Tải bản đầy đủ (.pdf) (211 trang)

(Luận án tiến sĩ) nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tuyến đường tuần tra biên giới tới hệ sinh thái xã hội ở khu vực tây nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.22 MB, 211 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUN VÀ MƠI TRƢỜNG

PHẠM HỒI NAM

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA
TUYẾN ĐƢỜNG TUẦN TRA BIÊN GIỚI
TỚI HỆ SINH THÁI – XÃ HỘI Ở KHU VỰC TÂY NGUYÊN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

HÀ NỘI – Năm 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUN VÀ MƠI TRƢỜNG

PHẠM HỒI NAM

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA
TUYẾN ĐƢỜNG TUẦN TRA BIÊN GIỚI
TỚI HỆ SINH THÁI – XÃ HỘI Ở KHU VỰC TÂY NGUYÊN

Chuyên ngành: Môi trƣờng trong phát triển bền vững
Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MƠI TRƢỜNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TSKH. Trƣơng Quang Học
PGS.TS. Trần Văn Chung



HÀ NỘI – Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là
trung thực. Những kết luận khoa học chưa từng được
ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Các kết
quả nghiên cứu tham khảo của các tác giả khác đã
được trích dẫn đầy đủ trong luận án.

Hà Nội, ngày 26 tháng 03 năm 2016
Tác giả

Phạm Hoài Nam

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới GS.TSKH. Trƣơng Quang Học, PGS.TS.
Trần Văn Chung, những ngƣời thầy đã trực tiếp hƣớng dẫn tơi hồn thành Luận án
tiến sĩ.
Tơi đặc biệt bày tỏ lịng tri ân, kính trọng đến cố PGS.TS. Phạm Bình Quyền,
ngƣời đã có cơng lao giúp đỡ, dìu dắt tơi trên con đƣờng nghiên cứu khoa học từ
bậc cử nhân đến tiến sĩ.
Luận án đƣợc hoàn thành tại Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi
trƣờng (Đại học Quốc gia Hà Nội). Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, Phòng

Quản lý Khoa học – Công nghệ và Đào tạo, các Thầy, Cô và các anh chị đồng
nghiệp trong Trung tâm đã luôn ủng hộ, hƣớng dẫn và giúp đỡ mọi mặt cho tơi
trong q trình thực hiện và bảo vệ ln án này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Thủ trƣởng, các đồng nghiệp Viện Công nghệ mới
(Viện Khoa học và Công nghệ quân sự), nơi tôi công tác, đã quan tâm, tạo điều
kiện, giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện luận án này. Qua đây, tôi cũng xin cảm
ơn sự giúp đỡ của Phòng Mặt bằng (Ban Quản lý dự án 47/Bộ Tổng Tham mƣu),
các đồn biên phòng ở Tây Nguyên; Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (Viện
Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), Cục Viễn thám Quốc gia (Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng).
Cuối cùng, Luận án khơng thể hồn thành nếu khơng có sự giúp đỡ, động
viên, chia sẻ về tinh thần và vật chất của những ngƣời thân trong gia đình trong suốt
quá trình tơi làm nghiên cứu sinh. Tơi xin bày tỏ lịng tri ân, kính trọng đến bố, mẹ,
vợ, các con và các anh chị em.
Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2016

Phạm Hoài Nam

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.2. Khung phân tích của vấn đề nghiên cứu
1.1.3. Tính hệ thống, liên ngành trong đánh giá ảnh hƣởng của giao thông
đƣờng bộ tới hệ sinh thái - xã hội
1.2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới
1.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
2.2. CÁCH TIẾP CẬN
2.2.1. Tiếp cận dựa trên hệ sinh thái
2.2.2. Tiếp cận dựa vào cộng đồng
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp và phân tích tổng hợp
2.3.2. Phƣơng pháp đánh giá nhanh đa dạng sinh học
2.3.3. Phƣơng pháp đánh giá nơng thơn có sự tham gia (PRA)
2.3.4. Phƣơng pháp phân tích chính sách
2.3.5. Phƣơng pháp bản đồ - viễn thám
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. MỘT SỐ NÉT ĐẶC TRƢNG VỀ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
KHU VỰC BIÊN GIỚI TÂY NGUYÊN
3.1.1 Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình
3.1.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn và thổ nhƣỡng

iii


i
ii
iii
v
vii
ix
1
5
5
5
8
9
10
10
26
39
39
39
39
39
39
40
41
41
41
43
46
47
52
52

54
55


3.1.3. Đặc điểm tài nguyên sinh vật
3.1.4. Đặc điểm văn hóa và điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.5. Đặc trƣng về hệ sinh thái – xã hội
3.2. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA ĐƢỜNG TUẦN TRA BIÊN GIỚI
TÂY NGUYÊN TỚI HỆ SINH THÁI
3.2.1. Ảnh hƣởng của xây dựng tuyến đƣờng làm suy giảm diện tích rừng
3.2.2. Ảnh hƣởng của việc xây dựng tuyến đƣờng tới đa dạng loài
3.3. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA ĐƢỜNG TUẦN TRA BIÊN GIỚI
TÂY NGUYÊN TỚI HỆ XÃ HỘI
3.3.1. Xu hƣớng dân số tại khu vực tuyến đƣờng tuần tra biên giới
3.3.2. Diễn biến phát triển kinh - tế xã hội trên tuyến đƣờng tuần tra biên giới
3.3.3. Vai trò của cộng đồng đối với dự án đƣờng tuần tra biên giới ở Tây
Nguyên
3.4. ẢNH HƢỞNG CỦA ĐƢỜNG TUẦN TRA BIÊN GIỚI TÂY NGUYÊN
TỚI CÁC MỐI TƢƠNG TÁC GIỮA HỆ SINH THÁI VÀ XÃ HỘI
3.4.1. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất và suy giảm các hệ sinh thái rừng
3.4.2. Sinh kế, nghèo đói và suy giảm đa dạng sinh học
3.4.3. Vai trò cộng đồng trong an ninh - quốc phòng và bảo vệ tài nguyên
3.5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI
NGUYÊN TRÊN KHU VỰC TUYẾN ĐƢỜNG TUẦN TRA BIÊN
GIỚI TÂY NGUYÊN
3.5.1. Định hƣớng phát triển bền vững
3.5.2. Một số giải pháp phát triển bền vững
3.5.3. Đề xuất mơ hình quản lý, sử dụng hợp lý tài nguyên
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ CÓ LIÊN

QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

iv

57
67
71
75
75
78
81
81
85
89
92
93
114
118

123
123
128
131
138
141
142
155



DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

AN - QP

An ninh quc phũng

BKH

Biến đổi khí hậu

BQL

Ban qun lý

BQP

B Quc phũng

BVMT

Bảo vệ môi tr-ờng

CBD

Công -ớc Đa dạng Sinh học

DTTS

Dân tộc thiểu số


DTTS M

Dân tộc thiểu số mới đến

DTTS TC

Dân tộc thiểu số tại chỗ

DSH

a dng sinh hc

MC

Đánh giá môi tr-ờng chiến l-ợc

TM

Đánh giá tác động môi tr-ờng

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HST

Hệ sinh thái

IUCN


Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế

KBTTN

Khu Bảo tồn Thiên nhiên

KT-XH

Kinh tế - xà hội

MEA

Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ

NN&PTNT

Nụng nghip v Phỏt trin Nụng thụn

PTBV

Phát triển bền vững

QLMT

Quản lý môi tr-ờng

QLNN

Qun lý Nh nc


QLTN

Qun lý ti nguyên

RĐD

Rừng đặc dụng

RPH

Rừng phòng hộ

v


RSX

Rng sn xut

SD

S dng t

TNMT

Tài nguyên và môi tr-ờng

TTBG


Tuần tra biên giới

UBND

Uỷ ban nhân dân

VQG

V-ờn Quốc gia

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các băng phổ và độ phân giải ảnh mặt đất của SPOT5

47

Bảng 2.2. Các mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25000 của khu vực nghiên cứu

48

Bảng 2.3. Các loại hình sử dụng đất trong khu vực nghiên cứu

49

Bảng 3.1. Danh mục các huyện, xã biên giới ở khu vực Tây Nguyên

54


Bảng 3.2. Danh sách các loài thực vật quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam
năm 2007 có mặt trong khu vực biên giới các tỉnh Tây Nguyên

60

Bảng 3.3. Danh sách các loài Thú quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam năm
2007 có mặt trong khu vực biên giới các tỉnh Tây Nguyên

63

Bảng 3.4. Danh sách các loài Chim quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam năm

64

2007 có mặt trong khu vực biên giới các tỉnh Tây Ngun
Bảng 3.5. Danh sách các lồi Lƣỡng cƣ, Bị sát quý hiếm trong sách đỏ
Việt Nam năm 2007 có mặt trong khu vực biên giới các tỉnh Tây
Nguyên

66

Bảng 3.6. Danh sách các lồi Cá q hiếm có trong SĐVN năm 2007 các

66

lƣu vực chính khu vực các tỉnh biên giới Tõy Nguyờn
Bảng 3.7. Diện tích rừng bị mất do thi công dự án Đăk Blô

76


Bảng 3.8. Diện tích và số l-ợng cây bị chặt ca dự án Đăk Nhoong

78

Bng 3.9. Cấu trúc thành phần loài động vật khu vực biên giới các tỉnh
Tây Nguyên (khu vực ngoài ranh giới VQG) 2008 và 12/2013

79

Bảng 3.10. Danh sách các loài động vật qui hiếm khu vực biên giới
các tỉnh Tây Nguyên (khu vực ngoài ranh giới VQG) năm 2013

80

Bảng 3.11. Dân số ở khu vực nghiên cứu qua các năm

82

Bảng 3.12. Mật độ dân số ở khu vực nghiên cứu và các tỉnh Tây Nguyên

82

Bảng 3.13. Dân số và mật độ ở các xã biên giới 4 tỉnh Tây Nguyên

83

Bảng 3.14. Tỷ lệ giữa các dân tộc tại các huyện biên giới Tây Nguyên (%)

84


Bảng 3.15. Số doanh nghiệp đang hoạt động tại khu vực các xã biên giới

86

Tây Nguyên tính đến 2013

vii


Bảng 3.16. Các dự án đang thực hiện tại các xã vùng biên giới Tây

86

Nguyên đến năm 2013
Bảng 3.17. Xu hƣớng biến động của các loại cây trồng tại các xã biên giới
Tây Nguyên qua các năm (%)

88

Bảng 3.18. Khảo sát xã hội ở khu vực nghiên cứu

90

Bảng 3.19. Biến động diện tích cây cao su tại khu vực biên giới Tây

97

Ngun
Bảng 3.20. Biến động nhóm loại hình sử dụng đất các xã biên giới tỉnh


101

Kon Tum giai đoạn 2004 – 2013
Bảng 3.21. Biến động các loại hình sử dụng đất xã biên giới thuộc tỉnh
Kon Tum giai đoạn 2004 – 2013

102

Bảng 3.22. Biến động nhóm loại hình sử dụng đất các xã biên giới tỉnh Gia
Lai giai đoạn 2004 – 2013

104

Bảng 3.23. Biến động các loại hình sử dụng đất các xã biên giới tỉnh Gia
Lai giai đoạn 2004 – 2013

105

Bảng 3.24. Biến động nhóm loại hình sử dụng đất các xã biên giới tỉnh
Đắc Lắk giai đoạn 2004 – 2013

