Tải bản đầy đủ (.pdf) (190 trang)

(Luận văn thạc sĩ) kênh truyền hình đài tiếng nói việt nam (VOVTV) và công chúng hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 190 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRẦN THỊ TUYẾT

KÊNH TRUYỀN HÌNH ĐÀI TIẾNG NĨI
VIỆT NAM (VOVTV) VÀ CƠNG CHƯNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRẦN THỊ TUYẾT

KÊNH TRUYỀN HÌNH ĐÀI TIẾNG NĨI
VIỆT NAM (VOVTV) VÀ CƠNG CHƯNG HÀ NỘI
(Khảo sát từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 10 năm 2016)

Mã số
: 60.32.01.01
Chuyên ngành: Báo chí học

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS,TS. MAI QUỲNH NAM



Hà Nội – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới
sự hướng dẫn của PGS,TS Mai Quỳnh Nam và chưa từng được cơng bố trong bất
kỳ cơng trình nào khác.
.
Hà Nội, ngày 05 tháng 3 năm 2017
Tác giả luận văn

Trần Thị Tuyết


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS,TS. Mai Quỳnh Nam,
người đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn này.
Xin ghi nhận nơi tơi lịng biết ơn đối với sự hỗ trợ của Ban giám hiệu và giảng
viên Khoa Báo chí Truyền thơng, Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình II
TPHCM thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam; Ban Lãnh đạo và nhân viên Kênh Truyền
hình Đài Tiếng nói Việt Nam (VOVTV) đã giúp tơi trong q trình học tập, kiến tập
thực tế để thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn nhóm sinh viên K58 Khoa Báo chí Truyền thơng, Đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội; bạn Phan Lạc Trung và Lê Tuấn
Dung học viên K18 Cao học Báo chí; đồng môn Đinh Thị Hiếu giáo viên Trường
THPT Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức; UBND phường Hàng Bồ quận Hoàn Kiếm,
UBND phường Hà Cầu và UNND xã Hợp Tiến, huyện Mỹ Đức... đã giúp tơi rất
nhiều trong q trình khảo sát thực nghiệm phục vụ nghiên cứu luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã chia sẻ khó khăn,

động viên và tạo điều kiện giúp tơi hoàn thành luận văn.

TPHCM, ngày 05 tháng 3 năm 2017
Tác giả luận văn

Trần Thị Tuyết


DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
Bảng 2.1: Giới tính của mẫu điều tra
Bảng 2.2: Nhóm tuổi của mẫu điều tra
Bảng 2.3: Trình độ của mẫu điều tra
Bảng 2.4: Nghề nghiệp của mẫu điều tra
Bảng 2.5: Địa bàn cƣ trú của mẫu điều tra
Bảng 2.6: Thu nhập hàng tháng của mẫu điều tra
Bảng 2.7: Số lƣợng tivi của mẫu điều tra
Bảng 2.8: Tần suất đọc báo, xem tivi, nghe đài, lƣớt web của mẫu điều tra
Bảng 2.9: Mức độ thu hút cơng chúng của một số kênh truyền hình và VOVTV
Bảng 2.10: Thời điểm xem Kênh VOVTV của công chúng Hà Nội
Bảng 2.11: Thời lƣợng xem Kênh VOVTV của công chúng Hà Nội
Bảng 2.12: Mục đích chính xem Kênh VOVTV của công chúng Hà Nội
Bảng 2.13: Hệ thống truyền dẫn xem Kênh VOVTV của công chúng Hà Nội
Bảng 2.14: Địa điểm xem Kênh VOVTV của công chúng Hà Nội
Bảng 2.15: Các chƣơng trình Kênh VOVTV cơng chúng Hà Nội thƣờng xem
Bảng 2.16: Tần suất gặp thông tin liên quan trên Kênh VOVTV của công chúng Hà Nội
Bảng 2.17: Tần suất sử dụng thông tin Kênh VOVTV của công chúng Hà Nội
Bảng 2.18: Mức độ hài lịng của cơng chúng Hà Nội đối với Kênh VOVTV
Bảng 2.19: Mức độ trao đổi thông tin từ Kênh VOVTV của công chúng Hà Nội
Bảng 2.20: Nội dung thông tin Kênh VOVTV công chúng Hà Nội thƣờng trao đổi
Bảng 2.21: Đối tƣợng công chúng Hà Nội thƣờng trao đổi thông tin từ Kênh

VOVTV
Bảng 2.22: Mức độ tƣơng tác giữa Kênh VOVTV và công chúng Hà Nội
Bảng 3.1: Đánh giá của công chúng Hà Nội về các chƣơng trình Kênh VOVTV
Bảng 3.2: Đóng góp của cơng chúng Hà Nội nhằm phát triển Kênh VOVTV.


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN
Biểu đồ 2.1: Tần suất đọc báo, nghe đài, xem truyền hình của công chúng Hà Nội
Biểu đồ 2.2: Thời điểm xem Kênh VOVTV của cơng chúng Hà Nội
Biểu đồ 2.3: Mục đích chính khi xem Kênh VOVTV của cơng chúng Hà Nội
Biểu đồ 2.4: Một số chƣơng trình Kênh VOVTV cơng chúng Hà Nội thƣờng xem
Biểu đồ 2.5. Tần suất gặp thông tin liên quan trên Kênh VOVTV của công chúng
Hà Nội
Biểu đồ 2.6: Tần suất sử dụng thông tin Kênh VOVTV của công chúng Hà Nội
Biểu đồ 2.7: Mức độ hài lịng của cơng chúng Hà Nội với chƣơng trình Kênh
VOVTV
Biểu đồ 2.8: Tần suất trao đổi thông tin từ Kênh VOVTV của công chúng Hà Nội
Biểu đồ 2.9: Mức độ tƣơng tác giữa Kênh VOVTV và công chúng Hà Nội
Biểu đồ 3.1: Đánh giá của công chúng Hà Nội về các chƣơng trình Kênh VOVTV
Biểu đồ 3.2: Đóng góp của công chúng Hà Nội để xây dựng Kênh VOVTV.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Bộ Thông tin & Truyền thơng

Bộ TTTT

Đài Tiếng nói Việt Nam


Đài TNVN, VOV

Hà Nội

HN

Kênh truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam

VOVTV

Truyền thơng đại chúng

TTĐC

Phƣơng tiện truyền thông đại chúng

PTTTĐC


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ XÃ HỘI HỌC TRUYỀN THƠNG ĐẠI CHƯNG,
CƠNG CHƯNG HÀ NỘI VÀ KÊNH TRUYỀN HÌNH VOVTV......................... 15
1.1. Lý luận về xã hội học truyền thơng đại chúng, cơng chúng báo chí, báo
chí truyền hình ................................................................................................. 15
1.1.1. Khái niệm thơng tin, truyền thông, truyền thông đại chúng ................ 16
1.1.2. Công chúng báo chí và cơng chúng truyền hình ................................. 20
1.1.3. Vai trị của việc nghiên cứu cơng chúng báo chí .................................. 22
1.2. Mơi trƣờng báo chí Hà Nội và cơng chúng Hà Nội ................................. 27

