Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Thế nào là vi-nhãn hiệu và vi-marketing?phần2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.16 KB, 9 trang )


Thế nào là vi-nhãn hiệu và vi-marketing?-
phần2
Làm thế nào để sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể tiêu thụ
gấp đôi gấp ba trong vòng mấy tháng? Liệu một chiến dịch
quảng cáo trên TV vào những giờ cao điểm có thể giúp bạn
làm được điều này không? Trên thực tế, có một vài công ty
nhỏ đã bán được sản phẩm của mình ra khắp thế giới và đạt
được mức doanh thu ấn tượng. Trong khi đó, chi phí dành
cho marketing của họ lại rất thấp. Thành công của họ gắn
liền với hai khái niệm: vi-nhãn hiệu và vi-marketing.

Thế nào là vi-marketing?
Nếu chúng ta cho rằng: các vi-nhãn hiệu xây dựng kênh thông tin
và sự giao tiếp với khách hàng bằng một cách thức đặc biệt và
chưa có tiền lệ, thì chúng ta cũng có thể sử dụng khái niệm vi-
marketing (micromarketing) để miêu tả hoạt động marketing của
các vi-nhãn hiệu. Vậy có phải vi-marketing cũng giống với
marketing, chỉ có điều phạm vi hoạt động “nhỏ hơn” và hướng tới
một lượng khách hàng cũng nhỏ hơn so với marketing thông
thường? Câu trả lời là “không hẳn”.

Chúng ta có thể định nghĩa khái niệm vi-marketing như sau: đó là
một hoạt động marketing đặc biệt và không sử dụng những công
cụ truyền thống để tiếp cận với khách hàng; hoạt động dựa trên
sự giao tiếp giữa hai cá nhân thông qua những phương tiện
truyền thông xã hội hoặc những lời truyền khẩu. Phương tiện
truyền thông xã hội là một khái niệm gắn liền với Internet. Đó là
các thiết bị dùng để chia sẻ ý kiến, quan điểm, kinh nghiệm, suy
nghĩ thông qua: một đoạn văn; các hình ảnh; đoạn băng video
hay âm thanh. Những phương tiện truyền thông xã hội thông


dụng nhất hiện nay là: blog; forum; videoblog; podcast (đoạn
băng ghi âm có thể tải xuống từ trên mạng).

Flickr – một web chia sẻ hình ảnh trực tuyến với bộ sưu tập lên
tới vài chục triệu ảnh – là một ví dụ về sự thành công của vi-
marketing. Đây là sản phẩm của công ty Ludicorp z Vancouver, .
Web site này đầu tiên được quảng bá thông qua các blog của
những nhân viên Microsoft và ngày càng được nhiều người biết
đến, hai năm sau ngày thành lập (2006), Yahoo! đã mua lại Flickr
với giá 30 triệu USD.

Thay đổi không có nghĩa là chết…

“...Sợ hãi trước những thay đổi chính là chết”. Đây là khẩu hiệu
kèm hình vẽ trong bài viết của Hugh Macleoda về vi-nhãn hiệu
toàn cầu. Ý nghĩ về việc sử dụng vi-marketing có thể làm hoảng
sợ không ít các chủ doanh nghiệp của những tập đoàn lớn. Điều
này có thể hiểu được, Trung Quốc có một câu châm ngôn cổ đại
ý rằng: “Mọi người thấy dễ chịu với những sai lầm mà họ đã biết
hơn là một cách giải quyết mới mà họ chưa biết”.

Vi-marketing còn làm mọi người khiếp sợ bởi một điều khác nữa.
Macleod khi nói về những kinh nghiệm của mình với English Cut
và Stormhoek, thì ngoài việc nhấn mạnh các thành công ngoạn
mục, anh có thêm rằng: “Bản chất của vấn đề không phải là
những tác động bên ngoài (tiêu thụ được hàng hóa) mà là trong
nội bộ. Các hoạt động của công ty sẽ thay đổi hoàn toàn so với
ban đầu”. Việc tiến hành vi-marketing không chỉ đánh dấu sự thay
đổi trong giao tiếp với thế giới bên ngoài mà là ở việc thay đổi nội
bộ tổ chức công ty. Mục đích của hoạt động vi-marketing là chọc

thủng tấm màng ngăn cách giữa công ty/nhãn hiệu với các khách
hàng để bắt đầu một giai đoạn mới với sự tương tác hiệu quả
giữa hai môi trường này. Sự thay đổi quá lớn và mang tính bản
chất đã làm cho một số chủ doanh nghiệp hoảng sợ. Nhưng nói
chung, thì vi-marketing về cơ bản đã làm đơn giản hóa công việc
marketing thông thường.

Lợi ích của vi-marketing:

×