Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Xác định đồng thời hàm lượng rutin, hesperidin, quercetin trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe dạng rắn bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.43 KB, 7 trang )

Nghiên cứu khoa học

XÁC ĐỊNH ĐỒNG THỜI HÀM LƯỢNG RUTIN, HESPERIDIN, QUERCETIN
TRONG THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE DẠNG RẮN BẰNG PHƯƠNG
PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO
Nguyễn Thị Thanh Phương, Nguyễn Thị Hồng Hạnh*, Đàm Thị Thu
Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc, Mỹ phẩm, Thực phẩm Hà Nội
(Ngày đến tòa soạn: 20/01/2020; Ngày sửa bài sau phản biện: 28/02/2020; Ngày chấp nhận đăng: 14/03/2020)

Tóm tắt
Nghiên cứu thực hiện xác định đồng thời hàm lượng rutin, hesperidin, quercetin trong một
số mẫu thực phẩm bảo vệ sức khỏe dạng rắn bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao. Điều
kiện sắc ký sử dụng cột Agilent Zorbax Eclipse XDB C18 (250 x 4,6 mm; 5 µm); detector DAD
ở bước sóng 280 nm với hesperidin, 254 nm với rutin và quercetin; pha động: acetonitril ­ dung
dịch acid phosphoric 0,1% (gradient). Phương pháp có giá trị giới hạn định lượng nhỏ (0,02/100 g
chế phẩm với rutin, 0,05/100 g chế phẩm với hesperidin và 0,01/100 g chế phẩm với quercetin);
độ đúng trong khoảng 97,0 ­ 101,33%; độ lặp lại với giá trị RSD % nhỏ (1,11 ­ 1,92%). Ứng
dụng phương pháp xác định hàm lượng các chất phân tích trong 20 mẫu thực phẩm bảo vệ sức
khỏe, kết quả cho thấy phương pháp có độ chọn lọc và độ tin cậy, đáp ứng yêu cầu.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Rutin và quercetin là thành phần flavonoid chính có trong dược liệu hoa hịe, hesperidin
là flavonoid chính có trong dược liệu trần bì, được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm thuốc
đông dược và thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) [1]. Các sản phẩm TPBVSK này có cơng
dụng hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính của xã hội hiện đại như tăng cholesterol máu, huyết áp
cao, bệnh trĩ và suy tĩnh mạch mạn tính [1­6]. Đặc biệt, hiện nay tỉ lệ người có nguy cơ mắc và
mắc các bệnh này ngày càng gia tăng [5]. Nhiều loại TPBVSK chứa hoa hịe, trần bì kết hợp
với các thành phần dược liệu khác được bán rộng rãi trên thị trường chủ yếu ở dạng viên nén,
viên nang dễ sử dụng, do đó việc kiểm sốt chất lượng các sản phẩm đó là cần thiết. Tuy nhiên,
hiện nay Việt Nam chưa có nghiên cứu nào định lượng đồng thời hàm lượng rutin, quercetin,
hesperidin trong các sản phẩm TPBVSK chứa hoa hịe, trần bì mà chỉ có các chun luận riêng
cho từng dược liệu trong Dược điển [2­3]. Vì vậy, để góp phần vào cơng tác kiểm sốt chất


lượng sản phẩm chứa hoa hịe, trần bì, chúng tơi tiến hành nghiên cứu xác định đồng thời hàm
lượng rutin, hesperidin và quercetin trong một số TPBVSK dạng rắn chứa hoa hịe và trần bì
bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao với detector DAD.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất
2.1.1. Thiết bị và dụng cụ
Các thiết bị được hiệu chuẩn theo yêu cầu ISO/IEC 17025 và GLP.
- Thiết bị: Hệ thống sắc ký lỏng Shimadzu ­ LC ­ 2030C 3D Plus (Nhật) với detector
DAD; hệ thống sắc ký lỏng Shimadzu SPD M20A/RF 20A với detector PDA.
- Cân phân tích Sartorius CP224S, độ chính xác d = 0,1 mg.
- Máy rung siêu âm.
- Các dụng cụ thủy tinh cần thiết.
2.1.2. Hóa chất, chất chuẩn
­ Chất chuẩn: Rutin hàm lượng: 88,2% C27H30O16 (nguyên trạng), SKS: QT152050417;
*

