Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

(Luận văn thạc sĩ) quần thể khu di tích hành cung tức mặc thiên trường luận văn ths khu vực học 60 31 60

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.6 MB, 172 trang )

Đại học quốc gia hà nội
Viện việt nam học và khoa học phát triển

............................

Vũ Đại An

Quần thể khu di tích hành cung tức
mặc – thiên trường
Chuyên ngành: Việt Nam học
Mã số
: 603160

Luận văn thạc sĩ
Người hướng dẫn khoa học:
gs.ts. Nguyễn Quang ngọc

Hà nội 2008

1


Mục lục
Mở đầu

Trang

1.

Tính cấp thiết của đề tài


1

2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1

3.

Mục đích nghiên cứu

2

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4

5.

Phương pháp nghiên cứu

6

6.

Đóng góp của luận văn


7

7.

Kết cấu luận văn

7

chương 1: hành cung tức Mặc – thiên trường, kinh đô thứ hai của

9

quốc gia đại việt thời Trần

1.1

Làng Tức Mặc, quê hương nhà Trần

9

1.2

Nhà Trần xây dựng hành cung trên quê hương Tức Mặc

12

1.3

hành cung Tức Mặc – Thiên Trường trong sự nghiệp của


19

vương triều Trần
1.4

Tiểu kết

26

chương 2: khu di tích tức mặc – thiên trường: lịch sử và hiện

27

trạng

2.1

Đền Thiên Trường

29

2.2

Đền Cố Trạch

40

2.3

Đền Trùng Hoa


54

2.4

Chùa – Tháp Phổ Minh

61

2.5

Tiểu kết

85

chương 3: bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích tức mặc – thiên

88

trường

3.1

Khu di tích Tức Mặc – Thiên Trường trong mối quan hệ với

88

các di tích Trần tại Nam Định
3.2


Một số di tích tiêu biểu liên quan mật thiết tới hành cung
Tức Mặc – Thiên Trường
2

92


3.3

Đánh giá giá trị khi di tích

102

3.4

Các phương án bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích

104

3.5

Tiểu kết

108

Kết luận

110

tài liệu tham khảo


114

phụ lục

120

3


Mở đầu

1. Tính cấp thiết của luận văn
1.1. Di tích lịch sử văn hố là những khơng gian vật chất cụ thể, khách
quan, trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử, do tập thể hoặc cá nhân
con người hoạt động sáng tạo ra trong lịch sử để lại.
Di tích lịch sử văn hố là bộ mặt q khứ của mỗi dân tộc, mỗi vùng đất,
là sản phẩm của lịch sử và được lịch sử khẳng định. Di tích lịch sử – văn hố
bao giờ cũng tồn tại trong một không gian và theo một thời gian nhất định, chứa
đựng những nội dung lịch sử với các giá trị văn hoá.
Cùng với phần giá trị này, ở phần nhiều các di tích, cịn có các giá trị về
văn hố tinh thần, văn hố vơ hình. Đó là các nghi lễ thờ cúng, lễ hội và các
phong tục tập quán gắn với di tích. Lễ hội là một sinh hoạt văn hố tổng hợp, nó
ra đời là do nhu cầu tâm linh, biểu hiện ở việc tôn thờ, lễ cầu thần thánh. Mỗi
dịp lễ hội ở di tích là dịp tái hiện lịch sử, tái hiện các giá trị văn hố truyền
thống. Mỗi dịp lễ hội ở di tích là chiếc cầu nối giữa di tích và cuộc đời.
[11:16;19;20]
1.2. Tức Mặc là một thôn thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam
Định. Đây là vùng đất cổ, còn lưu giữ nhiều giá trị văn hoá truyền thống của
dân tộc. Đặc biệt nơi đây cịn là q hương, đất phát tích của vương triều Trần,

một triều đại đã lập nên nhiều kỳ tích trong thế kỷ XIII, đánh bại đế chế Nguyên
Mông, một đế chế hùng mạnh và tàn bạo nhất thời bấy giờ. Có thể nói vào thời
Trần vùng đất Thiên Trường nói chung, Tức Mặc nói riêng đã trở thành kinh đô
thứ hai sau kinh đô Thăng Long. Thêm vào đó, trong 3 cuộc kháng chiến chống
quân xâm lược Nguyên Mông, vùng đất châu thổ sông Hồng màu mỡ này là căn
cứ địa nổi tiếng đã từng cung cấp nhân tài, vật lực góp phần cho cuộc kháng
chiến thắng lợi.

4


Trải qua thời gian, những dấu tích cung điện xưa chỉ cịn là phế tích.
Nhưng những cơng trình tín ngưỡng, tơn giáo và những giá trị văn hố lưu giữ
trong đó cùng các địa danh như Thiên Trường, Trùng Quang, Trùng Hoa, Phổ
Minh…và các di vật khảo cổ học như đầu rồng, phượng, ngói mũi hài, chân tảng
đá…đủ để các thế hệ sau hình dung được phần nào dáng vẻ của một đô thị phồn
hoa xưa. Hiện nay những công trình đó vẫn là trung tâm tín ngưỡng, góp phần
quan trọng về sự ổn định, phát triển, bình an của cư dân nơi đây.
1.3. Hiện nay việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử
– văn hoá Trần trên địa bàn tỉnh Nam Định vẫn được các cấp ngành quan tâm
sâu sắc. Do đó việc nghiên cứu Quần thể khu di tích hành cung Tức Mặc –
Thiên Trường là việc làm cần thiết góp phần vào việc bảo vệ, phát hiện, làm
sáng tỏ và phong phú thêm các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể, đồng thời
tạo cơ sở cho công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh,
quy hoạch đô thị gắn với cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái…
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Do có những giá trị cao về lịch sử, văn hố và kiến trúc,quần thể khu di
tích hành cung Tức Mặc – Thiên Trường đã được nhiều tài liệu nhắc đến trong
các cuốn về địa chí từ thế kỷ XIX: Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán
triều Nguyễn, Nam Định tân biên chí lược của Khiếu Năng Tĩnh, Nam Định địa

dư chí mục lục của Nguyễn Ơn Ngọc, Nam Định tỉnh địa dư chí của Ngơ Giáp
Đậu…Mặc dù chỉ nêu một số nét khái quát về lịch sử xây dựng, kiến trúc, nhân
vật thờ nhưng có thể thấy hầu hết các cuốn sách này đều thừa nhận quần thể khu
di tích lịch sử – văn hố Trần ở Tức Mặc giữ một vai trò đặc biệt quan trọng ở
Nam Định. Cũng chính vì thế mà chùa Phổ Minh lần đầu tiên được ghi nhận là
đại danh lam trong Hồng Đức đồ bản và sau đó được Viện Viễn Đơng Bác cổ
xếp hạng di tích số 63.
Kể từ năm 1970 cho đến nay, công việc khảo cổ tại các di tích Trần ở
Nam Định đã đạt được nhiều kết quả với sự tham gia của nhiều cơ quan chuyên
5


