Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

(Luận văn thạc sĩ) phát triển ngành nuôi trồng thủy sản khu vực thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
------------------------------------------

NGUYỄN VŨ THU LAN

PHÁT TRIỂN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
KHU VỰC THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH
TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN VŨ THU LAN

PHÁT TRIỂN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
KHU VỰC THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH
TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: 8900201.01QTD

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Trần Yêm

ii




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu do cá nhân tơi thực
hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần Yêm, không sao chép các
cơng trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng
được công bố ở bất kì một cơng trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, được
trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.

Tác giả

Nguyễn Vũ Thu Lan

iiii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này tôi đã
nhận được sự giúp đỡ tận tình của rất nhiều thầy cơ, cá nhân, các cơ quan và các
tổ chức. Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô, cá
nhân, các cơ quan và tổ chức đã quan tâm giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tơi
hồn thành luận văn này.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Yêm đã trực tiếp hướng
dẫn và tận tình giúp đỡ, động viên tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn
thành đề tài này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm, các thầy cô giáo trong Khoa
Các khoa học liên ngành – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi,
giúp đỡ tôi trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này.

Tơi xin chân thành cảm ơn Đài khí tượng thủy văn Việt Bắc, Chi cục
thống kê tỉnh Quảng Ninh, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ninh, UBND thị xã
Quảng Yên, Phòng NN&PTNT thị xã Quảng Yên đã cung cấp số liệu, tư liệu.
Xin gửi lời cảm ơn các hộ dân tại thị xã Quảng Yên đã nhiệt tình giúp đỡ tơi
trong q trình điều tra thực tế, thu thập số liệu để hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn những người thân, bạn bè và gia đình đã chia
sẻ cùng tơi những khó khăn, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi học
tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả

Nguyễn Vũ Thu Lan

iv

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... iv
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................. v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................... viii

DANH MỤC HÌNH ẢNH .................................................................................. vii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................ 4
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan ....................................... 4
1.2. Cơ sở lý luận về phát triển nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí
hậu ......................................................................................................................... 9
1.3. Cơ sở thực tiễn của nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu ... 25
1.3.1. Tình hình nơi trồng thủy sản trên thế giới................................................. 25
1.3.2. Tình hình ni trồng thủy sản tại Việt Nam ............................................. 26
1.3.3. Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Ninh ..................... 27
1.4. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu .......... 28
1.4.1. Vị trí địa lý ................................................................................................ 28
1.4.2. Đặc điểm tự nhiên ..................................................................................... 29
1.4.3. Tài nguyên thiên nhiên phục vụ nuôi trồng thủy sản ................................ 31
1.4.4. Hiện trạng kinh tế - xã hội......................................................................... 31
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 33
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 33
2.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 33
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 33
2.4. Cách tiếp cận ................................................................................................ 34
2.5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 35
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 38
3.1. Hiện trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tại thị xã Quảng Yên .................. 38
v

iii


3.1.1. Quy mô nuôi trồng thủy sản tại thị xã Quảng Yên ................................... 38

3.1.2. Hiện trạng tổ chức sản xuất nuôi trồng thủy sản tại thị xã Quảng Yên .... 49
3.1.3. Đánh giá hiệu quả phát triển nuôi trồng thủy sản tại thị xã Quảng Yên... 62
3.2. Hiện trạng biến đổi khí hậu tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh .......... 64
3.2.1. Hiện trạng biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Ninh trong những năm gần đây
............................................................................................................................. 64
3.2.2. Kịch bản biến đổi khí hậu khu vực thị xã Quảng Yên .............................. 68
3.3. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển ni trồng thủy sản
tại thị xã Quảng Yên............................................................................................ 71
3.3.1. Các tác động của biến đổi khí hậu đến ni trồng thủy sản tại thị xã
Quảng Yên........................................................................................................... 72
3.3.2. Đánh giá của người dân về các tác động của biến đổi khí hậu đến ni
trồng thủy sản ...................................................................................................... 76
3.4. Giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tại thị xã Quảng Yên trong bối cảnh
biến đổi khí hậu ................................................................................................... 77
3.4.1. Dự báo tác động của kịch bản biến đổi khí hậu đến ni trồng thủy sản tại
thị xã Quảng Yên................................................................................................. 77
3.4.2. Năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu tại thị xã Quảng Yên .................. 78
3.4.3. Giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu
tại thị xã Quảng Yên............................................................................................ 83
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 95
PHỤ LỤC………………………………………………………………………97

viiv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH

: Biến đổi khí hậu


ĐVT

: Đơn vị tính

IMHEN

: Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường

IPCC

: The Intergoverment Panel on Climate Change

KTTS

: Khai thác thủy sản

KT-XH

: Kinh tế - xã hội

NĐ-CP

: Nghị định Chính phủ

NN&PTNT

: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

NTTS


: Nuôi trồng thủy sản

TB

: Trung bình

TX

: Thị xã

PCTT&TKCN

: Phịng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn

vii

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Mối quan hệ các ngành trong ngành thủy sản .................................... 17
Bảng 1.2. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu nuôi trồng thuỷ sản ............................ 27
Bảng 3.1. Diện tích và sản lượng ni trồng thủy sản ........................................ 38
Bảng 3.2. Diện tích và sản lượng ni trồng thủy sản nước mặn, lợ.................. 41
Bảng 3.3. Diện tích, sản lựợng và năng suất NTTS mặn, lợ theo đối tựợng tỉnh
Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2015 ..................................................................... 44
Bảng 3.4. Diện tích và sản lượng ni trồng thủy sản nước ngọt TX Quảng Yên
giai đoạn .............................................................................................................. 47

