Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

(Luận văn thạc sĩ) vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh nam định thực trạng và giải pháp ngăn chặn, khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.31 MB, 134 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

VŨ MINH LƯỢNG

Vi ph¹m pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định
- Thực trạng và giải pháp ngăn chặn, khắc phục

LUN VN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

VŨ MINH LƯỢNG

Vi ph¹m pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định
- Thực trạng và giải pháp ngăn chặn, khắc phục

Chuyờn ngnh: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số: 60 38 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN NHO THÌN

HÀ NỘI - 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng
tơi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm
bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã hồn thành tất cả các
mơn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định
của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tơi
có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Vũ Minh Lượng


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các từ viết tắt
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI .......................................... 8
1.1.

Vi phạm pháp luật đất đai ........................................................................... 8

1.1.1. Vi phạm pháp luật .......................................................................................... 8

1.1.2. Vi phạm pháp luật đất đai ............................................................................ 11
1.2.

Hình thức, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật đất đai ........................... 23

1.2.1. Hình thức, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật đất đai giai đoạn trước
khi có Luật Đất đai năm 1987 ...................................................................... 23
1.2.2. Giai đoạn từ khi Luật Đất đai năm 1987 có hiệu lực thi hành (ngày
08/01/1988) đến khi Luật Đất đai năm 2003 hết hiệu lực thi hành (đến
trước ngày 01/7/2014) .................................................................................. 25
1.2.3. Giai đoạn từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành (ngày
01/7/2014) đến nay ....................................................................................... 39
Chương 2: THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI VÀ XỬ
LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
NAM ĐỊNH ................................................................................................. 52
2.1.

Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định........ 52

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................................ 52
2.1.2. Đặc điểm xã hội, nhân văn ........................................................................... 52
2.1.3. Đặc điểm kinh tế .......................................................................................... 53


2.2.

Thực trạng công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định ........ 54

2.2.1. Thực trạng về hệ thống tổ chức và bộ máy quản lý đất đai của tỉnh
Nam Định ..................................................................................................... 54

2.2.2. Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai trên
địa bàn tỉnh Nam Định ................................................................................. 61
2.3.

Thực trạng vi phạm pháp luật đất đai và việc xử lý các vi phạm
pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định ........................................ 69

2.3.1. Diễn biến vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định qua
các thời kỳ áp dụng các Luật Đất đai ........................................................... 69
2.3.2. Một số vi phạm pháp luật đất đai điển hình trên địa bàn tỉnh Nam Định ........ 78
2.4.

Nguyên nhân chung của vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn
tỉnh Nam Định ............................................................................................ 91

2.4.1. Nguyên nhân từ đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội đặc thù của Nam Định..... 91
2.4.2. Những nguyên nhân khác ............................................................................. 93
Chương 3: GIẢI PHÁP NHẰM NGĂN CHẶN VÀ KHẮC PHỤC VI PHẠM
PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH .................... 95
3.1.

Quan điểm và định hướng chung ............................................................. 95

3.2.

Các giải pháp nhằm ngăn chặn và khắc phục vi phạm pháp luật
đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định ......................................................... 96

3.2.1. Các giải pháp trước mắt ............................................................................... 96
3.2.2. Các giải pháp cơ bản, lâu dài ....................................................................... 98

3.2.3. Các giải pháp cụ thể đối với các loại vi phạm pháp luật điển hình trên
địa bàn tỉnh Nam Định ............................................................................... 103
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 109


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt

Từ viết tắt

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hố - Hiện đại hố

CP

Chính phủ

CT

Chỉ thị

ĐHQGHN

Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i

GPMB


Giải phóng mặt bằng

HTGDQD

Hệ thống giáo dục quốc dân

KTXH

Kinh tế - Xã hội

NCKH

Nghiên cứu khoa học



Nghị định

NNL

Nguồn nhân lực

Nxb

Nhà xuất bản

QH

Quố c hô ̣i


QSDĐ

Quyền sử dụng đất

Sở TN&MT

Sở Tài nguyên và Môi trường

TT

Thông tư

TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

UBTVQH

Ủy ban Thường vụ Quốc hội

VPHC

Vi phạm hành chính

VPPL


Vi phạm pháp luật

GSTSKH

Giáo sư - Tiến sỹ khoa học


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số hiệu biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ các loại vi phạm pháp luật đất đai đến 30/7/2015

70

Biểu đồ 2.2. Diễn biến vi phạm pháp luật đất đai theo thời gian

71

Biểu đồ 2.3. Diễn biến vi phạm pháp luật đất đai giai đoạn từ
15/10/1993 (ngày Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực thi
hành) đến trước ngày 01/7/2004 (ngày Luật Đất đai năm
2003 có hiệu lực thi hành)

75


Biểu đồ 2.4. Diễn biến vi phạm pháp luật đất đai giai đoạn từ sau
ngày 17/7/2012 đến 30/7/2014