môn như: Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Viện Khoa học kỹ thuật xây dựng, Viện
khảo cổ học Việt Nam…Tuy nhiên, qua gần 20 bản báo cáo khảo cổ hiện đang
lưu giữ tại Bảo tàng Nam Định có thể thấy từ năm 1970 cho đến nay công việc
khảo cổ hầu hết chỉ là các cuộc đào thám sát hoặc khai quật với quy mơ nhỏ và
có phần bị động. Các nhận xét đưa ra vẫn mang tính phỏng đốn chứ chưa có
tính thuyết phục cao, bởi cịn thiếu nhiều tư liệu xác thực.
Cuộc hội thảo khoa học: “Thời Trần và Hưng Đạo đại vương trên quê
hương Nam Định” được tiến hành vào năm 1995 đã có hơn 30 giáo sư, tiến sĩ,
các nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: quân sự, sử học, khảo cổ,
văn học, mỹ thuật…tham dự. Xu hướng chung của các bài tham luận trong hội
thảo này đều thống nhất đánh giá cao về thân thế, sự nghiệp của người anh hùng
Trần Quốc Tuấn trên quê hương Nam Định. Một số tác giả đã nghiên cứu nhà
Trần dưới nhiều khía cạnh khác nhau, đưa ra những nhận định chung về vị trí
của thời đại nhà Trần trong tiến trình lịch sử Việt Nam, nhất là chính sách thân
dân, sử dụng nhân tài, giáo dục, phát triển kinh tế…
Tập hồ sơ về di tích lịch sử văn hố khu di tích đền Trần – chùa Tháp
hiện đang lưu giữ tại Ban quản lý di tích tỉnh Nam Định mặc dù chỉ là hồ sơ
pháp lý chứ chưa là hồ sơ khoa học cũng đã đóng góp nhiều nguồn tư liệu quan

trọng về kiến trúc, lễ hội của từng di tích. Trên cơ sở của bộ hồ sơ nói trên cùng
với nguồn tư liệu dân gian, tác giả Hồ Đức Thọ đã biên soạn hai cuốn sách mang
tựa đề: “Chùa Phổ Minh với Giác hoàng Trần Nhân Tơng” và “Trần miếu - Di
sản và tín ngưỡng dân gian” .
Riêng đối với chùa – tháp Phổ Minh, một cơng trình được xây dựng từ
thời Lý, Trần, trải qua nhiều lần tu sửa cho đến tận ngày nay vẫn bảo lưu được
các giá trị nguyên gốc thì đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu
về tơn giáo, mỹ thuật, kiến trúc, sử học…Chí ít từ năm 1927, trường Viễn Đông
Bác cổ Pháp (école francaice d’ Extreme Orient) đã đưa chùa vào danh sách liệt
hạng. Cho đến năm 1944 học giả người Pháp là L.Bezacier đã nhắc đến chùa
Phổ Minh trong cuốn: “Các tiểu luận về nghệ thuật An Nam” (Essai sur L’art
6


Annamite). Sau này ông đã nghiên cứu bổ xung trong cuốn: “Nghệ thuật Việt
Nam” (L’Art Vietnamien). Trong các cơng trình nghiên cứu này, ông đã đề cập
tới một số thành phần kiến trúc và nghệ thuật tiêu biểu của ngôi chùa. Từ năm
1954 đến nay, với sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu như: Chu Quang Trứ,
Nguyễn Hồng Kiên, Nguyễn Du Chi, Hà Văn Tấn, Nguyễn Xuân Năm…nên
chùa Phổ Minh càng được nhận diện đầy đủ và chi tiết hơn. Trong đó đặc biệt là
luận án Tiến sĩ ngành Khảo cổ về chùa Phổ Minh của Nguyễn Xuân Năm đã
nghiên cứu khá đầy đủ về những vấn đề lịch sử xây dựng, các hạng mục cơng
trình kiến trúc.
Mặc dù các cơng trình nghiên cứu trên là những cơ sở rất quan trọng
cho chúng tôi đi sâu nghiên cứu về quần thể khu di tích hành cung Tức Mặc –
Thiên Trường. Tuy nhiên các cơng trình này đều tập trung nghiên cứu những
vấn đề riêng lẻ hoặc từng phần mà chưa có cơng trình nào tổng hợp đầy đủ về hệ
thống các di tích lịch sử văn hố, xác định rõ các đặc trưng về giá trị di tích.
Cũng khơng có cơng trình nào nêu được mối liên quan của di tích đối với sự
hình thành và phát triển của mảnh đất con người địa phương cũng như tầm ảnh

hưởng của di tích đối với phong tục tập quán và đời sống kinh tế, chính trị của
người dân.
3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Tìm hiểu, khảo sát cụ thể về mảnh đất Tức Mặc để tìm hiểu về mối
quan hệ của mảnh đất Tức Mặc xưa đối với vương triều Trần và sự nghiệp của
nhà Trần nói chung. Cụ thể hơn là tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh
tế – xã hội của vùng đất Tức Mặc từ khi hình thành đến khi nhà Trần xây dựng
hành cung. Nêu lên được quy mơ, bố trí các cung Trùng Quang, Trùng Hoa và
các cung điện liên quan để từ đó nghiên cứu về vai trị của vùng đất Tức Mặc
nói riêng, Thiên Trường nói chung với vương triều Trần.
3.2. Nghiên cứu về niên đại ra đời, số lần trùng tu, cách thức xây dựng,
quy mô kiểu dáng kiến trúc cùng các hoạt động văn hoá lễ hội của từng di tích:
7


đền Thiên Trường, đền Cố Trạch, đền Trùng Hoa, chùa Phổ Minh để làm rõ các
giá trị tiêu biểu về kiến trúc nghệ thuật, về giá trị lịch sử và văn hoá.
3.3. Trên cơ sở những tư liệu lịch sử, tư liệu dân gian kết hợp với các
cơng trình di tích hiện vẫn đang tồn tại để đưa ra những định hướng bảo tồn tôn
tạo và phát huy giá trị của quần thể di tích Tức Mặc – Thiên Trường nói riêng và
các di tích Trần trên tồn tỉnh nói chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Tức Mặc, Thiên Trường là tên gọi của hai địa danh bắt đầu xuất hiện từ
thế kỷ XIII và gắn với cả một thời kỳ hưng thịnh của vương triều Trần.
Nói tới phủ Thiên Trường thời Trần là nói tới vùng đất rộng lớn bao
gồm miền hữu ngạn sông Hồng và một phần tả ngạn huyện Thư Trì (Thái Bình),
tương đương với thành phố Nam Định, các xã phía nam huyện Mỹ Lộc và huyện
Nam Trực của tỉnh Nam Định ngày nay. Trải qua hơn bảy thế kỷ với bao lần
chia tách địa giới hành chính, tên gọi Thiên Trường hiện nay chỉ cịn lưu lại
trong sử sách.