1.2.1. Điều kiện tự nhiên - xã hội Hà Nội ....................................................... 27
1.2.2. Mơi trường báo chí và cơng chúng Hà Nội .......................................... 29
1.3. Kênh truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam (VOVTV) ........................... 34
1.3.1. Q trình phát triển của Kênh VOVTV................................................. 34
1.3.2. Các chương trình nổi bật trên Kênh VOVTV ........................................ 35
1.3.3. Đặc điểm của Kênh VOVTV.................................................................. 36
Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 41
Chƣơng 2: CƠNG CHƯNG HÀ NỘI VÀ HOẠT ĐỘNG TIẾP NHẬN
THƠNG TIN TRÊN KÊNH TRUYỀN HÌNH ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT
NAM (VOVTV) ............................................................................................. 43
2.1. Đặc điểm mẫu điều tra ............................................................................. 43
2.2. Công chúng Hà Nội với việc xem các chƣơng trình của Kênh truyền hình
Đài Tiếng nói Việt Nam (VOVTV) ................................................................ 46
2.2.1. Tần suất xem Kênh VOVTV .................................................................. 46
2.2.2. Thời lượng và thời điểm xem Kênh VOVTV ......................................... 51
2.3. Công chúng Hà Nội với việc tiếp nhận thông tin trên Kênh truyền hình
Đài Tiếng nói Việt Nam (VOVTV) ................................................................ 55
2.3.1. Mục đích xem Kênh VOVTV của cơng chúng Hà Nội .......................... 55


2.3.3. Tác động của những chương trình trên Kênh VOVTV đến công chúng
Hà Nội và việc sử dụng thông tin nhận được.................................................. 62
2.3.4. Việc trao đổi thông tin trên Kênh VOVTV của công chúng Hà Nội ..... 66
2.3.5. Những nhân tố tác động tới nhu cầu tiếp nhận và sử dụng thông tin trên
Kênh VOVTV của công chúng Hà Nội ............................................................ 74
Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 78
Chƣơng 3: NHẬN ĐỊNH CỦA CƠNG CHƯNG HÀ NỘI VỀ CÁC
CHƢƠNG TRÌNH CỦA KÊNH TRUYỀN HÌNH ĐÀI TIẾNG NĨI
VIỆT NAM (VOVTV) VÀ GIẢI PHÁP THU HƯT CƠNG CHƯNG CỦA
KÊNH VOVTV.............................................................................................. 79

3.1. Nhận định của cơng chúng Hà Nội về các chƣơng trình Kênh VOVTV 79
3.1.1. Nhận định của công chúng Hà Nội về nội dung Kênh VOVTV ............ 79
3.1.2. Nhận định của công chúng Hà Nội về mặt hình thức thể hiện các
chương trình và mức độ tương tác với Kênh VOVTV ..................................... 82
3.2. Mong đợi của công chúng Hà Nội đối với Kênh VOVTV ...................... 83
3.2.1. Nội dung các chương trình gần gũi, thiết thực, phản ánh kịp thời những
vấn đề người dân quan tâm ............................................................................. 84
3.2.2. Hình thức thể hiện các chương trình sinh động, thu hút hơn ............... 86
3.2.3. Chương trình giải trí, phim truyện phong phú và hấp dẫn hơn ........... 87
3.2.4. Thơng tin đa chiều, mang tính phản biện cao....................................... 89
3.2.5. Đảm bảo chất lượng kỹ thuật truyền dẫn, phát sóng ............................ 90
3.3. Giải pháp thu hút cơng chúng Hà Nội đến với Kênh VOVTV................ 92
3.3.1. Giải pháp về nâng cao chất lượng nội dung và hình thức chương trình...........92
3.3.2. Giải pháp tăng cường hoạt động nghiên cứu công chúng.................... 96
Tiểu kết chƣơng 3.......................................................................................... 100
KẾT LUẬN .................................................................................................. 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 106


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công chúng bây giờ không chỉ là đối tƣợng phản ánh, đối tƣợng phục vụ mà
còn là khách hàng hƣớng tới, là động lực phát triển, nhân tố quyết định vai trò, vị
thế xã hội của kênh, đài truyền hình. Đơn vị nào thu hút đƣợc sự chú ý và đáp ứng
đƣợc nhu cầu thông tin của công chúng sẽ thắng thế. Việc các kênh truyền hình
nhận diện đƣợc đối tƣợng cơng chúng của mình là ai, họ có đặc điểm, nhu cầu
thơng tin, cách thức theo dõi, tiếp nhận, phản hồi thế nào là hết sức cần thiết và
quan trọng. Điều này sẽ quyết định mục tiêu, cách thức sản xuất và phân phối nội
dung cũng nhƣ khả năng thu hút khán giả vào sân chơi truyền hình của mỗi kênh,
đài. Kênh VOVTV phát triển trong bối cảnh vừa hoàn thành nhiệm vụ thơng tin,

chính trị vừa phát huy khả năng làm kinh tế báo chí và chịu sức ép cạnh tranh với
Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội, các đài
phát thanh truyền hình phụ cận nhƣ Hải Phòng, Bắc Giang, Hƣng Yên; các kênh
truyền hình cáp trong nƣớc và nƣớc ngồi. Việc khảo sát tần suất, thời điểm, thời
lƣợng tiếp nhận thông tin, các chƣơng trình thƣờng theo dõi và mong muốn của
cơng chúng Hà Nội có ý nghĩa quan trọng đối với kênh truyền hình thuộc đài phát
thanh quốc gia, đóng tại địa bàn thủ đơ.
Với tiêu chí: “Lấy thính giả, khán giả, độc giả làm trung tâm” và “Điều quan
trọng và cơ bản nhất là phải luôn luôn đặt công chúng ở ƣu tiên số 1 cho dù phát
triển trên bất kỳ nền tảng hay phƣơng thức nào” [76] nhƣ khẳng định của Phó Tổng
Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) Vũ Hải, Kênh truyền hình Đài Tiếng nói
Việt Nam (VOVTV) nói riêng và các đơn vị báo in, báo phát thanh, báo điện tử của
Đài hƣớng đến việc sản xuất, phát sóng những gì cơng chúng cần chứ khơng sản
xuất và phát sóng những gì Đài có. Tổng Giám đốc Đài VOV Nguyễn Thế Kỷ cũng
khẳng định “Truyền thông hiện đại: nội dung là trái tim” [73] và luôn luôn coi nội
dung hấp dẫn, bổ ích là những tài sản đắt giá, quý hiếm và làm nên thƣơng hiệu
VOV. Quyết tâm này có thành hiện thực hay khơng phụ thuộc nhiều yếu tố nhƣ:
nguồn nhân lực, trang thiết bị; năng lực sản xuất chƣơng trình; khả năng truyền dẫn, phát