Bảng 3.5. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (ºC) so với thời kỳ 1980 ÷ 1999
theo kịch bản phát thải trung bình (B2) của TX Quảng Yên .............................. 68
Bảng 3.6. Nhiệt độ TB của TX Quảng Yên từ năm 2020 - 2100 (ºC) so với thời
kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) ..................................... 69
Bảng 3.7. Mức thay đổi lượng mưa so với thời kỳ 1980 ÷ 1999 theo kịch bản
phát thải trung bình (B2) địa bàn tỉnh TX Quảng Yên ....................................... 69
Bảng 3.8. Lượng mưa TB của TX Quảng Yên từ năm 2020 ÷ 2100 so với thời
kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) ..................................... 70
Bảng 3.9. Mực NBD so với thời kỳ 1980 ÷ 1999 theo kịch bản phát thải trung
bình (B2) khu vực TX Quảng Yên ...................................................................... 71
Bảng 3.10. Sự thay đổi diện tích NTTS của TX Quảng Yên giai đoạn 20052017 ..................................................................................................................... 73
Bảng 3.11. Sự thay đổi sản lượng NTTS của TX Quảng Yên giai đoạn 20052017 ..................................................................................................................... 75
Bảng 3.12. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của thủy tai đối với nuôi
trồng thủy hải sản của hộ gia đình giai đoạn 2008 – 2013 ................................. 76

viiivi


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1. Mối liên kết giữa dọc giữa các chủ thể trong ngành nuôi trồng thủy
sản ........................................................................................................................ 22
Hình 2.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu................................................................... 34
Hình 3.1. Năng suất nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2005- 2017 ......................... 39
Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện năng suất ni trồng thủy sản nước mặn, lợ của TX
Quảng Yên giai đoạn 2003-2017 ........................................................................ 42
Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện năng suất NTTS nước ngọt TX Quảng Yên giai đoạn
2001-2017............................................................................................................ 48
Hình 3.4. Vùng nuôi tôm thâm canh tập trung tại phường Hà An (TX Quảng
Yên) đầu tư hạ tầng đồng bộ ............................................................................... 50

Hình 3.5. Hà sú ni theo hình thức treo dây mang lại hiệu quả kinh tế cao ..... 55
Hình 3.6. Mơ hình hi hàu ni sơng ............................................................... 57
Hình 3.7. Đầm nuôi cá vược của nông dân tại xã Tiền Phong ........................... 58
Hình 3.8. Mơ hình ni cá song chấm nâu tại các xã vùng Đơng n Hưng .... 60
Hình 3.9. Mơ hình ni cá bống tượng tại phường Hà An ................................. 62
Hình 3.10. Về nguy cơ ngập khu vực tỉnh Quảng Ninh ứng với kịch bản nước
biển dâng 60 CM ................................................................................................. 66
Hình 3.11. Về nguy cơ ngập khu vực tỉnh Quảng Ninh ứng với kịch bản nước
biển dâng 70 CM ................................................................................................. 67
Hình 3.12. Về nguy cơ ngập khu vực tỉnh Quảng Ninh ứng với kịch bản nước
biển dâng 80 CM ................................................................................................. 67
Hình 3.13. Mơ hình ảnh hưởng của BĐKH đến NTTS ...................................... 72

ixvii


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Quảng Ninh có bờ biển dài 250 km, diện tích vùng biển trên 6.000 km², có
trên 43.000 ha rừng ngập mặn, chương bãi và bãi triều có điều kiện phát triển
ni các lồi thủy đặc sản. Trong giai đoạn 2010-2018, ngành thủy sản Quảng
Ninh đã đạt được những kết quả nhất định. Sản lượng và giá trị sản xuất thủy
sản đã tăng liên tục, các sản phẩm thủy sản phong phú cung cấp cho nhu cầu
tiêu dùng nội địa và xuất khẩu; nhiều sản phẩm là đặc sản đáp ứng nhu cầu
khách du lịch trong và ngoài nước. Đến năm 2018, tổng sản lượng thủy sản đạt
121.216 tấn, trong đó sản lượng ni trồng thủy sản (NTTS) đạt 49.253 tấn, sản
lượng khai thác thủy sản (KTTS) đạt 61.139 tấn; tổng giá trị sản xuất thủy sản
(theo giá so sánh 2015) đạt 4.238 tỷ đồng, đóng góp gần 50% GDP trong khối
nơng, lâm, ngư nghiệp; tạo việc làm và thu nhập cho khoảng trên 59.000 lao
động, tốc độ tăng trưởng giải quyết việc làm của lao động thủy sản hiện nay đạt

khoảng 4,4%/năm [19]. Tuy nhiên, những kết quả đạt được nêu trên chưa tương
xứng với tiềm năng của ngành. Phát triển thủy sản còn gặp một số tồn tại, hạn
chế như năng suất NTTS còn thấp, sản xuất giống thủy sản chưa đáp ứng được
nhu cầu, KTTS chủ yếu tập trung ở khu vực ven bờ, kết cấu hạ tầng vùng nuôi
trồng, dịch vụ hậu cần nghề cá còn hạn chế, chưa đồng bộ, nguồn vốn ngân sách
hỗ trợ đầu tư trực tiếp cho thủy sản thấp; nguồn nhân lực chất lượng cao trong
ngành thủy sản của tỉnh còn thiếu,.... Đặc biệt trong những năm gần đây ngành
thủy sản của tỉnh cũng đang phải đối mặt với khơng ít thách thức liên quan tới
những rủi ro về môi trường, thị trường, thiên tai; tác động của BĐKH và quá
trình phát triển kinh tế xã hội, q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa.
Quảng Yên là thị xã (TX) ven biển, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng
Ninh, có diện tích tự nhiên: 31.919,34 ha. Hoạt động kinh tế của TX Quảng Yên
chủ yếu là nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và sản xuất nông nghiệp. Năm 2018,
tổng sản lượng thủy sản trên địa bàn thị xã đạt 26.244 tấn, chiếm 21,7% tổng
sản lượng thủy sản toàn tỉnh. Giá trị sản xuất thủy sản năm 2018 đạt 828 tỷ đồng
và chiếm 43,8% giá trị sản xuất ngành nơng nghiệp tồn huyện [19].
1