Nói tới Tức Mặc là nói tới một hành cung thủ phủ của phủ Thiên
Trường, tuy nhiên đến nay, tên gọi và địa dư đó vẫn khơng có nhiều sự thay đổi.
Mặc dù các cung điện Trùng Quang, Trùng Hoa xưa chỉ cịn là phế tích nhưng
những cơng trình tơn giáo, tín ngưỡng cịn tồn tại đến ngày nay cùng những giá
trị lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, văn hố chứa đựng bên trong sẽ góp phần làm
tái hiện cả một quá trình hình thành và phát triển của mảnh đất con người nơi
đây.
Chính vì thế, nghiên cứu quần thể di tích hành cung Tức Mặc – Thiên
Trường, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu các di tích liên quan đến nhân vật, sự
kiện nhà Trần trên mảnh đất Tức Mặc ngày nay. Ngoài ra chúng tôi cũng tiến
hành nghiên cứu các mảnh đất, các di tích lịch sử văn hóa liên quan để làm rõ

8


vai trò trung tâm của hành cung Tức Mặc xưa cũng như quần thể di tích lịch sử
Tức Mặc sau này.
Một thực tế là những năm gần đây Tức Mặc từ vùng đất ven đô giờ trở
thành trực thuộc thành phố Nam Định, chịu tác động mạnh mẽ của quá trình đơ
thị hố do đó tên gọi, cương vực một số địa danh xưa chỉ còn tồn tại trong sử
sách hoặc trong tâm trí của một số người dân. Trong luận văn này chúng tơi sẽ
có gắng tìm hiểu, trình bày một cách cụ thể thực trạng khu di tích.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Tiến hành khảo sát, điền dã thực tế kết hợp với các nguồn tư liệu địa
phương như truyền thuyết, thần phả, thần tích của các đình, đền làng Tức Mặc,
Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, Đệ Tứ… để xác định địa hình, địa vật, sự thay đổi
địa giới của mảnh đất, con người Tức Mặc nói riêng, Thiên Trường nói chung.
So sánh giữa thực tế hiện nay và miêu tả trong sử sách.
5.2. Sử dụng các tài liệu chính sử như: Đại Việt sử ký tồn thư, An Nam
chí lược, Đại Nam nhất thống chí, Thơ văn Lý – Trần…để phục dựng lại quy

mô, diện mạo, vai trị của một hành cung xưa. Bên cạnh đó, kết quả của các cuộc
khai quật khảo cổ học từ những năm 1970 đến nay khơng chỉ góp phần làm sáng
tỏ các vấn đề trên mà cịn cung cấp thơng tin chính xác vị trí, kích thước, bình
đồ kiến trúc cùng cách thức xây dựng hệ thống cung điện vào thế kỷ XIII.
5.3. Sử dụng các sách địa chí của địa phương như: Nam Định tân biên
chí lược của Khiếu Năng Tĩnh; Nam Định tỉnh địa dư của Nguyễn Ôn Ngọc;
Nam Định tỉnh địa dư chí mục lục của Ngơ Giáp Đậu cùng các tài liệu về văn
bia, câu đối, đại tự hiện đang lưu giữ tại di tích để khai thác được các nội dung
như niên đại ra đời, thời điểm trùng tu, quy mô cấu trúc xây dựng, đối tượng
được thờ, những người tham gia đóng góp xây dựng, quy định cách thức tế lễ và
một số quy định khác liên quan đến cuộc sống văn hoá - xã hội của người dân.

9


5.4. Luận văn đã tập hợp, kế thừa các công trình nghiên cứu đi trước về
khu vực đền Trần – chùa Phổ Minh, các cơng trình nghiên cứu về các lĩnh vực
kinh tế, chính trị, văn hố, qn sự của nhà Trần để miêu tả lịch sử, luận giải
các vấn đề. Các bộ hồ sơ quản lý di tích lịch sử văn hố của Ban quản lý di tích
và danh thắng tỉnh Nam Định để đưa ra thực trạng quản lý di tích hiện nay.
5.5. Từ Quyết định số 252/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về
việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di
tích lịch sử – văn hố thời Trần tại tỉnh Nam Định đến năm 2015, luận văn đã
tham khảo các báo cáo, giải trình của các cuộc hội thảo khoa học về các vấn đề
trên; các quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt; tốc độ xây dựng, quy mô của các
thành phần dự án để đưa ra các phương hướng bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá
trị khu di tích.
6. Đóng góp của luận văn
6.1. Luận văn đã làm rõ được những điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh
tế xã hội của vùng đất Tức Mặc thuận lợi cho nhà Trần dấy nghiệp. Sau này

vùng đất này được nhà Trần xây dựng trở thành căn cứ chiến lược, một trung
tâm chính trị lớn thứ hai sau kinh đơ Thăng Long.
6.2. Giới thiệu về lịch sử hình thành, q trình tu sửa, quy mơ và hiện
trạng của từng di tích để từ đó nêu bật lên giá trị lịch sử, kiến trúc nghệ thuật,
văn hoá.
6.3. Cung cấp những thông tin về xuất xứ, thân thế, công trạng của nhân
vật thờ. Cách thức bài trí thờ tự trong từng di tích, mối liên quan của nhân vật
thờ đối với di tích và địa phương, vị trí của nhân vật thờ trong đời sống tâm linh.
6.4. Làm rõ thời gian, không gian tổ chức lễ hội, ý nghĩa lễ hội và những
nghi thức, trò chơi dân gian diễn ra trong lễ hội liên quan trực tiếp đến nhân vật
thờ tại di tích.

10


6.5. Đưa ra những định hướng phục vụ cho dự án bảo tồn, tôn tạo và
phát huy các giá trị di tích, cảnh quan thiên nhiên, mơi trường sinh thái của khu
di tích lịch sử văn hố Trần tại Nam Định, từ đó quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế – xã hội của tỉnh.
7. Kết cấu luận văn:
Luận văn dày 174 trang, trong đó phần mở đầu 8 trang, phần kết luận 4
trang, tài liệu tham khảo 6 trang, phụ lục 55 trang. Riêng phần nội dung chính
gồm 101 trang, được chia làm 3 chương:
Chương 1: Hành cung Tức Mặc – Thiên Trường, kinh đô thứ hai của
quốc gia Đại Việt thời Trần. Trong chương này, luận văn tập trung trình bày các
vấn đề về sự hình thành, phát triển mảnh đất con người Tức Mặc. Quy mô, diện
mạo của hành cung Tức Mặc khi nhà Trần xây dựng cũng như vị trí, vai trị của
hành cung Tức Mặc trong sự nghiệp của vương triều Trần.
Chương 2: Khu di tích Tức Mặc – Thiên Trường: lịch sử và hiện trạng
sẽ trình bày về lịch sử xây dựng, niên đại trùng tu, hiện trạng, sơ đồ bản vẽ kỹ

thuật, sơ đồ bài trí thờ tự và các lễ hội diễn ra tại khu di tích. Từ các mơ tả cụ thể
trên kết hợp với việc nêu khái quát thân thế, mối liên quan của nhân vật thờ đối
với khu di tích, lý giải ý nghĩa của việc thờ tự, ý nghĩa của các lễ hội để đưa ra
những nhận xét, những giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, kiến trúc nghệ thuật
của khu di tích.
Chương 3: Bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích Tức Mặc – Thiên
Trường sẽ đánh giá khái quát giá trị khu di tích và vai trị của khu di tích đối với
sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Từ đó đưa ra các phương án bảo tồn, tơn tạo
và phát huy giá trị các di tích Trần trên địa bàn tỉnh Nam Định nói chung, khu
vực trung tâm là đền Trần – chùa Phổ Minh nói riêng; các phương án quy hoạch
tổng thể cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái, quy hoạch đơ thị đã được
chính phủ phê duyệt.