1


sóng; hiệu quả, phạm vi tác động của chƣơng trình đối với công chúng và khả năng làm
kinh tế báo chí của đơn vị. Cơng chúng - ngƣời tiếp nhận thơng tin có vai trị quan trọng.
Vấn đề nghiên cứu thính giả đã đƣợc Đài TNVN thực hiện qua 16 lần điều tra ở
các hệ phát thanh kể từ năm 1997 đến 2009 với sự hỗ trợ kinh phí của một số đơn
vị. Hoạt động đƣợc gần 10 năm và có độ phủ sóng cả nƣớc, Kênh VOVTV chƣa có
cuộc nghiên cứu công chúng nào. Công nghệ thông tin phát triển, báo chí truyền
hình đứng trƣớc thời cơ và thách thức mới đòi hỏi đội ngũ làm báo Kênh VOVTV
cần đầu tƣ nghiên cứu mối liên hệ giữa công chúng và nhà sản xuất chƣơng trình.

Với trách nhiệm của một thành viên có gần 10 năm gắn bó với cơng việc đào
tạo của Đài TNVN, ngƣời viết chọn “Kênh truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam
(VOVTV) và cơng chúng Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ Báo chí học. Từ năm
2008 đến nay, chiến lƣợc phát triển, kế hoạch sản xuất chƣơng trình của Kênh
VOVTV phần nhiều xuất phát từ ý chí, mong đợi của Ban lãnh đạo Đài và lãnh đạo
Kênh. Việc thăm dò ý kiến khán giả nhằm ghi nhận mức độ, tần suất xem chƣơng
trình của cơng chúng Hà Nội để có những điều chỉnh hợp lý cho Kênh chƣa đƣợc
thực hiện một cách bài bản. Những đánh giá và mong muốn của công chúng lần
trong lần khảo sát này là căn cứ để tác giả có những khuyến nghị với Ban lãnh đạo
Kênh có phƣơng thức sản xuất chƣơng trình đáp ứng trúng mong đợi của công
chúng, gia tăng hiệu quả truyền thông; củng cố vị thế và uy tín trong bối cảnh cạnh
tranh thị phần công chúng truyền thông hiện nay. Kết quả đề tài có thể làm tài liệu
tham khảo cho cơng tác đào tạo báo chí truyền thơng. Trên cơ sở đánh giá bƣớc đầu
của công chúng Hà Nội, ngƣời nghiên cứu sẽ tiến hành thăm dị ý kiến của cơng
chúng các tỉnh, thành khác trong cả nƣớc ở quy mô đề tài lớn hơn.
2. Vài nét về lịch sử nghiên cứu truyền thơng đại chúng
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
Nghiên cứu truyền thơng đại chúng (TTĐC), nghiên cứu về thái độ, hành vi và
mong muốn của công chúng đối với các ấn phẩm TTĐC là vấn đề đã đƣợc nhiều
nhà nghiên cứu TTĐC và xã hội học quan tâm. Trên thế giới, những cơng trình
nghiên cứu về TTĐC đƣợc bắt đầu từ thế kỷ XX, đặc biệt từ năm 1933, khi Hitler

2


lên nắm chính quyền ở Đức, tạo ra một chiến dịch tuyên truyền trên các phƣơng tiện
truyền thông đại chúng (PTTTĐC). Các nhà nghiên cứu TTĐC thƣờng chia bốn giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất, bắt đầu từ khoảng đầu thế kỉ XX cho tới cuối thập niên 30
của thế kỉ này. Nhà xã hội học Marx Weber đƣợc coi là ngƣời mở đầu cho việc
nghiên cứu tác động của các PTTTĐC đối với công chúng. Năm 1910, Marx Weber

đã luận chứng về mặt phƣơng pháp luận cho sự cần thiết của mơn Xã hội học báo
chí và vạch ra phạm vi các vấn đề nghiên cứu là: hƣớng vào các tập đồn, các tầng
lớp xã hội khác nhau; phân tích yêu cầu của xã hội đối với nhà báo; coi trọng
phƣơng pháp phân tích báo chí, phân tích hiệu quả của báo chí đối với việc xây
dựng con ngƣời. Marx Weber cũng nhấn mạnh TTĐC là một quá trình xã hội và có
sự tƣơng tác giữa các nhân tố tham gia trong q trình đó. Các nhà nghiên cứu sai
đó đã chỉ ra rằng TTĐC biến các cá nhân thành những “khối đại chúng”, “tàn phá
văn hóa và trở thành nhƣ một thứ ma túy làm cho mọi ngƣời chỉ biết làm theo ngƣời
khác và khơng cịn óc phê phán” [63, tr.11]. Những thông điệp của các phƣơng tiện
truyền thông đƣợc “chích” vào cơ thể con ngƣời và phát huy hiệu quả dễ dàng nhƣ
sau khi chích thuốc bằng một mũi kim tiêm.
Giai đoạn thứ hai từ những năm 40 đến đầu những năm 60 của thế kỉ XX, giới
nghiên cứu nhận định: PTTTĐC chỉ là những yếu tố nằm bên trong một tổng thể xã
hội rộng lớn, chứ không phải những yếu tố nằm bên ngồi và mang tính chất quyết
định đối với tổng thể này. Các tác giả chú ý nhiều hơn đến bối cảnh xã hội diễn ra
hoạt động truyền thơng, xem xét q trình TTĐC trong mối quan hệ với các q
trình truyền thơng liên cá nhân và cho rằng tác động của các PTTTĐC không trực
tiếp mà luôn đi qua bộ lọc của một số bƣớc trung gian, có thể là những nhóm xã hội
và cá nhân có vai trị dẫn dắt dƣ luận. Một số nhà nghiên cứu tiêu biểu nhƣ Joseph
Klapper, ngƣời đầu tiên đƣa ra kết luận TTĐC khơng hề có tác động trực tiếp đối
với ngƣời dân mà phải qua một là tác động đến nhóm ngƣời có uy tín trong xã hội
trƣớc; Lazarsfeld nghiên cứu thực nghiệm cho rằng TTĐC có những tác động gián
tiếp và phức tạp, chứ khơng mang tính chất đơn giản và tuyến tính.

