Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển du lịch bền vững ở di tích cấp quốc gia đặc biệt đền trần thương, hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 126 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

ĐOÀN THỊ HUỆ

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
DU LỊCH BỀN VỮNG Ở DI TÍCH CẤP QUỐC GIA ĐẶC BIỆT
ĐỀN TRẦN THƢƠNG, HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

ĐOÀN THỊ HUỆ

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
DU LỊCH BỀN VỮNG Ở DI TÍCH CẤP QUỐC GIA ĐẶC BIỆT
ĐỀN TRẦN THƢƠNG, HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG

Chuyên ngành: KHOA HỌC BỀN VỮNG
Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Nguyễn Văn Bình

Hà Nội – 2017




LỜI CAM ĐOAN
Học viên xin cam đoan luận văn là cơng trình nghiên cứu do cá nhân học viên thực
hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS Nguyễn Văn Bình, khơng sao chép các cơng
trình nghiên cứu của ngƣời khác. Số liệu và kết quả của luận văn chƣa từng đƣợc cơng bố
ở bất kỳ một cơng trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc trích
dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Học viên hoàn tồn chịu trách nhiệm về tính xác thực và ngun bản của luận văn.
Học viên thực hiện luận văn

Đoàn Thị Huệ

i


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết học viên xin chân thành cảm ơn các thầy cô công tác và giảng dạy tại
Khoa các khoa học liên ngành– Trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận
lợi và giúp đỡ học viên trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn. Học
viên xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Văn Bình đã giành nhiều thời gian và
tâm huyết hƣớng dẫn, định hƣớng nghiên cứu khoa học để học viên có thể hồn thành bản
luận văn.
Học viên cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Gián đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch Hà Nam, phịng Nghiệp vụ Văn hóa & Gia đình, phịng Nghiệp vụ Du lịch, Trung
tâm xúc tiến du lịch- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam; Cục Thống kê Hà Nam;
Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nam; Thƣờng trực Thành ủy, HĐND - Lãnh đạo
UBND thành phố Phủ Lý và huyện Lý Nhân, phịng Văn hóa & Thơng tin huyện Lý
Nhân, Ban Quản lý di tích đền Trần Thƣơng đã tận tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu và tạo

điều kiện về mọi mặt trong quá trình học viên thực hiện luận văn này.
Cuối cùng, học viên xin chân thành gửi lời cảm ơn tới gia đình, đồng nghiệp, bạn
bè ln ủng hộ, động viên và khích lệ học viên trong q trình thực hiện luận văn.
Học viên: Đoàn Thị Huệ

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................ii
MỤC LỤC .......................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................... vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .....................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH ...........................................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG ..........................................................................................................vii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu ..................................................................................... 1
2. Sơ lƣợc tình hình nghiên cứu ........................................................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................... 6
4. Dự kiến những đóng góp của đề tài .................................................................................. 6
5. Nội dung, phƣơng pháp luận nghiên cứu ......................................................................... 7
6. Đặc điểm, đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu.............. Error! Bookmark not defined.
7. Cấu trúc của luận văn ....................................................................................................... 8
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................... 9
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................................. 9
1.1.1. Trên Thế giới .............................................................................................................. 9
1.1.2. Ở Việt Nam............................................................................................................... 14
1.2. Cơ sở lý luận của đề tài ............................................................................................... 17
1.2.1. Du lịch và phát triển du lịch ..................................................................................... 17

1.2.1.1. Các khái niệm du lịch ............................................................................................ 17
1.2.1.2. Nguyên tắc phát triển du lịch................................................................................. 18
1.2.2. Môi trƣờng và mối quan hệ giữa môi trƣờng và du lịch .......................................... 19
1.2.2.1. Khái niệm môi trƣờng ........................................................................................... 19
1.2.2.2. Khái niệm môi trƣờng du lịch ............................................................................... 19
1.2.2.3. Mối quan hệ giữa môi trƣờng và du lịch ............................................................... 21
1.2.3. Phát triển du lịch bền vững ....................................................................................... 24
1.2.3.1. Khái niệm phát triển bền vững chung ................................................................... 24
iii


1.2.3.2. Các nguyên tắc phát triển bền vững ...................................................................... 25
1.2.3.3. Các mục tiêu của phát triển bền vững ................................................................... 25
1.2.3.4. Khái niệm phát triển du lịch bền vững .................................................................. 26
1.2.3.5. Các nguyên tắc của phát triển du lịch bền vững .................................................... 28
1.2.3.6. Mục tiêu của phát triển du lịch bền vững .............................................................. 28
1.2.3.7. Các tiêu chí cơ bản để phát triển du lịch bền vững ............................................... 29
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU.................................................................................................................................... 32
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................................. 32
2.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 32
2.3. Cách tiếp cận ............................................................................................................... 32
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu………………………………………………………………….33
3.1. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tại di tích quốc gia đặc biệt đền Trần
Thƣơng ............................................................................................................................... 37
3.1.1. Tiềm năng phát triển du lịch tại di tích quốc gia đặc biệt đền Trần Thƣơng ........... 37
3.1.1.1. Khái quát lịch sử đền Trần Thƣơng ....................................................................... 37
3.1.1.2. Những giá trị lịch sử, văn hóa của đền Trần Thƣơng ............................................ 40
3.1.1.3. Đánh giá tổng quát lại về tiềm năng của ngôi đền ................................................ 46
3.1.2. Thực trạng phát triển du lịch tại di tích quốc gia đặc biệt đền Trần Thƣơng. .......... 50

3.1.2.1. Chủ trƣơng chính sách ........................................................................................... 50
3.1.2.2. Cơng tác đầu tƣ phát triển nguồn lực .................................................................... 54
3.1.2.3. Thực trạng hoạt động ............................................................................................. 64
3.2. Những định hƣớng chính trong phát triển du lịch bền vững đền Trần Thƣơng. ......... 77
3.2.1. Căn cứ đề xuất định hƣớng ....................................................................................... 77
3.2.2. Những định hƣớng chính nhằm phát triển du lịch bền vững đền Trần Thƣơng. ..... 79
3.3. Những giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững tại đền Trần Thƣơng. 80
3.3.1 Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách ...................................................................... 80
3.3.2. Nhóm giải pháp về xây dựng quy hoạch .................................................................. 81
3.3.3 Nhóm giải pháp về tăng cƣờng đầu tƣ ...................................................................... 83

iv


3.3.4. Nhóm giải pháp về hồn thiện nâng cao năng lực tổ chức điều hành các hoạt động
du lịch ................................................................................................................................. 86
3.3.5. Nhóm giải pháp xúc tiến quảng bá ........................................................................... 87
3.3.6. Nhóm giải pháp phát triển du lịch gắn với cộng đồng ............................................. 88
KẾT LUẬN- KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................... 90
1. Kết luận........................................................................................................................... 90
2. Khuyến nghị ................................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 93
PHỤ LỤC

