Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN NGÀNH KINH tế THỦY sản và VAI TRÒ của nó đối với xây DỰNG THẾ TRẬN QUỐC PHÒNG ở TỈNH KHÁNH hòa HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.7 KB, 109 trang )

4
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia ven biển, có bờ biển dài 3260 km và các
vùng biển, thềm lục địa rộng gấp hơn ba lần diện tích đất liền. Biển nước ta
chứa đựng nhiều tài nguyên phong phú, với hơn 2000 sinh vật biển sinh sống,
cho trữ lượng khai thác hàng năm gần 1,7 triệu tấn hải sản [28, tr.37]; cộng
với các điều kiện thuỷ văn và hệ thống sông ngòi, ao hồ, kênh rạch, đầm phá
rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản, tạo nên
những thế mạnh tiềm tàng cho phép thuỷ sản trở thành một trong những
ngành kinh tế mũi nhọn. Nhận thức rõ vị trí, vai trò, tiềm năng và thế mạnh
của KTTS nước nhà, những năm qua Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ
trương, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển KTTS cả bề rộng lẫn chiều sâu.
Chỉ thị 20-CT/TƯ (ngày 22/9/1997) của Bộ Chính trị đã chủ trương đưa
“thuỷ sản dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế biển
của nước ta”.
Với Khánh Hoà, là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, có vị trí chiến
lược tổng hợp cả về kinh tế và QP - AN, có điều kiện tự nhiên hết sức thuận
lợi cho phát triển KTTS. Những năm qua, ngành kinh tế này ở Khánh Hoà tuy
đã có sự phát triển đáng kể, nhưng nhìn chung vẫn chưa thật sự ngang tầm,
các nguồn lực KTTS chưa được khai thác một cách khoa học và có hiệu quả.
Đóng góp của KTTS đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và củng cố
QP - AN trên địa bàn tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng của nó và chưa thật
sự gắn bó một cách chặt chẽ giữa phát triển KTTS với củng cố an ninh quốc
phòng trên biển. Những hạn chế đó có nhiều nguyên nhân trong đó có cả sự
bất cập về lý luận và các giải pháp phù hợp với sự vận động mới của tình hình
kinh tế - xã hội, QP - AN. Những năm gần đây tuy có nhiều đề tài nghiên cứu,
song việc khảo sát cụ thể, cũng như hướng nghiên cứu cụ thể về kết hợp giữa


5


phát triển KTTS với củng cố QP - AN trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà vẫn chưa
được đề cập một cách thoả đáng. Tình hình mới về kinh tế - xã hội, QP - AN
đang đặt ra những đòi hỏi khách quan cần phải nghiên cứu một cách cơ bản
hơn nhằm vừa thúc đẩy phát triển KTTS, vừa phát huy mạnh mẽ vai trò của
ngành kinh tế này đối với việc củng cố QP - AN, đặc biệt là trên hướng biển.
Xuất phát từ tình hình trên, tác giả lựa chọn chủ đề : “Phát triển ngành
kinh tế thuỷ sản và vai trò của nó đối với xây dựng thế trận quốc phòng ở
tỉnh Khánh Hoà hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Cao học kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài như:
"Phát triển kinh tế biển với xây dựng QP - AN trong giai đoạn hiện nay
ở tỉnh Khánh Hoà", Luận văn Thạc sĩ kinh tế của tác giả Phan Thanh Hải.
"Phương hướng và giải pháp chủ yếu phát triển công nghiệp CBTS xuất
khẩu của tỉnh Khánh Hoà", Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Thị
Kim Anh.
"Kết hợp kinh tế - xã hội với QP - AN ở các tỉnh ven biển", của Trần
Văn Giới , đăng trên Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 1/2002.
"Khánh Hoà đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng nền
quốc phòng toàn dân vững mạnh", của Nguyễn Văn Tự, đăng trên Tạp chí
Quốc phòng toàn dân số 5/2002.
"Ngành thuỷ sản kết hợp với QP - AN trong xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc trên hướng biển", của Nguyễn Thị Hồng Minh, đăng trên Tạp chí Quốc
phòng toàn dân, số 10/2002.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên
cứu một cách toàn diện về sự phát triển của ngành KTTS và vai trò của nó đối
với việc xây dựng TTQP trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn


6

KTTS ở Khánh Hoà bao gồm cả kinh tế Trung ương và kinh tế địa
phương. Tuy ở góc độ nào đó, luận văn khảo sát, phân tích cả những đơn vị
KTTS có liên quan thuộc sở hữu Nhà nước đứng chân trên địa bàn tỉnh, song
phạm vi nghiên cứu của luận văn chủ yếu tập trung làm rõ ngành kinh tế này
của tỉnh.
* Mục đích:
Trên cơ sở phân tích làm rõ những vấn đề lý luận chung về ngành
KTTS, những yếu tố chi phối và thực trạng phát triển KTTS ở tỉnh Khánh
Hoà, tác giả đi vào luận giải vai trò của ngành kinh tế này đối với xây dựng
TTQP ở địa bàn tỉnh. Đồng thời, luận văn cũng nêu và phân tích các phương
hướng và giải pháp chủ yếu nhằm vừa đẩy mạnh phát triển ngành KTTS, vừa
phát huy vai trò của nó trong xây dựng TTQP trên địa bàn tỉnh.
* Nhiệm vụ:
Thực hiện mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Luận giải một số vấn đề lý luận chung về ngành KTTS và các yếu tố
cơ bản chi phối đến quá trình phát triển ngành kinh tế này ở Khánh Hoà hiện
nay.
- Luận giải về vai trò của ngành KTTS đối với xây dựng TTQP ở địa
bàn tỉnh Khánh Hoà.
- Đánh giá thực trạng và chỉ rõ phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm
đẩy mạnh phát triển KTTS và phát huy vai trò của nó trong xây dựng TTQP ở
Khánh Hoà hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu
- Cơ sở lý luận:
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng; các quan
điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước và của Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà về phát


7

triển KTTS và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới. Đồng thời kế
thừa những kết quả của những công trình khoa học có liên quan đã được công
bố.
- Phương pháp luận nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài được dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đồng thời dựa trên các
phương pháp nghiên cứu trừu tượng hoá khoa học, kết hợp lô gíc và lịch sử,
cùng các phương pháp khác của bộ môn kinh tế chính trị và kinh tế quân sự
Mác - Lênin.
5. Ý nghĩa của luận văn
Đề tài góp phần làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về
KTTS và phát triển ngành KTTS gắn với củng cố QP - AN, xây dựng
TTQP trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà nói riêng và ở các tỉnh có thế mạnh về
KTTS nói chung.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể vận dụng ở các mức độ khác nhau
để đẩy mạnh phát triển KTTS gắn với xây dựng TTQP ở Khánh Hoà và dùng
làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy bộ môn kinh tế quân sự ở
các nhà trường quân đội.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ
lục, luận văn được kết cấu thành 2 chương, 4 tiết.


