Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

(Luận án tiến sĩ) nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến chuyển đổi cơ cấu kinh tế vùng duyên hải nam trung bộ và đề xuất giải pháp phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.09 MB, 165 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Mai Kim Liên

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ VÙNG
DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Hà Nội - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Mai Kim Liên

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ VÙNG
DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Chuyên ngành: Môi trường và phát triển bền vững
Mã số: 9440301.04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS. Mai Trọng Nhuận


2. PGS.TSKH. Nguyễn Xuân Hải

Hà Nội - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Nghiên cứu sinh xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của chính nghiên
cứu sinh. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, khơng
sao chép từ bất kỳ một cơng trình nào khác. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã
được trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.

Nghiên cứu sinh

Mai Kim Liên

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học Khoa học
Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là các thầy/cô trong Khoa Môi trường
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu sinh trong quá trình nghiên cứu và
thực hiện luận án.
Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến hai thầy hướng dẫn là
GS. TS. Mai Trọng Nhuận và PGS. TSKH. Nguyễn Xuân Hải đã tận tình hướng dẫn
và giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu và hồn thành luận án. Các Thầy ln
ủng hộ, động viên và hỗ trợ những điều kiện tốt nhất để nghiên cứu sinh hoàn thành
luận án.
Nghiên cứu sinh cũng dành những lời cảm ơn chân thành đến các chuyên
gia, các nhà khoa học và đồng nghiệp hiện đang cơng tác tại Cục Biến đổi khí hậu

đã có những góp ý khoa học cũng như hỗ trợ tài liệu, số liệu cho nghiên cứu sinh
trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Cuối cùng, nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn tới bậc sinh thành, chồng, các
con và những người thân trong gia đình đã ln động viên, cổ vũ tinh thần để vượt
qua những khó khăn, trở ngại để hoàn thành luận án.

Nghiên cứu sinh

Mai Kim Liên

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. vi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ................... 8
1.1. Một số khái niệm ............................................................................................. 8
1.2. Tổng quan nghiên cứu về chuyển đổi cơ cấu kinh tế ứng phó với biến đổi khí
hậu.................................................................................................................. 10
1.2.1. Chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế ........................................................ 10
1.2.2. Biến đổi khí hậu và cách thức lồng ghép biến đổi khí hậu vào các chính
sách .............................................................................................................. 13
1.2.3. Mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và chuyển đổi cơ cấu kinh tế ............. 16
1.2.4. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế một số nước trên thế giới ứng phó với biến đổi
khí hậu ......................................................................................................... 19
1.2.5. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế ứng phó với biến đổi khí hậu cần thiết cho Việt
Nam ............................................................................................................. 25
1.3. Lồng ghép vấn đề phát triển bền vững vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong

bối cảnh biến đổi khí hậu............................................................................... 32
1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới ...................................................................... 35
1.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ..................................................................... 37
1.3.3. Các nghiên cứu liên quan đến luận án tại vùng Nam Trung Bộ ................ 43
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU ..................... 49
2.1. Cách tiếp cận ................................................................................................. 49
2.1.1. Tiếp cận hệ thống ....................................................................................... 49
2.1.2. Tiếp cận lịch sử .......................................................................................... 49
2.1.3. Tiếp cận tích hợp và liên ngành ................................................................. 50
2.1.4. Tiếp cận về phát triển bền vững ................................................................. 50
2.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 50
2.2.1. Phương pháp thu thập, thống kê, tổng hợp tài liệu .................................... 50
2.2.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa ..................................................... 51
2.2.3. Phương pháp phỏng vấn ............................................................................. 52
2.2.4. Phương pháp chuyên gia ............................................................................ 53
2.2.5. Phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu ............. 53
2.2.6. Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS)...................................... 61
2.3. Giới thiệu khu vực nghiên cứu ...................................................................... 61
2.3.1. Đặc điểm về đất đai, tài nguyên thiên nhiên .............................................. 61
2.3.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ............................................................................ 65
2.4. Số liệu sử dụng .............................................................................................. 68
2.4.1. Số liệu khí tượng thủy văn tại khu vực nghiên cứu ................................... 69

iii


2.4.2. Số liệu điều tra khảo sát tại khu vực nghiên cứu ....................................... 69
2.4.3. Số liệu về kinh tế - xã hội tại khu vực nghiên cứu ..................................... 71
CHƯƠNG 3. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CƠ CẤU KINH
TẾ KHU VỰC NAM TRUNG BỘ.................................................................... 73

3.1. Đánh giá chuyển đổi cơ cấu kinh tế tại các tỉnh Nam Trung Bộ trong thời
gian qua.......................................................................................................... 73
3.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới phát triển kinh tế ................................. 76
3.2.1 Ảnh hưởng của ngập lụt do nước biển dâng đến một số lĩnh vực thuộc vùng
Nam Trung Bộ ............................................................................................. 76
3.2.2 Tính dễ bị tổn thương với các ngành kinh tế của vùng Nam Trung Bộ ..... 88
CHƯƠNG 4. BỘ TIÊU CHÍ LỒNG GHÉP VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
VÀO Q TRÌNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP PTBV CHO VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ ...................... 109
4.1. Xác định bộ tiêu chí lồng ghép biến đổi khí hậu vào chính sách chuyển đổi
cơ cấu kinh tế ............................................................................................... 109
4.1.1. Mục tiêu và nguyên tắc xây dựng bộ tiêu chí lồng ghép vấn đề biến đối khí
hậu vào quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế ............................................... 109
4.1.2. Đề xuất bộ tiêu chí lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu vào q trình chuyển
đổi cơ cấu kinh tế cho các tỉnh Nam Trung Bộ ........................................... 110
4.2. Thử nghiệm bộ tiêu chí lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu vào quá trình
chuyển đổi cơ cấu kinh tế cho tỉnh Bình Định ............................................ 123
4.3. Chuyển đổi cơ cấu ngành thích ứng với biến đổi khí hậu ........................... 129
4.4. Đề xuất giải pháp chuyển đổi cơ cấu kinh tế cho khu vực Nam Trung Bộ
nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo phát triển bền vững ............. 133
4.3.1. Các giải pháp về chính sách ..................................................................... 133
4.3.2. Các giải pháp về khoa học và công nghệ ................................................. 135
4.3.3. Các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực ............................................. 137
4.3.4. Các giải pháp về liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu ........ 137
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 140
A. KẾT LUẬN ................................................................................................. 140
B. KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 142
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG
BỐ ...................................................................................................................... 143
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 144