Trong những năm gần đây hoạt động nuôi trồng thủy sản của TX Quảng
Yên có nhiều biến động, sản lượng khai thác không ổn định. Hoạt động nuôi
trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thời tiết cực đoan, tác
động của BĐKH. Theo số liệu thống kê trong nhưng năm gần đây khu vực TX
Quảng Yên thường xuyên xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan, nhiệt độ
tăng, lũ diễn biến thất thường, mưa lớn kéo dài, triều cường và xâm nhập mặn.
Tác động của BĐKH đến việc phát triển NTTS rất rõ nét, ảnh hưởng đến nguồn
giống, phá hỏng khu nuôi trồng thủy sản, phá hỏng tàu thuyền đánh bắt của
người dân gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế. Do đó, việc thực hiện đề tài
nghiên cứu “Phát triển ngành nuôi trồng thủy sản khu vực thị xã Quảng Yên,
tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh biến đổi khí hậu” có tính thời sự và cấp thiết.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích, đánh giá tình hình ni trồng thủy sản của Thị xã Quảng n
trong bối cảnh BĐKH, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển NTTS thích ứng
với BĐKH.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu thập, xử lý số liệu, tài liệu có liên quan.
- Tổng hợp cơ sở lý luận về BĐKH và NTTS.
- Xác định phương pháp nghiên cứu và triển khai phương pháp nghiên cứu.
- Phân tích hiện trạng phát triển NTTS của TX giai đoạn 2000 - 2017.
- Tổng hợp và phân tích hiện trạng BĐKH trên địa bàn TX Quảng Yên.
- Đánh giá tác động của BĐKH đến NTTS thơng qua diện tích, năng suất, sản
lượng NTTS tại TX Quảng Yên.
- Đề xuất các giải pháp phát triển NTTS trong bối cảnh BĐKH.
4. Những đóng góp của đề tài
Luận văn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong việc phân tích ảnh hưởng
của BĐKH đến hoạt động NTTS khu vực TX Quảng Yên. Dựa vào kết quả
nghiên cứu, luận văn cũng đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH cho
NTTS tại TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh góp phần đảm bảo sản xuất hiệu quả
và bền vững. Kết quả của luận án cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc
2


hoạch định các định hướng chiến lược và quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy
sản bền vững trong chế độ khí hậu mới, hỗ trợ quản lý các mục tiêu phát triển
dài hạn và chỉ đạo sản xuất của địa phương.
5. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phần nội
dung nghiên cứu của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Theo Ủy ban Kinh tế vùng Châu Mỹ La tinh và Caribe (ECLAC, 2011) về
tác động của BĐKH lên lĩnh vực nông nghiệp Guyana, mô hình kinh tế lượng đã
được áp dụng để lượng hóa mối quan hệ giữa BĐKH và NTTS. Trong mơ hình,
nhóm tác giả đã xây dựng được mối quan hệ về sự phụ thuộc của sản lượng hải
sản (bao gồm cả khai thác và NTTS trên biển) với các yếu tố như giá hải sản
xuất khẩu, nhiệt độ bề mặt nước biển và lượng mưa năm theo 3 kịch bản BĐKH
đến năm 2050 của IPCC xây dựng [6]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, các tác
giả đã không xem xét đồng thời tác động của các yếu tố kỹ thuật (công nghệ
ni, sử dụng con giống, thức ăn, hóa chất,...) đến sản lượng thủy sản, cũng như
tần suất và cường độ các cơn bão, lũ lụt hoặc hạn hán có thể xảy ra trong cả thời
kỳ nghiên cứu nên kết quả mơ hình cần được xem xét thêm. Tuy nhiên, đây là
một hướng nghiên cứu tiềm năng cần được xem xét, chỉnh lý và phát triển để áp
dụng vào việc lượng hóa các tác động của BĐKH đến NTTS tại TX Quảng Yên
trong nghiên cứu của luận văn này. Đến nay, mặc dù hiện tượng BĐKH toàn cầu
do con người gây ra đã được thừa nhận, nhưng từ phương diện nghiên cứu khoa
học, thơng tin liên quan đến BĐKH cịn chứa nhiều yếu tố không chắc chắn.
Nghiên cứu tổng quan của De Silva và Soto (2009), De Silva (2012), Cochrane
et al. (2009), Badjeck et al. (2010) [10] về tác động tiềm tàng của BĐKH đến
ngành thủy sản cho thấy các nghiên cứu tác động BĐKH trong ngành thủy sản
đều chứa đựng yếu tố khơng chắc chắn, thường dựa trên các tính chất đặc thù
của giống loài thủy sản và mối tương quan với mơi trường tự nhiên để phán
đốn. Đây là những điểm cần lưu ý khi thực hiện đánh giá tác động của BĐKH

đến hoạt động NTTS khu vực TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Trên thế giới, nghiên cứu tác động của khí hậu, thời tiết đến hoạt động
NTTS đã được quan tâm từ khá lâu nhưng nghiên cứu về mối quan hệ, đặc biệt
là tính dễ bị tổn thương do BĐKH đối với hoạt động NNTS vẫn còn ở mức hạn
4


chế. W. Neil Adger, Trung tâm nghiên cứu Kinh tế - xã hội về mơi trường tồn
cầu - Đại học East Anglia Vương quốc Anh, là một trong các nhà khoa học
nghiên cứu sâu về tác động của BĐKH đến hoạt động NNTS. Năm 1999, ông
đăng tải nghiên cứu về tác động do BĐKH đến các hình thức NTTS, bước đầu
tài liệu này đã đưa ra cách tiếp cận trong đánh giá BĐKH và có khả năng áp
dụng trên quy mơ tồn cầu [33].
CARE là tổ chức đã hướng đến sử dụng đánh giá tính dễ bị tổn thương và
năng lực trong bối cảnh BĐKH. Năm 2007, CARE xây dựng khung đánh giá sử
dụng trong an ninh sinh kế hộ NTTS. Trong khung đánh giá này, CARE tiếp cận
theo hướng thích ứng BĐKH nhằm giảm thiểu tính dễ bị tổn thương trong các
hoạt động khai thác và NTTS.
Năm 2009, Edward H. Alisson và các cộng sự đã đưa ra tính dễ bị tổn
thương của kinh tế nhà nước do tác động của BĐKH trong ngành thuỷ sản. Tài
liệu này đã so sánh tính dễ bị tổn thương của các nền kinh tế trước tác động tiềm
tàng của BĐKH trên ngành khai thác thuỷ sản của họ. Ơng đã phân tích tính dễ
bị tổn thương dựa trên phân tích tác động tiềm tàng (Potental Impacts) của
BĐKH bao gồm mức độ tác động (Exposure), tính nhạy cảm (Sensitivity) và
năng lực thích ứng (Adaptive Capacity). Tuy nhiên, trong báo cáo này Alisson
và cộng sự chỉ mới sử dụng khung đánh giá tập trung vào đánh giá sinh kế nói
chung chưa có đánh giá cụ thể cho từng hoạt động NTTS.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Trong bối cảnh BĐKH ngày càng rõ rệt như hiện nay, Việt Nam đã và đang
tích cực chống lại BĐKH với các hoạt động, dự án trên nhiều lĩnh vực khác

