Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu thực trạng phát thải khí nhà kính từ hoạt động sản xuất gạch nung trên địa bàn thành phố hà nộiluận văn ths chuyên ngànhbiến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG PHÁT THẢI KHÍ NHÀ
KÍNH TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT GẠCH NUNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
NGUYỄN MẠNH THAO

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Biến đổi khí hậu
Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm

Cao học biến đổi khí hậu K3
Cán bộ hƣớng dẫn: TS. Ngơ Thị Lan Phƣơng
Lời cảm ơn

Hà Nội - 2017


LỜI CẢM ƠN
Qua luận văn này tôi xin đƣợc bày tỏ lịng cảm ơn tới các thầy cơ giáo Khoa
Các khoa học liên ngành – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo và
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học vừa qua.
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất tới giáo viên hƣớng dẫn TS.
Ngô Thị Lan Phƣơng - Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên là ngƣời đã trực tiếp tận
tình chỉ bảo và hƣớng dẫn tơi hồn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cám ơn tới các cán bộ của Viện NCPT Kinh tế - Xã hội Hà Nội,
Chi cục Bảo vệ Môi trƣờng trƣờng Hà Nội và các cán bộ của Phịng Đơ thị, Phịng
Kinh tế các quận, huyện của thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi về phƣơng
tiện đi lại trong quá trình khảo sát, đo đạc đồng thời cung cấp tài liệu, góp phần giúp


tơi hồn thiện luận văn.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã động viên giúp đỡ
tơi trong suốt q trình học tập.
Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu khơng dài, trình độ và kinh nghiệm cịn hạn
chế, vì vậy luận văn chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy
cơ đóng góp ý kiến, cho nhận xét và tạo điều kiện giúp đỡ để tơi có thể hồn thiện tốt
luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng 08 năm 2017

Học viên

Nguyễn Mạnh Thao


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi và đƣợc sự hƣớng
dẫn khoa học của TS. Ngô Thị Lan Phƣơng. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong
đề tài này là trung thực và chƣa cơng bố dƣới bất kỳ hình thức nào trƣớc đây. Những
số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá đƣợc chính
tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Ngoài ra,ng luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng nhƣ số liệu của các
tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về nội
dung luận văn của mình.
Hà Nội, ngày

tháng 08 năm 2017



MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... vi
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.....................................................................................3
1.1. Tổng quan khí nhà kính........................................................................................3
1.1.1. Khái niệm khí nhà kính .................................................................................3
1.1.2. Nguyên nhân gây khí nhà kính .....................................................................3
1.1.3. Tác động của phát thải khí nhà kính đến môi trƣờng và con ngƣời .............6
1.2. Tổng quan về đặc điểm khu vực nghiên cứu .......................................................7
1.2.1. Điều kiện địa lý tự nhiên ...............................................................................7
1.2.2. Đặc điểm khí hậu đất đai ............................................................................11
1.2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................14
1.3. Tổng quan về hoạt động sản xuất gạch nung .....................................................19
1.3.1. Thế giới .......................................................................................................19
1.3.2. Việt Nam .....................................................................................................21
1.4. Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về phát thải khí nhà kính trong lĩnh
vực sản xuất gạch nung .............................................................................................25
1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .............................................................25
1.4.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ..............................................................29
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................32
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................32
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................32
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................32
2.2. Nội dung, phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................32
2.2.1. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................32
2.2.2. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu..........................................32

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................36
3.1. Thực trạng sản xuất gạch nung trên địa bàn Thành phố Hà Nội .......................36
3.1.1. Hiện trạng sản xuất .....................................................................................36
i


3.1.2. Công nghệ sản xuất .....................................................................................37
3.1.3. Sản phẩm .....................................................................................................43
3.2. Kết quả đo đạc thực nghiệm tại các nhà máy sản xuất gạch nung .....................46
3.2.1. Lựa chọn các nhà máy, cơ sở sản xuất gạch nung phục vụ công tác đo đạc
thực nghiệm...........................................................................................................46
3.2.2. Kết quả đo đạc thực nghiệm tại các nhà máy, cơ sở sản xuất gạch nung ...47
3.3. Đánh giá thực trạng phát thải khí nhà kính từ hoạt động sản xuất gạch nung trên
địa bàn Thành phố Hà Nội ........................................................................................49
3.3.1. Tính tốn hệ số phát thải của các khí nhà kính ...........................................49
3.3.2. Đánh giá thực trạng phát thải khí nhà kính của các nhà máy đƣợc lựa chọn
...............................................................................................................................53
3.3.3. Đánh giá thực trạng phát thải khí nhà kính từ hoạt động sản xuất gạch nung
trên địa bàn Thành phố Hà Nội .............................................................................55
3.4. Dự báo lƣợng phát thải khí nhà kính trong thời gian tới....................................59
3.4.1. Cơ sở xây dựng các kịch bản ......................................................................59
3.4.2. Các kịch bản phát triển đối với các nhà máy sản xuất gạch nung ..............63
3.4.3. Dự báo lƣợng phát thải khí CO2 trong lĩnh vực sản xuất gạch nung .........65
3.5. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực sản
xuất gạch nung trên địa bàn thành phố Hà Nội .........................................................70
3.5.1. Nhóm các giải pháp về quản lý ...................................................................70
3.5.2. Nhóm các giải pháp về kinh tế....................................................................71
3.5.3. Nhóm các giải pháp về kỹ thuật..................................................................72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................75


ii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

IPCC

: Ủy ban liên Chính phủ về BĐKH

IEA

: Cơ quan Năng lƣợng Quốc tế

BĐKH

: Biến đổi khí hậu

KH&CN

: Khoa học và Cơng nghệ

BVMT

: Bảo vệ mơi trƣờng

CNC

: Công nghệ cao




: Giai đoạn

GRDP

: Tổng sản phẩm trên địa bàn

DNNVV

: Doanh nghiệp nhỏ và vừa

KCN

: Khu công nghiệp

KCNC

: Khu cơng nghệ cao

KB

: Kịch bản

LPG

: Khí dầu mỏ hóa lỏng

QCVN


: Quy chuẩn Việt Nam

VLXKN

: Vật liệu xây không nung

VLXD

: Vật liệu xây dựng

VSBK

: Lò gạch liên tục kiểu đứng

CFC

: Clorofluorocacbon

HCFC

: Hydro-Chloroflurocarbons

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội ...............................13
Bảng 1.2. Tốc độ tăng trƣởng Tổng sản phẩm trên địa bàn trong GĐ 5 năm ...............14
Bảng 1.3. Tổng hợp hoạt động ngành du lịch Thành phố Hà Nội GĐ 5 năm ...............17
Bảng 1.4. Tổng sản lƣợng gạch nung của Việt Nam giai đoạn 2000-2007 ..................21

