Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

BIỆN PHÁP GIÁO dục 2019 ok

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.47 KB, 14 trang )

1
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRẺ
Tên biện pháp: “Sử dụng trang mạng xã hội để phối hợp với cha mẹ
trẻ nâng cao hiệu quả chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ MGB năm học
2019-2020”
I. Đặt vấn đề
Hiện nay, cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non đã và đang trở thành
mối quan tâm, chú trọng của Đảng, Nhà nước và tồn xã hội. Việc chăm sóc
giáo dục trẻ mầm non không chỉ là trách nhiệm của giáo viên mầm non, ngành
giáo dục mầm non mà là trách nhiệm chung của mỗi giáo viên, nhà trường, phụ
huynh, gia đình và tồn xã hội. Để giáo dục trẻ phát triển một cách toàn diện về
nhân cách và hài hịa các mặt: Đức, trí, thể, mĩ,.. thì cần có sự phối hợp của cả
gia đình, nhà trường và xã hội trong chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ. Cùng
với sự phát triển của Công nghệ thông tin và sự phát triển chung của toàn xã hội,
việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường, giáo viên và phụ huynh đã dần
chuyển tự thụ động, tính hình thức sang chủ động, linh hoạt, đa dạng với nhiều
cách thức khác nhau như trao đổi trực tiếp, qua sổ liên lạc, băng rôn, khẩu hiểu,
phát thanh tuyên truyền, qua điện thoại... Đi kèm với sự đa đạng về nội dung
trao đôi, phối hợp về mọi mặt: chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục, hoạt động, tình
hình trạng thái cảm xúc,.. của trẻ khi ở trường, ở nhà và ở trong các hoạt động
xã hội.
Lớp MGB có 28 trẻ, đa số trẻ là dân tộc thiểu số chiếm hơn 80%, cư trú
tại địa bàn xã Lai Châu. Qua nắm bắt thông tin từ phụ huynh thì có hơn 90% gia
đình trẻ có sử dụng mạng Internet, có điện thoại thơng minh, thường xun sử
dụng các trang mạng xã hội như Zalo, facebook, mesenger,... Để việc phối hợp
với cha mẹ học sinh với giáo viên được chủ động, thuận tiện, thường xuyên hơn
tôi mạnh dạn đề xuất giải pháp “Sử dụng trang mạng xã hội để phối hợp với
cha mẹ trẻ nâng cao hiệu quả chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ MGB năm
học 2019-2020”
II. Nội dung
1. Thực trạng của biện pháp “Sử dụng trang mạng xã hội để phối hợp


với cha mẹ trẻ nâng cao hiệu quả chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ MGB
năm học 2019-2020”
a.Thuận lợi
- Hiện nay mạng Internet đã rất phổ biến và độ phủ sóng rộng khắp cả
nước, nên việc sử dụng mạng đã trở nên quen thuộc, sử dụng rộng rãi.


2
- Giá cả để mua 1 chiếc điện thoại hoặc điện thoại thông minh cũng không
quá tốn kém, tùy theo điều kiện kinh tế các gia đình đều có thể có 1 chiếc điện thoại.
- Qua khảo sát tại lớp, kết quả:
+ 2 Giáo viên của lớp có điện thoại thơng minh, máy tính có kết nối
Internet, sử dụng thành thạo và thường xuyên sử dụng 1 số trang mạng xã hội
Zalo, facebook,..
+ 20/28 gia đình trẻ có điện thoại.
+ 17/28 phụ huynh có điện thoại thơng minh.
+19/28 phụ huynh thường xuyên sử dụng các trang mạng xã hội (Zalo,
facebook,...)
+ 20/28 phụ huynh có thể nhận tin nhắn về thơng tin liên quan đến trẻ qua
điện thoại (Smas, zalo, mesenger, hội nhóm trên facebook,..)
+ 22/28 phụ huynh có thể tương tác, trao đổi cùng giáo viên qua điện
thoại thông minh.
-23/28 phụ huynh ủng hộ, nhiệt tình việc phối hợp cùng cơ giáo trong
cơng tác chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ thơng qua các trang mạng xã hội.
b.Khó khăn
- Một số phụ huynh đi làm xa, con để ở nhà với ơng bà. Khi giáo viên có
trao đổi, thơng báo nội dung gì thì cần đợi bố mẹ trẻ gọi về nhắc ông bà nên
những việc cần làm ngay hoặc cần phối hợp tham gia của phụ huynh không
được kịp thời.
- Khả năng sử dụng điện thoại để trao đổi thơng tin của 1 số phụ huynh