76


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
nhân tố quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân
cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hố, xã hội, an ninh, quốc phịng.
Trong tiến trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, xây dựng
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất đai còn là nguồn lực to lớn
để phát triển đất nước. Quyền sử dụng đất là một loại tài sản và hàng hoá đặc biệt,
các quan hệ đất đai tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến phát triển kinh tế - xã hội;
chính sách, pháp luật về đất đai có vai trị quan trọng, góp phần ổn định chính trị xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, củng cố an
ninh - quốc phòng và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy vậy, cùng với sự phát
triển kinh tế - xã hội, nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng, nhất là cho các mục đích
phi nông nghiệp gây ra áp lực không nhỏ đến tài nguyên đất đai, đòi hỏi phải sử
dụng đất tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả.
Ngày 12/03/2003, tại kỳ họp thứ 7 (khoá IX) Ban chấp hành Trung ương
Đảng đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW về tiếp tục đổi mới chính sách đất đai
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thực hiện Nghị
quyết này, ngày 26/11/2003 Quốc hội khóa XI đã thơng qua Luật Đất đai năm 2003,
có hiệu lực thi hành từ 01/7/2004. Qua hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung
ương 7 (khóa IX) và Luật Đất đai năm 2003, đất nước ta đã đạt nhiều kết quả tích
cực, góp phần khai thác và phát huy có hiệu quả nguồn lực đất đai phục vụ mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ môi trường
vv... Hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai từng bước được tăng cường; chính sách,

pháp luật về đất đai ngày càng được hoàn thiện; các quyền của người sử dụng đất
được mở rộng và được Nhà nước bảo đảm; thị trường bất động sản, trong đó có
quyền sử dụng đất đã được hình thành và phát triển. Kết quả đó khẳng định các
quan điểm chỉ đạo, định hướng chính sách, pháp luật về đất đai được xác định trong

1


Nghị quyết Trung ương 7 (khoá IX) cơ bản là đúng đắn, phù hợp với đặc điểm, tình
hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về đất đai còn nhiều hạn chế, yếu kém,
nhất là trong quy hoạch sử dụng đất, định giá đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng,
hỗ trợ và tái định cư, các thủ tục hành chính về đất đai... Lợi ích giữa Nhà nước và
người dân có đất bị thu hồi chưa được bảo đảm tương xứng, nguồn lực về đất đai
chưa được phát huy đầy đủ để trở thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh
tế - xã hội. Việc sử dụng đất nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp; tham nhũng, tiêu
cực trong lĩnh vực đất đai còn lớn; thị trường bất động sản phát triển không ổn định,
thiếu lành mạnh, giao dịch "ngầm" cịn khá phổ biến; tình hình khiếu nại, tố cáo,
tranh chấp về đất đai còn diễn biến phức tạp.
Trong tình trạng chung của hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, trên địa bàn tỉnh Nam Định tình hình vi phạm pháp luật về đất đai vẫn còn
diễn ra khá phổ biến. Số lượng hộ sử dụng đất không hợp pháp do vi phạm pháp
luật đất đai tồn tại nhiều năm trước đến nay vẫn chưa được xử lý, giải quyết dứt
điểm (theo kết quả rà soát của UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Nam
Định năm 2014 thì số hộ sử dụng đất không hợp pháp tồn tại từ đầu những năm
1990 đến năm 2012 chưa được xử lý khoảng 46.000 hộ), do đó chưa tạo lập được
mặt bằng pháp lý trong quản lý, sử dụng đất đai. Bên cạnh đó vi phạm pháp luật đất
đai mới phát sinh ở nhiều xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Nam Định không được ngăn
chặn kịp thời, xử lý không nghiêm, nhiều nơi đã dẫn đến tình trạng khiếu kiện đơng
người kéo dài, làm mất ổn định an ninh nông thôn.

Nhằm ổn định trật tự xã hội, thực hiện có hiệu quả Luật Đất đai năm
2013, yêu cầu cấp bách đặt ra là cần có giải pháp xử lý, giải quyết dứt điểm các
trường hợp sử dụng đất không hợp pháp đã tồn tại từ nhiều năm qua; đồng thời
xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật đất đai mới phát sinh, lập lại
trật tự, kỷ cương trong quản lý, sử dụng đất đai; tạo ra chuyển biến rõ rệt trong
quản lý, sử dụng đất đai, đưa công tác quản lý đất đai vào nề nếp, kỷ cương theo
hướng hiện đại.

2


Xuất phát từ những phân tích nêu trên và qua thực tiễn công tác tại địa
phương, tác giả lựa chọn đề tài “Vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh Nam
Định, thực trạng và giải pháp ngăn chặn, khắc phục” để nghiên cứu, viết luận văn
Thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Đất đai là vấn đề luôn mang tính thời sự nên được cả xã hội quan tâm. Trong
khoa học pháp lý, thời gian qua đã có nhiều cơng trình khoa học của các tác giả
công tác tại các cơ quan nghiên cứu, cơ quan quản lý tiến hành ít nhiều có nội dung
liên quan tới đề tài luận văn, cụ thể:
- Sách chuyên khảo:
+ TS. Nguyễn Văn Thanh và Luật gia Đinh Văn Minh (chủ biên), "Một số
vấn đề đổi mới cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính ở Việt Nam", Nxb.Tư pháp,
Hà Nội. 2004;
+ ThS. Nguyễn Thế Thịnh (chủ biên), "Công tác dân vận trong giải quyết
khiếu nại, tố cáo của công dân", Nxb.Tư pháp, Hà Nội. 2007;
+ TS. Trần Văn Sơn, "Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt
động giải quyết khiếu nại, tố cáo", Nxb.Tư pháp, Hà Nội. 2007;
+ Viện Khoa học Thanh tra (Thanh tra Chính phủ), "Khiếu nại, tố cáo hành
chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính ở Việt Nam hiện nay", Nxb. Chính