Điện thoại: 0987980874 Email:

38 Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm, Tập 3, Số 1, 2020


Nguyễn Thị Thanh Phương, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Đàm Thị Thu

Ng̀n gớc: Viện Kiểm nghiệm thuốc Thành phố Hồ Chí Minh.
Hesperidin hàm lượng: 95,0 % C28H34O15 (nguyên trạng), SKS: 010808; Nguồn gốc:
Viện Kiểm nghiệm Thuốc TW.
Quercetin, hàm lượng: 90,87 % C15H10O7 (nguyên trạng), SKS: 0216322.02; Nguồn gốc:
Viện Kiểm nghiệm Thuốc TW.
­ Dung mơi, hóa chất: acetonitril, acid phosphoric, methanol, đạt tiêu chuẩn tinh khiết
dùng cho HPLC.

2.2. Mẫu nghiên cứu
­ Mẫu thử trong thẩm định phương pháp: Mẫu TPBVSK chứa 70 mg cao hoa hịe, 40 mg
cao trần bì, kết hợp cùng nhiều dược liệu khác như đương quy, sài hồ, đảng sâm, bạch truật,
hoàng kỳ, thăng ma, sinh khương, đại táo và tá dược lactose, bột talc trong công thức bào chế
một viên nang cứng.
­ Mẫu trắng: Mẫu được trộn theo công thức mẫu thử trên nhưng không chứa thành phần
hoa hịe và trần bì.
­ Mẫu thử trong ứng dụng phương pháp: 20 mẫu TPBVSK chứa hoa hịe, trần bì dạng
viên nang cứng, viên nén, dạng bột được thu thập ngẫu nhiên trên thị trường.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện sắc ký
­ Cột sắc ký: Agilent Zorbax Eclipse XDB C18 (250 x 4,6 mm; 5µm).
­ Pha động: Hỗn hợp gồm acetonitrile và acid phosphoric 0,1% được phối hợp theo chương
trình dung mơi dưới đây.
Bảng 1. Chương trình dung mơi
Thͥi gian
(phút)

Acid phosphoric 0,1 %
(%,
: v)
(% vtt/tt)

(%,
: v)
(% vtt/tt)

0 - 15

90 ĺ 80


10 ĺ 20

15 - 50

80 ĺ 30

20 ĺ 70

50 - 60

30 ĺ 0

70 ĺ 100

60 - 65

90

10

Acetonitril

­ Tốc độ dịng: 1,0 mL/phút.
­ Detector: DAD bước sóng 280 nm đối với hesperidin, ở 254 nm đối với rutin và
quercetin.
­ Thể tích tiêm: 10 µL.
2.3.2. Chuẩn bị các dung dịch chuẩn và thử
Hàm lượng rutin trong hoa hòe chiếm từ 15 ­ 30%, quercetin chiếm khoảng 0,6%;
hesperidin chiếm khoảng 3,5% trong trần bì [1­4]. Vì vậy, để đảm bảo các mẫu phân tích đều

nằm trong khoảng xác định của phương pháp, chúng tôi tiến hành xây dựng đường chuẩn của
các chất phân tích với khoảng nồng độ như sau:
­ Dung dịch chuẩn: Pha dung dịch chuẩn hỗn hợp chứa rutin, hesperidin và quercetin trong
methanol có khoảng nồng độ làm việc mỗi chất được trình bày tại bảng 2.
Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm, Tập 3, Số 1, 2020 39


Xác định đồng thời hàm lượng rutin, hesperidin, quercetin trong thực phẩm...

