Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

(Luận văn thạc sĩ) phân tích chi phí điều trị xơ gan mất bù do viêm gan c tại bệnh viện nhiệt đới hồ chí minh và bệnh viện bạch mai hà nội năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 71 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA Y DƯỢC

NGUYỄN VĂN QUANG

PHÂN TÍCH CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ XƠ GAN MẤT BÙ
DO VIÊM GAN C TẠI BỆNH VIỆN NHIỆT ĐỚI HỒ
CHÍ MINH VÀ BỆNH VIỆN BẠCH MAI HÀ NỘI
NĂM 2015

KHOÁ LUẬN TỐT NGIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA Y DƯỢC
NGUYỄN VĂN QUANG

PHÂN TÍCH CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ XƠ GAN MẤT BÙ
DO VIÊM GAN C TẠI BỆNH VIỆN NHIỆT ĐỚI HỒ
CHÍ MINH VÀ BỆNH VIỆN BẠCH MAI HÀ NỘI
NĂM 2015

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC

Khoá: QH.2012.Y
Người hướng dẫn: Thạc sỹ. Bùi Thị Xuân
Thạc sỹ. Vũ Nữ Anh



HÀ NỘI- 2017


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………..………………………..1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………...…..3
1.1. TỔNG QUAN VỀ XƠ GAN ...............................................................................3
1.1.1. Tổng quan về dịch tễ .........................................................................................3
1.1.2. Tổng quan về bệnh lý........................................................................................4
1.1.3. Tiên lượng và biến chứng .................................................................................8
1.1.4. Điều trị xơ gan ................................................................................................11
1.2 TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ .............................................................13
1.2.1. Chi phí.............................................................................................................13
1.2.2. Phân tích chi phí điều trị
 ...............................................................................15
1.3 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ XƠ GAN MẤT BÙ

...................................................................................................................................16
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………............19
2.1. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT..............................................................19
2.1.1. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................19
2.1.2. Địa điểm khảo sát
..........................................................................................19
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 .........................................................................19
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
 ...................................................................................19
2.2.2. Đối tượng khảo sát ..........................................................................................19
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................19
2.3.1. Khảo sát đặc điểm của người bệnh điều trị xơ gan mất bù tại ba bệnh viện khảo
sát ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. ................................................................20
2.3.2. Tính chi phí trung bình trong đợt điều trị xơ gan mất bù tại ba bệnh viện tiến
hành nghiên cứu năm 2015. ......................................................................................20
2.3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí điều trị xơ gan mất bù tại các bệnh

viện tiến hành nghiên cứu năm 2015. .......................................................................21
2.3.4. So sánh chi phí điều trị xơ gan mất bù ............................................................22
2.4 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ...................................................................24
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN…………………………………………...25
3.1. KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI BỆNH XƠ GAN MẤT BÙ ĐIỀU TRỊ
NỘI TRÚ TẠI HAI BỆNH VIỆN TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU............................21
3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu của bệnh nhân ………………………………………...21
3.1.2. Đặc điểm bệnh lý và BHYT của bệnh nhân…………………………………21


3.2. TÍNH CHI PHÍ TRUNG BÌNH ĐIỀU TRỊ XƠ GAN MẤT BÙ TẠI HAI
BỆNH VIỆN TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU NĂM 2015………………………….25
3.2.1. Tính chi phí điều trị theo thành phần……………………………………......25
3.2.2.Tính chi phí theo đối tượng chi trả ..................................................................32
3.3. PHÂN TÍCH YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ XƠ GAN
MẤT BÙ TẠI HAI BỆNH VIỆN NGHIÊN CỨU NĂM 2015……………………32
3.3.1. Phân tích mối liên hệ giữa giới tính và chi phí điều trị xơ gan mất bù……...32
3.3.2. Phân tích mối liên hệ giữa nhóm tuổi và chi phí điều trị xơ gan mất bù……32
3.3.3. Phân tích mối liên hệ giữa số ngày điều trị và chi phí điều trị xơ gan mất
bù…………………………………………………………………………………...33
3.3.4. Phân tích mối liên hệ giữa nơi ở và chi phí điều trị…………………………34
3.3.5. Phân tích mối liên hệ giữa số bệnh kèm theo và chi phí điều trị……………35
3.4. SO SÁNH CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ XƠ GAN MẤT BÙ…………………………36
3.4.1. So sánh chi phí điều trị xơ gan mất bù với các quốc gia trên thế giới………36
3.4.2. So sánh chi phí điều trị xơ gan mất bù với mức chi trả bình quân bằng tiền túi
theo hộ gia đình…………………………………………………………………….38
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT…………………………………………....43
4.1. KẾT LUẬN.…………………………………………………………………..40
4.2. ĐỀ XUẤT……………………………………………………………………...41
4.2.1. Những hạn chế của đề tài…………………………………………………….41

4.2.2. Kiến nghị…………………………………………………………………….41


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. Phân loại chi phí...................................................................................................... 14
Hình 2. Chi phí trung bình (VNĐ) của các thành phần trong CPYTTT .............................. 29
Hình 3.Tỷ lệ chi phí trung bình các thành phần trong CPTTYT ......................................... 29
Hình 4. Chí phí trung bình các thành phần trong dịch vụ y tế ............................................. 30
Hình 5. Tỷ lệ chi phí trung bình theo thành phần của DVYT ............................................. 31
Hình 6. Chi phí trực tiếp y tế trung bình theo đối tượng chi trả .......................................... 32
Hình 7. Tỷ lệ chi phí trung bình theo thành phần của CPYTTT ......................................... 33
Hình 8. Chi phí chi trả các thành phần của CPYTTT giữa người bệnh và BHYT .............. 34
Hình 9. Chi phí điều trị trung bình theo giới tính ................................................................ 35
Hình 10. Chi phí trung bình điều trị theo nhóm tuổi ........................................................... 36
Hình 11. Chi phí trung bình điều trị theo số ngày nội trú .................................................... 36
Hình 12. Chi phí trung bình điều trị theo nơi ở ................................................................... 37
Hình 13. Chi phí trung bình điều trị theo số bệnh kèm theo cùng điều trị .......................... 38
Hình 14. Quy trình tìm kiếm nghiên cứu ............................................................................. 39
Hình 15. So sánh chi phí điều trị xơ gan mất bù giữa các quốc gia..................................... 40
Hình 16. So sánh tỷ lệ chi phí điều tri xơ gan/ GDP bình qn đầu người ......................... 41
Hình 17. So sánh chi phí điều trị xơ gan vơi OPP /năm ...................................................... 42

















DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.Cách cho điểm theo Child - Pugh (1991) .................................................................. 9
Bảng 2. Tổng hợp các nghiên cứu đánh giá chi phí điều trị xơ gan mất bù trên thế giới. ... 16
Bảng 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí điều trị xơ gan mất bù, phép thống kê và mô tả
biến....................................................................................................................................... 21
Bảng 4. Đặc điểm nhân khẩu mẫu nghiên cứu. ................................................................... 25
Bảng 5. Đặc điểm bệnh lý của bệnh nhân ............................................................................ 26
Bảng 6. Tổng hợp kết quả các nghiên cứu đánh giá chi phí điều trị xơ gan mất bù và GDP
các nước năm 2015 .............................................................................................................. 40























DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
A/G

Tiếng Việt

BHYT
CI

Bảo hiểm y tế
Chi phí gián tiếp

COI
CP
CPI
CPTTYT
DC

Giá thành bệnh
Chi phí
Chỉ số giá tiêu dung
Chi phí trực tiếp y tế

Chi phí trực tiếp

DVYT
GDP

Dịch vụ y tế
Tổng sản phẩm quốc
nội bình quân đầu
người

GOT, GPT

HC, BC, TC
HCV
HSBA
KOSIS
OOP

Tiếng Anh
Albumin/Globulin

Indirect Cost
Cost Of Illness
Consumer Price Index
Direct Cost


Gross Domestic Product
Glutamat Oxaloacetat
Transaminase
Glutamat Pyruvat Transaminase


Hồng cầu, bạch cầu,
tiểu cẩu
Vi rút viêm gan C
Hồ sơ bệnh án
Báo cáo thống kê
thông tin Hàn Quốc về
nguyên nhân tử vong
Mức chi trả trung bình Out-Of-Pocket
cho y tế bằng tiền túi
của hộ gia đình

TM
VTYT
WHO

Tĩnh mạch
Vật tư y tế
Tổ chức Y tế Thế giới

World Health Organization


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn tất cả Quý thầy cô trong Khoa Y Dược,
Đại học Quốc Gia Hà Nội – những người đã dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho em
trong suốt 5 năm học vừa qua. Em xin gửi lời cảm ơn tới Quý thầy cô Bộ môn Quản
lý Dược đã tạo điều kiện cho em thực hiện khoá luận tốt nghiệp.
Em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cơ Thạc sỹ. Bùi Thị Xuân, Thạc sỹ. Vũ
Nữ Anh đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và truyền đạt kinh nghiệm, tạo điều kiện giúp

em hoàn thành tốt nhất đề tài khố luận. Em xin chân thành cảm ơn cơ Tiến sỹ.
Nguyễn Thị Thu Thuỷ- Giảng viên Trường đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
đã đọc, nhận xét và góp ý đề tài, giúp em hồn thiện hơn bài của mình.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám Đốc Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội,
Bệnh viện Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh đã cho phép em được tiến hành đề tài
tạibệnh viện. Đồng thời, em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến các anh, chị phịng lưu
trữ thơng tin, phịng kế hoạch tổng hợp, phịng cơng nghệ thơng tin hiện đang cơng
tác tại các viện đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các bạn cộng tác viên đã tham gia hỗ trợ trong
quá trình khảo sát thu thập dữ liệu. Mặc dù đã nỗ lực, cố gắng hết sức mình để hồn
thành khố luận, song do kiến thức và kinh nghiệm cịn hạn chế nên khơng thể tránh
khỏi thiếu sót trong bài. Em kính mong nhận được sự thơng cảm và góp ý tận tình
của Q thầy cơ để khố luận được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Văn Quang


ĐẶT VẤN ĐỀ
Xơ gan là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật và
tử vong trên toàn thế giới [12], [29]. Theo thống kê năm 2001, xơ gan là nguyên nhân
gây tử vong xếp hàng thứ 10 ở Mỹ đối với nam giới và thứ 12 đối với nữ giới [32].
Hàng năm, ở Mỹ có khoảng 27.000 người chết vì xơ gan [32]. Theo thống kê của Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO), xơ gan là một trong mười tám nguyên nhân chính gây tử
vong. Việt Nam là nước có tỷ lệ người dân mắc bệnh xơ gan khá cao, chiếm 5% dân
số [1]. Số ca tử vong về xơ gan ở Việt Nam chiếm đến 3% trong tổng số ca tử vong
do bệnh tật gây ra [1].
Một trong những nguyên nhân chính gây xơ gan tại Việt Nam là do nhiễm vi
rút viêm gan, theo WHO Việt Nam là 1 trong 9 quốc gia vùng Tây Thái Bình Dương

đang phải đối mặt với đại dịch viêm gan vi rút vì tỷ lệ nhiễm vi rút cao [5], tỷ lệ nhiễm
vi rút viêm gan C (HCV) tại Việt Nam được đánh giá vào khoảng 1% đến 5% dân số
[5]. Khoảng 75%-85% số ca nhiễm HCV tiến triển đến viêm gan C mạn tính rồi chuyển
thành xơ gan [5]. Xơ gan thật sự trở thành vấn đề sức khỏe đáng báo động tại Việt
Nam [1].
Xơ gan với nhiều biến chứng nặng nề của như hội chứng gan thận, hôn mê gan
đến ung thư gan cùng nhiều biến chứng khác [2]. Kèm theo đợt điều trị kéo dài đòi
nhiều nhiều liệu pháp điều trị và dịch vụ y tế hỗ trợ, xơ gan gây gánh nặng kinh tế
không hề nhỏ cho người người bệnh và toàn xã hội. Trong những năm gần đây, đã có
những nghiên cứu đánh giá gánh nặng kính tế của xơ gan được cơng bố ở các quốc gia
tại Châu Âu, Phi và các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Một nghiên
cứu của Hàn Quốc cơng bố về phân tích quy mơ, dự đốn xu hướng về chi phí điều trị
xơ gan trong 5 năm tại nước này, theo báo cáo thì tổng chi phí điều trị xơ gan vào
khoảng 424,053 triệu USD/ năm [44]. Xơ gan cũng gây gánh nặng không hề nhỏ cho
Mexico và Đức [40]. Nghiên cứu thực hiện tại Mexico để ước tính chi phí hàng năm
để điều trị bệnh nhân xơ gan ở Viện an sinh xã hội Mexico. Nghiên cứu xác định chi
phí xơ gan theo giai đoạn bệnh Child - Pugh A, B, C và chi phí lần lượt là 1110.17
USD, 549,55 USD, 348,16 USD [49].
Tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể về phân tích cũng như đánh giá
chi phí điều trị xơ gan mất bù. Chính vì vậy, đánh giá chi phí điều trị của xơ gan mất
bù là cần thiết nhằm tạo cơ sở ước lượng gánh nặng kinh tế của bệnh, ước lượng được
chi phí điều trị xơ gan. Vì vậy, đề tài “PHÂN TÍCH CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN
XƠ GAN MẤT BÙ DO VIÊM GAN C TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI HÀ NỘI VÀ

1


BỆNH VIỆN NHIỆT ĐỚI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2015” được thực hiện
với các mục tiêu sau đây:
Mục tiêu chung:

Phân tích chi phí điều trị xơ gan mất bù tại một số bệnh viện tại Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015.
Mục tiêu cụ thể:
1.