8

Chương 1
PHÁT TRIỂN NGÀNH KINH TẾ THUỶ SẢN - VẤN ĐỀ CÓ Ý NGHĨA
CHIẾN LƯỢC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ XÂY DỰNG THẾ
TRẬN QUỐC PHÒNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HOÀ

1.1. Ngành kinh tế thuỷ sản và những yếu tố cơ bản chi phối quá
trình phát triển ngành kinh tế này ở Khánh Hoà hiện nay
1.1.1. Quan niệm về ngành kinh tế thuỷ sản
Thuỷ sản là một trong những lĩnh vực kinh tế gắn bó sớm nhất đối với con
người và xã hội loài người. Ngay từ thời cổ đại, cùng với việc săn bắt hái lượm
con người đã biết khai thác các nguồn lợi thuỷ sinh để nuôi sống bản thân mình
và trên cơ sở đó góp phần sáng tạo ra lịch sử xã hội loài người. Đến xã hội hiện
đại, thuỷ sản càng là lĩnh vực giữ vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã
hội. Đặc biệt là khi sự thiếu hụt các nguồn đạm động vật trên cạn ngày càng
tăng, việc khai thác các loại thuỷ sinh nhằm bổ sung cho sự thiếu hụt ấy càng
được chú trọng thì vị trí, vai trò của ngành KTTS càng trở nên đặc biệt quan
trọng. Trong "Bài nói chuyện với đồng bào và cán bộ xã Đại Nghĩa (Hà Đông)",
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Cần đẩy mạnh thả cá để cung cấp thêm thực
phẩm bổ sung cho thịt, cải thiện đời sống nhân dân" [26, tr.407]. Do có tầm
quan trọng như vậy, việc nhận thức và tìm ra các giải pháp khoa học nhằm đẩy
mạnh sự phát triển ngành kinh tế này có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Từ lâu, các nhà hoạt động thực tiễn và khoa học đã rất quan tâm nghiên


9
cứu và có nhiều cách tiếp cận khác nhau về thuỷ sản với tính cách là một lĩnh
vực hay một ngành kinh tế. Nếu xem xét dưới góc độ phân chia nền kinh tế
thành các ngành hay các lĩnh vực lớn gắn liền với đại phân công lao động
xã hội, người ta quan niệm KTTS là một bộ phận của ngành nông nghiệp hay
lĩnh vực nông nghiệp theo nghĩa rộng. Theo đó, nông nghiệp bao hàm cả
trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thuỷ sản. Với cách quan niệm đó, ý thức
và các chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển ngành kinh tế mũi nhọn này
thường gặp phải những bất cập. Trong đó, thiếu tập trung về vốn và các
nguồn lực khác là một thí dụ thường thấy. Do vậy, thuỷ sản phải được quan
niệm đầy đủ như một ngành kinh tế có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong

nền kinh tế.
Đứng ở góc độ khác, nhiều nhà nghiên cứu và hoạt động thực tiễn lại
gộp KTTS vào lĩnh vực kinh tế biển. Họ quan niệm thuỷ sản, dầu khí, vận tải
biển và du lịch biển hợp thành kinh tế biển. Quan niệm ấy thường thấy ở
những quốc gia có thế mạnh về biển. Nếu phân tích một cách cụ thể, giữa
kinh tế biển và KTTS tuy có sự giao thoa lẫn nhau, nhưng giữa chúng không
có sự đồng nhất hoàn toàn và không trùng khít lên nhau. Trong kinh tế biển
có một bộ phận thuộc KTTS, và ngược lại trong KTTS cũng chỉ có một bộ
phận thuộc kinh tế biển mà thôi. Điều này ta có thể thấy ngay ở khâu nuôi
trồng và đánh bắt thuỷ, hải sản. Cùng là nuôi trồng, nhưng chỉ có bộ phận
nuôi trồng gắn với môi trường biển mới thuộc phạm trù kinh tế biển và được
gọi là nuôi trồng hải sản. Hay cũng là đánh bắt, nhưng chỉ có bộ phận đánh
bắt ở môi trường biển mới thuộc kinh tế biển và được gọi là đánh bắt hải sản.
Bởi vậy, có thể nói quan niệm thuỷ sản là một bộ phận của kinh tế biển tuy
đúng nhưng chưa đủ. Và điều này cũng sẽ dẫn đến nảy sinh nhiều vấn đề bất
cập khi bản thân KTTS lớn mạnh lên, giữ vai trò ngày càng quan trọng hơn
trong nền kinh tế.


10
Với cách nhìn phổ quát nhất, Đại từ điển tiếng Việt đã đưa ra hai định
nghĩa về KTTS. Ở định nghĩa thứ nhất, KTTS được quan niệm "là toàn bộ
hoạt động kinh tế liên quan đến khai thác, nuôi trồng, chế biến, quản lý, phân
phối và buôn bán thuỷ sản" [51, tr.949]. Qua định nghĩa này cho thấy:
- KTTS được coi là một lĩnh vực hoạt động kinh tế của xã hội. Hoạt
động đó bao hàm từ sản xuất đến quản lý và lưu thông phân phối. Trong đó
sản xuất bao gồm cả khai thác, nuôi trồng và chế biến; lưu thông phân phối
bao gồm cả phân phối và buôn bán thuỷ sản. Điều này cho thấy, các nhà
nghiên cứu đã dựa trên cơ sở quá trình tái sản xuất để định nghĩa KTTS. Tuy
nhiên, ở đây khâu tiêu dùng vẫn chưa được nhắc đến. Trong khi đó, tiêu dùng

tạo động lực thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng có mối quan hệ rất chặt chẽ với các
khâu khác của quá trình tái sản xuất trong KTTS.
- Bản thân KTTS vốn có quan hệ hết sức chặt chẽ với các ngành kinh tế
khác mà trước hết là ngành dịch vụ hậu cần nghề cá. Trong "Bài nói chuyện
với nhân dân đảo Cô Tô (Hải Ninh)", Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "cần đẩy
mạnh nghề đánh cá, nghề làm muối, nuôi dưỡng và bảo vệ các thứ hải sâm,
trân châu....Để làm tốt những nghề đó, thì cần phải cải tiến kỹ thuật, cải tiến
lưới thuyền. Muốn có lưới tốt thì phải có tơ, muốn có tơ thì phải chú ý trồng
dâu nuôi tằm" [25, tr.354]. Qua đó, Bác đã chỉ rõ sự tác động, ảnh hưởng của
các ngành, các lĩnh vực khác đối với sự phát triển của ngành KTTS. Ngành
kinh tế này chỉ có thể phát triển trong mối quan hệ đó. KTTS cũng gắn bó rất
chặt chẽ với sự tiến bộ của KHCN. Mỗi bước tiến của khoa học sinh học và
hoá học lại mở đường cho KTTS vươn mạnh vào cải tạo giới tự nhiên để
không những khai thác mà còn bảo tồn và phát triển các nguồn lợi thuỷ sinh
phục vụ nhu cầu thực phẩm của con người. Song với cách định nghĩa như trên
thì chưa lột tả được mối quan hệ giữa KTTS với các ngành và các lĩnh vực
khác trong quá trình phát triển.


