Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Chỉ đạo võ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.83 KB, 8 trang )

Chỉ đạo võ thuật

Khi phim võ Việt Nam xuất hiện, có phim quá tệ, cũng có phim hay đến
đến... bất ngờ. Người xem mù mờ về vai trò chỉ đạo võ thuật, người trong nghề
cũng chẳng ai quan tâm đến lĩnh vực "sống còn" này....

Nhìn sang nước bạn mà thèm…

Cascadeur Việt Nam giỏi tay nghề nhưng vai trò chỉ đạo võ thuật (CĐVT,
còn được gọi là đạo diễn hành động) lại có vài trò cực kỳ... mờ nhạt nếu so với
những nền điện ảnh khác. Tại Ấn Độ, Hồng Kong… khi đến cảnh hành động, đạo
diễn phim liền rút lui nhường lại toàn quyền cho chỉ đạo võ thuật là chuyện bình
thường vì (CĐVT) này hoàn toàn chịu trách nhiệm từ ý tưởng đến dàn dựng các
cảnh quay hành động này.
Trơớc đây NSƯT Lý Huỳnh người đầu tiên tại Việt Nam dám để chức danh
(CĐVT) và đã làm khá tốt qua những bộ phim: Thănng Long Đệ Nhất Kiếm,
Thanh Gươm Để Lại, Võ Sĩ Bất Đắc Dĩ.... và sau này là Lê Tiến Dũng, Quốc
Thịnh, Hải “Long An” do hạn chế nhiều thứ nên đành phải vừa làm vừa rút tỉa
kinh nghiệm.
Thực tế phim trường cho thấy một vài CĐVT do thiếu kinh nghiệm đã gây
không ít tai nạn nguy hiểm cho các cascadeur. Ngoài ra, dù được giao phân công
tuyển cascadeur, dựng bài đi chăng nữa, những CĐVT của Việt Nam vẫn phải
nhất nhất “tuân” theo lời đạo diễn (đôi khi có những quyết định khiến giới
cascadeur tức anh ách).

Đơn cử trong bộ phim “Duyên trần thoát tục” gần đây, theo kịch bản sẽ chỉ
có 1 người cháy, nhưng để tăng thêm mức độ gian ác của ông vua “đốt người giải
sầu”, CĐVT Lữ Đắc Long đã đảm bảo an toàn và lấy giá hữu nghị với nhà sản
xuất của phim để dựng cảnh 5 người cháy một lúc (nếu làm được sẽ lập kỷ lục
Việt Nam).
Bàn bạc mọi thứ xong xuôi, anh liên hệ họa sĩ thiết kế của phim may 10 bộ


đồ bảo hộ, 5 bộ tóc giả và chủ nhiệm điều một xe 20 người gồm cascadeur, lực
lượng bảo hộ, chữa lửa…và dự tính mời cả truyền hình, báo chí đến chứng kiến kỷ
lục mới.
Ai dè, khi ra quay, đạo diễn muốn chứng tỏ quyền hành bảo: Kịch bản chỉ
ghi một người nên chỉ cháy.... một người (dù biết nhà sản xuất đã ký hợp đồng và
cả tác giả kịch bản cũng đã đồng ý ) khiến giấc mơ lập kỷ lục mới trong làng
cascadeur tan tành mây khói.
Sau đó, khi quay đại cảnh quân lính kéo về triều đình nên tổ chỉ đạo yêu
cầu cần phải có 100 diễn viên nhà sản xuất đồng ý, đề cử (CĐVT) Lữ Đắc Long
bay ra Huế trổ tài “thuyết khách” xin mượn 80 võ sinh của 3 võ đường tại Huế
cộng với 20 cascadeur làm chủ lực cho cảnh quay.
Nhưng đến ngày quay, cũng chính vị đạo diễn này lại phán một câu “xanh
rờn”: “Dẹp, dẹp! 40 người thôi. Nhiều quá... rối!” khiến vị CĐVT phải gọi một
người bạn (tốt nghiệp đạo diễn bên Mỹ) dựng phân cảnh chứng minh, đồng thời
đưa ra bản hợp đồng thuê người của nhà sản xuất thì ông này mới chịu quay 100
người. Sau này, khi coi lại cảnh quay, vị đạo diễn còn phát biểu một câu cực kỳ
hồn nhiên: “Ủa, sao thấy vắng quá vậy ta!”.

Quanh đi quẩn lại, cũng là vấn đề… “đầu tiên”!

Hiện tại, những người làm chỉ đạo võ thuật tại Việt Nam gặp 3 khó khăn
lớn. Thứ nhất, họ hầu như không có trang thiết bị võ thuật hỗ trợ. Thứ hai, nền
điện ảnh của chúng ta mỗi năm làm quá ít phim, kinh phí lại thấp, nên không có
nhiều cơ hội cho những người làm phim hành động có đất để thể nghiệm và nâng
cao tay nghề. Thứ ba, tiền thù lao không cao nên những người theo nghề gặp rất
nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Những năm qua, điều đáng buồn là vai trò của các CĐVT Việt Nam đang
ngày càng đi xuống. Điểm sáng hiếm hoi gần đây là “Dòng máu anh hùng”, đạo
diễn và CĐVT đã sử dụng kiểu góc máy chuyên của hành động gây ấn tượng tốt
cho khán giả. Tuy nhiên, chưa thể mong đợi đây là cú hích đủ mạnh để giúp dòng

phim hành động của Việt Nam phát triển bởi kinh phí của nó quá cao, gần như là
giấc mơ xa vời đối với các nhà làm phim trong nước ở thời điểm hiện tại (chi phí 2
triệu USD, tương đương 32 tỉ đồng, tính theo cách phân chia 50/50 giữa nhà làm
phim và rạp thì sẽ thấy rõ khả năng thu hồi vốn ở Việt Nam là… không tưởng).