Bảng 1.5. Dự báo sản lƣợng gạch nung của Việt Nam đến năm 2020 .........................21
Bảng 1.6. Hệ số phát thải khí CO2 đối với các loại nhiên liệu sử dụngtrong công
nghiệp sản xuất và xây dựng .........................................................................................25
Bảng 1.7. Hệ số phát thải khí CO2 đối với các loại nhiên liệu sử dụng trong sản xuất
gạch nung và gốm sứ của Hà Lan..................................................................................26
Bảng 1.8. Hệ số phát thải khí CO2 đối với các loại nhiên liệu khác nhau trong sản xuất
gạch nung của Trung Quốc............................................................................................27
Bảng 1.9. So sánh lƣợng phát thải khí CO2 trong lĩnh vực sản xuất gạch nung ở Trung
Quốc, Ấn Độ, và Srilanka..............................................................................................27
Bảng 3.1. Tổng hợp các cơ sở sản xuất gạch sét nung trên địa bàn Hà Nội .................36
Bảng 3.2. Các nhà máy, cơ sở sản xuất gạch nung tiến hành đo đạc thực nghiệm .......46
Bảng 3.3. Kết quả đo nồng độ CO2 và vận tốc khí thải ống khói các nhà máy sản xuất
gạch nung theo cơng nghệ lị nung Tuynel ....................................................................47
Bảng 3.4. Kết quả đo nồng độ CO2 và vận tốc khí thải ống khói cơ sở sản xuất gạch
nung theo cơng nghệ VSBK ..........................................................................................47
Bảng 3.5. Kết quả đo nồng độ CO2 và vận tốc khí thải ống khói cơ sở sản xuất gạch
nung theo cơng nghệ Hoffman ......................................................................................48
Bảng 3.6. Kết quả tính tốn hệ số phát thải khí CO2 cho các cơng nghệ lị nung, lƣợng
phát thải khí CO2 của các nhà máy, cơ sở sản xuất gạch nung .....................................50
Bảng 3.7. Kết quả tính tốn hệ số phát thải khí CO2 và lƣợng phát thải khí CO2 của
nhà máy, cơ sở sản xuất gạch nung ...............................................................................52
Bảng 3.8. Hệ số phát thải trung bình đối với các loại lò (kg CO2/tấn sản phẩm) .........55
Bảng 3.9. Tổng lƣợng phát thải CO2 ƣớc tính đối với các nhà máy, cơ sở sản xuất gạch
nung trên địa bàn thành phố Hà Nội ..............................................................................56

iv


Bảng 3.10. Tổng hợp dự báo lƣợng phát thải khí CO2 trong lĩnh vực sản xuất gạch
nung đến năm 2020 theo các kịch bản KB1, KB2, KB3 ...............................................66

Bảng 3.11. Tổng hợp dự báo lƣợng phát thải khí CO2 trong lĩnh vực sản xuất gạch
nung ở thời điểm hiện nay và năm 2020 theo các số liệu quy hoạch phát triển VLXD68
Bảng 3.12. So sánh lƣợng phát thải CO2 giữa các kịch bản KB1, KB2, KB3 ..............69

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ Hành chính Thành phố Hà Nội .........................................................10
Hình 1.2. Biểu đồ diễn biến nhiệt độ khơng khí tại trạm Láng giai đoạn 2006-2014 ...12
Hình 3.1. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của lò nung Tuynel ............................................39
Hình 3.2. Sơ đồ ngun lý hoạt động của lị nung VSBK.............................................41
Hình 3.3. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của lị nung Hoffmann .......................................43
Hình 3.4. So sánh hệ số phát thải khí CO2 theo số liệu điều tra, khảo sát và đo đạc thực
nghiệm của các nhà máy, cơ sở sản xuất gạch nung .....................................................54
Hình 3.5. So sánh lƣợng phát thải khí CO2 theo số liệu điều tra, khảo sát và đo đạc
thực nghiệm của các nhà máy, cơ sở sản xuất gạch nung .............................................54
Hình 3.6. Lƣợng phát thải khí CO2 theo cơng nghệ lị Tuynel giữa các quận, huyện
trên địa bàn thành phố Hà Nội .......................................................................................57
Hình 3.7. Lƣợng phát thải khí CO2 theo cơng nghệ lị Hoffman giữa các quận, huyện
trên địa bàn thành phố Hà Nội .......................................................................................57
Hình 3.8. Lƣợng phát thải khí CO2 theo cơng nghệ lị VSBK giữa các quận, huyện trên
địa bàn thành phố Hà Nội ..............................................................................................58
Hình 3.9. Tổng lƣợng phát thải khí CO2 giữa các quận, huyện trên địa bàn thành phố
Hà Nội............................................................................................................................58
Hình 3.10. Lƣợng phát thải khí CO2 của cả nƣớc và Hà Nội theo kịch bản KB1, KB2,
KB3 ................................................................................................................................69

