Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến điều kiện khô hạn ở khu vực tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.99 MB, 79 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN NAM HẢI

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN ĐIỀU KIỆN KHÔ HẠN Ở KHU VỰC TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN NAM HẢI

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN ĐIỀU KIỆN KHÔ HẠN Ở KHU VỰC TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: 8900201.01QTD

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Hồng Thái

HÀ NỘI - 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân tơi thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS. TS Trần Hồng Thái, khơng sao chép các cơng trình
nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được cơng bố ở
bất kì một cơng trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn
đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.
Tác giả

Nguyễn Nam Hải

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, học viên xin được bày tỏ lịng biết ơn của mình đến
thầy giáo hướng dẫn trực tiếp là PGS.TS. Trần Hồng Thái (Tổng cục Khí tượng Thủy
văn, Bộ Tài ngun Mơi trường, thầy đã cho học viên nhiều kiến thức, kinh nghiệm,
kỹ năng làm việc, hướng dẫn và rèn luyện học viên trong suốt thời gian thực hiện luận
văn.
Học viên xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các cán bộ và thầy cô
trong khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội. Thầy cô không chỉ
trang bị cho học viên những kiến thức chuyên ngành quý báu trong lĩnh vực nghiên
cứu biến đổi khí hậu, mà cịn tạo mọi điều kiện và chỉ bảo tận tình giúp đỡ học viên
trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tơi cũng xin cảm ơn các anh chị cán bộ làm việc tại Văn phịng Chương trình
Khoa học và Cơng nghệ cấp quốc gia về tài nguyên môi trường và biến đổi khí hậu,
Bộ Tài ngun và Mơi trường đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện và hướng dẫn nhiệt tình
trong quá trình thực hiện luận văn.

Lời cuối cùng, học viên xin được cám ơn bạn bè và những người thân trong gia
đình đã ln chia sẻ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để học thực hiện luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

Học viên

Nguyễn Nam Hải

ii

năm 2019


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẲT ......................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................. viii
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 10
1. Tính cấp thiết của luận văn ....................................................................................10
2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................11
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn ........................................................12
4. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................12
5. Những đóng góp của luận văn ...............................................................................13
6. Cấu trúc trình bày của luận văn .............................................................................14
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ CÁC

NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN KHƠ
HẠN ................................................................................................................... 15
1.1. Điều kiện tự nhiên và khí hậu tỉnh Phú Thọ .......................................................15
1.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Phú Thọ...................................................................15
1.1.2. Đặc điểm khí hậu cơ bản của tỉnh Phú Thọ ..................................................17
1.2. Tổng quan các nghiên cứu về khô hạn do tác động của biến đổi khí hậu ..........19
1.2.1. Tổng quan về khơ hạn...................................................................................19
1.2.2. Các nghiên cứu trên thế giới về tác động của biến đổi khí hậu đến điều kiện
khơ hạn ....................................................................................................................26
1.2.3. Tổng quan nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đến hạn hán ở Việt
Nam .........................................................................................................................28
1.4. Nhận xét Chương 1 .............................................................................................31
CHƢƠNG 2: SỐ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 32
2.1. Tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .................................................................32
2.1.1. Cách tiếp cận nghiên cứu ..............................................................................32
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................34
2.2. Số liệu phục vụ nghiên cứu .................................................................................39
2.3. Nhận xét Chương 2 .............................................................................................42
iii


CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU ĐẾN ĐIỀU KIỆN KHƠ HẠN Ở TỈNH PHÚ THỌ ............................ 43
3.1. Đặc trưng mùa khô hạn ở tỉnh Phú Thọ theo số liệu quan trắc...........................43
3.2. Xu thế biến đổi khí hậu theo số liệu quan trắc ở tỉnh Phú Thọ ..........................46
3.2.1. Xu thế biến đổi khí hậu ở khu vực tỉnh Phú Thọ..........................................46
3.2.2. Xu thế biến đổi điều kiện khô hạn ở khu vực tỉnh Phú Thọ .........................57
3.3. Dự tính điều kiện khơ hạn trong bối cảnh biến đổi khí hậu thế kỷ 21 theo các
kịch bản ......................................................................................................................60
3.3.1. Điều kiện khơ hạn trung bình .......................................................................60

3.3.2. Điều kiện khơ hạn nghiêm trọng nhất ..........................................................64
3.4. Nhận xét Chương 3 .............................................................................................69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................... 70
Kết luận: .....................................................................................................................70
Kiến nghị: ...................................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 72

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẲT
Ý nghĩa

Chữ viết tắt
A

Chỉ số ẩm

AR5

Báo cáo đánh giá lần thứ 5 của IPCC

BĐKH

Biến đổi khí hậu

CDD

Số ngày khô hạn


EDI

Chỉ số hạn hiệu dụng

HN

Hạn nặng

HNT

Hạn nghiêm trọng

HV

Hạn vừa

IMHEN

Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

IPCC

Ban Liên chính phủ về BĐKH (Intergovernmental Panel on
climate change)

K

Chỉ số khơ hạn

KNK


Khí nhà kính

nnk

Những người khác

R

Lượng mưa

RCP4.5

Kịch bản nồng độ khí nhà kính trung bình thấp

RCP8.5

Kịch bản nồng độ khí nhà kính cao

SPI

Chỉ số chuẩn hố lượng mưa

SPI1

Chỉ số SPI ở quy mô 1 tháng

SPI3

Chỉ số SPI ở quy mô 3 tháng


SPI6

Chỉ số SPI ở quy mô 6 tháng

SPI_min

Chỉ số SPI nhỏ nhất

SREX

Quản lý rủi ro thảm hoạ và cực đoan thích ứng với BĐKH

STH

Số tháng hạn
v


Ý nghĩa

Chữ viết tắt
TBD

Thái Bình Dương

Tm

Nhiệt độ tối thấp


TNMT

Tài nguyên và Mơi trường

Ttb

Nhiệt độ trung bình

Tx

Nhiệt độ tối cao

WMO

Tổ chức khí tượng thế giới

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Một số chỉ số được sử dụng phổ biến để xác định điều kiện khô hạn
............................................................................................................................. 23
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn tin cậy của r (Nguồn: Nguyễn Văn Thắng và nnk, 2012) 38
Bảng 2.2. Các mơ hình khí hậu được sử dụng trong xây dựng kịch BĐKH ..... 40
Bảng 3.1. Số tháng hạn trong các năm nghiên cứu ............................................. 45