nhau như: nông nghiệp, giao thông, thủy lợi với nhiều cơ quan chuyên môn
cũng như các tổ chức quốc tế nghiên cứu và triển khai trong những năm qua.
Năm 1996, lần đầu tiên Tom G và cộng sự [7] đã nghiên cứu về tính diễn
biến thủy triều của đới bờ Việt Nam do sự gia tăng mực nước biển và BĐKH, đã
chỉ ra khả năng rủi ro cao cho khoảng 17 triệu dân khu vực đồng bằng ven biển.
Theo báo cáo “Phân tích tác động của BĐKH đến nơng nghiệp Việt Nam đề
xuất các biện pháp thích ứng và chính sách giảm thiểu” trong dự án tăng cường
5


năng lực BĐKH cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [7], cũng đã đưa
ra nhưng kết quả nghiên cứu về thiệt hại của lĩnh vực nông nghiệp trước thiên
tai trong giai đoạn thập niên 90 và 2000; đưa ra cảnh báo về sự giảm năng suất
của cây trồng; mất đất do nước biển dâng.
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường [7] đã nghiên cứu và
xây dựng hướng dẫn “Đánh giá tác động của BĐKH và xác định các giải pháp
thích ứng” nhằm phục vụ cho công tác xây dựng kế hoạch hành động của các
Bộ, ngành địa phương với BĐKH. Hướng dẫn sử dụng cách tiếp cận như sau:
- Đánh giá tác động của BĐKH ở thời điểm hiện tại sau đó đánh giá tác
động trong tương lai dựa vào các kịch bản kết hợp với điều kiện kinh tế, xã hội,
môi trường;
- Đánh giá tác động của BĐKH theo ngành, vùng địa lý, ranh giới hệ sinh
thái…
Tổ chức CARE International nghiên cứu sự thích ứng với BĐKH dựa vào
cộng đồng trong đó đề cập tới tác động của BĐKH tới an ninh lương thực và thu
nhập của người dân, nước sinh hoạt, sức khỏe và di dân. Nghiên cứu cho thấy
người nghèo và người dân vùng ven biển bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nghiên cứu
ở Thanh Hóa cho thấy các hiện tượng thời tiết cực đoan: hạn hán, ngập lụt, thay
đổi mùa đã tác động tới sản xuất nơng nghiệp làm cho thiếu đói, gia cầm, khai
thác thủy sản bị ảnh hưởng (Morten Fauerby Thomsen, 2010).

Ngồi ra Tổng cục Mơi trường Việt Nam – Bộ Tài ngun Mơi trường, cũng
đã có nhiều đề án nghiên cứu về BĐKH tại tỉnh Quảng Ninh. Ví dụ, dự án
“Nghiên cứu đánh giá tác động BĐKH mức độ thiệt hại đến hoạt động sản xuất
nông, lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất địa bàn tỉnh Quảng Ninh” đã đưa ra
được mức độ ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp và thay đổi sử dụng đất trong bối cảnh BĐKH cũng như kế hoạch ứng phó
của tỉnh trước những nguy cơ tác động này. Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu đánh
giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại khu
vực đảo Hà Nam, TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh” của Lương Thị Thu Huệ
(2014) [9], đã chỉ ra được các biểu hiện và xu hướng của BĐKH trong vòng 15
6


năm qua tại đảo Hà Nam - một địa điểm nhạy cảm với BĐKH thuộc địa bàn TX
Quảng Yên. Luận văn đã đánh giá được những tác động của BĐKH đến cộng
đồng địa phương tại khu vực đảo Hà Nam, đồng thời xem xét những hệ lụy của
các tác động này đến quá trình thực hiện phát triển bền vững và kinh tế xanh theo
chiến lược của tỉnh.
Hiện nay, có nhiều nghiên cứu về NTTS, nội dung đa phần là đánh giá về
thực trạng NTTS, phân tích yếu tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cụ thể:
Nguyễn Tài Phúc (2005) với “Nghiên cứu phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng
đầm phá ven biển Thừa Thiên Huế” [15], đã đánh giá thực trạng về hệ thống tổ
chức quản lý nuôi trồng vùng đầm phá ven biển Thừa Thiên Huế giai đoạn
1998-2004; trọng tâm là nuôi tôm, tác giả dùng phương pháp phân tích hàm sản
xuất để phân tích lượng hóa ảnh hưởng các yếu tố đầu vào với năng suất tơm,
đánh giá được hiệu quả ni trồng theo mơ hình thâm canh và bán thâm canh.
Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm phát triển NTTS của vùng đầm phá ven biển
Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu chỉ phân tích 1 loại sản phẩm là tôm trong khi ở
các vùng ven biển khác lại có sự phát triển đa dạng các lồi khác như ngao, cá.
Nguyễn Thị Quỳnh Anh (2014), luận án “Giải pháp kinh tế và quản lý môi