11


Phụ lục 1: Tư liệu Hán – Nôm tại di tích. Tại phần này sẽ sao chép,
phiên âm, dịch nghĩa toàn bộ hệ thống văn bia, câu đối, đại tự hiện lưu giữ tại di
tích.
Phụ lục 2: ảnh tư liệu về hành cung Tức Mặc – Thiên Trường, từng hạng
mục di tích, về các cuộc khai quật khảo cổ học, lễ hội cùng các di vật tiêu biểu
của di tích.

12


Chương 1
Hành cung Tức Mặc – Thiên trường, kinh đô thứ hai của quốc gia
đại việt thời trần
1.1 Làng Tức Mặc, quê hương nhà Trần.

Nằm ở phía nam của đồng bằng châu thổ sông Hồng, làng Tức Mặc
thuộc phường Lộc Vượng là một trong những địa phương thuộc vùng đất cổ của
tỉnh Nam Định. Do điều kiện thuận lợi của nghề trồng lúa nước, nơi đây đã trở
thành một trung tâm nông nghiệp từ rất sớm. Cuốn Thần phả đền Khang Kiện
được viết năm Hồng Phúc thứ nhất(1572) đã nói đến việc gia đình ơng Phạm
Khang cùng các dịng họ về đây lập nghiệp dưới thời Hùng Vương. Thời kỳ Bắc
thuộc, tại đây đã diễn ra các cuộc khởi nghĩa của Phạm Thục Cơn, người đã
cùng cha mình chiêu mộ nhân dân ủng hộ cuộc kháng chiến của Hai Bà Trưng.
Sau Mã Viện đem quân sang đánh dẹp, bà đã tuẫn tiết cùng Hai Bà Trưng
[56];[6].
Thế kỷ thứ X, vùng đất Tức Mặc ngày nay nói riêng, Mỹ Lộc nói
chung là địa bàn hoạt động của sứ quân Trần Lãm. Nối tiếp chí hướng của Trần
Lãm, Đinh Bộ Lĩnh đã khéo léo kết hợp lực lượng của vùng Hoa Lư (Ninh
Bình) hiểm yếu với tiềm năng nhân lực, vật lực, giao thông của vùng đất này để
quy tụ sức mạnh, tiến hành công cuộc thống nhất đất nước. Điều dễ dàng nhận
thấy tại quanh khu vực này có nhiều dấu ấn liên quan đến các nhân vật lịch sử
nhà Đinh như Trần Lãm, Trần Dũng Lược… Như vậy trước khi nhà Trần lên
ngơi, vùng đất Thiên Trường nói chung, Tức Mặc nói riêng đã có một nền kinh
tế phát triển. Cuốn ngọc phả Đinh triều gia tướng hiện đang lưu giữ tại đình
thơn Đệ Tam – Mỹ Lộc cho biết: thân phụ của một gia tướng nhà Đinh tên là
Trần Dũng Lược lúc sinh thời có qua vùng đất này, thấy nơi đây dân cư thuần
phác, kinh tế no đủ nên định cư tại đấy. Sau này tướng nhà Đinh là Nguyễn Bặc

13


lại qua nơi này chiêu tập qn sĩ, tích cóp lương thực giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp
loạn 12 sứ quân.[18];[19]
Sang thời Lý, triều đình đã coi vùng nam đồng bằng sông Hồng là một
vựa lúa, lập hai hành cung để đơn đốc việc cày cấy đó là hành cung ứng Phong

và hành cung Lý Nhân. Cũng chính tại nơi đây đã là nơi xây dựng các cơng trình
văn hố lớn của đất nước lúc bấy giờ. Ngoài tháp Chương Sơn là mảnh đất
thiêng thường được vua Lý ghé thăm thì chùa Phổ Minh nơi đặt vạc Phổ Minh,
một cơng trình bằng đồng nặng ngàn quân. Cùng với tượng Phật chùa Quỳnh
Lâm, chng Quy Điền, tháp Báo Thiên thì vạc Phổ Minh là một trong tứ đại
khí của quốc gia Đại Việt. Từ đó có thể khẳng định Phổ Minh là một trong
những đại danh lam của nước ta từ lúc bấy giờ cũng như khẳng định vị thế quan
trọng của vùng đất Tức Mặc trong giai đoạn này. Căn cứ vào nhiều nguồn tài
liệu cho thấy phủ Thiên Trường xưa có tên là lộ Hải Thanh thời Lý. Sau đó sang
thời Trần, vua Trần Thái Tông đổi tên là Thiên Thanh. Năm 1262, vua Trần
Thánh Tông đổi tên Thiên Thanh thành lộ Thiên Trường.[56];[47:375]
Cuốn Trần thị gia huấn cũng cho biết tổ tiên nhà Trần ở châu Mân
(Trung Quốc) vượt biển đi về phương Nam để dựng cơ nghiệp. Khi đến vùng
Khang Kiện, thấy thế đất vòng vo kiểu thuỷ tinh phù mộc, mạch đi chữ càn liên
tiếp, cho là đất phát vương, bèn lập nhà tại đó, nối đời tích cóp âm cơng, sinh ra
người giỏi.[63]
Cũng nhờ những điều kiện về phát triển đó mà trong giai đoạn nhà Lý
bước vào thời kỳ suy thối thì dịng họ Trần ở đây bắt đầu hưng thịnh và nổi lên.
Năm 1209, cùng với sự kiện loạn Quách Bốc, Thái tử Sảm nhà Lý phải bỏ kinh
thành chạy về Hải ấp, lánh nạn trong gia đình Trần Lý thì cũng là lúc dịng họ
Trần bắt đầu bước lên vũ đài chính trị. “ Nhà Trần Lý nhờ nghề đánh cá nên
giàu, người quanh vùng theo về…Thái tử đã lấy con gái của Lý, trao tước Minh
tự, phong cho cậu người con gái ấy là Tô Trung Tự làm Điện tiền chỉ huy sứ.
Anh em họ Trần tập hợp hương binh để dẹp loạn, rước vua về kinh, khôi phục
14


chính thống. Trừng trị bọn Quách Bốc làm loạn, xử tội theo mức độ khác nhau
”[13:334]. Buổi đầu họ Trần tăng cường lực lượng ở hai mặt, một mặt mở rộng
sự khống chế, kiểm sốt ở những vùng đơng dân nhiều của ở hạ lưu sơng Hồng