11
- Và một điểm có thể coi là bất cập nữa trong cách định nghĩa này là
chưa phản ánh được tính chất xã hội của KTTS trong điều kiện nền kinh tế
nhiều thành phần. Cụ thể hơn là chưa phản ánh được các chủ thể sở hữu, chủ
thể kinh doanh của KTTS và vai trò của nó trong điều kiện hiện nay ở nước
ta.
Định nghĩa thứ hai, KTTS được quan niệm "là một bộ môn khoa học
nghiên cứu, dự đoán và truyền tin tổng hợp những hiện tượng kinh tế phát
sinh trong ngành KTTS" [51, tr.949]. Với cách nhìn này thì KTTS lại là một
khoa học kinh tế. Bộ môn khoa học này tiến hành các hoạt động nghiên cứu
nhằm phục vụ cho quá trình vận động và phát triển của KTTS. Mặc dù có liên

quan, song phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn chưa đi sâu vào lĩnh vực
này.
Đứng ở góc độ kinh tế ngành, các giáo khoa KTTS ở nước ta từ trước
tới nay đều thống nhất chung một khái niệm : ngành KTTS là ngành sản xuất
vật chất mà việc sản xuất kinh doanh được tiến hành dựa trên cơ sở khai thác
có hiệu quả các nguồn lợi thuỷ sinh, tiềm năng các nguồn nước để biến chúng
thành những sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người và xã hội
[7, tr.12]. Với cách quan niệm này cho thấy:
- Ngành KTTS là một ngành sản xuất vật chất. Giống như các ngành
sản xuất vật chất khác, quá trình sản xuất ra của cải vật chất ở ngành này cũng
luôn diễn ra sự tác động qua lại của ba yếu tố cơ bản là sức lao động, tư liệu
lao động và đối tượng lao động. Tuy nhiên, nếu phân tích một cách cụ thể,
ngành KTTS có tính đặc thù riêng so với các ngành sản xuất vật chất khác.
Tính đặc thù đó được quy định trước hết bởi tính đặc thù của đối tượng lao
động ở ngành này. Đối tượng lao động của ngành KTTS đó là các loại động,
thực vật thuỷ sinh, các vùng nước bao gồm cả nước mặn, nước lợ và nước
ngọt. Chính đối tượng lao động này quy định rất rõ việc sản xuất kinh doanh


12
ở đây phụ thuộc, gắn bó rất chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên. Nếu điều kiện tự
nhiên không thuận lợi sẽ đem đến những rủi ro, những hậu quả khó lường cho
ngành KTTS. Khái niệm nêu trên chưa phản ánh được tính đặc thù đó.
- Trong điều kiện hiện nay, sự tăng trưởng và hiệu quả sản xuất kinh
doanh ở ngành KTTS phụ thuộc trước hết vào việc nuôi trồng và phát triển
các nguồn lợi thuỷ sinh. Nói cách khác, sự khai thác hiểu theo nghĩa thông
thường đã phải nhường chỗ cho việc tái tạo, phát triển và nuôi trồng các loại
thuỷ sinh. Trong bài nói chuyện với Hội nghị tổng kết công tác nông lâm ngư
nghiệp năm 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Ngoài việc đánh cá, phải
chú ý nuôi cá” [23, tr.153]. Và khi đến thăm cán bộ và nhân dân tỉnh Nam

Định, Bác đã chỉ rõ: “Việc nuôi cá cũng phải chú ý phát triển”; đồng thời,
Bác đã biểu dương, khen ngợi các đơn vị có kinh nghiệm tốt trong nuôi thả
cá: “Các hợp tác xã Thượng Lỗi, Đại Đồng có kinh nghiệm tốt trong nuôi cá
ở ruộng, hồ, ao. Nên phổ biến cho các nơi khác cùng làm” [27, tr.89]. Đó vừa
là sự biểu dương hợp tác xã Thượng Lỗi, vừa là lời nhắc nhở các địa phương
trong tỉnh cần phải nhanh chóng học tập kinh nghiệm để đẩy mạnh nghề nuôi
thả cá. Thực tế cho thấy, hiện nay ở tất cả các quốc gia trên thế giới đều chú
trọng sử dụng các thành tựu của công nghệ sinh học vào việc bảo tồn, lai tạo
và nhân giống các loại thuỷ sinh vật. Theo đó, đã làm thay đổi về bản chất
trong cách thức phát triển của ngành kinh tế này, làm cho vị trí vai trò của nó
đối với đời sống con người và đối với nền kinh tế ngày càng tăng lên.
- Để khai thác có hiệu quả các nguồn lợi thuỷ sinh, tiềm năng các vùng
nước, biến chúng thành những sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con
người, trong quá trình sản xuất kinh doanh ở ngành KTTS không chỉ diễn ra
sự tác động của con người vào tự nhiên, mà còn diễn ra sự tác động qua lại
giữa con người với con người. Đó là mặt xã hội của quá trình sản xuất kinh
doanh ở ngành KTTS. Mặt xã hội đó thể hiện rõ mối quan hệ giữa người với


13
người trong quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và phân phối. Trong mỗi chế độ
kinh tế xã hội, các mối quan hệ ấy có sự khác nhau về chất. Trong điều kiện
phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay, Đảng và Nhà nước
ta chủ trương huy động mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế để đẩy
nhanh tốc độ phát triển kinh tế. Trong ngành KTTS cũng diễn ra đúng với chủ
trương đó. Theo đó, tính chất đa loại hình sở hữu và đa dạng hoá các quan hệ
phân phối cũng được diễn ra trong lĩnh vực KTTS. Trong đó, kinh tế nhà
nước giữ vai trò chủ đạo, chiếm giữ những lĩnh vực chủ chốt trong ngành
kinh tế này; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể đã và sẽ từng bước giữ
vai trò nền tảng đích thực trong phát triển KTTS; kinh tế tư nhân, tư bản cũng

được khuyến khích phát triển đúng định hướng. Như vậy, để đẩy nhanh tốc độ
phát triển của ngành KTTS, ngoài việc phát triển lực lượng sản xuất, ứng
dụng các thành tựu KHCN, còn phải coi trọng củng cố và phát triển quan hệ
sản xuất mới. Bên cạnh nguồn vốn đầu tư của nhà nước còn phải coi trọng thu
hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác. Các thành phần xã hội đều
bình đẳng trước pháp luật trong quá trình phát triển KTTS. Tuy vậy, cách
quan niệm ở khái niệm này, về căn bản mới chỉ đề cập đến mặt hoạt động
kinh tế, lực lượng sản xuất, còn mặt xã hội của sản xuất kinh doanh chưa
được đề cập một cách thoả đáng.
Với cách đặt vấn đề như trên, chúng ta có thể đưa ra một cách quan
niệm về ngành KTTS như sau: KTTS là một ngành sản xuất kinh doanh
tổng hợp mang tính đặc thù, có vai trò to lớn trong phát triển kinh tế - xã
hội, có quan hệ mật thiết với các ngành kinh tế khác và sự tiến bộ KHCN,
mà trước hết là hoá học và sinh học. KTTS bao gồm cả mặt kỹ thuật và mặt
xã hội trong các hoạt động gắn liền với bảo tồn, tái tạo, phát triển, khai
thác các nguồn lợi thuỷ sinh cùng tiềm năng các nguồn nước theo mục
tiêu và định hướng của nền kinh tế.


14
Với Khánh Hoà, khái niệm KTTS cũng không nằm ngoài những vấn đề
chung đó, song ở phạm vi tỉnh, ngành kinh tế này được thể hiện chủ yếu ở các
lĩnh vực: KTHS, NTTS, CBTS, một số hoạt động KHCN và dịch vụ hậu cần nghề
cá.
Như vậy, ngành KTTS bao hàm những nội dung khá rộng, có vị trí
quan trọng và có quan hệ chặt chẽ với các ngành, các lĩnh vực kinh tế khác,
thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển. Đồng thời, với nội hàm đó cho ta thấy rõ
hơn về những đòi hỏi mới trong quá trình vận động phát triển của ngành này.
Và theo đó, cần có những cách thức và giải pháp mới, thích hợp hơn nhằm
thúc đẩy sự phát triển hơn nữa của ngành kinh tế quan trọng này trong điều