vii


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình
1.1.
Bản
đồ
hành
chính
tỉnh
Phú
Thọ
(Nguồn:
.............................................................................. 16
Hình 1.2. Sơ đồ mơ tả mối quan hệ giữa các loại hạn (Nguồn: Nguyễn Văn
Thắng và nnk, 2007)............................................................................................ 21
Hình 1.3. Dự tính biến đổi điều kiện khô hạn trong thế kỷ 21 do biến đổi khí hậu
trên quy mơ tồn cầu (Nguồn: IPCC, 2007) ....................................................... 28
Hình 1.4. Tốc độ biến đổi số tháng hạn thời kỳ 1961-2007 tại một số trạm thông
qua hệ số a1 (Nguồn: Phan Văn Tân và nnk, 2010) ........................................... 29
Hình 2.1. Sơ đồ minh họa q trình tính tốn chỉ số SPI và phân cấp mức độ của
điều kiện khô hạn (Nguồn: Cục Khí tượng Nhật Bản) ....................................... 36
Hình 2.1. Vị trí các trạm khí tượng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được sử dụng
trong nghiên cứu.................................................................................................. 41
Hình 3.1. Diễn biến ENSO theo số liệu của Trung tâm Dự báo Khí hậu Hoa Kỳ
(CPC) ................................................................................................................... 45
Hình 3.2. Xu thế chuẩn sai nhiệt độ trung bình năm (oC) tại trạm Minh Đài ..... 48
Hình 3.3. Xu thế chuẩn sai nhiệt độ (oC) các tháng chính mùa tại trạm Minh Đài:
(a) Tháng I; (b) Tháng IV; (c) Tháng VII; (d) Tháng X ..................................... 48
Hình 3.4. Xu thế chuẩn sai nhiệt độ trung bình năm (oC) tại trạm Phú Hộ ........ 50
Hình 3.5. Xu thế chuẩn sai nhiệt độ (oC) các tháng chính mùa thời kỳ 1961-2016
tại trạm Phú Hộ: (a) Tháng I; (b) Tháng IV; (c) Tháng VII; (d) Tháng X ......... 50
Hình 3.6. Xu thế chuẩn sai nhiệt độ trung bình năm (oC) tại trạm Việt Trì ....... 52

Hình 3.7. Xu thế chuẩn sai nhiệt độ (oC) các tháng chính mùa tại trạm Việt Trì:
(a) Tháng I; (b) Tháng IV; (c) Tháng VII; (d) Tháng X ..................................... 52
Hình 3.8. Xu thế lượng mưa trung bình năm (%) tại trạm Minh Đài ................. 55
Hình 3.9. Xu thế lượng mưa (%) các tháng chính mùa tại trạm Minh Đài: (a)
Tháng I; (b) Tháng IV; (c) Tháng VII; (d) Tháng X........................................... 55
Hình 3.10. Xu thế lượng mưa trung bình năm (%) tại trạm Phú Hộ .................. 55
Hình 3.11. Xu thế lượng mưa (%) các tháng chính mùa tại trạm Phú Hộ: (a)
Tháng I; (b) Tháng IV; (c) Tháng VII; (d) Tháng X........................................... 56
Hình 3.12. Xu thế lượng mưa trung bình năm (%)tại trạm Việt Trì ................... 56
Hình 3.13. Xu thế lượng mưa (%) các tháng chính mùa tại trạm Việt Trì: (a)
Tháng I; (b) Tháng IV; (c) Tháng VII; (d) Tháng X........................................... 56
Hình 3.14. Xu thế biến đổi chỉ số SPI trung bình mùa khơ: (a) SPI1, (b) SPI3,
(c) SPI6 ................................................................................................................ 58
Hình 3.15. Xu thế biến đổi chỉ số SPI thấp nhất trong mùa khơ: (a) SPI1, (b)
SPI3, (c) SP6 ....................................................................................................... 59
Hình 3.16. Xu thế biến đổi số tháng khô hạn tại trạm Minh Đài ........................ 59
Hình 3.17. Xu thế biến đổi số tháng khơ hạn tại trạm Phú Hộ ........................... 60
Hình 3.18. Xu thế biến đổi số tháng khô hạn tại trạm Việt Trì .......................... 60
viii


Hình 3.19. Dự tính biến đổi chỉ số SPI1 (%) vào các thời kỳ trong tương lai so
với thời kỳ cơ sở (1986-2006) theo kịch bản RCP4.5: a) 2016-2035; (b) 20462065; (c) 2080-2099 ............................................................................................ 61
Hình 3.20. Dự tính biến đổi chỉ số SPI3 (%) vào các thời kỳ trong tương lai so
với thời kỳ cơ sở (1986-2006) theo kịch bản RCP4.5: a) 2016-2035; (b) 20462065; (c) 2080-2099 ............................................................................................ 62
Hình 3.21. Dự tính biến đổi chỉ số SPI6 (%) vào các thời kỳ trong tương lai so
với thời kỳ cơ sở (1986-2006) theo kịch bản RCP4.5: a) 2016-2035; (b) 20462065; (c) 2080-2099 ............................................................................................ 62
Hình 3.22. Dự tính biến đổi chỉ số SPI1 (%) vào các thời kỳ trong tương lai so
với thời kỳ cơ sở (1986-2006) theo kịch bản RCP8.5: a) 2016-2035; (b) 20462065; (c) 2080-2099 ............................................................................................ 63
Hình 3.23. Dự tính biến đổi chỉ số SPI3 (%) vào các thời kỳ trong tương lai so

