Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giữ chân nhân tài dễ hay khó?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.64 KB, 4 trang )

Giữ chân nhân tài dễ hay khó?
Tìm được những nhân viên viên giỏi đã khó nhưng để họ yên tâm làm việc và cống
hiến hết khả năng cho tổ chức lại là một điều khó hơn. Những ý tưởng củaTimothy
Butler và James Waldroop dưới đây liệu có giúp ích gì cho tổ chức của bạn không?

Từ ý tưởng

Chưa bao giờ việc tìm kiếm và tuyển dụng
những nhân tài hàng đầu lại khó khăn như ngày
nay. Thế nhưng còn khó khăn hơn nhiều để có
thể giữ chân họ.
Không quen tính đến vấn đề tâm lý về sự hài
lòng với công việc, nhiều nhà quản lý chỉ biết
thưởng cho những nhân viên xuất sắc nhất của
mình bằng vật chất và đinh ninh rằng họ vẫn vui
vẻ, thoả mãn.

Cho đến khi những nhân viên này ra đi như họ
vẫn thường làm vậy, các nhà quản lý lại kết luận
rằng họ chẳng thể làm gì hơn được nữa để giữ
chân nhân viên của mình. Đó chính là sai lầm
của họ.
Công việc của những cá nhân xuất sắc kiểu này
thường không được đáp ứng cái gọi là “những hứng thú cuộc sống cố hữu"..
Nhân tài là nguồn vốn mà các công ty luôn tìm kiếm
Ảnh: internationaldealfinders.com

Không chỉ là sở thích hay sự nhiệt tình đối với một vài thứ - đó là những đam mê lâu dài và
bị chi phối bởi nguồn cảm xúc luôn sôi sục trong họ như một bể nước địa nhiệt.
Phần lớn chúng ta sở hữu một đến ba trong số tám hứng thú cơ bản, bao gồm sự phát triển
lý thuyết và sự suy nghĩ, tham vấn và cố vấn các khái niệm và ứng dụng kỹ thuật.


Hãy cho nhân viên cơ hội để
họ phát huy hết khả năng của mình
Ảnh: csw.edu

Những hứng thú này không quyết định việc ta sẽ
giỏi trong lĩnh vực nào mà hướng ta vào những
hoạt động khiến ta cảm thấy thỏa mãn nhất.
Theo cách đó, những hứng thú này chi phối cuộc
đời chúng ta một cách hết sức tinh vi, thậm chí cả
khi chúng ta không ý thức được chúng đang ảnh
hưởng thế nào đến các quyết định nghề nghiệp
của mình.

Một nhà quản lý có thể giúp nhân viên phát hiện
ra những hứng thú trong cuộc sống của mình
bằng cách thăm dò, quan sát và vận dụng một
chút kiến thức tâm lý học.
Khi đã làm được điều này, nhà quản lý và nhân
viên có thể cùng “kiến tạo công việc” một cách
linh hoạt. Đây chính là quá trình xác định cho
nhân viên những công việc thích hợp có thể thể
hiện được những hứng thú sâu sắc của họ.
Đến thực tế
Trong các thao tác kiến tạo công việc được nêu
dưới đây, phần in nghiêng là nhằm nhấn mạnh các hứng thú cơ bản:
1. Yêu cầu các nhân viên đóng vai trò tích cực trong kiến tạo công việc. Có thể bằng cách
yêu cầu họ viết ra quan điểm về sự hài lòng của mình trong công việc - một bước khởi đầu
tuyệt vời cho cuộc thảo luận.
2. Trong một số trường hợp, kiến tạo công việc có thể bắt đầu đơn giản bằng cách thêm một
trách nhiệm mới. Một kỹ sư có hứng thú sâu sắc về tham vấn và tư vấn có thể được đề

nghị lên kế hoạch và quản lý định hướng của các đợt tuyển dụng mới.
Hãy tìm ra khả năng nổi trội của mỗi nhân viên
Ảnh: collegerecruiter.com

3. Một thay đổi về nhiệm vụ mang lại một cơ hội kiến tạo mới. Một người bán hàng với sở
thích là phân tích số lượng có thể được giao nhiệm vụ mới - hợp tác cùng các chuyên gia
phân tích nghiên cứu thị trường.
4. Kiến tạo nghề nghiệp sẽ có hiệu quả khi nhà quản lý biết cách lắng nghe và đặt câu hỏi.
Khi một nhân viên bán thuốc kể với sếp rằng cô rất thích giúp công ty tìm kiếm và thuê văn
phòng mới, anh ta đã tìm hiểu kỹ hơn và nhận ra rằng cô muốn có một công việc phù hợp
với hứng thú của cô trong việcgây ảnh hưởng thông qua ngôn ngữ, ý kiến và những sản
phẩm sáng tạo.

Cô vẫn tiếp tục những công việc bán hàng trước đây, bên cạnh đó, những nhiệm vụ mới về
marketing sẽ giúp cô có chỗ cho sự sáng tạo của
mình.
5. Kiến tạo nghề nghiệp đòi hỏi nhiều thay đổi
đáng kể. Khi một chuyên gia phân tích hàng đầu
của công ty Wall Street[1]
bất ngờ được tăng
lương, cô ta đã giận dữ nói rằng,“công ty nghĩ có
thể giải quyết mọi vấn đề bằng tiền”.

Sếp của cô phát hiện ra rằng thực ra cô muốn chỉ
đạo nhóm nghiên cứu - một cách thể hiện những
hứng thú của cô vềkiểm soát doanh nghiệp và
quản lý con người cũng như các mối quan
hệ. Sau đó, cô đã được chọn làm điều phối viên
nghiên cứu.
6. Đôi khi, thậm chí chúng ta còn cần có những

thay lớn hơn trong kiến tạo nghề nghiệp. Đó là
trường hợp một nhân viên nam đứng tuổi chỉ có
thể có công việc phù hợp với hứng thú của mình
khi được chuyển sang một bộ phận khác.

Hoặc có khi một sự chia tay thân tình là cần thiết, chẳng hạn như một công ty xây dựng sẽ
chẳng có việc cho một nhân viên mà hứng thú là gây ảnh hưởng thông qua ngôn ngữ và
những ý kiến.

Tìm hiếu và đưa ra thay đối công việc
cho phù hợp với khả năng của nhân viên
Ảnh: apothecaryshoppe.gotdns.com

- Tóm tắt ý tưởng chính từ bài báo đăng trên HBR của Timothy Butler và James Waldroop
đăng lại trên trang Harvard Business Online -

HBV-TVN
Đề nghị ghi rõ “Bản quyền @Harvard Business School Publishing”, hoặc “Bản quyền tiếng Việt @Công ty phần mềm và
truyền thông VASC” khi trích dẫn lại thông tin này trên các tài liệu in ấn và photocopy, và ghi rõ “Trích từ trang
Harvard’S-TVN” khi xuất bản trực tuyến.




[1]

Phố Wall (Wall Street) là trung tâm tài chính lớn nhất nước Mỹ, nằm ở thành phố New York. Wall Street là nơi đặt trụ sở của
Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE). Trong một ngày, NYSE có khoảng 1,5 tỷ cổ phiếu, trị giá khoảng 50 tỷ USD được
giao dịch với khoảng 2.800 công ty hàng đầu thế giới niêm yết, tổng số vốn ước chừng 20.000 tỷ USD.



×