vi



MỞ ĐẦU
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn của loài ngƣời đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế-xã hội và mơi trƣờng tồn cầu.
Theo dự báo của Ủy ban Liên chính phủ về thay đổi khí hậu (IPCC) trong những
năm tới tại nhiều nơi trên thế giới sẽ phải chịu nhiều thiên tai nguy hiểm nhƣ bão
lớn, nắng nóng dữ dội, lũ lụt, hạn hán và khí hậu khắc nghiệt gây thiệt hại lớn về
tính mạng con ngƣời và vật chất, cƣờng độ của các hiện tƣợng này sẽ khắc nghiệt
và khốc liệt hơn.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến BĐKH nhƣng nguyên nhân chính của BĐKH
là do phát thải khí nhà kính sinh ra chủ yếu từ các ho ạt động sản xuất cơng nghiệp
của con ngƣời . Các khí nhà kính (hơi nƣớc, CO2, N2O, SO2 , CH4, O3, các
khí CFC...) trong bầu khí quyển Trái đất đã và đang đặt ra một thách thức lớn đối
với nhân loại trong thế kỷ 21. Theo báo cáo đánh giá lần thứ 4 của Ủy ban liên
Chính phủ về BĐKH (IPCC), phát thải khí CO2 chiếm tới 77% tổng phát thải của
tất cả các khí nhà kính. Theo báo cáo của Cơ quan Năng lƣợng Quốc tế (IEA), lĩnh
vực sản xuất cơng nghiệp là một trong những nguồn chính phát thải khí CO2. Trong
lĩnh vực sản xuất cơng nghiệp, ngành sản xuất gạch nung đóng góp một lƣợng đáng
kể phát thải khí nhà kính vào bầu khí quyển do các ngành này tiêu thụ một lƣợng
lớn nhiên liệu hóa thạch (than, dầu,...)..
Việt Nam là một trong những quốc gia đƣợc dự báo là sẽ chịu ảnh hƣởng
nhiều nhất do BĐKH. Do vậy việc nghiên cứu các nguồn phát thải khí nhà kính, các
giải pháp giảm nhẹ, ứng phó với BĐKH đƣơ ̣c xem là nhiệm vụ quan trọng trong
quá trình phát triển của Việt Nam. Đây cũng đƣợc coi là nhiệm vụ ƣu tiên trong các
chính sách, định hƣớng phát triển của nƣớc ta.
Hà Nội là Thủ đô, trung tâm văn hố, chính trị của cả nƣớc nhƣng đồng thời
cũng tập trung nhiều các ngành nghề sản xuất công nghiệp đã và đang gây ra những
ảnh hƣởng lớn tới môi trƣờng và con ngƣời. Theo Báo cáo tổng thể hiện trạng môi
trƣờng giai đoạn 5 năm (2011 – 2015), Hà Nội có 99.782 cơ sở sản xuất cơng
nghiệp, 19 KCN và 01 KCNC đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ quyết định thành lập. Với
1



số lƣợng cơ sở sản xuất công nghiệp nhiều nhƣ vậy bên cạnh số lƣợng lớn các
phƣơng tiện giao thông, hoạt động sản xuất nông nghiệp,…, môi trƣờng của Hà Nội
đang phải chịu áp lực rất lớn đặc biệt do ô nhiễm không khí. Đây cũng là nguyên
nhân đƣa một lƣợng lớn khí nhà kính vào bầu khí quyển, một trong những nguyên
nhân chính gây ra BĐKH.
Các cơ sở sản xuất gạch nung tập trung chủ yếu tại khu vực ngoại thành,
cơng nghệ sản xuất vẫn cịn thơ sơ, trong quá trình sản xuất đã sử dụng nhiều nguồn
nhiên liệu hố thạch, tạo ra các khí nhà kính. Viê ̣c nghiên cƣ́u đánh giá hiê ̣n tra ̣ng
phát thải khí nhà kính từ hoạt động này vẫn chƣa đƣợc tiến hành một cách đầy đủ ,
do đó viê ̣c đánh giá mƣ́c phát thải hàng năm khí nhà kin
́ h tƣ̀ hoa ̣t đô ̣ng này vẫn còn
nhiề u sƣ̣ chênh lê ̣c . Vì vậy vấn đề đặt ra là cần tiến hành nghiên cứu mức độ phát
thải hay mức độ đóng góp các khí nhà kính tƣơng ứng với các cơng nghệ của loại
hình sản xuất này để từ đó đƣa ra các khuyến nghị về giải pháp giảm thiểu nhằm
hạn chế mức độ phát thải và các tác động của việc phát thải đến mơi trƣờng, góp
phần vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô theo hƣớng phát triển bền
vững.
Mục tiêu nghiên cứu :
- Đánh giá và dự báo đƣợc lƣợng phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực sản
xuất gạch nung của Thành phố Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực sản
xuất gạch nung của Thành phố Hà Nội.

2


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan khí nhà kính

1.1.1. Khái niệm khí nhà kính [1,2,7]
Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng
ngoại) đƣợc phản xạ từ bề mặt trái đất khi đƣợc chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời,
sau đó phân tán nhiệt lại cho trái đất, gây nên hiệu ứng nhà kính.
Những chất khí nhà kính tự nhiên chủ yếu trong khí quyển Trái đất gồm hơi
nƣớc, điơxit các bon, mêtan, ôxit nitơ và ôzôn. Mặc dù chiếm trên 99,9% khối
lƣợng khí quyển và đóng góp nhiều vào q trình lí – hóa quan trọng của khí quyển,
các chất khí nitơ, ơxy và argon khơng phải là khí nhà kính.
Các khí nhà kính chủ yếu bao gồm: hơi nƣớc, CO2, CH4, N2O, O3, các khí
CFC
- Thành phần của các khí nhà kính trong khí quyển
Thành phần hố học của khí quyển gồm 78% là khí Nitrogen (N2), 21% là
Oxygen (O2), 1% cịn lại là các khí khác mà chủ yếu là các Khí nhà kính nhƣ
Carbon dioxide (CO2), hơi nƣớc, Nitrious Oxide (N2O), Methane (CH4), Ozone
(O3).
Khí nhà kính trong 1% Khí quyển có thành phần nhƣ sau:
+ CO2: 56%
+ CFC: 13%
+ CH4: 18%
+ O3: 7%
+ N2O: 6%
1.1.2. Nguyên nhân gây khí nhà kính [1,2,7]
Trƣớc hết, phải khẳng định rằng, chính do những hoạt động hàng ngày của
con ngƣời là ngun nhân chính làm cho trái đất nóng lên. Cùng với q trình đơ thị
hố nhanh chóng và sự gia tăng dân số, kéo theo đó là sự gia tăng các loại phƣơng
tiện giao thông, các nhà máy sản xuất, các khu công nghiệp, các chất thải... đã thải
ra một lƣợng rất lớn khí CO2 vào bầu khí quyển. Bên cạnh đó, nhiều diện tích rừng
3