với thời kỳ cơ sở (1986-2006) theo kịch bản RCP8.5: a) 2016-2035; (b) 20462065; (c) 2080-2099 ............................................................................................ 63
Hình 3.24. Dự tính biến đổi chỉ số SPI6 (%) vào các thời kỳ trong tương lai so
với thời kỳ cơ sở (1986-2006) theo kịch bản RCP8.5: a) 2016-2035; (b) 20462065; (c) 2080-2099 ............................................................................................ 64
Hình 3.25. Dự tính biến đổi chỉ số SPI1_min trung bình các thời kỳ trong thế kỷ
21 so với thời kỳ cơ sở theo kịch bản RCP4.5 (%): a) 2016-2035; (b) 20462065; (c) 2080-2099 ............................................................................................ 66
Hình 3.26. Dự tính biến đổi chỉ số SPI3_min trung bình các thời kỳ trong thế kỷ
21 so với thời kỳ cơ sở theo kịch bản RCP4.5 (%): a) 2016-2035; (b) 20462065; (c) 2080-2099 ............................................................................................ 66
Hình 3.27. Dự tính biến đổi chỉ số SPI6_min trung bình các thời kỳ trong thế kỷ
21 so với thời kỳ cơ sở theo kịch bản RCP4.5 (%): a) 2016-2035; (b) 20462065; (c) 2080-2099 ............................................................................................ 67
Hình 3.28. Dự tính biến đổi chỉ số SPI1_min trung bình các thời kỳ trong thế kỷ
21 so với thời kỳ cơ sở theo kịch bản RCP8.5 (%): a) 2016-2035; (b) 20462065; (c) 2080-2099 ............................................................................................ 67
Hình 3.29. Dự tính biến đổi chỉ số SPI3_min trung bình các thời kỳ trong thế kỷ
21 so với thời kỳ cơ sở theo kịch bản RCP8.5 (%): a) 2016-2035; (b) 20462065; (c) 2080-2099 ............................................................................................ 68
Hình 3.30. Dự tính biến đổi chỉ số SPI6_min trung bình các thời kỳ trong thế kỷ
21 so với thời kỳ cơ sở theo kịch bản RCP8.5 (%): a) 2016-2035; (b) 20462065; (c) 2080-2099 ............................................................................................ 68

ix


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Hạn hán là một hiện tượng cực đoan do thiếu hụt lượng mưa kéo dài, làm
giảm hàm lượng ẩm trong khơng khí và hàm lượng nước trong đất, suy kiệt
dịng chảy trong sơng, suối, hạ thấp mực nước ao, hồ, … (Nguyễn Đức Ngữ,
Nguyễn Trọng Hiệu, 2004; Nguyễn Trọng Hiệu, 2000). Theo Tổ chức Khí
tượng Thế giới (WMO, 2016), tùy thuộc quy mơ thời gian thiếu hụt lượng mưa
và hệ quả gây ra, hạn hán được phân chia thành có 4 loại: (1) Hạn khí tượng; (2)
Hạn thủy văn; (3) Hạn nơng nghiệp; (4) Hạn kinh tế xã hội. Cũng theo WMO
[46], điều kiện khô hạn xảy ra khi thiếu hụt lượng mưa trong một khoảng thời
gian (từ 1 đến 3 tháng) xác định được gọi là hạn khí tượng. Điều kiện khơ hạn

này diễn ra trong một thời gian đủ dài (quy mô mùa) gây thiếu nước trong đất,
gây tác động xấu đến hoạt động sản xuất nơng nghiệp, khi đó xảy ra hạn nông
nghiệp. Khi điều kiện khô hạn xảy ra trong thời gian dài hơn (từ quy mô mùa
đến năm), dẫn đến giảm nguồn nước từ hồ, ao, dòng chảy sông, … gây ra hạn
thủy văn. Hệ quả của điều kiện khô hạn dẫn đến các thiệt hại về nông nghiệp, tài
nguyên nước và các lĩnh vực kinh tế-xã hội, gọi là hạn kinh tế - xã hội (Nguyễn
Văn Thắng và nnk, 2007).Trong một số nghiên cứu gầy đây, một số tác giả ở
trong nước cũng cho rằng, hạn khí tượng thực chất là được gọi là điều kiện khô
hạn, hay sự thiếu hụt lượng mưa (Nguyễn Văn Thắng, 2017; Nguyễn Văn
Thắng, Mai Văn Khiêm, 2017).
Như vậy có thể thấy, nguồn gốc ban đầu gây ra các thiệt hại về nông
nghiệp, tài nguyên nước và các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác bắt đầu từ điều
kiện khô hạn do thiếu hụt mưa gây ra (hay hạn khí tượng). Một số nhận định cho
rằng, điều kiện khô hạn ngày càng nghiêm trọng hơn trong những năm gần đây
và trong thế kỷ 21 theo các kịch bản biến đổi khí hậu (IPCC, 2013). Bên cạnh
đó, nhiều nghiên cứu cũng chi ra rằng, El Nino là nguyên nhân gây gia tăng điều
kiện khô hạn và hạn hán ở Việt Nam (Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu,
2004; Nguyễn Trọng Hiệu, 2000; Nguyễn Văn Thắng và nnk, 2007, 2010).