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
HĐND


Hội đồng nhân dân

ICOMOS

International Council on Monuments and Sites
Hội đồng Di tích và Di chỉ Quốc tế

IUCN

International Union for Conservation of Nature and Natural Resources
Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên PTBV

STBT

The sustainable tourism ben chmarking tool
Công cụ chuẩn về du lịch bền vững

UBND

Ủy ban nhân dân

UNEP United Nations Environment Programme
Chương trình Mơi trường Liên Hiệp Quốc
UNESCO

United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc

VH&TT


Văn hóa và thơng tin

WTO

World Tourism Organization
Tổ chức Du lịch Thế giới

WTTC

World Travel and Tourism Council
Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới

vi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Tổng doanh thu từ khách du lịch của Việt Nam từ năm 2005 - 2015 ........... 22
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mơ hình phát triển bền vững .............................................................................. 24
Hình 3.1. Bản đồ vị trí của du lịch tỉnh Hà Nam trong vùng du lịch “Đồng bằng sơng
Hồng và Dun Hải Bắc Bộ” ............................................................................................. 37
Hình 3.2. Hiện trạng về tài nguyên du lịch của tỉnh Hà Nam ............................................ 46
Hình 3.3. Bản đồ các tuyến điểm, khơng gian du lịch đền Trần Thƣơng trong tổng thể tỉnh
Hà Nam ............................................................................................................................... 47
Hình 3.4. Sơ đồ vị trí quy hoạch chi tiết đền Trần Thƣơng ............................................... 53
Hình 3.5. Bản đồ hiện trạng hạ tầng giao thông - kỹ thuật tỉnh Hà Nam ........................... 56
Hình 3.6. Sơ đồ Ban tổ chức quản lý đền Trần Thƣơng………………………………………….64

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. So sánh phát triển du lịch bền vững và phát triển du lịch không bền vững ...... 27

Bảng 3.1. Những ấn tƣợng của khách du lịch về đền Trần Thƣơng .................................. 50
Bảng 3.2. Đánh giá của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch về tiềm năng du lịch của đền
Trần Thƣơng ....................................................................................................................... 49
Bảng 3.3. Đánh giá về mức độ cần thiết trong phát triển du lịch tại đền ........................... 50
Bảng 3.4. Khảo sát phƣơng tiện vận chuyển của khách du lịch khi đến đền Trần Thƣơng
............................................................................................................................................ 57
Bảng 3.5. Khảo sát sự tham gia của các doanh nghiệp vào hoạt động du lịch tại đền Trần
Thƣơng ............................................................................................................................... 58
Bảng 3.6. Nguồn cung cấp thông tin đền Trần Thƣơng đối với khách du lịch .................. 62
Bảng 3.7. Bảng thống kê khách du lịch về các di tích và lễ hội, các danh thắng của huyện
Lý Nhân .............................................................................................................................. 65
Bảng 3.8. Khảo sát mục đích của khách du lịch khi đến đền Trần Thƣơng....................... 66
Bảng 3.9. Lợi ích của hoạt động du lịch tại đền Trần Thƣơng đối với ngƣời .................... 68

vii


Bảng 3.10. Đóng góp của ngƣời dân địa phƣơng với các hoạt động du lịch tại đền Trần
Thƣơng ............................................................................................................................... 68
Bảng 3.11. Đánh giá tác động của du lịch đến phát triển văn hóa tại đền Trần Thƣơng ... 70
Bảng 3.12. Đánh giá của ngƣời dân địa phƣơng và cơ quan quản lý về tác động của hoạt
động du lịch đến an ninh, trật tự của đền Trần Thƣơng ..................................................... 71
Bảng 3.13. Đánh giá của ngƣời dân địa phƣơng về tác động của du lịch đến môi trƣờng tại
đền Trần Thƣơng ................................................................................................................ 72
Bảng 3.14. Đánh giá của cơ quan quản lý về tác động của hoạt động du lịch đến môi
trƣờng ................................................................................................................................. 72
Bảng 3.15. Mức độ hài lòng của ngƣời dân địa phƣơng và khách du lịch về hoạt động du
lịch tại đền Trần Thƣơng .................................................................................................... 73
Bảng 3.16. Đánh giá của các nhà kinh doanh du lịch và cán bộ quản lý về hiệu quả của
hoạt động du lịch tại đền Trần Thƣơng .............................................................................. 74


viii


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Với đặc trƣng là ngành kinh tế tổng hợp, du lịch đang ngày càng có vai trị quan
trọng và đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội của mỗi
quốc gia. Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới, cũng nhƣ các địa phƣơng trong
mỗi nƣớc đã coi phát triển du lịch là mục tiêu chiến lƣợc trong chính sách phát triển kinh
tế - xã hội của mình. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực thì việc khai thác và
phát triển du lịch quá tải cũng gây ra nhiều tiêu cực cả về mặt kinh tế lẫn xã hội. Chính vì
vậy, vấn đề đặt ra đối với ngành du lịch hiện nay là phải phát triển du lịch một cách bền
vững. Du lịch bền vững đƣợc coi là một trong ba thành phần cấu tạo nên sự phát triển bền
vững nhờ vào những mối liên kết của nó với các ngành kinh tế khác. Phát triển du lịch
bền vững khơng chỉ cịn là một hiện tƣợng nhất thời mà đã trở thành một xu thế tất yếu
của thời đại, là mục tiêu đặt ra cho phát triển và có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều quốc
gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Đƣợc coi là một trong những nguồn tài nguyên cơ bản của du lịch, bên cạnh các tài
nguyên về tự nhiên, kinh tế, xã hội thì văn hóa đƣợc coi là một tài nguyên rất quan trọng
trong phát triển du lịch bền vững. Khai thác các giá trị văn hóa nhằm phát triển du lịch
gắn với những nguyên tắc phát triển bền vững là một vấn đề không mới đối với chúng ta.
Mặc dù vậy trong thực tế không phải lúc nào những ngun tắc mang tính lý thuyết đó
cũng đƣợc áp dụng một cách đầy đủ trong quá trình phát triển, cho dù đa số các nhà quản
lý hay các doanh nghiệp đều ln nhìn nhận đƣợc tính đúng đắn của những lý thuyết đó.,
Vì vậy trong nhiều trƣờng hợp, các ngun tắc đúng đắn vẫn bị gạt ra ngoài bởi những lý
do hết sức khác nhau. Điều đáng buồn là chính những ngƣời không tuân thủ các nguyên
lý bền vững cũng đã biết trƣớc đƣợc hậu quả của việc phá vỡ ngun tắc đó sẽ nhƣ thế
nào, đơi khi chính là sự kết thúc tan vỡ của một quá trình kinh doanh. Có rất nhiều ví dụ
về vấn đề này tại các điểm di tích văn hóa của nƣớc ta. Các câu chuyện của Đền Trần với