trị Quốc gia, Hà Nội.2012;
+ Xây dựng quy chế phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo đông người vượt
cấp lên Trung ương (Đề tài do ơng Nguyễn Tiến Bình - Phó Chánh Văn phịng
Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm, năm 2008);
- Luận án, luận văn:
+ Ngô Mạnh Toan, "Hoàn thiện pháp luật khiếu nại, tố cáo trong điều kiện
xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam", Luận án Tiến sỹ Luật học, khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2007;
+ Lê Văn Thành, "Áp dụng pháp luật trong quản lý nhà nước về đất đai của
UBND thành phố Hồ Chí Minh hiện nay", Luận án Tiến sỹ Luật học, Đại học Luật
TP. Hồ Chí Minh, năm 2012;

3


+ Trần Anh Hùng, "Thủ tục giải quyết khiếu nại về đất đai của các cơ quan
hành chính nhà nước ở TP. Hồ Chí Minh", Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại học
Luật TP. Hồ Chí Minh, năm 2007;
+ Lê Hồng Oanh Ngọc, " Nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại về đất đai
trên địa bàn thành phố Hà Nội", Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại học Luật Hà Nội,
năm 2009;
+ Nguyễn Thị Lệ Hằng, "Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực quản lý đất đai
của UBND cấp huyện tỉnh Khánh Hòa", Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại học Luật
TP. Hồ Chí Minh, năm 2010;
+ Phạm Thị Hồng Uyên, "Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai
tôn giáo trên địa bàn TP. Hà Nội hiện nay", Luận văn Thạc sỹ Quản lý hành chính
công, Học viện Hành chính Quốc gia, năm 2011;
+ Nguyễn Thị Thu Hằng, "Giải quyết khiếu nại về đất đai tại các khu cơng
nghiệp của các cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh Bắc Giang hiện nay", Luận văn
Thạc sỹ Luật học, khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2011;
- Bài đăng trên các tạp chí:

+ Kiều Văn Chung, " Mấy vấn đề xung quanh việc hoàn thiện quyết định giải
quyết khiếu nại về đất đai", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 5/2003;
+ ThS. Nguyễn Thị Mai Lê, “Cụ thể hóa mức xử phạt vi phạm hành chính
đất đai”, Tạp chí Tài chính số 12/2014;
+ Đề tài khoa học cấp Bộ, Thanh tra Chính phủ, "Hồn thiện cơ chế giải
quyết khiếu kiện hành chính ở Việt Nam", Hà Nội. 2004.
Các cơng trình khoa học trên đã đề cập từng khía cạnh của quản lý nhà nước
về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai. Tuy nhiên, do đến nay,
chưa có cơng trình khoa học nào nghiên cứu trực tiếp về quản lý và xử lý vi phạm
pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định. Đây cũng là lý do tiếp theo để tác giả
lựa chọn nghiên cứu đề tài này.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục tiêu
Luận văn làm rõ những vấn đề lý luận về vi phạm pháp luật đất đai và đặc

4


điểm vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định. Trên cơ
sở đó, đưa ra quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết vi
phạm trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh Nam Định;
góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của Nhà nước; nâng
cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn có những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Phân tích, làm rõ khái niệm, đặc điểm vi phạm pháp luật đất đai; nguyên
nhân dẫn đến vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai;
- Đánh giá thực trạng vi phạm pháp luật đất đai và kết quả xử lý, giải quyết
vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định;
- Đề xuất, kiến nghị các giải pháp xử lý, khắc phục và ngăn chặn vi phạm

pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu các hành vi vi phạm pháp luật đất đai nói
chung và trên địa bàn tỉnh Nam Định nói riêng;
- Thực tiễn hoạt động xử lý, giải quyết các vi phạm pháp luật đất đai trên địa
bàn tỉnh Nam Định, từ đó tìm ra nguyên nhân, đề xuất giải pháp xử lý, khắc phục và
ngăn chặn trong thời gian tới.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình vi phạm và xử lý, giải
quyết các vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định;
- Thời gian: Giai đoạn từ khi Luật Đất đai năm 1987 có hiệu lực thi hành (từ
ngày 08/1/1988) đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu đề tài là những luận điểm trong học thuyết
Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý hành chính nhà nước; các quan điểm
của Đảng cộng sản Việt Nam về quản lý và giải quyết các vi phạm pháp luật đất đai.