là nơi hấp thu khí CO2 lại bị chặt phá đến trơ trọi, dẫn đến CO2 càng ngày đầy.
Đồng thời, từ những hoạt động đó, hàm lƣợng các khí nhà kính trong khí quyển
đƣợc tăng lên.
Để đánh giá nguyên nhân gây khí nhà kính, ta xét theo nguyên nhân gây từng
khí nhà kính chủ yếu, cụ thể nhƣ sau:
Hơi nước (H2O) là chất khí có đóng góp lớn nhất vào hiệu ứng nhà kính của
khí quyển, nhƣng nó khơng phải là chất khí nhà kính nguy hiểm, vì lƣợng hơi nƣớc
tự nhiên trong khí quyển biến đổi liên tục do hơi nƣớc có thể ngƣng tụ tạo thành
mây và có thể cho mƣa. Tuy nhiên, hoạt động của con ngƣời cũng có ảnh hƣởng
trực tiếp, dù khơng đáng kể, đến lƣợng hơi nƣớc trong khí quyển. Nhƣng con ngƣời
có thể gây ảnh hƣởng gián tiếp, tác động tiềm tàng đáng kể đến lƣợng hơi nƣớc do
làm biến đổi khí hậu. Chẳng hạn, khơng khí ấm hơn chứa nhiều hơi nƣớc hơn. Hoạt
động của con ngƣời cũng có thể làm gia tăng lƣợng hơi nƣớc thơng qua phát thải
CH4, vì CH4 bị phân hủy do phản ứng hóa học trong tầng bình lƣu, tạo ra một lƣợng
nhỏ hơi nƣớc.
Điơxit cacbon (CO2) là chất khí nhà kính quan trọng sau hơi nƣớc. Các quá
trình tự nhiên chủ yếu sinh ra và tiêu hao điơxit cacbon trong khí quyển bao gồm:
hơ hấp của động, thực vật, quang hợp của thực vật; các quá trình trao đổi khí quyển
– đại dƣơng; hoạt động của núi lửa. Hoạt động của con ngƣời làm gia tăng lƣợng
điơxit cacbon chủ yếu do sử dụng nhiên liệu hóa thạch, chế tạo các loại máy sƣởi,
máy làm lạnh, sản xuất xi măng, phá rừng, thay đổi sử dụng đất, v.v.
Mêtan (CH4) là một chất khí tự nhiên cơ bản và là một nguồn năng lƣợng
quan trọng. Tuổi thọ của mêtan trong khí quyển vào khoảng 9-15 năm. Nếu so sánh
khả năng gây hiệu ứng nhà kính của một phân tử thì mêtan lớn gấp 8 lần so với
điơxit cacbon. Nhƣng do hàm lƣợng của mêtan trong khí quyển nhỏ hơn nhiều so
với điơxit cacbon nên đóng góp tổng cộng của nó nhỏ hơn. Mêtan đƣợc sinh ra do
các quá trình tự nhiên nhƣ ở các vùng đầm lầy, ở đại dƣơng, hoặc do hoạt động của
con ngƣời nhƣ sản xuất nơng nghiệp, lấp đất và ủ các khí tự nhiên, khai thác than,
v.v.
4



Ơzơn (O3) là chất khí liên tục đƣợc tạo ra và phân ly do các phản ứng hóa
học. Trong tầng bình lƣu trên tồn tại một lớp có hàm lƣợng ôzôn khá lớn có tác
dụng hấp thụ bức xạ cực tím của mặt trời và đóng vai trị rất quan trọng trong cân
bằng bức xạ của hệ thống khí hậu. Lớp này đƣợc biết đến dƣới tên gọi là tầng ơzơn.
Cịn ơzơn trong tầng đối lƣu và tầng bình lƣu dƣới là chất khí hấp thụ bức xạ sóng
dài rất hiệu quả. Trên thực tế ngƣời ta ƣớc tính đƣợc khả năng gây hiệu ứng nhà
kính của ơzơn lớn gấp 3000 lần ơxit cacbon. Do đó, mặc dù hàm lƣợng ơzơn rất nhỏ,
vai trị của nó đối với hiệu ứng nhà kính của khí quyển vẫn rất đáng kể. Hoạt động
của con ngƣời làm tăng ôzôn trong tầng đối lƣu thơng qua giải phóng các chất khí
nhƣ ơxit cacbon, hydrocacbon và ơxit nitơ. Các chất khí này tác dụng hóa học với
nhau và tạo ra ơzơn.
Ơxit Nitơ (N2O) cũng là một chất khí nhà kính quan trọng khác. Ơxit nitơ tự
nhiên sinh ra do hoạt động của vi khuẩn, sự phóng điện trong khí quyển, đốt sinh
khối do cháy rừng, cháy đồng cỏ, các quá trình tự nhiên trong đất và trong đại
dƣơng, v.v. Mặc dù lƣợng ôxit nitơ sinh ra do hoạt động của con ngƣời khơng nhiều
nhƣng nó có khả năng hấp thụ năng lƣợng bức xạ sóng dài nhiều hơn điơxit cacbon
khoảng gần 300 lần. Ƣớc tính ôxit nitơ đóng góp khoảng 7% vào sự gia tăng hiệu
ứng nhà kính của khí quyển.
Ngồi ra, một số chất khí thuộc nhóm halo-cacbon (CFC, HCFC) chủ yếu là
do hoạt động của con ngƣời sinh ra, nhƣ chlorofluorocarbons (CFC-11 và CFC-12),
hydro chlorofluorocarbons (HCFC). Các chất khí này đƣợc sử dụng khi sản xuất các
thiết bị làm lạnh và trong các q trình cơng nghiệp khác. Sự có mặt của chúng
trong khí quyển là một trong những nguyên nhân gây nên sự suy giảm ơzơn tầng
bình lƣu trên. Tuy nhiên, sau khi có cơng ƣớc quốc tế về bảo vệ tầng ôzôn, sự tăng
lên của các chất này đã đƣợc kiểm sốt.
Khác với các chất khí nhà kính trên đây, sự có mặt của xon khí (aerosol)
trong khí quyển chủ yếu ảnh hƣởng đến sự truyền bức xạ mặt trời. Xon khí là những
phần tử nhỏ trong khí quyển có kích thƣớc, hàm lƣợng và hợp phần hóa học biến