107

Bảng 3.25. Biến động các loại hình sử dụng đất các xã biên giới tỉnh Đắc

108

Lắk giai đoạn 2004 – 2013
Bảng 3.26. Biến động các loại hình sử dụng đất các xã biên giới tỉnh Đắk
Nông giai đoạn 2004 – 2013


110

Bảng 3.27. Biến động nhóm loại hình sử dụng đất các xã biên giới tỉnh

111

Đắk Nông giai đoạn 2004 – 2013
Bảng 3.28. Tỷ lệ hộ nghèo ở Tây Nguyên qua các năm

116

Bảng 3.29. Tỷ lệ thu nhập của các hộ (%) tại các xã biên giới đƣợc điều tra

117

12/2013
Bảng 3.30. Hệ thống quản lý tài nguyên rừng

viii

120


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Khung phân tích của vấn đề nghiên cứu

8

Hình 1.2. Mối quan hệ giữa hệ sinh thái và hệ xã hội


11

Hình 1.3. Khung nhiều tầng phân tích một hệ sinh thái-xã hội

12

Hình 1.4. Mơ hình khái niệm của một hệ sinh thái - xã hội

13

Hình 1.5. Ảnh hƣởng mật độ đƣờng đến mơi trƣờng sống

19

Hình 1.6. Mối liên quan giữa các dịch vụ hệ sinh thái và các thành tố của

23

cuộc sống thịnh vƣợng
Hình 1.7. Khung phân tích hệ sinh thái-xã hội trong nghiên cứu đƣờng tuần

28

tra biên giới Tây Ngun
Hình 2.1. Áp dụng cơng cụ mơ hình DPSIR cho nghiên cứu ảnh hƣởng

45

đƣờng TTBG Tây Nguyên đến hệ sinh thái – xã hội

Hình 3.1. Phạm vi nghiên cứu là các xã biên giới ở Tây Nguyên

53

Hình 3.2. Gia tăng dân số ở Tây Nguyên qua các năm

83

Hình 3.3. Dân số các dân tộc tại các huyện biên giới 2010

85

Hình 3.4. Cơ cấu sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu qua các năm (%)

87

Hình 3.5. Xu hƣớng phát triển một số loại cây công nghiệp dài ngày tại khu

88

vực các xã biên giới Tây Nguyên
Hình 3.6. Biến động sử dụng đất lâm nghiệp tại các xã biên giới Tây

94

Ngun
Hình 3.7. Diễn biến diện tích rừng sản xuất khu vực biên giới Tây Nguyên

94


Hình 3.8. Diễn biến diện tích rừng phịng hộ khu vực biên giới Tây Ngun

95

Hình 3.9. Diễn biến diện tích rừng phịng hộ khu vực biên giới Kon Tum

95

Hình 3.10. Diễn biến diện tích rừng đặc dụng tại các xã biên giới, huyện

96

Đăk Mil, Đắk Nơng
Hình 3.11. Sự phát triển cây cao su tại khu vực các xã biên giới Tây Nguyên

98

Hình 3.12. Hình ảnh thu nhỏ từ bản đồ tỷ lệ 1:25.000 về biến động sử dụng

103

ix


đất các xã biên giới tỉnh Kon Tum qua 2 thời kỳ 2004 – 2014
Hình 3.13. Hình ảnh thu nhỏ từ bản đồ tỷ lệ 1:25.000 về biến động sử dụng

106

đất các xã biên giới tỉnh Gia Lai qua 2 thời kỳ 2004 – 2014

Hình 3.14. Hình ảnh thu nhỏ từ bản đồ tỷ lệ 1:25.000 về biến động sử dụng

109

đất các xã biên giới tỉnh Đắk Lắk qua hai thời kỳ 2004 – 2014
Hình 3.15. Hình ảnh thu nhỏ từ bản đồ tỷ lệ 1:25.000 về biến động sử dụng

112

đất các xã biên giới tỉnh Đắk Nông qua hai thời kỳ 2004 – 2014
Hình 3.16. Tỷ lệ % ngƣời biết chữ từ 10 tuổi trở lên ở các huyện biên giới

118

Tây Nguyên
Hình 3.17. Ảnh hƣởng của tuyến đƣờng TTBG Tây Nguyên tới các mối
tƣơng tác giữa hệ sinh thái và xã hội