5


Các phương pháp được tác giả sử dụng trong luận văn gồm: Phương pháp
phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp; phương pháp lịch sử; phương pháp hệ
thống; phương pháp so sánh...
Trong chương 1, để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về vi phạm pháp luật
đất đai, luận văn sử dụng phương pháp hệ thống, so sánh, phân tích nhằm làm rõ
thêm khái niệm và đặc điểm vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai. Bằng việc sử
dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích..., chương 2 của luận văn đánh giá
những ưu điểm, hạn chế của hoạt động giải quyết, xử lý các vi phạm pháp luật đất
đai trên địa bàn tỉnh Nam Định trong những năm qua. Ở chương 3, sử dụng phương

pháp phân tích, tổng hợp để đưa ra các giải pháp nhằm xử lý, khắc phục và ngăn
chặn các hành vi vi pháp pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định nói riêng và
cả nước nói chung.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận văn
Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về vi phạm pháp luật đất
đai và hệ thống pháp luật về đất đai của Nhà nước ta;
Tìm hiểu và nghiên cứu thực tiễn vi phạm về đất đai và hoạt động xử lý, giải
quyết các vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định trong những năm
qua; tìm ra căn nguyên làm phát sinh vi phạm pháp luật đất đai và dự báo xu hướng
của các vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định để có các giải pháp
phòng ngừa, ngăn chặn trong thời gian tới.
Là cơng trình có sự gắn kết giữa phân tích lý luận với tổng kết thực tiễn địa
phương, luận văn là nguồn tư liệu tham khảo cho lãnh đạo chính quyền các cấp và
những người làm công tác quản lý đất đai của tỉnh Nam Định trong tổ chức và thực
hiện các biện pháp cụ thể nhằm khắc phục và ngăn chặn các vi phạm pháp luật đất
đai trên địa bàn; góp phần tăng cường quản lý đất đai, khai thác với hiệu quả cao
nhất tài nguyên đất, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội;
phục vụ thiết thực cơng cuộc cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa của tỉnh nhà.

6


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo; kết cấu của luận văn gồm
03 chương:
Chương 1. Vi phạm pháp luật đất đai và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực đất đai.
Chương 2. Thực trạng vi phạm pháp luật đất đai và xử lý vi phạm pháp luật
đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Chương 3. Phương hướng, giải pháp nhằm xử lý, khắc phục và ngăn chặn

vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định.

7


Chương 1
VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI
1.1. Vi phạm pháp luật đất đai
1.1.1. Vi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luật là một hiện tượng tiêu cực của xã hội, trong bất kì một xã
hội nào thì VPPL cũng bị nhà làm luật coi là hành vi bất hợp pháp nên về nguyên
tắc chủ thể thực hiện hành vi đó phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Theo GS.TSKH Lê Văn Cảm: “VPPL là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm
hại đến các lợi ích được bào vệ bằng ngành luật tương ứng hoặc trái với các quy
định được quy định trong ngành luật ấy, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý
và đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý thực hiện một cách có lỗi” [22, tr.537].
Như vậy, một VPPL nói chung có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, VPPL luôn là hành vi khách quan xác định của con người (hành
động hoặc không hành động). Các quy định của pháp luật đặt ra để điều chỉnh các
hành vi xử sự của con người chứ không phải điều chỉnh suy nghĩ hoặc những đặc
tính cá nhân khác của con người nếu như những đặc tính đó chưa biểu hiện thành
các hành vi cụ thể của họ;
Thứ hai, VPPL là hành vi trái pháp luật của con người, xâm hại đến các quan
hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ. Hành vi trái pháp luật là hành vi không phù hợp với
những quy định của pháp luật, thể hiện trên ba khía cạnh: khơng thực hiện những gì
mà pháp luật u cầu; sử dụng vượt quá giới hạn mà pháp luật cho phép và thực
hiện những gì mà pháp luật cấm. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những gì mà pháp luật
khơng cấm, khơng bảo vệ thì dù có làm trái cũng không bị coi là trái pháp luật,
không phải là VPPL;

Thứ ba,VPPL là hành vi có lỗi của chủ thể thực hiện. Có thể nói, mọi VPPL
đều là hành vi trái pháp luật nhưng ngược lại không phải mọi hành vi trái pháp luật
đều là VPPL. Chỉ những hành vi trái pháp luật nào được chủ thể thực hiện có lỗi

8


một cách cố ý hoặc vô ý mới bị coi là VPPL. Dấu hiệu trái pháp luật chỉ là dấu hiệu
bên ngoài của hành vi, con yếu tố lỗi là dấu hiệu bên trong của hành vi đó. Lỗi là
yếu tố không thể thiếu được để xác định VPPL. Nếu hành vi trái pháp luật được
thực hiện do những điều kiện, hoàn cảnh khách quan và chủ thể hành vi đó khơng
thể ý thức được hoặc khơng cịn cách xử sự nào khác tốt hơn thì hành vi đó khơng
thể coi là có lỗi, khơng thể là VPPL;
Thứ tư, chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật đó phải là người có năng lực
chịu trách nhiệm pháp lý. Nghĩa là họ có khả năng gánh chịu hậu quả pháp lý do
nhà nước áp dụng trong trường hợp VPPL.
* Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật
VPPL tác động tiêu cực đến các mặt của đời sống xã hội, làm mất ổn định xã
hội. Do đó, một VPPL được nhận diện là yếu tố quyết định cho cơ quan chức năng
xử lý. VPPL gồm bốn yếu tố cấu thành: Mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và
khách thể của vi phạm pháp luật. Thiếu một trong những yếu tố này thì sẽ khơng
tồn tại một vi phạm pháp luật trong thực tế. Việc xác định từng bộ phận này là cơ sở
quan trọng để truy cứu trách nhiệm pháp lý, nhờ đó mà tìm ra được mối quan hệ
giữa chúng với nhau, xác định được các biện pháp trách nhiệm pháp lý tương ứng,
tìm ra nguyên nhân của vi phạm pháp luật, và còn đánh giá được mức độ nguy hiểm
của hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy mà ta có thể thấy việc phân tích các yếu tố
làm cơ sở để đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm pháp luật
là rất quan trọng.
- Mặt khách quan của VPPL
Là những biểu hiện bên ngoài của VPPL, gồm:

+ Hành vi trái pháp luật: Để truy cứu trách nhiệm pháp lý cần phải xác định
được trên thực tế đã xảy ra hành vi trái pháp luật nghĩa là có sự kiện pháp lý xảy ra
trên thực tế, sự kiện đó do hành vi của con người gây nên và nó trái pháp luật.
+ Sự thiệt hại của xã hội: Là những tổn thất về vật chất hoặc tinh thần mà xã
hội phải gánh chịu. Mức độ nguy hiểm của hành vi được biểu hiện qua mức độ thiệt
hại của xã hội do hành vi đó gây ra. Nếu khơng có thiệt hại xảy ra hoặc nguy cơ xảy
ra sự thiệt hại đối với xã hội thì hành vi đó khơng có tính nguy hiểm cho xã hội.

9


+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại của xã
hội, nghĩa là hành vi nào thì thiệt hại đó, thiệt hại phải do hành vi trái pháp luật đó
gây ra nếu khơng xác định được mối quan hệ nhân quả này thì phải khẳng định thiệt
hại của xã hội không phải do hành vi trái pháp luật trực tiếp gây ra mà có thể do
ngun nhân khác.
Ngồi ra, mặt khách quan của VPPL cịn bao gồm: Khơng gian, thời gian,
địa điểm, phương tiện thực hiện hành vi VPPL.
- Mặt chủ quan của VPPL
+ Lỗi: Lỗi là trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi cũng như hậu quả
của nó. Lỗi được xem như thước đo của trách nhiệm pháp lý, nó biểu hiện thái độ
tiêu cực của chủ thể đối với xã hội, bao gồm: lỗi cố ý (lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý
gián tiếp), lỗi vơ ý (lỗi vơ ý vì q tự tin và lỗi vơ ý do cẩu thả)
+ Động cơ, mục đích VPPL: Được hiểu là cái thúc đẩy chủ thể thực hiện
hành vi trái pháp luật và kết quả cuối cùng mà trong suy nghỉ chủ thể mong muốn
đạt được khi thực hiện hành vi trái pháp luật.
- Chủ thể của VPPL
Chủ thể của VPPL là cá nhân, cơ quan, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp
lý. Nếu chủ thể đó là cá nhân thì cần xem xét người đó đã đạt độ tuổi phải chịu trách
nhiệm pháp lý trong lĩnh vực vi phạm khơng, có khả năng nhận thức và điều khiển

hành vi hay không, trạng thái tâm lý của họ khi thực hiện hành vi đó như thế nào.
- Khách thể của VPPL
Khách thể của VPPL là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng
bị hành vi trái pháp luật xâm hại. Tính chất của khách thể cũng phản ánh mức độ
nguy hiểm của hành vi VPPL
Chủ thể thực hiện hành vi VPPL tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm sẽ bị
xử lý bằng các loại trách nhiệm pháp lý hình sự, hành chính, dân sự hoặc trách
nhiệm pháp lý kỷ luật. Trong đó, trách nhiệm pháp lý hình sự là loại trách nhiệm
pháp lý nghiêm khắc nhất được áp dụng đối với trường hợp vi phạm mà mức độ
nguy hiểm cho xã hội cao hơn các loại trách nhiệm pháp lý còn lại.

10


1.1.2. Vi phạm pháp luật đất đai
1.1.2.1. Khái niệm vi phạm pháp pháp luật đất đai
Việc quản lý và sử dụng đất phải được thực hiện theo quy định của pháp luật
đất đai, tuy nhiên một lượng không nhỏ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý
đất trong quá trình thi hành cơng vụ đã có những hành vi VPPL đất đai như: Vi
phạm về hồ sơ hồ sơ và mốc địa giới hành chính; vi phạm quy định về quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất; vi phạm quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích
sử dụng đất; vi phạm quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; vi
phạm quy định về thực hiện trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng
đất…Ngoài ra, người sử dụng đất cũng có những hành vi VPPL đất đai cũng rất phổ
biến như lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất, sử dụng đất sai mục đích, chuyển
nhượng đất sai quy định của pháp luật… Để có cơ sở nhận diện và xử lý các hành vi
VPPL đất đai trước hết cần làm rõ VPPL đất đai là gì.
Trên cơ sở phân tích các nội hàm của VPPL nói chung chúng ta có thể đưa ra
khái niệm VPPL đất đai như sau: Vi phạm pháp luật đất đai là hành vi trái pháp
luật đất đai, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại

đến các quan hệ về đất đai được pháp luật về đất đai bảo vệ.
1.1.2.2. Đặc điểm của vi phạm pháp luật đất đai
VPPL đất đai là một loại VPPL vì vậy nó mang đầy đủ các đặc điểm của VPPL
nói chung như đã phân tích ở phần trên, ngoài ra có các đặc điểm riêng sau đây:
Thứ nhất, hành vi VPPL đất đai là hành vi xác định của con người xâm hại
đến quan hệ pháp luật được pháp luật đất đai bảo vệ;
Thứ hai, chủ thể thực hiện hành vi VPPL đất đai là những chủ thể liên quan
đến quản lý, sử dụng đất gồm chủ thể sử dụng đất và chủ thể đặc biệt là những cá
nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý đất. Có thể phân chia
chủ thể của VPPL đất đai thành 03 nhóm chính sau:
- Nhóm chủ thể là người có hành vi VPPL về đất đai khi thi hành cơng vụ
trong lĩnh vực đất đai;
- Nhóm chủ thể là người sử dụng đất sử dụng đất trên lãnh thổ Việt Nam;

11


- Nhóm chủ thể là tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động dịch vụ về đất
đai trên lãnh thổ Việt Nam.
Thứ ba, khách thể mà VPPL đất đai xâm hại đến là sự quản lý, sử dụng đúng
đắn đất đai theo quy định của Nhà nước. Các hành vi VPPL đất đai rất đa dạng,
phong phú nhưng tựu chung lại nó xâm hại việc quản lý đúng đắn của Nhà nước về
đất đai (quản lý về giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất; quản lý về
trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quản lý về vấn đề thu hồi,
trưng thu, trưng dụng đất; hỗ trợ, bồi thường, tái định cư…) và xâm hại đến quyền
sử dụng đất hợp pháp của các chủ thể có quyền (lấn chiếm đất, chiếm dụng đất trái
phép, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sai quy định; thu hồi, trưng dụng, hỗ
trợ, bồi thường tái định cư đối với những chủ thể bị áp dụng sai quy định…)
1.1.2.3. Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật đất đai
* Thứ nhất, mặt khách quan của VPPL đất đai

Hành vi VPPL đất đai rất phong phú, mỗi giai đoạn xã hội khác nhau pháp
luật quy định các loại hành vi bị coi là VPPL đất đai khác nhau.
Theo quy định Điều 5 của Luật Đất đai năm 1987, các hành vi bị nghiêm
cấm khá đơn giản bao gồm: việc mua, bán, lấn, chiếm đất đai, phát canh thu tơ dưới
mọi hình thức, nhận đất được giao mà không sử dụng, sử dụng không đúng mục
đích, tự tiện sử dụng đất nơng nghiệp, đất có rừng vào mục đích khác, làm huỷ hoại
đất đai [23].
Cũng về hành vi VPPL đất đai, Điều 6 Luật đất đai 1993 cũng quy định
các hành vi bị nghiêm cấm khá đơn giản: Nghiêm cấm việc lấn chiếm đất đai,
chuyển quyền sử dụng đất trái phép, sử dụng đất không đúng mục đích được
giao, huỷ hoại đất [24].
Đến Luật Đất đai 2003, các hành vi nghiêm cấm đã được sửa đổi, bổ sung
đặc biệt Nhà nước đã dự liệu đến những hành vi VPPL đất đai của chủ thể quản lý
đất đai. Điều 15 quy định: Nhà nước nghiêm cấm hành vi lấn, chiếm đất đai; không
sử dụng, sử dụng đất không đúng mục đích; vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất đã được công bố; huỷ hoại đất; không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi

12


sử dụng các quyền của người sử dụng đất; không thực hiện hoặc thực hiện không
đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của người sử dụng đất.
Nhà nước nghiêm cấm hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền
hạn hoặc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái các quy định về
quản lý đất đai [25].
Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện, Luật đất đai 2003 đã bộc lộ nhiều nội
dung khơng cịn phù hợp. Điều 12 Luật Đất đai năm 2013 quy định các hành vi bị
nghiêm cấm bao gồm:
- Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai;
- Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố;

- Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích;
- Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của
người sử dụng đất;
- Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia
đình, cá nhân theo quy định của Luật này;
- Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký
với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Khơng thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với
Nhà nước;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai;
- Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo
quy định của pháp luật;
- Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất
theo quy định của pháp luật [27].
* Về hậu quả của vi phạm pháp luật đất đai
Do ý nghĩa, vai trò quan trọng của đất đai đối với đời sống xã hội và phát
triển kinh tế nên vi phạm pháp luật đất đai thường gây ra tổn thất lớn về kinh tế, có
tác động tiêu cực tới đời sống xã hội.
- Về mặt kinh tế, đất đai ln là tài sản có giá trị lớn; do hành vi vi phạm về

13


đất đai sẽ dẫn đến một diện tích đất đai nhất định bị chiếm hưởng mà Nhà nước bị
thất thu các khoản nghĩa vụ tài chính; những khoản thu này thường có giá trị lớn.
Mặt khác, đối với nhiều trường hợp VPPL đất đai chủ thể vi phạm xây dựng
nhà cửa, cơng trình gắn liền với đất, khi phải xử lý buộc tháo dỡ sẽ gây ra tổn thất lớn
về kinh tế cho chủ thể đã đầu tư xây dựng cơng trình, cũng chính là gây tổn thất cho
xã hội. Tại thành phố Nam Định trong tháng 7 năm 2014, UBND thành phố phải tiến
hành xử lý cưỡng chế tháo dỡ 10 căn hộ do một số cá nhân xây dựng trái phép trên