lễ phát ấn hàng năm, câu chuyện lễ hội chùa Hƣơng, lễ hội Đền Sóc, Bà chúa Kho... đến
nay vẫn là đề tài tiêu tốn bao nhiêu giấy mực. Câu hỏi lớn đặt ra: Vì sao lại có tình trạng
nhƣ vậy? Làm thế nào để những nguyên tắc về bền vững luôn song hành với phát triển du
lịch tại các điểm di tích văn hóa. Để mỗi khi đến một điểm văn hóa, chúng ta luôn cảm
1


nhận đƣợc các giá trị văn hóa đƣợc nâng niu trân trọng, để ta luôn thấy nụ cƣời mãn
nguyện của mỗi du khách khi đặt chân đến các điểm văn hóa của chúng ta. Đó là bản chất
của sự phát triển bền vững.
Xuất phát từ những suy nghĩ đó và từ thực tế phát triển, tôi lựa chọn đề tài
“Nghiên cứu giải pháp phát triển du lịch bền vững ở di tích cấp quốc gia đặc biệt đền
Trần Thương, Hà Nam” làm luận văn với mong muốn đóng góp đƣợc một phần nhỏ bé
trong quá trình tạo dựng đƣợc ở đây những nền tảng cơ bản mang tính bền vững cho việc
khai thác một điểm di tích nổi tiếng của tỉnh Hà Nam vào xúc tiến phát triển du lịch. Qua
đó góp phần thúc đẩy phát triển du lịch bền vững chung của Ngành du lịch Hà Nam cũng
nhƣ của cả nƣớc.
2. Sơ lƣợc tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới
Trên Thế giới có nhiều nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững, phần lớn các
nghiên cứu này xuất phát từ góc nhìn của khái niệm phát triển bền vững, sau đó phát triển
thành những nghiên cứu về phát triển bền vững trong ngành du lịch, gọi tắt là phát triển
du lịch bền vững. Tính đến năm 1999, theo thống kê của tổ chức Du lịch Thế giới (The
Word Tourism Organization) đã có trên 100 cuốn sách và 250 bài báo (cơng bố Quốc tế)
nói về du lịch bền vững. Từ đó đến nay, con số trên đã tăng hơn rất nhiều và cũng rất khó
tóm lƣợc trong một phần nhỏ của nghiên cứu này.
Đã có rất nhiều khái niệm cũng nhƣ cách hiểu khác nhau đƣợc đƣa ra về du lịch
bền vững. Theo định nghĩa của tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hiệp Quốc (UNWTO)
năm 2005 thì “Du lịch bền vững bao gồm tất cả các loại hình du lịch, bao gồm cả du lịch
quy mơ lớn và những loại hình du lịch nhỏ. Nguyên tắc của sự bền vững trong du lịch là

đề cập đến các yếu tố, khía cạnh về mơi trƣờng, kinh tế, văn hố – xã hội của phát triển du
lịch và sự cân bằng giữa ba yếu tố này cần đƣợc thiết lập nhằm đảm bảo mục tiêu bền
vững dài hạn”. Từ định nghĩa này, du lịch bền vững có thể đƣợc xây dựng dựa trên những
nguyên tắc sau:
Về kinh tế: Đảm bảo duy trì mục tiêu kinh tế dài hạn, quyền lợi và chia sẻ lợi ích
công bằng của tất cả các bên liên quan, bao gồm cả cơ hội việc làm, thu nhập, xố đói
giảm nghèo và các dịch vụ xã hội cho các cộng đồng sở tại.
2


Về văn hố – xã hội: Tơn trọng các giá trị văn hố – xã hội của các nhóm cƣ dân
tại các vùng du lịch, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá đặc sắc của cộng
đồng sở tại, đồng thời góp phần vào việc tăng cƣờng trao đổi, giao lƣu văn hoá giữa du
khách và cộng đồng địa phƣơng. Các nhóm dân cƣ bản địa phải đƣợc tham gia khai thác
tài nguyên văn hoá – xã hội của họ cho du lịch với tƣ cách chủ thể và phải đƣợc hƣởng lợi
từ việc tham gia
Về môi trƣờng: Sử dụng tối ƣu tài nguyên môi trƣờng nhằm hỗ trợ phát triển môi
trƣờng du lịch đồng thời bảo tồn các giá trị sinh thái, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và đa
dạng sinh học.
Trên cơ sở đó UNWTO (2005) đã nêu ra 2 nguyên tắc cơ bản của du lịch bền vững
bao gồm: Giảm thiểu tối đa những ảnh hƣởng tiêu cực của ngành du lịch và hoạt động du
lịch tới mơi trƣờng, văn hố – xã hội và kinh tế; Tăng cƣờng tối đa đóng góp của ngành
du lịch cho nền kinh tế và tăng lợi ích cho cả du khách và cộng đồng địa phƣơng, bảo vệ
tài nguyên thiên nhiên và các giá trị văn hoá truyền thống.
Từ những định nghĩa và nguyên tắc mang tính cơ sở trên có thể đƣợc nhìn nhận
một cách tóm lƣợc sơ bộ trong một số cơng trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề của
luận văn dƣới đây:
Cơng trình “ Phát triển du lịch và mơi trƣờng: phía bên kia tính bền vững” của
Sharpley (2009). Sau các khái niệm về du lịch bền vững đƣợc trích trong các cơng trình
hàn lâm và các quy trình chính sách trong các thập niên gần đây và chỉ ra giới hạn của các

mơ hình du lịch đƣơng thời, tác giả đề xuất một phƣơng pháp tiếp cận khác cho phép duy
trì đƣợc tính bền vững về mơi trƣờng – đây là điều kiện tiên quyết của du lịch bền vững.
Công trình này cung cấp các quan điểm khác nhau về khái niệm du lịch bền vững và mối
quan hệ giữa bền vững du lịch và bền vững mơi trƣờng.
Cơng trình phát triển bền vững là gì? Xây dựng bộ cơng cụ chuẩn về phát triển bền
vững của Lucian Cemar và Julien Gourdon (2007). Hai tác giả đã đƣa ra phƣơng pháp
thống nhất để đánh giá du lịch bền vững căn cứ trên các chỉ số định lƣợng. Phƣơng pháp
này đƣợc gọi là công cụ chuẩn về du lịch bền vững (The sustainable tourism ben
chmarking tool - viết tắt là STBT). STBT đánh giá tính bền vững của du lịch dƣới 4 lĩnh
vực: bền vững về kinh tế (phản ánh qua 3 phƣơng diện: tài nguyên du lịch, hoạt động du
3


