Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn thành phố hà hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.14 KB, 109 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại
trên địa bàn thành phố hà hội

Người thực hiện :
Phạm Thị Thúyý Hằng
Lớp :
Chuyên ngành 12C
Giáo viên hướng dẫn : TS. Trịnh Thị Thu Hương

Hà Nội 03 – 2006

LỜI NÓI ĐẦU

1


Việt Nam đang trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, định hướng
XHCN và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy chịu ảnh hưởng mạnh
mẽ, thường xuyên, trực tiếp trước các bối cảnh quốc tế và khu vực. Các tác
động của bối cảnh quốc tế đến quá trình phát triển nền kinh tế Việt Nam sẽ tác
động trực tiếp và sâu sắc đến nền kinh tế Hà Nội. Với tư cách là thủ đô. ‘trái
tim của cả nước, đầu não chính trị hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn
hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế’’ Hà Nội đã định hướng
chiến lược phát triển thủ đô trong thời gian tới. Một trong những chiến lược
trọng tâm đó là ‘tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trừơng định hướng XHCN,
nâng cao chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh, khả năng hội nhập kinh tế
quốc tế, nâng cao vai trò của xúc tiến thương mại trên địa bàn thành phố tạo


điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển và liên kết chặt chẽ giữa
các thành phần kinh tế, bình đẳng giữa các doanh nghiệp trên địa bàn và
doanh nghiệp trên cả nước’. Xúc tiến thương mại (XTTM) giữ vai trò quan
trọng trong xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ góp phần tăng trưởng kinh tế thủ
đô. Vì vậy thành phố cần chủ động xây dựng chiến lược xúc tiến thương mại
lâu dài và hướng dẫn các doanh nghiệp cũng như các tổ chức xúc tiến thương
mại trong hoạt động xúc tiến thương mại để họ chủ động trong việc xâm nhập
thị trường quốc tế, tạo thế và lực cho hàng hoá của Việt nam khi xuất khẩu.
XTTM góp phần tăng hiệu quả kinh tế cho thành phố khi tham gia hội
nhập kinh tế quốc tế. Với vị trí và vai trò của Hà Nội, vấn đề XTTM thực sự
cấp thiết. Vai trò của XTTM là rất quan trọng đối với phát triển thị trường
trong nước và thị trường nước ngoài. Với vai trò này có thể thấy XTTM rất
quan trọng đối với thành phố cũng như các DN.
Việc xác định nhiệm vụ, phạm vi, ranh giới, mối quan hệ XTTM của
Thành phố Hà Nội cũng như chiến lược cụ thể của nó trong thời gian tới là rất
cấp bách nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế thành phố trong tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Vì vậy Khoá luận tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau :

2


- Làm rõ khái niệm và vai trò của hoạt động XTTM.
- Đánh giá thực trạng thương mại, XTTM của thành phố Hà Nội trong
thời gian qua
- Nghiên cứu kinh nghiệm XTTM của một số nước và của Việt Nam,
rút ra những bài học kinh nghiệm về tổ chức, hoạt động XTTM hiệu quả cho
Hà Nội.
- Xác định căn cứ xây dựng chương trình XTTM.
- Đồng thời khoá luận cũng nêu lên một số kiến nghị với các cơ quan

chức năng.
Khoá luận được chia làm 3 chương ngoài phần lời nói đầu và kết luận.
Chương I : Khái quát chung về xúc tiến thương mại và hoạt động
XTTM của một số nước trên thế giới
Chương II : Thực trạng và định hướng hoạt động xúc tiến thương mại
của thành phố Hà Nội
Chương III : Các biện pháp nhằm thực hiện Chương trình Xúc tiến
thương mại trọng điểm của Hà Nội trong thời gian tới

3


CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
VÀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI CỦA
MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

1.1. Khái niệm xúc tiến thương mại
Xúc tiến thương mại (XTTM - Trade Promotion) được hiểu và định
nghĩa nhiều cách khác nhau, theo điều 3 “Giải thích từ ngữ”, khoản 10, Luật
Thương mại sửa đổi Việt nam được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt nam thông qua ngày 15/7/2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 01 năm 2006, “XTTM là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán
hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo
thương mại, trưng bày giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm
thương mại"...
Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) đã định nghĩa: XTTM quốc tế
của một quốc gia là hoạt động trợ giúp của Chính phủ nói chung và các tổ
chức XTTM nói riêng nhằm thúc đẩy các hoạt động thương mại quốc tế như

đầu tư nước ngoài, XK, NK của nước đó với cộng đồng quốc tế.
Như vậy, XTTM quốc tế là một khái niệm rất rộng với việc áp dụng rất
nhiều các công cụ trên các lĩnh vực khác nhau. XTTM quốc tế không chỉ giới
hạn trong hoạt động XK hàng hoá mà cả XTNK, XT du lịch, XT đầu tư cho
các sản phẩm hữu hình và cả các sản phẩm dịch vụ vô hình nữa.

1.2. Vai trò của hoạt động xúc tiến thương mại
Hoạt động xúc tiến thương mại có những vai trò sau đây:
- XTTM giữ vai trò đòn bẩy và là chất xúc tác quan trọng cho phát triển
thương mại, phát triển XNK hàng hoá và dịch vụ, góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế, xã hội đất nước.

4


- Định hướng mọi hoạt động xúc tiến của bộ ngành, thành phố, doanh
nghiệp theo một định hướng chiến lược chung, sử dụng tối đa nguồn lực của
đất nước.
- Xây dựng hình ảnh, quảng bá quốc gia, thành phố, DN tới khách hàng
mục tiêu trên các khu vực thị trường trọng điểm.
- XTTM là hoạt động không thể thiếu trong quá trình phát triển và
hội nhập của Thành phố cũng như DN, nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động
kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia ở cả thị
trường trong nước và quốc tế.
1.3. Vai trò XTTM của Thành phố Hà Nội
XTTM thành phố giữ vai trò thuận lợi hoá thương mại, quyết định đến
việc phát triển thương mại nội địa, XNK, đầu tư, du lịch và kinh tế, cải thiện,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Trong điều kiện Việt Nam hội nhập hiện nay, thành phố phải là người
tiên phong và giữ vai trò lãnh đạo hoạt động XTTM, thống nhất quản lý các

hoạt động này, tạo môi trường và mọi điều kiện thuận lợi cho việc phát triển
hoạt động XTTM, đồng thời trực tiếp tiến hành các hoạt động XTTM. Định
hướng chiến lược chung cho họat động XTTM của các tổ chức XTTM và DN
kinh doanh trên địa bàn thành phố. Hỗ trợ các tổ chức XTTM, các DN trong
việc quảng bá, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và
quốc tế thông qua các chương trình XTTM, nghiên cứu thị trường, xây dựng
thương hiệu...
II. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG
MẠI CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Quản lý nhà nước về Xúc tiến thương mại
- Tạo dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý theo cơ chế thị trường
điều chỉnh hoạt động XTTM của thành phố.
- Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án
XTTM và phát triển XK cụ thể, định hướng và phát triển các hoạt động

5


XTTM.
- Lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, điều phối hoạt động XTTM của các tổ
chức, DN trong mạng lưới XTTM thành phố.
- Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về XTTM.
- Xây dựng các biện pháp chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển
thương mại: chính sách tài chính, thuế, khoa học và công nghệ, giáo dục và
đào tạo; khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài; phát triển cơ sở hạ tầng
XTTM...