cịn hạn chế nên đôi khi chỉ dừng lại ở việc tiếp nhận thông báo, tin nhắn của
giáo viên mà chưa biết phản hồi lại.
- Nhà 1 số trẻ ở nơi khó tiếp cận với sóng điện thoại thường xuyên nên
việc trao đổi đôi khi chưa thường xuyên, chưa kịp thời.
- Các hạn chế của các hình thức phối hợp giữa phụ huynh và giáo viên
trước đó:
+ Tổ chức họp phụ huynh: số lần tổ chức ít, cố định 3 lần/năm.
+ Gặp mặt trực tiếp khi đón trả trẻ: Khơng có nhiều thời gian riêng
cho từng phụ huynh; đôi khi là phụ huynh nhờ người đón hộ, giáo viên
khơng gặp được.


3
+ Gọi điện thoại: Tốn kém về phí cước điện thoại, cả giáo viên và phụ
huynh khơng có nhiều thời gian, không thường xuyên.
+ Băng rôn, phát thanh tuyên truyền: Nội dung nghe được không đầy
đủ, chủ yếu là nội dung tuyên truyền.
+ Viết sổ liên lạc: mất nhiều thời gian, thất lạc sổ.
2. Biện pháp “Sử dụng trang mạng xã hội để phối hợp với cha mẹ trẻ
nâng cao hiệu quả chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ MGB năm học 20192020”
a) Mục đích của biện pháp
- Sử dụng các trang mạng xã hội giúp giáo viên và phụ huynh chủ động
trong việc phối hợp chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ.
- Sử dụng trang mạng xã hội giúp giáo viên và phụ huynh thuận tiện hơn
trong việc trao đổi thơng tin, nắm bắt được tình hình của con được sát sao,
thường xuyên hơn.
- Biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc, ni dưỡng và giáo
dục trẻ nhằm đạt được các mục tiêu kế hoạch giáo dục đã đề ra.
b) Tính mới
-Việc sử dụng mạng xã hội tuy đã rất phổ biến trong xã hội nhưng chưa

được đưa vào sử dụng trong phối hợp với cha mẹ trẻ và giáo viên trong những
năm trước đây.
- Việc giáo viên nhắn các nội dung cần trao đổi thì nhanh, thuận tiện, đa
chiều. Với mỗi 1 nội dung cần chuyền đạt, đồng thời tất cả các phụ huynh đều
có thể đọc, nghe, nhìn, trao đổi ý kiến của mình được.
VD: Thơng báo về hướng dẫn cách phịng chống Covid19.
VD: Kết quả cân đo, khám sức khỏe trẻ lần I, ngày....
VD:Thông báo ngày.... trẻ sẽ được uống vitaminh và thuốc tẩy giun,..
- Đồng thời cũng có thể trao đổi riêng giữ phụ huynh và giáo viên khi
cần thiết.
- Phụ huynh có thể hồi đáp ln với giáo viên mà khơng cần gặp trực tiếp.
- Tiết kiệm thời gian, thông tin 2 chiều nhanh đáp ứng cả những vấn đề
khẩn cấp.


4
- Có thể tận dụng thời gian khi rảnh rỗi trong ngày để trao đổi, phản hồi:
Khi nghỉ giải lao, giờ nghỉ trưa, buổi tối để nhắn và trao đổi với phụ huynh,...
- Chi phí cho 1 năm học khi sử dụng mạng xã hội so với các hình thức
khác thì thấp hơn rất nhiều nhưng hiệu quả thì lớn.
- Phụ huynh sát sao hơn con. Mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh
gần gũi, thường xuyên, mật thiết hơn.
*Quy trình thực hiện biện pháp:
Bước 1: Thu thập thơng tin về phụ huynh sử dụng các
trang mạng xã hội
Ngay từ đầu năm học 2019-2020, tôi đã tiến hành lấy thông tin về phụ
huynh học sinh, nắm bắt các thông tin về tình hình sử dụng điện thoại, điện thoại
thơng minh, mạng Internet, Wifi, sử dụng các trang mạng xã hội bằng cách phát
phiếu để phụ huynh đọc và điền thơng tin, sau đó thu thập lại để tổng hợp.
PHIẾU XIN THÔNG TIN PHỤ HUYNH