kiện hiện nay.
1.1.2. Những yếu tố cơ bản chi phối đến quá trình phát triển ngành
kinh tế thuỷ sản ở Khánh Hoà hiện nay
* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thuỷ sinh
Khánh Hoà là tỉnh ven biển có nhiều tiềm năng lợi thế trong phát triển
KTTS. Toàn tỉnh có 5 trong tổng số 8 huyện, thị xã, thành phố nằm ở ven
biển, đảo. Đó là: huyện Vạn Ninh, huyện Ninh Hoà, huyện đảo Trường Sa,
thị xã Cam Ranh và thành phố Nha Trang. Các đơn vị này có tổng số 40 xã,
phường ven biển với 791.328 người, chiếm 82,89% dân số toàn tỉnh [5, tr.1].
Diện tích tự nhiên của tỉnh là 5.197 km2, bao gồm cả đất liền, đảo và quần
đảo. Vùng biển Khánh Hoà có diện tích rộng gấp nhiều lần đất liền, bao gồm
vùng nội thuỷ, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh
tế. Đây không chỉ là nơi khá thuận lợi cho các loại thuỷ hải sản sinh sống và
phát triển mà còn có một hệ sinh thái các khu rừng ngập mặn vốn được xác
định là khu sinh thái tiêu biểu của quốc gia. Bờ biển Khánh Hoà kéo dài từ
mũi Đại Lãnh tới cuối vịnh Cam Ranh, có độ dài 520 km với nhiều vị trí
thuận lợi cho việc xây dựng các cảng [36, tr.7]. Dọc ven biển có rất nhiều bãi


15
và cồn cát. Những bãi cát này có độ phì kém, nghèo mùn, ít có giá trị đối với
sản xuất nông nghiệp. Nhưng, nếu được cải tạo thì những bãi cát này có thể
phục vụ tốt cho NTTS và phát triển du lịch. Với 2000 ha thuộc vùng đất mặn
và phèn mặn ở ven biển Ninh Hoà, 2400 ha ven biển Cam Ranh và 700 ha ở
ven biển Vạn Ninh có thể cải tạo nhanh chóng phục vụ NTTS.
Trên địa bàn tỉnh có nhiều đầm, vũng, vịnh như đầm Nha Phu, vũng
Thuỷ Triều, vịnh Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh... và nhiều bán đảo lớn
nhỏ. Các đầm, vịnh của Khánh Hoà có điều kiện tự nhiên, khí hậu và điều
kiện lý, hoá của nước biển thích hợp để phát triển mạnh nuôi trồng hải sản.
Phần lãnh hải có hệ thống đảo ven bờ. Huyện đảo Trường Sa cách bán đảo

Cam Ranh 250 hải lý có hàng trăm đảo nổi, đảo chìm, là tiền tiêu của Tổ
quốc, có vị trí chiến lược tổng hợp cả về kinh tế lẫn QP - AN. Nơi đây có
nhiều hải sản quý hiếm được xác định trong chiến lược khai thác xa bờ của cả
nước cũng như của tỉnh Khánh Hoà.
Khánh Hoà là tỉnh có nhiều sông ngòi. Dọc bờ biển, trung bình cứ từ 5
đến 7 km có một cửa sông suối đổ ra biển. Nhìn chung, sông ngòi ở Khánh
Hoà tương đối nhiều, nhưng đều ngắn và dốc, độ dốc dòng chảy và độ dốc lưu
vực đều lớn, mức độ tập trung lũ cao, khả năng thoát nước chậm, dễ gây lũ
lớn, đột ngột. Toàn tỉnh có khoảng trên 40 con sông, trong đó có hai con sông
chính là sông Cái Nha Trang (sông Cù) dài 75 km và sông Cái Ninh Hoà
(sông Dinh) dài 49 km. Đây là hai con sông có tiềm năng lớn về NTTS, thuỷ
lợi và thuỷ điện. Mặc dù mật độ sông suối khá dày, song phân bố không đều,
ở hai vùng cực Bắc và Nam của tỉnh ít sông ngòi nên khan hiếm nước mặt.
Hồ ở Khánh Hoà khá nhiều, nhưng phần lớn là hồ nhỏ. Hồ lớn nhất cũng chỉ
có diện tích trên dưới 10 km 2. Nguồn gốc các hồ đều do sông ngòi và hồ thuỷ
lợi tạo nên.
Lượng dòng chảy trong tỉnh khoảng 850 - 900 mm, biến đổi từ 400 mm


16
ở vùng Hòn Khói, Cam Ranh lên 1600 mm ở vùng núi cao Tây Bắc và Tây
Nam. Tổng lượng dòng chảy khoảng 4,4 km 3, gồm 4,1 km3 được tạo ra do
mưa trong nội tỉnh và 0,3 km 3 từ ngoài vào. Do thiếu công trình thuỷ lợi nên
phần lớn nước trong mùa mưa chảy ra biển, dẫn đến tình trạng thiếu nước
trong mùa khô thường xuyên xảy ra. Đây là vấn đề bất cập không chỉ đối với
đời sống sinh hoạt của cư dân mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến việc NTTS trên
địa bàn tỉnh.
Về nước ngầm, nhìn chung lượng nước ngầm trong tỉnh không nhiều và
luôn thay đổi theo mùa trong năm. Về mùa mưa, lượng nước ngầm phong phú
hơn mùa khô, nhưng mùa mưa ngắn mà mùa khô lại rất dài. Vì vậy, về mùa

khô mực nước ngầm rất thấp. Theo tài liệu điều tra của Liên đoàn địa chất
thuỷ văn III, nguồn nước ngầm Khánh Hoà không lớn, có thể khai thác phục
vụ sinh hoạt và cung cấp cho một số cơ sở công nghiệp nói chung, chế biến
thuỷ hải sản nói riêng. Nước ngầm ở Khánh Hoà phân bố không đều và chất
lượng nước ngầm là vấn đề đáng quan tâm đối với người sử dụng. Vùng ven
biển phần lớn bị nhiễm phèn, nhiễm mặn; trong nội địa, một số địa phương
như Ninh Hoà, Vạn Ninh nước bị nhiễm flour và nhiễm bẩn do các hoạt động
sản xuất, sinh hoạt gây nên.
Yếu tố thời tiết khí hậu và khí tượng thuỷ văn cũng chi phối rất lớn đến
phát triển KTTS trên địa bàn tỉnh. Nằm trong khu vực Duyên hải miền Trung,
Khánh Hoà chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng khô ráo, ôn hoà,
quanh năm nắng ấm với nhiệt độ bình quân trong năm khoảng 25-26 0C.
Khánh Hoà là tỉnh có nhiều nắng, tổng số giờ nắng trong năm lên tới 24002500 giờ. Ở khía cạnh nào đó, đây là điều kiện thuận lợi cho các hoạt động
nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thuỷ, hải sản. Tuy nhiên cũng cần phải thấy
sự khắc nghiệt của thời tiết đã gây ảnh hưởng không tốt cho phát triển NTTS
trên địa bàn tỉnh. Hàng năm, lượng mưa ít lại phân bố không đều theo các


17
tháng. Vào 4 tháng mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 12) lượng mưa chiếm tới
75%, thường gây ra ngập úng ở nhiều vùng. Trong khi đó 8 tháng mùa khô
(từ tháng 1 đến tháng 8) lượng mưa chỉ còn lại 25%, thường gây ra khô hạn
và cạn kiệt nguồn nước ở các ao hồ, sông suối. Các nghịch lý ấy đã tạo ra cho
ngành NTTS biết bao khó khăn, nhiều khi gây thiệt hại khá nghiêm trọng, cả
khi ngập úng cũng như khi khô hạn.
Bình quân mỗi năm Khánh Hoà có khoảng 0,6 cơn bão với tốc độ gió
từ cấp 10 trở xuống, đôi khi mạnh tới cấp 11, cấp 12 và trên cấp 12. Bão và áp
thấp nhiệt đới kèm theo mưa lớn là nguyên nhân của những trận lũ lớn. Bão
gây ra sóng lớn làm chìm tàu thuyền và gây thiệt hại không nhỏ đối với ngư
dân NTTS trên biển.