trường cho phát triển ni trồng thuỷ sản các huyện phía nam Thành phố Hà
Nội” [2], đã phân tích, đánh giá kết quả phát triển NTTS giai đoạn 2009 – 2011,
với nuôi cá ưu thế, những ảnh hưởng của sự phát triển này đến các thành phần
mơi trường, nhằm đề xuất hồn thiện hệ thống các giải pháp về kinh tế và quản
lý môi trường nhằm thức đẩy NTTS phát triển ổn định hơn nữa. Đặng Thị Hoa
(2014) cho rằng biến đổi khí hậu làm năng suất thủy sản giảm sút, chết hàng
loạt, nguồn lợi hải sản suy giảm, rạt ra xa bờ, gây thiệt hại lớn cho ngành thủy
sản. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng muốn giảm tác động của biến đổi khí hậu cần
nâng cấp, gia cố các khu NTTS vững chắc hơn, thay đổi kỹ thuật nuôi trồng.
Nguyễn Thanh Long (2015) kết luận nuôi tôm thẻ chân trắng là một trong
những mơ hình ni thủy sản quan trọng ở vùng ven biển tỉnh Cà Mau và lợi
nhuận thu được là rất cao nhưng chi phí là đầu tư lớn, đặc biệt là chi phí thức ăn,
cơ sở hạ tầng, dịch bệnh nhiều. Nguyễn Thị Thanh Hương (2016) [11] chỉ ra
7


phát triển NTTS của các hộ nông dân đang gặp các khó khăn, thách thức như
thiếu quy hoạch chi tiết vùng nuôi, rủi ro dịch bệnh cao, thị trường khổng ổn
định. Lê Kim Long (2017) trong nghiên cứu “Hiệu quả sản xuất của các hộ nuôi
thâm canh tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Phú Yên” [13], nghề nuôi thâm canh tơm
thẻ chân trắng vẫn cịn đủ khả năng sinh lợi để tiếp tục duy trình sản xuất nhưng
sức hấp dẫn của nghề đã xuống thấp khi mức rủi ro và nhu cầu vốn sản xuất lớn.
Nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng đã bước vào trạng thái bão hịa, nó cịn ảnh
hưởng tiêu cực ra mơi trường. Do đó cần có các chính sách nhằm từng bước nội
sinh hóa chi phí mơi trường vào q trình sản xuất, hướng tới phát triển bền
vững, triển khai các kỹ thuật nuôi, hỗ trợ cơng nghệ và tín dụng cho các hộ ni.
1.1.3. Các cơng trình nghiên cứu về ni trồng thủy sản và biến đổi khí hậu
tại thị xã Quảng Yên
Quảng Yên là một TX mới phát triển, các cơng trình nghiên cứu vẫn còn
hạn chế, phần lớn chỉ là các bài báo hay các tin ngắn về tình hình phát triển, hiện

trạng phát triển của khu vực. Một số nghiên cứu tiêu biểu như: “Khai thác tiềm
năng của loại hình du lịch văn hoá ở TX Quảng Yên - tỉnh Quảng Ninh" của
Trương Thị Thu Hương [11]. “Giải pháp phát triển kinh tế trên địa bàn TX
Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền vững” của Nguyễn Xuân Lượng.
Hướng nghiên cứu trong việc đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và xã
hội đã được thể hiện đề tài “Đánh giá tổng hợp tiềm năng phục vụ phát triển du
lịch bền vững TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh” của Bùi Thị Thủy (2015) [9],
“Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Yên Hưng giai đoạn 2010
– 2020 tầm nhìn đến 2030” và bản “Quy hoạch phát triển du lịch huyện Yên
Hưng giai đoạn 2007 – 2020” [27]. Tuy nhiên các đề tài, dự án mới chỉ liệt kê,
đánh giá tiềm năng phát triển KT-XH hay một ngành kinh tế của TX.
Tóm lại, cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có cơng trình nào tập trung
nghiên cứu, đánh giá cụ thể về hiện trạng phát triển NTTS trong bối cảnh
BĐKH tại TX Quảng Yên. Nội dung của đề tài vẫn là vấn đề mới mẻ và rất cấp
thiết với địa phương trong giai đoạn BĐKH đang tác dụng mạnh đến Việt Nam
nói chung và Quảng Ninh nói riêng.
8


1.2. Cơ sở lý luận về phát triển nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh BĐKH
1.2.1. Các khái niệm cơ bản
1.2.1.1. Các khái niệm liên quan đến BĐKH
- Biến đổi khí hậu: Là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình
và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là
vài thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong
hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi
thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất [5].
- Khí hậu cực đoan: Ủy Ban liên chính phủ về BĐKH (The Intergoverment
Panel on Climate Change – IPCC, 2007) [6] định nghĩa “hiện tượng thời tiết cực
đoan” và “hiện tượng khí hậu cực đoan” như sau:

Hiện tượng thời tiết cực đoan: là hiện tượng hiếm ở một nơi cụ thể khi xem
xét phân bố thống kê của nó. Hiếm có thể hiểu là các hiện tượng thời tiết cực
đoan thơng thường được có tần suất xuất hiện của nó nhỏ hơn 10%. Theo định
nghĩa này, những đặc trưng của thời tiết cực đoan có thể thay đổi tùy từng khu
vực mà đặc trưng cho khu vực đó, nó phụ thuộc vào các yếu tố địa lý tự nhiên,
bức xạ, địa hình…
Hiện tượng khí hậu cực đoan: là trung bình của số các hiện tượng thời tiết
cực đoan trên một khoảng thời gian nhất định, trung bình tự nó đã là cực đoan.
Hiện tượng khí hậu cực đoan có thể xác định từ các yếu tố khí hậu. Nói cách
khác, hiện tượng khí hậu cực đoan phần lớn không được quan trắc trực tiếp mà
người ta căn cứ vào số liệu quan trắc các yếu tố khí hậu để xác định hoặc quy
định một hiện tượng nào đó có xuất hiện hay khơng.
- Ứng phó với biến đổi khí hậu: Là các hoạt động của con người nhằm
thích ứng và giảm nhẹ các tác nhân gây ra biến đổi khí hậu [22].
- Đánh giá tổn thương do biến đổi khí hậu: Là đánh giá mức độ dễ bị ảnh
hưởng của một (các) đối tượng (cộng đồng, khu vực, nhóm người hoặc hoạt
động kinh tế - xã hội/ngành) dưới tác động của biến đổi khí hậu. Mức độ dễ bị
tổn thương của một đối tượng không chỉ phụ thuộc vào bản chất của biến đổi khí
hậu mà cịn phụ thuộc vào khả năng thích ứng của đối tượng đó. Kết quả đánh
9