Bảng 2. Khoảng nồng độ làm việc của rutin, hesperidin và quercetin
Dung d͓ch
1
2
3
4
5
6

Rutin
1,0
20,0
50,0
100,0
200,0
500,0

N͛ng ÿ͡ (μg/ml)
Hesperidin
5,0
10,0

20,0
50,0
100,0
200,0

Quercetin
1,0
10,0
20,0
50,0
100,0
200,0

­ Dung dịch thử: Đồng nhất mẫu thử, nghiền mẫu thử thành bột mịn. Cân chính xác khoảng
0,2 g bột mẫu thử, cho vào bình định mức 50 mL. Thêm khoảng 30 mL methanol, rung siêu âm
trong 15 phút, để nguội, thêm methanol vừa đủ đến vạch, lắc đều. Lọc qua màng lọc 0,45 µm.
2.3.3. Phương pháp tính kết quả
Xác định nồng độ rutin hoặc hesperidin hoặc quercetin có trong các mẫu thử dựa vào diện
tích pic của rutin, hesperidin, quercetin thu được từ sắc đồ của mẫu thử và đường chuẩn biểu thị
mối tương quan giữa nồng độ các chất phân tích có trong các mẫu chuẩn với diện tích pic tương
ứng của các chất phân tích của mẫu chuẩn.
III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp
Qua tham khảo các tài liệu [2­5] và những kinh nghiệm trong q trình phân tích các sản
phẩm thuốc đơng dược chứa hoa hịe và trần bì được gửi đến Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc,
Mỹ phẩm, Thực phẩm Hà Nội, chúng tơi lựa chọn điều kiện sắc ký và quy trình xử lý mẫu được
lựa chọn theo mục 2.2 và 2.3. Tuy nhiên để xác định được sự phù hợp của phương pháp đối với
nền mẫu là TPBVSK và điều kiện phịng thí nghiệm, chúng tơi tiến hành nghiên cứu xác nhận
giá trị sử dụng của phương pháp theo các yêu cầu của AOAC về thẩm định phương pháp. Kết
quả đạt được như sau:

3.1.1. Độ đặc hiệu
Tiến hành phân tích các mẫu trắng; mẫu chuẩn và mẫu thử chứa các chất phân tích theo
phương pháp đã xây dựng. Kết quả được thể hiện trong hình 1.
254 nm

280 nm

MẫuMүu
trắng
trҳng

254 nm

254 nm

280 nm

280 nm

Mẫu chuẩn
Mүu chuҭn

Mẫu M
thử
үu thӱ

Hình 1. Sắc ký đồ phân tích mẫu trắng, mẫu chuẩn và mẫu thử
40 Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm, Tập 3, Số 1, 2020



Nguyễn Thị Thanh Phương, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Đàm Thị Thu

Trên sắc ký đồ của mẫu chuẩn xuất hiện pic tại các thời điểm 18,4 phút của rutin, 22,6
của hesperidin và 28,6 của quercetin. Sắc ký đồ của mẫu trắng không xuất hiện pic tại thời điểm
trên. Sắc ký đồ mẫu thử cho pic có thời gian lưu tương ứng với các pic trên sắc ký đồ của dung
dịch chuẩn. Phổ UV các chất phân tích trên sắc ký đồ dung dịch thử tương tự các chất trên sắc
ký đồ của dung dịch chuẩn với hệ số match của hesperidin đạt 99,8%, quercetin đạt 99,6% và
của rutin đạt 99,9%. Do vậy, phương pháp phân tích có độ đặc hiệu và chọn lọc với hesperidin,
quercetin và rutin để phân tích các chất này trong chế phẩm.
3.1.2. Khoảng xác định
Phân tích các mẫu chuẩn hỗn hợp theo quy trình đã xây dựng. Xác định sự tương quan
giữa nồng độ các chất phân tích có trong mẫu và diện tích pic tương ứng thu được trên sắc ký
đồ bằng phương pháp hồi qui tuyến tính. Kết quả xác định mối tương quan này được trình bày
ở Bảng 3 và Hình 2.
Bảng 3. Kết quả thẩm định khoảng xác định của phương pháp
Dung
d͓ch

Rutin

Hesperidin

Quercetin

N͛ng ÿ͡
(ȝg/ml)

Di͏n tích pic

N͛ng ÿ͡

(ȝg/ml)

Di͏n tích pic

N͛ng ÿ͡
(ȝg/ml)

Di͏n tích pic

1

1,01

20444

4,96

12281

0,99

42051

2

20,25

402965

9,92


56599

9,94

422176

3

50,63

1091008

19,84

106558

19,88

858338

4

101,25

2124002

49,59

291395


49,71

2339178

5

202,51

4255407

99,18

538036

99,41

4322445

6

506,27

10638588

198,36

1055573

198,82


8851640

Nồng độ (µg/mL)