Biển Khánh Hoà chịu ảnh hưởng của hai dòng hải lưu chính. Dòng hải
lưu nóng chảy từ xích đạo lên, thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 2 năm sau.
Dòng hải lưu lạnh chảy từ Đài Loan xuống, thịnh hành từ tháng 12 đến tháng 3.
Hai dòng hải lưu này chảy gần bờ, chảy ngược chiều nhau và đều do gió mùa
tạo nên. Dòng hải lưu nóng đưa nhiều sinh vật phù du đến, nhiệt độ lại thích
hợp, nên tập trung nhiều đàn cá tạo thành ngư trường lớn, năng suất đánh bắt
cao. Dòng hải lưu lạnh lại đẩy cá ra xa bờ, làm ảnh hưởng đến năng suất và
sản lượng đánh bắt. Tuy nhiên thời gian ảnh hưởng của dòng hải lưu này
trong năm không dài. Hoạt động thuỷ triều tạo nên hiện tượng nước trồi lưu
động, thuận lợi cho nghề đánh bắt cá.
Về tài nguyên thuỷ sinh, nói đến tài nguyên thuỷ sinh vật ở Khánh Hoà
chủ yếu là nói đến nguồn lợi hải sản, vì vùng đồng bằng hẹp, độ dốc lớn, sông
suối ngắn, nên nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt không đáng kể. Vùng biển
Khánh Hoà có tỉ lệ các chất vi lượng trong nước biển khá cao, cùng với nhóm
thực vật phù du rất đa dạng, phong phú, tạo ra nguồn thức ăn quan trọng cho
các loại hải sản. Nhờ đó, vùng biển Khánh Hoà trở thành một trong những


18
vùng biển có tài nguyên phong phú ở nước ta. Nơi đây có khá nhiều loại hải
sản quý hiếm khu trú và sinh sôi. Theo số liệu nghiên cứu của Viện nghiên
cứu biển, Khánh Hoà có tổng trữ lượng hải sản khoảng 92.000-110.000 tấn,
trong đó vùng biển ven bờ và đầm vịnh có trữ lượng khoảng 10.000-15.000
tấn, vùng biển lộng có trữ lượng từ 50.000 tấn đến 60.000 tấn. Trong đó, quan
trọng nhất là các loại cá nổi và cá di cư có giá trị kinh tế lớn. Cá nổi chiếm tới
70% tổng trữ lượng. Ngoài cá, vùng biển Khánh Hoà còn có các nguồn lợi
khác như: tôm, cua, ghẹ, ruốc, mực, sứa, rong biển... Đây là nguồn tài nguyên
tự nhiên rất quý và cũng là ưu thế riêng chi phối quá trình phát triển ngành
KTTS ở Khánh Hoà.
Do đặc điểm tự nhiên thuận lợi, ở Khánh Hoà có khá nhiều khả năng

phát triển nuôi trồng các loại cá đặc sản, có giá trị xuất khẩu cao. Trong đó cá
mú, cá song, cá ngựa và một số loại cá cảnh có rất nhiều ưu thế. Nếu được
đầu tư phát triển đúng mức, chắc chắn sẽ mang lại nguồn lợi kinh tế khá lớn
cho bà con cũng như nguồn thu ngân sách của tỉnh.
Các đầm, vịnh ở Khánh Hoà được bao bọc bởi hệ thống đảo gần bờ,
khá kín gió và có độ mặn ổn định nên có thể phát triển mạnh nghề nuôi tôm,
cá trong lồng, bè. Trong đó, nuôi tôm hùm, cá mú trong lồng, bè tỏ ra thích
hợp và mang lại giá trị kinh tế cao nhất. Tôm he, tôm bạc, vẹm xanh, ốc
hương...cũng có thể phát triển nuôi trồng trên diện rộng và giá trị kinh tế của
nó cũng không kém. Nếu được đầu tư và có kế hoạch phát triển phù hợp, đây
sẽ là những thế mạnh của ngành KTTS Khánh Hoà.
Theo số liệu thống kê của các nhà nghiên cứu biển cho thấy, ở Khánh
Hoà có tới 7 trong tổng số 20 loài mực có giá trị kinh tế cao ở nước ta. Đánh
bắt mực là một nghề truyền thống của ngư dân Khánh Hoà, nếu đầu tư đúng
mức, hàng năm có thể khai thác khoảng 250 tấn.
Rong biển cũng là một nguồn lợi thuỷ sinh tự nhiên khá quan trọng ở


19
vùng biển Khánh Hoà. Tại đây có khá nhiều loại rong, trong đó rong mơ là
loại có khá nhiều ưu thế cả về trữ lượng và giá trị kinh tế. Tuy nhiên cho đến
nay, việc khai thác loại rong này vẫn còn diễn ra mang tính chất tư nhân, tự
phát là chủ yếu. Bởi vậy, tỉnh rất cần phải có quy hoạch, kế hoạch khai thác,
bảo vệ, tiến tới phát triển thành nghề nuôi rong hàng hoá, góp phần giải quyết
việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân vùng biển.
Ngoài ra, ở Khánh Hoà còn có các loại hải sản quý hiếm khác. Trong
đó hải sâm, bào ngư, trai ngọc, sò, vẹm xanh, ốc hương,... là những loại có giá
trị kinh tế khá cao. Tuy nhiên, cho đến nay phần lớn chúng chưa được khai
thác một cách có kế hoạch, chủ yếu vẫn là khai thác tự do. Tình hình đó
không những không tận dụng được ưu thế đặc thù của vùng biển mà còn có

nguy cơ xâm hại nhiều loại hải sản quý hiếm.
Như vậy, có thể nói điều kiện tự nhiên cùng với những nguồn lợi thuỷ
sinh của vùng biển Khánh Hoà là những nhân tố hết sức thuận lợi cho việc
đẩy mạnh phát triển KTTS trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, để biến tiềm năng, thế
mạnh đó thành hiện thực đòi hỏi tỉnh phải quan tâm giải quyết hàng loạt các
vấn đề khác như: kết cấu hạ tầng kỹ thuật liên quan đến bảo đảm hậu cần và
dịch vụ nghề cá; phát huy những kinh nghiệm truyền thống của nhân dân địa
phương trong lĩnh vực thuỷ sản, đặc biệt là các làng nghề truyền thống; nhanh
chóng chuyển giao những quy trình kỹ thuật, công nghệ hiện đại có liên quan
đến lĩnh vực thuỷ sản từ các trung tâm nghiên cứu khoa học đứng chân trên
địa bàn để ứng dụng vào sản xuất.
* Kết cấu hạ tầng kỹ thuật liên quan đến bảo đảm hậu cần và dịch
vụ nghề cá
Cùng với các điều kiện tự nhiên, các yếu tố hạ tầng kỹ thuật cũng tác
động, chi phối mạnh đến quá trình phát triển kinh tế- xã hội nói chung, phát
triển ngành thuỷ sản nói riêng trên địa bàn tỉnh. Khánh Hoà có vị trí địa lý hết