123

Hình 3.18. Mơ hình về mối quan hệ phát triển bền vững tại khu vực TTBG

126

Tây Nguyên

x


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Để đảm bảo an ninh quốc gia, giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, sau
khi phân giới cắm mốc, tuyến đƣờng tuần tra biên giới (TTBG) đƣợc hình thành.
Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt “Đề án quy hoạch xây dựng đƣờng TTBG đất
liền giai đoạn 2006 - 2010 và những năm tiếp theo” (Quyết định 313/TTg –
14/3/2007). Hệ thống đƣờng TTBG đƣợc triển khai dọc tuyến biên giới đất liền từ
Quảng Ninh đến Kiên Giang, có tổng chiều dài 14.251 km; Dự án thực hiện nâng
cấp, mở mới 10.196 km với gần 8.000 km đƣờng ô tô. Tuyến đƣờng này sẽ bao bọc
toàn bộ biên giới đất liền Việt Nam, trong đó có khu vực Tây Nguyên tại các tỉnh
Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông. Đây là các tỉnh có đƣờng biên giới với các
quốc gia: Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào, Vƣơng quốc Campuchia [7, 8, 71].
Tây Nguyên nằm ở phía Tây Nam Việt Nam, nằm trên dãy Trƣờng Sơn, là
khu vực tƣơng đối nhạy cảm vì: có vị trí chiến lƣợc quan trọng về kinh tế, chính trị,
quốc phịng đối với cả nƣớc và khu vực Đông Dƣơng; là vùng kinh tế tiếp giáp 2
vùng kinh tế trọng điểm (Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam); là nơi sinh sống của trên 40 dân tộc thiểu số, đa sắc tộc, tôn giáo,
là khu vực rừng núi sát biên giới, điểm nóng về vấn đề an ninh trật tự. Tây Ngun
cịn là nơi bắt đầu của các dịng sơng [39].
Tuyến đƣờng xây dựng theo tiêu chuẩn cấp VI miền núi TCVN 4054-85 và
giao thông nông thôn GTNT-B (22TCN 210-92) bề rộng nền đƣờng 5,5m; bề rộng
mặt đƣờng 3,5 m. Đặc điểm của đƣờng TTBG không đƣợc cách quá biên giới 1km,
do vậy tại nhiều tỉnh tuyến đƣờng sẽ cắt xuyên rừng, khu bảo tồn thiên nhiên. Ở Tây
Nguyên, tuyến đƣờng sẽ cắt xuyên rừng, khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) trên địa
bàn 4 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk và Đăk Nông. Từ năm 2008 đến nay, 3/4
tỉnh biên giới ở Tây Nguyên là Kon Tum, Gia Lai, Đăk Nơng đã tiến hành xây dựng
đƣờng TTBG [7, 8, 71].
Ngồi ý nghĩa to lớn mà tuyến đƣờng TTBG mang lại, trong quá trình xây
dựng cũng nhƣ lúc đi vào sử dụng không thể không xem xét các tác động của nó

1



đến hệ sinh thái – xã hội và môi trƣờng tự nhiên ở đây. Các tác động này là tƣơng
đối lớn và rõ rệt, cụ thể nhƣ: việc mở đƣờng làm mất một số loài thực vật quý hiếm,
gây hoảng sợ, thu hẹp sinh cảnh sống của các loài động vật hoang dã, ngăn cản
tuyến đƣờng di chuyển của động vật, ngăn cản, thay đổi dịng chảy gây xói mịn, tạo
điều kiện cho lâm tặc vào phá rừng, ảnh hƣởng đến hệ sinh thái rừng... Các yếu tố
kinh tế - xã hội trong khu vực cũng thay đổi đáng kể.
Cho đến nay chƣa có một nghiên cứu nào về đánh giá ảnh hƣởng của xây
dựng tuyến đƣờng TTBG và hoạt động phát triển đến hệ sinh thái – xã hội ở khu
vực dọc biên giới các tỉnh Tây Nguyên. Việc đánh giá đúng mức, kịp thời, xác định
các nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân gián tiếp gây ảnh hƣởng tới hệ sinh thái –
xã hội và xác định quản lý sử dụng hợp lý tài nguyên ở khu vực là rất cần thiết.
Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn nêu trên, với quan điểm tiếp cận dựa trên
hệ sinh thái luận án “Nghiên cứu đánh giá ảnh hƣởng của tuyến đƣờng tuần tra
biên giới tới hệ sinh thái – xã hội ở khu vực Tây Nguyên” đƣợc tiến hành với
mục tiêu và các nội dung sau đây:
2. Mục tiêu của luận án
i) Đánh giá đƣợc các ảnh hƣởng đến hệ sinh thái – xã hội do sự hình thành và
hoạt động của tuyến đƣờng TTBG ở khu vực biên giới 4 tỉnh Tây Nguyên.
ii) Đề xuất đƣợc giải pháp quản lý sử dụng hợp lý tài nguyên trên khu vực
biên giới ở Tây Nguyên hƣớng tới phát triển bền vững.
3. Nội dung của luận án
i) Nghiên cứu sự hình thành và qui mô của tuyến đƣờng TTBG ở khu vực Tây
Nguyên.
ii) Nghiên cứu các nét đặc trƣng về tự nhiên, kinh tế - xã hội và đặc trƣng của
hệ sinh thái – xã hội khu vực biên giới Tây Nguyên.
iii) Đánh giá ảnh hƣởng của việc xây dựng của tuyến đƣờng TTBG đến các
hợp phần của hệ sinh thái – xã hội ở khu vực biên giới Tây Nguyên.
iv) Đề xuất biện pháp quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên trên khu vực tuyến

đƣờng TTBG Tây Nguyên nhằm hƣớng tới phát triển bền vững.

2


4. Luận điểm bảo vệ
i) Tiếp cận dựa vào hệ sinh thái - xã hội là tiếp cận phù hợp với bối cảnh vừa
đảm bảo an ninh quốc phòng vừa phát triển bền vững hệ sinh thái-xã hội vùng biên.
ii) Kết quả đánh giá ảnh hƣởng của tuyến TTBG tới hệ sinh thái-xã hội vùng
biên là luận cứ quan trọng để đề xuất định hƣớng đảm bảo đồng thời hai mục tiêu
quốc phòng và phát triển kinh tế của địa phƣơng.
5. Điểm mới của luận án
i) Áp dụng khung lý thuyết hệ sinh thái – xã hội để nghiên cứu phát triển bền
vững cho khu vực tuyến đƣờng TTBG ở Tây Nguyên.
ii) Đánh giá sự thay đổi của các hợp phần hệ sinh thái – xã hội do tác động của
việc xây dựng và hoạt động của tuyến đƣờng TTBG ở khu vực biên giới Tây
Ngun.
iii) Đề xuất mơ hình quản lý bền vững tài nguyên dựa vào cộng đồng tại khu
vực nghiên cứu.
6. Ý nghĩa của luận án
6.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án đã vận dụng khung lý thuyết về hệ sinh thái – xã hội trong nghiên cứu
phát triển bền vững khu vực biên giới ở Tây Nguyên. Kết quả nghiên cứu góp phần
bổ sung cơ sở khoa học cho các nghiên cứu về sinh thái học (sinh thái nhân văn nói
riêng) và mơi trƣờng tại khu vực Tây Nguyên. Kết quả nghiên cứu của luận án là
nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu về phát triển bền vững và
công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở Tây Nguyên.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý về môi
trƣờng, các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học mơi trƣờng... trong quy

hoạch lãnh thổ, xây dựng các kế hoạch phát triển triển kinh tế - xã hội, các dự án về
bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên khu vực vùng Tây
Nguyên.