Nồng độ (µg/mL)

Nồng độ (µg/mL)

Hình 2. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa nồng độ và diện tích pic của các chất phân tích
Kết quả cho thấy trong khoảng nồng độ từ 1,01 ­ 506,3 µg/mL của rutin, 4,96 ­ 198,4 µg/mL
với hesperidin và 0,99 ­ 198,8 có µg/mL với quercetin, có sự tương quan tuyến tính giữa nồng độ
và diện tích pic với hệ số R2 từ 0,9988 ­ 0,9999. Nồng độ các chất phân tích xác định từ đường
chuẩn so với nồng độ lý thuyết đều nằm trong giới hạn cho phép (85 ­ 115%) [8].
3.1.3. Giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ)
Ước lượng LOD của phương pháp bằng cách xác định tỷ lệ tín hiệu trên nhiễu đường nền.
Tạo mẫu thử có nồng độ khoảng 5 ­ 7 lần LOD ước lượng. Phân tích mẫu thử 06 lần lặp lại, tính
giá trị trung bình và độ lệch chuẩn SD. Từ đó tính LOD = 3SD, LOQ = 10SD. Tính R = x/LOD,
nếu 4 ≤ R ≤ 10 thì nồng độ dung dịch thử là phù hợp và LOD tính được là đáng tin cậy. Kết
Tạp chí Kiểm nghiệm và An tồn thực phẩm, Tập 3, Số 1, 2020 41


Xác định đồng thời hàm lượng rutin, hesperidin, quercetin trong thực phẩm...

quả LOD, LOQ của phương pháp được thể hiện ở Bảng 4.
Bảng 4. Giới hạn phát hiện (LOD), giới hạn định lượng (LOQ) của phương pháp
LOD (g/100 g)

LOQ (g/100 g)


R

Rutin

0,0063

0,021

5,13

Hesperidin

0,016

0,047

4,22

Quercetin

0,0016

0,0054

7,28

Từ bảng 4 cho thấy, giá trị R thu được nằm trong khoảng yêu cầu (4 ≤ R ≤ 10) do đó LOD,
LOQ thu được là đáng tin cậy.
3.1.4. Độ đúng
Độ đúng của phương pháp được đánh giá bằng cách xác định độ thu hồi, thực hiện trên

nền mẫu trắng. Thêm chính xác một lượng chất chuẩn vào mẫu trắng và xử lý theo quy trình
phân tích để dung dịch cuối cùng có nồng độ rutin ở 3 mức là 10 µg/mL, 100 µg/mL, 200 µg/mL;
hesperidin và quercetin ở 3 mức tương ứng là 10 µg/mL, 50 µg/mL, 150 µg/mL. Mỗi mức nồng
độ làm 03 mẫu. Xác định hàm lượng các chất phân tích có trong mẫu bằng đường chuẩn phân
tích trong cùng điều kiện. Độ đúng của phương pháp là tỷ lệ % độ thu hồi của chất phân tích.
Kết quả xác định độ đúng của phương pháp được trình bày ở Bảng 5.
Bảng 5. Kết quả thẩm định độ đúng
Quercetin

Hesperidin

Rutin

N͛ng ÿ͡ ban ÿ̯u
N͛ng ÿ͡ ban ÿ̯u
N͛ng ÿ͡ ban ÿ̯u
(10 μg/ml, 100 μg/ml, 200 μg/ml) (10 μg/ml, 50 μg/ml, 150 μg/ml) (10 μg/ml, 50 μg/ml, 150 μg/ml)
C tìm l̩i
(μg/ml)

9,91
98,44
202,66

Ĉ͡ thu h͛i (%)
RSD (%)

99,10%
0,89%
98,44%

0,58%
101,33%
0,28%

C tìm l̩i
(μg/ml)

9,85
49,66
150,66

Ĉ͡ thu h͛i (%)
RSD (%)

98,54%
0,48%
99,31%
1,00%
100,44%
0,55%

C tìm l̩i
(μg/ml)