20
sức thuận lợi để phát triển đầy đủ các loại hình giao thông vận tải, bao gồm cả
đường bộ, đường biển, đường sắt và đường hàng không. Ngoài tuyến đường
sắt Bắc-Nam và quốc lộ 1A chạy qua, trên địa bàn tỉnh còn có sân bay Nha
Trang, sân bay Cam Ranh và có các cảng biển nằm rất gần đường hàng hải
quốc tế. Hệ thống cảng biển, cảng cá ở Khánh Hoà có luồng lạch rộng, độ sâu
lớn lại khá kín gió, tạo nhiều tiện lợi cho tàu thuyền ra vào, neo đậu và tránh
giông bão. Trên địa bàn tỉnh có 5 cảng biển (Nha Trang, Cam Ranh, Ba Ngòi,
Hòn Khói, Văn Phong) và hàng chục cảng cá cùng các bến bãi khác. Các cảng
này không chỉ là cửa ngõ để mở rộng giao lưu, hợp tác với bên ngoài mà còn
tạo nhiều thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá.
Những lợi thế về giao thông vận tải với đầy đủ các loại hình như vậy giúp cho

Khánh Hoà có điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu với các tỉnh trong
nước và quốc tế, hình thành các trung tâm trung chuyển hàng hoá và dịch vụ
cho các tỉnh lân cận. Và theo đó, ngành KTTS của tỉnh cũng có điều kiện để
phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá với trình độ ngày càng cao.
Điện là một yếu tố quan trọng để đẩy mạnh tốc độ phát triển sản xuất,
thực hiện CNH, HĐH các ngành kinh tế, trong đó có KTTS. Trong những
năm qua, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự chủ động tích cực của
địa phương, hệ thống điện đã vươn tới khắp các xã trong toàn tỉnh. Có điện,
bà con ngư dân có điều kiện để đẩy mạnh nuôi trồng và CBTS. Các trại tôm
giống và trang trại tôm thịt được nuôi trồng bằng phương pháp công nghiệp
theo đó cũng phát triển mạnh mẽ. Các cơ sở sản xuất thức ăn phục vụ NTTS,
cơ sở sản xuất ngư cụ và các cơ sở chế biến từng bước được phát triển, đáp
ứng nhu cầu nuôi trồng, đánh bắt và CBTS của các địa phương trong tỉnh.
Nói đến hệ thống hạ tầng kỹ thuật nghề cá trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà
còn phải kể đến các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sửa chữa và đóng mới tàu
thuyền. Ngoài nhà máy tàu biển Hyundai -Vinashin tại Ninh Hoà có thể đóng


21
mới và sửa chữa các tàu có trọng tải 400.000 tấn, với công nghệ tiên tiến, ở
Khánh Hoà còn có 24 xưởng đóng và sửa chữa tàu thuyền. Trong đó có 22
xưởng có thể đóng mới các tàu vỏ gỗ trang bị động cơ 350 mã lực và 2 xưởng
có thể đóng tàu vỏ composite trang bị động cơ 250 mã lực. Điều đó cho thấy,
năng lực sửa chữa và đóng mới tàu thuyền phục vụ cho việc đánh bắt thuỷ sản
và vận tải biển của Khánh Hoà là khá lớn.
Đó là những yếu tố thuộc về kết cấu hạ tầng, đáp ứng các dịch vụ và hậu
cần nghề cá, có tác động rất lớn đối với quá trình phát triển ngành KTTS ở
Khánh Hoà hiện nay.
*Những trung tâm khoa học kỹ thuật và đào tạo trên địa bàn tỉnh có
liên quan đến lĩnh vực KTTS

Hiện nay, tỉnh Khánh Hoà có hơn 20 cơ quan khoa học kỹ thuật và đào
tạo của Trung ương đóng trên địa bàn, trong đó có những cơ quan khoa học
lớn liên quan trực tiếp đến phát triển ngành KTTS như: Viện Hải dương học;
Trường Đại học Thuỷ sản; Trung tâm Nghiên cứu thuỷ sản III; Đài Khí tượng
thuỷ văn khu vực Nam Trung Bộ; Phân viện quy hoạch và Thiết kế nông
nghiệp miền Trung; Học viện Hải quân. Các cơ quan khoa học của Trung
ương có mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động KHCN ở địa phương, trong đó
có khoa học thuỷ sản.
Viện Hải dương học được thành lập từ năm 1922, qua nhiều giai đoạn
đổi mới, tổ chức và sắp xếp lại đến nay đã trở thành một trung tâm khoa học
lớn. Sau hơn 80 năm xây dựng và phát triển, Viện Hải dương học đã có nhiều
đóng góp cho cho công cuộc chinh phục, khai thác và bảo vệ các nguồn lợi
vùng biển của đất nước. Đồng thời, thực hiện nhiều đề tài phục vụ trực tiếp
cho phát triển ngành KTTS và bảo vệ môi trường biển của Khánh Hoà. Đến
nay, Viện đã có hơn 1.100 công trình nghiên cứu, điều tra cơ bản về điều kiện
tự nhiên, tài nguyên và nguồn lợi biển; các công trình nghiên cứu về công


22
nghệ trên lĩnh vực sinh vật và môi trường biển. Ngoài ra, Viện còn làm công
tác đào tạo cán bộ có trình độ sau đại học chuyên ngành Hải dương học; tham
gia giáo dục cộng đồng, nâng cao ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học và môi
trường biển; triển khai các chương trình hợp tác quốc tế về nghiên cứu biển
với nhiều nước trên thế giới.
Trường Đại học Thuỷ sản là nơi đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng
cao cho ngành KTTS cả nước với 20 chuyên ngành đào tạo ở 4 bậc học (sau
đại học, đại học, cao đẳng và trung cấp - công nhân kỹ thuật). Số con em của
tỉnh Khánh Hoà theo học các ngành nghề đào tạo của Trường ngày càng
đông. Nếu như năm 1998 chỉ có khoảng trên dưới 800 sinh viên, thì hiện nay,
trong số gần 15 nghìn sinh viên các bậc học tại Trường Đại học Thuỷ sản có

tới gần 5 nghìn sinh viên là con em nhân dân Khánh Hoà, chiếm tỉ trọng 33%.
Ngoài nhiệm vụ đào tạo, trường đã thành lập và phát triển các trung tâm
nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Năm 1990, Trung tâm nghiên cứu tàu cá và thiết bị của Trường đã chế tạo
thành công tàu đánh cá từ vật liệu composite, từ đó mở ra hướng mới trong
công nghệ đóng tàu. Đến nay Trung tâm nghiên cứu NTTS cũng đã triển khai
nghiên cứu và ứng dụng thành công nhiều đề tài về cá nước ngọt, sản xuất
tôm giống, phòng và trị bệnh cho tôm cá. Trong những năm gần đây, Trung
tâm nghiên cứu CBTS thuộc trường Đại học Thuỷ sản đã nghiên cứu thành
công nhiều mặt hàng thuỷ sản. Điển hình là nước mắm viên, agar, các loại đồ
hộp, surimi, hải sâm khô.
Trong 32 năm, trường đã thực hiện 400 công trình khoa học, trong đó có
16 đề tài cấp nhà nước và gần 100 đề tài cấp bộ, tạo điều kiện cho ngành
KTTS cả nước nói chung, Khánh Hoà nói riêng phát triển nhanh chóng [48,
tr.359].
Trung tâm Nghiên cứu thuỷ sản III của Bộ Thuỷ sản được thành lập năm


23
1984, với chức năng nhiệm vụ là nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng
công nghệ sản xuất giống và nuôi trồng các loại thuỷ sản có giá trị kinh tế
cao; nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật khai thác, chế biến và bảo vệ nguồn lợi
thuỷ sản ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Đây là một trong những đơn
vị đi đầu trong nghiên cứu sản xuất nhiều giống hải sản có giá trị kinh tế cao.
Những năm qua, Trung tâm đã sản xuất thành công nhiều loại giống hải sản
quý hiếm như: ốc hương, cua biển, ghẹ xanh, vẹm xanh, bào ngư. Hiện tại
Trung tâm đang tiến hành nghiên cứu sản xuất các loại giống hải sâm, mực
nang, cầu gai (nhum sọ)... Nhiều đề tài khoa học của Trung tâm đã được các
địa phương trong vùng ứng dụng vào sản xuất có hiệu quả. Năm qua, Trung
tâm đã cung cấp 10 triệu con ốc hương cho ngư dân các tỉnh Khánh Hoà,