thiên rất lớn. Xon khí có thể tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự truyền bức xạ
5


mặt trời trong khí quyển. Tác động trực tiếp của xon khí đến bức xạ mặt trời là làm
thay đổi các thuộc tính quang học của khí quyển qua đó làm giảm lƣợng bức xạ mặt
trời hấp thụ đƣợc của hệ thống khí hậu. Tác động gián tiếp của xon khí là làm thay
đổi các tính chất quang học và vi vật lí mây: Xon khí làm tăng hạt nhân ngƣng kết
dẫn đến làm tăng lƣợng mây, xon khí cũng làm giảm kích thƣớc các hạt nƣớc trong
mây dẫn đến làm tăng ―tuổi thọ‖ của mây, kết quả là làm tăng albedo của mây, tức
làm giảm lƣợng bức xạ mặt trời nhận đƣợc. Ngồi ra, xon khí có thể hấp thụ bức xạ
mặt trời, làm ấm mây dẫn đến làm giảm khả năng sinh giáng thủy và kéo dài hơn
―tuổi thọ‖ của mây. Hiệu ứng này đƣợc gọi là tác động bán trực tiếp của xon khí.
1.1.3. Tác động của phát thải khí nhà kính đến mơi trƣờng và con ngƣời
1.1.3.1. Tác động tích cực
- Nếu khơng có hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trên Trái Đất sẽ chỉ là 15oC –
một nhiệt độ mà khơng phải bất kì sinh vật nào trên hành tinh này cũng có thể thích
nghi đƣợc, nhƣng nhờ có hiệu ứng nhà kính, mà nhiệt độ trên Trái Đất đƣợc nâng
lên, tạo điều kiện thích hợp cho các sinh vật phát triển.
- Hiệu ứng nhà kính cũng đƣợc các nhà khoa học sử dụng nhƣ một nguồn
cung cấp năng lƣợng, bằng cách đặt các hộp thu phẳng trong các nhà kính, để hấp
thu nhiệt lƣợng trong đó, nhiệt độ có thể đạt đƣợc trên 150 oC, ứng dụng để đun
nƣớc, thiết bị sấy, bếp Mặt Trời...
- Ngƣời ta thƣờng trồng các loại hoa, rau quả trong các nhà kính, để nhờ hơi
ấm trong đó mà cây cối cho thể nhanh chóng đâm chồi, nảy lộc.
1.1.3.2. Tác động tiêu cực
Bên cạnh những tác động tích cực, thì hiệu ứng nhà kính, hay nói chính xác
hơn là những hoạt động làm tăng hàm lƣợng khí nhà kính trong khí quyển lên, đã
tạo ra những ảnh hƣởng tiêu cực, mà cụ thể là làm cho Trái Đất nóng dần lên kéo
theo những hệ quả khôn lƣờng nhƣ:

- Nhiệt độ trung bình tồn cầu tăng lên.
- Tăng lƣợng mây bao phủ quanh trái đất.
- Tăng nhiệt độ của đại dƣơng.
6


- Băng ở hai cực tan ra và mực nƣớc biển dâng cao làm cho nhiều .vùng sản
xuất lƣơng thực, các khu đông dân cƣ, các đồng bằng lớn, nhiều đảo thấp sẽ bị chìm
dƣới nƣớc biển.
- Làm thay đổi điều kiện sống bình thƣờng của các sinh vật trên trái đất,
làm biến đổi nhịp sinh học.
- Khí hậu trái đất sẽ bị biến đổi sâu sắc,các đới khí hậu có xu hƣớng thay
đổi.
- Nhiều vùng đất bị sa mạc hóa.
- Hạn hán kéo dài, cháy rừng diễn ra thƣờng xuyên hơn.
- Nhiều bệnh tật mới xuất hiện, sức khỏe con ngƣời suy giảm.
Từ đó, thấy rằng, hiệu ứng nhà kính nhân loại làm cho khí hậu nóng dần lên,
gây mất cân bằng sinh thái, gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sức khỏe và các hoạt
động sống của toàn nhân loại.
1.2. Tổng quan về đặc điểm khu vực nghiên cứu
1.2.1. Điều kiện địa lý tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Hà Nội có tọa độ địa lý từ 20°53' đến 21°23' độ vĩ Bắc và 105°44'
đến 106°02' độ kinh Đơng, tại vị trí trung tâm Thành phố là 21°05’ vĩ độ Bắc và
105°87’ độ kinh Đông; trong vùng tam giác châu thổ sơng Hồng (nằm chếch về
phía Tây Bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng).
Tổng diện tích đất tự nhiên của Thủ đơ là 332.452,39 ha, nằm ở cả hai bên
bờ sông Hồng, nhƣng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn. Hà Nội nằm ở trung tâm
vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng, tiếp giáp với 8 tỉnh: Thái Nguyên ở phía Bắc;
Bắc Giang - phía Đơng Bắc; Bắc Ninh, Hƣng n - phía Đơng; Hà Nam ở phía

Nam, Hịa Bình - Tây Nam, Phú Thọ - phía Tây; Vĩnh Phúc - phía Tây Bắc.
Tính đến năm 2015, Thành phố Hà Nội đƣợc tổ chức thành 30 đơn vị hành
chính cấp quận/huyện (gồm 12 quận, 01 thị xã và 17 huyện); tổng số xã/phƣờng/thị
trấn trên địa bàn Thành phố là: 584 (thêm 7 đơn vị hành chính so với cuối năm
2013) [6,8].
7