9,95
50,0
145,5

Ĉ͡ thu h͛i (%)
RSD (%)


99,54%
0,37%
100,01%
0,58%
97,0%
1,37%

Kết quả thẩm định cho thấy ở các mức nồng độ thấp, trung bình và cao phương pháp có độ
đúng từ 98,44 ­ 101,3% với rutin, 98,54 ­ 100,4% với hesperidin và 97,0 ­ 100% với quercetin;
giá trị RSD thu được của các chất nhỏ (từ 0,28 ­ 1,37%). Kết quả này phù hợp với yêu cầu về thẩm
định phương pháp theo AOAC (phải đạt từ 95 ­ 105%; RSD ≤ 3,7% khi hàm lượng hoạt chất từ
0,1 ­ 1%, đạt 97 ­ 103%, RSD ≤ 2,7% khi hàm lượng hoạt chất từ 1 ­ 10%) [7].
3.1.5. Độ lặp và độ tái lặp
Thực hiện phân tích độ lặp lại, độ tái lặp được thực hiện trên mẫu thực: Mẫu TPBVSK
chứa hoa hịe, trần bì dạng viên nang cứng, kết hợp cùng nhiều dược liệu khác như đương quy,
42 Tạp chí Kiểm nghiệm và An tồn thực phẩm, Tập 3, Số 1, 2020


Nguyễn Thị Thanh Phương, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Đàm Thị Thu

sài hồ, đảng sâm, bạch truật, hồng kỳ,… trong cơng thức bào chế.
Tiến hành làm thí nghiệm 06 lần lặp lại trên cùng một mẫu thử và lặp lại thí nghiệm độ
lặp lại bởi kiểm nghiệm viên khác, ngày khác, hóa chất, thiết bị khác theo quy trình đã xây dựng.
Kết quả khảo sát độ lặp lại và độ tái lặp được nêu ở bảng 6.
Bảng 6. Kết quả thẩm định độ lặp lại, độ tái lặp

Kết quả thẩm định cho thấy phương pháp có độ lặp tốt: RSD đạt từ 1,06 ­ 1,92% (n = 6)
và RSD đạt từ 1,48 - 2,92% (n = 12), đáp ứng yêu cầu của AOAC [7].
3.2. Kết quả phân tích mẫu thực tế

Sử dụng phương pháp đã xây dựng để xác định hàm lượng của rutin, hesperidin, quercetin
trong 20 mẫu TPBVSK chứa dược liệu hoặc cao dược liệu hoa hịe và trần bì dạng viên nén,
viên nang cứng, bột có trên thị trường, thành phần kết hợp nhiều dược liệu khác như bạch truật,
đương quy, sinh địa, đảng sâm,… Kết quả được trình bày ở bảng 7.
Bảng 7. Kết quả phân tích mẫu thực tế
M̳u

Hàm l˱ͫng (g/100g)
Rutin

Hesperidin

Quercetin

1

10,31

2,55

0,042

2

1,42

0,26

3


4,75

4

M̳u

Hàm l˱ͫng (g/100g)
Rutin

Hesperidin

Quercetin

11

4,85

2,20

0,027

0,008

12

10,20

2,10

0,044


1,72

0,021

13

3,02

1,05

0,006

3,27

0,85

0,012

14

1,02

0,35

0,005

5

4,80


2,12

0,016

15

7,02

2,10

0,035

6

5,77

2,02

0,027

16

2,45

1,22

0,005

7


3,25

1,68

0,011

17

3,36

1,65

0,005

8

3,52

1,62

0,008

18

4,25

1,25

0,017


9

6,75

2,22

0,036

19

1,72

0,58

0,005

10

6,60

2,26

0,037

20

4,28

0,84


0,023

Kết quả hàm lượng rutin trong các mẫu thu được đạt từ 1,0 ­ 10,31 g/100g, hesperidin từ
0,16 ­ 2,02 g/100g, quercetin đạt từ 0,01 ­ 0,04 g/100g với giá trị RSD < 3%. Các mẫu 1, 6, 12,
Tạp chí Kiểm nghiệm và An tồn thực phẩm, Tập 3, Số 1, 2020 43


Xác định đồng thời hàm lượng rutin, hesperidin, quercetin trong thực phẩm...