Đối với khu vực Bắc Bộ nói chung, khu vực tỉnh Phú Thọ nói riêng, điều
kiện khơ hạn xảy ra hàng năm với mùa khơ hạn (mùa ít mưa) kéo dài từ khoảng
tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau (Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng
Hiệu, 2004; Hoàng Đức Cường và nnk, 2007). Thời điểm bắt đầu và kết thúc
mùa khơ hạn có biến động hàng năm (Nguyễn Văn Thắng, 2017). Mùa khô hạn
kéo dài nhiều tháng gây ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất, đặc biệt là nông
nghiệp và quản lý tài nguyên nước. Theo báo cáo Quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020 [30], quỹ đất sử dụng trong hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp ở
tỉnh Phú Thọ là 282.158ha (chiếm 79,85% tổng diện tích đất) và quy hoạch đến
năm 2020 là 278.200 ha (chiếm 78,73% tổng diện tích đất). Báo cáo cũng chỉ rõ,

mũi nhọn trong hoạt động sản xuất ở tỉnh Phú Thọ là nơng – lâm nghiệp. Trong
đó, lâm nghiệp gồm có rừng tự nhiên và rừng phục vụ sản xuất công nghiệp. Các
hoạt động sản xuất chính của tỉnh Phú Thọ chịu sự tác động của thời tiết, khí hậu
và đặc biệt là điều kiện khô hạn.
Theo Bộ Tài nguyên và Mơi trường (2009, 2012, 2016), lượng mưa có xu
thế giảm trong một số tháng mùa khô ở khu vực Bắc Bộ, có tỉnh Phú Thọ. Tuy
nhiên, các báo cáo này chưa đưa ra đánh giá chi tiết về điều kiện khô hạn, đặc
biệt là các kịch bản biến đổi trong tương lai theo các kịch bản BĐKH.
Do vậy, việc chi tiết hóa thơng tin điều kiện khơ hạn từ kịch bản lượng
mưa (của Bộ TNMT, 2016) cho tỉnh Phú Thọ có ý nghĩa khoa học và ứng dụng
trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Từ thực tiễn đó, học viên lựa chọn đề tài nghiên
cứu luận văn thạc sĩ khoa học “Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến
điều kiện khô hạn ở khu vực tỉnh Phú Thọ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
(1) Đánh giá được đặc điểm và xu thế của điều kiện khô hạn ở khụ vực
tỉnh Phú Thọ theo số liệu quan trắc;
(2) Đánh giá được xu thế biến đổi của điều kiện khô hạn tại khu vực tỉnh
Phú Thọ dựa trên số liệu quan trắc trong quá khứ;

11


(3) Dự tính được biến đổi điều kiện khơ hạn ở khu vực tỉnh Phú Thọ trong
thế kỷ 21 do tác động của biến đổi khí hậu theo các kịch bản RCP4.5 và
RCP8.5.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tƣợng nghiên cứu:
- Điều kiện khô hạn trong quá khứ theo số liệu quan trắc;
- Điều kiện khô hạn trong thế kỷ 21 theo số liệu dự tính biến đổi khí hậu.
Phạm vi khơng gian: tỉnh Phú Thọ

4. Nội dung nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu:
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu tồn cầu và ở Việt Nam (Bộ TNMT,
2016), luận văn tập trung làm rõ xu thế biến đổi điều kiện khô hạn trong bối
cảnh này, cụ thể:
- Phân tích và kế thừa chỉ số khơ hạn phù hợp (chỉ số hạn khí tượng) cho
nghiên cứu của luận văn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;
- Đánh giá được đặc điểm khô hạn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ dựa trên bộ
số liệu quan trắc được thu thập;
- Đánh giá được xu thế biến đổi điều kiện khô hạn ở địa bàn tỉnh Phú
Thọ dựa trên bộ số liệu quan trắc được thu thập và chỉ số khô hạn được
lựa chọn
- Đưa ra đánh giá điều kiện khô hạn trong tương lai, đặc biệt là mức độ
khắc nghiệt của khô hạn dựa trên bộ số liệu kịch bản BĐKH đã được
Bộ TNMT công bố năm 2016 và chỉ số khô hạn được lựa chọn.
Cơ sở giả thiết lập luận cho nghiên cứu:
Các nghiên cứu ở trong nước (Nguyễn Quang Kim, 2005; Nguyễn Văn
Thắng và nnk, 2007, 2014, 2015; Nguyễn Văn Thắng và nnk, 2018; Trần Hồng
Thái và nnk, 2018) đã chỉ ra, chỉ số SPI (Standardized Precipitation Index) được
cho là phù hợp để mô tả điều kiện khô hạn ở lãnh thổ Việt Nam. Kế thừa các

12


nghiên cứu trước đó, điều kiện khơ hạn ở khu vực tỉnh Phú Thọ được xác định
thông qua chỉ số SPI.
Tính chất liên ngành của việc nghiên cứu tác động của biến đổi khí
hậu đến điều kiện khơ hạn ở tỉnh Phú Thọ:
Biến đổi khí hậu diễn ra trên quy mơ tồn cầu, khu vực, Việt Nam và ở
Phú Thọ, tác động của BĐKH đến các ngành KTXH và tài nguyên thiên nhiên.

Tính chất liên ngành được thể hiện ở điểm sau:
1) Biến đổi khí hậu tác động đến tài nguyên thiên nhiên
Tính chất này thể hiện ở đặc điểm tác động của biến đổi khí hậu đến
điều kiện khơ hạn.
Biến đổi của điều kiện khô hạn tác động đến tài nguyên nước, tài
nguyên đất và tài nguyên rừng ở khu vực tỉnh Phú Thọ.
2) Tác động đến KTXH
Hoạt động sản xuất chính ở Phú Thọ là hoạt động nơng nghiệp-lâm
nghiệp, cũng như công nghiệp chế biến nông-lâm sản. Các hoạt động
sản xuất này chịu tác động của biến đổi khí hậu, điều kiện khơ hạn và
nguy cơ biến đổi của điều kiện khô hạn trong tương lai.
Các nội dung nghiên cứu chính của luận văn:
Nội dung 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Nội dung 2: Thu thập số liệu quan trắc tại các trạm và kịch bản BĐKH do
Bộ TNMT công bố năm 2016
Nội dung 3: Đánh giá đặc điểm khí hậu, khơ hạn và xu thế biến đổi theo
số liệu quan trắc
Nội dung 4. Dự tính biến đổi điều kiện khô hạn ở khu vực tỉnh Phú Thọ
do tác động của biến đổi khí hậu
Nội dung 5: Báo cáo tổng kết luận văn
5. Những đóng góp của luận văn
Những đóng góp về mặt khoa học như sau:
13