Ninh Thuận, Thừa Thiên - Huế. Nhờ đó, các địa phương đã thu được một sản
lượng khá lớn ốc hương thương phẩm. Cũng trong năm qua, Trung tâm đã sản
xuất trên 20 vạn con cua giống cung cấp cho các ao nuôi ở các tỉnh Khánh
Hoà, Nghệ An, Hải Phòng [38, tr.3]. Nhờ vậy, các địa phương đã tạo được
nguồn nguyên liệu hải sản để sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh
tế cao và phục vụ tiêu dùng nội địa, góp phần giải quyết việc làm cho nhân
dân, xoá đói giảm nghèo và tạo điều kiện cho nhiều người làm giàu bằng nghề
NTTS.
Đầu tháng 4 vừa qua, tại Sông Lô, xã Phước Đồng, thành phố Nha
Trang, Trung tâm Nghiên cứu thuỷ sản III đã khánh thành Trung tâm Nghiên
cứu và phát triển nuôi biển. Trung tâm này được xây dựng trên diện tích 3,4
ha, với kinh phí 7 triệu USD (do Chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn
lại). Khi đi vào hoạt động, tại đây sẽ tạo điều kiện cho các nhà khoa học trong
và ngoài nước nghiên cứu, sản xuất nhân tạo các loài hải sản có giá trị kinh tế
cao, nhằm tái tạo nguồn lợi thuỷ sản, thúc đẩy mạnh mẽ nuôi trồng và CBTS
trong nước cũng như ở Khánh Hoà.


24
Nhờ sự phối hợp và giúp đỡ của ba trung tâm này, Sở Thuỷ sản Khánh
Hoà đã nghiên cứu thành công quy trình sản xuất tôm sú giống nhân tạo. Và
từ đó làm cho Khánh Hoà đã trở thành nơi cho tôm sú đẻ nhân tạo đầu tiên và
cũng là nơi cung cấp tôm sú giống nhiều nhất cho cả nước.
Ngoài ra, các đơn vị Hải quân đóng quân trên địa bàn, đặc biệt là Học
viện Hải quân cũng có đóng góp đáng kể cho sự phát triển của ngành KTTS
Khánh Hoà. Tuy không tác động ảnh hưởng trực tiếp như các đơn vị nói trên,
song Học viện Hải quân cũng gián tiếp góp phần quan trọng vào sự phát triển
của ngành KTTS tỉnh Khánh Hoà. Ngoài việc tạo ra môi trường hoà bình ổn
định cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung, KTTS nói riêng, Học viện còn
góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành KTTS thông qua

các hoạt động liên kết đào tạo với Trường Đại học Thuỷ sản, Trường Công
nhân kỹ thuật... Với lực lượng giảng viên đông đảo, giàu kinh nghiệm cùng
với hệ thống trang thiết bị kỹ thuật khá hiện đại, Học viện có thể trực tiếp tiến
hành đào tạo nguồn nhân lực cho ngành KTTS trong các lĩnh vực như khai
thác hàng hải, máy tàu, cán bộ chỉ huy điều khiển tàu, thông tin liên lạc... Tuy
nhiên, trong thời gian qua, các hoạt động này vẫn chưa được phát huy mạnh
mẽ, chỉ mới dừng lại ở các hoạt động liên kết đào tạo với một số trường.
*Kinh nghiệm của nhân dân và các làng nghề thuỷ sản truyền thống ở
Khánh Hoà
Ở Khánh Hoà, nhân dân biết nuôi cá nước lợ khá sớm. Cách đây trên 100
năm, nông, ngư dân đã biết đắp bờ bao trên các bãi triều có sú vẹt, tạo thành
đìa nuôi tôm cá một cách tự nhiên [48, tr.235].
Khánh Hoà cũng được coi là một trong những cái nôi của nhiều ngành
nghề truyền thống trong lĩnh vực thuỷ sản. Trên địa bàn tỉnh hiện đang tồn tại
hàng chục làng nghề sản xuất kinh doanh thuỷ sản, bao gồm cả đánh bắt, nuôi
trồng và CBTS. Nghề đánh bắt thuỷ sản, đặc biệt là đăng, khai thác yến sào,


25
câu cá ngừ, câu mực, bắt tôm hùm, khai thác các nhuyễn thể hai mảnh vỏ... đã
có từ rất lâu đời. Nghề đăng xuất hiện sớm nhất cùng với các làng vạn chài ở
Đại Lãnh, Vạn Giã, Vạn Lương. Nghề này chủ yếu đánh bắt các đàn cá di cư
như cá thu, cá ngừ.... Nổi tiếng hơn cả có sở đăng Vĩnh Y Hồ Na ở Vạn Ninh
và Hòn Nọc ở Nha Trang. Hoạt động sản xuất nghề đăng đòi hỏi phải có sự
hợp tác về nhiều mặt như: lao động, vốn, cung ứng vật tư và tiêu thụ sản
phẩm, do vậy phương thức tổ chức khai thác phải thành các tổ, đội. Các gia
đình ngư dân trong các làng nghề truyền thống luôn bám biển để sống, họ rất
tinh thông về luồng lạch và đánh bắt theo lối thủ công. Tuy nhiên, cho đến
nay ở các làng nghề KTHS của Khánh Hoà chủ yếu vẫn dựa vào các loại tàu
thuyền nhỏ, có công suất dưới 30 mã lực. Do đó họ chỉ có thể khai thác gần

bờ với năng suất thấp và có nguy cơ làm cho nguồn lợi ven bờ ngày càng cạn
kiệt. Từ đó đặt ra cho Khánh Hoà phải tiến hành đồng bộ các giải pháp nhằm
đẩy mạnh phát triển các đội tàu KTHS xa bờ giống như kinh nghiệm từ một
số nước trong khu vực.
Nhân dân Khánh Hoà có nhiều kinh nghiệm và đi đầu trong cả nước về
kỹ thuật nuôi trồng các loại thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, nhất là tôm hùm,
cá mú, tôm sú. Một số địa phương ở Khánh Hoà có khá nhiều kinh nghiệm
trong việc cho tôm sú đẻ nhân tạo. Nhờ đó Khánh Hoà trở thành nơi cung cấp
tôm sú giống nhiều nhất cho cả nước. Nhân dân Khánh Hoà cũng có rất nhiều
kinh nghiệm quý báu trong chế biến và bảo quản thuỷ sản. Trong đó phải kể
đến các làng nghề làm nước mắm, mắm tôm, sứa muối phèn, tôm khô và cá
khô. Chính nhờ những kinh nghiệm lâu đời trong CBTS đã góp phần tạo ra
những sản phẩm nổi tiếng của “Xứ Trầm hương” trên thị trường trong và
ngoài nước. Trong đó phải kể đến mực khô, mực tẩm gia vị và nước mắm.
Nghề chế biến nước mắm ở Khánh Hoà đã có cách đây hàng trăm năm. Từ
lâu, nước mắm Cửa Bé (Vĩnh Trường), Chụt (Vĩnh Nguyên) đã nổi tiếng