2.2. Mục tiêu các hoạt động Xúc tiến thương mại.
XTTM quốc tế của thành phố thường bao gồm những mảng sau:

+ Nhằm thuận lợi hoá môi trường kinh doanh thương mại và XTTM ở
thị trường trong, ngoài nước. Các hoạt động đàm phán và ký kết các hiệp định
song phương và đa phương cấp thành phố, tạo điều kiện tiếp cận thị trường
rộng hơn cho các nhà XK và sản phẩm XK của Hà Nội.
+ Định hướng, xây dựng chiến lược và thực hiện các chương trình XT
trên các khu vực thị trường.
+ Lập các quỹ hỗ trợ hoạt động XTTM cho các DN…
+ Thành lập các cơ quan trực thuộc thành phố thực hiện hoạt động
XTTM: Cục XTTM, trung tâm XTTM, phòng XTTM, Đại diện thương mại
thành phố Hà Nội ở nước ngoài trực tiếp tiến hành các hoạt động XTTM, là
lực lượng nòng cốt trong mạng lưới XTTM thành phố, khu vực, quốc gia và
quốc tế...
+ Thiết lập, xây dựng cơ sở vật chất cho các trung tâm hội chợ triển
lãm (HCTL), trung tâm xúc tiến và tư vấn thông tin ở trong và ngoài nước.
+ Tổ chức hoạt động quảng bá liên quan đến XT XNK, du lịch, đầu tư,
quảng bá hình ảnh đất nước theo định hướng phát triển các ngành kinh doanh
chủ lực phù hợp với từng thời kỳ và định hướng chiến lược quốc gia.
+ Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động XTTM
+ Xây dựng hệ thống thông tin và quản trị hệ thống thông tin XTTM.

6


+ Nghiên cứu và hỗ trợ nghiên cứu khảo sát thị trường…
Ngoài ra, trong quá trình phát triển của hoạt động kinh doanh quốc tế
các nhiệm vụ, chức năng của XTTM quốc tế ngày càng được cập nhật và mở
rộng hơn nhằm phù hợp với các điều kiện kinh doanh mới.
III- CÁC TỔ CHỨC XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC, KHU
VỰC VÀ QUỐC TẾ


* Trung tâm Thương mại Quốc tế (International Trade
Centre - ITC/UNCTAD/WTO)
Trung tâm thương mại quốc tế (ITC/UNCTAD/WTO) lập ra năm 1964,
có trách nhiệm thực hiện các dự án xúc tiến trao đổi thương mại trong khu
vực các nước đang phát triển và các nước chuyển đổi nền kinh tế với sự tài trợ
của UNDP. ITC thoả mãn yêu cầu hỗ trợ XK của các nước đang phát triển
thông qua xây dựng và thực hiện các chương trình xúc tiến XK, cải tiến
nghiệp vụ và kỹ năng NK, cung cấp dịch vụ tư vấn, chuyên gia về thị trường
XK, hỗ trợ để tạo ra các dịch vụ XTXK và dịch vụ thương mại, giúp đỡ đào
tạo nguồn nhân lực cần thiết cho các hoạt động này ở các nước đang phát
triển. Đối với các nước kém phát triển nhất, ITC cung cấp miễn phí các dịch
vụ này... Những hoạt động cụ thể và những thành tựu của ITC phải kể tới:
- ITC phối hợp với các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển
đổi trong các hoạt động bao trùm sáu lĩnh vực chính dưới đây: (1) Phát triển
sản phẩm và thị trường; (2) Phát triển các dịch vụ hỗ trợ thương mại; (3)
Thông tin thương mại; (4) Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực; (5) Quản lý
mua sắm quốc tế; (6) Đánh giá nhu cầu và xây dựng các chương trình XTTM.
- Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và XTTM khác: Phát hành các ấn phẩm
về xúc tiến trao đổi thương mại, phát triển XK, marketing quốc tế, mua sắm
quốc tế, quản lý nguồn cung...; Đào tạo cán bộ ngoại thương; Thông tin
thương mại và thống kê thương mại; Tổ chức các diễn đàn trao đổi, thảo luận
cả trên thực tế cả qua các phương tiện điện tử nhằm nâng cao và phổ biến tri

7


thức về XTTM...
- Phối hợp với các tổ chức khác trong việc phát triển thương mại và
XTTM.


* Tổ chức Ngoại thương Nhật bản (JETRO)
Tổ chức ngoại thương Nhật bản (JETRO) có trụ sở chính ở TOKYO,
văn phòng ở OSAKA và 35 văn phòng khác trên lãnh thổ Nhật Bản cũng như
80 văn phòng đại diện ở 58 nước trên thế giới. Những hoạt động XTXK chính
của JETRO:
- Nghiên cứu thị trường mặt hàng hay nghiên cứu thị trường khu
vực/nước;
- Cung cấp thông tin thương mại;
- Tổ chức hội chợ và tham gia các hội chợ thương mại quốc tế;
- Cung cấp các dịch vụ tư vấn thương mại và đầu tư cho các DN vừa và
nhỏ; Hỏi đáp các vấn đề về tài chính;
- Xuất bản các tờ tin thương mại hàng ngày, các báo cáo kinh tế và các
báo cáo về thị trường nước ngoài; phát hành các ấn phẩm và các tờ rơi giới
thiệu các sản phẩm và các ngành nghề Nhật bản;
- Xây dựng thư viện JETRO với các loại sách, tư liệu, tài liệu và dữ
liệu phong phú về tình hình kinh tế, thương mại và thị trường trong nước và
nước ngoài phục vụ tốt cho các DN;
- JETRO xây dựng nhà thiết kế Nhật bản và hỗ trợ đào tạo các nhà tạo
mẫu để xúc tiến XK các sản phẩm mới của Nhật bản...