3


7. Thời gian thực hiện luận án
Luận án đƣợc tiến hành từ tháng 11 năm 2009 đến tháng 12 năm 2014.
8. Bố cục của luận án
Luận án gồm 140 trang với 26 hình, 12 bản đồ chuyên đề, 33 bảng. Ngoài
phần Mở đầu (4 trang), Kết luận và Khuyến nghị (3 trang), các nội dung của luận án
đƣợc trình bày trong 3 chƣơng gồm:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và tổng quan vấn đề nghiên cứu (34 trang)
Chƣơng 2. Đối tƣợng, phạm vi, cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu (13
trang).
Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (86 trang)
Ngồi ra, luận án cịn bao gồm 13 trang tài liệu tham khảo và 10 phụ lục (41
trang).

4


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Một số khái niệm
Đa dạng sinh học (Biodiversity): là thuật ngữ chỉ tính phong phú của sự sống
trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là các gen chứa
đựng trong các loài và những hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi
trƣờng hay là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên [57].

Đa dạng sinh học (ĐDSH) thƣờng xem xét ở 3 mức độ: đa dạng di truyền, đa dạng
loài và đa dạng hệ sinh thái. hát tri n b n vững đa d ng sinh học là việc khai thác,
sử dụng hợp lý các hệ sinh thái tự nhiên, phát triển nguồn gen, loài sinh vật và bảo
đảm cân bằng sinh thái phục vụ phát triển kinh tế - xã hội [57]. Hành lang đa d ng
sinh học là khu vực nối liền các vùng sinh thái tự nhiên cho phép các loài sinh vật
sống trong các vùng sinh thái đó có thể liên hệ với nhau [57]. Khái niệm này ngày
nay tại các nƣớc phát triển hay sử dụng trong nghiên cứu giao thông đƣờng bộ [93,
97, 98].
Hệ sinh thái (Ecosystem) là quần xã sinh vật và các yếu tố phi sinh vật của
một khu vực địa lý nhất định, có tác động qua lại và trao đổi vật chất với nhau [57].
Theo quan niệm hiện nay, hệ sinh thái (HST) đƣợc hiểu là một tổ hợp động của các
quần xã thực vật, động vật, vi sinh vật, và các điều kiện môi trƣờng vô sinh xung
quanh trong sự tƣơng tác lẫn nhau nhƣ một đơn vị chức năng; Con ngƣời là một bộ
phận hữu cơ của hệ sinh thái. Định nghĩa này nhấn mạnh con ngƣời là một thành
viên đặc biệt của HST theo nghĩa con ngƣời, một mặt, có những tác động mạnh mẽ
nhất vào HST theo cách riêng của mình (có ý thức và bằng cơng cụ) và mặt khác lại
là đối tƣợng mà bất kỳ nghiên cứu HST nào cũng phải hƣớng tới để đem lại phúc
lợi cho họ [34, 35, 111].
Các thành phần HST đƣợc đánh giá qua: sinh khối, sản lƣợng; các loài, quần
xã hiếm hoặc bị đe doạ tuyệt chủng..., giá trị văn hóa, thẩm mỹ cho từng loài hoặc
quần xã, hoặc giá trị cảnh quan tự nhiên; chỉ thị thống nhất các hiệu ứng tiềm tàng
trong một hệ thơng số sinh thái; vai trị tham gia của cộng đồng (tầm quan trọng,

5


quy mô) [47, 67]. Đa d ng hệ sinh thái: là sự phong phú về trạng thái và loại hình
của các mối quan hệ giữa quần xã sinh học với môi trƣờng tự nhiên.
Hệ xã hội (Social system) bao gồm tất cả các sản phẩm khác nhau của văn hóa
con ngƣời ở mức độ quần thể, bao gồm các yếu tố chính: dân số, văn hóa, sản phẩm

vật chất, tổ chức xã hội, và thể chế xã hội…Tuy sống trong xã hội nhƣng con ngƣời
vẫn luôn luôn giữ mối quan hệ chặt chẽ với thiên nhiên, tác động và khai thác tài
nguyên ngày càng nhiều để phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống ngày càng cao của
mình. Từ đó, dần hình thành các Hệ sinh thái nhân văn [22, 35].
Hệ sinh thái nhân văn (Human ecosystem) là tổng hòa của hai hệ thống, hệ
thống tự nhiên và hệ thống xã hội trong sự tƣơng tác lẫn nhau ở một khu vực nhất
định. Theo đó, hình thành một khoa học liên ngành - Sinh thái học nhân văn
(Human ecology) và các chun ngành của nó (Sinh thái học chính trị - Political
ecology; Sinh thái học xã hội – Social ecology…) [22, 35, 104].
Hệ sinh thái – xã hội (Social-ecological system) là một biến thể của hệ sinh
thái nhân văn, nhấn mạnh yếu tố thể chế và đƣợc định nghĩa khái quát là một hệ
gồm cả con ngƣời và tự nhiên, một đơn vị sinh - vật lý - địa và các yếu tố xã hội,
thể chế kèm theo. Hệ sinh thái - xã hội là hệ thống phức tạp nhất, tùy theo góc độ và
phạm vi nghiên cứu mà các đặc trƣng khác nhau đƣợc nhấn mạnh [22, 35, 37, 88,
104, 109, 114].
Hệ sinh thái - xã hội có các thuộc tính sau:
i) Một hệ thống chức năng, gồm các yếu tố địa-vật lý sinh học và xã hội có sự
tƣơng tác thƣờng xuyên với nhau theo một phƣơng thức bền vững và chống chịu;
ii) Một hệ thống tồn tại trong một khoảng không gian và thời gian xác định, có
cấu trúc, chức năng và các cấp độ tổ chức tƣơng tác lẫn nhau;
iii) Một tổ hợp các dạng tài nguyên quan trọng (tài nguyên thiên nhiên, tài
nguyên kinh tế - xã hội và văn hóa) đƣợc phát triển và sử dụng bởi phức hợp của cả
hai hệ thống, hệ thống sinh thái và hệ thống xã hội;
iv) Một hệ thống phức hợp biến động khơng ngừng với sự thích ứng liên tục.