26
trong toàn quốc. Hiện nay, kinh nghiệm truyền thống cùng với công nghệ
CBTS hiện đại đang được kết hợp chặt chẽ với nhau tạo ra bước đi lên khá
vững chắc của ngành KTTS Khánh Hoà.
*Du lịch và việc quảng bá các sản phẩm thuỷ sản thông qua các hoạt
động du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà
Du lịch là một hình thức hoạt động kinh tế tổng hợp, đa dạng, phong phú
với sự tham gia của các thành phần kinh tế. Phát triển du lịch tạo điều kiện
thuận lợi để thúc đẩy các hoạt động giao lưu, thương mại, góp phần quảng bá
các sản phẩm thế mạnh của địa phương, trong đó có sản phẩm thuỷ sản.
Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, lịch sử văn hoá đã đem đến cho Khánh
Hoà một tiềm năng lớn để phát triển du lịch. Loại hình du lịch của Khánh Hoà

rất phong phú, đa dạng, bao gồm: du lịch sinh thái biển-đảo, du lịch nghỉ
dưỡng chữa bệnh, du lịch chơi golf, du lịch săn bắn, du lịch câu cá, du lịch
cùng du thuyền, du lịch sưu tầm - nghiên cứu, du lịch kết hợp với hội nghị hội thảo, du lịch tham quan vãn cảnh...trong đó du lịch sinh thái biển - đảo núi - rừng là thế mạnh nhất. Thành phố Nha Trang được xác định là một trong
mười trung tâm du lịch lớn trong cả nước. Năm 2003, Vịnh Nha Trang được
công nhận là 1 trong số 29 vịnh đẹp nhất thế giới. Với lợi thế của một thành
phố biển, có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng và có lịch sử văn hoá lâu
đời, Nha Trang - Khánh Hoà là một địa danh du lịch không chỉ hấp dẫn du
khách trong nước, mà còn hấp dẫn mạnh mẽ khách du lịch nước ngoài. Hàng
năm Khánh Hoà tiếp đón hàng vạn lượt khách trong nước và quốc tế đến
tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng. Đó cũng là cơ hội hết sức thuận lợi để quảng
bá, giới thiệu và tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản của Khánh Hoà. Nếu tỉnh có
chiến lược kết hợp giữa hướng dẫn tham quan du lịch với quảng bá sản phẩm
thuỷ sản, thì tiềm năng về thị trường của ngành KTTS sẽ không ngừng được
mở rộng. Đây là điều kiện quan trọng hàng đầu để đẩy mạnh phát triển ngành


27
KTTS Khánh Hoà theo hướng sản xuất hàng hoá lớn. Trong bài phát biểu khi
về dự Lễ hội hoa đăng nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày Truyền thống của
ngành Thuỷ sản Việt Nam tại Khánh Hoà, đồng chí Tạ Quang Ngọc - Bộ
trưởng Bộ Thuỷ sản đã khẳng định: “So với các tỉnh khác trong khu vực Nam
Trung Bộ, Khánh Hoà là một tỉnh rất thuận lợi, giàu tiềm năng trong việc phát
triển KTTS, nhất là trong lĩnh vực đánh bắt, nuôi trồng. Nếu Khánh Hoà kết
hợp tốt phát triển KTTS với “ngành công nghiệp không khói”, trong tương lai
không xa, đây sẽ là động lực rất lớn, tác động đến tăng trưởng kinh tế- xã hội
của địa phương”[45, tr.2].
Như vậy, bên cạnh một số yếu tố không thuận lợi, Khánh Hoà có khá
nhiều yếu tố tạo cơ hội cho đẩy mạnh phát triển KTTS. Phân tích, làm rõ
những yếu tố này cho ta một cách nhìn mới, phù hợp hơn trong xác định chiến
lược và kế hoạch phát triển ngành KTTS ở Khánh Hoà hiện nay.

1.2. Vai trò của ngành kinh tế thuỷ sản trong xây dựng thế trận quốc
phòng ở Khánh Hoà hiện nay
Để làm rõ vai trò của ngành KTTS trong xây dựng TTQP, trước hết cần
có sự thống nhất về quan niệm, nội dung và yêu cầu xây dựng TTQP.
Trong thuật ngữ quân sự, “thế” được quan niệm là tổng thể các hoàn
cảnh và điều kiện mà mỗi bên tham chiến dựa vào để phát huy sức mạnh
trong tác chiến. “Thế trận” được quan niệm là tổ chức và bố trí lực lượng để
tiến hành chiến tranh và hoạt động tác chiến. Thực tiễn quân sự cho thấy,
muốn có thế phải có một lực nhất định. Có lợi về “thế” thì với một “lực” nhỏ
cũng có thể phát huy tác dụng lớn, yếu có thể trở thành mạnh, ít có thể địch
nhiều. Bàn về quan hệ giữa “thế”và “lực” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra thí
dụ hết sức sinh động, với đại ý là: quả cân tuy chỉ có 1 kilôgam nhưng ở vào
thế lợi thì lực sẽ tăng lên rất nhiều, có sức mạnh làm bổng được một lực nặng
hàng trăm kilôgam.


28
Về quốc phòng, từ trước đến nay có nhiều quan niệm rộng, hẹp khác
nhau. Trước đây, quốc phòng thường được quan niệm chủ yếu ở lĩnh vực hoạt
động quân sự để phòng thủ đất nước. Ngày nay quan niệm về quốc phòng
rộng hơn, không chỉ bó hẹp ở lĩnh vực hoạt động quân sự mà bao hàm cả hoạt
động đối ngoại, đối nội và an ninh quốc gia. Quốc phòng gắn bó chặt chẽ với
an ninh quốc gia, an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh xã hội, an ninh
văn hoá… Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam định nghĩa: "quốc phòng là
công cuộc giữ nước của một quốc gia, gồm tổng thể các hoạt động đối nội và
đối ngoại về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học của Nhà nước và
nhân dân để phòng thủ đất nước, tạo nên sức mạnh toàn diện, cân đối, trong
đó có sức mạnh quân sự là đặc trưng, nhằm giữ được hoà bình, đẩy lùi, ngăn
chặn các hoạt động gây chiến của kẻ thù dưới mọi hình thức và quy mô. Quốc
phòng là hoạt động của cả nước, trong đó lực lượng vũ trang là nòng cốt. Kẻ

thù xâm lược từ bên ngoài thường cấu kết với lực lượng phản động bên trong.
Do đó, quốc phòng phải luôn luôn kết hợp chặt chẽ với an ninh bảo vệ đất
nước, bảo vệ chế độ" [22, tr. 6]. Như vậy, sức mạnh quốc phòng là sức mạnh
toàn dân, toàn diện trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng. Mục tiêu xây
dựng sức mạnh quốc phòng của ta là nhằm đẩy lùi và ngăn chặn mọi âm mưu,
hành động phá hoại, gây chiến của kẻ thù; sẵn sàng đánh bại mọi tình huống
chiến tranh nếu kẻ thù liều lĩnh gây ra; giữ vững hoà bình, bảo vệ vững chắc
sự nghiệp lao động hoà bình của nhân dân. Quốc phòng là nhiệm vụ trọng yếu
của cả nước, trong đó lực lượng vũ trang là nòng cốt. Hơn bao giờ hết, hiện
nay quốc phòng phải được kết hợp thật chặt chẽ với an ninh, làm thất bại cả
âm mưu thủ đoạn của kẻ thù bên ngoài và kẻ thù bên trong, ngăn chặn và làm
thất bại các hoạt động vũ trang và phi vũ trang của các thế lực thù địch chống
phá cách mạng nước ta.
Nước ta là một quốc gia đất không rộng, người không đông, tiềm lực


×