PHỤ LỤC .............................................................................................................. a

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Một số chính sách liên quan đến các tiêu chí PTBV của Việt Nam .........38
Bảng 1.2. Các cơng trình nghiên cứu về vấn kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
NTB ...........................................................................................................................43
Bảng 2.1. Bảng sắp xếp dữ liệu chỉ thị theo vùng ....................................................54
Bảng 2.2. Các chỉ số đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH đối với ngành nông
nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản .................................................................................56
Bảng 2.3. Các chỉ số đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH đối với ngành công
nghiệp và xây dựng ...................................................................................................57
Bảng 2.4. Các chỉ số đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH đối với ngành dịch
vụ ...............................................................................................................................58
Bảng 2.5. Phân cấp trạng thái dễ bị tổn thương ........................................................61
Bảng 2.6. Hiện trạng sử dụng đất các tỉnh NTB [34] ...............................................64
Bảng 2.7. GRDP các tỉnh theo giá hiện hành giai đoạn 2014 - 2017 [32-33] ..........65
Bảng 2.8. Danh sách các trạm được sử dụng trong nghiên cứu ................................69
Bảng 3.1. GRDP các tỉnh NTB theo giá so sánh năm 2010 [32] ..............................73
Bảng 3.2. Giá trị sản xuất (GRDP) theo giá so sánh vùng NTB giai đoạn 2011 2016 ...........................................................................................................................75
Bảng 3.3. Bảng thống kê diện tích nguy cơ bị ngập khi nước biển dâng 50cm các
tỉnh NTB ....................................................................................................................79
Bảng 3.4. Bảng thống kê diện tích nguy cơ bị ngập khi nước biển dâng 70cm các
tỉnh NTB ....................................................................................................................84
Bảng 3.5. Bảng thống kê diện tích nguy cơ bị ngập khi nước biển dâng 100cm các
tỉnh NTB ....................................................................................................................87
Bảng 3.6. Chỉ số dễ bị tổn thương đối với ngành nông - lâm- thủy sản ...................88
Bảng 3.7. Chỉ số dễ bị tổn thương đối với ngành công nghiệp và xây dựng ............95

Bảng 3.8. Chỉ số dễ bị tổn thương đối với ngành dịch vụ ......................................101
Bảng 3.9. Tỷ lệ mức độ tổn thương đối với các lĩnh vực kinh tế của vùng NTB ...107

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ CĐCCKT ngành .............................................................................13
Hình 1.2. Quan hệ giữa chiến lược giảm nhẹ BĐKH và chiến lược thích ứng với
BĐKH [47] ................................................................................................................14
Hình 1.3. Vai trị của thích ứng với BĐKH ..............................................................14
Hình 1.4. Các tác động của BĐKH [30] ...................................................................15
Hình 1.5. Một số mơ hình chuyển đổi kinh tế trong nông nghiệp và nuôi trồng thủy
sản áp dụng các công nghệ tiên tiến tại đất nước Israel [38-40] ...............................22
Hình 1.6. Sơ đồ lồng ghép BĐKH vào chính sách CĐCCKT ..................................30
Hình 1.7. Các khía cạnh đề cập đến của thích ứng với BĐKH và thiên tai ..............31
Hình 1.8. Công cụ hỗ trợ quyết định - khung đánh giá rủi ro ...................................32
Hình 1.9. Hệ thống các nhóm tiêu chí để xây dựng lộ trình thích ứng với BĐKH và
thiên tai cho các quốc gia Đơng Nam Á [42] ............................................................32
Hình 1.10. Mơ tả tiến trình lồng ghép BĐKH vào chính sách CĐCCKT để đạt được
PTBV .........................................................................................................................35
Hình 1.11. Sơ đồ tích hợp vấn đề BĐKH vào nội dung báo cáo đánh giá mơi trường
chiến lược [9] .............................................................................................................42
Hình 1.12. Khung lơgic nghiên cứu của luận án .......................................................48
Hình 2.1. Cơ cấu GRDP vùng NTB theo tỉnh...........................................................63
Hình 2.2. Cơ cấu GRDP vùng NTB theo tỉnh [32-33]..............................................66
Hình 3.1. Nguy cơ ngập do nước biển dâng 50 cm đối với một số loại sử dụng đất 78
Hình 3.2. Nguy cơ ngập do nước biển dâng 70 cm đối với một số loại sử dụng đất
...................................................................................................................................83
Hình 3.3. Nguy cơ ngập do nước biển dâng 100 cm đối với một số loại sử dụng đất

...................................................................................................................................86
Hình 3.4. Bản đồ tính dễ bị tổn thương ngành nơng, lâm nghiệp và thủy sản..........90
Hình 3.5. Bản đồ tính dễ bị tổn thương ngành cơng nghiệp và xây dựng ................97
Hình 3.6. Bản đồ tính dễ bị tổn thương ngành dịch vụ ...........................................103
Hình 4.1. Cấu trúc bộ tiêu chí lồng ghép vấn đề BĐKH vào quá trình CĐCCKT .110
Hình 4.2. Chuyển đổi cơ cấu ngành tỉnh Bình Định trong 20 năm qua .................130
Hình 4.3. Chuyển đổi cơ cấu ngành tỉnh Phú Yên trong 20 năm qua.....................131
Hình 4.4. Chuyển đổi cơ cấu ngành tỉnh Khánh Hịa trong 20 năm qua ...............131
Hình 4.5. Chuyển đổi cơ cấu ngành tỉnh Ninh Thuận trong 20 năm qua [32]........132
Hình 4.6. Chuyển đổi cơ cấu ngành tỉnh Bình Thuận trong 20 năm qua [32] ........132
vi


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
AC

Adaptation capacity (Khả năng thích ứng)

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á

ARO

Tổ chức nghiên cứu nơng nghiệp

BĐKH

Biến đổi khí hậu


BKHĐT

Bộ Kế hoạch đầu tư

BTNMT

Bộ tài nguyên và Môi trường

CCKT

Cơ cấu kinh tế

CDM

Phát triển sạch

CDCCKT

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

CĐCCKT

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế

CNH

Cơng nghiệp hóa

COP3


Hội nghị lần thứ 3 của các Bên tham gia Công ước khung Liên
hợp quốc về biến đổi khí hậu

CTMTQG

Chương trình mục tiêu quốc gia

NTB

Nam Trung Bộ

DRI

Disaster Reduction Institute (Viện Giảm thiểu Thiên Tai)

ĐDSH

Đa dạng sinh học

ĐMC

Đánh giá môi trường chiến lược

ERIA

Viện Nghiên cứu kinh tế về Đông Á và Đông Nam Á

ET

Buôn bán phát thải


EU

European Union (Liên minh châu Âu)

GCM

Mơ hình hồn lưu chung

GDP

Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)

