, ghi âm, âm
nhạc, tạp chí thường kỳ, phim ảnh, chương trình truyền hình và phát thanh,
phần mềm máy tính. Trong báo cáo năm 2004 thì cửa hàng sách và quầy bán
báo cũng được đưa thêm vào danh sách các ngành công nghiệp "chủ yếu".
Chỉ tác giả hay những người được tác giả trao quyền - chẳng hạn như
nhà xuất bản - mới có tồn quyền khiếu nại về bản quyền. Tuy nhiên, cho dù
là ai đang sở hữu bản quyền đi chăng nữa thì quyền đó cũng có giới hạn. Ví

15


dụ, ở Hoa Kỳ người ta có thể sao chép lại một phần tác phẩm với mục đích
học tập, phê bình, đưa tin hay giảng dạy. Những quy định tương tự về "sử
dụng hợp lý" cũng có ở những quốc gia khác.
Sử dụng hợp lý (Fair use) là biện hộ trước lời buộc tội vi phạm bản quyền
hay nhãn hiệu. Đối với bản quyền, tòa án Hoa Kỳ xem xét bốn yếu tố trong
việc xác định xem biện hộ về sử dụng hợp lý có tồn tại hay khơng: mục đích
và tính chất của việc sử dụng đang gây tranh cãi; nội dung của tác phẩm có
bản quyền; tầm quan trọng của phần được sử dụng với toàn bộ tác phẩm; tác
động của việc sử dụng đối với giá trị của tác phẩm có bản quyền trên thị
trường. Đối với nhãn hiệu, người sử dụng thứ hai phải cho thấy họ không sử
dụng nhãn hiệu mô tả, nhãn hiệu mô tả địa lý hay tên riêng theo ý nghĩa nhãn
hiệu mà chỉ mơ tả hàng hóa hay dịch vụ của họ hay nguồn gốc địa lý của hàng
hóa dịch vụ hoặc tên riêng của người chủ doanh nghiệp.

Bản quyền bảo vệ việc xử lý số liệu nhưng không bảo vệ những số
liệu mới được thu thập. Hơn nữa, bản quyền khơng bảo vệ ý tưởng hay quy
trình mới; nếu ý tưởng hay quy trình được bảo hộ thì sẽ được bảo hộ trong
bằng sáng chế. Như vậy, bản quyền là quyền duy nhất do chính phủ trao cho
tác giả hoặc thừa nhận đối với tác giả một tác phẩm nhằm ngăn chặn những
người khác không được phép in sao, sửa đổi, phát hành ra cơng chúng, biểu
diễn hay trình diễn trước công chúng. Bản quyền không bảo vệ những ý tưởng
trừu tượng; bản quyền chỉ bảo vệ những hình thức diễn đạt cụ thể trong một
tác phẩm. Để được bảo hộ thì tác phẩm được cấp bản quyền phải có tính
nguyên bản và một chút tính sáng tạo.
Theo quy định của Thông tư số 1 của Cục Bản quyền, Thư viện Quốc
hội Mỹ, tháng 7/2006, bản quyền là một hình thức bảo hộ của luật pháp Hoa
Kỳ (Điều 17 Bộ luật Hoa Kỳ) đối với tác giả của "các tác phẩm gốc của tác
giả", bao gồm tác phẩm văn học, sân khấu, âm nhạc, nghệ thuật và các tác
phẩm trí tuệ khác. Hình thức bảo hộ được áp dụng với các tác phẩm đã được

16


xuất bản cũng như chưa được xuất bản. Mục 106, Đạo luật Bản quyền năm
1976 quy định chủ sở hữu bản quyền có tồn quyền thực hiện và cho phép
người khác thực hiện những hành vi sau đây:
- Tái sản xuất tác phẩm dưới dạng các bản sao hoặc bản lưu giữ âm thanh;
- Sáng tạo tác phẩm phái sinh dựa trên tác phẩm đó;
- Phân phối bản sao hoặc bản lưu giữ âm thanh của tác phẩm tới công
chúng dưới hình thức bán hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu, hoặc cho th mướn;
- Trình diễn cơng khai tác phẩm, nếu là tác phẩm văn học, âm nhạc, sân
khấu, vũ ba-lê, kịch câm, tác phẩm điện ảnh và các tác phẩm nghe nhìn khác;
- Trưng bày cơng khai tác phẩm, nếu là tác phẩm văn học, âm nhạc,
sân khấu, vũ ba-lê, kịch câm và tác phẩm nhiếp ảnh, đồ họa hoặc điêu khắc, kể