(1) Cung cấp thông tin về đặc điểm khô hạn (hạn khí tượng) trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ dựa trên bộ số liệu quan trắc;
(2) Đánh giá xu thế biến đổi điều kiện khơ hạn (hạn khí tượng) trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ dựa trên bộ số liệu quan trắc;
(3) Chuyển đổi thông tin kịch bản biến đổi lượng mưa trong kịch bản của

Bộ TNMT (2016) thành thông tin biến đổi điều kiện khô hạn ở tỉnh Phú Thọ
theo kịch bản RCP4.5 và RCP8.5.
6. Cấu trúc trình bày của luận văn
Với mục tiêu và nội dung đề ra, các kết quả nghiên cứu được trình bày chi
tiết trong báo cáo tổng kết, với các nội dung chính sau:
1. Mở đầu
2. Chương I: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
3. Chương II: Số liệu sử dụng và phương pháp nghiên cứu
4. Chương III: Kết quả nghiên cứu và nhận xét
5. Kết luận và kiến nghị
6. Tài liệu tham khảo
Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn, nhiều vấn đề khoa học chưa
được làm sáng tỏ là điều không tránh khỏi. Với cách tiếp cận nghiên cứu của
luận văn, chúng tôi cố gắng đưa ra được những thông tin về điều kiện khơ hạn
khí tượng thơng qua chỉ số SPI theo số liệu quan trắc và kịch bản lượng mưa của
Bộ TNMT (2016). Nhìn chung, bài tốn dự tính biến đổi điều kiện khơ hạn trong
bối cảnh BĐKH vẫn cịn khá mới mẻ ở Việt Nam. Do vậy, kết quả nghiên cứu
của luận văn cũng gặp một số khó khăn trong việc kế thừa nghiên cứu trước đó.
Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ có nhứng đóng góp nhất định
trong bước đầu nghiên cứu về điều kiện khô hạn trong bối cảnh BĐKH ở địa
bàn tỉnh Phú Thọ.

14


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ CÁC NGHIÊN
CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN KHƠ HẠN
1.1. Điều kiện tự nhiên và khí hậu tỉnh Phú Thọ
1.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, có vị trí nằm

trong giới hạn từ 20,55 đến 21,43 vĩ độ bắc; 104,48 đến 105,27 kinh độ đông,
nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông bắc, đồng bằng sơng Hồng và Tây
bắc (vị trí địa lý này mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng Tây - Đơng Bắc),
phía Đơng giáp Hà Tây, phía Đơng Bắc giáp Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Tây
giáp Sơn La, phía Tây Bắc giáp n Bái, phía Nam giáp Hồ Bình .
Đặc điểm địa hình chủ đạo của tỉnh Phú Thọ là miền núi và trung du, nằm
cuối dãy Hoàng Liên Sơn và là nơi chuyển tiếp giữa vùng núi vao và thấp. Do
vậy, đặc điểm địa hình gây ra nhiều khó khăn cho các hoạt động sản xuất và
giao thông. Tuy nhiên, Phú Thọ lại có nhiều tiềm năng để phát triển lâm nghiệp,
giao thơng thuỷ lợi, khai thác khống sản và phát triển kinh tế trang trại.
Phú Thọ có nhiều hệ thống sơng ngịi lớn chảy qua, chia cắt đất đai thành
nhiều phần. Các sơng này có một ý nghĩa quan trọng trong hệ thống tưới tiêu
của tỉnh. Những sông lớn này đều có những nét độc đáo riêng:
- Sơng Hồng bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua Lào Cai, Yên Bái vào
Phú Thọ ở khu vực xã Hậu Bổng, Hạ Hịa đến xã Hồng Đà, Tam Nơng. Hệ
thống sơng này có tác dụng lưới tiêu rất lớn trong mùa ít mưa, và là nguồn cung
cấp phù sa cho các bãi bồi ven sông khi mùa nước về.
- Sông Đà: đi qua Phú Thọ tại xã Tinh Nhuệ, Thanh Sơn đến ngã ba
Trung Hà thì hịa vào sơng Hồng. Nó là ranh giới giữa Phú Thọ và Hà Tây.
Trong những năm gần đây, mực nước trên sông Đà đã được điều tiết bởi đập
Hịa Bình, nên khơng cịn gây nhiều nguy hiểm đến đời sống nhân dân trong
mùa mưa bão. Đây đồng thời cũng là nguồn nước quan trọng phục vụ tưới tiêu
và giao thông trên địa bàn tỉnh.
- Sông Lô: Bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua các tỉnh Hà Giang, Tuyên
Quang vào Phú Thọ tại xã Chí Đám, Đoan Hùng nhập với sông Chảy tại Thọ
15


Sơn và hợp lưu với sơng Hồng tại Việt Trì. Đây cũng được xem là con sông
mang lại nhiều nguồn lợi về tưới tiêu và giao thông trên địa bàn tỉnh.

- Ngồi những con sơng lớn kể trên, Phú Thọ cịn có hệ thống các sơng
nhánh và ngịi lao phong phú. Ngồi việc điều hịa khơng khí và cung cấp nguồn
nước tưới tiêu, chúng cũng còn gây nguy hại nhiều trong mùa bão lũ cho nhân
dân trên địa bàn tỉnh.
Tổng diện tích tự nhiên tồn tỉnh Phú Thọ là 3.519,56 km2. Trong đó,
theo hiện trạng sử dụng đất, đất nơng nghiệp-Lâm nghiệm chiếm 54,8%. Hiện
tại, đất tự nhiên chưa khai thác sử dụng là khoảng 81,2 nghìn ha (57,86 nghìn ha
là đồi núi). Nhìn chung, đất đai và khí hậu ở tỉnh Phú Thọ phù hợp cho việc
trồng cây nguyên liệu phục vụ cho các ngành công nghiệp chế biến lâm sản.
Theo báo cáo mới nhất, hiện trạng che phủ rừng ở tình Phú Thọ là tương đối lớn,
khoảng 42% là diện tích rừng tự nhiên. Số liệu thống kê cho thấy, hiện nay Phú
Thọ có 144.256 ha rừng, với 69.547 ha rừng tự nhiên và 74.704 ha rừng trồng.