1.2.1.2. Địa hình
Địa hình Hà Nội thấp dần theo hƣớng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang
Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nƣớc biển; địa hình đa
dạng, bao gồm vùng núi cao, vùng đồi thấp và vùng đồng bằng thấp trũng.
Vùng núi cao có cao độ thay đổi từ 300 m đến 1.000 m. Phần diện tích đồi
núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Chƣơng Mỹ, Mỹ Đức.
Vùng đồi thấp tập trung chủ yếu ở khu vực phía Tây và Tây Nam Hà Nội với diện
tích trên 53 nghìn ha, chủ yếu có cao độ từ 30 m đến 300 m. Vùng đồng bằng của
Hà Nội thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đơng với độ cao trung bình từ 5
đến 20 mét so với mực nƣớc biển. Dạng địa hình chủ yếu của Hà Nội là địa hình
đồng bằng (chiếm đến ba phần tƣ diện tích tự nhiên của Hà Nội) [6,8].
1.2.1.3. Hệ thống thủy văn
- Mạng lƣới sông
Thành phố Hà Nội gồm 10 con sơng chính chảy qua và nhiều hệ thống sơng
nhỏ là phụ lƣu. Trong đó, Sơng Hồng là con sông lớn nhất chảy qua Thủ đô Hà Nội.
Sông Hồng bắt đầu chảy vào Hà Nội ở xã Phong Vân, huyện Ba Vì và ra
khỏi Thủ đơ ở khu vực xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, tiếp giáp tỉnh Hƣng Yên.
Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài 163 km. Ngồi ra, Hà Nội cịn có đoạn sơng
Đà là ranh giới giữa Hà Nội với Phú Thọ, hợp lƣu với dịng sơng Hồng ở phía Bắc,
tại huyện Ba Vì.
Sơng Đáy cịn có tên Hát Giang, dài 237 km, bắt đầu từ cửa Hát Môn (huyện
Phúc Thọ) chảy theo hƣớng Đông Bắc - Tây Nam và đổ ra biển tại cửa Đáy (huyện

Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình); đoạn chảy qua thành phố Hà Nội có chiều dài 74km.
Sơng Đuống là phân lƣu của sông Hồng, dài 65km, nối liền hai con sông lớn
của miền Bắc là sông Hồng và sông Thái Bình. Đoạn chảy qua Hà Nội dài 17,5km
Sơng Cà Lồ trƣớc kia là một nhánh của sông Hồng, tách ra từ xã Trung Hà,
huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, cách sơng Hồng tới 3km. Sơng Cà Lồ cịn có tên là
sơng Phù Lỗ là ranh giới giữa huyện Sóc Sơn với các huyện Mê Linh, Đơng Anh và
Hiệp Hịa (Bắc Giang).
8


Sơng Tích bắt nguồn từ sƣờn phía Đơng Bắc núi Ba Vì đổ xuống giữa hai xã
Cẩm Lĩnh và Thụy An. Về đến Xn Mai (Chƣơng Mỹ), sơng Tích gặp sơng Bùi từ
Lƣơng Sơn (tỉnh Hịa Bình) đổ vào và đoạn này cũng gọi là sông Bùi.
Sông Nhuệ: lấy nƣớc từ sông Hồng qua cống Liên Mạc, tổng chiều dài là
74km (đoạn chảy qua địa bàn thành phố Hà Nội khoảng 62 Km từ Liên Mạc, Từ
Liêm (nay là Quận Bắc Từ Liêm) đến xã Châu Can – Huyện Phú Xun. Lƣu vực
sơng Nhuệ có hƣớng dốc từ Bắc xuống Nam là nguồn cấp nƣớc tƣới phục vụ sản
xuất nông nghiệp và thốt nƣớc của thành phố.
Sơng Tơ Lịch: bắt nguồn từ cống Phan Đình Phùng, phƣờng Nghĩa Đơ, quận
Cầu Giấy; chảy cùng hƣớng với đƣờng Bƣởi, đƣờng Láng và đƣờng Kim Giang về
phía Nam, Tây Nam rồi ngoặt sang phía Đơng Nam, qua đập Thanh Liệt, huyện
Thanh Trì và đổ vào sơng Nhuệ. Sơng chỉ cịn dài 14,6 km, là dịng thốt nƣớc thải
của Thủ đơ, hiện sơng đang bị ô nhiễm nặng.

9


Hình 0.1: Bản đồ Hành chính Thành phố Hà Nội
(Nguồn: Sở TNMT Hà Nội, 2015)
10



Sông Kim Ngưu dài khoảng 12 km, bắt nguồn từ cống Lò Đúc (quận Hai Bà
Trƣng), chảy song song với đƣờng Kim Ngƣu, đƣờng Tam Trinh và nhập với sông
Sét tại Giáp Nhị, nhập với sông Lừ trƣớc khi chảy đến đập Thanh Liệt (huyện
Thanh Trì).
Sơng Lừ hay sơng Nam Đồng, dài khoảng 5,8 km, vốn là một nhánh của
sông Tô Lịch từ phƣờng Yên Lãng chảy theo đƣờng La Thành qua cống Nam Đồng,
Phƣơng Liệt (quận Đống Đa) tới xã Thịnh Liệt đổ vào sông Tô Lịch tại cầu Sơn,
một nhánh khác của sơng chảy về Thƣờng Tín (với một lƣu lƣợng nhỏ).
Sông Sét dài khoảng 5,9 km, rộng 10 - 30 m, sâu 3 - 4 m, bắt nguồn từ cống
Bà Triệu, hồ Bảy Mẫu trong Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trƣng), chảy theo
hƣớng Bắc-Nam và đổ vào hồ Yên Sở (quận Hoàng Mai). Khi đi qua Giáp Bát,
sông Sét nhận nƣớc từ một phân lƣu của sông Lừ từ Phƣơng Liên chảy sang rồi đổ
vào sông Kim Ngƣu ở Giáp Nhị.
-

Mạng lƣới hồ

Trên địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng 365 hồ/ao, trong đó tại 10 quận
nội thành có khoảng 111 hồ/ao với tổng diện tích khoảng 1.165 ha, trong đó một số
hồ đã đƣợc cải tạo (nạo vét, kè mái hồ, làm đƣờng dạo, hệ thống thoát nƣớc mƣa,
nƣớc thải, cây xanh, chiếu sáng) gồm: Hoàn Kiếm, Trúc Bạch, Thủ Lệ, Giảng Võ,
Ngọc Khánh, Bảy Mẫu, Thiền Quang.. ; hiện tại còn khoảng 65 hồ chƣa đƣợc cải
tạo (chiếm khoảng gần 2/3 trong tổng số 111 hồ/ao ở Hà Nội) [6,8].
1.2.2. Đặc điểm khí hậu đất đai
1.2.2.1. Đặc trƣng khí hậu
Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Đồng bằng Bắc Bộ với đặc điểm của khí
hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm biến tính, mùa hè nóng, mƣa nhiều và mùa đơng
lạnh, ít mƣa.