* Tổ chức Xúc tiến thương mại Hàn Quốc - KOTRA
Trong thời kỳ thực hiện XTXK, tổ chức XTTM của Hàn quốc
(KOTRA) được thành lập năm 1962. Các hoạt động cụ thể của KOTRA:
- Tiến hành các hoạt động XTTM: Xác định cơ hội thị trường mới, tổ
chức các hội nghị, hội thảo, các cuộc tiếp xúc doanh nhân Hàn quốc với
khách hàng nước ngoài, tổ chức các đoàn công tác thương mại ở nước ngoài;

8



nghiên cứu thị trường nước ngoài, nghiên cứu phát triển công nghiệp và sản
phẩm mới, phát triển thị trường chiến lược (SMI), tổ chức và tham gia HCTL
quốc tế, cung cấp “dịch vụ toàn cầu hoá” hỗ trợ các DNV&N phát triển thị
trường XK, duy trì các mối quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế và các tổ
chức ngoại thương các nước.
- Tiến hành các hoạt động XTĐT: hội nghị, hội thảo, xuất bản ấn
phẩm, khảo sát, tổ chức trung tâm thông tin đầu tư tại các Trung tâm thương
mại Hàn Quốc ở nước ngoài; duy trì phối hợp giữa KOTRA, các cơ quan
chính phủ, các chuyên gia về luật pháp và kinh tế phục vụ XTTM.
- Cung cấp dịch vụ thông tin thương mại qua hệ thống mạng toàn cầu
nối kết với KOTRA hoặc các văn phòng KOTRA ở nước ngoài và qua hệ
thống mạng KOTRA NET; Xuất bản và phát hành các ấn phẩm về thương
mại và sản phẩm; cung cấp dịch vụ thư viện...
- Cung cấp dịch vụ tư vấn, tham vấn
- Điều hành hoạt động của 101 Trung tâm Thương mại Hải ngoại Hàn
quốc ở 74 quốc gia khác nhau và 12 Trung tâm thương mại nội địa.
- Cung cấp dịch vụ hỗ trợ marketing cho các DNVN trong nước tiếp
cận thương mại điện tử và xây dựng các trang Web.

* Cục Xúc tiến thương mại Thái Lan DEP
Cục Xúc tiến XK Thái lan (DEP) có các hoạt động chính:
- Dịch vụ thông tin thương mại: cung cấp các thông tin về thị trường,
sản phẩm, khách hàng NK cho DN theo yêu cầu; cung cấp các số liệu thống
kê thương mại trên mạng; xây dựng mục tin nhanh về XK trên mạng; xây
dựng các trang Web thương mại.
- Phát triển nguồn nhân lực cho XK: tổ chức các cuộc hội thảo về
thương mại quốc tế cho các quan chức Chính phủ và giới kinh doanh tư nhân;
mở các lớp đào tạo cơ bản và nâng cao về xuất khẩu, về phát triển sản phẩm,
phát triển thị trường cho các đối tượng liên quan; thuê đội ngũ cán bộ giảng
dạy là các chuyên gia giỏi cả ở trong nước và nước ngoài tham gia các


9


chương trình đào tạo.
- Phát triển sản phẩm XK: tổ chức các cuộc thi và trao phần thưởng về
thiết kế mẫu mã, bao bì, đóng gói sản phẩm; tư vấn thiết kế mẫu mã sản
phẩm; phòng trưng bày giới thiệu sản phẩm mới, cập nhật thông tin về xu thế
phát triển sản phẩm; xây dựng hồ sơ các nhà thiết kế, phát triển sản phẩm...
- Các dịch vụ XTTM chuyên môn: tổ chức các HCTL trong nước và
tham gia vào các HCTL ở nước ngoài; Mời các đoàn nước ngoài vào tham
quan và mua hàng; Tổ chức cho các đoàn ra nước ngoài khảo sát và bán hàng;
Tiến hành các hoạt động tuyên truyền quảng cáo nhằm mục tiêu XK; đảm
nhận vai trò cầu nối giữa các nhà XK và khách hàng nước ngoài.
Kinh phí của DEP được hình thành từ 3 nguồn:
- Ngân sách Nhà nước: hàng năm DEP được phân bổ một khoản kinh
phí nhất định từ ngân sách nhà nước cho sự vận hành của cơ quan DEP.
- Quỹ Xúc tiến thương mại quốc tế: Quỹ này được hình thành từ việc
thu 0,5% tổng trị giá CIF các mặt hàng NK năm 1981, lại thu tiếp 0,5% trị
giá nhập khẩu CIF năm 1990. Quỹ được dùng để hỗ trợ các hoạt động: thu
thập và xử lý thông tin thương mại, đào tạo cán bộ và cải tiến mẫu mã sản
phẩm, tổ chức hoặc tham dự các hội chợ triển lãm, mời và cử các đoàn vào,
đoàn ra và các hoạt động khác.
- Quỹ đóng góp của khu vực tư nhân.
* Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư thành phố Hồ Chí

Minh - ITPC
Trung tâm XTTM và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Uỷ ban
nhân dân (UBND) Thành phố được thành lập năm 2001 trên cơ sở tổ chức lại
Trung tâm Phát triển Ngoại thương và Đầu tư (FTDC) được thành lập năm

1993, ITPC hiện nay có tên trong sách hướng dẫn “Các Tổ chức XTTM và
đầu tư của các nước đang phát triển khu vực châu Á - Thái Bình Dương của
Liên hợp quốc. ITPC có những chức năng, nhiệm vụ chính sau:
- Tham gia xây dựng và thực hiện kế hoạch, chương trình XTTM, đầu

10


tư theo chỉ thị của UBND Thành phố Hồ Chí Minh;
- Phối hợp đề xuất các chương trình kế hoạch 5 năm và hàng năm về
XTTM và ĐT của Thành phố;
- Tham mưu cho UBND thành phố các chính sách hỗ trợ, khuyến khích
XK và đầu tư;
- Triển khai các giải pháp, chương trình XTTM;
- Thu thập thông tin và nghiên cứu thị trường, cơ hội đầu tư và thông
tin kinh tế;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về tiềm năng của thành phố, hàng hoá, thị
trường XNK và đầu tư;
- Phát hành bản tin, các ấn phẩm thương mại và đầu tư;
- Tổ chức thông tin về thương mại và đầu tư qua mạng.
Các hoạt động chính của ITPC phải kể tới:
Dịch vụ XTTM:
- Tổ chức bồi dưỡng về nghiệp vụ hoặc giới thiệu các tổ chức cung cấp
dịch vụ nhằm giúp DN nâng cao năng lực quản trị DN;
- Tư vấn hỗ trợ DN mở các văn phòng đại diện thương mại và đầu tư
trong và ngoài nước, các phòng trưng bày, cửa hàng bán sản phẩm ;
- Tổ chức/ hỗ trợ tổ chức các đoàn DN đi khảo sát thị trường, tham dự
HCTL, diễn đàn đầu tư trong nước và nước ngoài ;
- Tổ chức đón tiếp, bố trí chương trình cho các DN, các tổ chức và cơ
quan nước ngoài vào thành phố tìm hiểu môi trường đầu tư và thương mại ;