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Phú Thọ (Nguồn: />16


1.1.2. Đặc điểm khí hậu cơ bản của tỉnh Phú Thọ
Hệ thống thời tiết - khí hậu nói chung ở khu vực phía bắc Việt Nam, trong
đó có tỉnh Phú Thọ, có những nét tương đồng nhất định trong chế độ nhiệt ẩm
với khí hậu cận nhiệt đới (hoặc á nhiệt đới). Thơng qua nhiều cơng trình nghiên
cứu đặc điểm khí hậu, kể cả khí hậu núi cao Việt Nam, các nhà khí tượng - khí
hậu Việt Nam đã loại các tên gọi: “khí hậu nhiệt đới ẩm”, “khí hậu nhiệt đới gió
mùa có mùa đơng lạnh”, “khí hậu á nhiệt đới”,... và thống nhất dùng khái niệm
“khí hậu nhiệt đới gió mùa” thơng qua sự phân tích, đánh giá nền nhiệt - ẩm và
ảnh hưởng của gió mùa mùa đơng và gió mùa mùa hè.
Nói chung, đại bộ phận của Phú Thọ có chế độ mưa nhiều và có mùa khơ
tương đối ngắn, nhiệt độ khơng khí có sự biến đổi mạnh mẽ trong năm và có
một mùa đơng lạnh do ảnh hưởng của gió mùa đơng bắc và độ cao địa hình. Về
độ ẩm, ở Phú Thọ duy trì một tình trạng ẩm ướt rất cao và là nơi tương đối có
nhiều ngày sương mù, mưa phùn. Điều này một phần lý giải cho một chế độ bức

xạ khơng dồi dào và ít nắng, nhiều mây ở đây. Chế độ gió ở Phú Thọ phụ thuộc
chặt chẽ vào hồn lưu khu vực và yếu tố địa hình nên tương đối phức tạp về
hướng, tốc độ gió khơng cao do đặc điểm thung lũng đem lại. Sau đây sẽ trình
bày kỹ hơn về đặc điểm khí hậu tỉnh Phú Thọ thông qua phân bố theo thời gian
và không gian của các yếu tố khí tượng như bức xạ, mây, nắng, nhiệt độ, lượng
mưa, độ ẩm, gió,...
Nhiệt độ: Chế độ nhiệt ở Phú Thọ chịu sự chi phối của chế độ bức xạ mặt
trời, hồn lưu gió và địa hình. Do chênh lệch về độ cao nên nền nhiệt độ ở đây
thấp hơn đồng bằng Bắc Bộ chút ít. Nhiệt độ trung bình năm của Phú Thọ dao
động từ dưới 180C đến trên 230C. Mức chênh lệch giữa nơi nóng nhất và lạnh
nhất vượt xa các đặc trưng yếu tố khí hậu khác (theo nghĩa so sánh tỷ lệ giữa sự
chênh lệch và độ lớn của bản thân yếu tố khí hậu). Đúng ra, nhiệt độ trung bình
năm chỉ quan trắc được ở Phú Thọ từ 22,70C (Yên Lập) đến 23,50C (Việt Trì).
Giá trị 180C được ước lượng theo quy luật nhiệt độ trung bình năm giảm theo độ
cao địa hình với gradient vào khoảng 0,50C/100m.
17


Như vậy, nhiệt độ khơng khí trung bình năm ở Phú Thọ đạt xấp xỉ và trên
230C ở vùng đồng bằng ven sông Hồng, sông Lô, sông Đà, giảm xuống 200C ở
vùng núi chuyển tiếp giữa đồng bằng và khu vực núi cao, hầu hết diện tích phía
Tây, Nam. Nhiệt độ trung bình năm giảm xuống dưới 180C ở một số đỉnh núi
cao xấp xỉ và trên 1000m thuộc phía Tây huyện Thanh Sơn. Một điểm đáng lưu
ý là hầu hết diện tích của thung lũng Minh Đài và các vùng thấp xen kẽ của Yên
Lập có nền nhiệt độ khá cao so với các khu vực khác cùng độ cao thuộc Bắc Bộ
và rất đặc trưng cho kiểu khí hậu thung lũng khuất gió. Nhiệt độ trung bình năm
ở đây xấp xỉ và trên 220C.
Mƣa, ẩm, bốc hơi:
Mùa mưa đích thực ở Phú Thọ kéo dài khoảng 6 tháng và do đó mùa ít
mưa (ở Phú Thọ độ ẩm quanh năm tương đối cao nên ở đây không dùng khái

niệm mùa khô) cũng kéo dài 6 tháng (từ tháng XI năm trước đến tháng IV năm
sau). Lượng mưa mùa mưa so với lượng mưa năm ở các trạm đạt tỉ lệ từ 82 đến
86%, trong khi đó riêng 3 tháng mưa nhiều nhất (VI, VII, VIII) đã chiếm khoảng
một nửa lượng mưa toàn năm ở Phú Thọ. Hàng năm ở Phú Thọ có từ 130 đến
190 ngày mưa[4]. Các tháng trong mùa mưa đều có số ngày mưa nhiều, từ 10-20
ngày/tháng. Các tháng còn lại phần lớn mỗi tháng đều xấp xỉ 10 ngày mưa. Vào
nửa cuối mùa đông, số ngày mưa tăng lên rõ rệt, thậm chí có nơi mưa phùn đã
làm biến dạng biến trình năm của số ngày mưa, như Minh Đài, Yên Lập chẳng
hạn, tháng có số ngày mưa trung bình cao nhất lại xảy ra vào tháng III, tháng IV
với 17 ngày, ngang bằng với các tháng giữa mùa mưa.
Độ ẩm khơng khí tương đối trung bình năm ở Phú Thọ vào khoảng 8487%. Trong năm, thời kỳ khô nhất là vào tháng XI, XII – tháng đầu mùa đơng
khi khối khơng khí lạnh và khơ chi phối chủ yếu thời tiết, khí hậu phía Bắc nước
ta trong thời kỳ này. Độ ẩm tương đối trung bình tháng trong thời kỳ này vào
khoảng 81-86%. Thời kỳ ẩm ướt nhất trong năm là các tháng II, III và đôi khi là
cả tháng IV, độ ẩm tương đối vào khoảng 86-89%.