Về việc phối hợp với giáo viên trong chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ
Lớp: MGB
Ngày: ..........................................
Họ tên trẻ:....................................
Người đánh giá:...........................
Phụ huynh đọc và khoanh tròn vào các ô đáp án, lựa chọn a, b, c, đ, e, g
mà mình đánh giá, nhận xét. Có thể ghi thêm lời nhận xét nếu có sang bên cạnh.
Câu hỏi 1: Phụ huynh có thường xuyên trao đổi với cơ giáo của con
về tình hình học tập của con khơng?
a. Khơng
b. Ít khi – thi thoảng (1 tháng/lần, 1 học kỳ/lần)
c. Thường xuyên (hằng ngày/ hằng tuần).
Câu hỏi 2: Phụ huynh thường trao đổi với cô giáo của con bằng hình
thức, phương tiện nào?
a.Gặp trực tiếp
b.Qua sổ liên lạc.
c. Nói chuyện, nhắn tin qua điện thoại. Trao đổi với cô giáo qua các trang
mạng xã hội : Zalo, facebook, mesenger.
Câu hỏi 3: Nội dung trao đổi giữa phụ huynh và giáo viên là gì?


5
a.Việc học của con.
b. Việc con ăn – ngủ - vệ sinh của con khi ở lớp, ở nhà.
c. Thái độ, cảm xúc, sức khỏe của con.
d.Mọi hoạt động của con khi ở lớp - ở nhà
e. Phối hợp, tạo điều kiện để phụ huynh cùng con tham gia các hoạt động.
g. Kết quả học tập, theo dõi sức khỏe của con.
Câu hỏi 4: Điện thoại là loại:
a. Điện thoại thơng thường chỉ có chức năng nghe – gọi – nhắn tin.

b. Điện thoại thơng minh có các chức năng nghe – gọi – nhắn tin – kết nối
mạng –chụp ảnh – quay video,..
Câu hỏi 5: Phụ huynh có sử dụng trang mạng xã hội: Zalo, facebook,
mesenger khơng?
a. Khơng
b. Có
Câu hỏi 6: Phụ huynh đã sử dụng thành thạo các trang mạng xã hội
Zalo, facebook, mesenger,...
a. Chưa thành thạo.
b. Rất thành thạo
Câu hỏi 7: Phụ huynh mong muốn điều gì từ giáo viên:
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
Câu hỏi 8: Phụ huynh có cùng chuẩn bị, tham gia các hoạt động cùng
con khi ở lớp khơng?
a. Khơng.
b. Có nhưng thi thoảng
c. Thường xun – rất tích cực.
Câu hỏi 9: Phụ huynh nhận xét về thái độ hứng thú
của con khi đến lớp?
a. Buồn chán – khóc – khơng thích đi học.
b. Bình thường.
c. Thích đi học, vui vẻ khi đến lớp.
Câu hỏi 10: Phụ huynh nhận xét về sự quan tâm, sát sao của cô giáo
dành cho con?
a.Thờ ơ, khơng quan tâm, khơng để ý.
b.Có quan tâm nhưng chưa sát sao.
c. Rất quan tâm, thường xuyên trao đổi về tình hình của con.



6
Câu hỏi 11: Phụ huynh có nhất trí phối hợp, trao đổi thông tin của
con với cô giáo thông qua việc gọi điện, nhắn tin trên các trang Zalo,
facebook không?
a.Không
b. Có
Câu hỏi 12: Phụ huynh mong muốn điều gì từ giáo viên:
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
Câu hỏi 13: Cho cô giáo xin địa chỉ Zalo, facebook, số điện thoại:
Zalo:..................................................................................................
Facebook:..........................................................................................
Số điện thoại:.....................................................................................
Xin cảm ơn phụ huynh rất nhiều!
Bước 2: Xin ý kiến phụ huynh đồng ý/ không đồng ý sử dụng trang
mạng xã hội để liên lạc, trao đổi thông tin.
Tiến hành, họp phụ huynh đầu năm để trao đổi những nội dung cơ bản về
Kế hoạch chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ. Xin thông tin của phụ huynh: Số
điện thoại, trang zalo, trang facebook,...
Khi được sự nhất trí của đa số phụ huynh thì giáo viên cơng khai số điện
thoại, trang zalo, facebook của giáo viên, của nhóm lớp để phụ huynh lưu số,
kết bạn,.. Sau đó giáo viên tạo nhóm zalo, facebook.
Bước 3: Xây dựng nội quy hoạt động nhóm, thống nhất nội dung
trao đổi trên zalo, facebook
Giáo viên xây dựng nội quy khi tham gia nhóm và đăng trên các trang
nhóm để phụ huynh cùng nắm bắt và thực hiện;
BẢNG NỘI QUY KHI THAM GIA TRANG MẠNG NHÓM PHỤ HUYNH
LỚP MẪU GIÁO BÉ NĂM HỌC 2019-2020
1.Đối với giáo viên
- Sử dụng ngôn ngữ tôn trọng phụ huynh, học sinh. Việc giao tiếp thể hiện