GIS

Geographic Information System (Hệ thống thông tin địa lý)

GRDP

Gross Regional Domestic Product (Tổng sản phẩm nội địa)

HDI

Chỉ số phát triển con người

HĐH

Hiện đại hóa

HĐND


Hội đồng nhân dân

HST

Hệ sinh thái

ICOR

Incremental Capital Output Ratio (Hệ số đầu tư tăng trưởng)

IMHEN

Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

IPCC

Intergovernmental Panel on Climate Change (Ủy ban Liên chính
phủ về Biến đổi Khí hậu)

vii


KKT

Khu kinh tế

KT-XH

Kinh tế - xã hội


JI

Joint Implementation (Cơ chế đồng thực hiện)

NBD

Nước biển dâng

NGOs

Các tổ chức phi chính phủ

PHEV

Xe điện lai sạc điện

PTBV

Phát triển bền vững

PTNT

Phát triển nông thôn

QĐ-TTg

Quyết định Thủ tướng chính phủ

QH


Quốc hội

QHSDKG

Quy hoạch sử dụng khơng gian

RCP

Kịch bản nồng độ khí nhà kính đại diện

SPSS

Statistical Product and Services Solutions

TNMT

Tài nguyên môi trường

TW

Trung ương

UBTVQH

Ủy ban Thường vụ Quốc hội

UBND

Ủy ban nhân dân


UNDP

United Nations Development Programme (Chương trình phát
triển Liên hợp quốc)

UNFCCC

United Nations Framework Convention on Climate Change
(Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu)

ƯPBĐKH

Ứng phó với biến đổi khí hậu

viii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức có quy mơ toàn
cầu lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21, là nguy cơ hiện hữu đối với mục
tiêu phát triển bền vững (PTBV) của tất cả các quốc gia, mọi vùng lãnh thổ. Việt
Nam là một trong những nước chịu tác động mạnh mẽ nhất của BĐKH. Tác động
của BĐKH ngày càng trở nên trầm trọng, thể hiện qua các biểu hiện chính của
biến đổi khí hậu và nước biển dâng tồn cầu: nhiệt độ trung bình tồn cầu tăng
khoảng 0,89oC (0,69-1,08oC) trong giai đoạn 1901-2012; mực nước biển trung
bình tồn cầu tăng khoảng 1,7mm/năm giai đoạn 1901-2010, 3,2mm/năm trong
giai đoạn 1993-2010 [55]. Tác động của BĐKH đối với Việt Nam thể hiện qua
các biểu hiện của BĐKH ở Việt Nam: nhiệt độ trung bình tăng 0,62oC trong thời

kỳ 1958-2014, khoảng 0,1oC/10 năm. Trong 20 năm gần đây tăng 0,38oC so với
thời kỳ 1981-1990; lượng mưa năm giảm ở phía Bắc, tăng ở phía Nam; hạn hán
trong mùa khơ xảy ra thường xuyên hơn; số lượng bão mạnh có xu hướng tăng;
mực nước biển tại các trạm ven biển Việt Nam tăng khoản 2,45mm/năm giai
đoạn 1960-2014, tăng khoảng 3,34mm/năm giai đoạn 1993-2014 [55].
Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương trong cả nước đã nỗ lực tăng
cường năng lực, thể chế, trong đó có ban hành Chiến lược quốc gia về BĐKH,
Chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020, v.v. và
các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) ứng phó với BĐKH, CTMTQG
sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả… cũng như phê chuẩn một số hiệp ước
quốc tế và hiệp định liên quan như Công ước khung của Liên hiệp quốc về
BĐKH; Công ước của Liên hiệp quốc về chống sa mạc hóa; Hiệp định ASEAN
về phịng chống thiên tai; v.v. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, giáo dục nhận
thức cho cán bộ, nhân dân về BĐKH, lồng ghép BĐKH vào chiến lược phát triển
KT-XH địa phương. Nổi bật nhất là chương trình hành động, chính sách ứng phó
với BĐKH của các lĩnh vực chịu nhiều tác động của BĐKH như tài nguyên
nước, cơ sở hạ tầng, giao thông, nông nghiệp và môi trường.
Nam Trung Bộ (NTB) là một khu vực gồm 05 tỉnh, kéo dài từ Bình Định
đến Bình Thuận, có vị trí địa lý rất thuận lợi, nằm trên trục các đường giao thông
bộ, sắt, hàng không, biển, gần Thành phố Hồ Chí Minh và khu tam giác kinh tế
1


trọng điểm miền Đông Nam bộ, cửa ngõ của Tây Nguyên, của đường xuyên Á ra
biển nối với đường hàng hải quốc tế có thế mạnh trong phát triển kinh tế biển, du
lịch biển và sử dụng năng lượng gió, năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, trong bối
cảnh BĐKH kéo theo nhiều hệ lụy trong tương lai như mất đất do nước biển
dâng, các hiện tượng khí hậu cực đoan như mưa bão lớn, ngập lụt, hạn hán và sa
mạc hóa cũng tác động mạnh đến các tỉnh NTB. Khi mực nước biển dâng sẽ thu
hẹp diện tích rừng ngập mặn, cường hố xói lở bờ biển, gây khó khăn cho nghề

cá do những thay đổi theo hướng xấu đi của phần lớn nguồn lợi thuỷ sản. Diện
tích sinh sống của các khu dân cư ven biển bị thu hẹp.
Do vậy, để ứng phó với BĐKH, có rất nhiều giải pháp được đặt ra, trong
đó giải pháp chuyển đổi cơ cấu kinh tế (CĐCCKT), đặc biệt là cơ cấu kinh tế
ngành đặt ra như một nhu cầu cấp thiết. Theo đó, các địa phương trong khu vực
này cũng đã bước đầu có những thay đổi trong cơ cấu kinh tế, hướng về phát
triển du lịch sinh thái như ở Nha Trang; phát triển nông nghiệp hữu cơ và năng
lượng tái tạo như năng lượng gió ở Bình Thuận… Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch
khá hợp lý, có tính tốn đến các lợi thế tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng địa
phương trong vùng. Những địa phương có lợi thế về bờ biển dài, cảng nước sâu
như Khánh Hòa, Bình Định đã phát triển khá mạnh mẽ về cơng nghiệp nặng và
dịch vụ vận tải biển. Một số tỉnh như Ninh Thuận, Bình Thuận đẩy mạnh phát
triển nơng nghiệp sinh thái…
Trong thời gian qua, các địa phương vùng NTB đã chủ động CĐCCKT
ngành có khả năng thích ứng với BĐKH, cụ thể như sau:
(1) Chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp: (i) Đã triển khai quy hoạch sử
dụng đất, gắn với quy hoạch sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; Khuyến
khích tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất hàng hóa quy mơ lớn. Trên cơ sở
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh, từng ngành,
từng địa phương trong tỉnh có quy hoạch phát triển của mình, trong đó quy hoạch
sử dụng đất được chú trọng trong phát triển các ngành, đặc biệt là ngành nơng
nghiệp. Hình thành các vùng chun canh cây trồng quy mô lớn để cung cấp
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; (ii) Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni
sang lồi có khả năng chịu hạn, sử dụng ít nước (như cây táo, hành, tỏi, ớt, nho,
thanh long, cây trôm), các giống cây trồng, vật nuôi có khả năng chịu hạn cao
2


như mía, ngơ, cây thuốc lá...được phát triển; ni cừu chịu được thời tiết khơ
nóng; Áp dụng thí điểm nhiều trang trại trồng táo và nho sạch, công nghệ mới;