6


Nhƣ vậy, theo quan điểm của luận án, khái niệm hệ sinh thái – xã hội đặc biệt
nhấn mạnh vào yếu tố con ngƣời trong xã hội mà cụ thể là thể chế với việc ra quyết

định của mình tác động mạnh mẽ đến các hệ sinh thái liên quan làm biến đổi theo
khơng gian, thời gian với sự thích ứng liên tục.
Cộng đồng (Community) là một nhóm ngƣời có những đặc điểm thái độ, cách
ứng xử, tập quán sinh hoạt và ƣớc muốn tƣơng đối giống nhau, cùng sống trong một
bối cảnh tự nhiên, kinh tế - xã hội xác định. Hay nói một cách khác, cộng đồng
đƣợc quan niệm là đồng bào các dân tộc đang sinh sống trong một khu vực địa lý
nhất định [67, 110, 123].
Quản lý dựa vào cộng đồng (Community–based management) là lấy cộng
đồng làm trọng tâm trong việc quản lý tài nguyên. Đƣa cộng đồng tham gia trực tiếp
vào hệ thống quản lý tài nguyên, từ khâu bàn bạc ban đầu tới việc lên kế hoạch thực
hiện, triển khai các hoạt động và nhận xét, đánh giá sau khi thực hiện. Đây là hình
thức quản lý đi từ dƣới lên, thực hiện theo nguyện vọng, nhu cầu thực tế và ý tƣởng
của chính cộng đồng, trong đó các tổ chức quần chúng đóng vai trị nhƣ một cơng
cụ hỗ trợ thúc đẩy cho các hoạt động cộng đồng [30, 51, 122].
Sinh kế (Livelihood): Sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (bao gồm cả
các nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống [95, 96].
Vốn sinh kế (Livelihood capitals) hay nguồn vốn hay tài sản sinh kế là toàn
bộ năng lực vật chất và phi vật chất mà con ngƣời có đƣợc để duy trì hay phát triển
sinh kế của họ. Nguồn vốn hay tài sản sinh kế đƣợc chia thành 5 loại chính: vốn
nhân lực, vốn tài chính, vốn vật chất, vốn xã hội và vốn tự nhiên [96].
Sinh kế bền vững (Sustainable livelihood): một sinh kế có khả năng ứng phó
và phục hồi khi bị tác động, hay có thể thúc đẩy các khả năng và tài sản ở cả thời
điểm hiện tại và trong tƣơng lai trong khi khơng làm xói mòn nền tảng của các
nguồn lực tự nhiên [96].

7


1.1.2. Khung phân tích của vấn đề nghiên cứu
Luận án xác định các vấn đề nghiên cứu chính là tập trung vào phân tích, đánh

giá các ảnh hƣởng đến hợp phần của hệ sinh thái – xã hội do việc xây dựng tuyến
đƣờng TTBG ở Tây Nguyên, trong đó tập trung vào các tác động tới hệ tự nhiên, hệ
xã hội và mối tƣơng tác giữa tự nhiên và xã hội. Các tác động này bao gồm cả
nguyên nhân trực tiếp (gây suy giảm diện tích rừng, sự đa dạng lồi) và ngun
nhân gián tiếp (chuyển đổi mục đích sử dụng đất làm suy giảm hệ sinh thái rừng,
sinh kế - nghèo đói và suy giảm ĐDSH). Cụ thể các đánh giá tập trung vào tính
ĐDSH, sự thay đổi các hệ sinh thái rừng, loài, biến động sử dụng đất, vấn đề nghèo
đói và nhận thức, di dân trong các mối tƣơng tác liên quan. Từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm hƣớng tới phát triển bền vững tại khu vực biên giới Tây Ngun.
Quy trình nghiên cứu có thể mơ tả trên khung phân tích sau (Hình 1.1):
Xây dựng tuyến đường
TTBG Tây Nguyên

PHÁT
TRIỂN
KT - XH

HỆ SINH THÁI – XÃ HỘI
KHU VỰC BIÊN GIỚI TÂY NGUYÊN
Hệ xã hội

Hệ sinh thái

- Tài nguyên sinh học
- Cộng đồng
- Tài nguyên nước
Thể chế và Cơng nghệ - Văn hóa
- Tài ngun đất
trong quản lý tài nguyên - Cơ sở hạ tầng
- Tài nguyên khống

- KT – XH
sản
- AN - QP
- Tài ngun khí hậu

ĐÁNH GIÁ ẢNH
HƯỞNG

Trực tiếp

Gián tiếp

- Suy giảm ĐDSH
- Phân mảnh mơi
trường
- Mất lồi

ĐÁNH GIÁ ẢNH
HƯỞNG
- Dân số & sinh kế
- QL tài nguyên
- Văn hóa
- AN - QP

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Hình 1.1. Khung phân tích của vấn đề nghiên cứu