18


Nằm trong vùng khí hậu phía đơng Bắc Bộ là nơi có chế độ bức xạ khơng
dồi dào, tương đối ít nắng, nhiều mây nên nền nhiệt thấp (do có mùa đơng lạnh),
độ ẩm cao và vận tốc gió thuộc loại yếu so với các nơi khác của nước ta, do đó
lượng bốc thốt hơi ở Phú Thọ thuộc vào loại thấp. Trong năm, lượng bốc hơi
của các tháng giữa hè (tháng V, VI, VII, VIII) thường cao hơn cả, thường đạt
60-90mm/tháng. Thời kỳ có lượng bốc hơi thấp nhất là tháng I, II với các giá trị
vào khoảng 30-50mm/tháng vì đây là thời kỳ lạnh và ít nắng trong năm.
1.2. Tổng quan các nghiên cứu về khô hạn do tác động của biến đổi khí hậu
1.2.1. Tổng quan về khơ hạn
a) Khái niệm về hạn hán
Hiện nay, chưa có một định nghĩa thống nhất chung về hạn hán được đưa

ra. Điều này là do, tính chất và tác động của của hạn hán ở các khu vực khác
nhau trên thế giới là khác nhau. Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO, 2006,
2016), có đến khoảng 60 định nghĩa khác nhau về khô hạn cho các khu vực khác
nhau được đề cập. Từ năm 1980 trở lại đây, có đến hơn 150 khái niệm khác
nhau về hạn hán được sử dụng ở các nước trên thế giới. Điểm chung của các
khái niệm về hạn hán được đưa ra là dựa trên tình trạng thiếu hụt mưa trong một
thời gian tương đối dài.
Nguyễn Đức Ngữ và Nguyễn Trọng Hiệu (2004)đã đưa ra khái niệm về
hạn hán: Hạn hán là hiện tượng lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng, kéo dài làm
giảm hàm lượng ẩm trong khơng khí và hàm lượng nước trong đất, làm suy kiệt
dịng chảy sơng suối, hạ thấp mực nước ao, hồ, mực nước trong các tầng chứa
nước dưới đất,… Kết quả gây ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng và phát
triển của cây trồng, làm môi trường suy thối dẫn tới đói nghèo, dịch bệnh,...
Nguyễn Văn Thắng và nnk (2007) cho rằng, khơ hạn hay hạn khí tượng
do thiếu hụt lượng mưa trong một khoảng thời gian tương đối dài.
Thực tế hạn hán xảy ra rất phức tạp, khái niệm về hạn phụ thuộc vào đối
tượng sử dụng. Dựa vào bản chất và tác động của hạn hán, WMO (2006, 2016)

19


đã phân ra các loại hạn như sau: (1) Hạn khí tượng; (2) Hạn nơng nghiệp; (3)
Hạn thuỷ văn; (4) Hạn kinh tế xã hội.
WMO (2006, 2016) đã đưa ra một số khái niệm về hạn hán như sau:
- Hạn hán (Drought): Hạn hán hiện tượng xảy ra trên khu vực có điều
kiện khơ hạn kéo dài trong một khoảng thời gian xác định trong chu kỳ khí hậu
tự nhiên. Bắt đầu xảy ra hạn hán diễn ra một cách chậm chạp khi thiếu hụt lượng
mưa xảy ra trong một khoảng thời gian đủ dài.
- Hạn khí tƣợng (Meteorological Drought): Hạn khí tượng được hiểu là
mức độ thiếu hụt lượng mưa trong một khoảng thời gian đủ dài.

- Hạn nông nghiệp (Agricultural Drought): Hạn nông nghiệp được hiểu
là điều kiện khơ hạn (hạn khí tượng) xảy ra trong một thời gian đủ dài và gây
ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp và mùa màng. Hạn nông nghiệp xảy ra
sau khi có hạn khí tượng và là hệ quả của hạn khí tượng.
- Hạn thủy văn (Hydrological Drought):Hạn thủy văn được xác định
khi điều kiện khô hạn xảy ra trong một khoảng thời gian đủ dài, gây ảnh hưởng
xấu đến lượng nước trong các sơng, hồ (cạn kiệt dịng chảy, giảm mực nước,
…). Như vậy, hạn thủy văn có thể xảy ra cùng pha hoặc trễ pha so với hạn nông
nghiệp.
Liên quan đế n lươ ̣ng nước trong đấ t , đố i với các cây trồ ng dựa vào mưa ,
đươ ̣c thừa nhâ ̣n rằ ng, hạn đất sẽ xảy ra khi lượng nước hữu hiệu trong đất bắt
đầ u thấ p hơn 50% lươ ̣ng nước hữu hiê ̣u tố i đa (sức chứa ẩ m hữu hiê ̣u , AWC,
mm) của từng loại đất . Bên cạnh đó, một số tác giả cũng đề cập đến vấn đề hạn
thủy văn – nước dưới đấ t (Hydrological drought – groundwater). Mă ̣c dù nước
dưới đấ t là mô ̣t nguồ n nước quan tro ̣ng nhưng nó ít đươ ̣c chú ý trong các phân
tích và đánh giá hạn hán. Mô ̣t đinh
̣ nghiã dựa theo khái niê ̣m đươ ̣c Calow và các
cô ̣ng sự (1999) đưa ra như sau : Thuâ ̣t ngữ “ha ̣n nước dưới đấ t” đư ợc dùng để
mô tả mô ̣t tra ̣ng huố ng trong đó nguồ n nước dưới đấ t suy giảm do hâ ̣u quả trực
tiế p của ha ̣n hán.