và mặt khác tìm cách đưa người vào nắm các chức vụ chủ chốt trong triều đình.
Những Trần Lý, Trần Thừa, Trần Tự Khánh, Trần Thủ Độ…đều là tể tướng,
điện suý, ra sức củng cố quyền lực, khống chế triều đình rồi cuối cùng buộc Lý
Chiêu Hồng thối ngơi, nhà Trần thành lập.
Năm Quang Thuận thứ 7 (1466), vùng đất Tức Mặc thuộc Thừa tuyên
Thiên Trường, sau đó 3 năm đổi thành Thừa tuyên Sơn Nam. Đến năm Hồng
Đức thứ 21 (1490) đổi thành xứ Sơn Nam, đến thời Hồng Thuận (1509 - 1516)
đổi là Trấn. Dưới thời Lê Trung Hưng năm Cảnh Hưng thứ 2 (1741) chia làm
Sơn Nam hạ, Sơn Nam thượng. Tức Mặc thuộc Sơn Nam hạ. Năm Minh Mệnh
thứ 3 (1822), đổi trấn Sơn Nam hạ thành trấn Nam Định. Đến năm 1832 chính
thức đặt tỉnh Nam Định.
Trước năm 1945, Tức Mặc là một trong 8 xã thuộc tổng Đông Mặc,
huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định. Tháng 3 năm 1946, nhà nước bỏ cấp tổng đồng
thời lập các xã mới trên cơ sở sáp nhập một số xã cũ do đó xã Tức Mặc chuyển
thành thơn, hợp với thơn Vĩnh Trường thành xã Lộc Vượng. Năm 1947, xã Lộc
Vượng mở rộng diện tích sáp nhập thêm các thơn Hậu Bồi, La, Đơng Kính. Cho
đến nay, thực hiện Nghị định số 17/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2004 của
Chính phủ về việc chuyển xã Lộc Vượng thành phường Lộc Vượng trực thuộc
thành phố Nam Định. Phường Lộc Vượng hiện nay có 5 thơn làng là Tức Mặc,
Đơng Kính (Kênh), Vĩnh Trường, Thượng Lỗi, Bái.
Trải qua thời gian, mặc dù chia ra rồi lại sáp nhập vào nhiều xã, tổng,
huyện khác nhau nhưng theo người dân nơi đây, cương vực địa giới làng Tức
Mặc vẫn không thay đổi. Làng Tức Mặc hiện nay có vị trí địa lý là: phía đơng
giáp xã Lộc Hạ, phía nam giáp làng Vĩnh Trường, phía tây giáp làng Đơng Kính
(Kênh), phía Bắc giáp làng Hậu Bồi thuộc xã Mỹ Phúc. Hiện nay cả làng Tức
15


Mặc có khoảng 500 hộ dân với dân số khoảng 1200 người. Nghề nghiệp truyền
thống của các cư dân nơi đây là nông nghiệp và buôn bán nhỏ. Các nghề thủ

cơng được làm với quy mơ nhỏ lẻ, mang tính thời vụ.
Tại làng Tức Mặc có 3 ngơi đền, 1 ngơi chùa và 1 ngơi đình. Đình làng
Tức Mặc nằm tại vị trí trung tâm làng, là nơi thờ vị Đương cảnh thành hồng
Phạm Thục Cơn, người đã có cơng chiêu tập binh mã phò giúp Hai Bà Trưng
khởi nghĩa. Cịn các di tích cịn lại đều là những di tích liên quan đến các nhân
vật, sự kiện lịch sử nhà Trần.
1.2. Nhà Trần xây dựng hành cung trên quê hương Tức Mặc.
Là mảnh đất nằm sát cạnh thành phố Nam Định, cũng dáng bình dị đơn
sơ như nhiều vùng quê khác nhưng Tức Mặc lại mang một niềm tự hào riêng mà
khơng nơi nào có được. Vùng đất này xưa kia có tên là Tráng Kiện. Trước nhà
Trần có tên là Khang Kiện, khi vua Trần ở vùng này đổi ra xã Tức Mặc [56].
Nói đến phủ Thiên Trường thời Trần là nói đến một hệ thống các cung điện,
điền trang thái ấp trải rộng toàn bộ thành phố Nam Định ngày nay và cả khu vực
Lý Nhân, Hà Nam ngày nay. Cịn nói tới Tức Mặc là nói tới một làng quê gốc,
phát tích của vương triều Trần. Là nơi trung tâm, đầu não của phủ Thiên
Trường, nơi được xây dựng cung Trùng Quang để Thái Thượng hoàng nghỉ,
cung Trùng Hoa để các vua Trần tự quân mỗi lần về bái yết vua cha nghỉ ngơi
tại đó. Đây cũng là nơi ban định triều nghi, ra những quyết sách quan trọng cho
Đại Việt thế kỷ XIII-XIV, trở thành kinh đô thứ hai của nhà Trần. Trải qua thời
gian, tại Nam Định, vùng đất Thiên Trường nói chung, Tức Mặc nói riêng vẫn
cịn lưu giữ nhiều vết tích, các địa danh mang nhiều ý nghĩa lịch sử mà tên của
chúng vẫn không thay đổi mặc dù trải qua bao biến động thời gian.
Năm 1226, nhà Trần lên ngôi, làng Tức Mặc là quê hương gốc nên đặc
biệt được quan tâm. Năm 1239 nhà vua cho dựng cung điện ở đây để lấy chỗ đi
lại về chơi thăm. Công việc này được giao cho quan Nhập nội Thái phó Phùng
Tá Chu chỉ đạo thi công. Cuốn Trần thị gia huấn cho biết: “Năm thứ 8 niên hiệu
16


Thiên ứng chính bình, vua sai Phùng Tá Chu sửa gia từ ở đất Khang Kiện, mở

rộng thêm ra, phía đông dựng cung Thiên Trường kiểu cách như Thăng Long để
ở, phủ đệ của các Vương, Hầu cũng được xây dựng tu sửa. ”[63]
Ngay sau chiến thắng quân Nguyên Mông lần thứ nhất (1258), vua Trần
Thái Tông nhường ngôi cho con ở tuổi 41, mở đầu cho chế độ Thái Thượng
hoàng và vua Tự quân ở Việt Nam. Đây là một chính sách độc đáo nhằm kết
hợp kinh nghiệm trị nước của vua cha với việc đào tạo huấn luyện cho người kế
nghiệp. Chính vì vậy mà khi nhường ngơi nhưng quyền hành chính và những
quyết định quan trọng vẫn nằm trong tay vua cha. Chính sách này cũng là phịng
ngừa những người trong hồng tộc có thể tranh cướp ngơi của nhau.
Sau khi nhường ngơi, Thượng hồng Trần Thái Tông lập tức bắt tay vào
việc mở rộng hành cung Tức Mặc: “Tháng hai năm Nhâm Tuất (1262), Thượng
hoàng ngự đến hành cung Tức Mặc, ban tiệc lớn. Các hương lão từ 60 tuổi trở
lên được ban hai tư, đàn bà được hai tấm lụa đỏ. Đổi hương Tức Mặc thành phủ
Thiên Trường, cung gọi là Trùng Quang. Lại xây riêng một khu cung khác cho
vua nối ngôi ngự khi về chầu gọi là Trùng Hoa. Lại làm chùa phía tây cung
Trùng Quang gọi là chùa Phổ Minh. Từ đó về sau, các vua nhường ngôi đều
ngự ở cung này. Do đó đặt sắc dịch hai cung để hầu hạ, lại đặt quan lưu thủ để
trông coi”[14:33]. Phủ Thiên Trường bấy giờ là cả một vùng rộng lớn thuộc
miền hữu ngạn hạ lưu sông Hồng và một phần tả ngạn ở huyện Thư Trì, Thái
Bình [1:140], tương đương với thành phố Nam Định, các xã phía nam huyện Mỹ
Lộc, huyện Nam Trực (Nam Định) và vùng đất phía nam huyện Vũ Thư tỉnh
Thái Bình hiện nay. Tức Mặc với hai cung Trùng Quang, Trùng Hoa chính là
thủ phủ của đất Thiên Trường. Bao quanh hai cung Trùng Quang và Trùng Hoa
là các cung Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, Đệ Tứ, Lan Hoa, cùng các điền trang thái
âp dành cho các vương phi, cơng chúa và hồng thân quốc thích: “Sau gia miếu
thì khu Lộc Quý dành cho Trung Vũ vương Trần Thủ Độ, Bảo Lộc dành cho

17



Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, khu Thiên Bồi dành cho Chiêu Minh vương
Trần Quang Khải, tất cả đều đặt thành ấp thang mộc, dân tạo lệ”[63].