lịch, liên kết du lịch), bền vững về xã hội và sinh thái, bền vững về hạ tầng và sức hút. Để
đánh giá đƣợc độ bền vững trong mỗi lĩnh vực trên, tác giá đƣa ra các chỉ số tƣơng ứng để
lƣợng hố thơng tin.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững đã trở thành một đề tài thu hút sự quan
tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong nƣớc. Đặc biệt những khu di tích văn hố - lịch sử,
những di sản văn hoá của Việt Nam với những tiềm năng lớn về du lịch đã trở thành đối
tƣợng đƣợc các học giả, các nhà nghiên cứu của Việt Nam quan tâm, nghiên cứu. Đồng
thời trong những năm qua, dƣới sự chỉ đạo của Bộ, Sở văn hoá, các cơ quan và các tổ
chức khoa học, các địa phƣơng đã tiến hành các nghiên cứu về những nét đặc trƣng,
những giá trị độc đáo của các khu di tích văn hố - lịch sử nhằm để bảo tồn các giá trị
truyền thống cũng nhƣ để tiến hành quy hoạch phát triển du lịch bền vững, đồng thời trên
cơ sở đó xác định mục tiêu, định hƣớng trong phát triển du lịch bền vững của Việt Nam.
Một số cơng trình nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững cũng nhƣ phát triển du lịch
gắn với bảo tồn giá trị văn hoá, lịch sử nhƣ:
Đề tài nghiên cứu “Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt
Nam” của Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch thực hiện, do TS. Phạm Trung Lƣơng

chủ nhiệm đề tài, năm 2002. Đây đƣợc coi là một cơng trình nghiên cứu tiêu biểu và khá
công phu về vấn đề phát triển du lịch bền vững từ trên cơ sở tiếp cận hệ thống lý thuyết
cũng nhƣ phân tích thực tiễn để từ đó đúc kết kinh nghiệm và đề xuất giải pháp.
Đề tài “Quản lý di sản văn hoá với phát triển du lịch bền vững vùng Nam Bộ” của
Ts. Huỳnh Quốc Thắng, Khoa Văn hoá học, ĐH KHXH-NV, ĐHQG-HCM trong Kỷ yếu
Hội thảo “Hội nhập phát triển và vấn đề bảo tồn phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa
khu vực III” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, tháng 12/2011. Nghiên cứu đã
chỉ ra vai trị của văn hố, quản lý di sản văn hoá với phát triển du lịch, các nguyên tắc
cũng nhƣ xu hƣớng trong quản lý di sản văn hoá với phát triển văn hoá.
Một số nghiên cứu đăng trên tạp chí nhƣ:Nghiên cứu “Bảo tồn và phát huy các giá
trị di tích lịch sử văn hố phục vụ phát triển du lịch Thủ đô” của tác giả Bùi Thanh Thủy
trên Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa, số 2. Nghiên cứu đã chỉ ra những vấn đề đặt ra trong
công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử văn hố trên địa bàn Hà Nội với tƣ
4


cách là tài nguyên du lịch, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp bảo tồn, tôn tạo và phát
huy giá trị di tích lịch sử văn hố cho phát triển du lịch Thủ Đô, những yêu cầu để thực
hiện các giải pháp trên. Tuy nhiên nghiên cứu mới chỉ ra những vấn đề chung nhất trong
thực tế bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa để phục vụ phát triển du lịch tại Hà Nội, tuy
nhiên về khía cạnh ngƣợc lại là phát triển du lịch bền vững để bảo tồn văn hóa thì chƣa
đƣợc đề cập đến.Nghiên cứu “Hoạt động bảo tồn các di sản văn hóa trong phát triển du
lịch” của tác giả Đặng Hồng Lan, trên Tạp chí Văn hố và Du lịch, số 11, tháng 5 năm
2013. Nghiên cứu đã đề cập đến vai trò, sự cần thiết của việc bảo tồn các di sản văn hóa
trong phát triển du lịch của Việt Nam, nêu ra hiện trạng thực tế, những hạn chế khó
khăn, qua đó đề xuất một số giải pháp.
Bên cạnh đó một số luận văn đã đƣợc bảo vệ thành công:
Đề tài “Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha, Kẻ Bàng” (2007) của Trần Tiến
Dũng. Tác giả đã phân tích các quan niệm về hệ thống đánh giá về du lịch bền vững, các
kinh nghiệm du lịch bền vững và không bền vững trên thế giới, đề xuất các giải pháp phát

triển du lịch bền vững Phong Nha - Kẻ Bàng. Đây là luận án về du lịch bền vững ở một
vùng du lịch cụ thể lại có tính đặc trƣng. Tuy nhiên các quan niệm về du lịch bền vững
cũng nhƣ các tiêu chí đánh giá chƣa đƣợc tác giả quan tâm nghiên cứu.
Đề tài “Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập
kinh tế quốc tế” (2011) của Nguyễn Duy Mậu. Tác giả hệ thống hoá các khái niệm về du
lịch, thị trƣờng du lịch, chức năng và phân loại các thị trƣờng du lịch, đƣa ra 13 loại hình
du lịch phổ biến hiện nay trên Thế giới, làm rõ những lý luận của chủ nghĩa Mác Lê Nin
về dịch vụ, về du lịch làm cơ sở lý luận cho định hƣớng phát triển du lịch. Phân tích vai
trị của du lịch đối với tăng trƣởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các tác động tới
ngành kinh tế, xã hội khác. Tác giả cũng đánh giá về tổ chức không gian lãnh thổ, công
tác xúc tiến, quảng bá liên kết, đầu tƣ phát triển du lịch, đào tạo, bồi dƣỡng phát triển
nguồn nhân lực và cơ chế chính sách quản lý nhà nƣớc về du lịch. Đồng thời tác giả cũng
phân tích tác động của du lịch với quá trình phát triển kinh tế -xã hội, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên trong luận án tác giả chƣa đề cập đến các
yếu tố phát triển du lịch bền vững: kinh tế, xã hội và môi trƣờng do vậy chƣa làm rõ đƣợc
phát triển du lịch ở Tây Nguyên có bền vững hay khơng, bền vững mức độ nào?
5


Đề tài “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch bền vữngtrên cơ sở khảo sát địa bàn 10 quận nội thành Hà Nội”(2011)của Nguyễn Mạnh Cƣờng. Luận
văn đã tập trung nghiên cứu hệ thống di sản văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội và đề ra
giải pháp quản lý, khai thác giá trị của di sản văn hóa trong phát triển du lịch.
Đề tài “Tiềm năng du lịch Thái Ngun nhìn từ góc độ lịch sử, văn hóa (19952007)” (2009) của Tạ Thị Kim Liên. Luận văn tập trung khảo sát hệ thống di sản văn hóa
trên địa bàn các huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên và đề ra giải pháp quản lý, bảo tồn, tôn tạo
và phát huy các giá trị của di sản văn hóa trong phát triển du lịch.
Qua một số những cơng trình nghiên cứu trong nƣớc cũng nhƣ trên thế giới có thể
thấy rằng bảo tồn các giá trị của di tích lịch sử văn hoá gắn với phát triển du lịch bền
vững đã trở thành đề tài đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Trong những năm qua các
cơng trình nghiên cứu tại Việt Nam đã góp phần xây dựng, làm sáng rõ hệ thống cơ sở lý
thuyết về phát triển du lịch bền vững, về mối quan hệ giữa phát triển du lịch bền vững với