giá tổn thương có thể được thể hiện trên ma trận hoặc các bản đồ tổn thương chỉ
ra các vùng/khu vực và nhóm dân cư có khả năng dễ bị tổn thương cao do biến
đổi khí hậu [22].
- Đánh giá tác động do biến đổi khí hậu: Là nghiên cứu xác định các ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu lên môi trường và các hoạt động kinh tế xã hội của
địa phương. Ngồi các ảnh hưởng bất lợi cịn có thể có các ảnh hưởng có lợi.
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu cũng bao gồm việc xác định và đánh giá
các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu [22].

- Tính dễ bị tổn thương: Theo Bộ Tài ngun và Mơi trường, tính dễ bị tổn
thương là mức độ mà một hệ thống (tự nhiên, xã hội, kinh tế) có thể bị tổn
thương do BĐKH, hoặc khơng có khả năng thích ứng với những tác động bất lợi
của BĐKH” [4].
- Năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu: Thích ứng với BĐKH là sự điều
chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc mơi trường thay
đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do dao động và biến đối khí
hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại [4].
- Kịch bản BĐKH: Kịch bản BĐKH là giả định có cơ sở khoa học về sự
tiến triển trong tương lai của các mối quan hệ giữa KT-XH, phát thải khí nhà
kính, BĐKH và mực nước biển dâng [4].
Kịch bản BĐKH toàn cầu trong tương lai được phát hành bởi IPCC vào các
năm 1992, 1996, 2000 và 2007. Từ năm 2000, các kịch bản BĐKH được nhóm
lại thành 4 nhóm kịch bản là A1, A2, B1 và B2. Cụ thể:
A1: Tăng trưởng kinh tế rất nhanh chóng, dân số tồn cầu đạt cực đại vào
giữa thế kỷ này và nhiều công nghệ mới sử dụng nhiên liệu có hiệu quả hơn và
giảm khí nhà kính hơn.
A2: Tăng trưởng dân số cao, phát triển kinh tế chậm và ít thay đổi cơng
nghệ.
B1: Dân số thế giới như A1, nhưng có nhiều thay đổi nhanh chóng trong cơ
cấu kinh tế để hướng tới nền kinh tế dịch vụ và thông tin.
10


B2: Dân số ở mức trung bình, tăng trưởng kinh tế những vẫn chú trọng các
giải pháp khu vực để phát triển bền vững.
1.2.1.2. Các khái niệm liên quan đến nuôi trồng thủy sản
a. Thủy sản
Thủy sản là bất kỳ động vật sống tại môi trường nước chưa bị nấu chín có
thể ở trạng thái sống hoặc chết, tươi hoặc đông lạnh [15]. Ở Việt Nam, thủy sản

được dùng để chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem lại cho con người từ
môi trường nước mặn, lợ hay ngọt và được con người khai thác, nuôi trồng, thu
hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường. Như
vậy, thủy sản là các động vật sống ở môi trường nước [15].
Trong nghiên cứu này, các khái niệm dựa theo Luật Thủy sản (Quốc hội,
2013), nguồn lợi thuỷ sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên, có
giá trị kinh tế, khoa học để phát triển nghề khai thác thuỷ sản, bảo tồn và phát
triển nguồn lợi thuỷ sản [17]. Và hoạt động thuỷ sản là việc tiến hành khai thác,
nuôi trồng, vận chuyển thuỷ sản khai thác; bảo quản, chế biến, mua bán, xuất
khẩu, nhập khẩu thuỷ sản; dịch vụ trong hoạt động thuỷ sản; điều tra, bảo vệ và
phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
b. Nuôi trồng thủy sản và nuôi trồng thủy sản VietGAP
* Nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thủy sản là nuôi các thủy sinh vật trong môi trường nước ngọt,
mặn, lợ; bao gồm áp dụng các kỹ thuật vào quy trình nuôi nhằm nâng cao năng
suất; thuộc sở hữu của cá thể hay tập thể [17]. Các thủy sinh vật trong mơi
trường nước được phân chia theo lồi thủy sản gồm: nhóm cá; nhóm giáp xác
(phổ biến là nhóm giáp xác 10 chân trong đó tơm, cua là đối tượng ni quan
trọng); nhóm động vật thân mềm (lồi có vỏ vơi nhiều là nhóm 2 mảnh đa số
sống ở biển); nhóm rong. NTTS bao gồm cả việc tạo ra con giống, và di ương
giống, nuôi thương phẩm các sinh vật trong mơi trường nước ngọt, mặn, lợ.
Theo Pillay (1990) thì ni trồng thủy sản là một khái niệm dùng để chỉ tất cả
các hình thức ni trồng động thực vật thủy sinh ở các môi trường nước ngọt lợ
mặn.
11