cả những hình ảnh đơn lẻ của tác phẩm điện ảnh hoặc tác phẩm nghe nhìn khác;
- Đối với bản ghi âm, có quyền trình diễn tác phẩm công khai bằng
phương tiện truyền âm kỹ thuật số. Bản ghi âm được định nghĩa trong luật là
"tác phẩm có được sau khi ghi âm một loạt âm thanh bao gồm nhạc, tiếng nói
và các âm thanh khác, nhưng không bao gồm nhạc đệm cho phim hoặc tác
phẩm nghe nhìn". Những ví dụ phổ biến gồm bản ghi âm nhạc, sân khấu hoặc
các bài giảng. Bản ghi âm không giống với bản lưu giữ âm thanh. Bản lưu giữ
âm thanh là vật thể chứa đựng các tác phẩm có bản quyền. Thuật ngữ "bản
lưu giữ âm thanh" là để chỉ băng cát-xét, đĩa CD, đĩa hát nhựa (LP), đĩa loại
45 vịng/phút cũng như các loại băng đĩa khác.
Ngồi ra, một số tác giả của tác phẩm nghệ thuật thị giác cịn có các
quyền về nguồn gốc và bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm được nêu tại mục 106A,
Đạo luật Bản quyền năm 1976. Để có thêm thơng tin, yêu cầu xem Thông tư
số 40, Việc đăng ký bản quyền đối với các tác phẩm nghệ thuật thị giác.
Sẽ là phạm pháp nếu vi phạm các quyền quy định trong luật bản
quyền đối với chủ sở hữu bản quyền. Tuy nhiên, các quyền này không phải là

17


khơng có giới hạn. Các mục từ 107 đến 121, Đạo luật Bản quyền năm 1976 quy
định những hạn chế đối với các quyền này. Trong một số trường hợp, những
hạn chế này là việc miễn trách nhiệm pháp lý liên quan tới bản quyền. Một
hạn chế lớn khác là học thuyết "sử dụng hợp lý", được quy định tại mục 107
của Đạo luật Bản quyền năm 1976. Trong các trường hợp khác, hạn chế đối
với các quyền này được thể hiện dưới hình thức một kiểu "giấy phép bắt
buộc", theo đó để được sử dụng hạn chế tác phẩm có bản quyền người ta phải
trả tiền bản quyền và tuân thủ các điều kiện pháp luật quy định. Để có thêm
thơng tin về những hạn chế đối với bất kỳ quyền nào trong số những quyền này,
nên tham khảo luật bản quyền hoặc gửi thư cho Cục Bản quyền. Như vậy:

Một là, các tác phẩm tác phẩm văn học, âm nhạc, khoa học hay nghệ
thuật thể hiện quá trình sáng tạo, làm việc nghiêm túc của tác giả các tác
phẩm đó, do vậy, việc bảo hộ quyền tác giả thể hiện sự trân trọng quyền sáng
tạo đã được hiến pháp quy định
Hai là, bảo hộ quyền tác giả góp phần ngăn chặn tình trạng xâm phạm
bản quyền tác giả đang diễn ra khắp nơi trên phạm vi toàn cầu. Đánh cắp/ ăn cắp
bản quyền là việc sao chép y nguyên, không được ủy quyền và bất hợp pháp một
tác phẩm có bản quyền hay một sản phẩm có nhãn hiệu với quy mô kinh doanh.
Ba là, bảo hộ quyền tác giả có tác dụng rất lớn trong việc khuyến khích
hoạt động sáng tạo trong tồn bộ đời sống xã hội
1.2.2. Ý nghĩa và các nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả
1.2.2.1. Ý nghĩa của việc bảo bộ quyền tác giả
Thứ nhất, bảo hộ quyền tác giả góp phần thúc đẩy sức sáng tạo và sự
phát triển của văn học, nghệ thuật và khoa học góp phần thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội không chỉ trong phạm vi quốc gia mà cịn cả trên trường quốc tế.
Nhìn vào lịch sử phát triển của các quốc gia, nhất là các nước cơng
nghiệp phát triển, sở hữu trí tuệ được đánh giá là loại tài sản chiếm vị trí quan
trọng nhất đối với sự tăng trưởng của đất nước. Với mỗi phát minh, sáng chế

18


ra đời và được bảo hộ, chủ thể sở hữu sản phẩm trí tuệ đó khơng những có
được tỷ lệ tiền bản quyền cao hơn và có giá trị thị trường cao hơn nhiều lần so
với các tài sản vô hình khác, mà chính người mua quyền sở hữu trí tuệ đó và
người xin cấp giấy phép sử dụng cũng vui lịng trả nhiều tiền hơn do có sự
bảo hộ. Việc bảo hộ này nhằm giảm rủi ro trong các giao dịch thương mại về
quyền sở hữu trí tuệ, nhưng đồng thời cũng tạo nguồn thu cho nhà nước thông
qua việc cung cấp các hiệp định bảo hộ và nhân lên nhiều lần giá trị sử dụng
của các tài sản trí tuệ đã được bảo hộ đó bằng việc thương mại hố chúng,