Phân tích cơ cấu chi phí điều trị xơ gan mất bù.

2.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí điều trị xơ gạn mất bù tại
Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội và Bệnh viện Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh.
3.
So sánh chi phí điều trị xơ gan mất bù với mức chi trả y tế bình quân
bằng tiền túi theo hộ gia đình, so với thu nhập bình quân đầu người GDP và so với
một số nước trên thế giới.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ XƠ GAN
1.1.1. Tổng quan về dịch tễ
1.1.1.1. Trên thế giới
Xơ gan là một tổn thương gan mạn tính và ảnh hưởng đến hàng trăm triệu bệnh
nhân trên thế giới. Trong vòng 15 năm trở lại đây, tỷ lệ tử vong do xơ gan tăng cao. Xơ
gan chiếm tới 800.000 ca tử vong hàng năm, chiếm 1,3 % tổng số ca tử vong trên thế
giới. Theo phân loại của WHO, xơ gan là một trong mười tám nguyên nhân chính
gây tử vong trên thế giới, thứ 10 đối với nam giới và thứ 12 đối với nữ giới tại Mỹ
năm 2001 [32]. Ở Vương quốc Anh xơ gan là nguyên nhân của 6.000 người chết hàng
năm [43]. Ở Pháp tần xuất xơ gan có triệu chứng là 3000/ 1 triệu dân, trong đó do
rượu vang chiếm đa số. Tỷ lệ tử vong do xơ gan là 300 người/ 1 triệu dân hàng năm

[46]. Tỷ lệ sống sót 5 năm của bệnh nhân xơ gan do cồn và xơ gan không do rượu lần
lượt là 36 %, 14% [38]. Theo báo cáo thống kê thông tin thống kê Hàn Quốc (KOSIS)
về nguyên nhân tử vong hàng năm, thì tại nước này xơ gan được xếp thứ 8 nguyên
nhân gây tử vong vào năm 2009 và 6.868 người chết mỗi năm. Ở Đông Nam Á, vùng
Sahara Châu Phi, khoảng 15% dân số nhiễm viên gan B, C trong đó 25% dẫn đến xơ
gan [51].
Phân theo độ tuổi
Trên toàn thế giới, những người trung niên thường có nguy cơ mắc xơ gan cao
hơn những người trẻ tuổi. Xơ gan ít phổ biến với những người dưới 20 tuổi. Một
nghiên cứu tại Trung Quốc tuổi trung bình của tất cả các bệnh nhân là 50,5 ± 13 năm
tại thời điểm chẩn đoán [54]. Theo nghiên cứu của Esteban Mezey xơ gan xảy ra với
tỷ lệ cao ở lứa tuổi từ 45 -64 và 2 loại chủ yếu là xơ gan do rượu và xơ gan do vi rút:
63% ở người > 60 tuổi, 27% ở người trẻ. Theo Gary L. Davis, Johnson Y.N. Lau
nghiên cứu ở 306 bệnh nhân viêm gan virus C mạn tính thì 39% trở thành xơ gan ở
những người trên 50 tuổi và 19% ở những người dưới 50 tuổi [39].Tại Mỹ, theo một
nghiên cứu ở miền Tây nước này, thì xơ gan xảy ra với tỷ lệ cao ở những bệnh nhân
ở nhóm tuổi 35 – 54 tuổi [37].
Phân theo giới tính
Tỷ lệ mắc xơ gan ở nam giới thường cao hơn so với nữ giới và tỷ lệ nam: nữ
cũng khác nhau giữa các quốc gia ở các khu vực khác nhau. Tại Trung Quốc, tỷ lệ
nam: nữ mắc xơ gan là 4,9: 1(6719 nam giới so với 1361 nữ) [54]. Tại Anh tỷ lệ
này là 1,52: 1 [38]. Ở Hàn Quốc, số bệnh nhân mắc xơ gan đối với nam cũng cao
hơn 50% so với nữ [44].

3


1.1.1.2. Ở Việt Nam
Việt Nam là nước thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương, nơi có tỷ lệ người
dân mắc bệnh xơ gan khá cao, chiếm 5% dân số [1]. Số ca tử vong về xơ gan ở Việt

Nam chiếm đến 3% trong tổng số ca tử vong do bệnh tật gây ra [1].
Xơ gan là một bệnh tương đối phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới, theo thống
kê trước đây của Bệnh viện Bạch Mai xơ gan chiếm 37% trong các bệnh gan mật. Tại
khoa Nội Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên có trên 100 bệnh nhân xơ gan
điều trị mỗi năm [54].
Một nghiên cứu ở nước ta cho thấy, tuổi trung bình của bệnh nhân mặc xơ gan
ở nước ta từ 40- 50 tuổi, so với ở các nước Châu Âu từ 55 đến 59 thì tuổi trung bình
của nước ta sớm hơn các nước Châu Âu [53]. Tỷ lệ nam: nữ gần bằng 3:1[53].
1.1.2. Tổng quan về bệnh lý
1.1.2.1. Định nghĩa
Xơ gan tên Hy lạp là” kirrhose” có nghĩa là gan bị xơ, do Laennec đặt ra từ
năm 1819 khi mô tả tổn thương gan do nghiện rượu lâu ngày, từ đó bệnh được
mang tên ông được gọi là xơ gan Laennec [4]. Đến năm 1919 Fiesinger và Albot đã
phân biệt gan bị xơ hoá với xơ gan và định nghĩa xơ gan như sau: “Xơ gan là hậu
quả của rất nhiều tổn thương mạn tính dẫn tới huỷ hoại tế bào gan, tăng sinh tổ chức
xơ, tăng sinh tái tạo từ những tế bào gan lành và do đó làm đảo lộn hoàn toàn cấu
trúc của gan: các bè tế bào gan khơng cịn mối liên hệ bình thường với mạng lưới
mạch máu và đường mật nên gan không bảo đảm được chức năng bình thường của
nó” [6,27,11].
Theo WHO định nghĩa, “xơ gan là quá trình tổn thương gan lan tỏa với sự
thành lập tổ chức sợi và đảo lộn cấu trúc tế bào gan để rồi tái tạo thành từng nốt nhu
mơ gan mất cấu trúc bình thường và giảm chức năng”.
Xơ gan là hậu quả của các bệnh gan mạn tính do nhiều nguyên nhân khác
nhau nhưng biểu hiện lâm sàng khá giống nhau và diễn tiến qua 2 giai đoạn xơ gan
cịn bù và mất bù. Ngồi các triệu chứng chung của nó, có thể kèm theo các biểu
hiện lâm sàng khác đặc trưng cho nguyên nhân gây bệnh.
Như vậy xơ gan không phải là một bệnh riêng biệt mà là một hội chứng bệnh
lý, là hậu quả cuối cùng của quá trình tổn thương tế bào gan. Người ta thấy trong xơ
gan có sự kết hợp của 3 quá trình tổn thương:
Tổn thương tế bào gan