20


- Hạn kinh tế - xã hội (thiếu hụt nguồn nước cấp cho các hoạt động kinh tế
- xã hội): Hạn kinh tế - xã hội được hiểu như là nhu cầu cung cấp nước cho các
hoạt động kinh tế - xã hội. Nó khác với các loại hạn nêu trên vì nó xảy ra phụ
thuộc vào q trình cung cấp nước theo khơng gian và thời gian.

Hình 1.2. Sơ đồ mô tả mối quan hệ giữa các loại hạn (Nguồn: Nguyễn Văn

Thắng và nnk, 2007)
b) Nguyên nhân gây ra hạn hán
Có nhiều nguyên nhân gây ra hạn hán nhưng nguyên nhân đầu tiên là do
lượng mưa thường xuyên ít ỏi hoặc do nhất thời thiếu hụt. Hạn hán thường bắt
nguồn từ những trạng thái về mưa sau:
- Mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể trong một thời gian dài. Đây là
tình trạng phổ biến trên các vùng khơ hạn và bán khô hạn.

21


- Lượng mưa trong một thời gian dài thấp hơn rõ rệt so với mức nhiều
năm cùng kỳ. Tình trạng này có thể xảy ra trên hầu hết các vùng kể cả vùng
nhiều mưa.
- Mưa khơng ít lắm, nhưng trong một thời gian dài nhất định trước đó
khơng mưa hoặc lượng mưa chỉ đáp ứng yêu cầu tối thiểu của sản xuất và mơi
trường xung quanh.
Ngồi các ngun nhân trên, hạn khí hậu cịn do bốc hơi tăng mạnh (khi
lượng mây giảm, bức xạ mặt trời tăng, do đó nhiệt độ tăng). Độ ẩm khơng khí
giảm hay tốc độ gió tăng lên cũng làm tăng lượng bốc hơi và do đó cũng góp
phần gây hạn.
El Nino là hiện tượng có tác động mạnh mẽ đến biến động khí hậu tồn
cầu và là một trong những nguyên nhân hết sức quan trọng gây nên hạn hán, đặc
biệt là hạn hán ở khu vực lân cận Xích Đạo Thái Bình Dương (TBD). Trong
những năm có El Nino, lượng mưa giảm, nhiệt độ và bức xạ tăng làm bốc hơi
tăng mạnh nên dễ bị hạn, nhất là vào vụ đông xuân. Đối với Việt Nam đây là
thời kỳ ít mưa nên rất dễ gây ra hạn. Nửa phần phía Nam, trong đó có Tây
Nguyên, là nơi chịu ảnh hưởng mạnh của El Nino nên dễ bị hạn trong những
năm El Nino hoạt động, nhất là những năm El Nino hoạt động mạnh.
c) Phƣơng pháp luận xác định điều kiện khô hạn

Theo tài liệu “Handbook of Drought Indicators and Indices” của WMO
(2016), điều kiện khô hạn (drought condition) không quan trắc được mà được
xác định thông qua các chỉ số khô hạn. Đối với mỗi khu vực khác nhau, cần xác
định chỉ số khô hạn phù hợp.
Một số chỉ số khô hạn được sử dụng phổ biến hiện nay như trong Bảng
1.1. Từ Bảng 1.1 cho thấy, hiện nay có rất nhiều chỉ số được ứng dụng trong
việc xác định điều kiện khô hạn. Bên cạnh các chỉ số trong Bảng 1.1, một số tác
giả ở Việt Nam dựa trên chỉ tiêu mưa (Nguyễn Đức Ngữ và Nguyễn Trọng
Hiệu, 2004; Nguyễn Trọng Hiệu, 2000), chỉ số khô hạn (K) (Nguyễn Đức Ngữ
và Nguyễn Trọng Hiệu, 2004; Nguyễn Trọng Hiệu, 2000; Nguyễn Văn Thắng
22


và nnk, 2015), chỉ số tỷ chuẩn lượng mưa-TC (Nguyễn Văn Thắng và nnk,
2015), chỉ số SPI (Nguyễn Văn Thắng và nnk, 2007, 2015, 2018; Trần Hồng
Thái và nnk, 2018; Trương Đức Trí và nnk, 2011; Nguyễn Quang Kim và nnk,
2005), chỉ số KBDI (Mai Văn Khiêm và nnk, 2013), chỉ số PDSI (Ngô Tiền
Giang và nnk, 2013; Trương Đức Trí, 2016)… để xác định điều kiện khơ hạn.
Bảng 1.1. Một số chỉ số đƣợc sử dụng phổ biến để xác định điều kiện khô
hạn
TT

Chỉ số

Tên tiếng Anh

Số liệu đầu vào

Thông tin khác


1.

AAI

Aridity
Anomaly R, T, PET, ET
Index (AAI)

Được ứng dụng trong
nghiệp vụ giám sát và
cảnh báo khô hạn ở
Ấn Độ

2.

D

Deciles

R

Dễ dàng tính tốn;
được ứng dụng tại Úc
trong nghiệp vụ giám
sát và cảnh báo khơ
hạn

3.

KBDI


Keetch–Byram
Drought Index

R, T

(KBDI)

Phản ánh tốt đặc
trưng khí hậu của khu
vực nhỏ

4.

PNP

Percent of Normal R
Precipitation

Phương pháp tính
tốn khá đơn giản

5.

SPI

Standardized
Precipitation Index

Được WMO đánh giá

là chỉ số tốt phục vụ
giám sát và cảnh báo
sớm điều kiện khô
hạn do dựa trên phân
bố chuẩn của lượng
mưa; tính tốn đơn
giản

R

(SPI)

SPI được ứng dụng
trong nghiệp vụ giám
sát và cảnh báo điều
kiện khô hạn ở Hoa
Kỳ
6.

WASP

Weighted

Anomaly R, T
23

Được ứng dụng để
tính tốn số liệu ô



×