9, 10, 15 cho hàm lượng rutin, hesperidin, quercetin cao do nguyên liệu sử dụng cao dược liệu
hoa hòe, trần bì. Có 03 mẫu: 1, 12, 15 khơng đạt yêu cầu hàm lượng rutin, hesperidin theo công
bố sản phẩm. Một số mẫu có hàm lượng rutin, hesperidin và quercetin cao như 6, 7, 8… nhưng
lại không công bố hàm lượng trên nhãn sản phẩm. Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng các
chất phân tích trong các mẫu TPBVSK tương đối cao do đó xác định hàm lượng rutin,
hesperidin và quercetin làm cơ sở để kiểm soát chất lượng các sản phẩm trên là cần thiết. Phương
pháp đã xây dựng, có độ chọn lọc, độ tin cậy, phù hợp để ứng dụng trong cơng tác tiêu chuẩn
hóa các mẫu chứa hoa hịe và trần bì.
4. KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã xác định được đồng thời hàm lượng rutin, hesperidin và quercetin trong
các mẫu TPBVSK dạng rắn bằng phương pháp HPLC­DAD. Quy trình xử lý mẫu đơn giản
bằng cách hịa tan trong methanol. Kết quả thẩm định cho thấy, phương pháp có giá trị giới
hạn định lượng nhỏ (0,021/100g chế phẩm với rutin, 0,047/100g chế phẩm với hesperidin và
0,0054/100g chế phẩm với quercetin); khoảng tuyến tính rộng (từ 1,01 ­ 506,3 µg/ml với rutin,
4,96 ­ 198,4 µg/mL với hesperidin và 0,99 ­ 198,8 µg/mL với quercetin); độ đúng dao động
trong khoảng 97,0 ­ 101,33%; độ lặp lại với giá trị RSD % nhỏ (1,11 ­ 1,92%), đáp ứng yêu
cầu đối với phương pháp phân tích theo AOAC. Phương pháp đã thẩm định có thể ứng dụng
định lượng rutin, hesperidin, quercetin trong các mẫu TPBVSK dạng rắn chứa hoa hịe, trần
bì và xây dựng thành thường quy kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của ISO/IEC 17025 đối với phương
pháp thử nội bộ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Hà Nội: Nhà xuất bản Y học,
tr. 298­299, tr. 384­385, 2005.
[2] Dược điển Việt Nam, lần xuất bản thứ năm, Tập 2, Hà Nội: Nhà Xuất bản Y học,
tr. 1195­1196, tr. 1358­1359, 2017.
[3] Pharmacopoeia of the People’s Republic of China, Vol. Ia. Pharmacopoeia Commission
of PRC, pp. 436­437, 2015.
[4] L.Chang; X. X .Zhang; Y. P. Ren; L. Cao; X. R. Zhi and L.T. Zhang, “Simultaneous
Quantification of Six Major Flavonoids From Fructus sophorae by LC­ESI­MS/MS and
Statistical Analysis”, Indian Journal of Pharmaceutical Sciences, vol. 75, no 3, pp. 330338, 2013.
[5] D. Šatínský, K. J. L. Havlíková and P. Solich, “A new and fast HPLC method for determi
nation of rutin, troxerutin, diosmin and hesperidin in food supplements using fused­core
column technology”, Methods in Food Analysis., vol. 6, pp. 1353­1360, 2013.
[6] Y. J. Yang, Z. L. Yang, D. C. Wang, X. C. Xiao and P. Li, “Comparative study on effects of
rutin and quercetin on metabolism in osteoblast cells”, Zhong Yao Cai, vol. 29, no. 5, pp.
467­470, 2006.
[7] AOAC ­ Appendix K: Guidelines for Dietary Supplements and Botanicals ­ Part I: AOAC
Guidelines for Single­Laboratory Validation of Chemical Methods for Dietary Supplements
and Botanicals, 2013.
[8] Trần Cao Sơn, Phạm Xuân Đà, Lê Thị Hồng Hảo, Nguyễn Thành Trung, Thẩm định phương
44 Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm, Tập 3, Số 1, 2020



×