- Tổ chức hội thảo, hội nghị chuyên đề;
- Xây dựng phòng trưng bày, giới thiệu sản phẩm XK, tổ chức hoặc
phối hợp tổ chức các hội chợ và triển lãm hàng XK ;
- Cung cấp hoặc giới thiệu dịch vụ cho DN nước ngoài và trong nước
như : phòng hội nghị, văn phòng làm việc, dịch vụ thư ký, phiên dịch và
chuyên viên nghiệp vụ, lớp dự án đầu tư, tham quan, gặp gỡ DN.
Các hoạt động khác:

11


- Thu thập ý kiến của cộng đồng DN trong và ngoài nước về chủ
trương, chính sách nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư của thành
phố, giải quyết các khó khăn, vướng mắc của các DN ;
- Phát triển hợp tác quốc tế với các tổ chức XTTM và ĐT trong và
ngoài nước.
Cơ cấu bộ máy của ITPC:
ITPC được điều hành bởi một giám đốc theo cơ chế thủ trưởng và một
số phó giám đốc trung tâm. Giám đốc do UBND thành phố bổ nhiệm và miễn
nhiệm. Các phó giám đốc do Giám đốc trung tâm đề nghị UBND thành phố
bổ nhiệm và miễn nhiệm. Các trưởng phòng, ban phụ trách các phòng ban bộ
phận trực thuộc Trung tâm do Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm.
Tổ chức bộ máy gồm: 1. Phòng XTTM; 2: Phòng XTĐT; 3. Phòng
thông tin; 4. Phòng huấn luyên; 5. Phòng dịch vụ DN và showroom XK; 6.
Văn phòng Trung tâm (Tổ chức, hành chính quản trị, kế hoạch, kế toán).
Ngoài các phòng nghiệp vụ, trung tâm có các ban, tổ chuyên môn và chương
trình trực thuộc như: Chương trình hàng Việt Nam chất lượng cao; bản tin
XTXK và ĐT; Thư viện thông tin kinh tế; Showroom XK… để thực hiện
chức năng nhiệm vụ của từng thời kỳ. Đặc biệt vào tháng 2/2005, UBND
thành phố đã ra quyết định thành lập “Vietnam house in Singapore” trực

thuộc ITPC nhằm cung cấp thông tin, dịch vụ phục vụ các quan hệ thương
mại, đầu tư, du lịch giữa Việt Nam với Singapore và các nước.
Ngoài phạm vi biên chế quỹ lương, trung tâm được tuyển dụng thêm
lao động và trả lương bằng nguồn thu từ hoạt động của Trung tâm. Trung tâm
được sử dụng doanh thu từ các hoạt động có thu để bù thêm tiền lương cho số
cán bộ công nhân viên hưởng lương theo mức lương cơ bản để tuyển dụng
cán bộ giỏi và nâng cao hiệu quả công tác của cán bộ.
Một số hoạt động chính của ITPC:
Về XTTM: thiết kế và xây dựng nhiều chương trình XTTM phong phú
và đa dạng nhằm hỗ trợ các DN đẩy mạnh XK vào các thị trường mục tiêu và

12


phát triển thương mại trên thị trường nội địa, thông qua:
- Tổ chức và tham gia nhiều hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế:
Năm 2004, ITPC đã tổ chức 7 hội chợ trong nước cho 1.530 lượt DN tham
gia với trên 4.000 gian hàng và hơn 2,5 triệu lượt khách tham quan; mở
Showroom XK thành phố Hồ Chí Minh 3 trong 1, tiến hành hoạt động
marketing XK tại chỗ; tổ chức 3 triển lãm chuyên ngành thủ công mỹ nghệ,
dệt may-da giày và lương thực thực phẩm, tổ chức 2 hội chợ hàng Việt Nam
chất lượng cao tại Côn Minh (Trung Quốc) và Campuchia…
- Tổ chức các đoàn doanh nhân tham quan khảo sát thị trường trong
nước và quốc tế: trong năm 2004, ITPC đã tổ chức cho các đoàn doanh nhân
thành phố đi khảo sát các thị trường Đức, Pháp, Ucraina, Campuchia
- Thực hiện các chương trình xây dựng và quảng bá thương hiệu cho
sản phẩm của DN và đất nước: Phối hợp với các đơn vị thực hiện “tháng
hành động vì thương hiệu Việt”, tổ chức Festival thương hiệu hàng đầu Việt
Nam, tổ chức các đợt tư vấn, huấn luyện, hội thảo về xây dựng thương hiệu
cho các DNV&N, tiến hành mạnh mẽ việc giới thiệu quảng bá sản phẩm của

Việt Nam qua mạng internet; Xúc tiến chương trình hỗ trợ XK cho các mặt
hàng công nghiệp chủ lực của thành phố, tham gia Ban chỉ đạo đánh giá xét
các DN vào chương trình thiết kế trang Web hàng công nghiệp chủ lực, tổ
chức các đợt quảng bá trên truyền hình…
- Thực hiện chương trình networking liên kết hoạt động, kết nối thông
tin với các trung tâm XTTM trong nước và quốc tế: mạng lưới networking của
ITPC kết nối với các tỉnh thành trong nước được hình thành từ cuối năm
2003, đến 2004 đã mở rộng ra 36 đơn vị kết nối ở trong nước.
- Xúc tiến việc mở các văn phòng đại diện của DN Việt Nam ở nước
ngoài để thúc đẩy cơ hội giao thương với các nước;
- Đón tiếp các đoàn khách và doanh nhân nước ngoài đến Việt Nam,
cung cấp thông tin về thị trường Việt Nam và cơ hội kinh doanh tại Việt nam;
- XTTM tới Việt Kiều…

13


Xúc tiến đầu tư (XTĐT):
- Cung cấp thông tin hướng dẫn đầu tư và tổ chức tiếp đón các đoàn
khách đầu tư nước ngoài đến tìm cơ hội đầu tư tại thành phố: Xây dựng và
cập nhật cơ sở dữ liệu về đầu tư tại thành phố, phát hành các ấn phẩm chuyên
môn phục vụ công tác XTĐT, đón tiếp các đoàn khách đầu tư và cung cấp
thông tin (năm 2004 ITPC đã đón tiếp 48 đoàn DN, doanh nhân với 320 nhà
đầu tư nước ngoài) ;
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo XTĐT: tổ chức hội nghị bàn tròn kêu
gọi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (tháng 7/2004) với sự tham gia của 266
đại biểu, trong đó có đại diện của 115 công ty nước ngoài…
- Tổ chức và tham gia hội chợ đầu tư;
- Xúc tiến đầu tư sang các nước lân cận, tổ chức các đoàn đi XTTM và
XTĐT tại nước ngoài (3 đoàn đi Bắc Mỹ, Nhật bản và châu Âu năm 2004)