(iv) Áp dụng hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt để tiết kiệm nước và nâng cao chất
lượng cây giống; Xây dựng các hồ chứa, diện tích nhỏ để giữ nước, vừa điều hịa
khơng khí; (v) Chỉ đạo sát sao trong phịng, chống dịch bệnh cho cây trồng, vật
nuôi thông qua việc theo dõi nhiệt độ các ngày trong năm; (vi) Tăng cường liên
kết vùng trong khai thác thủy sản và nuôi trồng thủy sản, phát huy có lợi thế
trong tổ chức nuôi trồng thủy sản xen kẽ, phát triển kinh tế biển đa tầng để tăng
năng suất, giảm ô nhiễm nguồn nước.
(2) Đối với chuyển đổi cơ cấu ngành công nghiệp, xây dựng: (i) Tăng
cường đầu tư, mở rộng ngành công nghiệp chế biến quy mô lớn để chế biến các
nguyên liệu từ ngành nơng nghiệp như sản xuất ớt, mía, trôm, nho. Tập trung vào
các vùng chuyên canh khai thác muối do nắng quanh năm, đồng thời là điểm
tham quan, du lịch cho khách du lịch nước ngồi; (ii) Có kế hoạch xây dựng hồ
treo chỉ giữ nước cho nước ngầm, trồng rừng; Xây dựng đê, quản lý nguồn nước
thích ứng với BĐKH. Xây dựng kè, đê biển kiên cố, chống xâm thực mặn để
phát triển nuôi trồng thủy sản; (iii) Tăng cường đầu tư hệ thống xử lý nước thải
để giảm ô nhiễm môi trường; (iv) Tăng cường xây dựng và khai thác điện gió.
(3) Chuyển đổi cơ cấu ngành dịch vụ: Tăng cường khai thác lợi thế của địa
phương là nắng nhiều, mưa ít, bờ biển dài và đẹp để xây dựng các loại hình du
lịch biển, du lịch sinh thái nhằm thu hút khách du lịch, đặc biệt là du khách nước
ngoài, tăng thu ngân sách; Hướng đến làm các dịch vụ liên quan đến cảng.
Mặc dù có rất nhiều nỗ lực trong CĐCCKT nhằm ứng phó với BĐKH,
song, vẫn còn nhiều vấn đề mà các địa phương vùng NTB còn chưa làm được, cụ
thể như: (1) Sản xuất nơng nghiệp tuy đã có bước chuyển biến tích cực, gắn việc
phát triển ngành và nội ngành với việc thích ứng với BĐKH song cịn manh mún,
quy mơ nhỏ, chưa có thị trường tiêu thụ phù hợp với quy mô và chất lượng nông
sản, thủy sản; (2) Cơ sở hạ tầng cho phát triển các ngành kinh tế còn yếu, thiếu
vốn đầu tư phát triển các ngành ở quy mô lớn; (3) Chất lượng nguồn nhân lực
chưa đáp ứng với chiến lược, chính sách phát triển và chuyển đổi các ngành kinh
tế theo hướng hiện đại; (4) Phát triển kinh tế chưa tận dụng và khai thác tối đa lợi
3



thế địa kinh tế, chính trị và lợi thế so sánh của địa phương; (5) Tính liên kết vùng
trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa cịn lỏng lẻo.
Với những vấn đề nêu trên, việc phát triển KT-XH bền vững nhằm ứng
phó với BĐKH, các địa phương NTB cần phải xây dựng các giải pháp để lồng
ghép vấn đề BĐKH vào các chính sách CĐCCKT. Để đảm bảo triển khai có hiệu
quả, giải pháp trước tiên cần xây dựng được bộ tiêu chí lồng ghép vấn đề BĐKH
vào q trình CĐCCKT. Trên cơ sở bộ tiêu chí và một số vấn đề tồn tại tại khu
vực nghiên cứu cần đưa ra một số giải pháp định hướng nhằm thực hiện thành
cơng các mục tiêu chuyển đổi đó.
Vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tác động của biến
đổi khí hậu đến chuyển đổi cơ cấu kinh tế vùng duyên hải Nam Trung Bộ và
đề xuất giải pháp phát triển bền vững” để thực hiện luận án là có tính cấp thiết
về khoa học và thực tiễn nhằm ứng phó với BĐKH và PTBV KT-XH.
2. Mục tiêu nghiên cứu
(1) Tổng hợp, đánh giá được tác động, tổn thương do BĐKH đối với KT-XH,
chuyển đổi CCKT, từ đó làm cơ sở để xác định các vấn đề chính CĐCCKT nhằm
ứng phó với BĐKH tại vùng NTB;
(2) Xây dựng được bộ tiêu chí lồng ghép vấn đề BĐKH vào quá trình
CĐCCKT đảm bảo PTBV cho các tỉnh vùng NTB;
(3) Đề xuất được các giải pháp CĐCCKT cho các địa phương NTB nhằm ứng
phó hiệu quả với BĐKH, đảm bảo PTBV.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là cơ cấu kinh tế và CĐCCKT
ứng phó với BĐKH bao gồm: cơ cấu kinh tế nông nghiệp - lâm - ngư nghiệp;
công nghiệp; dịch vụ; vấn đề BĐKH và tác động của BĐKH; quá trình CĐCCKT
ứng phó với BĐKH trong những năm gần đây; bộ tiêu chí lồng ghép vấn đề
BĐKH vào chính sách CĐCCKT vùng và địa phương (cấp tỉnh).
- Phạm vi không gian nghiên cứu là toàn bộ 5 tỉnh vùng NTB bao gồm:

Bình Định, Phú n, Khánh Hồ, Ninh Thuận và Bình Thuận.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu là khoảng thời gian bắt đầu có sự
CĐCCKT mà nghiên cứu có thể tiếp cận được, khoảng 15 năm gần đây.
4. Câu hỏi nghiên cứu
4