Từ các quan điểm trên, có thể thấy NTTS là nuôi các thủy sinh vật (gồm
chủ yếu cá, tôm, ngao) trong môi trường nước ngọt, lợ và mặn, bao gồm áp
dụng các kỹ thuật vào qui trình ni nhằm nâng cao năng suất; thuộc sở hữu cá

nhân hay tập thể.
* Nuôi trồng thủy sản VietGAP
Hiện nay, thị trường xuất nhập khẩu nông sản- thủy sản- thực phẩm trên
thế giới đang được kiểm soát bởi những tiêu chuẩn rất cao về chất lượng sản
phẩm cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì thế năm 2006, ASEAN [14] đã
cơng bố bản quy trình GAP (Good Agricultural Practices: Quy trình thực hành
sản xuất nông nghiệp tốt) cho các nước thành viên. VietGAP (là cụm từ viết tắt
của: Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là thực hành sản xuất
nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban
hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn ni vào
ngày 28/01/2008. Chương trình bắt đầu thực hiện xây dựng năm 2011 được sửa
đổi, thay thế bằng Quyết định số 3824/QĐ-BNNTCTS ngày 06/9/2014 ban hành
về Quy phạm nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP (gọi tắt là Quyết định số
3824/QĐ- BNN- TCTS). VietGAP là Quy phạm thực hành áp dụng trong NTTS
nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm thiểu dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm
môi trường sinh thái, đảm bảo trách nhiệm xã hội, truy xuất nguồn gốc sản
phẩm và góp phần thúc đẩy NTTS hướng tới sự phát triển bền vững [14].
Như vậy, NTTS VietGAP là nuôi các sinh vật (gồm chủ yếu cá, tôm, ngao)
trong môi trường nước ngọt, lợ và mặn theo quy định VietGAP. Áp dụng
VietGap là nuôi thủy sản theo một hệ thống được cấp chứng nhận bền vững cho
tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất, từ con giống, thức ăn đến quy trình ni.
Đây là sự lựa chọn thông minh của nhà sản suất nhằm hạn chế rủi ro từ các mối
nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng đến sự an toàn, chất lượng sản phẩm, sức khỏe.
* Phát triển
Dưới các góc độ nghiên cứu khác nhau thì phát triển được hiểu khá đa
chiều. Phát triển là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi lĩnh vực, đó là sự thỏa mãn
12


các thành tố sự tăng lên cả về chất và lượng thay đổi về thể chế, chủng loại, tổ

chức, thay đổi về thị trường và giữa công bằng xã hội, an ninh trật tự [13].
Trên phạm trù triết học, “phát triển” được dùng để chỉ quá trình vận động
tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn
thiện hơn của sự vật. Q trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự
ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Quan điểm này cũng cho rằng, sự phát triển là
kết quả của quá trình thay đổi dần dần về mặt lượng dẫn đến sự thay đổi về chất,
là q trình diễn ra theo đường xốy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường
như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn (Theo Nguyễn Ngọc Long và
Nguyễn Hữu Vui, 2009).
Khi đề cập về mặt xã hội hay hệ thống kinh tế xã hội, “phát triển” thường
có nghĩa là cải thiện trong cả một hệ thống hay trong một số yếu tố thành phần.
Một định nghĩa rộng hơn, “phát triển” là một khái niệm đa chiều, bởi vì bất kỳ
một cải thiện nào của hệ thống phức tạp, như hệ thống kinh tế xã hội, có thể xảy
ra ở các bộ phận khác nhau với cách khác nhau, tốc độ khác nhau và được thúc
đẩy bởi các lực lượng khác nhau. Ngoài ra sự phát triển của một phần trong hệ
thống có thể tạo ra sự bất lợi đến sự phát triển của các bộ phận khác, dẫn đến
những xung đột. Do vậy, đo lường sự phát triển tức là phải xác định sự phát
triển cho dù ở mức độ nào cũng phải được xem xét dưới nhiều góc độ (Theo
Lorenzo, 2011).
Như vậy, phát triển gồm phát triển theo cả chiều rộng (là sự tăng về lượng)
và phát triển chiều sâu (tăng lên về chất) hướng tới bền vững.
Hiện nay, mục tiêu của nhân loại là phát triển bền vững. PTBV là sự phát
triển đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng
của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng những nhu cầu của họ [10].
Trong mục 4 điều 3 Luật BVMT số 55/2014/QH13 của Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam, có định nghĩa: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng
được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng
nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa
tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”.
13



Như vậy, về bản chất phát triển bền vững trước hết là một q trình phát
triển, trong đó mối quan hệ theo không gian được thể hiện giữa ba lĩnh vực kinh
tế, xã hội – môi trường luôn được điều chỉnh tối ưu, cũng như mối quan hệ theo
trục thời gian về nhu cầu và lợi ích giữa các thế hệ được giải quyết hài hịa.
* Phát triển ni trồng thủy sản vùng ven biển
Dựa trên cơ sở phân tích lý luận về phát triển và đặc điểm của vùng ven
biển cũng như đặc điểm NTTS vùng ven biển, trên quan điểm chiến lược phát
triển NTTS Việt Nam thì trong giai đoạn hiện nay, Luận án của Phạm Thị Ngọc
đề tài đưa ra khái niệm về phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển: Phát
triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển được hiểu là mở rộng về quy mô, thay
đổi phương thức và cách thức tổ chức sản xuất ni trồng thủy sản nhằm khai
thác có hiệu quả lợi thế nguồn lực vùng ven biển, đáp ứng nhu cầu thị trường và
mang lại thu nhập bền vững cho người sản xuất [13].
Như vậy, phát triển NTTS vùng ven biển bao gồm phát triển theo chiều
rộng là sự tăng lên về quy mô sản xuất như việc tăng lên về diện tích phân theo
huyện, lồi ni, phương thức ni; Đa dạng hóa lồi, hình thức, phương thức
ni, đẩy mạnh thị trường tiêu thụ; phát triển theo chiều sâu là sự thay đổi
phương thức sản xuất như chuyển từ sản xuất quảng canh sang quảng canh cải
tiến, sang bán thâm canh và thâm canh, áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản
xuất nhằm tăng năng suất, sản lượng NTTS cũng như chất lượng các sản phẩm
NTTS, giảm giá thành sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người ni; thay
đổi cách thức tổ chức sản xuất như hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã trong
NTTS, hình thành các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ trong NTTS,
tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi, để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao
của thị trường, của người tiêu dùng về chủng loại sản phẩm cũng như số lượng
sản phẩm NTTS, chất lượng sản phẩm NTTS đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm, sản xuất theo quy trình VietGAP [14].
1.2.2. Tầm quan trọng của phát triển nuôi trồng thủy sản