Tăng sinh tổ chức liên kết
Tái tạo tế bào gan

4


Ba quá trình này tác động lẫn nhau khiến cho xơ gan ngày một nặng thêm.
1.1.2.2 Nguyên nhân
Tuỳ thuộc theo từng vùng địa lý, sự hiểu biết về y học, phong tục tập quán và
thói quen sinh hoạt khác nhau mà tỷ lệ về các nguyên nhân gây xơ gan cũng khác
nhau.
-

Nguyên nhân xơ gan đầu tiên phải kể đến là do rượu.
Với các nước Châu Âu, Mỹ, La tinh thì nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan là
do rượu, theo thống kê thì 8 - 20% tổng số những người uống rượu thường xuyên trở
thành xơ gan [33]. Ở Pháp 80% nguyên nhân xơ gan là do rượu, không chỉ ở Pháp
mà các nước châu Âu, Mỹ nguyên nhân do rượu cũng chiếm tỷ lệ cao và là nguyên
nhân phổ biến nhất của các bệnh gan [42]. Ở Vương quốc Anh xơ gan do rượu chiếm
80% tổng số xơ gan [43]. Tại Mỹ 60- 70% nguyên nhân xơ gan là do rượu [37]. Số
ca bệnh nhân xơ gan do rượu tử vong chiếm 44% tử vong do xơ gan ở Mỹ [46]. Trong
các nguyên nhân gây xơ gan ở miền Tây nước Mỹ thuộc nhóm tuổi từ 35 - 54 thì rượu
chiếm phần lớn và xơ gan rượu đứng thứ 4 trong nguyên nhân tử vong ở đàn ông, thứ
5 ở phụ nữ [46].
Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân xơ gan do rượu ngày càng gia tăng theo tình
hình phát triển kinh tế xã hội cũng như theo thói quen sinh hoạt của người dân. Theo
Nguyễn Xuân Huyên xơ gan do rượu ở Việt Nam vào khoảng 6% [21]. Theo Bùi Văn
Lạc, Mai Hồng Bàng thì nguyên nhân xơ gan do rượu ở nước ta chiếm khoảng 20%
[14].
- Ngồi rượu, ngun nhân gây xơ gan cịn do vi rút.

Nguyên nhân này chủ yếu xảy ra ở các nước Châu Á, Tây Thái Bình Dương.
Trong một nghiên cứu ở Hồng Kông cho thấy trong tổng số các bệnh nhân xơ gan có
tới 89% có HBsAg (+) [46].Ở Australia nghiên cứu của Bird và cộng sự cho thấy xơ
gan do vi rút viêm gan C năm 1987 là 8.500 ca và ước tính đến năm 2010 sẽ là 17.000
ca [48]. Theo một nghiên cứu của Nhật Bản thì nguyên nhân chính gây xơ gan ở nước
này vẫn là HCV chiếm 60,9%, còn HBV chiếm 13,9 %[34]. Ở nước ta, 60% nguyên
nhân xơ gan do vi rút viêm gan B, C [14]. Ở Mỹ xơ gan do vi rút chỉ chiếm 10% tổng
số nguyên nhân gây xơ gan [37].
- Ngoài rượu và vi rút thì hiện nay người ta đã xác định được khá nhiều các
nguyên nhân dẫn tới bệnh xơ gan. Đó là:
• Xơ gan do ứ mật kéo dài, nguyên nhân gây ứ mật thường là sỏi: sỏi mật, giun
chui ống mật, viêm chít đường mật, hội chứng Hanot

5


• Xơ gan do ứ đọng máu kéo dài như trong các bệnh: Suy tim, viêm tắc tĩnh
mạch trên gan, bệnh hồng cầu hình liềm
• Xơ gan do ký sinh trùng: sán máng, sán lá gan
• Xơ gan do nhiễm độc hóa chất và thuốc: DDT, INH
• Xơ gan do rối loạn chuyển hóa: nhiễm sắc tố sắt, rối loạn chuyển hóa đồng
• Xơ gan di truyền:
Ø Thiếu hụt Anpha - 1 - antitrypsin.
Ø Thiếu hụt bẩm sinh enzym: 1- phosphat - aldolase
Ø Bệnh tích glycogen trong các tổ chức do thiếu máu
1.1.2.3 Chẩn đoán
Do gan tham gia vào rất nhiều chức năng [12,9]: chuyển hoá các acid amin,
cacbonhydrat, tổng hợp cholesterol este, tổng hợp và thoái hoá các protein và
glucoprotein (các yếu tố đơng máu), chuyển hố thuốc, hormon, khử độc… Vì vậy
khi chức năng gan bị rối loạn sẽ xuất hiện các biểu hiện trên lâm sàng và cận lâm

sàng.
Lâm sàng
Việc hỏi về tiền sử các bệnh có liên quan hoặc có khả năng tiến triển về xơ
gan tuy không phải là yếu tố quyết định trong chẩn đoán nhưng cũng là yếu tố quan
trọng để thầy thuốc kết hợp với lâm sàng và cận lâm sàng hướng tới một chẩn đốn
chính xác bệnh xơ gan. Nghiên cứu lâm sàng 220 ca xơ gan của Hoàng Gia Lợi [15]
cho thấy: số bệnh nhân nam (173) nhiều hơn so với số bệnh nhân nữ (17) và tuổi đời
đa số từ 41- 60 chiếm 56,35 %. Về tiền sử bệnh thường có: sốt rét 20%, viêm gan vi
rút 19 %, sau cắt dạ dày 4,89 %, cường lách 3,18 %, các bệnh khác 3 %. Trong các
nghiên cứu này cho thấy triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là mệt mỏi, rối loạn
tiêu hoá, phù, vàng da, vàng xuất huyết. Ngồi những triệu chứng trên cịn gặp gan
to, đau tức hạ sườn phải, nước tiểu sẫm màu, sao mạch [15].
Tương tự như vậy, theo Phạm Quang Cử (Bệnh viện 19.8) nghiên cứu trên 350
bệnh nhân xơ gan cho thấy những bệnh nhân hay gặp nhất trên lâm sàng là mệt mỏi
(100%), phù (82,5%), tuần hoàn bàng hệ (94%), sao mạch (89,1 %) [25].
Về lâm sàng xơ gan ở 3 giai đoạn: Xơ gan tiềm tang – Xơ gan còn bù – Xơ
gan mất bù [7,16,17].
Xơ gan tiềm tàng
Xơ gan ở giai đoạn này thường khơng có triệu chứng, được phát hiện tình cờ
thơng qua một can thiệp vào ổ bụng vì ngun nhân khác.
Xơ gan cịn bù