sự văn minh, lịch sự.
- Không tiết lộ, chia sẻ nội dung trên nhóm lên các trang mạng khác.


7
- Chỉ trao đổi lên nhóm nội dung liên quan đến việc tập, sinh hoạt, tình
hình sức khỏe, trạng thái cảm xúc, tahis độ, hành vi, biểu hiện của trẻ. Không
được chia sẻ nội dung không liên quan đến phụ huynh và học sinh.
- Tạo lập môi trường thông tin lành mạnh, đúng sự thật.
- Khơng nên lập nhóm để nói xấu, cơng kích lẫn nhau. Khơng đăng tải,
chia sẻ thơng tin có thể gây xúc phạm, làm mất uy tín, danh dự cá nhân của
người khác, tổ chức, tập thể hoặc làm ảnh hưởng đến quyền lợi và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Đối với phụ huynh
- Sử dụng ngôn ngữ tôn trọng giáo viên, không được xúc phạm nhân
phẩm của các thành viên trong nhóm
- Khơng chia sẻ tiết lộ nội dung trong nhóm ra ngồi
- Khơng được chia sẻ thơng tin sai sự thật.
- Không được thêm thành viên không phải là phụ huynh của lớp
- Tin nhắn phải đảm bảo ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu.
- Các nội dung đưa lên nhóm chỉ liên quan đến việc giáo dục và chăm sóc trẻ
- Nghiêm cấm quảng cáo và bn bán ở trên nhóm.
- Khơng phê phán, chỉ trích, xúc phạm, vu khống các thành viên trong nhóm.
- Khơng “vào hùa” theo đám đơng chia sẻ, nhận xét, phê bình trước một thơng
tin/sự kiện khi chưa hiểu rõ về vụ việc đó hoặc khơng có căn cứ để khẳng định thơng
tin/sự kiện đó là có thật; Khơng cổ xúy, tiếp tay cho các trào lưu lệch lạc, thiếu văn
hóa, gây phản cảm, bị xã hội lên án như “bóc phơt”, “tung clip nhạy cảm”.
Bước 4: Tiến hành sử dụng trang nhóm để liên lạc, trao đổi với phụ
huynh.
Khi xây dựng trang nhóm trên trang mạng xã hội xong. Giáo viên tiến

hành khai thác và sử dụng các trang nhóm để trao đổi, phối hợp cùng phụ huynh
trong chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ.
- Trang nhóm dùng để trao đổi các thơng tin, hình ảnh, video về tình hình
ăn, ngủ, học tập, sinh hoạt, vui chơi, hoạt động, trạng thái, cảm xúc, sức
khỏe,...của trẻ khi ở lớp, ở nhà


8
- Giáo viên sẽ chia sẻ những nội dung giáo dục: Video, tranh ảnh, thơ,
truyện, câu hỏi, những mong muốn, những điều nên và không nên dành cho trẻ.
VD1: Bố mẹ về nhà hãy cho bé được cùng nhặt rau nhé ạ. Hôm nay các
con ở lớp tập nhặt rau rất giỏi đấy ạ!
VD2: Các bé đang học về chủ đề gia đình, các bố mẹ hãy cho con kể nghe
chuyện “Tích chu”, “Sự tích bơng hoa cúc trắng”,... trước khi đi ngủ để các bé
hiểu và yêu ông bà, bố mẹ mình hơn nhé ạ!
VD 3: Hơm nay, các con đọc bài thơ “Lấy tăm cho bà”, bố mẹ về nhà hãy
giúp con đọc bài thơ để tặng bà nhé ạ. Bài thơ như này ạ:

Thơ : Miệng xinh
Các cháu chơi với bạn
Cãi nhau là hết vui
Miệng các cháu xinh thế
Chỉ nói điều hay thơi