chính việc thương mại hóa các tài sản trí tuệ đã đem lại cho chủ thể sở hữu
cũng như những người mua quyền sử dụng tài sản trí tuệ đó những lợi ích
kinh tế. Ví như với việc mỗi năm có đến hàng trăm các phát minh, sáng chế
mới ra đời, NOKIA không chỉ thu được lợi nhuận khổng lồ từ những sản
phẩm trí tuệ mới này được cung cấp bởi chính hãng mà cịn thu được nhiều tỷ
USD từ việc bán bản quyền. Theo tài liệu của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới
thì tổng thu nhập từ bản quyền về sáng chế trên toàn thế giới tăng từ 10 tỷ
USD năm 1990 lên 110 tỷ USD năm 2000; riêng hãng máy tính IBM (Mỹ)
năm 2000 đã thu được 1,7 tỷ USD.
Bảo hộ quyền tác giả là bảo hộ cho người sáng tạo, người phổ biến,
người bảo tồn tác phẩm và di sản văn hóa. Bảo hộ quyền tác giả là biện pháp
hữu hiệu khuyến khích lao động sáng tạo và phổ biến tác phẩm văn học, nghệ
thuật và khoa học, góp phần thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của đời sống văn
hóa, xã hội, đồng thời là động lực phát triển kinh tế tại mỗi quốc gia.
Quyền tác giả và quyền liên quan rất quan trọng đối với sự sáng tạo
của con người, tạo cho họ nguồn động viên, khích lệ dưới hình thức thừa nhận
và mang lại lợi ích kinh tế thỏa đáng. Thông qua hệ thống bảo hộ quyền tác
giả, các nhà sáng tạo được đảm bảo rằng các tác phẩm của họ sẽ được phổ
biến mà khơng có mối lo ngại bị sao chép hoặc đánh cắp bất hợp pháp. Điều
này cho phép tăng khả năng truy cập và nâng cao sự thưởng thức văn hóa, tri
thức và vui chơi, giải trí trên tồn thế giới.

19


Kinh nghiệm xưa nay cho thấy, sự giàu có của di sản văn hóa quốc gia
phụ thuộc trực tiếp vào mức độ và chất lượng bảo hộ đối với các tác phẩm
văn học, nghệ thuật. Số lượng các sáng tạo trí tuệ của quốc gia càng nhiều thì
uy tín và vị thế của quốc gia ấy trên trường quốc tế càng cao. Số lượng các tác
phẩm văn học và nghệ thuật càng tăng thì càng có thêm cơ hội và điều kiện để

phát triển ngành công nghiệp bản quyền. Những quốc gia phát triển như Hoa
Kỳ, Nhật Bản, Hà Lan rất quan tâm bảo vệ các phát minh; các tác phẩm nghệ
thuật và văn học; các biểu tượng, hình ảnh, tên, thiết kế dùng trong thương
mại: thông tin và lời nói được dùng lần đầu của những cá nhân sáng tạo ra.
Các quốc gia này làm như vậy bởi lẽ họ biết rằng bảo vệ những quyền sở hữu
này thì mới thúc đẩy được phát triển kinh tế, khuyến khích phát minh kỹ thuật
và thu hút được đầu tư để tạo ra công ăn việc làm mới và những cơ hội cho
công dân của họ. Báo cáo về Triển vọng Kinh tế Toàn cầu của Ngân hàng Thế
giới năm 2002 đã khẳng định tầm quan trọng ngày càng tăng của sở hữu trí
tuệ đối với các nền kinh tế tồn cầu hóa hiện nay và phát hiện ra rằng "với các
mức thu nhập khác nhau thì quyền sở hữu trí tuệ (IPR) thường gắn liền với
thương mại và các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn hơn và nhờ vậy
có tốc độ phát triển kinh tế nhanh hơn".
Việc thừa nhận và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác
giả nói riêng có liên quan rất nhiều tới việc nâng cao mức sống ở Trung Quốc
và Ấn Độ. Trước đây, Ấn Độ đã không thể giữ được các kỹ sư và chuyên gia
máy tính hàng đầu của mình vì thiếu các quy định về bảo vệ sở hữu trí tuệ đã
dẫn đến tình trạng các chun gia này di cư sang những quốc gia nơi mà
thành quả lao động của họ được bảo vệ và những đối thủ cạnh tranh không
được phép khai thác trái phép những tiến bộ khoa học. Sau đó vào năm 1999,
Quốc hội Ấn Độ đã thông qua một đạo luật bảo vệ sản phẩm trí tuệ của các
chuyên gia máy tính. Kết quả là Ấn Độ đã có ngành cơng nghiệp công nghệ
cao sản xuất những phần mềm tiên tiến nhất thế giới và sử dụng hàng ngàn
nhân công mà lẽ ra đã rời Ấn Độ để sang những nước giàu có hơn.

20


×