bảo tồn các giá trị văn hoá lịch sử, đồng thời các nghiên cứu đã thực hiện khảo sát, phân
tích thực trạng tại các địa điểm cụ thể, từ đó đề xuất các biện pháp hữu ích. Tuy nhiên
chƣa có nghiên cứu thực hiện nghiên cứu chi tiết về vấn đề bảo tồn di tích văn hố gắn
với phát triển du lịch tại đền Trần Thƣơng.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Đề xuất đƣợc định hƣớng và giải pháp để phát triển bền vững du lịch ở di tích cấp
quốc gia đặc biệt đền Trần Thƣơng, Hà Nam.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Làm rõ đƣợc cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững; Xác định đƣợc các tiêu
chí để phát triển bền vững du lịch ở di tích quốc gia đặc biệt.
- Làm rõ thực trạng phát triển du lịch ở di tích quốc gia đặc biệt đền Trần Thƣơng.
- Đƣa ra giải pháp phát triển bền vững du lịch ở di tích quốc gia đặc biệt đền Trần
Thƣơng.
4. Dự kiến những đóng góp của đề tài
Tổng hợp làm rõ cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững tại một điểm di tích
cấp quốc gia đặc biệt; Đánh giá đƣợc những giá trị độc đáo của đền Trần Thƣơng, những
6


tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tại đền Trần Thƣơng; từ đó đƣa ra giải pháp
phát triển du lịch tại đây theo hƣớng bền vững, đóng góp vào phát triển du lịch tại khu
vực đền Trần Thƣơng nói riêng và du lịch Hà Nam nói chung.
5. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững.
- Thực trạng phát triển du lịch ở di tích cấp quốc gia đặc biệt đền Trần Thƣơng.
- Định hƣớng và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở đền Trần Thƣơng.
6. Đặc điểm, đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về cơng tác bảo tồn di tích gắn với phát triển du lịch bền
vững tại đền Trần Thƣơng. Đền Trần Thƣơng là di tích quốc gia đặc biệt, một trong ba di

tích quốc gia thờ Hƣng Đạo Vƣơng Trần Quốc Tuấn lớn nhất của cả nƣớc. Trong quá
trình tiếp cận nghiên cứu đềnTrần Thƣơng có một số thuận lợi nhƣ: Đền Trần Thƣơng
nằm ở thơn Trần Thƣơng, là vị trí trung tâm của xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân và có diện
tích rộng nhất. Về giao thơng đi lại, huyện Lý nhân đang có ƣu thế bởi những trục đƣờng
lớn chạy qua nối liền Hà Nam với Hƣng Yên và Thái Bình. Để di chuyển đến đền Trần
Thƣơng có thể theo các tuyến đƣờng trong huyện nhƣ: Quốc lộ 38B, đƣờng tỉnh lộ ĐT492
và hệ thống giao thông liên tỉnh, liên huyện, liên xã và đƣờng nơng thơn khá hồn thiện.
Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời viết trong quá trình đi lại, tiếp cận trực tiếp,
khảo sát nghiên cứu đền Trần Thƣơng.Hơn thế đền Trần Thƣơng đã đƣợc quy hoạch
thành các phân khu cụ thể với nhiều phân khu chức năng nhƣ: Khu nội tự; khu vƣờn
tƣởng niệm, vƣờn hoa, nhà quản lý (phía sau khu nội tự); khu cửa đền, gồm ao đền, sân lễ
hội, đƣờng giao thơng phía trƣớc cửa đền; bãi đỗ xe và các khu vực chức năng cùng các
tuyến đƣờng giao thông kết nối. Việc phân khu chi tiết nhƣ này cũng giúp cho quá trình
khảo sát, nghiên cứu điền dã đƣợc thuận lợi hơn trong khi tiếp cận.
Đền Trần Thƣơng đã đƣợc cơng nhận là di tích quốc gia đặc biệt, vì vậy Nhà nƣớc
cũng nhƣ chính quyền địa phƣơng, ban quản lý Di tích ln khuyến khích cơng tác nghiên
cứu nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị của di tích. Trong q trình điều tra tại đền Trần
Thƣơng, tác giả đã nhận đƣợc sự hỗ trợ của Ban quản lý di tích đền Trần Thƣơng, cũng
nhƣ của ngƣời dân địa phƣơng trong quá trình khảo sát điều tra. Bên cạnh đóđền Trần
Thƣơng với những giá trị văn hố - lịch sử độc đáo, có tiềm năng rất lớn về du lịch đã thu
7


hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, do đó những tài liệu nghiên cứu chi tiết về đền
Trần Thƣơng nhƣ các giá trị về văn hoá, lịch sử, về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý... cũng
khơng ít. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho tác giả trong quá trình thu thập, xử lý các tài
liệu thứ cấp.
Tuy nhiên bên cạnh những điều kiện thuận lợi thì việc tiếp cận, nghiên cứu di tích
quốc gia đặc biệt đền Trần Thƣơng cũng gặp khơng ít khó khăn. Mặc dù hệ thống giao
thông thuận tiện, nhƣng đền Trần Thƣơng nằm cách khá xa các điểm di tích cùng trong

địa phƣơng, do đó việc tiếp cận đền Trần Thƣơng trong tổng thể mối liên kết với các điểm
di tích, văn hố, lịch sử trong vùng sẽ khó khăn hơn. Một điểm khó khăn nữa đó là đền
Trần Thƣơng chủ yếu đƣợc nhắc đến là di tích quốc gia đặc biệt, đƣợc nghiên cứu ở góc
độ văn hố, lịch sử nhiều hơn là phát triển du lịch. Vì vậy các số liệu thống kê về hoạt
động du lịch của đền Trần Thƣơng còn rất hạn chế, tác giả chƣa thực sự thu thập đầu đủ
các số liệu thống kê nhƣ mong muốn. Ngoài ra, khách đến du lịch, thăm quan đền Trần
Thƣơng chủ yếu vào các dịp lễ hội nhƣ lễ hội đầu năm mới vào 15 tháng giêng âm lịch,
hay lễ hội từ ngày 12 – 18 tháng 8 âm lịch, còn những thời gian khác trong năm khách du
lịch đến khơng nhiều. Trong khi đó tác giả đã tiến hành điều tra khảo sát khách du lịch
đến đền Trần Thƣơng không trong dịp tổ chức lễ hội, do đó lƣợng khách đến rất hạn chế,
điều này cũng gây khó khăn cho tác giả trong q trình tiếp cận đối tƣợng khảo sát là
khách du lịch.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn gồm có 03
chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu
Chƣơng 2: Đối tƣợng, phạm vi, cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận

8


Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Trên Thế giới
Du lịch là một trong những ngành phát triển nhanh nhất trên toàn cầu, và cũng là
một trong những công nghệ tạo nhiều lợi tức nhất cho đất nƣớc. Thu nhập từ du lịch cũng
cho thấy xu hƣớng gia tăng ngày càng lớn. Nếu năm 2000, thu nhập từ du lịch thế giới
mới đạt 494 tỷ USD, thì đến năm 2016, con số đó đã là 1.245 tỷ. Theo Tổ chức Du lịch
Thế giới (UNWTO), tổng số đóng góp của Du lịch cho nền kinh tế đã đạt khoảng 9,5%