- Giáo viên chia sẻ những kinh nghiệm, những kiến thức về dinh dưỡng
khoa học hợp lý, phòng chống bệnh, xử lý khi xảy ra vấn đề với trẻ cho phụ
huynh cùng biết và cùng trao đổi..
VD: Hơm nay, ở lớp có cháu A bị nở loét ở miệng/ đau mắt, các phụ
huynh về nhà theo dõi con giúp cơ giáo nếu trẻ có biểu hiện gì thì báo cho cơ
giáo biết. Phụ huynh cháu A theo dõi con và cho con đến trạm y tế để thăm

khám nhé ạ. Nếu ngày mai cháu không đỡ thì cho con ở nhà để tiếp tục điều trị
tránh để lây sang các bạn khác, mong phụ huynh thông cảm. Xin cảm ơn phụ
huynh rất nhiều!
- Giáo viên chia sẻ, thông báo tới phụ huynh về kết quả của con khi ở
trường: Kết quả cân đo; khám sức khỏe; sản phẩm của trẻ sau giờ học, vui
chơi; 1 số nhận xét ngắn gọn về trẻ sau 1 ngày, 1 tuần, 1 hoạt động, gửi cho
phụ huynh xem 1 đoạn video quay cảnh con học tập vui chơi khi ở lớp, video
hoạt động con được tham gia biểu diễn,... để phụ huynh biết.
VD1: Kết quả cân đo đầu năm ngày 15/9/2019. 25/28 cháu đạt cân nặng
và chiều cao phát triển bình thường. Có cháu Ngọc Mai, Giàng Long, Lị Uy
là chiều cao là thấp bị suy dinh dưỡng chiều cao độ 1. Gia đình về nhà cho
cháu ăn bổ sung thêm các món ăn có nhiều canxi, cho con tắm nắng buổi sáng


9
- Giáo viên nhắc nhở, thông báo, gửi lời mời,.. tới phụ huynh những nội
dung liên quan đến trẻ.
- Phụ huynh nắm bắt nhanh, kịp thời các thông tin của con em mình khi
ở lớp.
- Phụ huynh trao đổi với giáo viên về những vấn đề của con để giáo viên
biết và có hướng xử lý kịp thời.
- Phụ huynh biết được kế hoạch, nội dung giáo dục con ở lớp để khi về
nhà có thể cùng con ơn luyện, thực hành. Chủ động sắp xếp thời gian, lịch làm
việc để tham gia 1 số hoạt động của con khi ở trường lớp.
- Thơng qua trang nhóm giáo viên có thể kêu gọi sự ủng hộ, tương thân
tương ái của các phụ huynh dành cho các bé có hồn cảnh khó khăn, tạo được sự
gắn kết giữ, đồng cảm giữu các phụ huynh.
Bước 5: Xin ý kiến nhận xét, đánh giá của phụ huynh để điều chỉnh và
rút kinh nghiệm.
Sau một thời gian áp dụng biện pháp, tôi đã tiến hành lấy thơng tin về sự

hài lịng, ý kiến đóng góp, đánh giá thêm của phụ huynh để có những điều chỉnh,
thay đổi cho phù hợp hơn, hiệu quả hơn bằng cách phát phiếu xin ý kiến
Câu 1: Trong thời gian từ đầu năm học đến nay, phụ huynh có sử dụng
các trang mạng Zalo, facebook để trao đổi thông tin về con với cơ giáo khơng?
a.Có
b. Khơng
Câu 2: Theo phụ huynh khi trao đổi thông tin với giáo viên chủ nhiệm của
con qua các trang mạng Zalo, facebook có thuận tiện khơng?
a. Có
b. Khơng
Câu 3: Thời gian để phụ huynh trao đổi thông tin với giáo viên/tuần qua
trang mạng Zalo, facebook?
a. Dưới 10 phút
b. Dưới 30 phút
c. Ý kiến khác:...................................................
Câu 4: Thời gian để phụ huynh biết được 1 nội dung thông tin của con từ
cô giáo khi không sử dụng trang mạng Zalo, facebook?
a.1 buổi


10
b. 1 ngày
c. 2 ngày
d. d. Ý kiến khác:...................................................
Câu 5: Phụ huynh có hay đọc tin nhắn do cơ giáo nhắn trên trang
trang mạng Zalo, facebook khơng?
a. Có
b. Khơng
Câu 6: Phụ huynh tham gia đóng góp ý kiến cho giáo viên qua trang
trang mạng Zalo, facebook khơng?