đất chiếm dụng của Nhà nước tại phường Thống Nhất, với giá trị ước tính trên 3 tỷ
đồng [38]. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, cộng thêm sự buông lỏng quản lý, thiếu
trách nhiệm của chính quyền cơ sở nên khi vi phạm xảy ra chính quyền cơ sở né
tránh, ngại áp dụng biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế tháo dở cơng trình; dẫn tới một
số lượng lớn hộ sử dụng đất không hợp pháp tích tụ qua nhiều năm chưa được xử lý;
gây áp lực rất lớn đến công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định.
- Về mặt xã hội: VPPL đất đai tác động tiêu cực rất lớn đến ổn định xã hội.
Bởi lẽ, đất đai ln gắn bó chặt chẽ với đời sống xã hội, luôn thu hút sự quan tâm
chú ý của cộng đồng dân cư, nhất là ở nông thôn. Mặt khác, các hành vi VPPL đất
đai luôn hướng tới đối tượng là một khu đất cụ thể, nó ln hiện hữu trước mắt của
cộng đồng. Chính vì thế, VPPL đất đai trong những năm qua có tính phổ biến và là
một trong những nguyên nhân chủ yếu của các khiếu kiện trong đời sống xã hội.
Cụ thể, theo thống kê của Thanh tra Chính phủ thì tỷ lệ khiếu nại, tố cáo về
đất đai luôn chiếm trên 80% đơn thư khiếu nại, tố cáo. Ở tỉnh Nam Định trung bình
là 85%, có năm hơn 90% hầu hết các vụ khiếu tố đông người kéo dài đều xuất phát
từ vi phạm pháp luật đất đai của chính quyền cơ sở. Nhiều điểm nóng về an ninh
nơng thơn xuất phát từ khiếu kiện đông người về đất đai mà căn nguyên đều từ vi
phạm pháp luật đất đai của chính quyền cơ sở (điển hình là điểm nóng về an ninh
nông thôn ở huyện Giao Thủy của tỉnh Nam Định vào năm 2000 với 16/22 xã, thị
trấn đồng loạt khiếu kiện đơng người; trong đó tố cáo UBND xã, thị trấn bán đất trái
phép là nội dung chính; kết quả là Chính phủ phải trực tiếp chỉ đạo giải quyết, sau 2
năm mới giải quyết tạm thời ổn định) [38].

14


Ngồi ra, VPPL đất đai khơng chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, giảm
uy tín của bộ máy nhà nước và ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý đất đai của Nhà
nước mà còn xâm hại trực tiếp đến quyền lợi của các chủ thể sử dụng đất.
Thứ hai, mặt chủ quan của VPPL đất đai:

Chủ thể VPPL đất đai là tổ chức, cá nhân có lỗi trong việc thực hiện hành vi
VPPL đất đai; lỗi có thể là do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý.
Chủ thể quản lý đất đai, bằng nhiệm vụ quyền hạn của mình có trường hợp
biết là sai nhưng vẫn vi phạm do yếu tố chủ quan, nể nang hoặc ngại va chạm.
Thậm chí do tư lợi hoặc tâm lý làm cho xong việc, có trường hợp do “bệnh” thành
tích mà cố tình làm sai.
Đối với các chủ thể sử dụng đất, VPPL đất đai có thể do thiếu hiểu biết, hoặc do
nhu cầu cá nhân buộc phải vi phạm. Ví dụ như trên địa bàn Nam Định, nghề trồng hoa,
cây cảnh phát triển mạnh, chính lý do này mà việc người dân tự ý chuyển đổi mục đích
sử dụng đất tồn tại rất nhiều và chiếm tỉ lệ lớn trong số trường hợp VPPL đất đai.
Trong các trường hợp VPPL này, chủ yếu người dân ý thức tôn trọng pháp luật chưa
cao, biết tự ý chuyển mục đích sử dụng đất là sai nhưng vì lợi nhuận vẫn làm.
Thứ ba, chủ thể VPPL đất đai:
Chủ thể vi phạm pháp luật đất đai đa dạng; bao gồm các cơ quan quản lý nhà
nước về đất đai; các công chức nhà nước; bao gồm cả tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất trên lãnh thổ Việt Nam. Có
thể phân chủ thể của vi phạm pháp luật đất đai thành 03 nhóm chính sau:
Nhóm thứ nhất, nhóm chủ thể là tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp
luật về đất đai khi thi hành công vụ trong lĩnh vực đất đai.
Theo quy định tại Điều 96 Luật Đất đai năm 2013 thì nhóm chủ thể này bao
gồm 03 loại chủ thể sau:
- Người đứng đầu tổ chức, Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định về
quản lý đất đai mà có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai;
- Cán bộ, công chức thuộc cơ quan quản lý đất đai các cấp và cán bộ địa
chính xã, phường, thị trấn có hành vi vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục hành
chính trong quản lý đất đai;