Phủ Thiên Trường được coi là một phủ quan trọng sau kinh đô Thăng Long. Theo quy định
nhà Trần, đứng đầu phủ Thiên Trường là chức An phủ sứ. Những viên quan đảm trách chức
vụ này phải là người đã từng qua trị nhậm ở các lộ khác, đủ lệ khảo duyệt thì mới được vào
làm An phủ sứ Thiên Trường. Đảm đương trọng trách ở Thiên Trường cũng là thử thách bước
đầu. Như vậy những người được giao trọng trách An phủ sứ Thiên Trường phải là người có
phẩm cách tốt, từng trải và có thực tài. Một trong những người tiêu biểu giữ chức vụ này là
Phí Trực. Ơng là người có tài xét xử, đã từng xử thành công vụ án Văn Khánh – kẻ cầm đầu
đảng nghịch, được Thượng hoàng Trần Anh Tơng rất khen ngợi. Vì thành tích đó, năm 1317,
Phí Trực được phong làm Thừa bộ lang trung kiêm giữ chức An phủ sứ Thiên Trường.

Đứng ở vị trí thứ hai sau kinh đơ Thăng Long, hành cung Thiên Trường
sớm trở thành một trung tâm văn hoá. Bao quanh cung điện còn làng Liễu Nha
trước kia là vườn liễu, làng Lựu Phố trước kia là vườn lựu, làng Phương Bơng là
nơi múa hát phục vụ cung đình, làng Văn Hưng là nơi bình văn thơ. Cuốn Trần
Thị gia huấn cho biết: “Làm nội cung để cho các hậu ở, làm nội khố để dự trữ
tiền lương…Phía sau cung ở bờ bắc sông Vĩnh lập cung Hoa Nha và đặt văn
miếu”[63]. Đặc biệt việc học hành thi cử trên đất Thiên Trường đã khởi sắc từ
khi vua Trần cho lập nhà học ở đây vào năm 1281. Cuốn Nam Định địa dư chí
18


của Nguyễn Ôn Ngọc viết : “Văn miếu của huyện Mỹ Lộc được xây từ thời Trần
Thái Tông tại bộ phận xã Hoa Nha nay là làng Liễu Nha, tạc tượng thánh và
tượng tiên hiền để vua thân hành đến lễ”[44]. Chính vì thế mà từ mảnh đất này
đã đào tạo và nuôi dưỡng nên những nhân tài kiệt xuất lúc bấy giờ như Trần
Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật…cùng những vị Trạng nguyên
tuổi trẻ tài cao như Nguyễn Hiền, Trần Đạo Tái…

Bên cạnh việc xây dựng các cơng trình đền đài, cung điện nhà Trần
cũng chú ý đến việc xây dựng một hệ thống giao thông thuỷ bộ thuận lợi bao
quanh khu vực Thiên Trường. Tức Mặc lúc bấy giờ là một vùng gần biển, có hệ
thống sơng ngịi chằng chịt. Ngồi hai con sơng lớn là sơng Hồng và sơng Đáy
nằm hai bên, cịn có một hệ thống các sông nhỏ đan xen như sông Vĩnh, sơng
Châu Giang, sơng Sắt. Từ kinh đơ Thăng Long có thể xi theo dịng sơng Nhị
(sơng Hồng), rẽ vào sơng Đại Hồng, sơng Vĩnh Tế là tới Tức Mặc [29:7]. ở đây
cũng cần phải nói rõ tầm quan trọng của con sông Vĩnh Giang (Vĩnh Tế) đối với
nhà Trần bấy giờ. Từ kênh Phụ Long, sông Vĩnh Giang chảy qua các cung Đệ
Nhị sang cung Đệ Nhất, cung Đệ Tam, làng Văn Hưng vòng qua Liễu Nha lên
cung Trùng Quang, Trùng Hoa rồi chảy tiếp qua chùa Phổ Minh, qua làng Hậu
Bồi, Phú ốc để cuối cùng đổ vào kênh Tiểu Cốc, nhập vào dịng An Tiêm. Dịng
sơng Vĩnh đã nối toàn bộ các cung điện, cùng hệ thống điền trang thái ấp của
các quan lại nhà Trần với nhau, trở thành con đường du ngoạn của vương phi
công tử nhà Trần. Cuốn An Nam chí lược của Lê Tắc đã tả về khung cảnh Thiên
Trường như sau: “ở đây, nước triều quanh thành, hoa cỏ bên bờ tươi tốt, mùi
hương xơng ngát, có những thuyền hoa trang hồng đẹp đẽ qua lại trên sông
như cảnh tiên vậy”[50:7]. Không chỉ có vậy, sơng Vĩnh Giang cịn là con
đường thuỷ chiến lược của nhà Trần. Nó khơng chỉ nối liền giữa Tức Mặc và
sơng Hồng mà cịn nối liền Tức Mặc với Trường Yên, ra cửa Đại An, vào khu
vực Thanh Hố, Nghệ An. Cũng chính từ vị trí quan trọng của con sông này mà
sau này nhà Trần đã cho đào một con kênh mới từ Phụ Long (thành phố Nam
Định), nơi bắt đầu của sông Vĩnh Giang, qua đất Vị Hồng để dịng sơng khơng
19


quanh co, rút ngắn đường đổ vào sông An Tiêm. Sự ra đời của con sơng Vị
Hồng (kênh sống Phụ Long) thời Trần là một việc mở rộng giao thông, cần
thiết cho chiến lược, tạo điều kiện cho sự phát triển của quân doanh Vị Hoàng
vào thế kỷ XVII-XVIII sau này.

Hiện nay, nhân dân phường Lộc Vượng vẫn còn lưu truyền về một con
sông nhỏ mang tên Hàm Rồng, bắt nguồn từ sơng Vĩnh Giang chảy theo hình
tay ngai nối liền khu vực Tức Mặc thành một vòng tròn khép kín. Vết tích của
dịng sơng này bây giờ là các thùng ruộng trũng sâu bắt đầu từ khu vực cánh
đồng Cửa Triều cách khu vực đền Trần về phía đơng khoảng 50m vòng lên làng
Liễu Nha (Mỹ Phúc) sang khu vực làng Đệ Tam (Mỹ Phúc) vòng về khu vực
Chùa Trắng (Bảo Lộc), lại tiếp tục sang làng Hậu Bồi, chảy qua cầu Quan Âm
thuộc chùa Phổ Minh rồi vòng về làng Tức Mặc. Trên cương vực dịng sơng
này, trong quá trình làm ruộng, canh tác, nhân dân địa phương đã đào thấy nhiều
mảnh sành, gạch ngói, đồng tiền mang niên đại Trần.
Kết quả thám sát khảo cổ ở bãi Hạ Lan năm 1995, một khu đất cách đền
Trần khoảng 500m về phía đơng, trên phạm vi của bờ sơng Vĩnh Giang xưa đã
tìm thấy nhiều gốm sứ, tiền đồng cổ có xuất xứ từ Trung Quốc như Thiên Thánh
nguyên bảo là tiền của triều vua Tống Nhân Tông (1028 - 1033); Chính Hồ
thơng bảo là tiền của triều vua Tống Huy Tơng (1111 - 1117)…Ngồi ra dấu vết
của các tầng văn hố có thể cho nhận xét bước đầu rằng vào thế kỷ XIII – XIV,
khu vực này không chỉ là nơi có chứa thóc gạo hoặc xay xát thóc gạo, mà cịn là
một bến đỗ trao đổi bn bán hàng hố giữa các địa phương và nước ngồi phục
vụ cho hành cung Thiên Trường mà đường thuỷ đóng vai trị quan trọng[24].
Ngồi ra, trong lần khai quật một hồ nước nằm sát cạnh đền Cố Trạch vào năm
2005 đã tìm thấy một loạt cột lim đường kính từ 15cm đến 25cm, dài khoảng
1,5m đến 2,5m được đóng theo chiều thẳng đứng. Theo ý kiến các nhà chun
mơn, có thể nơi đây xưa kia là một bến neo đậu thuyền.