-

Nhiệt độ

11


Mùa nóng từ tháng 5 tới
tháng 9, kèm theo mƣa nhiều,
nhiệt độ trung bình 28,1°C. Từ
tháng 11 tới tháng 3 năm sau là
khí hậu của mùa đơng với nhiệt
độ trung bình 18,6°C. Cùng với
hai thời kỳ chuyển tiếp vào
tháng 4 và tháng 10 đã tạo ra

Hình 0.2: Biểu đồ diễn biến nhiệt độ khơng

đặc điểm khí hậu đặc trƣng của

khí tại trạm Láng giai đoạn 2006-2014

Thủ đô Hà Nội với 4 mùa:

(Nguồn: Trung tâm KTTV Quốc gia, 2015)

Xuân, Hạ, Thu và Đơng
-

Độ ẩm và lƣợng mƣa


Hà Nội có độ ẩm và lƣợng mƣa khá lớn, trung bình 139 ngày mƣa một năm.
Mùa mƣa diễn ra từ tháng 5 đến tháng 9, trong đó, lƣợng mƣa trung bình lớn nhất là
vào tháng 7 (lên đến 550,5 mm - năm 2009).
-

Chế độ gió

Hà Nội có 2 hƣớng gió chủ đạo, đó là gió Đơng Bắc (thổi vào mùa Đơng) và
gió Đơng Nam (thổi vào mùa Hè).
-

Chế độ nắng

Khu vực Hà Nội nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, với lƣợng bức
xạ tổng cộng trung bình năm khoảng 105 - 120 Kcal/cm2 và có số giờ nắng thuộc
loại trung bình, đạt khoảng 1.000 – 1.650 giờ/năm, trong đó tháng 6 có số giờ nắng
nhiều nhất đạt 200 - 220 giờ/tháng và tháng 1, 2 có số giờ nắng ít nhất khoảng 25 45 giờ/ tháng[6,8].
1.2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất
Tổng diện tích đất tự nhiên tồn Thành phố là: 332.452,39 ha, đƣợc phân
thành các nhóm đất chính sau:
- Nhóm đất nơng nghiệp: 187.151,60 ha, chiếm: 56,29% so với diện tích đất
tự nhiên.
12


- Nhóm đất phi nơng nghiệp: 137.692,78 ha, chiếm: 41,42% so với diện tích
đất tự nhiên.
- Nhóm đất chƣa sử dụng: 7.608,01 ha, chiếm: 2,29% so với diện tích đất tự
nhiên.

Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn Thành phố tính đến tháng
06/2015 đƣợc thể hiện trong dƣới đây.
Bảng 0.1. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Diện tích

Tỷ lệ

(ha)

(%)

187.151,60

56,29

1.1 Đất sản xuất nơng nghiệp

150.683,30

80,51

1.2 Đất lâm nghiệp

24.338,38

13,00

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản

10.618,41


5,67

1.511,5

0,81

137.692,78

41,42

TT Phân loại đất
1

Nhóm đất nơng nghiệp

1.4 Đất nơng nghiệp khác
2

Nhóm đất phi nơng
nghiệp
Đất ở, trong đó:

28.187,77

+ Đất ở đơ thị:

8.337,15

3


Nhóm đất chưa sử dụng

7.608,01

2,29

3.2 Đất đồi núi chƣa sử dụng

1.506,44

cây

So với đất phi nơng
nghiệp

51,22

3.984,89

Đất núi đá khơng có rừng

26,53

70.519,55

3.1 Đất bằng chƣa sử dụng

3.3


So với đất nông nghiệp

36.524,92

2.1 + Đất ở nông thôn:
2.2 Đất chuyên dùng

Ghi chú

2.116,68
(Nguồn: Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội, 2015)

13


1.2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.2.3.1. Tăng trƣởng kinh tế [6,8]
Trong GĐ 5 năm vừa qua (từ năm 2010 – 2015), tốc độ tăng trƣởng của tổ ng
sản phẩm trên địa bàn thành phố (GRDP) tăng dần vào 2 năm cuối chu kỳ, từ 8,1%
(2012) lên 8,8% (2014) và tăng 7,8% (6 tháng đầu năm 2015) - mức tăng cao nhất
trong 4 năm gần đây. Các ngành đều có mức tăng trƣởng cao hơn mức tăng trƣởng
so với năm 2014. Trong 3 nhóm ngành kinh tế chủ đạo, ngành Dịch vụ có tốc độ
tăng trƣởng cao nhất trong các ngành (10,04%), tiếp đến là nhóm ngành Cơng
nghiệp – Xây dựng (9,11%) và cuối cùng là nhóm ngành Nơng – lâm – thủy sản
(3,29%).
Bảng 1.2. Tốc độ tăng trƣởng Tổng sản phẩm trên địa bàn trong GĐ 5 năm
Đơn vị:%
Tốc độ tăng trƣởng

2010


2011 2012 2013 2014

Tốc độ tăng GRDP

11,0

10,1

6 tháng đầu năm 2015

8,1 8,25 8,8

7,8

Nguồn: Cục thống kê Thành phố Hà Nội; Báo cáo số 94/BC-UBND ngày 12/06/2015 của
UBND thành phố Hà Nội về Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH 6 tháng đầu
năm, Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2015

1.2.3.2. Phát triển công nghiệp [6,8]
Khái quát về diễn biến các hoạt động ngành cơng nghiệp- xây dựng
Tốc độ phát triển Nhóm ngành công nghiệp – xây dựng giảm dần vào đầu
chu kỳ và tăng dần vào các năm cuối chu kỳ. Tốc độ tăng trƣởng đạt 11,6% (2010)
giảm xuống còn 7,57% (2013) và tăng dần lên 8,5% (2014). Mức đóng góp của
Ngành vào mức tăng trƣởng chung của tổ ng sản phẩ m trên địa bàn Th