(1) CĐCCKT vùng NTB trong bối cảnh BĐKH như thế nào? Những ngành,
lĩnh vực, khu vực kinh tế nào trong khu vực nghiên cứu chịu tác động của
BĐKH? Tính dễ bị tổn thương của các ngành bị tác động mạnh mẽ của BĐKH
như thế nào? Những thuận lợi, khó khăn của CĐCCKT trong bối cảnh BĐKH ở
khu vực nghiên cứu là gì?
(2) Vấn đề BĐKH sẽ được lồng ghép vào q trình CĐCCKT như thế nào?
Có thể xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả của việc lồng ghép vấn đề
BĐKH vào quá trình CĐCCKT nhằm PTBV kinh tế cho vùng NTB hay khơng?
Nếu có, bộ tiêu chí này gồm các chỉ tiêu gì? Có khả thi hay không?
(3) Cần các giải pháp cụ thể cần thiết nào để CĐCCKT cho các tỉnh NTB
nhằm ứng phó hiệu quả với BĐKH, đảm bảo PTBV?
5. Luận điểm bảo vệ
(1) Luận điểm 1: Mức độ tác động và tổn thương các ngành kinh tế tại các
tỉnh vùng NTB do BĐKH được quy định bởi mức độ phụ thuộc của chúng vào
điều kiện tự nhiên (thời tiết, khí hậu, thuỷ văn, hải văn, địa hình, ...), tài nguyên
thiên nhiên và khả năng thích ứng. Theo đó các ngành nơng nghiệp - lâm nghiệp
- ngư nghiệp bị tổn thương cao nhất, các ngành của các huyện/thị cịn lại hầu hết
ở mức trung bình; sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế để thích ứng tốt hơn và góp
phần giảm tổn thất và tổn thương gây ra do tác động của BĐKH.
(2) Luận điểm 2: Bộ tiêu chí gồm 07 nhóm tiêu chí (thơng tin, dữ liệu BĐKH;
lồng ghép BĐKH vào quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát
triển KT-XH vùng NTB; thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về BĐKH đã được
phê duyệt trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển tỉnh; huy động

nguồn lực (tài chính, nhân lực) nhằm ứng phó với BĐKH tại địa phương; kết quả
và hiệu quả của quá trình CĐCCKT của tỉnh nhằm thực hiện PTBV; kết quả và
hiệu quả của ứng phó với BĐKH, phịng tránh thiên tai; tính liên kết vùng trong
lồng ghép BĐKH vào quá trình CĐCCKT) với 43 tiêu chí cấp II được xây dựng
dựa vào các căn cứ khoa học (tác động, tổn thương do BĐKH và CĐCCKT;
CĐCCKT ứng phó với BĐKH) và thực tiễn (đặc điểm điều kiện tự nhiên, KTXH, mơi trường). Bộ tiêu chí này là cơ sở và công cụ quan trọng để lồng ghép
vấn đề BĐKH vào quá trình CĐCCKT các tỉnh vùng NTB nhằm nâng cao hiệu
quả, khả năng thích ứng và PTBV.
5


(3) Luận điểm 3: Bốn nhóm giải pháp CĐCCKT cho các tỉnh NTB nhằm ứng
phó hiệu quả với BĐKH, đảm bảo PTBV bao gồm (i) Thể chế, chính sách; (ii)
Khoa học, công nghệ; (iii) Phát triển nguồn lực; (iv) Liên kết vùng trong ứng phó
BĐKH. Cơ sở để lựa chọn các giải pháp ưu tiên cho từng tỉnh bao gồm: (i) kết
quả áp dụng bộ tiêu chí lồng ghép vấn đề BĐKH vào quá trình CĐCCKT; (ii)
đặc thù về điều kiện tự nhiên (nhất là khí tượng, thuỷ văn), KT-XH; (iii) biểu
hiện, xu thế BĐKH và mức độ tổn thương, tổn thất do BĐKH. Liên kết vùng
trong ứng phó BĐKH để PTBV các tỉnh NTB nên được coi là giải pháp ưu tiên
của tất cả các tỉnh ở đây.
6. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, các nội dung nghiên cứu của luận án đã
được triển khai gồm:
- Tổng quan các nghiên cứu về đánh giá tác động, tổn thương do BĐKH,
CĐCCKT; bộ tiêu chí lồng ghép vấn đề BĐKH vào CĐCCCT và các vấn đề liên
quan;
- Đánh giá tổng quan điều kiện tự nhiên, KT-XH và vấn đề BĐKH cho khu
vực nghiên cứu; nghiên cứu áp dụng một số phương pháp liên quan trực tiếp đến
nội dung nghiên cứu của luận án; thu thập bộ số liệu phục vụ nghiên cứu;
- Đánh giá quá trình CĐCCKT, tác động của BĐKH và nước biển dâng,

tính dễ bị tổn thương đến một số lĩnh vực (ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy
sản; ngành công nghiệp, xây dựng; ngành dịch vụ);
- Xây dựng bộ tiêu chí lồng ghép vấn đề BĐKH vào quá trình xây dựng và
thực hiện các chính sách CĐCCKT, đảm bảo PTBV cho vùng NTB;
- Đề xuất các giải pháp CĐCCKT cho các địa phương NTB nhằm ứng phó
hiệu quả với BĐKH, đảm bảo PTBV.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa khoa học:
Luận án lần đầu tiên đánh giá tổng hợp được các tác động của BĐKH tới
các mục tiêu PTBV một vùng kinh tế (gồm các tỉnh Bình Định, Phú n, Khánh
Hồ, Ninh Thuận và Bình Thuận) chịu tác động mạnh mẽ của BĐKH. Bộ tiêu chí
lồng ghép vấn đề BĐKH vào q trình CĐCCKT ứng phó với BĐKH và PTBV
được xem là một trong những giải pháp hữu ích trong việc đánh giá quá trình
6


CĐCCKT nhằm ứng phó với BĐKH và PTBV, trên cơ sở đó, các địa phương có
thể chủ động hoạch định các chính sách, kế hoạch, quy hoạch của từng địa
phương nói riêng và tồn vùng nói chung.
Ý nghĩa thực tiễn:
Bên cạnh việc đề xuất được các giải pháp cần thiết phục vụ cho q trình
CĐCCKT vùng NTB ứng phó với BĐKH, “Bộ tiêu chí lồng ghép vấn đề BĐKH
vào quá trình CĐCCKT” đã được đề xuất, tạo ra cơ sở để đánh giá định lượng
việc xây dựng chính sách lồng ghép BĐKH vào CĐCCKT và hệ quả của các
chính sách đó của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương (cấp tỉnh)
trong việc ứng phó với BĐKH.
8. Đóng góp mới của luận án
(1) Đã đánh giá được tác động của BĐKH và tính dễ bị tổn thương do BĐKH
cho các ngành/nhóm ngành kinh tế, xã hội, từ đó xác định được tác động tổng
hợp của BĐKH đến tính bền vững của cơ cấu kinh tế vùng NTB;