3


Giai đoạn thứ ba trong lịch sử nghiên cứu TTĐC bắt đầu từ giữa những năm 60
của thế kỷ XX đến cuối thế kỉ XX. Roland Barthes và Umberto Eco bằng lối phân
tích tín hiệu nghiên cứu những cơng cụ nhận thức mà các phƣơng tiện TTĐC sử

dụng để ghi nhận và phản ánh các mối quan hệ quyền lực giữa các tầng lớp xã hội.
Giai đoạn này xuất hiện trƣờng phái “Cultural Studies” với ngƣời tiên phong là
Richard Hoggart và Stuart Hall khảo sát quá trình tiêu thụ và tiếp nhận các nội dung
TTĐC nơi các tầng lớp công chúng lâu nay thƣờng bị coi là thinh lặng; chú ý đến
tính chất mở và tính chất đa nghĩa của các nội dung truyền thơng khi phân tích cách
hiểu và lý giải các thông điệp bởi các tầng lớp công chúng khác nhau. Học giả
Denis McQuail phân chia truyền thông làm ba loại là truyền thông mệnh lênh,
truyền thông dịch vụ và truyền thông liên kết. Denis McQuail chỉ ra “sự hài lịng,
tính liên kết giữa ngƣời phát tin và nhận tin dẫn đến khuynh hƣớng báo chí phi lợi
nhuận” [29, tr.20].
Giai đoạn thứ tƣ đƣợc tính từ những năm cuối thế kỉ XX đến nay với sự bùng
nổ của công nghệ thông tin kéo theo hàng loạt thay đổi trong cách trao - nhận - xử
lý thông tin. Jurgen Habermas đƣa ra khái niệm “không gian công cộng” coi TTĐC
khơng cịn là lãnh địa riêng của các nhà truyền thơng mà là nơi trình bày các kiến thức
về xã hội của con ngƣời và là nơi diễn ra các mối quan hệ tiếp xúc, liên lạc giữa các
nhóm xã hội. Bên cạnh truyền thơng “dịng chảy hai bƣớc” qua trung gian là nhóm
lãnh đạo dƣ luận cịn có “truyền thông đa bƣớc” với sự tham gia của mạng xã hội.
Nhà nghiên cứu Grabennhicop chỉ ra rằng, các tờ báo Nga đã chú ý nhiều đến công
chúng trong hoạt động báo chí của mình: “Độc giả đƣợc coi là khách thể dƣới tác
động thông tin - tuyên truyền, là khách hàng tiềm năng của món hàng thơng tin, đặc
biệt với các báo thông tin thƣơng mại và họ phải tham gia vào q trình sản xuất
hàng hóa đó - tức là việc tun truyền thơng tin của mình” [27, tr.220]. Nhà nghiên
cứu Jacques Locquin nghiên cứu về báo chí truyền thông Pháp cũng chỉ ra rằng:
nguyện vọng của tất cả các nhà báo, các quan chức và nhà lãnh đạo là làm sao biết
đƣợc rõ hơn ý kiến khách hàng của mình về chất lƣợng những gì họ mua hoặc đang
tìm kiếm. Jacques Locquin cũng cho rằng để phát triển thị trƣờng báo chí truyền

4



thông cần tăng cƣờng nghiên cứu mối liên hệ giữa đơn vị truyền thông với công
chúng. Ở Pháp cứ 6 tháng một lần, các cơ quan truyền thông lại tiến hành khảo sát
thăm dị ý kiến cơng chúng về chƣơng trình báo in, phát thanh, truyền hình của mình.
Đặc biệt, vào thập niên 70 của thế kỉ XX, các nhà nghiên cứu đã nhận ra rằng:
chính cơng chúng là những ngƣời ni sống báo chí.
Trong xã hội thơng tin, các đơn vị truyền thông đang đối mặt với công chúng
ngày càng khó tính và họ đang có rất nhiều sự lựa chọn. Nỗ lực của các tổ chức
truyền thông là phải cố gắng đặt mình vào mơi trƣờng cạnh tranh trong khuôn khổ
một chiến lƣợc truyền thông lâu dài. Làm thế nào để thu hút đƣợc sự quan tâm và
giành đƣợc lịng tin của cơng chúng là vấn đề đặt ra đối với các đơn vị truyền thơng.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam,lĩnh vực nghiên cứu quan hệ giữa TTĐC và cơng chúng tuy cịn
khá mới nhƣng đã có những bƣớc tiếp cận đa dạng từ bình diện lý thuyết xã hội
học, khảo sát thực nghiệm, tâm lý học đến góc độ báo chí học.
Ở góc độ báo chí học, các cơng trình nghiên cứu đƣợc kể: Tạ Ngọc Tấn (2001),
Truyền thơng đại chúng, NXB Chính trị Quốc gia đã khái quát sơ lƣợc lịch sử phát
triển, mơ hình và cơ chế tác động, các chức năng xã hội của TTĐC. Tác giả cũng
phân tích các loại hình TTĐC, những vấn đề về TTĐC trong thế giới hiện đại và
những vấn đề về lãnh đạo, quản lý và giao tiếp với các phƣơng tiện TTĐC. Các
cơng trình của Nguyễn Văn Dững trong năm 2011, 2012 nhƣ: Báo chí truyền thơng
hiện đại, NXB ĐHQG Hà Nội; Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao động; Truyền
thơng-Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, NXB Chính trị quốc gia đã trình bày những vấn
đề cơ bản về truyền thơng, truyền thơng cá nhân, truyền thơng nhóm, TTĐC và thiết
lập chu trình truyền thơng, kế hoạch truyền thơng.
Ở góc độ xã hội học truyền thơng, nghiên cứu có nhiều đóng góp quan trọng là
Trần Hữu Quang (1998) với Chân dung công chúng truyền thơng - trường hợp
thành phố Hồ Chí Minh, NXB Trẻ. Đây đƣợc xem là cơng trình mang tính đại diện
về nghiên cứu công chúng, mức độ và cách thức tiếp nhận các PTTTĐC của ngƣời
dân ở một thành phố lớn. Tác giả lý giải những cách ứng xử với truyền thông, mức