20


Nhà Trần mất ngôi vào năm 1400. Trải qua thời gian cùng những biến
động lịch sử, những cung điện, công trình kiến trúc xưa kia đã hồn tồn bị chơn
vùi. Những gì cịn tồn tại cho đến ngày nay chỉ là những địa danh còn mang

nhiều ý nghĩa lịch sử như Kho Nhi, Nội Cung, Cửa Triều…cùng các lớp di vật
phong phú còn nằm trong long đất[7];[8];[9];[25];[26];[28];[60]. Các cuộc khai
quật khảo cổ học cho thấy khu vực đền Trần – chùa Tháp, nơi mà trước đây tồn
tại hai cung điện Trùng Quang và Trùng Hoa là khu đất cao nhất. Cách khu vực
trên chừng 200m về phía nam là vùng trũng, thuyền bè có thể đi lại dễ dàng. Tại
đền Thiên Trường đã tìm thấy một đường cống thốt nước ngầm, các ống cống
được nối với nhau thành nhiều đoạn ống, mỗi đoạn ống dài 34cm, đường kính
30 cm, có tạo gờ để ghép nối. Trong đợt đào thám sát năm 1976 ở độ sâu 0,30m
đã gặp một lớp nền móng trong đó có cả gạch bó kè cùng nhiều di vật như ngói,
gạch, đầu rồng, đầu phượng…mang phong cách nghệ thuật thời Trần. Đáng chú
ý là những viên gạch lát nền có kích thước vng (33cm x 33cm x 5cm) với
những hoa văn nổi, tinh tế chứa đựng những tư tưởng văn hố truyền thống. Đó
là loại gạch được nung ở nhiệt độ cao, màu sẫm. Xung quanh bốn góc là hoạ tiết
cánh sen kép, biểu tượng của Phật giáo, đến lượt thứ hai là hoạ tiết hoa chanh,
vòng tiếp theo là hình trịn, ở giữa có hình vng giống hình một đồng tiền cổ.
Rõ ràng thời Trần vẫn quan niệm trời trịn đất vng. Điều đáng chú ý là xung
quanh các hình vng đó, bao quanh bốn cạnh có bốn chữ thọ giống nhau, điều
đó có thể suy luận mong muốn cho cơ nghiệp nhà Trần trường thọ ngang với
trời đất. Ngay trong chính cung của đền Thiên Trường, bức đại tự ghi rõ :
“Thiên địa trường tồn”, thể hiện ước vọng của các thần dân và vương triều Trần
mong cơ nghiệp trường tồn. Đặc biệt đợt thám sát năm 2000 đã phát hiện khá
nhiều vật liệu xây dựng chưa nung hoặc đang nung dở dang, nhiều nhất là ngói
màn, ngói mũi hài. Điều đó chứng tỏ để phục vụ cho tốc độ và quy mô xây dựng
tại đây, người ta đã tổ chức sản xuất và nung các vật liệu này ngay tại chỗ.
Khơng chỉ có gạch ngói, trong lần khai quật đó cịn phát hiện nhiều đồ gia dụng
như bát, đĩa, thạp. Có những đáy bát còn ghi chữ: “Thiên Trường phủ chế”
21


(Làm tại phủ Thiên Trường). Ngoài ra trên một số viên gạch có đóng dấu: “Vĩnh

Ninh Trường”, đây là tên gọi của một đội qn lính ở Thanh Hố. Theo Phó
Giáo sư Đỗ Văn Ninh, những đội quân nhà Trần vừa đánh giặc, vừa sản xuất, do
đó việc xây dựng cung điện Thiên Trường đòi hỏi điều động nhiều lực lượng
quân lính, dân binh xây dựng[42].
Các kết quả khảo cổ học cùng những tư liệu đã trích dẫn có thể khẳng
định rằng Thiên Trường thời Trần không chỉ là đất phát tích, quê hương và đất
thang mộc của nhà Trần, mà trong lịch sử đã từng được coi như kinh đô thứ hai
của triều đại nhà Trần, nơi đầu não chính trị của Đại Việt, một trung tâm văn
hố lớn của cả nước. Mảnh đất địa linh nhân kiệt đã sản sinh ra dòng họ Trần và
nhà Trần, ngược lại chính các vua Trần và Thượng hồng nhà Trần đã làm cho
mảnh đất quê hương mình xứng đáng với tầm vóc của một đế kinh nổi tiếng
trong lịch sử. Bài thơ Hỗ giá Thiên Trường thi sự [59:88]đã mô tả quang cảnh
của vùng đất này như sau:
Đơng Kinh hình thắng cũng thiện phù
Cơ nghiệp hoằng khai vạn thế mô
Thuý lãng ngọc hồng sơn thuỷ quốc
Bính mơn kinh khuyết đế vương lô
Hải thành thổ cống bao cam quất
Thiên Thuộc quân trang vệ trục lô
Đại giá niên biên tuần cố trạch
Nhạc kỳ xun hậu tác tiền khu
(Hình thắng Đơng Kinh hệ ấn vàng
Mn năm cơ nghiệp mở huy hồng
Sơng xanh cầu ngọc miền sơn thuỷ
Cửa biếc cung vàng đất đế vương
22