GDP toàn cầu (xem [61]).Tuy nhiên tác động của du lịch rất đa dạng, bên cạnh những tác
động tích cực thì trong q trình phát triển du lịch những xung đột có thể dễ dàng phát
sinh do các giá trị khác nhau của các bên liên quan, do đó ảnh hƣởng đến sự phát triển
bền vững của môi trƣờng xung quanh. Trong những năm 1950, mối quan hệ giữa du lịch
và vấn đề bảo tồn các giá trị tự nhiên, văn hoá, xã hội bắt đầu đƣợc chú ý. Đến những
năm 1970, vấn đề này đã trở thành mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Sang
những năm 1980 khi các vấn đề về phát triển bền vững đƣợc đề cập, tiến hành nghiên cứu
thì có nhiều nghiên cứu khoa học đƣợc thực hiện nhằm đƣa ra các khía cạnh ảnh hƣởng
của du lịch có liên quan đến phát triển du lịch bền vững. Từ đầu thập niên 90, các nhà
khoa học đã đề cập nhiều đến việc phát triển du lịch với mục đích đơn thuần về kinh tế
đang đe doạ huỷ hoại môi trƣờng sinh thái đến các nền văn hoá bản địa. Hậu quả của các
tác động này sẽ làm ảnh hƣởng đến bản thân sự phát triển lâu dài của ngành du lịch.
Chính vì vậy đã xuất hiện u cầu “Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững” nhằm hạn
chế các tác động tiêu cực của hoạt động đảm bảo sự phát triển lâu dài.
Trong Chƣơng trình Nghị sự 21 Quốc gia về tài nguyên và phát triển: “Agenda 21
for the travel and tourism industry: Towards Environmentally Sustainable Development”
của WTTC, WTO and Earth Council năm 1995 đã đƣa ra các định hƣớng về một Chƣơng
trình nghị sự phát triển đất nƣớc: sử dụng, bảo tồn và phát triển các nguồn lực nhằm duy
trì các quá trình sinh thái quyết định sự sinh tồn và nâng cao toàn bộ chất lƣợng cuộc sống
hiện tại cũng nhƣ tƣng lai. Đặc biệt trong Chƣơng trình Nghị sự 21, vấn đề về phát triển
bền vững trong du lịch gắn với bảo tồn đƣợc bàn đến rộng rãi hơn bao giờ hết.

9


Từ khi khái niệm “phát triển bền vững” đƣợc nêu ra đã đồng thời kéo theo sự ra
đời của khái niệm “du lịch bền vững”. Năm 1993, tờ báo “Du lịch bền vững” (Journal of
Sustainable Tourism) của Anh ra đời, đã đƣa công tác nghiên cứu ngành du lịch bƣớc vào
một trang mới. Tháng 4 năm 1995, tổ chức UNESCO, tổ chức du lịch thế giới, chƣơng
trình mơi trƣờng Liên Hợp Quốc đã tiến hành Hội nghị du lịch bền vững thế giới tại Tây

Ban Nha. Hội nghị đã thông qua “Hiến chƣơng phát triển du lịch bền vững” và “Kế hoạch
hành động phát triển du lịch bền vững”. Hai văn kiện này đã trở thành hệ thống chuẩn tắc,
cung cấp cho các nƣớc nội dung cụ thể trong việc phát triển du lịch bền vững, đánh dấu
giai đoạn tiến hành thực tiễn của cơng tác này.
Du lịch cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện các Mục Tiêu Phát
triển Thiên niên kỷ (Millennium Development Goals) mà Liên Hơp Quốc đã đề ra từ năm
2000, đặc biệt là các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, bền vững môi trƣờng
và hợp tác quốc tế để phát triển.Chính vì vậy mà du lịch bền vững (sustainable tourism) là
một phần quan trọng của phát triển bền vững (sustainable development) của Liên Hợp
Quốc. Phát triển du lịch bền vững là một chủ đề đƣợc thảo luận rất nhiều ở các hội nghị
và diễn đàn lớn nhỏ trên toàn thế giới. Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về phát triển du
lịch bền vững, phần lớn các nghiên cứu này xuất phát từ góc nhìn của khái niệm phát triển
bền vững, sau đó phát triển thành những nghiên cứu về phát triển bền vững trong ngành
du lịch, gọi tắt là phát triển du lịch bền vững. Cho đến nay, số lƣợng các nghiên cứu về
vấn đề này đã tăng lên rất nhiều.
Từ góc độ nghiên cứu các vấn đề nguyên lý chung, phải kể đến một số nghiên cứu
tiêu biểu về du lịch bền vững do UNWTO thực hiện, nhƣ:
“Making Tourism More Sustainable - A Guide for Policy Makers” do UNEP và
UNWTO thực hiện năm 2005. Nghiên cứu đã đƣa ra những cơ sở lý thuyết về khái niệm
du lịch bền vững, những nguyên tắc phát triển du lịch bền vững cũng nhƣ những giải pháp
chiến lƣợc phát triển bền vững để cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách về phát
triển du lịch.
“Tourism and Biodiversity – Achieving Common Goals Towards Sustainability” do
UNWTO thực hiện năm 2010. Nghiên cứu minh họa giá trị cao về đa dạng sinh học cho
ngành du lịch, vạch ra các chính sách hiện hành, hƣớng dẫn và đề ra các sáng kiến toàn
10


cầu, trong đó có mối tƣơng quan giữa du lịch và đa dạng sinh học, cũng nhƣ xác định các
rủi ro và thách thức đối với ngành du lịch từ nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học và hệ