5


độ và cách thức sử dụng các PTTTĐC của công chúng TPHCM đồng thời nhận
diện và phân tích các mơ thức tiếp nhận TTĐC của các nhóm cơng chúng.
Mai Quỳnh Nam đã có nhiều cơng trình nghiên cứu xã hội học truyền thông với
những đúc kết về mối tƣơng tác hai chiều giữa cơ quan truyền thông với công
chúng đồng thời gợi mở về các hƣớng nghiên cứu công chúng khác nhau cho các cơ
quan báo chí. Tiêu biểu nhƣ “Về vấn đề nghiên cứu hiệu quả truyền thông” (Tạp chí
Xã hội học, số 4/2001), Mai Quỳnh Nam đã tổng hợp một hệ thống chỉ tiêu định
tính và định lƣợng làm cơ sở để phân tích hiệu quả của các PTTTĐC. Bài viết “Báo
Thiếu nhi dân tộc và công chúng” (Tạp chí Xã hội học, số 4/2002) chú ý tới đặc
điểm quá trình hoạt động tiếp nhận và xử lý thông tin, các cơ chế lây lan, sử dụng
thông tin và các chỉ báo cho phép đánh giá hiệu quả của tờ báo đối với thiếu nhi dân
tộc - đối tƣợng công chúng đặc thù. Các kết quả nghiên cứu khoa học đó mang tính
thực tiễn, có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn đối với vấn đề nghiên cứu xã hội học
truyền thông đại chúng trong nƣớc.
Vấn đề nghiên cứu công chúng đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu nhƣ Luận án tiến
sĩ của Trần Bá Dung (2007) về Nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng Hà Nội
đã mô tả thực trạng, xem xét nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng Hà Nội;
những nhân tố tác động tới nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí của cơng chúng thủ
đơ và chỉ ra các mối quan hệ có tính quy luật giữa cơng chúng và nhà tổ chức truyền
thơng. Trên cơ sở đó tác giả dự báo xu hƣớng vận động của nhu cầu tiếp nhận thông
tin , đƣa ra các giải pháp nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động báo chí. Tác
giả cũng có bài bàn luận về mối liên hệ giữa báo chí và cơng chúng, Báo chí hiện
đại và vấn đề niềm tin của cơng chúng, Tạp chí Ngƣời làm báo, số 7/2007.
Cũng về vấn đề nghiên cứu công chúng thủ đô, Luận văn thạc sĩ của Nguyễn
Thu Giang (2007), Công chúng Hà Nội với việc đọc báo in và báo điện tử đã chỉ ra
cách thức tiếp nhận của công chúng Hà Nội cụ thể đối với hai loại hình báo in, báo
điện tử. Đồng thời tác giả cũng phân tích đặc điểm tƣơng quan giữa hai nhóm cơng

chúng của hai loại hình báo chí này.
Cơng chúng thuộc hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM thƣờng đƣợc giới

6


nghiên cứu truyền thông chú ý nhiều hơn. Bên cạnh cơng trình Chân dung cơng
chúng truyền thơng – trường hợp TPHCM (1997) của Trần Hữu Quang thì Luận
văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Minh Diệu (2013), Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí
Minh và cơng chúng độc giả nữ cũng có những đóng góp về lĩnh vực nghiên cứu
cơng chúng với đối tƣợng cụ thể là độc giả nữ trong mối tƣơng quan với tờ báo in
hƣớng đến phục vụ đối tƣợng độc giả này.
Nghiên cứu cụ thể hơn các nhóm cơng chúng của truyền hình có Luận án tiến sĩ
của Trần Bảo Khánh (2007), Đặc điểm công chúng truyền hình Việt Nam giai đoạn
hiện nay đã khái quát các đặc điểm cơ bản của cơng chúng truyền hình Việt Nam
cách đây 10 năm và một số đề xuất điều chỉnh chiến lƣợc phát triển truyền hình
Việt Nam nhằm thích ứng với đặc điểm công chúng và nâng cao chất lƣợng chƣơng
trình phù hợp với các địi hỏi phát triển của xã hội.
Có thể thấy, cơng chúng thủ đơ Hà Nội và TPHCM là hai đối tƣợng có nhiều
cơng trình nghiên cứu nhất, công chúng một số địa phƣơng nhƣ Hải Phòng, Đồng
Nai, Bắc Ninh, Cần Thơ…cũng đã đƣợc chú ý qua một số đề tài luận văn thạc sĩ
báo chí học khác. Việc tiến hành khảo sát nhu cầu cơng chúng Hà Nội với việc xem
chƣơng trình Kênh VOVTV có nhiều thuận lợi do đƣợc tiếp cận hệ thống tài liệu
lớn. Tuy nhiên, các luận văn, luận án này đều mới chỉ tiếp cận và nghiên cứu những
công chúng thủ đô Hà Nội, TPHCM hoặc phần nhiều nghiên cứu cơng chúng nói
chung của từng loại hình báo chí nhƣ báo in, báo điện tử, truyền hình. Chƣa có
nhiều cơng trình nghiên cứu cơng chúng ở một kênh truyền hình.Việc nghiên cứu
cơng chúng của Kênh VOVTV lại chƣa từng có.
Những cơng trình nêu trên đã giúp tác giả có những kế thừa về phƣơng pháp
nghiên cứu để tiến hành điều tra trong phạm vi hẹp nhằm giúp Kênh VOVTV nhận

diện, thu hút và giữ chân đƣợc cơng chúng của mình. Việc bắt đầu tìm hiểu từ cơng
chúng Hà Nội xuất phát từ suy nghĩ: với lợi thế là trung tâm, Hà Nội đƣợc chọn là
nơi tổ chức nhiều sự kiện quan trọng. Đây là cái nôi phát triển kinh tế - văn hóa và
là trung tâm đời sống báo chí cùng với TPHCM. Công chúng thủ đô đƣợc đánh giá
là có trình độ cao, có ảnh hƣởng nhất định trong việc hình thành và định hƣớng dƣ

7


luận xã hội. Kênh VOVTV ra đời sau lại đứng trƣớc những cạnh tranh về thị phần
công chúng của nhiều kênh truyền hình trong và ngồi nƣớc và mạng xã hội. Bằng
việc nghiên cứu đề tài Kênh truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam (VOVTV) và
cơng chúng Hà Nội (Khảo sát từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 10 năm 2016 với
đối tượng công chúng từ 15 tuổi trở lên), tác giả mong muốn quảng bá, thu hút
nhiều đối tƣợng cơng chúng tiềm năng và ghi nhận ý kiến đóng góp của cơng
chúng hiện tại. Kết quả nghiên cứu đề tài có thể làm tài liệu tham khảo giúp lãnh
đạo Kênh VOVTV có những điều chỉnh, đổi mới trong cơng tác tổ chức sản xuất,
phát sóng chƣơng trình nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin của các đối tƣợng
cơng chúng. Việc tìm hiểu cơng chúng của một kênh truyền hình trẻ, đóng tại địa
bàn thủ đơ - nơi hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc có ý nghĩa quan trọng trong tác giả
việc thực hiện việc nghiên cứu công chúng ở các khu vực khác trên cả nƣớc ở quy
mơ đề tài lớn hơn.
3. Mục đích và nội dung nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là khảo sát mối quan hệ giữa giữa công chúng Hà Nội
đối với Kênh VOVTV để biết đƣợc:
-

Đặc điểm công chúng Kênh VOVTV ở Hà Nội hiện tại… họ là


ai (giới tính, trình độ, tuổi tác, nghề nghiệp); đâu là những ngƣời xem
thƣờng xun; đâu là nhóm cơng chúng có liên quan để thuyết phục họ
xem chƣơng trình.
-

Cơng chúng thành phố Hà Nội tiếp cận thông tin Kênh

VOVTV nhƣ thế nào (mức độ, thời điểm, thời lƣợng, cách thức xem …)
-

Công chúng Hà Nội đánh giá và mong muốn gì về Kênh

VOVTV.
3.2. Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có những nội dung nghiên cứu sau:
-

Nghiên cứu hệ thống lý thuyết về TTĐC, vai trị của cơng

chúng và mối quan hệ giữa cơng chúng và q trình tiếp nhận thơng tin.