(2) Đã đề xuất và áp dụng thử nghiệm thành công bộ tiêu chí lồng ghép vấn
đề BĐKH vào q trình CĐCCKT, đảm bảo PTBV vùng NTB;
(3) Đã đề xuất được giải pháp phục vụ CĐCCKT nhằm PTBV KT-XH và ứng
phó với BĐKH cho vùng NTB.
9. Kết cấu của luận án
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu liên quan
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và số liệu
Chương 3: Tác động của BĐKH đến cơ cấu kinh tế vùng NTB
Chương 4: Bộ tiêu chí lồng ghép vấn đề BĐKH vào q trình CĐCCKT và
đề xuất giải pháp PTBV cho vùng duyên hải NTB

7


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
1.1. Một số khái niệm
- Tiêu chí (Criterion): Theo [25] thì tiêu chí chính là tính chất, dấu hiệu làm
căn cứ để nhận biết, xếp loại một sự vật, một khái niệm. Theo từ điển Oxford thì
tiêu chí (criterion) là một tiêu chuẩn hay ngun tắc theo đó một cái gì đó được
đánh giá, hoặc với sự giúp đỡ của một quyết định được thực hiện. Như vậy, tiêu
chí chính là “Các yếu tố dùng để đo lường hoặc kiểm tra, giám sát một sự vật,
hiện tượng theo các mức độ yêu cầu cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của
chất lượng. Mỗi tiêu chí là tập hợp danh mục các tiểu mục cần kiểm tra, đo
lường, giám sát về việc tuân thủ hoặc không tuân thủ; đáp ứng hoặc khơng đáp
ứng; đạt hoặc khơng đạt.
- Chính sách là một hệ thống nguyên tắc có chủ ý hướng dẫn các quyết định
và đạt được các kết quả hợp lý. Một chính sách là một tuyên bố về ý định, và
được thực hiện như một thủ tục hoặc giao thức. Các chính sách thường được cơ
quan quản trị thơng qua trong một tổ chức. Chính sách có thể hỗ trợ cả việc đưa
ra quyết định chủ quan và khách quan. Các chính sách hỗ trợ trong việc ra quyết

định chủ quan thường hỗ trợ quản lý cấp cao với các quyết định phải dựa trên
thành tích tương đối của một số yếu tố và do đó thường khó kiểm tra khách quan,
ví dụ: chính sách cân bằng giữa cơng việc và cuộc sống. Các chính sách tương
phản để hỗ trợ việc ra quyết định khách quan thường hoạt động trong tự nhiên và
có thể được kiểm tra khách quan [59]. Cấu trúc của chính sách: đường lối cụ thể
(nhằm thực hiện đường lối chung), biện pháp, kế hoạch thực hiện. Trong phạm vi
nghiên cứu của luận án này, vấn đề được đề cập là chính sách cơng - là một cơng
cụ quan trọng của quản lý nhà nước. Thông qua việc ban hành và thực thi các
chính sách, những mục tiêu của Nhà nước được hiện thực hóa. Mỗi chính sách
vận động theo một quy trình, bao gồm 3 giai đoạn cơ bản: hoạch định chính sách,
thực thi chính sách và đánh giá chính sách.
- Biến đổi khí hậu [4]: “BĐKH là sự thay đổi trạng thái của khí hậu so với
trung bình và/hoặc sự giao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian
dài, thường vài thập kỷ hoặc dài hơn”. BĐKH thể hiện ở nhiều hình thái khác
8


nhau nhưng đặc điểm chung là sự thay đổi của BĐKH so với trạng thái tương đối
ổn định trước đó theo một xu thế nào đó. Các biểu hiện cụ thể của BĐKH bao
gồm: nhiệt độ tăng, thay đổi độ ẩm, lượng mưa, nước biển dâng cao và các hiện
tượng thời tiết cực đoan diễn ra thường xuyên hơn, với cường độ mạnh hơn.
- Lồng ghép BĐKH [4]: “Lồng ghép BĐKH là sự cân nhắc đưa các vấn đề
về BĐKH vào q trình hoạch định và thực thi các chính sách phát triển, đặc biệt
là chính sách phát triển KT-XH tại địa phương. Mục đích của việc lồng ghép
nhằm đảm bảo tính bền vững của các chính sách phát triển KT-XH các cấp trước
tác động của BĐKH”. Lồng ghép BĐKH thường được thực hiện thơng qua i) các
chính sách phát triển gồm quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH và quy hoạch,
kế hoạch phát triển ngành, trong đó có ngành nơng nghiệp; ii) các chương trình,
dự án, hoạt động và iii) các công cụ đảm bảo lồng ghép (chỉ tiêu, ngân sách…).
Lồng ghép BĐKH là các biện pháp ứng phó với BĐKH có ý nghĩa lớn

nhằm bảo đảm tính PTBV trong việc hoạch định và thực thi kế hoạch. Việc lồng
ghép BĐKH phải được thực hiện qua sự phối hợp đa ngành, đa lĩnh vực và có sự
tham gia của cộng đồng và các tổ chức, ban ngành liên quan, kể cả việc rà sốt
các thể chế, chính sách hiện tại có phù hợp với sự phát triển KT-XH dưới điều
kiện có BĐKH trong tương lai hay khơng. Mục tiêu của việc lồng ghép là sự kết
hợp các biện pháp ứng phó với BĐKH và các kế hoạch hành động cụ thể như là
một phần của chiến lược giảm nhẹ tổn thương do thiên tai và BĐKH, bảo vệ môi
trường và tài nguyên thiên nhiên cũng như cải thiện sinh kế và nâng cao mức
sống của người dân [3].
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế (CĐCCKT): Khái niệm CĐCCKT là các thay
đổi về cơ cấu kinh tế và thể chế cần thiết cho sự tăng trưởng liên tục của tổng sản
phẩm quốc dân (GDP), bao gồm sự tích luỹ của vốn vật chất và con người, thay
đổi nhu cầu, sản xuất, lưu thông và việc làm. Trên thực tiễn khái niệm CĐCCKT
được sử dụng khá đồng nghĩa với “chuyển dịch cơ cấu kinh tế” và đều phản ánh
bản chất vấn đề là chỉ sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế. Như vậy, CĐCCKT chính
là q trình thay đổi cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác ngày
càng hồn thiện hơn, phù hợp với mơi trường và điều kiện phát triển [44].