sinh thái. Báo cáo kết luận với mƣời khuyến nghị cho hành động đa dạng sinh học và du
lịch đối với chính quyền, khu vực tƣ nhân du lịch, các tổ chức quốc tế và phi chính phủ.
“Sustainable Tourism in Protected Areas – Guidelines for Planning and
Management” do UNWTO, UNEP và IUCN thực hiện năm 2002.Nghiên cứu nêu ra sự
liên kết giữa các khu bảo tồn và du lịch. Mặc dù mối quan hệ phức tạp và đôi khi đối
nghịch, nhƣng du lịch luôn luôn là một phần quan trọng để xem xét trong việc thành lập
và quản lý các khu bảo tồn. Những hƣớng dẫn này nhằm xây dựng sự hiểu biết về khu
vực du lịch cần đƣợc bảo vệ, và quản lý. Nghiên cứu cung cấp cả một cấu trúc lý thuyết
và hƣớng dẫn thực hành cho các nhà quản lý. Mục tiêu cơ bản là để đảm bảo rằng du lịch
đóng góp vào mục đích phát triển và bảo tồn.
“Sustainable Development of Tourism: A Compilation of Good Practices” do
UNWTO thực hiện năm 2000.Ấn phẩm này chứa gần 50 trƣờng hợp nghiên cứu thu thập
từ 31 quốc gia của UNWTO. Các trƣờng hợp đại diện cho một loạt về các chủ đề và nội
dung liên qua, qua đó đƣa ra các yếu tố, giải pháp giúp phát triển du lịch bền vững.
Việc áp dụng khái niệm phát triển bền vững đối với du lịch đƣợc đƣa ra lần đầu
tiên trong “Chiến lược hành động cho sự phát triển du lịch bền vững” do các nhà nghiên
cứu thuộc nhiều ngành khác nhau của Canada xây dựng. Ba vấn đề chính đƣợc đặt ra
trong chiến lƣợc này là: Những vấn đề chủ yếu và những nhu cầu; Những nguyên tắc đối
với du lịch bền vững; Những khuyến nghị cần thực hiện.
Bên cạnh đó tác phẩm “Du lịch và phát triển bền vững: Giám sát, lập kế hoạch,
quản lý” của Nelson, Butler và Wall với đóng góp lớn nhất cho việc nghiên cứu du lịch
bền vững là việc đƣa ra những chỉ số thích hợp để giám sát các hoạt động du lịch.
Ngồi ra cịn các nghiên cứu khác nhƣ: “Sustainable tourism and the environment”
của Groth, A. năm 2000; “Tourism and Sustainable Community Development” của Hall,
D. and Richards, G. Năm 2003;“Tourism and Sustainability: Development, Globalisation
and New Tourism in the Third World (3rd Edition)” của Mowforth, M. và Munt, I. năm
2008;“Tourism, Culture and Sustainable Development, Division of Cultural Policies and
Intercultural Dialogue, Culture Sector” của Robinson, M. and Picard, D. năm
11



2006;“Tourism Development and the Environment: Beyond Sustainability?” của
Sharpley, R. năm 2009.
Có thể thấy, các nghiên cứu trên chủ yếu tập trung trình bày các vấn đề phát triển
du lịch gắn với phát triển bền vững tại các điểm sinh thái tự nhiên, qua đó đề ra các giải
pháp, chiến lƣợc để phát triển du lịch bền vững, là cơ sở khoa học và thực tiễn cho các
nhà kinh doanh du lịch và các nhà hoạch định chính sách trong quá trình xây dựng chiến
lƣợc phát triển du lịch sinh thái.
Đối với những vấn đề cụ thể về phát triển du lịch bền vững tại các điểm di tích văn
hóa, các cơng trình nghiên cứu của UNESCO đã nêu quan điểm cơ bản về việc phát triển
du lịch bền vững cần gắn với mục tiêu bảo tồn văn hóa... Chúng ta biết rằng, các di sản
thế giới là những điểm du lịch tiêu biểu và hấp dẫn, song cũng là nơi phải đối mặt với
nhiều thách thức do chính hoạt động du lịch và các hoạt động phát triển kinh tế khác đang
ngày càng gia tăng đem lại. Trong khuyến nghị của UNESCO về Bảo vệ Văn hóa Truyền
thống và Dân gian năm 1989, trong Tuyên bố Toàn cầu của UNESCO về Đa dạng Văn
hóa năm 2001, và trong Tuyên bố Istanbul đƣợc Hội nghị bàn tròn các Bộ trƣởng Văn hóa
lần thứ 3 thơng qua năm 2002 đã khẳng định tầm quan trọng của di sản văn hóa, đặc biệt
di sản văn hóa phi vật thể nhƣ là động lực chính đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Có thể nói rằng du lịch khơng chỉ dựa vào di sản để phát triển, mà cịn mang sứ
mệnh cao cả tơn vinh giá trị di sản, đồng thời bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản đã
đƣợc kết tinh và gìn giữ. Bảo tồn các giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch là một
việc làm cần thiết và cấp bách. Việc nghiên cứu, khai thác các giá trị của di sản văn hóa,
để tạo thành những sản phẩm du lịch mới là cần thiết nhằm làm tăng thêm giá trị cho các
di sản, đa dạng hóa các loại hình du lịch và có thể mang lại lợi ích cho cộng đồng ngƣời
dân trong khu vực. Trong số các cơng trình nghiên cứu đề cập về vấn đề phát triển du lịch
bền vững gắn với bảo tồn văn hóa, trƣớc tiên phải kể đến Cơng ƣớc quốc tế về phát triển
du lịch văn hóa.
“Cơng ước Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới”, ký tại Paris ngày 16
tháng 11 năm 1972, là một thỏa ƣớc quốc tế trong đó các quốc gia cùng bảo vệ các di sản
trƣờng tồn của thế giới. Mỗi quốc gia thành viên tham gia Công ƣớc công nhận trách

nhiệm chính của mình nhằm đảm bảo việc xác định, bảo vệ, bảo tồn và chuyển giao các di
12


sản văn hóa và thiên nhiên của đất nƣớc ho các thế hệ tƣơng lai. Cho đến nay, đã có trên
170 quốc gia ký kết Cơng ƣớc, vì vậy Cơng ƣớc này trở thành một trong những công cụ
bảo vệ có uy lực nhất trên thế giới. Đây là văn bản pháp lý quốc tế duy nhất để bảo vệ di
sản văn hóa và thiên nhiên trong đó khuyến khích sự hợp tác giữa các quốc gia nhằm -bảo
vệ di sản của họ.
“Công ước Quốc tế về du lịch văn hóa” với chủ đề: “Việc quản lý du lịch ở những
nơi có di sản quan trọng” năm 1999 đã đƣợc ICOMOS thông qua tại Đại Hội đồng lần thứ
12 ở Mexico vào tháng 10/1999. Công ƣớc đã khẳng định việc bảo vệ, bảo tồn, lý giải và
giới thiệu di sản và tính đa dạng văn hố của bất kỳ một nơi hoặc khu vực nào là một
thách đố quan trọng đổi với mọi ngƣời ở khắp mọi nơi. Vì vậy cần phải phát triển du lịch
để đem lại lợi ích cho các cộng đồng và tạo cho họ một phƣơng thức quan trọng và một
động lực để duy trì di sản và các tập tục văn hoá, phát triển một ngành kinh doanh du lịch
bền vững và nâng cao việc bảo vệ các nguồn lực của di sản cho các thế hệ tƣơng lai.
Trong năm 2002, mối lƣu tâm của cộng đồng quốc tế đã tập trung vào vấn đề phát
triển du lịch và những tác động của nó đối với di sản văn hóa và thiên nhiên. Bắt đầu
bằng việc Liên hợp quốc tuyên bố 2002 là “Năm Di sản Văn hóa”. Sau đó vào tháng 5,
Hội nghị thƣợng đỉnh thế giới về Du lịch sinh thái lần đầu tiên đƣợc tổ chức tại thành phố
Quebec với tuyên bố về phát triển Du lịch sinh thái trong bối cảnh phát triển bền vững
đƣợc đƣa ra tại hội nghị thƣợng đỉnh Johannesburg tổ chức sau đó. Tới tháng 11, “Di sản,
Du lịch và Phát triển” là một trong những chủ đề chính của Hội nghị Quốc tế ở Venice
vào dịp kỷ niệm 30 năm Công ƣớc Di sản thế giới. Đồng thời năm 2002, UNEP, IUCN và
Tổ chức Du lịch thế giới (WTO) đã phát hành cuốn sách mang tựa đề “Du lịch bền vững
trong những khu vực được bảo vệ” của Tiến sỹ Paul Eagles thuộc Ủy ban Thế giới về
Những khu vực đƣợc bảo vệ với sự đóng góp của nhiều chuyên gia quốc tế. Cuốn sách
nhằm bồi đắp hiểu biết tốt hơn về những vấn đề liên quan đến du lịch trong các khu vực
đƣợc bảo vệ, và hƣớng dẫn giải quyết những vấn đề đó. Cuốn sách ra đời đƣợc coi là một