8


-

Phân tích kết quả khảo sát tần suất, mức độ, thời điểm, thời

lƣợng công chúng Hà Nội xem Kênh VOVTV.
-


Dựa vào những đóng góp, mong muốn của cơng chúng Hà Nội

từ đó đề xuất những khuyến nghị, giải phát để phát triển Kênh VOVTV
trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là hoạt động giao tiếp đại chúng của công chúng - khán
giả Hà Nội với Kênh VOVTV. Khách thể nghiên cứu là ngƣời dân từ 15 tuổi trở
lên nằm trong khu vực chọn mẫu ở Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn sẽ tiến hành nghiên cứu, khảo sát việc xem chƣơng trình Kênh VOVTV
của khán giả đang sinh sống, học tập và làm việc tại Hà Nội.
Thời gian nghiên cứu từ tháng 10/2015 - 10/2016.
Thời gian khảo sát từ tháng 28/4 -15/6/2016.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Hệ thống phương pháp luận
Để nghiên cứu đề tài này, tác giả dựa trên cơ sở nhận thức luận những vấn đề lý
luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về
báo chí. Đặc biệt là những quan điểm về cơng chúng báo chí của Hồ Chí Minh:
“Nhiệm vụ tun truyền, cổ động, huấn luyện, giáo dục và tổ chức dân chúng để
đƣa dân chúng đến mục đích chung; đối tƣợng của tờ báo là đại đa số dân chúng”
(Thƣ gởi lớp viết báo Huỳnh Thúc Kháng tháng 5/1949, trích bài Lớp học viết báo
Huỳnh Thúc Kháng – lớp dạy viết báo đầu tiên,
cập nhật 23/9/2015).
Đề tài dựa trên cơ sở lý luận báo chí học theo mơ hình truyền thông của Claude
Shannon gồm sự tƣơng tác giữa các yếu tố cơ bản: nguồn - thông điệp - kênh truyền
thông - ngƣời nhận - hiệu quả - nhiễu và phản hồi. Yếu tố “nhiễu” do rào cản ngôn

9



ngữ, tâm lý, kỹ thuật, điều kiện tự nhiên… làm giảm hiệu quả truyền thông. Hiệu
quả truyền thông thực sự đƣợc ghi nhận khi ngƣời nhận có sự phản hồi thông tin
đến nguồn phát. Sự tƣơng tác các yếu tố này tạo nên chu trình truyền thơng khép kín.
Đề tài cũng dựa trên cơ sở lý luận xã hội học về lý thuyết truyền thơng, TTĐC,
trong đó hoạt động TTĐC đƣợc coi là một quá trình xã hội với sự tƣơng tác giữa
thiết chế TTĐC và công chúng; những chỉ dẫn của Marx Weber từ năm 1910 về đối
tƣợng nghiên cứu của xã hội học TTĐC là nghiên cứu công chúng và chỉ ra cách
thức xây dựng và chuyển tải thông điệp tới công chúng hiệu quả nhất.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Đây là đề tài tiếp cận theo hƣớng xã hội học TTĐC, do vậy các phƣơng pháp
nghiên cứu chính là:
- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu : Tổng hợp các khuynh hƣớng , nội dung
nghiên cứu công chúng TTĐC và cơng chúng truyền hình đã đƣợc thƣ̣c hiê ̣n

; thu

thập và xử lý thông tin từ sách báo, cơng trình khoa học của những ngƣời đi trƣớc;
tìm hiểu báo chí truyền hình và Kênh VOVTV.
- Phƣơng pháp nghiên cứu thực nghiệm: Chúng tôi chọn 3 địa bàn khảo sát là
quận trung tâm Hoàn Kiếm, quận ngoại vi Hà Đông và huyện ngoại thành Mỹ Đức.
Về đặc điểm tự nhiên, văn hóa xã hội của địa bàn điều tra: Quận Hồn Kiếm
nằm ở trung tâm Thủ đơ, vốn là huyện Thọ Xƣơng cũ, có diện tích 5,29 km2, dân số
156.800 ngƣời ngƣời. Là quận có diện tích nhỏ nhất của thành phố với 18 đơn vị
hành chính phƣờng nhƣng là nơi thƣờng xuyên diễn ra các sự kiện chính trị văn hóa
quan trọng của thủ đơ và của cả nƣớc. Ở đây có trụ sở các cơ quan ngoại giao, cơ
quan Nhà nƣớc, tổ chức quốc tế, văn phịng đại diện nƣớc ngồi. Cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hƣớng thƣơng mại - dịch vụ - du lịch - công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp. Nơi đây thƣờng diễn ra các hoạt động văn hóa, nghệ thuật gắn với các

phong trào thi đua yêu nƣớc, các cuộc vận động lớn của đất nƣớc và Thủ đơ. Quận
có 170 di tích lịch sử - văn hóa và di tích cách mạng, các cơng trình kiến trúc - văn
hóa có giá trị, tiêu biểu nhƣ Hồ Gƣơm, Tháp Rùa, nhà tù Hỏa Lò, chùa Báo Ân,
Tháp Báo Thiên, đền Ngọc Sơn, cửa Ô Quan Chƣởng, Nhà hát Lớn Hà Nội và

10


Quảng trƣờng 19-8, Nhà Thờ Lớn, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Tƣợng đài Lý Thái
Tổ, Bƣu điện Hà Nội, Chợ Đồng Xuân... Toàn bộ khu phố cổ trong mục bảo tồn di sản
đều nằm trong quận Hoàn Kiếm [80].
Quận Hà Đông nằm bên bờ sông Nhuệ, cách trung tâm 11km về phía Tây. Phía
Đơng giáp huyện Thanh Trì, quận Thanh Xn; phía Bắc giáp huyện Từ Liêm,
huyện Hồi Đức; phía Tây giáp các huyện Quốc Oai, Hồi Đức, Chƣơng Mỹ; phía
Nam giáp các huyện Thanh Oai, Chƣơng Mỹ. Diện tích tự nhiên có 47.9174km2,
dân số khoảng 288.600 ngƣời. Từ ngày 1/8/2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây,
thành phố Hà Đông đƣợc nhập về thủ đô Hà Nội với 17 phƣờng trực thuộc. Quận
Hà Đơng có các di tích lịch sử nhƣ chùa Văn Quán, Bia Bà, đình La Khê, đình Cầu
Đơ, chùa Ngịi... Hà Đơng là quận tập trung nhiều thành phần dân cƣ với sự phát
triển kinh tế thƣơng mại, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp nổi tiếng với làng lụa
Vạn Phúc, là một trong những làng nghề lâu đời bậc nhất Việt Nam [81].
Từ ngày 1/8/2008 Mỹ Đức là huyện của thành phố Hà Nội, phía Bắc giáp huyện
Chƣơng Mỹ. Phía Nam giáp tỉnh Hà Nam, phía Tây giáp tỉnh Hồ Bình, phía Đơng
giáp huyện Ứng Hồ, ranh giới là con sơng Đáy. Huyện có núi Hƣơng Sơn với đỉnh
cao nhất 397m. Sông Đáy chảy suốt chiều dài huyện và có hồ lớn nhất là hồ Quan
Sơn. Huyện Mỹ Đức có dân số 185.100 ngƣời. Diện tích là 226,913 km2. Các đơn
vị hành chính của huyện bao gồm thị trấn Đại Nghĩa và 21 xã. Kinh tế của huyện
đang phát triển theo hƣớng dịch vụ du lịch bên cạnh kinh tế nông nghiệp lâu đời.
Mỹ Đức nổi tiếng với khu danh thắng Hƣơng Sơn. Lễ hội chùa Hƣơng kéo dài từ
ngày 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch là lễ hội dài nhất trong cả nƣớc. Huyện