1.2.2.1.Tầm quan trọng của phát triển nuôi trồng thủy sản nói chung
Nuôi trồng thủy sản có vai trị quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội, cụ thể:
14


- Cung cấp thực phẩm dễ tiêu hóa tiêu dùng cho con người. Hiện nay, hơn
một nửa khối lượng sản phẩm thủy sản được tiêu thụ trên thế giới là được cung
cấp từ NTTS, tỷ trọng đóng góp từ NTTS cho tiêu thụ trên toàn thế giới đã tăng
từ 9% năm 1980 lên 43%. Trong khi đó thì sản lượng khai thác thủy sản hầu
như giữ ổn định từ giữa những năm 1980. Vậy cần phát triển NTTS để đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng thủy sản [18].
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như: chế biến thức ăn
chăn nuôi công nghiệp. Các nguyên liệu của ngành thủy sản cịn sử dụng làm
ngun liệu cho ngành cơng nghiệp dược phẩm, mỹ nghệ... Mặt khác, phát triển
NTTS còn là nền tảng để thúc đẩy các ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản phát
triển rộng khắp với nhiều hình thức và tính chất khác nhau.
- Phát triển NTTS làm gia tăng sản lượng ngành thuỷ sản Việt Nam với sản
lượng NTTS liên tục tăng hơn 20 năm qua, bình quân tăng 16,2 %; năm 1995 là
415 nghìn tấn (chiếm 30,88%) đến năm 2015 sản lượng NTTS gần 4 nghìn tấn
(chiếm 53,89%), trong đó các tỉnh ven biển Việt Nam chiếm trên 50% sản lượng
NTTS (Tổng cục Thống kê, 2016). Đã góp phần tái cấu trúc ngành thủy sản theo
hướng nâng cao giá trị gia tăng (năm 2016, giá trị 1 ha NTTS luôn tăng và cao
gấp 2,05 lần so với 1ha đất trồng trọt), (Tổng cục Thống kê, 2017).
- Cung cấp hàng hóa xuất khẩu thu ngoại tệ cho đất nước. Phát triển NTTS
tạo nguồn hàng xuất khẩu quan trọng. Ở Việt Nam trong nhiều năm liền, ngành
thuỷ sản luôn giữ vị trí thứ 3 hoặc thứ 4 trong bảng danh sách các ngành có vị trí
xuất khẩu lớn nhất đất nước. Từ năm 2000 đến nay kim ngạch xuất khẩu thủy
sản của Việt Nam đã không ngừng tăng lên. Năm 2000 giá trị kim ngạch xuất
khẩu mới đạt 1,478 tỷ USD. Năm 2017 lĩnh vực xuất khẩu được coi là thành
công nhất trong bức tranh thủy sản đạt 8,536 tỷ USD, trong đó góp phần khơng

nhỏ là sản phẩm của ngành NTTS vùng ven biển đặc biệt là sản phẩm tơm [16].
- Góp phần nâng cao thu nhập và tạo cơng ăn việc làm cho người lao động
và góp phần xóa đói giảm nghèo. Ở Việt Nam, là nước có tiềm năng phát triển
NTTS với 1,4 triệu ha mặt nước nội địa, 300.000 ha bãi triều, 400.000 ha hồ
chứa, sơng suối, 600.000 ha ao hồ nhỏ ruộng trũng, có thể đưa vào sử dụng để
15


NTTS. Năng suất NTTS mới chỉ bằng 10%- 25% năng suất của các nước trong
khu vực [13]. NTTS mang lại hiệu quả cao hơn so với sản xuất nông nghiệp và
sản xuất khác. NTTS trở thành một thành phần hấp dẫn và quan trọng của đời
sống nông thôn trong trường hợp tăng áp lực dân số, suy thối mơi trường, mất
giới hạn từ đánh bắt tự nhiên. Những lợi ích của NTTS phát triển nông thôn liên
quan đến sức khỏe và dinh dưỡng, việc làm, thu nhập, giảm tổn thương và phát
triển bền vững nông nghiệp [33].
1.2.2.2. Tầm quan trọng của phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển
Nuôi trồng thủy sản vùng ven biển cũng có vai trị như NTTS nói chung,
song do đặc trưng của vùng ven biển mà NTTS vùng ven biển cịn có những đặc
thù như sau:
Khai thác được lợi thế so sánh của vùng là có bờ biển, có nguồn sinh vật
phong phú mà vùng khác khơng có, nguồn nước ni khá đa dạng như mặn, lợ
,ngọt; với sự phong phú loại nuôi như cá, ngao, tơm.
Trong xu thế biến đổi khí hậu tồn cầu, Việt Nam NTTS vùng ven biển còn
giúp cân bằng sinh thái, giảm thiểu biến đổi dị thường khí hậu, với các đặc điểm
cấu tạo cơ thể đặc biệt nên các lồi thủy sản có nhiều ưu thế tự nhiên tích cực
đối với việc giảm nhẹ các hiện tượng của biến đổi khí hậu như làm giảm lượng
phát thải carbon trong khí quyển và giảm sự nóng lên của Trái Đất [18].
Về an ninh quốc phòng, NTTS giúp người dân bám biển bảo vệ an ninh
lãnh thổ, ổn định chính trị- xã hội đất nước.
Là nguồn sinh kế cho người dân ven biển định cư. NTTS rất quan trọng với

sinh kế người nghèo, mang lại cơ hội đa dạng các nguồn thu nhập trong nơng
nghiệp; thơng qua NTTS có nhiều dự án hỗ trợ như tạo sinh kế cho ngư dân ven
biển [15].
1.2.3. Đặc điểm phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển
1.2.3.1. Đặc điểm nuôi trồng thủy sản nói chung
Thủy sản phát triển rộng khắp, đa dạng loài ni mang tính khu vực rõ rệt.
Ở mỗi vùng với nguồn nước và điều kiện tự nhiên khác nhau nên đặc điểm
NTTS từng vùng là khác nhau. Cho nên, mỗi vùng cần khai thác tốt nguồn lợi tự
16


×