mốc mới nữa trong sự hợp tác lâu dài giữa UNEP và UNESCO trong việc cải thiện các lợi
ích đối với các khu vực đƣợc bảo vệ qua du lịch bền vững.
Nhƣ vậy, qua các tài liệu, nghiên cứu ta thấy đƣợc mối quan hệ tƣơng hỗ mật thiết
giữa các giá trị văn hóa với hoạt động phát triển du lịch bền vững. Nói cách khác, muốn
13


du lịch phát triển bền vững tại các điểm di tích, di sản văn hóa, thì các giá trị văn hóa hay
nói rộng hơn là mơi trƣờng tại các điểm này phải đƣợc bảo tồn bền vững. Ngƣợc lại, du
lịch cũng cần có các chính sách phù hợp đóng góp tích cực và trách nhiệm nhất cho hoạt
động bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa.
1.1.2. Ở Việt Nam
Tại Việt Nam vấn đề phát triển du lịch bền vững còn khá mới, chỉ mới đƣợc đƣa
vào nghiên cứu trong những năm gần đây. Đến nay tại Việt Nam cũng có một số cơng
trình nghiên cứu về vấn đề phát triển du lịch bền vững. Trong đó phải kể đến một số
nghiên cứu tiêu biểu nhƣ:
“Du Lịch Bền Vững” của tác giả Nguyễn Đình Hịe do NXB Đại Học Quốc Gia
phát hành năm 2001. Cuốn sách với 186 trang đã nêu bật lên các cơ sở vấn đề lý thuyết
cơ bản về phát triển du lịch bền vững và các giải pháp phát triển du lịch bền vững, trong
đó bao gồm 3 nội dung chính là: Du lịch và môi trƣờng; Du lịch bền vững; Du lịch bền
vững ở các vùng sinh thái nhạy cảm.
Đề tài NCKH cấp Nhà nƣớc “Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền
vững ở Việt Nam” của tác giả Phạm Trung Lƣơng (chủ nhiệm đề tài) đƣợc thực hiện năm
2002. Đề tài nghiên cứu đã hệ thống hoá các vấn đề lý luận về phát triển du lịch bền
vững; Xác định những vấn đề cơ bản đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững thơng qua
phân tích thực trạng phát triển du lịch từ năm 1992 đến nay; Xác định những vấn đề đặt
ra đối với phát triển du lịch từ góc độ khai thác sử dụng tài nguyên và thực trạng môi
trƣờng du lịch; Tổng quan một số kinh nghiệm quốc tế về phát triển du lịch bền vững;
Nghiên cứu đề xuất hệ thống các giải pháp đảm bảo phát triển du lịch bền vững trong
điều kiện cụ thể ở Việt Nam; Và thử nghiệm nghiên cứu đề xuất mơ hình phát triển du

lịch bền vững ở khu vực cụ thể.
Các nghiên cứu của tác giả Phạm Lê Thảo nhƣ “Môi trường tự nhiên với phát
triển du lịch bền vững ở Việt Nam”, Tạp chí Du lịch Việt Nam số tháng 8/2005; “Xây
dựng hệ thống giải pháp cho phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam”, đề tài nhánh, đề
tài KHCNĐLNN “Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam”
năm 2000. Hai nghiên cứu của tác giả cũng chủ yếu xoay quay phân tích, nghiên cứu về
vấn đề phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam trên phƣơng diện môi trƣờng tự nhiên.
14


Ngồi ra cịn có các kỷ yếu, hội thảo khoa học và các nghiên cứu khoá luận, luận
văn, luận án về vấn đề liên quan nhƣ: Ký yếu “Hội nghị Quốc tế về du lịch bền vững ở
Việt Nam” do Tổng cục du lịch Việt Nam kết hợp với Quỹ HannsSeidel(CHLB Đức) tổ
chức tại Huế; “Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương”, Khoá luận tốt
nghiệp ngành Văn hoá du lịch, Trƣờng đại học Dân lập Hải Phịng của Phạm Thị Hƣơng
Mai năm 2011...
Việt Nam có một nền văn hóa đậm đà bản sắc và đa dạng, vừa mang tính lịch sử
vừa hiện đại. Việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc trong sự phát triển
của hoạt động du lịch nói riêng và sự phát triển toàn diện của đất nƣớc nói chung là nhiệm
vụ quan trọng, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn đối với Việt Nam. Kể từ thời điểm Việt
Nam chính thức tham gia Cơng ƣớc vào năm 1987 đến nay, kế thừa những quy định pháp
luật và kinh nghiệm trong thực tiễn bảo vệ, phát huy giá trị di tích trƣớc đó, cùng với việc
nghiên cứu, tham khảo các văn bản quốc tế về lĩnh vực bảo tồn, phát huy di sản, Việt
Nam đã ngày càng quan tâm, xây dựng các chiến lƣợc về văn hóa gắn với phát triển du
lịch bền vững. Chƣơng trình Mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2012 - 2015 đƣợc
Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1211/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 là sự
tiếp nối một chƣơng trình lớn của quốc gia đƣợc khởi động từ năm 1997 liên tục đến nay.
Một trong những mục tiêu cụ thể của Chƣơng trình là: Hồn thành việc lập các quy hoạch
bảo tồn và phát huy giá trị các khu di tích đặc biệt quan trọng.
Trong Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm

2030 xác định “Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá
trị văn hóa của dân tộc…”. Thực hiện quan điểm phát triển này, toàn ngành Du lịch đã và
đang tập trung triển khai các chƣơng trình, kế hoạch nhằm đảm bảo cho phát triển du lịch
đồng thời tạo động lực và nguồn lực cho bảo tồn di sản văn hóa và bảo vệ mơi
trƣờng.Một số cơng trình nghiên cứu về vấn đề phát triển du lịch bền vững gắn với bảo
tồn văn hóa tiêu biểu nhƣ:
Nghiên cứu “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch bền
vững- trên cơ sở khảo sát địa bàn 10 quận nội thành Hà Nội”(2011) của Nguyễn Mạnh
Cƣờng. Nghiên cứu đã trình bày hệ thống cơ sở lý luận, mối quan hệ giữa vấn đề phát triển
du lịch với bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hoá, trình bày cụ thể về thực tế tại 10 quận
15


×