6


Xơ gan giai đoạn này có triệu chứng mờ nhạt, hội chứng suy tế bào gan chưa
rõ, hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa không đầy đủ, đặc biệt là chưa có rối loạn
cổ trướng, các rối loạn sinh hoá ở mức độ nhẹ để chẩn đoán dựa vào soi ổ bụng và
sinh thiết.
Xơ gan mất bù

Giai đoạn này biểu hiện bằng hai hội chứng lớn là hội chứng tăng áp lực tĩnh
mạch cửa và hội chứng suy chức năng gan.
-

Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

• Cổ trướng tự do dịch thấm, lượng albumin thấp dưới 30g/l.
• Lách to do ứ máu, từ đó có thể gây giảm tế bào máu, nhất là giảm số lượng
và độ tập trung tiểu cầu.
• Giãn các tĩnh mạch ở vịng nối cửa chủ, tuần hoàn bàng hệ kiểu gánh chủ,
đặc biệt gây giãn tĩnh mạch thực quản, rất nguy hiểm do có thể vỡ gây chảy
máu ồ ạt dễ dẫn đến tử vong do mất máu và hôn mê gan.
-

Hội chứng suy chức năng gan.

• Rối loạn tiêu hố, chán ăn, sợ mỡ, phân táo hoặc lỏng.
• Phù 2 chi hoặc phù tồn thân kèm theo cổ trướng.
• Xuất huyết dưới da, niêm mạc.
• Giãn các mao mạch dưới da (sao mạch, bàn tay son).
• Vàng da, xạm da do chèn ép ống mật và bilirubin tự do không liên hợp
được, khi có vàng da thường thể hiện đợt tiến triển nặng của bệnh.
• Rối loạn chuyển hố gluxit, lipit, protit biểu hiện: chóng mệt mỏi, có cơn hạ
đường huyết, da khơ, bong vảy, lơng tóc móng dễ rụng, gẫy, trí nhớ giảm,
mất ngủ đêm, giảm tình dục. Giai đoạn muộn: tiền hơn mê, hơn mê gan [31].
• Khám gan thấy gan teo nhỏ hoặc to, thường là teo nhỏ, bờ sắc, không đều,
mặt gồ ghề do tăng sinh các cục u

-


-

Cận lâm sàng
Các xét nghiệm lâm sàng thường được sử dụng trong chẩn đoán xơ gan là:
Xét nghiệm huyết học: Thường giảm cả 3 dòng HC, BC, TC. Hồng cầu và
huyết sắc tố giảm khi có xuất huyết, bạch cầu tăng, cơng thức bạch cầu chuyển
trái khi có nhiễm khuẩn
Xét nghiệm sinh hố máu:

• Protein giảm, điện di protein: Albumin giảm, globulin tang cao, tỷ lệ A/G < 1

7


• Tỷ lệ Prothrombin < 70%, thời gian Quick kéo dài trên 12 giây, test Kohler
âm tính
• NH3 tăng cao > 30 àmol/l
ã Bilirubin ton phn cú th tng trờn 17 mmol/l
• Xét nghiệm GOT, GPT tăng
- Xét nghiệm nước tiểu:


Urobilinogen tăng



Bilirubin dương tính

-


Siêu âm ổ bụng:

• Gan: Kích thước thay đổi to hoặc nhỏ hơn bình thường, đặc biệt phân thùy
đi thường hay bình thường hay phì đại, bờ gan không đều hoặc mấp mô,
âm gan tăng sáng đều hoặc không đều, nhiều nốt tân tạo to nhỏ khác nhau.


Tĩnh mạch cửa giãn to > 13 mm



Lách to, tĩnh mạch lách giãn trên 10 mm

• Ổ bụng có dịch tự do
- Nội soi dạ dày:
• Giãn tĩnh mạch thực quản


Giãn tĩnh mạch phình vị

• Có thể có xuất huyết tại búi giãn tĩnh mạch
- Soi ổ bụng và sinh thiết thấy hình ảnh xơ gan: Soi ổ bụng thấy gan teo, màu
nhợt, loang lổ, bờ mỏng và vểnh lên, mặt gồ ghề có cục, tuần hồn bàng hệ, dây chằng
trịn xung huyết, sinh thiết gan làm xét nghiệm mơ bệnh học thấy hình ảnh của xơ
gan là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán [24]. Tuy nhiên sinh thiết gan chỉ đặt ra khi
chưa có chẩn đốn chính xác hay cần chẩn đoán phân biệt với K gan hoặc viêm gan
mạn tính. Ngồi ra cịn một số phương pháp đo độ đàn hồi của gan: một phương pháp
mới không xâm nhập để định lượng xơ hoá gan [20] hoặc phát hiện bệnh nhân nhiễm
vi rút viêm gan B bằng kỹ thuật Seminested Polymenase Chain Reacsion có thể cung
cấp thêm tư liệu liên quan cho các vấn đề sâu hơn khi nghiên cứu về xơ gan [18].

1.1.3. Tiên lượng và biến chứng
1.1.3.1 Tiên lượng
Xơ gan là bệnh nặng mang tính chất mạn tính có từng đợt tiến triển làm bệnh
nặng dần lên thể hiện qua hội chứng suy tế bào gan và tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
Năm 1982 Child và cộng sự đưa ra các yếu tố đánh giá tiên lượng của xơ gan:


Tình trạng cổ trướng.

8




Triệu chứng tinh thần kinh.



Số lượng albumin trong huyết tương.



Số lượng bilirubin trong huyết tương.



Tình trạng dinh dưỡng tồn thân.

Năm 1991 Child và cộng sự đã thay thế tiêu chuẩn về tình trạng dinh dưỡng
tồn thân bằng tỷ lệ prothrombin trong huyết tương.

Bảng 1.Cách cho điểm theo Child - Pugh (1991)
Tiêu chuẩn đánh giá
01 điểm
02 điểm 03 điểm
Albumin huyêt thanh(g/l)

>35

35-30

<30

<35

35-50

>50

Cổ trướng

khơng có

+/ -

+

Hội chứng não gan

khơng có


+

++

Tỷ lệ prothrombin (%)

10- 54

54- 44

Bilirubin
(mmol/l)

huyết

thanh

< 44

Dựa vào cách cho điểm theo Child thì nếu:


Child A: 5-7 điểm, xơ gan mức độ nhẹ, tiên lượng tốt



Child B: 8-12 điểm, xơ gan mức độ trung bình, tiên lượng dè

dặt


Child C: 13-15 điểm, xơ gan mức độ nặng, tiên lượng xấu
Các nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy khi bệnh nhân nhập viện với bênh nhân
xơ gan có tiên lượng với Child- Pugh C chiếm tỷ lệ cao. Năm 2008 Phạm Quang Cử
nghiên cứu trên 350 bệnh nhân (2004-2008) tại bệnh viện 19.8 có nhận xét xơ gan ở
mức độ Child-Pugh A là 14 %, Child-Pugh B là 46,8 %, Child-Pugh C là 39,1 % [25].
Năm 2010 Nguyễn Thị Minh Châu và Nguyễn Duy Thắng lại thấy 70 bệnh nhân xơ
gan được nghiên cứu đang điều trị tại Bệnh viện Nơng Nghiệp từ 2008-2009 có 31,8
% ở mức độ Chid-Pugh C [29]. Năm 2008 Trần Văn Hòa nghiên cứu 72 bệnh nhân
(2007-2008) điều trị tại Bệnh viện Thái Nguyên chia theo bảng của Child-Pugh C
chiếm 40,3 % [28]. Theo các kết quả nghiên cứu trên cho thấy trong cùng khoảng
thời gian nghiên cứu tương đối gần nhau thì Thái Ngun là địa phương nghiên cứu
có tỷ lệ xơ gan mức độ nặng (Child-Pugh C) cao nhất, khả năng do trình độ dân trí
và nền kinh tế ở đây thấp, người bệnh chưa nhận thức đầy đủ về căn bệnh này hoặc
người bệnh chưa tích cực điều trị, còn ở những nơi nhận thức của người dân cao hơn

9


đồng thời với trang thiết bị công nghệ cao, điều kiện kinh tế thuận lợi hơn cho việc
chẩn đoán sớm có lẽ tỷ lệ này sẽ thấp hơn.
1.1.3.2. Biến chứng
Rối loạn các chỉ số sinh hóa cũng là hậu quả của bệnh xơ gan từ đó đem đến
những biến chứng nặng nề, đây là yếu tố thường gặp trước và trong bệnh xơ gan.
-

Xuất huyết tiêu hóa (XHTH) do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản:
Đây là một biến chứng hay gặp, tiên lượng rất nặng và có tỷ lệ tử vong cao
[26]. Giãn tĩnh mạch thực quản hình thành hầu hết ở bệnh nhân xơ gan, trong đó 1/3
bệnh nhân có biến chứng vỡ gây chảy máu. Nguyên nhân gây XHTH ở bệnh nhân xơ
gan chủ yếu là do vỡ búi giãn tĩnh mạch thực quản hoặc giãn vỡ tĩnh mạch phình vị.

Có thể có nhiều lý do gây XHTH trên cùng một bệnh nhân. Trong số các nguyên nhân
gây XHTH trên, vỡ búi giãn tĩnh mạch thực quản là hay gặp hơn cả. Nếu khơng được
điều trị dự phịng, tỷ lệ XHTH do vỡ búi giãn tĩnh mạch thực quản lần đầu dao động
từ 15% - 68% (trung bình là 32%) so với thời gian theo dõi trung bình là 2 năm.
- Một trong những biến chứng khác của xơ gan là giãn tĩnh mạch thực quản:
Cứ mỗi năm có từ 5-15 % bệnh nhân xuất hiện giãn tĩnh mạch thực quản mới,
tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân chảy máu do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản không có xơ gan
là 5-10 %, có xơ gan từ 40-70 % tùy theo mức độ suy tế bào gan (5% ở Child A, 25%
ở Child B, trên 50% ở Child C). Ở bệnh nhân giãn vỡ tĩnh mạch thực quản 40% sẽ tự
cầm máu nhưng 30% sẽ có chảy máu tái phát trong vòng 6 tuần, 70% tái phát trong
vòng 1 năm. Nếu tĩnh mạch thực quản không vỡ tái phát trong vịng 6 tuần đầu thì
tiên lượng tử vong của bệnh nhân tương đương chưa bị vỡ lần nào [9]. Có nhiều cách
phân loại giãn tĩnh mạch thực quản, cách phân loại của hội nội soi Nhật Bản được áp
dụng khá phổ biến từ độ 0 đến độ IV [13,10]. Biến chứng giãn TMTQ có tỷ lệ chảy
máu tái phát khá cao (51%), thường sau mỗi lần chảy máu bệnh sẽ tiến triển nặng
hơn và việc điều trị trở nên khó khăn hơn [23,3].
- Hơn mê gan: là rối loạn chức năng não do suy gan, đây cũng là biến chứng
quan trọng và nặng nề của xơ gan, phản ánh tình trạng suy gan nặng. Hơn mê gan
cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến tử vong của bệnh nhân xơ gan. Hơn mê
gan có thể xảy ra ở các đợt tiến triển tự nhiên của bệnh hoặc sau các yếu tố thuận lợi
như xuất huyết tiêu hoá, nhiễm khuẩn, ỉa chảy... Người ta thấy rằng khi trên 80% tế
bào gan bị suy thì bệnh nhân sẽ đi vào hôn mê gan, khi suy tế bào gan chưa tới mức
đó thì khơng có nhiều yếu tố là điều kiện thuận lợi cho hơn mê gan. Trong đó XHTH
là hay gặp nhất, XHTH làm tăng NH3 trong máu, mặt khác máu đọng trong ruột cũng
làm vi khuẩn phát triển và tăng tạo ra NH3.

10


- Bệnh nhân rất dễ bị nhiễm khuẩn như viêm phổi, lao phổi, nhiễm trùng dịch

cổ trướng, nhiễm khuẩn đường ruột.
- Ung thư hoá: Xơ gan là một bệnh nặng nếu được theo dõi, điều trị có thể kéo
dài cuộc sống được 10-15 năm, xơ gan to tốt hơn xơ gan teo, có cổ trướng và vàng
da kéo dài là những dấu hiệu xấu [33].
1.1.4. Điều trị xơ gan
1.1.4.1. Nguyên tắc điều trị
Điều trị xơ gan cần tránh các yếu tố gây hại cho gan như: Rượu, một số thuốc
và hóa chất độc cho gan. Duy trì và bồi dưỡng chức năng gan. Điều trị xơ gan dựa
trên các nguyên tắc sau:
- Hồi phục chức năng gan.
- Dự phòng biến chứng: Xuất huyết tiêu hóa, nhiễm trùng dịch cổ trướng, tiền
hơn mê gan.
- Dự phịng tiến triển: Nâng độ xơ gan (theo Chid-Pugh), ung thư hóa.
1.1.4.2. Thuốc điều trị cụ thể
Rối loạn đông máu: vitamin K dùng 3 ngày nếu tỉ lệ prombin không tăng
dừng sử dụng vitamin K. Truyền huyết tương tươi nếu có nguy cơ chảy máu.
- Tăng đào thải mật: ursolvan, Cholestyramin (Questran)
Truyền albumin human nếu albumin máu giảm (Albumin < 25g/l) và có phù
hoặc kèm tràn dịch các màng
Truyền dung dịch acid amin phân nhánh: morihepamin, aminosteril N-hepa
500 ml/ ngày
- Vitamin nhóm B uống hoặc tiêm
Lợi tiểu: nếu có phù hay cổ trướng, bắt đầu bằng spironolacton 100mg/ ngày
tăng dần có thể phối hợp với furosemide liều ban đầu 40mg/ ngày. Trong quá trình
dùng thuốc lợi tiểu giai đoạn giảm cân nên duy trì giảm đều 500g/ ngày khơng vượt
q 1kg/ ngày.
- Điều trị cổ trướng:
• Đối với cổ trướng ít và vừa tiến hành dùng lợi tiểu đơn thuần.
• Trong trường hợp cổ trướng nhiều làm bệnh nhân căng tức bụng hoặc khó thở
tiến hành dùng thuốc lợi tiểu đồng thời chọc tháo dịch 2-3l cứ 2-3 ngày một