Cam quýt ngon tươi dâng thổ sản
Thiên Thuộc thuyền cờ rực quân trang

Mỗi năm thánh giá về quê cũ
Thần núi sông đi trước dẫn đường)
1.3. Hành cung Tức Mặc – Thiên Trường trong sự nghiệp của
vương triều Trần.
Đại Việt sử ký tồn thư chép: “Kỷ Hợi, Thiên ứng Chính Bình năm thứ
8 (1239). Mùa xuân tháng giêng, lại cho Phùng Tá Chu chức Nhập nội Thái
phó. Sai về hương Tức Mặc xây dựng nhà cửa, cung điện”.[14:17]
Cơng trình nhà cửa, cung điện mà Phùng Tá Chu đã dành trọn phần cuối
cuộc đời để xây dựng không chỉ đơn thuần là nơi vua và hoàng tộc nghỉ chân
mỗi khi qua lại quê hương mà lịch sử đã chứng minh nó là căn cứ chiến lược về
nhiều mặt, nhất là khi có chiến tranh xảy ra. Căn cứ đó gồm có hai cung điện
Trùng Quang, Trùng Hoa là nơi ban định triều nghi ở trung tâm, bao quanh là
bốn hành cung Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, Đệ Tứ. Các cung này đều án ngữ các
con sơng Hồng Giang, Vĩnh Giang, Nhị Hà, Vị Hồng như một vành đai bảo vệ
phía ngồi cho hai cung điện. Khơng chỉ có vậy, một loạt điền trang thái ấp của
thân vương quý tộc Trần được đóng ở những vị trí xung yếu, sẵn sàng tiếp ứng
khu vực hai cung điện khi có cần
Thời nhà Trần, mối đoàn kết trong nội tộc đặc biệt được coi trọng. Vua
Trần Thánh Tơng từng nói : “Thiên hạ này là thiên hạ của tổ tông, người giữ cơ
nghiệp của tổ tông phải cùng hưởng phú quý với anh em trong họ. Tuy bên
ngồi có một người ở ngơi tơn, được cả thiên hạ phụng sự, nhưng bên trong thì
ta với các khanh là anh em ruột thịt, lo thì cùng lo, vui thì cùng vui. Các khanh
nên truyền những lời này cho con cháu để chúng đừng bao giờ qn, thì lúc đó
là phúc mn năm của tơng miếu xã tắc”[14:37]. Chính vì vậy mà thời Trần,
ngồi qn đội thường trực đặt dưới quyền cai quản trực tiếp của triều đình, các
23


vương hầu quý tộc đều có lực lượng vũ trang riêng cả. Lúc thường thì đấy là lực
lượng bảo vệ phủ đệ, phát triển sản xuất, là nơi tích trữ lương thực, dự trữ sức

người nhưng khi có chiến tranh, số thân binh có thể tăng lên và trở thành một bộ
phận quan trọng trong toàn bộ lực lượng vũ trang tham gia cuộc kháng chiến.
Trong ba lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông các đội quân này đều lập
được những chiến công xuất sắc. Sử gia Ngô Sĩ Liên cho biết thêm: “Theo quy
chế nhà Trần, các vương hầu ở phủ đệ của mình, khi chầu hầu thì đến kinh đơ,
xong việc thì lại về phủ đệ. Như Quốc Tuấn ở Vạn Kiếp, Thủ Độ ở Quắc Hương,
Quốc Chẩn ở Chí Linh đều thế cả… Vả lại, như năm Đinh Tỵ đời Nguyên
Phong(1257), giặc Nguyên sang cướp, các vương hầu cũng đem gia đồng và
hương binh thổ hào làm quân cần vương”[14:32]. Điều dễ dàng nhận thấy là các
thái ấp của các thân vương quý tộc đều được bố trí phía nam Thăng Long. Trong
số các thái ấp phía nam Thăng Long thì thái ấp trên trục đường nước Thăng
Long – Thiên Trường là đậm đặc nhất. Điều này thể hiện nhà Trần rất chú trọng
bảo vệ con đường Bắc – Nam nối hai trung tâm chính trị lớn nhất nước bấy giờ:
Thăng Long – Thiên Trường[4:124]. Ngoài ra, quanh khu vực Thiên Trường
những người sở hữu hệ thống điền trang thái ấp đều là những người trong tôn
thất mà khơng có người ngoại tộc như: thái ấp A Sào, Bảo Lộc thuộc quyền sở
hữu của hai cha con Trần Liễu, Trần Hưng Đạo; thái ấp Lựu Phố, Lộc Quý
thuộc quyền của Trần Thủ Độ; thái ấp Cao Đài, Hậu Bồi thuộc Trần Quang
Khải…Điều đó khơng chỉ làm tăng thêm tính cộng đồng trách nhiệm, tạo nên
sức mạnh đồn kết nội tộc mà còn biến Thiên Trường trở thành một lãnh địa
tuyệt đối an toàn, tin cậy mỗi khi nước nhà có biến.
Đầu năm 1258, đại qn Mơng Cổ vượt qua biên giới, tấn công vào
nước ta. Trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất này, hành cung Tức Mặc trở thành
một hậu cứ lợi hại của quân đội nhà Trần. Để giúp cho quan quân triều đình yên
tâm đánh giặc, Linh Từ Quốc mẫu Trần Thị Dung là phu nhân Thống quốc Thái
sư Trần Thủ Độ đã đưa Thái tử cùng vợ con của quan tướng, hồng thân quốc
thích về lánh nạn ở Tức Mặc. Không chỉ chăm lo việc chăm sóc hồng tộc, Linh
24



Từ Quốc Mẫu còn đi thu thập tất cả những vũ khí cịn cất giấu trong các thuyền
lánh nạn để gửi ra cho quân đội nhà Trần trực tiếp chiến đấu.[43:226].
Sau khi chiến thắng quân Nguyên Mông lần thứ nhất, nhà Trần lại càng
chú ý đến việc xây dựng nơi đây trở thành một quân doanh để phòng bị. Quân
doanh đó đóng dọc theo các con sơng nhỏ nối ra sông Hồng. Trong cuộc kháng
chiến lần thứ hai (1285), quân triều đình quyết định rút lui từ Thăng Long về
vùng Thiên Trường, Trường Yên. Từ Thăng Long, Thoát Hoan huy động đại
quân đánh xuống Thiên Trường. Quân Toa Đô ở Thanh Hố cũng được lệnh tiến
cơng ra Trường n. Qn thù tập trung binh lực, tạo thành hai gọng kìm hịng
tiêu diệt qn ta. Nhưng Trần Quốc Tuấn đã có cuộc hành quân đầy mưu trí để
đánh lạc hướng kẻ thù, thoát khỏi thế bao vây. Từ Thiên Trường, một bộ phận
quân ta rút về các lộ Đông – Bắc (Hải Phòng – Quảng Ninh) để dử quân địch
đuổi theo rồi chờ khi đạo quân Toa Đô vượt ra Thanh Hố tiến vào Trường n
thì quay vào chiếm Thanh Hố làm hậu cứ. Toa Đô vừa vất vả tiến ra Trường
Yên lại được lệnh đánh vào Thanh Hoá. Đến đây, âm mưu của địch bao vây tiêu
diệt quân chủ lực và bộ máy đầu não kháng chiến của ta bị thất bại hoàn toàn.
Rõ ràng bộ máy đầu não kháng chiến của quân Trần đóng tại Thiên Trường,
quân đội chủ lực cũng đóng tại đây. Chỉ tiếc rằng đến nay vị trí cụ thể của qn
doanh đó vẫn chưa thể xác định.
Bên cạnh việc bố trí các phịng tuyến, giao thơng thuận lợi, nhà Trần cịn
tạo lập hai kho lương quan trọng đảm bảo gìn giữ cung cấp đủ lương thực cho
quân lính khi cần. Kho lương A Sào (Thái Bình) khơng chỉ toạ lạc tại một vùng
có đất đai phì nhiêu mà cịn là nơi tiếp giáp của hai con sơng quan trọng là sơng
Luộc và sơng Hố. Từ đây có thể ngược sơng Luộc lên cửa Hải Thị gặp sông
Hồng từ kinh đô Thăng Long chảy qua phủ Thiên Trường rồi ra cửa biển Giao
Hải. Vùng A Sào ở vào vị trí xung yếu như vậy nên được nhà Trần hết sức quan
tâm. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ 3 (1288), kho
lương A Sào đã đóng một vai trị quan trọng đối với chiến trường phía bắc như
25



×