a. Có
b. Khơng
Câu 7: Phụ huynh có hay nhận được lời mời của cơ giáo đến tham gia các
hoạt động cùng con ở lớp khơng?
a. Có
b. Khơng
Câu 8: Phụ huynh có hay cùng tham gia các hoạt động cùng trẻ khi ở
trường lớp không?
a. Có
b. Khơng
c) Ưu, nhược, điểm của biện pháp:
*Ưu điểm:
- Chi phí cho 1 năm học khi sử dụng mạng xã hội không quá lớn, trong
điều kiện của phụ huynh.
- Phụ huynh quan tâm chú ý đến các hoạt động chăm sóc giáo dục con
hơn trước đây. Mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh gần gũi, thường xuyên,
mật thiết hơn.
- Việc sử dụng trang mạng xã hội đã quen thuộc với mọi người.
- Thao tác trên các ứng dụng trang mạng thì đơn giản, dễ thực hiện.
- Tiết kiệm được nhiều thời gian cho giáo viên và phụ huynh nhưng số
lượng thơng tin trao đổi thì rất nhiều, chi tiết.


11
- Tạo được thiện cảm cho phụ huynh. Khuyến khích phụ huynh tham gia
các hoạt động cùng con.
*Nhược điểm:
- Cả giáo viên và phụ huynh đều phải trang bị thiết bị: Điện thoại/ máy
tính, có kết nối mạng Internet.
- Cả giáo viên và phụ huynh biết sử dụng trang mạng xã hội.

3. Kết quả đạt được
Việc thường xuyên trao đổi thông tin của trẻ với phụ huynh sẽ tạo được sự
gắn kết chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp, mật
thiết hơn. Đồng thời giúp phụ huynh cảm thấy yên tâm, tin tưởng đối với giáo
viên. Phụ huynh sát sao hơn trong việc giáo dục trẻ. Việc chia sẻ các nội dung
giáo dục cho phụ huynh cùng biết giúp giảm áp lực cho cả cô giáo và trẻ. Trẻ
được học mọi lúc mọi nơi. Giúp gia đình, giáo viên xây dựng được mơi trường
giáo dục ở trường lớp giống như ở nhà và ở nhà giống như ở lớp.
Kết quả cụ thể:
Chất lượng, hiệu quả
giáo dục

Đầu năm tháng
9/2020

Tháng 11/2020

Hiệu quả

Bé chăm

26/28=75%

27/28=98%

Tăng 23%

Bé ngoan

26/28=75%


27/28= 99%

Tăng 24%

Bé sạch

29/28 = 85%

28/28= 100%

Tăng 15%

Bé khỏe

26/28=75%

27/28 =91%

Tăng 16%

Phát triển thể chất

18/28=53%

25/28 =91%

Tăng 38%

Phát triển ngôn ngữ


18/28=53%

25/28 =91%

Tăng 38%

Phát triển nhận thức

18/28=53%

27/28 =91%

Tăng 38%

Phát triển thẩm mĩ

21/28=62%

26/28 =91%

Tăng 29%

Phát triển TCKNXH

21/28=62%

26/28 =91%

Tăng 29%



12

Tỷ lệ trẻ hứng thú khi
tham gia các hoạt động

8/28 = 23,5%

25/28 = 97%

Tăng 73,5%

Bảng 1: So sánh về chất lượng, hiệu quả giáo dục sau sử dụng mạng xã hội

Hiệu quả về sự phối hợp đối với phụ huynh cũng được cải thiện và đạt
kết quả cao hơn:
Khi sử dụng các hình
Sự phối hợp của phụ huynh thức phối hợp trước
đó
Thời gian để phụ huynh trao
đổi thơng tin với giáo
viên/tuần

Sau khi sử dụng
mạng xã hội phối
hợp với phụ huynh

10 phút/ phụ huynh


5 phút/ phụ huynh

2 ngày

2 giờ

18/28=53%

28/28=100%

21/28=62%

33/28 = 96%

18/28=53%

28/28 = 100%

Thời gian để phụ huynh biết
được 1 nội dung thơng tin.
Số lượng phụ huynh tham gia
đóng góp ý kiến cho giáo viên
Tỷ lệ phụ huynh cùng tham
gia các hoạt động cùng trẻ khi
ở trường lớp
Tỷ lệ sự hài lòng, yên tâm, tin
tưởng của phụ huynh dành
cho giáo viên