lần cùng với truyền albumine 8-10g/l dịch cổ trướng tháo đi.
• Đối với trường hợp cổ trướng nhiều khó điều trị (là khi mà phải dùng lợi tiểu
liều cao spirolactone 400mg và furosemide 160mg/ ngày mà không đáp ứng):
Tiến hành chọc dịch cổ trướng nhiều lần trong tuần cùng với truyền albumine

11


8g/l dịch cổ trướng tháo đi hoặc dùng TIPS hoặc làm shunt màng bụng hoặc
ghép gan (sắp xếp lại chế độ như muối nước)
Dùng thuốc dự phòng xuất huyết tiêu hóa do giãn tĩnh mạch thực quản và
giãn TM dạ dày:
• Đối trường hợp chưa có xuất huyết tiêu hóa mà có giãn TM thực quản độ II
hoặc III (phân chia theo 3 mức độ): có thể dùng chẹn β giao cảm không chọn
lọc như propranolol với liều sao cho giảm 25% nhịp tim cơ bản của người
bệnh hoặc có thể cân nhắc thắt giãn tĩnh mạch thực quản dự phịng. Trong
trường hợp kèm theo có giãn TM phình vị thì cho dùng chẹn b giao cảm khơng
chọn lọc
• Đối trường hợp chưa có xuất huyết tiêu hóa mà có giãn TM thực quản độ II
hoặc III cho thắt tĩnh mạch thực quản và phối hợp chẹn β giao cảm khơng chọn
lọc. Trong trường hợp có giãn TM phình vị kèm theo tiến hành tiêm histoacryl
vào tĩnh mạch phình vị rồi tiến hành thắt TM thực quản. Dùng phối hợp thuốc
chẹn β giao cảm không chọn lọc.
1.1.4.3. Điều trị hỗ trợ
- Chế độ ăn đủ chất đạm, chất xơ, giảm muối.
- Kiêng rượu, bia, các nước uống có cồn.
- Giáo dục cho người bệnh hiểu được tình trạng bệnh và phòng tránh biến chứng.

12



1.2 TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ
1.2.1 Chi phí
1.2.1.1 Khái niệm
Chi phí (CP) có thể được hiểu bằng nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào quan
điểm và góc độ của các đối tượng liên quan.
- Theo quan điểm của người cung cấp dịch vụ, chi phí của một loại hàng hóa,
dịch vụ là trị giá của nguồn lực được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ đó.
Trong chăm sóc sức khỏe, CP để tạo ra một dịch vụ y tế cụ thể hoặc một loạt các dịch
vụ y tế là giá trị của nguồn lực được sử dụng để tạo ra các dịch vụ y tế đó.
- Theo quan điểm của người sử dụng dịch vụ, chi phí đối với một hàng hóa là
tất cả những hao tổn mà người tiêu dùng phải bỏ ra để có được lợi ích do tiêu dùng
hàng hóa đó mang lại. Họ phải chi ra tiền bạc, sức lực, thời gian và thậm chí các chi
phí khác do khắc phục những hậu quả phát sinh bởi việc tiêu dùng một sản phẩm
[19].
Chi phí y tế được định nghĩa là tồn bộ nguồn lực thường được quy đổi thành
tiền nhằm tạo ra một sản phẩm hay một dịch vụ y tế nào đó [19].
 Chi phí điều trị
một bệnh nào đó có thể hồn tồn khác nhau tùy thuộc vào quan điểm nghiên cứu.
Các quan điểm nghiên cứu có thể là: Người sử dụng dịch vụ y tế - Người cung cấp
dịch vụ y tế - Hệ thống y tế - Toàn xã hội – Cơ quan chi trả quỹ BHYT [4].
- Chi phí dựa trên quan điểm người sử dụng dịch vụ y tế (quan điểm của người
bệnh): Những chi phí được xem xét dựa trên quan điểm của người bệnh được gọi là
chi phí cá nhân hay những chi phí do người bệnh phải gánh chịu. Những chi phí này
gồm những chi tiêu từ túi người bệnh và gia đình của họ để điều trị bệnh như (chi phí
đi lại, chi phí ăn uống của người bệnh và người chăm sóc cũng như chi phí cho những
ngày lao động mà người bệnh và người nhà mất đi trong quá trình bệnh nhân điều
trị).
- Chi phí dựa trên quan điểm người cung cấp dịch vụ y tế: Người cung cấp dịch
vụ y tế ở đây có thể là cơ sở y tế, chương trình y tế và khi cơ sở cung cấp dịch vụ y
tế thuộc hệ thống y tế cơng thì được coi là quan điểm của hệ thống y tế. Phân tích

theo quan điểm này thường tập trung phân tích chi phí nảy sinh cho các cơ sở y tế
công trong cung cấp các dịch vụ điều trị bệnh.
- Chi phí dựa trên quan điễm xã hội: Một phân tích dựa trên quan điểm xã hội
sẽ phân tích chi phí phát sinh cho cả phía cơ sở cung cấp dịch vụ y tế và người sử
dụng y tế (bệnh nhân).
- Chi phí dưạ trên quan điểm của cơ quan chi trả quỹ BHYT: Phân tích theo

13


quan điểm này chỉ tập trung vào chi phí mà quỹ BHYT chi trả (như chi phí thuốc,
dịch truyền, chi phí dịch vụ thủ thuật, chi phí xét nghiệm, chi phí giường bệnh…) hay
chính là chi phí trực tiếp y tế.
Trong phạm vi của đề tài này, đề tài nghiên cứu dựa trên quan điểm của cơ
quan chi trả bảo hiểm y tế bao gồm chi phí trực tiếp y tế (CPTTYT) như chi phí thuốc,
chi phí xét nghiệm, chi phí ngày giường, chi phí chẩn đốn hình ảnh, chi phí vật tư y
tế…
1.2.1.2 Phân loại
Dựa trên quan điểm của người sử dụng dịch vụ chi phí được chia làm 2 loại:
chi phí vật chất và chi phí phi vật chất. Phân loại chi phí được trình bày trong hình 1.