đã đầu tƣ gần 70 tỷ đồng vào việc sửa chữa, cải tạo, làm đƣờng giao thông, bến xe,
nạo vét suối Yến; khởi công xây dựng tuyến cabin cáp treo; cải tạo và xây dựng mới
ba cổng bán vé cho khách; đảm bảo thông suốt mạng lƣới viễn thơng trong tồn bộ
khu vực danh thắng này [82].
Mỗi quận trung tâm, quận ngoại vi và huyện ngoại thành, chúng tôi chọn một
đơn vị xã phƣờng nhƣ phƣờng Hàng Bồ thuộc quận Hồn Kiếm, phƣờng Hà Cầu
thuộc quận Hà Đơng và xã Hợp Tiến thuộc huyện Mỹ Đức để tiến hành điều tra.

11


Về địa bàn cƣ trú: Theo thống kê năm 2014, quy mơ dân số Hà Nội có
7.265.600 ngƣời, thành thị có 3.573.700 ngƣời chiếm 49,2% và nơng thơn có
3.691.900 ngƣời chiếm 50,8%. Về giới tính: Dân số nam có 3.562.200 ngƣời chiếm
49%, nữ có 3.703.400 ngƣời chiếm 51%. Dân số quận Hồn Kiếm là 156.800
ngƣời, dân số nam có 75.600 ngƣời chiếm 48%; dân số nữ có 81.200 ngƣời, chiếm
52%. Dân số trung bình quận Hà Đơng có 288.600 ngƣời, dân số nam có 138.800
ngƣời chiếm 48%; dân số nữ có 149.800 ngƣời chiếm 52%. Dân số trung bình
huyện Mỹ Đức có 185.100 ngƣời, dân số nam có 91.200 ngƣời, chiếm 49%; dân số
nữ có 93.900 ngƣời, chiếm 51%. Địa bàn điều tra có tỷ lệ nam nữ gần với thực tế
tồn thành phố. Tỉ lệ nơng thơng xã Hợp Tiến chiếm gần 30% thấp hơn thực tế tỉ lệ
nông thơn tồn thành. Chúng tơi cho rằng: các tỉ lệ này địa bàn điều tra không quá
chênh lệch với tỉ lệ chung tồn thành phố và khơng ảnh hƣởng đến kết quả nghiên cứu.
Mẫu điều tra này là kết quả của phƣơng pháp chọn mẫu điển hình kết hợp mẫu
ngẫu nhiên thống kê. Tổng mẫu đƣợc chọn là 450. Quy mô dân số của 3 quận,
huyện là: 156.800 + 288.600 + 185.100 = 630.500 ngƣời. Số phiếu điều tra ở quận
Hoàn Kiếm là: (156.800 * 450) / 630.500= 112 phiếu. Số phiếu điều tra ở quận Hà
Đông là: (288.600 * 450) / 630.500= 206 phiếu. Số phiếu điều tra ở huyện Mỹ Đức
là: (185.100 * 450) / 630.500 = 132 phiếu. Số phiếu thu về đạt yêu cầu là 415 phiếu
do một số nguyên nhân khách và chủ quan.

Tóm lại, 3 quận, huyện đƣợc chọn làm địa bàn điều tra mẫu là các địa phƣơng
thể hiện tính đặc trƣng rõ nét, bao gồm quận trung tâm với hầu hết cƣ dân là ngƣời
thành thị; quận ngoại vi khá phát triển với đủ các thành phần cƣ dân và huyện ngoại
thành với đa số cƣ dân làm nghề nơng. Tìm hiểu đặc điểm, cách thức tiếp nhận,
đánh giá và mong đợi của ngƣời dân 3 địa bàn điều tra mẫu này có thể thấy đƣợc
những tính chất cơ bản của mối quan hệ giữa công chúng Hà Nội và Kênh VOVTV.
- Phƣơng pháp xử lý dữ kiện: Trong việc xử lý các dữ kiện điều tra bằng bảng hỏi,
chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS.16 với phƣơng pháp phân tổ thống kê, phƣơng
pháp phân tích nhân tố. Với phƣơng pháp phân tổ thống kê, các chỉ tiêu nêu trong
bảng hỏi đƣợc xử lý phân tổ theo những nhân tố nhƣ địa bàn cƣ trú (tƣơng ứng với
các phƣờng và xã đã đƣợc điều tra), giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn và nghề

12


nghiệp. Phƣơng pháp nhân tố khảo sát mức độ tác động của những nhân tố trên đối
với ứng xử của ngƣời dân Hà Nội trong các chƣơng trình phát trên Kênh VOVTV.
- Phƣơng pháp phỏng vấ n sâu: phỏng vấn 3 trƣờng hợp
+Phó Giám đốc phụ trách nội dung Kênh VOVTV
+ Phó Trƣởng ban tun giáo Trung ƣơng
+ Trƣởng phịng Phát thanh truyền hình, Cục phát thanh truyền hình và thông
tin điện tử, Bộ TTTT.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn góp phần bổ sung và phát triển hệ thống lý thuyết về nghiên cứu công
chúng và công chúng Hà Nội với các loại hình báo chí ở nói chung với lĩnh vực
truyền hình nói riêng, có giá trị tham khảo về mặt lý luận đối với các cơ sở đào tạo,
nghiên cứu báo chí, truyền thơng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Các kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần giúp các cơ quan báo chí,

phóng viên, nhà báo nhận thức rõ hơn vai trị của cơng chúng đối với báo chí nói
chung và loại hình báo hình nói riêng. Kết quả của đề tài sẽ cung cấp số liệu về
lƣợng khán giả đang theo dõi chƣơng trình Kênh VOVTV và đánh giá và nguyện
vọng của cơng chúng Hà Nội đối với Kênh. Những khuyến nghị, giải pháp đề tài
đƣa ra hy vọng sẽ góp phần làm cho chƣơng trình ngày càng thiết thực, gần gũi, hấp
dẫn, sinh động đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin, giải trí của cơng chúng; hiện thực
hóa nỗ lực định vị thƣơng hiệu, tạo nền tảng làm kinh tế báo chí cho Kênh. Kết quả
này cũng có thể có giá trị tham khảo với các nghiên cứu công chúng báo chí học và
xã hội học TTĐC ở các kênh và đài phát thanh, truyền hình các tỉnh, thành khác.
7. Kết cấu chi tiết luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục đề tài Kênh
truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam (VOVTV) và cơng chúng Hà Nội đƣợc kết
cấu với 3 chƣơng cụ thể:
Chƣơng 1: Tổng quan về truyền thông đại chúng, công chúng Hà Nội và Kênh
truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam (VOVTV)