8



Các giải pháp đề xuất của luận án đƣợc lồng ghép vào trong phát triển kinh tế
địa phƣơng, đƣa ra mơ hình gắn với tính đặc trƣng văn hóa và cộng đồng trong quản
lý tài nguyên đáp ứng đƣợc sinh kế của ngƣời dân, đảm bảo an ninh – quốc phịng ở
khu vực biên giới.
Khung phân tích nhấn mạnh vào tính hệ thống, tính liên ngành trong nghiên
cứu sự thay đổi các hợp phần và sự tƣơng tác của chúng trong hệ sinh thái – xã hội
khu vực biên giới Tây Nguyên, đề xuất các giải pháp quản lý tài nguyên trên quan
điểm định hƣớng phát triển bền vững.
Các vấn đề nghiên cứu nằm trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH), theo
kịch bản biến đổi khí hậu cơng bố của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng 2012, khu vực
Tây Nguyên sẽ có nhiệt độ tăng lên khoảng 0,30C vào năm 2020; 0,80C vào năm
2050 và 1,60C vào năm 2100 [83]. Gia tăng lƣợng mƣa vào mùa mƣa, giảm vào
mùa khô khiến cho mùa khô ngày càng khốc liệt hơn, hạn hán gia tăng với mức độ
đáng kể. Lũ lụt, lũ quét vẫn là mối đe dọa thƣờng xuyên trong mùa mƣa. Tác động
tiềm tàng của BĐKH về lâu dài sẽ làm thay đổi ranh giới các hệ sinh thái rừng tự
nhiên và rừng trồng [6, 33, 53]. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận án này, do thời
gian, nguồn lực nghiên cứu còn hạn chế, các dữ liệu thu thập về khí hậu, thời tiết
chƣa đủ để đề cập sâu về vấn đề này.
1.1.3. Tính hệ thống, liên ngành trong đánh giá ảnh hƣởng của giao thông
đƣờng bộ tới hệ sinh thái - xã hội
Việc nghiên cứu đánh giá ảnh hƣởng sự tƣơng tác giữa hệ tự nhiên và hệ xã
hội đƣợc đặt trong một mối liên kết mang tính hệ thống và sự liên kết của nhiều
ngành khoa học khác nhau. Trên quan điểm tiếp cận dựa trên hệ sinh thái, liên
ngành, nghiên cứu ảnh hƣởng tới hệ sinh thái – xã hội do tác động của giao thông
đƣờng bộ đƣợc chia ra 4 nhóm nhiệm vụ lớn: (i) Ảnh hƣởng của phát triển giao
thông tới hệ tự nhiên; (ii) Ảnh hƣởng của giao thông đƣờng bộ tới hệ xã hội; (iii)
Mối tƣơng tác giữa hệ tự nhiên và hệ xã hội trong phát triển giao thông; (iv) Đề
xuất mơ hình quản lý tài ngun dựa vào cộng đồng tại khu vực theo định hƣớng
phát triển bền vững.


9


Để giải quyết các vấn đề trên, đòi hỏi kiến thức liên ngành, có sự kết hợp của
các ngành giao thông học, sinh thái học, địa lý, quy hoạch, môi trƣờng, xã hội học.
Ở quy mô khu vực biên giới Tây Nguyên, phạm vi nghiên cứu của luận án là
vấn đề mất rừng, suy giảm ĐDSH, sinh kế, đói nghèo của đồng bào các dân tộc, vấn
đề an ninh biên giới, các mơ hình quản lý tài ngun. Và vấn đề xem xét đƣợc đặt
trong hệ thống, khơng có sự gián đoạn khơng gian theo ranh giới địa chính.
Ở quy mô cấp Vùng Tây Nguyên, các vấn đề đƣợc ƣu tiên nghiên cứu là bảo
tồn đa dạng sinh học, đảm bảo sinh kế của ngƣời dân gắn với nhiệm vụ an ninh –
quốc phòng, phát triển bền vững. Các yếu tố này nằm trong một hệ thống, có sự kết
nối, tƣơng tác chặt chẽ, qua lại với nhau và với các vùng khác.
Trên quy mô quốc gia, Tây Nguyên là một trong những vùng kinh tế trọng
điểm, cần nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển bền vững, bảo vệ
chủ quyền lãnh thổ tổ quốc. Tính hệ thống ở đây còn thể hiện ở cấp độ xuyên quốc
gia trong vấn đề bảo tồn ĐDSH.
1.2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới
a. Hệ sinh thái - xã hội
Trƣớc khi đề cập đến hệ sinh thái – xã hội, trƣớc hết phải nói đến sinh thái học
nhân văn. Khái niệm này ra đời ở Mỹ vào năm 1921, do một nhóm tác giả thuộc
Đại học Chicago đƣa ra trong cuốn “Tổng quan về xã hội học”, trong đó, quan niệm
ứng dụng các quy luật sinh thái vào nghiên cứu xã hội học. Đến thập kỷ 70 của thế
kỷ XX, khoa học sinh thái nhân văn đƣợc nghiên cứu và phát triển ở các quốc gia
Châu Âu và ở Mỹ. Có nhiều quan điểm khác nhau, tuy nhiên nhiều học giả cho rằng
hệ sinh thái nhân văn đƣợc tạo ra từ hệ xã hội và hệ sinh thái. Con ngƣời vừa thuộc
hệ xã hội vừa thuộc hệ sinh thái. Theo Gerald (2001), quan niệm tƣơng tác con
ngƣời – môi trƣờng nhƣ mối tƣơng tác giữa hệ thống con ngƣời (xã hội nhân văn)

với phần sinh quyển cịn lại của riêng sinh vật (Hình 1.2) [104].
Hệ xã hội nhận từ hệ sinh thái các dịch vụ sinh thái: năng lƣợng vật chất thông
tin nuôi dƣỡng sự sống. Hệ sinh thái nhận từ hệ xã hội sự tƣơng tác của con ngƣời

10


qua dịng năng lƣợng, vật chất, thơng tin nhƣ: dân số, tri thức, tổ chức xã hội, công
nghệ… Mỗi hệ sinh thái, hệ xã hội đều đƣợc cấu tạo từ các hệ thống con và đồng
thời là một thành phần của hệ thống lớn hơn [104].