Hiện tại, mong muốn của những CĐVT là các nhà sản xuất quan tâm và
đầu tư xác đáng hơn, đồng thời nhận được sự đồng cảm, thông hiểu từ các đạo
diễn trong nước. Có như thế, các CĐVT mới tự tin và có hứng thú với công việc
để sáng tạo ra những cảnh hành động thực sự gay cấn, lôi cuốn người xem.
Hiện nay, cũng đã có nhiều đạo diễn nhận thức được vai trò của CĐVT khi
giao hẳn cho họ toàn quyền trong các cảnh quay hành động. Thậm chí, những đạo
diễn như Tường Phương, Phương Nam, Cảnh Đôn, Xuân Cường… còn rất biết
cách khai thác tối đa khả năng và óc sáng tạo của các cascadeur. Chứ không như
trước đây đã có trường hợp đạo diễn không am tường nên làm hành động theo
kiểu “người thật, việc thật”, đến mức cho diễn viên đánh nhau bằng… kiếm thật,
kết quả làm người xem... “khóc dở, mếu dở”.

Chỉ đam mê võ thuật thôi chưa đủ

Ngẫm ra, các đạo diễn không tin tưởng CĐVT cũng có lý do của mình. Đạo
diễn Lý Huỳnh cho biết: “Mỗi CĐVT phải là những “võ sư điện ảnh”, bởi có xuất
thân từ võ thuật họ mới suy nghĩ, vận dụng để sáng tác ra các chiêu thức võ thuật,
lựa từng pha hành động cụ thể phù hợp với nội dung trong phim.
Trách nhiệm của một CĐVT là rất lớn: Tự mình lên kịch bản, thực hiện và
dựng những pha hành động trong phim. CĐVT phải nắm vững mạch phim mới có
được những pha hành động phù hợp (đánh nhau ngoài đường có thể màu mè chứ
trong vũ trường thì không cần đẹp, đòn thế phải đơn giản, thậm chí thô, hùng hục,
ồn ào và đổ bể càng nhiều càng tốt) để lột tả được phong thái, tính cách của nhân
vật.
Bên cạnh đó, họ còn phải tự viết kịch bản võ thuật, soạn sẵn bài diễn, tuyển

cascadeur và làm việc với quay phim để có những góc máy hiệu quả (cao, thấp,
đặt ở đâu, tĩnh hay động…), khi nào cần quay cận hoặc quay toàn cảnh… rồi dựng
cảnh hành động hoàn chỉnh. Ngoài ra, CĐVT phải thị phạm trước cho các
cascadeur thấy để biết trong cảnh hành động có bao nhiêu người tham gia, khi bị
đá vào ngực thì ôm khụy xuống, đá vào mặt thì bật ngửa ra hay lộn theo chiều bị
đánh như thế nào…

CĐVT hiện nay, chỉ có Quốc Thịnh (tốt nghiệp lớp đạo diễn), Đắc Long,
Thế Hoàng, Mai Văn Hiệp… là có thể thực hiện tương đối các điều này, còn lại đa
số đều tự mày mò và rút tỉa kinh nghiệm dần dần qua từng bộ phim ít ỏi. Không
được đào tạo bài bản nên không ít trường hợp chỉ đạo võ thuật còn không rành
cả… cách đặt góc quay khiến khi lên hình, những pha đánh đấm dữ dội trở nên
“hiền khô” trên màn ảnh. Đây chính là điểm yếu nhất của giới CĐVT trẻ khiến họ
rất ngại trao đổi thẳng thắn về chuyên môn điện ảnh với đạo diễn.
Anh Lữ Đắc Long tâm sự: “Làm CĐVT phải nắm được đường dây kịch bản,
kinh phí đoàn phim và sáng tạo các chiêu thức phù hợp với bối cảnh bộ phim.
Ngoài ra, phải biết “khéo léo” hợp tác với đạo diễn mới có thể cho ra những pha
hành động đẹp và hiệu quả”.
Những phim Việt Nam phần nhiều phụ thuộc vào nhà sản xuất. Nếu họ
"thích" thì sẽ có những cảnh hành động, còn không thì… chịu bởi những cảnh
hành động sẽ “ngốn” rất nhiều tiền. Bởi thế nên không ít CĐVT đành ấp ủ các ý
tưởng của mình rồi truyền tải vào các... video clip ca nhạc (chịu chi tiền hơn).
Việc các đạo diễn (nhất là của tư nhân) đã dám “chịu chơi” đầu tư nhiều
hơn cho các pha hành động tuy là một điều đáng mừng nhưng cũng không thể là
chỗ dựa vững chắc nếu muốn hình thành cả một dòng phim hành động. Muốn thế,
chỉ có một cách ngay từ bây giờ các cascadeur lẫn CĐVT phải tự nhìn lại mình,
trau dồi kiến thức (nhất là về điện ảnh) và cần nhất là sự đoàn kết để có thể gầy
dựng thành hẳn một dòng phim hành động với những “người hùng” trên màn ảnh
với những pha mạo hiểm không kém những Lý Tiểu Long, Thành Long của nước
bạn...

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×