- Xúc tiến việc xây dựng văn phòng đại diện XTTM – ĐT – DL của
thành phố ở nước ngoài (năm 2005 đã xây dựng ở Singapore)
- Điều hành hệ thống đối thoại giữa DN và chính quyền thành phố (hệ
thống này hoạt động từ 2003)
*Bài học kinh nghiệm về Xúc tiến thương mại có thể vận dụng cho Hà Nội

Thứ nhất, tiếp cận XTTM với nghĩa rộng để có cái nhìn tổng thể cho
hoạt động XTTM nhằm đạt được mục tiêu phát triển thương mại và XNK
của Hà Nội: cần đặt XK ở vị trí trọng tâm trong hoạt động XTTM của Hà Nội
và cần nhận thức rõ ràng rằng chỉ một Sở Thương mại hay một Trung tâm
XTTM của Hà Nội thì không thể giải quyết được vấn đề kinh tế quan trọng, có
tính tổng hợp của Hà Nội là phát triển thương mại, phát triển XK. XTTM bao
gồm : XTXK, XTNK, XTĐT và XTDL. Nhiệm vụ XTTM không phải chỉ là
nhiệm vụ của Bộ, Ngành mà là nhiệm vụ thuộc về nhiều bộ, ngành và giới kinh
doanh.
Thứ hai, các chiến lược và chương trình XTTM và phát triển XK
phải được chuẩn bị kỹ lưỡng với sự tham gia tích cực của mọi đối tác liên

14


quan (Nhà nước, các tổ chức và các DN)
Kinh nghiệm thực tiễn XTTM của các nước cho thấy một chiến lược
hay chương trình XTTM cung như phát triển XK quốc gia muốn đảm bảo
thành công phải:
- Có sự tham gia tích cực và hiệu quả của Bộ Kinh tế, bộ Tài chính,
Ngân hàng Trung ương, bộ Công nghiệp, bộ Nông nghiệp... và các nhà XK có
nhiều kinh nghiệm;
- Có sự liên kết vững chắc với chiến lược phát triển kinh tế của quốc
gia, đặc biệt là mối liên kết trực tiếp với chiến lược đầu tư và chiến lược công

nghiệp của quốc gia đó.
- Phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế và thị trường thế giới.
Trong khâu tổ chức thực hiện chiến lược XK quốc gia với các nước
hoặc chú trọng đến việc thành lập một cơ quan điều phối quốc gia hoặc hình
thành một tổ chức kỹ thuật chuyên môn và đảm bảo liên kết trực tiếp các cơ
quan thương mại với các cơ quan khoa học kỹ thuật, các đơn vị XTTM.
Thứ ba, tập trung nguồn lực có hạn của thành phố vào một số ngành
công nghiệp XK lựa chọn và dỡ bỏ hoàn toàn mọi rào cản đối với sự phát
triển của các ngành này. Trong điều kiện mọi nguồn lực của thành phố là có
hạn, phải xác định đúng đắn một số ngành công nghiệp XK chiến lược và tập
trung mọi nỗ lực của thành phố để xúc tiến phát triển các ngành này. Kinh
nghiệm thực tế XTTM của các nước và các tổ chức đã chỉ ra rằng một chiến
lược hay chương trình XK thành công thường do: lựa chọn đúng những ngành
XK mà thành phố có lợi thế so sánh; Làm tốt công tác dự báo thị trường; Kế
hoạch và chiến lược XK được điều chỉnh hàng năm cho phù hợp.
Thứ tư, chiến lược và chương trình XTTM cần chú trọng hỗ trợ
phát triển XK của khu vực DNV&N: đa phần các DN Việt Nam là vừa và
nhỏ. KNXK của khu vực DN này chiếm tới 40% KNXK và ngày càng có xu
hướng phát triển nhanh hơn. Bên cạnh đó, sự đa dạng nhu cầu thị trường tạo
điều kiện phát triển theo hướng có lợi cho các DNV&N. Các DNV&N thường

15


tận dụng được những nguồn lực sẵn có của địa phương. Tuy nhiên, sự phát
triển XK của các DNV&N rất dễ bị thương tổn bởi những hạn chế do quy mô
nhỏ bé của DN như : những hạn chế về vốn, thị trường, năng lực khoa học
công nghệ, lao động được đào tạo... Chính vì vậy, XTTM của Nhà nước và
các tổ chức cần giúp đỡ, hỗ trợ để các DNV&N tận dụng tốt cơ hội mới và
vượt qua những thách thức, hạn chế của bản thân DN để XK thành công.

Thứ năm, xây dựng một cơ cấu thiết chế XTTM phù hợp, hình thành
các mạng lưới XTTM (networking) quốc gia, tăng cường sử dụng các công
cụ, phương tiện xúc tiến mới như thương mại điện tử, mạng Internet,
Website...: kinh nghiệm thực tế đã chỉ ra rằng, muốn thực hiện được chiến
lược phát triển XK, chiến lược thương mại, thành phố cần thành lập một tổ
chức XTTM phù hợp trong hệ thống mạng lưới các tổ chức hỗ trợ thương mại
của quốc gia và thành phố, với chức năng: (1) xúc tiến các chính sách thương
mại quốc gia, thành phố nhằm đạt được các mục tiêu của chiến lược phát triển
kinh tế và giải quyết vấn đề lợi ích quốc gia. (2) tạo điều kiện và trang bị các
nguồn lực cần thiết cho hoạt động XTTM bằng hỗ trợ của nhà nước và tìm
kiếm, khai thác các nguồn lực cần thiết khác. (3) với tư cách là tổ chức
XTTM của thành phố, mọi đối tượng tham gia thực hiện chiến lược đều có
thể nhận được sự khuyến khích, hỗ trợ của tổ chức xúc tiến của thành phố,
kinh phí cho sự vận hành và hoạt động của tổ chức này rất lớn và chủ yếu do
ngân sách Nhà nước tài trợ, trong khi hoạt động của các tổ chức tư nhân phải
là hoạt động có thu, dựa vào việc cung cấp dịch vụ có phí mà không phải
người hưởng dịch vụ nào cũng có khả năng chi trả. (4) một tổ chức XTTM
quốc gia của thành phố sẽ điều phối dễ dàng và hiệu quả hơn các hoạt động
trong mạng lưới XTTM, nhất là trong điều kiện như Việt Nam hiện nay chưa
có một hệ thống hoàn thiện các tổ chức XTTM.
Thứ sáu, đào tạo tốt nguồn nhân lực cho hoạt động XTTM. Nguồn
nhân lực được giáo dục và đào tạo tốt là yếu tố có vai trò quyết định nhất. Nội
dung đào tạo lực lượng XTTM cần phải chuyên sâu cả kiến thức nghiệp vụ