ành phố

(GRDP) trong giai đoạn 2010-2015 dao động từ 3,21%- 5,0%;
Khái quát tác động của phát triển công nghiệp đối với môi trƣờng

- Tác động của phát triển các KCN, CCN
Hiện nay trên địa bàn Thành phố đã có 7/8 KCN đã đi vào hoạt động có trạm
xử lý nƣớc thải tập trung đƣợc vận hành, nƣớc thải đầu ra đã đáp ứng theo các
QCVN trƣớc khi thải vào mơi trƣờng; cịn KCN Sài Đồng B trạm xử lý nƣớc thải
14


vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Các KCN, các điểm sản xuất công nghiệp tập
trung đƣợc xây dựng trong giai đoạn trƣớc (Mai Động, Diễn, Thƣợng Đình,...) hiện
đang là những nguồn gây ơ nhiễm cho mơi trƣờng khơng khí, môi trƣờng nƣớc của
Thành phố, do nằm trong khu vực dân cƣ tập trung, quy hoạch hạ tầng không đồng
bộ...., việc kiểm sốt ơ nhiễm trong các khu, cụm cơng nghiệp, các cơ sở sản xuất
nhỏ lẻ bên ngoài KCN, CCN chƣa triệt để là những nguyên nhân dẫn đến việc ô
nhiễm môi trƣờng của các khu vực sản xuất công nghiệp tập trung.
- Tác động của phát triển các làng nghề
Hiện nay, cả nƣớc có 52 nghề thủ cơng truyền thống thì thành phố Hà Nội có
47 nghề, chiếm 90% số nghề truyền thống của cả nƣớc, các nghề đƣợc phân bố
khắp các quận, huyện, thị xã của thành phố. Tổng số làng nghề và làng có nghề lên
tới 1.350 làng, trong đó có 286 làng nghề đƣợc cơng nhận.
Tuy nhiên, nhiều làng nghề chƣa quan tâm tới xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ
thuật cho BVMT. Cạnh tranh trong một số loại hình sản xuất đã thúc đẩy một số
làng nghề đầu tƣ đổi mới công nghệ, kỹ thuật sản xuất mà không đầu tƣ cho kỹ
thuật BVMT. Vì vậy, nhiều cơ sở sản xuất trong làng nghề khơng có hệ thống xử lý
chất thải trƣớc khi thải ra mơi trƣờng. Nhiều làng nghề khơng có đủ cơ sở hạ tầng
kỹ thuật để thu gom và xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trƣờng. Đây là một thách
thức lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội tại các làng nghề mà vẫn đảm bảo
an toàn môi trƣờng.
1.2.3.3. Phát triển giao thông vận tải [6,8]
Khái quát về diễn biến các hoạt động và áp lực của ngành
Trong GĐ 5 năm: tỷ lệ đất dành cho giao thông tăng thêm từ 0,3% – 0,5%

mỗi năm, dự kiến đến hết năm 2015 tỷ lệ đất dành cho giao thông đạt 8,5 – 9% đất
xây dựng đô thị; trong đó tỷ lệ đất dành cho giao thơng tĩnh chiếm 5% quỹ đất. Phát
triển thêm 12 tuyến xe buýt (từ 65 tuyến lên 77 tuyến). So với đầu chu kỳ (2011),
khối lƣợng hàng hoá vận chuyển tăng gấp 4,2 lần, khối lƣợng hàng hoá luân chuyển
tăng gấp 4,47 lần; doanh thu vận chuyển hàng hoá tăng gấp 2,52 lần; khối lƣợng
hành khách vận chuyển tăng gấp 1,15 lần.
15


Trong giai đoạn này, cũng đã hoàn thành nhiều tuyến đƣờng cao tốc, quốc lộ,
trục hƣớng tâm quan trọng nhƣ: QL32 (đoạn Diễn – Nhổn); đƣờng Nhật Tân – Nội
Bài; đƣờng cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên; đƣờng cao tốc Hà Nội – Lào Cai; QL1A
cũ (đoạn Cầu Chui – Cầu Đuống); QL5 kéo dài và một số tuyến đƣờng chính kết
nối trong nội đơ.
Khái qt tác động của phát triển giao thơng vận tải tới mơi trƣờng
Q trình xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông (đƣờng, cầu, cống,..) sẽ kéo
theo các nguy cơ về ô nhiễm bụi, ô nhiễm môi trƣờng không khí do khí thải của các
phƣơng tiện thi công, phát sinh các chất thải xây dựng và ơ nhiễm cảnh quan do q
trình xây dựng.
Sự gia tăng của các phƣơng tiện giao thông trong điều kiện cơ sở hạ tầng có
hạn sẽ gây ra hiện tƣợng ùn tắc giao thông trên các tuyến đƣờng trọng yếu và tại các
giao lộ, làm phát sinh tiếng ồn, bụi và các chất khí độc hại, tác động tới sức khỏe
cộng đồng và làm giảm sự trong lành của khí quyển. Theo thống kê, ở Hà Nội hiện
nay có khoàng 40 điểm thƣờng xuyên xảy ra ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm.
Khi ùn tắc, mức độ ô nhiễm hơi xăng dầu có thể tăng gấp 4-5 lần so với lúc bình
thƣờng.
1.2.3.4. Phát triển nơng nghiệp [6,8]
Khái qt về diễn biến các hoạt động và áp lực của ngành
Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố đang có xu hƣớng tăng dần.
Tốc độ phát triển Nhóm ngành nông – lâm - thủy sản tăng dần vào các năm cuối

chu kỳ, đạt 2,0% (2014), tăng lên 2,8% (6 tháng đầu năm 2015). Mức đóng góp vào
mức tăng trƣởng chung của tổ ng sản phẩ m trên địa bàn Thành phố

(GRDP) của

Nhóm Ngành nơng – lâm - thủy sản trong GĐ 5 năm vừa qua dao động từ 0,1% 0,5%.
Về tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
Trong GĐ 5 năm, giá trị sản xuất nông lâm thủy sản tăng bình qn
2,1%/năm, trong đó ngành trồng trọt tăng bình qn 0,36%/năm, ngành chăn ni
tăng 3,38%/năm, thủy sản tăng 4,21%/năm, dịch vụ nông nghiệp tăng 1,4%.
16


×