Chi phí
trực tiếp

Chi phí vật
chất

Chi phí

Chi phí

gián tiếp

Chi phí
trực tiếp y
tế

Chi phí
trực tiếp
ngồi y tế

Chi phí phi
vật chất

Hình 1. Phân loại chi phí
Chi phí vật chất
Chi phí vật chất là chi phí tính bằng tiền, bao gồm: chi phí trực tiếp và chi phí
gián tiếp.
Chi phí trực tiếp
Là tất cả các chi phí liên quan đến dịch vụ y tế có liên quan trực tiếp đến q
trình điều trị bệnh, bao gồm chi phí trực tiếp y tế và chi phí trực tiếp ngồi y tế.
- Chi phí trực tiếp y tế bao gồm tất cả chi phí dành cho dịch vụ, thủ thuật, liệu
trình xét nghiệm, khám, cấp cứu, dự phòng, kể cả dịch vụ tại nhà, bao gồm chi phí

14


thuốc men, giường bệnh, vận chuyển nội viện, xét nghiệm, khám, chẩn đốn.
- Chi phí trực tiếp ngồi y tế bao gồm tất cả các chi phí liên quan trực tiếp đến
q trình điều trị người bệnh nhưng khơng thuộc chi phí trực tiếp y tế bao gồm: chi
phí cho các dịch vụ trong bệnh viện, chi phí cho các dịch vụ xã hội liên quan đến điều

trị, chi phí vận chuyển người bệnh bằng phương tiện riêng.
Hiện nay, ở Việt Nam cũng như trên thế giới việc phân tích chi phí gián tiếp
hay chi phí phi vật chất vẫn cịn gặp nhiều khó khăn trong các nghiên cứu. Vì vậy,
đề tài này do nghiên cứu chi phí điều trị xơ gan mất bù của bệnh nhân dự trên dữ
liệu của hồ sơ bệnh án được lưu trữ tại các bệnh viện tiến hành nghiên cứu nên chỉ
phân tích chi phí trực tiếp y tế.
Chi phí gián tiếp
Là chi phí liên quan gián tiếp đến quá trình điều trị bao gồm:
-

Chi phí cho giai đoạn làm việc vì bệnh tật
Thời gian nghỉ việc
Sự tổn thất kinh tế do giảm năng suất lao động
Sự tổn thất kinh tế do đột tử

Chi phí phi vật chất
Là chi phí người bệnh phải chi trả nhưng khơng phải đánh gía bằng đơn vị tiền
tệ. Ví dụ: Chi phí liên quan đến đau, mệt mỏi, khó chịu…
Ngày nay, trong phạm vi đánh giá kinh tế dược chi phí này thường khơng được
đề cập do khó khăn trong việc định lượng những giá trị này [6].
1.2.2 Phân tích chi phí điều trị

Phân tích chi phí điều trị thường được tiến hành dựa trên phương pháp phân
tích giá thành bệnh (Cost of illness – COI). COI là phương pháp phân tích tồn bộ
chi phí để tiến hành chẩn đoán – điều trị một bệnh cụ thể. Đây là nghiên cứu kinh tế
dược duy nhất khơng tính đến hiệu qủa điều trị. Phân tích chi phí theo quan điểm
của cơ quan chi trả Quỹ BHYT bao gồm chi phí trực tiếp y tế.
Trong đó, chi phí trực tiếp y tế của mỗi giai đoạn trong quá trình điều trị
bệnh là chi phí trực tiếp liên quan đến điều trị do người bệnh gánh chịu bao gồm chi
phí của tất cả những dịch vụ y tế (DVYT) và thuốc mà người bệnh phải chi trả.
Theo đó: CPTTYT = CP thuốc + CP DVYT.



15


1.3 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ XƠ GAN MẤT
BÙ

Hiện nay trên thế giới có nhiều nghiên cứu đánh giá chi phí điều trị xơ gan mất
bù. Đã có những cơng bố được thực hiện ở các quốc gia như Iran, Nhật Bản, Thái
Lan, Mexico, Braxin, Mỹ. Kết quả tổng hợp các nghiên cứu đánh giá chi phí điều trị
xơ gan mất bù được tổng hợp ở bảng 2.
Bảng 2. Tổng hợp các nghiên cứu đánh giá chi phí điều trị xơ gan mất bù trên
Thế giới
Tác giả
Quốc gia Quan
Năm
Phương
Nguồn dữ
(Khu
điểm
công bố pháp
liệu

Ali AKAZI SARI ,

vực)

nghiên
cứu

Iran


Quan

Ali KAZEMI
KARYANI ,Seyed
Moayed ALAVIAN

nghiên
cứu
2015

điểm xã
hội

COI, hồi

Hồ sơ

cứu

bệnh nhân
nội trú tại
Bệnh viện

,Mohamad ARAB ,
Fateme ROSTAMI
GHOLMOHAMADI,
Satar REZAEI [55]

Shariati

của Đại
học Khoa
học Y
khoa ở
Tehran

Kitazawa T ,
Matsumoto K , Fujita
S , Seto K , Wu Y ,
Hirao T , Hasegawa
T [56]

Nhật Bản

Quan
điểm xã
hội

2017

COI

Số liệu
trong hệ
thống
thống kê y
tế của
chính phủ
Nhật Bản


Poovorawan K ,
Thái Lan
Treeprasertsuk S ,
Thepsuthammarat K ,
Wilairatana P ,

Quan
điểm xã
hội

2015

Hồi cứu

Dữ liệu về
nhập viện
Bệnh viện
toàn quốc
năm 2010,

16


Kitsahawong B ,
Phaosawasdi K [57]

Văn
phòng Y
tế Quốc
Gia(

NHSO),
Thái Lan

Magno LA , Morais
AD [58]

Bazaxin

Hệ thống 2014
y tế

Nghiên
cứu hồi

Hệ thống
cơ sở dữ

cứu

liệu từ cơ
quan tri
chả bảo
hiểm y tế
quốc gia
Braxin

Quiroz ME , Flores

Mexico


YN , Aracena B ,
Granados-García V ,
Salmerón J , Pérez R ,
Cabrera G , Bastani
R[59]

Quan

2010

điểm xã
hội

Nghiên

Hồ sơ

cứu hồi
cứu

bệnh án
được lưu
trữ tại các
bệnh viện
tiến hành
nghiên
cứu

Mina O. Rakoski ,
Ryan J. McCammon ,

John D
PietteTheodore J.
Iwashyna , Jorge A.
Marrero , Anna S.
Lok , Kenneth M.
Langa và Michael
Volk [59]

Mỹ

Quan
điểm xã
hội

17

2013

Nghiên
cứu hồi
cứu, COI

Dữ liệu
thu thập
được từ
Nghiên
cứu Y tế
và Hưu trí
(HRS)
liên quan

đến phân
tích chuẩn
của Trung
tâm
Medicare


×