Hình 1.2. Mối quan hệ giữa hệ sinh thái và hệ xã hội
Nguồn: [104].
Trong những năm gần đây tại Mỹ và Châu Âu, phát triển khái niệm Hệ sinh
thái – xã hội. Đi tiên phong trong nghiên cứu này là Elinor Ostrom (Đại học
Indiana, Đại học Tổng hợp bang Arizona, Hoa Kỳ). Theo Elinor Ostrom (2007),
một hệ thống sinh thái – xã hội là một hệ sinh thái bị ảnh hƣởng và liên kết chặt chẽ
với ít nhất một hệ thống xã hội. Một hệ sinh thái có thể đƣợc hiểu đơn giản là một
hệ thống độc lập gồm nhiều cá thể hoặc đơn vị sinh học. “Xã hội” đƣợc hiểu đơn
giản là “xu hƣớng hình thành những mối quan hệ tƣơng tác, lệ thuộc và hợp tác với
những cá thể có dạng thức khác nhau”. Hay nói rộng hơn, hệ xã hội có thể đƣợc
xem nhƣ một hệ thống các cá thể có tính chất tƣơng tác, phụ thuộc. Do đó, cả hệ
sinh thái và hệ xã hội chứa đựng những đơn vị có tƣơng tác một cách phụ thuộc và
có thể chứa đựng những hệ thống tích hợp bên trong [114].
Chúng ta sử dụng thuật ngữ “Hệ sinh thái – xã hội” nhằm đề cập đến một phần
của hệ xã hội mà trong đó một số mối quan hệ tƣơng tác, lệ thuộc giữa con ngƣời

11



đƣợc điều chỉnh thông qua mối tƣơng tác với những yếu tố tự nhiên (biophysical)
và những loài sinh vật khác (Hình 1.3) [114].
Rộng hơn, trong hệ sinh thái - xã hội chú trọng tới khía cạnh hợp tác trong hệ
xã hội là tâm điểm, nghĩa là nơi những cá nhân có chủ đích đầu tƣ nguồn lực vào
một vài loại cơ sở hạ tầng vật chất hoặc có tính tổ chức nhằm đƣơng đầu với những
xáo trộn đa dạng bên trong và bên ngoài. Khi hệ sinh thái và hệ xã hội đƣợc liên
kết, hệ sinh thái – xã hội tổng thể là một hệ thống phức hợp mang tính thích nghi,
bao hàm các hệ tích hợp và đƣợc gắn vào hệ thống đa nhân tố rộng hơn [88, 100,
109, 114].
Xã hội, Kinh tế và Thể chế (S)

Hệ thống
quản trị (GS)

Hệ thống
tài nguyên
(RS)
Trạng thái hành động
Các tương tác (I)

↔ Kết quả các tác động (O)

Các thành phần tài
nguyên (RU)

Các nhân tố
(A)

Nguyên nhân trực tiếp


Thông tin phản hồi

Các hệ sinh thái liên quan (ECO)

Hình 1.3. Khung nhiều tầng phân tích một hệ sinh thái-xã hội
Nguồn: [114].
Đi sâu vào phân tích một mơ hình khái niệm về hệ sinh thái - xã hội có thể sử
dụng khung phân tích của Anderies, Janssen và Ostrom năm 2004 trên quan điểm
quản trị thể chế (Hình 1.4) [88].
Một hợp phần là một tài nguyên (A) đƣợc sử dụng bởi những ngƣời sử dụng
khác nhau. Hai hợp phần do con ngƣời tạo ra là người sử dụng tài nguyên (B) và
nguồn cung cấp cơ sở h tầng cơng cộng (C). Có thể có sự chồng chéo giữa các

12


nhân tố B và C, hoặc hoàn toàn khác biệt, tùy theo cấu trúc quản trị và quản lý hệ xã
hội đó.
Cơ sở h tầng cơng cộng (D) kết hợp hai dạng nguồn lực từ con ngƣời và từ
xã hội. Nguồn lực vật chất bao gồm các cơng trình mang tính kĩ thuật nhƣ đê điều,
kênh thốt nƣớc, v.v… Nói đến nguồn lực xã hội, chúng ta nói về các quy tắc đƣợc
sử dụng thực tiễn bởi những nhân tố quản trị, quản lý và sử dụng hệ thống đó và
những nhân tố gây giảm thiểu chi phí thực thi liên quan đến giám sát và thi hành
những quy tắc đó. Một ví dụ về quy tắc đƣợc sử dụng trong nhiều Hệ sinh thái – xã
hội tự tổ chức là quay vòng vai trò giám sát giữa những ngƣời chiếm hữu nguồn
lực. Nắm giữ vai trò quản trị trung tâm Hệ sinh thái – xã hội, những ngƣời giám sát
đƣợc một cơ quan chính phủ tuyển dụng và trả lƣơng.
8
(B)
Ngƣời sử dụng

tài nguyên

1

7

5

(A)
Tài nguyên

6

2
(C)
Nhà cung cấp
hạ tầng cơ sở

4

(D)
Hạ tầng
cơng cộng

8

3

7
Hình 1.4. Mơ hình khái niệm của một hệ sinh thái - xã hội

Nguồn: [88].
Trong nghiên cứu nhấn mạnh hai loại yếu tố gây xáo trộn. Yếu tố ngoại vi có
thể bao gồm sự chia tách vật lý (mũi tên 7) nhƣ lũ lụt, động đất, sạt lở đất, biến đổi
khí hậu mà có tác động đến tài ngun (A) và cơ sở hạ tầng công cộng (D), hoặc

13


×