9


- Phát triển bền vững (PTBV): Năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh về Môi
trường và Phát triển của Liên hợp quốc được tổ chức tại Rio de Janeiro đề ra
Chương trình nghị sự tồn cầu cho thế kỷ XXI, theo đó, PTBV được xác định là.
“Một sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm hại
đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai” [2]. Trước đây PTBV
đề cập đến cùng lúc là sự phát triển của 3 trụ cột là KT-XH và môi trường. Tuy
nhiên, sau khi các mục tiêu PTBV mới được thống nhất tại Liên Hợp Quốc, 17
mục tiêu PTBV được phê duyệt chi tiết và cụ thể, phản ánh tích hợp tất cả các
khía cạnh liên quan đến PTBV.

1.2. Tổng quan nghiên cứu về chuyển đổi cơ cấu kinh tế ứng phó với biến đổi
khí hậu
1.2.1. Chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế
a. Các quan điểm về CĐCCKT
- Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế kèm theo những thay đổi về
phân phối sản lượng và cơ cấu kinh tế [57]. Về cơ bản phát triển kinh tế bao gồm
ba nội dung cơ bản lần lượt là: (1) tăng tổng sản phẩm quốc dân và thu nhập quốc
dân tính theo đầu người trong một giai đoạn nào đó; (2) sự CĐCCKT theo hướng
tích cực; (3) tăng thu nhập thực tế, phân phối đồng đều hơn, qua đó nâng cao chất
lượng cuộc sống. Mục tiêu của tất cả các quốc gia, địa phương, vùng lãnh thổ
không chỉ tập trung vào phát triển kinh tế mà cơ bản hơn là phát triển kinh tế bền
vững. Như vậy, CĐCCKT là một nội dung của phát triển kinh tế [57].
Các Mác là học giả đầu tiên phân tích CCKT và CĐCCKT trong lịch sử.
Ơng phân tích CĐCCKT thông qua những thay đổi tương quan giữa phân cơng
lao động xã hội và trình độ phát triển của các hình thái tái sản xuất xã hội (bao
gồm cả tái sản xuất đơn và tái sản xuất mở rộng). Ông cho rằng CĐCCKT là sự
thay đổi của CCKT từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi
trường phát triển. Sự CĐCCKT hợp lý là sự chuyển đổi sang một cơ cấu kinh tế
có khả năng tái sản xuất mở rộng cao, phản ánh được năng lực khai thác, sử dụng
các nguồn lực phù hợp với các quy luật, xu hướng của thời đại, trong đó con
người là một bộ phận không thể tách rời của giới tự nhiên [45].
- Có nhiều quan điểm khác nhau về cơ cấu kinh tế như: (1) “Cơ cấu kinh tế là
một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau,
10


tác động qua lại lẫn nhau trong những không gian và thời gian nhất định, trong
những điều kiện KT-XH nhất định; nó được thể hiện cả về mặt định tính và định
lượng, cả về chất lượng và số lượng, phù hợp với những mục tiêu được xác định
của nền kinh tế” [29]; (2) Tác giả Vũ Ngọc Phùng cho rằng “là tương quan giữa

các ngành trong tổng thể kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua
lai cả về số và chất lượng giữa các ngành với nhau [26]. Các mối quan hệ này
được hình thành trong những điều kiện xã hội nhất đinh, luôn vận động và hướng
vào những mục tiêu cụ thể [29].
- Ba tiêu thức đánh giá phát triển, cơ cấu kinh tế được xem là tiêu thức phản
ánh sự thay đổi về chất, là dấu hiệu đánh giá, so sánh các giai đoạn của nền kinh
tế [26]. Cơ cấu kinh tế được biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau như: cơ cấu
ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu khu vực thể
chế… Trong đó, cơ cấu ngành là quan trọng nhất vì nó phản ánh sự phát triển của
phân công lao động xã hội và sự phát triển của lực lượng sản xuất. Tác giả Vũ
Ngọc Phùng cũng chỉ ra rằng cơ cấu kinh tế là một phạm trù động, nó ln ln
thay đổi theo từng thời kỳ phát triển bởi các yếu tố hợp thành cơ cấu khơng cố
định. Q trình thay đổi cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác
ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp với môi trường và điều kiện phát triển được
gọi là chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế không chỉ là thay
đổi về số lượng các ngành, tỷ trọng của mỗi ngành mà còn bao gồm sự thay đổi
về vị trí, tính chất và mối quan hệ trong nội bộ cơ cấu ngành. Việc chuyển dịch
cơ cấu ngành phải dựa trên cơ sở một cơ cấu hiện có và nội dung của sự chuyển
dịch là cải tạo cơ cấu cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên
tiến, hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ nhằm biến cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện
đại và phù hợp hơn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là các thay đổi về cơ cấu kinh tế
và thể chế cần thiết cho sự tăng trưởng liên tục của sản phẩm quốc dân (GNP),
bao gồm sự tích luỹ của vốn vật chất và con người, sự thay đổi về nhu cầu, sản
xuất, lưu thông và việc làm [26]. Ngồi ra cịn các q trình KT-XH kèm theo
như đơ thị hố, biến động dân số, thay đổi trong việc thu nhập [44].
Tóm lại, từ kết quả tổng quan về các quan điểm liên quan đến CĐCCKT cho
thấy: (1) CĐCCKT là một nội dung quan trọng của phát triển kinh tế; (2) cơ cấu
11



