Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Marketing và bán hàng: hãy hợp tác!

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.86 KB, 6 trang )

Marketing và bán hàng: hãy hợp tác!
Bán hàng và marketing có những sự khác biệt với nhau,
nhưng điều này không có nghĩa là họ không thể hòa hợp để
đạt được thành quả kinh doanh như những đồng đội với
nhau.

Tôi vừa có dịp tham dự buổi hội thảo
của tác gia và chuyên viên đào tạo bán
hàng nổi tiếng Jeffrey Gitomer. Tôi thật
sự tâm đắc với 3 tiếng đồng hồ nghe
ông chia sẻ, và góp nhặt được rất
nhiều kiến thức hữu dụng mà có thể
áp dụng ngay sau khi rởi khỏi phòng
hội thảo.

Buổi hội thảo tập trung về vấn đề bán hàng, nhưng một điều đáng
chú ý đó là Jeffrey chia sẻ với chúng tôi về việc bộ phận bán
hàng tiếp nhận dữ liệu từ phía marketing, mà những thông tin đó
chẳng sử dụng cho việc gì được cả. Vấn đế này làm mọi người
phải bật cười, ngoài ra, theo Jeffrey thì bộ phận bán hàng còn
cho rằng bộ phận marketing cũng chắng tốt hơn gì so với những
thông tin vô dụng mà họ cung cấp.

Trong cái buồn cười đó, tôi lại nghĩ đến sự phân lập và tinh thần
hợp tác giữa bộ phận bán hàng và marketing với nhau, đặc biệt
là trong các công ty lớn. Vậy vấn đề này do đâu mà ra?

Người làm marketing cảm thấy áp lực trong
việc phát đi thông điệp thương hiệu để đạt
được các kết quả về doanh số, tăng giá,
tăng lợi nhuận biên, và giúp nhân viên của


bộ phận marketing thấu hiểu vấn đề kinh doanh của công ty để
đưa ra những thông tin thực tế và thiết thực cho bộ phần bán
hàng, để chuyển đối đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng
mục tiêu.

Vấn đề không phải là chúng ta ở bộ phận nào, thực tế là cả 2 bộ
phần đều cần bộ phận còn lại. Khi bộ phận marketing giúp đỡ bộ
phận bán hàng, marketer sẽ giúp salesman biết họ cần những gì
để bán hàng thành công. Salesman sẽ đi các bước tiếp theo để
mang về khách hàng thực thụ cho công ty. Khi chúng ta hiểu rõ
các qui trình thì chúng ta có thể tạo nên công cụ marketing tốt
hơn, và giúp ích cả cho sales và marketing, về kết quả và hiệu
quả.

Khách hàng tiềm năng không quan
tâm đến việc doanh nghiệp bạn tồn tại
bao lâu, ngoại trừ việc bạn có đạt tới
thành quả cuối cùng hay không, và họ
sẽ so sánh bạn với các đối thủ khác
một cách công bằng. Đây là cách
khách hàng đi đến quyết định mua của mình, nhưng salesman
cũng phải biết cách tạo dựng mối quan hệ ban đầu với nhóm
khách hàng này. Chúng ta không nên xây dựng hình ảnh
marketing của mình quanh việc chúng ta đã tồn tại bao lâu trên
thị trường, mà chỉ cần 1 dòng tóm lược thôi là đủ.

Một khách hàng tiềm năng cần biết sự khác biệt của bạn từ đâu
mà có, và tại sao họ nên chọn sản phẩm và thương hiệu của bạn,
nếu bạn không thể giải đáp được các thắc mắc đó bằng công cụ
marketing bạn có được thì sao bạn có thể kì vọng vào tính hiệu

quả của thông tin mà bạn cung cấp cho lực lượng bán hàng? Hãy
tạo ra một công cụ để khách hàng có thể phân biệt bạn với
những đối thủ khác.
Những bài viết liên quan
 Học cách bán hàng từ ... động vật
 Những nhầm lẫn không đáng có về marketing
 Marketing bằng cảm xúc: Hiệu ứng bất ngờ
 Thuyết tiến hóa dành cho marketing trên Internet
 Marketing nhìn từ chiến lược định giá sản phẩm

Một salesman cần được trang
bị những công cụ có thể giúp
họ tạo dựng mối quan hệ với
nhóm khách hàng tiềm năng, và
họ sẽ tìm ra điểm chung hoặc
sự thu hút tự nhiên với khách
hàng. Và chắn hẳn người làm
marketing phải làm được điều này trước tiên: tạo ra một công cụ
cho phép mình thấu hiểu hơn về nhóm khách hàng tiềm năng. Có
lẽ một bản câu hỏi, một khảo sát nhỏ cũng có thể giúp bạn tiếp
cận trực tiếp đến khách hàng.

Một số ý tưởng mới sẽ giúp bạn đạt được sự thấu hiểu sâu sắc
hơn với bộ phận bán hàng và tình hình kinh doanh trong doanh
nghiệp bạn. Nhằm giúp cho bộ phận marketing hiểu được các bộ
phận bán hàng một cách toàn diện, chúng ta cần dành ra thời
gian để tiếp cận với đại diện của bộ phận bán hàng. Bán hàng và

×