15



- Người đứng đầu tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên của tổ
chức được Nhà nước giao đất để quản lý mà có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai
đối với đất được giao để quản lý; [27]
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Đất đai năm 2013 thi tổ chức được
Nhà nước giao đất để quản lý bao gồm:
+ Tổ chức được giao quản lý cơng trình cơng cộng, gồm cơng trình đường
giao thông, cầu, cống, vỉa hè, hệ thống cấp nước, hệ thống thốt nước, hệ thống
cơng trình thủy lợi, đê, đập; quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm;
+ Tổ chức kinh tế được giao quản lý diện tích đất để thực hiện dự án đầu tư
theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) và các hình thức khác theo quy định
của pháp luật về đầu tư;
+ Tổ chức được giao quản lý đất có mặt nước của các sơng và đất có mặt
nước chuyên dùng;
+ Tổ chức được giao quản lý quỹ đất đã thu hồi theo quyết định của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền [27].
Nhóm thứ hai, nhóm chủ thể là người sử dụng đất sử dụng đất trên lãnh thổ
Việt Nam
Bao gồm hộ gia đình, cá nhân trong nước, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài (gọi chung là cá nhân); cơ quan, tổ chức trong nước, tổ chức
nước ngồi có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi (gọi
chung là tổ chức); cơ sở tơn giáo, có hành vi vi phạm hành chính trong sử dụng đất đai.
Nhóm thứ ba, nhóm chủ thể là tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động dịch
vụ về đất đai trên lãnh thổ Việt Nam
Bao gồm cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài,
người Việt Nam định cư ở nước ngồi có hành vi vi phạm hành chính trong việc
thực hiện các hoạt động dịch vụ về đất đai.
Thứ tư, khách thể của vi phạm pháp luật đất đai:
Khách thể của vi phạm pháp luật đất đai là quan hệ xã hội được pháp luật về
đất đai bảo vệ nhưng bị hành vi trái pháp luật xâm hại tới.


16


Do đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt; là
nguồn vốn và nguồn nội lực to lớn của đất nước để phát triển kinh tế - xã hội; nên
khách thể của vi phạm pháp luật đất đai cũng khá đa dạng.
Tóm lại, vi phạm pháp luật đất đai là hành vi của các chủ thể có năng lực
chịu trách nhiệm pháp lý, gồm các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai; các cơng
chức nhà nước; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước
ngoài sử dụng đất trên lãnh thổ Việt Nam; tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động
dịch vụ về đất đai có lỗi; được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về vi
phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính về đất đai.do cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền ban hành.
1.1.3.4. Các loại vi phạm pháp luật đất đai theo quy định của pháp luật
Đất đai là một đối tượng đặc thù do đó VPPL đất đai rất đa dạng về hành vi và
phức tạp về mức độ nguy hiểm cho xã hội. Theo quy định của pháp luật, VPPL đất
đai bao gồm các loại vi phạm sau:
- Tội phạm vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng đất đai;
- Vi phạm pháp luật về đất đai đối với người có hành vi vi phạm pháp luật
đất đai khi thi hành công vụ trong lĩnh vực đất đai;
- Hành vi vi phạm hành chính trong sử dụng đất đai;
- Hành vi vi phạm hành chính trong việc thực hiện các hoạt động dịch vụ về
đất đai.
a- Tội phạm vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng đất đai
Theo quy định tại Bộ luật Hình sự thì: Tội phạm vi phạm các quy định về
quản lý, sử dụng đất đai là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ
luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý
hoặc vơ ý, xâm phạm các quy định về quản lý, sử dụng đất đai.
- Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai được quy định tại Điều 173
Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2009: Người nào lấn chiếm đất hoặc chuyển quyền sử

dụng đất, sử dụng đất trái với các quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng đất
đai gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã
bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

17


- Tội vi phạm quy định về quản lý đất đai được quy định tại Điều 174 Bộ luật
Hình sự sửa đổi năm 2009: Người nào lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn
giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục
đích sử dụng đất trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp:
- Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà cịn vi phạm;
- Đất có diện tích lớn, rất lớn, đặc biệt lớn hoặc có giá trị lớn, rất lớn, đặc biệt lớn
- Gây hậu quả nghiêm trọng; rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
Nhìn chung, để phòng ngừa và nghiêm trị cũng như để giáo dục các đối
tượng có hành vi VPPL đất đai, các tội phạm liên quan đến lĩnh vực này được quy
định biện pháp xử lý khá nghiêm khắc. Hình phạt có thể bị áp dụng phạt tiền từ năm
triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề, bị
phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
b- Vi phạm pháp luật đất đai đối với người thi hành công vụ trong lĩnh vực
đất đai
Là hành vi vi phạm pháp luật về đất đai của người đứng đầu tổ chức, Thủ
trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định về quản lý đất đai; của cán bộ, công chức
thuộc cơ quan quản lý đất đai các cấp và cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn; của
người đứng đầu tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên của tổ chức được
Nhà nước giao đất để quản lý.
Chủ thể vi phạm:
Theo quy định tại Điều 206 và 207 Luật Đất đai năm 2013, Điều 96 Nghị
định 43/2014/NĐ-CP ngày 45/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật đất đai năm 2013 thì đối tượng bị xử lý vi phạm pháp luật đất đai

khi thi hành công vụ trong lĩnh vực đất đai bao gồm:
- Người đứng đầu tổ chức, Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định về
quản lý đất đai mà có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.
Theo quy định, cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở Trung ương là Bộ Tài
nguyên và Môi trường.
Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương được thành lập ở tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

18


×