kinh tế bao gồm một hệ thống các ngành trong nền kinh tế có mối tương quan, hỗ
trợ lẫn nhau; (3) cơ cấu kinh tế được biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau như: cơ
cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu khu vực
thể chế… trong đó, cơ cấu ngành là quan trọng nhất; (4) CĐCCKT là quá trình thay
đổi cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác ngày càng hồn thiện hơn,
phù hợp với mơi trường và điều kiện phát triển.
b. Các nhân tố ảnh hưởng đến CĐCCKT
Dưới góc độ kinh tế, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra là có ba nhóm nhân tố
chính tác động tới q trình chuyển đổi cơ cấu ngành gồm: nhóm các nhân tố
cung đầu vào của sản xuất, nhóm các nhân tố cầu đầu ra của sản xuất, và nhóm
các yếu tố về cơ chế chính sách. Theo quan điểm của trường phái Keynes và
trường phải thể chế thì đây cũng được xác định là ba nhóm nhân tố chính ảnh
hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Trong đó, yếu tố về cơ chế, chính sách có vai trị
hết sức quan trọng ảnh hưởng đến sự vận hành của một quốc gia, một địa
phương. Chủ thể ban hành chính sách được xác định gồm: chính đảng, cơ quan
quản lý nhà nước, đơn vị… trong đó, sự can thiệp của Nhà nước có thể tạo ra cả
tác động tích cực lẫn tiêu cực tới ảnh hưởng của chuyển đổi cơ cấu ngành tới
tăng trưởng kinh tế. Để có ảnh hưởng tích cực tới chuyển đổi cơ cấu ngành từ đó
tới tăng trưởng kinh tế, sự can thiệp của Nhà nước phải đúng đắn ở cả ba khâu:
(1) Vạch ra định hướng phát triển ngành, lĩnh vực; (2) Thiết kế cơ chế, chính
sách để tổ chức thực hiện thành công định hướng đề ra; và (3) Giám sát, đánh giá
kết quả thực hiện các chính sách đã thiết kế (Hình 1.1).
Nếu Nhà nước đề ra chủ trương, định hướng phát triển ngành, lĩnh vực sai
thì việc tổ chức thực hiện thành cơng một định hướng phát triển sai sẽ dẫn đến
một sự chuyển đổi cơ cấu ngành bất hợp lý mà kết quả là sẽ làm tăng trưởng trì
trệ hoặc thậm chí tăng trưởng âm trong những năm sau đó [5].

12



Hình 1.1. Sơ đồ CĐCCKT ngành
1.2.2. Biến đổi khí hậu và cách thức lồng ghép biến đổi khí hậu vào các
chính sách
a. Vị trí, vai trị của chính sách ứng phó với BĐKH
Theo báo cáo tổng hợp “Biến đổi khí hậu năm 2001 của Ban Liên Chính
phủ về BĐKH (IPCC)”, Chiến lược giảm nhẹ BĐKH cũng như Chiến lược thích
ứng với BĐKH đều là hợp phần của chính sách ứng phó với BĐKH [51] (Hình
1.2). Chiến lược giảm nhẹ BĐKH có nội dung chủ yếu là chiến lược giảm khí
nhà kính, nghĩa là giảm nguồn phát thải khí nhà kính đồng thời với tăng bể hấp
thụ khí nhà kính trên phạm vi tồn cầu [60]. Trong khi đó, Chiến lược thích ứng
với BĐKH có mục tiêu là ngăn chặn các tác động của BĐKH, kể cả biến đổi tự
nhiên và biến đổi nhân tạo, đối với các hệ thống tự nhiên và hệ thống xã hội trên
trái đất. Theo hình 1.2, nội dung của giảm nhẹ BĐKH bao gồm các hành động
trực tiếp ngăn chặn sự can thiệp của con người đối với hệ thống khí hậu. Sự can
thiệp này làm gia tăng những biến đổi nhân tạo tiêu cực, nghiêm trọng ngoài
những biến đổi tự nhiên vốn đã nguy hại của BĐKH. Cũng theo hình trên, vai trị
của thích ứng là giảm nhẹ những tác động tiêu cực và những tác động nguy hại
có thể có ban đầu của BĐKH (Hình 1.3).
13


Sự can thiệp của con người

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

CÁC TÍNH CHẤT DỄ BỊ TỔN
THƯƠNG

GIẢM THIỂU thông
qua các nguồn GHG

hoặc bể chứa

CÁC TÁC ĐỘNG

Biểu hiện

Các tác động hoặc
ảnh hưởng ban đầu

Các hành động tự
thích ứng

Lập kế hoạch THÍCH
ỨNG với các tác động
và những sự tổn thương

Các tác động còn
lại hoặc cuối cùng

Các chính sách
phản hồi

Hình 1.2. Quan hệ giữa Chiến lược giảm nhẹ BĐKH và Chiến lược thích ứng với
BĐKH [47]
Cao

x

Khả năng có
thể xảy ra


Khả năng có
thể xảy ra

x

Thấp
Thấp

Rủi ro

Thấp

Cao

Giảm thiểu hạ thấp khả năng có thể

Cao

x

x

Thích ứng hạ thấp rủi ro

Thấp

Rủi ro

Cao


Hình 1.3. Vai trị của thích ứng với BĐKH
c. Các tác động của BĐKH
Những tác động của BĐKH đến một lĩnh vực chủ yếu được thể hiện ở
hình với những tác động chính như sau: 1) Tác động của BĐKH đến các hệ sinh
thái (HST) tự nhiên và đa dạng sinh học (ĐDSH); 2) Tác động của BĐKH đến
nông, lâm, ngư nghiệp; 3) Tác động của HST rừng; 4) Tác động đến thủy sản; 5)
Tác động đến tài nguyên nước; 6) Tác động đến sức khỏe cộng đồng (Hình 1.4).
14


Tài ngun

Y tế và sức
khỏe

Nơng
nghiệp

Lâm
nghiệp

BĐKH

Năng
lượng

Mơi
trường


Du lịch

Hình 1.4. Các tác động của BĐKH [30]
Trong tiến trình lồng ghép BĐKH vào chính sách CĐCCKT địi hỏi phải
có sự phân tích, đánh giá và nhận diện đầy đủ, có độ tin cậy cao về cả hai chiều
hướng tác động của BĐKH. Trên cơ sở đó, các cơ quan lập, phê duyệt và thực thi
chính sách có được các định hướng CĐCCKT phù hợp với những chiều hướng
diễn biến của thời tiết. Tận dụng những cơ hội mang lại của BĐKH về tự nhiên,
thị trường để định hướng chuyển đổi nền kinh tế theo hướng phù hợp với diễn
biến, khai thác những lợi thế mang lại. Ngược lại cần phải nghiên cứu, CĐCCKT
để giảm các tác động tiêu cực của BĐKH đến các ngành, địa phương. Đặc biệt là
những khu vực, những đối tượng dễ bị tổn thương.
e. Nội hàm của lồng ghép BĐKH
Lồng ghép vấn đề BĐKH được đề cập lần đầu tiên tại Hội nghị quốc tế về
PTBV năm 2002 [59]. Kể từ đó, trải qua nhiều hội thảo, hội nghị thì việc tích
hợp vấn đề BĐKH mới được coi là yếu tố quan trọng để thiết kế một chính sách
hiệu quả nhằm đạt được cả lợi ích kinh tế và ứng phó với BĐKH [41]. Định
nghĩa “lồng ghép các vấn đề BĐKH” được rút ra từ định nghĩa về tích hợp chính
sách [62] và định nghĩa về “tích hợp chính sách mơi trường” bằng cách thay từ
“mơi trường” bằng từ “khí hậu” [52].

15


×