16


lẫn kiến thức thực tế trên các khu vực thị trường khác nhau để có thể xây
dựng chiến lược XTTM cho phù hợp với các khu vực thị trường. DN muốn
tham gia XTTM phải có đội ngũ lao động được đào tạo, trang bị các kiến thức

và kỹ năng thực tế về XTTM, về thị trường nước ngoài để có đủ tự tin bắt tay
vào triển khai nhiệm vụ XTTM. Vì vậy, trong bất kỳ một chiến lược XTTM
nào cũng phải có yếu tố then chốt là đào tạo liên tục, trang bị những kiến
thức, kỹ năng XK cơ bản, không ngừng cập nhật những kiến thức và kỹ năng
mới nhất đúc kết từ thực tiễn. Bên cạnh đó, xã hội hóa kiến thức XTTM cũng
là yếu tố cần thiết để mọi người dân Việt Nam đều có trách nhiệm XTTM cho
đất nước.

*Một số bài học cụ thể rút ra cho Hà Nội:
Là một tổ chức của mạng lưới XTTM quốc gia, những bài học chung
để đạt được thành công của hoạt động XTTM chúng tôi đã giới thiệu ở trên,
đó là các bài học về tiếp cận XTTM, về vấn đề lựa chọn trọng điểm XTTM
theo ngành hàng và theo đối tượng tác động của XTTM, về xây dựng năng
lực cạnh tranh và đào tạo nguồn nhân lực, ở đây tôi xin đi vào một số vấn đề
cụ thể:
- Một, nên kết hợp cả XTTM với XTĐT và XT du lịch. Phối kết hợp
giữa chiến lược và chương trình XTTM với các chiến lược đầu tư phát triển
công nghiệp của Hà Nội, xây dựng qui mô đủ lớn để có thể là đầu mối điều
tiết XTTM của khu vực Bắc Bộ.
- Hai, tăng cường năng lực quản lý cũng như khả năng chuyên môn để
hoạt động XTTM phát triển và đạt hiệu quả, thiết thực góp phần phát triển
thương mại, phát triển XK, đóng góp vào việc thực hiện thắng lợi mục tiêu
chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của Hà Nội. Năng lực cần tăng cường
theo hướng chuyên môn hoá cao, cung cấp các dịch vụ XTTM và đầu tư có
sức cạnh tranh và thu được phí từ các hoạt động dịch vụ;
- Ba, công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch, chương trình XTTM phải
được đặc biệt quan tâm và phải được cụ thể hoá để có khả năng triển khai

17



thực hiện thắng lợi trên thực tế. Các chiến lược XTTM cần xây dựng trong
ngắn hạn và dài hạn.
- Bốn, đẩy mạnh và tăng cường hợp tác với các tổ chức XTTM trong
nước và quốc tế là rất quan trọng để phát triển XTTM Hà Nội về lâu dài.
- Năm, đào tạo liên tục để có được đội ngũ chuyên môn sâu phục vụ
nhu cầu XTTM ngày càng đa dạng của DN.

18


CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG
XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRONG NHỮNG NĂM QUA

1.1. Hoạt động xuất nhập khẩu
a) Hoạt động Xuất khẩu.
Thị trường XK của thành phố Hà Nội trong giai đoạn 5 năm (20012005) đã thực hiện được chủ trương đa dạng hóa thị trường, đa phương hóa
quan hệ đối ngoại. Các DN Hà Nội đã tích cực thâm nhập, tạo chỗ đứng ở các
thị trường mới. Hà Nội đã có quan hệ với hơn 165 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Hiện nay, các DN của Hà Nội đã bước đầu XK được vào một số thị trường
mới như Nam Phi, Angola nhưng còn ở mức độ rất thấp. [16]
Một số nhận xét đánh giá chung:
- Tốc độ tăng trưởng KNXK hàng năm chưa đạt chỉ tiêu của Đại hội
Đảng bộ thành phố lần thứ 13 đề ra là 16-18%/năm (tốc độ tăng trưởng bình
quân giai đoạn 2001-2005 đạt 15,4%/năm).
- Cơ cấu hàng XK chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỉ trọng hàng

công nghiệp và chế biến (từ 41,4% năm 2001 lên 53,4% năm 2005), giảm dần
tỉ trọng nhóm hàng nông, lâm sản thô và sơ chế (31,8% năm 2001, xuống còn
22% năm 2005), nhưng còn chậm. Hàng gia công (dệt may, giày dép), lắp ráp
(hàng điện tử, máy in phun) và sản phẩm thô hoặc sơ chế có giá trị gia tăng
thấp, vẫn chiếm tỉ trọng lớn; các sản phẩm có giá trị gia tăng cao như: hàng
thủ công mỹ nghệ, cơ kim khí, thực phẩm chế biến,.. còn chiếm tỉ trọng thấp
(khoảng 10%).
- XK dịch vụ chưa được thống kê vào tổng KNXK chung của thành
phố, tiềm năng về XK chưa được khai thác tốt, chưa tác động tích cực vào
chuyển dịch cơ cấu và tốc độ tăng trưởng XK của thành phố.

19


- Cơ cấu lực lượng XK của Thành phố: khu vực kinh tế nhà nước
chiếm tỷ trọng lớn (giai đoạn 2001-2004 bình quân chiếm khoảng 65,7%),
nhưng có tốc độ tăng trưởng XK rất thấp (bình quân 8,5%/năm); khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng cao nhưng có tỷ trọng cao chỉ
hai năm gần đây; khu vực dân doanh có số lượng DN tăng trưởng nhanh,
nhưng KNXK vẫn chiếm tỷ trọng thấp vì có hạn chế về vốn, thông tin thị
trường, trình độ quản lý điều hành. Số lượng DN làm XK còn quá ít
(1.000/25.000 DN), trong đó chỉ 40 DN có KNXK trên 10 triệu USD.
(Nguồn :

báo cáo xuất nhập khẩu đến tháng 08- 2005 của sở thương mại

HàNội)

Những hạn chế nêu trên là do các nguyên nhân chủ yếu sau:
Về khách quan:

- Trật tự thương mại toàn cầu ngày một ổn định, cạnh tranh ngày càng
gay gắt gây khó khăn cho DN Việt Nam xâm nhập hệ thống phân phối quốc
tế nhằm mở rộng thị trường XK.
- Nguồn hàng hóa XK trong nước không ổn định, giá cả thường xuyên
biến động, chi phí đầu vào ngày càng tăng, không chủ động được nguồn
nguyên liệu cho sản xuất, thiếu lực lượng lao động có tay nghề, không mở
rộng qui mô sản xuất do quĩ đất hạn chế.
Về chủ quan :
- Chưa xây dựng được chương trình XTTM dài hạn, hiệu quả hoạt động
XTTM còn hạn chế. Công tác thông tin, đặc biệt là thông tin định hướng, dự
báo cho DN từ phía cơ quan quản lý nhà nước còn yếu và thiếu.
- Tính liên kết giữa Hà Nội với các địa phương trong các họat động
XTTM còn hạn chế, trình độ chuyên môn thấp, không xác định được nhiệm
vụ trọng tâm.
- Cơ chế, thủ tục, chính sách chưa đủ độ để tạo bước đột phá cho XK,
môi trường thu hút đầu tư nước ngoài còn chưa thực sự hấp dẫn; tình trạng
buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại, trốn thuế còn phổ biến.
- DN Hà Nội có quy mô nhỏ, hạn chế về năng lực tài chính và sức cạnh

20


tranh nên không có khả năng tổ chức các chương trình XTTM có quy mô.
Các DN có quy mô sản xuất lớn đã và đang có kế hoạch di dời ra khỏi trung
tâm thành phố theo chính sách về môi trường, giãn dân của thành phố.
- Chiến lược XK thể hiện nhiều bất cập trong cơ cấu hàng XK, lực
lượng tham gia XK, tổ chức thị trường XK, lựa chọn sản phẩm XK.
b) Hoạt động Nhập khẩu
Tổng KNNK trên địa bàn Hà Nội cả giai đoạn 2001 - 2005 đạt khoảng
36,635 tỷ USD, tăng bình quân 24%/năm. Tốc độ tăng trưởng NK gấp khoảng

1,6 lần tốc độ tăng trưởng XK cùng thời kỳ trên địa bàn. Tốc độ tăng trưởng
NK khu vực do địa phương Hà Nội quản lý trong giai đoạn 2001 - 2005 còn
cao hơn, tới 35%/năm, gấp 1,3 lần tốc độ tăng trưởng XK của địa phương Hà
Nội cùng kỳ. Tăng trưởng NK lớn nhất thuộc về khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài (bình quân tăng 39%/năm). Phần NK này chủ yếu thuộc về máy móc
thiết bị, nguyên vật liệu đưa vào theo các dự án đầu tư nước ngoài trên địa
bàn.
KNNK chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng NK của các thành
phần kinh tế ngoài nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Nhìn chung,
tỷ trọng NK theo nhóm ngành hàng trên địa bàn Hà Nội vẫn tiếp tục chuyển
biến theo hướng tích cực. NK máy móc, thiết bị, phụ tùng cho sản xuất tăng,
từ chỗ chiếm 20,6% trong tổng giá trị NK năm 2001 tăng lên 29,6% năm
2005. NK vật tư nguyên liệu có xu hướng giảm, từ 32,5% năm 2002 xuống
còn 24,8% năm 2004, ước còn 24,1% vào cuối năm 2005. NK hàng tiêu dùng
được duy trì ổn định ở tỷ lệ hợp lý.
1.2 - Hoạt động thương mại nội địa
Theo đánh giá của Sở Thương mại Hà Nội, nhìn chung, hàng hóa trên
thị trường nội địa dồi dào, phong phú, chất lượng và mẫu mã được cải tiến
hơn, lượng tiêu thụ trong nước tăng. Tính cả 5 năm, 2001-2005, tổng mức lưu
chuyển hàng hóa ước đạt 83.799 tỉ đồng/ năm, tăng 17,4%/năm, trong đó,
kinh tế nhà nước đạt bình quân 35.778 tỉ đồng/ năm (42,7%), kinh tế ngoài

21


nhà nước đạt bình quân 44.612 tỉ đồng/năm (53,2%), kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài đạt 3.398 tỉ đồng/năm (4,1%). Tổng mức lưu chuyển hàng hóa
bán lẻ ước đạt 32.440 tỉ đồng/ năm, tăng 16,7%/năm.
Năm 2005, tổng mức lưu chuyển hàng hóa trên thị trường dự kiến đạt
116.046 tỉ đồng, tăng 24% so với năm 2004 và tăng 12,2% so với kế hoạch.

Mạng lưới bán lẻ trải rộng ra nhiều địa điểm trong các quận, kích thích người
dân tiêu dùng.[ 7]
II. TÌNH HÌNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1 - Bộ máy Xúc tiến thương mại và Trung tâm Xúc tiến thương mại
thành phố Hà Nội.
Hiện nay trên địa bàn Hà Nội hoạt động XTTM được vận hành với sự
tham gia của các đơn vị sau:
Cấp Nhà nước:
+ Cục XTTM - Bộ Thương mại
+ Bộ phận XTTM của các Bộ, Ngành
+ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam
+ Các hiệp hội ngành nghề (Hiệp hội dệt may, da giày, thuỷ sản...)
+ Các Hiệp hội kinh doanh (Hiệp hội công thương, Hội DN trẻ, Hội
DN vừa và nhỏ. . .)
Cấp Thành phố:
+ Trung tâm XTTM - Sở Thương mại
+ Các phòng, ban XTTM của các Sở, ngành
+ Bộ phận XTTM của các Tổng công ty
+ Các Hiệp hội kinh doanh, hiệp hội ngành nghề cấp Thành phố
Các Doanh nghiệp:
+ Các DN hoạt động trong lĩnh vực XTTM (DN chuyên tổ chức Hội
chợ - Triển lãm, quảng cáo - khuyến mại, tư vấn. . .)
+ Các DN kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn Hà
Nội

22


Các đồng nghiệp nước ngoài:

+ Các tổ chức XTTM nước ngoài đóng trên địa bàn Hà Nội
+ Các Thương vụ, Tham tán Thương mại của các nước tại Việt Nam
Trong thời gian đầu, các đơn vị này đều hoạt động độc lập, chưa có cơ
chế, quy tắc chung. Một số đơn vị đã chủ động tìm kiếm quan hệ, phối hợp
với nhau để cùng triển khai các hoạt động. Tuy nhiên, sự phối hợp này còn rất
manh mún và nhỏ lẻ, thiếu liên kết chặt chẽ và hiệu quả.
Trung tâm XTTM Hà Nội trực thuộc Sở Thương mại được thành lập,
tháng 4/1999 và bổ sung chức năng theo quyết định 493/QĐ-UB ngày
17.1.2001 và 2847/QĐ-UB ngày 21.5.2001, có nhiệm vụ chỉ đạo tập trung
hoạt động XTTM Hà Nội, giữ vai trò đầu mối hoạt động XTTM trên địa bàn.
Đến nay, Trung tâm XTTM Hà Nội có nhiệm vụ:
a. Nghiên cứu các đặc điểm về thị trường, nhu cầu, giá cả, chất lượng
và tình hình kinh tế văn hóa, chính sách thương mại, tài chính tiền tệ trong và
ngoài nước để tư vấn, hướng dẫn, thông tin cho các DN.
b. Quảng cáo, giới thiệu khả năng cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, hàng
hóa, khả năng XNK giữa các DN trong nước với nước ngoài, tạo điều kiện
tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả SXKD.
c. Tổ chức HCTL trong và ngoài nước, tổ chức và khai thác phòng
trưng bầy sản phẩm kinh tế của Hà Nội.
d. Làm đầu mối tổ chức các đoàn đi nghiên cứu, khảo sát thị trường
trong và ngoài nước; mở văn phòng đại diện của các DN tại các nước;

2.2. Đánh giá hoạt động Xúc tiến thương mại của Thành phố Hà Nội
Hoạt động XTTM của Hà Nội trong thời gian qua chủ yếu gồm các
công việc sau:

* Thu thập, xử lý, cung cấp thông tin:
Việc cung cấp thông tin của trung tâm XTTM Hà Nội tuy có nhiều tiến
bộ nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần được quan tâm giải quyết:
- Thông tin mới chỉ đáp ứng được thông tin mang tính tổng hợp, thiếu


23


hệ thống, chất lượng thấp, nhiều thông tin có độ tin cậy chưa cao, trùng lặp,
chưa qua xử lý, ít thông tin mang tính chất dự báo.
- Cách thức thu thập, xử lý thông tin của cả các tổ chức và DN đều còn
nhiều thiếu sót, dẫn đến việc bỏ qua nhiều thông tin quan trọng.
- Phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các tổ chức XTTM còn yếu.
- Cán bộ, chuyên gia chưa chuyên sâu, đào tạo cán bộ làm công tác
thông tin nói chung còn chưa được chú ý đúng mức.
- Chi phí thu thập thông tin cao.
- Các chương trình phổ biến thông tin đến doanh nghiệp còn ít và
không hiệu quả.
- Vẫn tồn tại quan điểm cho rằng DN là nơi tiếp nhận thông tin chứ
không phải là nơi cung cấp thông tin. Chính từ quan điểm đó nên DN chỉ
quan tâm đòi hỏi thông tin trong khi các tài liệu xúc tiến của chính DN như
catalog, tờ rơi giới thiệu, bản chào giá, chào hàng nội dung còn chưa thực sự
đầy đủ và thiếu tính chuyên nghiệp.
Hiện tại Trung tâm XTTM đã xây dựng được 2 trang Website
“hanoitrade.com” và “hanoitrade.com.vn”. Chi phí để duy trì 2 Website này
khá lớn, cách thức thu thập và xử lý các thông tin còn nhiều thiếu sót, nhân
viên không có nghiệp vụ nên các thông tin cung cấp không đạt chất lượng.
Điều đặc biệt yếu là các Website của Trung tâm XTTM Hà Nội chỉ vận hành
bằng tiếng Việt, không có tiếng nước ngoài dẫn đến hạn chế trong việc giới
thiệu tiềm năng của các DN Việt Nam với các DN nước ngoài. [10]

* Tổ chức hội chợ - triển lãm - đoàn khảo sát:
Việc ban hành Nghị định 32/1999-NĐ/CP đã tạo điều kiện về mặt pháp
lý cho hoạt động của các DN trong lĩnh vực HCTL. Từ con số 20 DN chuyên

tổ chức HCTL năm 1999, đến năm 2004 con số này đã tăng lên 28 DN. Số
lượng các HCTL cũng tăng lên đáng kể. Trong các năm từ 1999-2002, số
lượng các cuộc HCTL trong nước tăng đột biến nhưng chất lượng chưa có sự
vượt trội. Năm 2004, Sở Thương mại Hà Nội đã duyệt kế hoạch HCTL cho

24


28 DN với tổng số 103 HCTL, trong đó chỉ có 65 HCTL được triển khai.
Chất lượng các HCTL kể từ năm 2003 đã có những dấu hiệu khởi sắc, góp
phần không nhỏ quảng cáo cho hàng hoá Việt Nam, phát triển thị trường nội
địa, đẩy mạnh XK.
Tuy nhiên vẫn tồn tại một thực tế là các HCTL trên địa bàn Hà Nội
mấy năm qua vẫn còn mang nặng tính chất “Chợ” và thiếu hẳn không khí
“Hội”. Nhiều DN tổ chức HCTL nhưng năng lực, tính chuyên nghiệp rất hạn
chế nên không có nhiều cơ hội nâng cao chất lượng cả về nội dung lẫn hình
thức các HCTL do mình tổ chức. Về phía các DN tham gia HCTL nhiều đơn
vị vẫn chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng khi tham gia do vậy chuẩn
bị không chu đáo thậm chí có đơn vị coi mục đích chính khi tham gia chỉ
nhằm tiêu thụ sản phẩm.
Việc tham gia HCTL ở nước ngoài trong 5 năm qua cũng được quan
tâm đáng kể. Phần lớn việc tham gia các HCTL nước ngoài của các DN đều
thông qua các tổ chức làm XTTM nên tính chất chuyên môn cao hơn. Bên
cạnh đó, nhiều DN lớn cũng đã chủ động tìm kiếm, liên hệ và tự tổ chức tham
gia các hội chợ quốc tế ở nước ngoài. Khi tổ chức cho các DN tham gia
HCTL ở nước ngoài, các tổ chức XTTM đã cố gắng kết hợp tổ chức các buổi
giao lưu, gặp gỡ trực tiếp cho DN hai phía. Thành phố hàng năm đều đầu tư
một lượng không nhỏ, năm sau cao hơn năm trước, ngân sách thành phố cho
các hoạt động XTTM, đặc biệt là hỗ trợ cho việc tham gia các HCTL của các
DN.

Việc tổ chức và tham gia HCTL còn có một số bất cập:
- Tổ chức tham gia HCTL cho các DN còn thiếu chuyên nghiệp và
chiều sâu. Chưa có sự đánh giá và nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường dẫn đến
việc chưa tư vấn được cho DN về cách thức tham gia cho hiệu quả.- Hoạt
động định hướng, tư vấn của các tổ chức XTTM còn rất mờ nhạt.
- Công tác nghiên cứu thị trường trước khi tham gia HCTL không tốt,
không nắm bắt được nhu cầu của thị trường nước sở tại, nắm không chắc chủ

25


×