13


Chƣơng 2: Công chúng Hà Nội và hoạt động tiếp nhận thơng tin trên Kênh
truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam (VOVTV)
Chƣơng 3: Nhận định của công chúng Hà Nội về các chƣơng trình Kênh truyền
hình Đài Tiếng nói Việt Nam (VOVTV) và giải pháp thu hút công chúng của Kênh

14


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ XÃ HỘI HỌC TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHƯNG,
CƠNG CHƯNG HÀ NỘI VÀ KÊNH TRUYỀN HÌNH VOVTV

1.1. Lý luận về xã hội học truyền thông đại chúng, công chúng báo chí, báo
chí truyền hình
TTĐC (tiếng Anh gọi là mass communication) là q trình truyền tải thơng tin
một cách rộng rãi hƣớng đến mọi ngƣời trong xã hội thông qua các PTTTĐC nhƣ
sách, báo chí, phát thanh, truyền hình, internet, điện ảnh, băng đĩa, áp-phích…
TTĐC là một q trình xã hội, cịn PTTTĐC chỉ là những cơng cụ kỹ thuật hay
những kênh mà phải nhờ vào đó ngƣời ta mới có thể thực hiện q trình TTĐC, tức
là việc tiến hành việc phổ biến, loan truyền thông tin đến mọi ngƣời. Xác định một
hành vi có nằm trong quá trình TTĐC hay khơng khơng phải ở cái màn hình tivi
hay đầu máy video mà xem xét hành vi ấy có nằm trong q trình truyền tải thơng
tin rộng rãi ra công chúng thông qua các PTTTĐC hay không.
Trong xã hội hiện đại, TTĐC đƣợc sử dụng ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống
xã hội. Các nhà kinh doanh, các nhà hoạt động văn hóa - xã hội… đều quan tâm
khai thác và sử dụng TTĐC nhƣ một cơng cụ và phƣơng thức khơng thể thiếu trong
q trình hoạt động của mình. Do đó, “TTĐC ngày càng chi phối sâu sắc và tồn
diện đến mọi tiến trình và lĩnh vực đời sống xã hội và việc hình thành nhân cách
mỗi con ngƣời. Đó là q trình tƣơng tác giữa các yếu tố ngƣời gửi, ngƣời nhận,
thông điệp và kênh truyền nhằm tạo ra sự thay đổi nhất định về thái độ, nhận thức, hành
vi ở mỗi cá nhân và tồn xã hội” [17, tr.129]. Vì thế, nhiệm vụ quan trọng của ngành xã
hội học trong lĩnh vực TTĐC là làm sáng tỏ mối liên hệ giữa TTĐC và xã hội.
Nghiên cứu báo chí học về TTĐC là nghiên cứu đặc điểm, đối tƣợng, cơ chế tác
động của TTĐC; nghiên cứu chức năng cơ bản, nguyên tắc hoạt động, hiệu lực và
hiệu quả của TTĐC. Theo Trần Hữu Quang, có bốn lĩnh vực căn bản cần nghiên
cứu trong TTĐC là: công chúng, nhà truyền thông, nội dung truyền thông và những
tác động xã hội của TTĐC. Trong đó, nghiên cứu cơng chúng đóng vai trị quan

15


trọng. Bởi kết quả này giúp các nhà truyền thông đƣa ra chiến lƣợc thơng tin phù

hợp và có phƣơng cách thiết kế và chuyển tải thông điệp tới công chúng sao cho đạt
hiệu quả nhất. Đây là căn cứ để các đơn vị có những hoạch định trong việc thực
hiện vấn đề kinh tế truyền thông.
1.1.1. Khái niệm thông tin, truyền thông, truyền thông đại chúng
1.1.1.1. Thông tin và truyền thông
Hoạt động truyền thông nào cũng chứa thông tin. Thơng tin thƣờng đƣợc hiểu là
tin tức hay những gì thời sự, trung thực và hấp dẫn công chúng, là những chuyện
khác thƣờng trong cuộc sống nhƣ câu nói nổi tiếng của Charles Anderson Dana:
“Chó cắn ngƣời khơng phải là tin nhƣng ngƣời cắn chó là tin” [29, tr.15].
Theo Nguyễn Văn Hà: “Thông tin là nội dung của thông điệp đƣợc truyền tải
giữa chủ thể phát tin và chủ thể nhận tin. Một thông điệp rõ ràng, mới lạ, hấp dẫn,
hữu ích là một thơng điệp có thơng tin. Một bài báo ngắn nhƣng để lại ấn tƣợng
mạnh nơi độc giả là một bài báo có thơng tin. Ngƣợc lại, một bài báo dài nhƣng đọc
xong khơng thấy điều gì mới lạ và hữu ích thì đó là một bài báo khơng có thơng tin”
[29, tr.14]. Nhƣ vậy, thơng tin là phƣơng thức, phẩm chất và là đặc trƣng của hoạt
động báo chí truyền thơng.
Truyền thơng theo nghĩa nghĩa Hán Việt là sự chuyển tải thông tin khiến hai
bên hiểu nhau (truyền là “chuyển đi, trao cho”; thơng có nghĩa là “đi suốt qua, hai
bên hiểu nhau”). Trong tiếng Anh, truyền thơng (communication) có nghĩa giao
tiếp, là một dạng hoạt động căn bản của bất cứ một tổ chức nào mang tính xã hội.
Truyền thơng nghĩa là sự truyền tải thông tin giữa hai hoặc nhiều đối tƣợng để đạt
đƣợc hiệu quả giao tiếp nhất định.
Có nhiều kiểu truyền thơng liên cá nhân, truyền thơng nhóm, vận động hành
lang và có thể truyền thơng bằng nhiều cách nhƣ truyền thơng bằng ngôn ngữ hoặc
phi ngôn ngữ. Trần Hữu Quang cho rằng: “Sự truyền thông thƣờng đƣợc thực hiện
thông qua lời nói hay chữ viết, tức là ngơn ngữ, nhƣng cũng có thể thơng qua cử
chỉ, điệu bộ, hay hành vi để biểu tỏ thái độ hoặc cảm xúc”.[63, tr.36]. Truyền thơng có

16



×