Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đánh giá lời đề nghị công việc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.76 KB, 4 trang )

Đánh giá lời đề nghị công việc
Khi nhận được một lời đề nghị công việc, bạn cần phải suy nghĩ để đưa ra một
quyết định sáng suốt. Nếu vội vàng, sau này có thể bạn sẽ hối hận. Hãy xem xét
toàn bộ lợi ích của bạn và cân nhắc kĩ giữa cái được, cái mất trước khi gật đầu.

Cần phải suy nghĩ để đưa ra một quyết định sáng suốt... (Ảnh minh hoạ)
Về cơ bản, bạn nên cân nhắc những vấn đề sau:
1. Tiền lương
Tiền bạc không phải là tiêu chuẩn duy nhất để bạn chấp nhận công việc nhưng là
một thứ quan trọng. Mức lương đề nghị có như mong đợi của bạn? Hoặc ít nhất đó
có phải mức lương có thể chấp nhận được? Với số tiền đó, bạn có thể thanh toán
các hoá đơn hàng tháng của mình không? Nếu không, bạn có thể đàm phán mức
lương với nhà tuyển dụng. Nếu không thành công, bạn nên từ chối lời đề nghị
công việc. Bạn phải được trả lương xứng đáng với giá trị của mình. Bạn phải cảm
thấy thoải mái và hạnh phúc với phần lợi ích của mình thì mới có thể làm việc tốt
được.
2. Trợ cấp
Bên cạnh tiền lương, bạn cũng nên để ý tới trợ cấp. Nếu bạn không chắc chắn về
trợ cấp, hãy yêu cầu thêm thông tin. Hãy tìm hiểu chi tiết về bảo hiểm sức khoẻ, kì
nghỉ, thời gian nghỉ ốm, tai nạn nghề nghiệp và các chương trình trợ cấp khác.
Chắc chắn, nhờ đó bạn sẽ có cơ sở để so sánh giữa các công ty và đưa ra quyết
định sáng suốt hơn.

Trước khi chấp nhận lời đề nghị công việc, bạn phải rõ ràng về thời gian và lịch
trình làm việc... (Ảnh minh hoạ)
3. Thời gian làm việc
Trước khi chấp nhận lời đề nghị công việc, bạn phải rõ ràng về thời gian và lịch
trình làm việc. Bạn cũng cần xác nhận xem công việc có yêu cầu việc đi công tác
thường xuyên không? Nếu công việc đòi hỏi làm việc 50 tiếng một tuần mà bạn
quen làm việc 40 tiếng, hãy hỏi lại xem bạn có thể thay đổi thời gian làm việc
được không? Việc đi lại có làm bạn mất nhiều thời gian không? Bạn có được trợ


cấp tiền xăng xe, điện thoại không? Hãy tìm hiểu chi tiết.
4. Sự linh động và văn hoá công ty
Nếu bạn có con nhỏ hoặc bố mẹ già, hãy đề nghị nhà tuyển dụng cho phép bạn
linh động trong thời gian làm việc. Một vấn đề quan trọng nữa cần tìm hiểu kĩ, đó
là môi trường làm việc. Bạn có thể đề nghị nhà tuyển dụng cho phép bạn nói
chuyện với các đồng nghiệp và tìm hiểu môi trường làm việc tương lai nếu không
chắc chắn.
5. Hoàn cảnh cá nhân
Mỗi người có hoàn cảnh khác nhau. Một công việc hoàn hảo đối với người khác
nhưng có thể lại không thích hợp với bạn. Hãy lập một danh sách những thuận và
bất lợi để xem xét trước khi chấp nhận lời đề nghị công việc. Công việc này liệu
có phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của bạn không? Bạn nên nhớ rằng, nếu đó
không phải công việc dành cho bạn thì cũng chưa hẳn đã hết cơ hội. Lời đề nghị
công việc tiếp theo có thể sẽ phù hợp với bạn.
Nhà tuyển dụng thích bạn từ chối ngay từ đầu còn hơn phải bắt đầu lại quá trình
tuyển dụng khi bạn xin nghỉ việc sau vài tuần làm việc. Do đó, hãy dành thời gian
để đánh giá lời đề nghị công việc và chỉ chấp nhận khi chắc chắn rằng bạn và công
ty sẽ có một sự hợp tác tốt đẹp.

×