Bảng 2: So sánh về tần xuất và tỷ lệ phụ huynh tham gia phối hợp với giáo viên


Kết quả phụ huynh sử dụng trang mạng xã hội

Số lượng – tỷ lệ

Số lượng phụ huynh sử dụng mạng xã hội

32/28= 94%

Số lượng phụ huynh nhận được tin trao đổi qua
mạng xã hội

32/28= 94%

Số lượng phản hồi lại tin, tham gia ý kiến

29/28 = 85%

Nhờ sử dụng các trang mạng zalo, facebook kết nối giữa các phụ huynh
với nhau, giáo viên đã kêu gọi được sự ủng hộ đóng góp, tương thân tương ái,
giúp đỡ các cháu có hồn cảnh khó khăn. Tạo được sự liên kết thân ái, đồng cảm
giữa các bé và phụ huynh với nhau.


13
Biện pháp thực hiện tuy đơn giản nhưng rất thiết thực và dễ thực hiện.
Biện pháp đã góp phần vào việc nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục, xây
dựng trường học thân thiện, lành mạnh.
III. Kết luận
Sử dụng trang mạng xã hội để phối hợp với phụ huynh trong cơng tác

chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ đã mang lại hiệu quả cao hơn trong nâng
cao chất lượng chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ. Đồng thời, phù hợp với thực
tiễn nhà trường, gia đình và xã hội. Đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học và
giáo dục, chủ nhiệm của giáo viên. Tăng cường và nâng cao hiệu quả ứng dụng
công nghệ thông tin trong các hoạt động chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ.
Biện pháp rất thiết thực bởi tính khả thi và hiểu quả của nó mang lại vượt trội
hơn các hình thức, phương pháp phối hợp khác trước đó. Biện pháp “Sử dụng
trang mạng xã hộ để phối hợp với cha mẹ trẻ để nâng cao hiệu quả chăm sóc,
ni dưỡng và giáo dục trẻ MGB” có thể sử dụng rộng rãi ở nhiều lớp, nhiều
trường, nhiều vùng, miền có điều kiện về mạng Internet, Wifi và phụ huynh sử
dụng điện thoại thông minh, mạng xã hội.
VI. Đề xuất, kiến nghị
Biện pháp đã mang lại hiệu quả thiết thực và phù hợp với thực tiễn nên
mở rộng và thực hiện ở nhiều lớp, nhiều trường có điều kiện được phủ sóng
Internet để công tác phối hợp với cha mẹ nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục
được tốt hơn.
- Đối với nhà trường: Đầu tư bổ sung các thiết bị phủ sóng Internet, Wifi
để giáo viên thuận tiện sử dụng. Tạo điều kiện cho lớp được sử dụng hình thức
trao đổi này trong các năm học tiếp theo và có thể sử dụng ở các lớp học khác có
điều kiện tương đồng.
- Đối với giáo viên nên tích cực ứng dụng sử dụng công nghệ thông tin
một cách hiệu quả, thường xuyên.
- Đối với phụ huynh: Đầu tư điện thoại và kết nối Internet, Wifi để sử
dụng. Cần chủ động quan tâm, phối hợp với giáo viên và nhà trường bằng nhiều
hình thức khác nhau để con em được học tập, vui chơi, sinh hoạt, tham gia các
hoạt động bổ ích cùng con để hiểu rõ hơn về nội dung giáo dục con em đúng độ
tuổi, hiểu được công việc của giáo viên từ đó thơng cảm, chia sẻ và giáo viên
cùng thực hiện nhiệm vụ. Phụ huynh có cái hình tích cực dành cho giáo viên và
nhà trường.



14
Trên đây là giải pháp cá nhân tôi đề xuất và thực hiện trong năm học
2019-2020 tại lớp MGB, trường Mầm non Tân Uyên Lai Châu. Rất mong nhận
được ý kiến đóng góp từ BGH, tập thể cán bộ giáo viên trong và ngoài trường để
biện pháp phát huy hiệu quả và có thể triển khai ở nhiều lớp, nhiều đơn vị khác
có điều kiện tương đồng. Tơi xin chân thành cảm ơn!
Lai Châu, ngày 01 tháng 03 năm 2019
Ý KIẾN XÁC NHẬN CỦA BGH

NGƯỜI VIẾT GIẢI PHÁP

Hiệu trưởng

Tống Thị Tuyết

Gi Thị Giang



×