Tải bản đầy đủ (.pdf) (208 trang)

(Luận án tiến sĩ) phương pháp bản đồ số phục vụ nghiên cứu dân cư thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.51 MB, 208 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Bùi Thu Phương

PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ SỐ PHỤC VỤ
NGHIÊN CỨU DÂN CƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Bùi Thu Phương

PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ SỐ PHỤC VỤ
NGHIÊN CỨU DÂN CƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Bản đồ, viễn thám và hệ thông tin địa lý
Mã số: 62440214

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS Trương Quang Hải
2. PGS.TS Nhữ Thị Xuân

Hà Nội - 2017




LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu
trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình nào
khác.

Tác giả luận án

BÙI THU PHƯƠNG


LỜI CẢM ƠN

NCS xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tập thể Thầy Cô hướng dẫn, GS.TS.
Trương Quang Hải, PGS.TS. Nhữ Thị Xn đã ln tận tình chỉ bảo, hướng dẫn NCS
trong suốt quá trình làm Luận án. NCS xin được chân thành cảm ơn các nhà khoa
học, tác giả các cơng trình cơng bố đã trích dẫn trong luận án vì đã cung cấp nguồn
thơng tin q báu, những kiến thức liên quan tới nội dung Luận án.
NCS xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa và các thầy cô giáo Khoa Địa
lý, đặc biệt là các thầy cô thuộc Bộ môn Bản đồ, Viễn thám và GIS, Khoa Địa lý,
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội đã hướng dẫn, giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới GS.TS. Nguyễn Viết Thịnh, GS.TS. Đỗ
Thị Minh Đức, PGS.TS. Nguyễn Cẩm Vân, TS. Vũ Bích Vân, PGS.TS. Nguyễn Thị
Sơn, PGS.TS. Lưu Bích Ngọc đã cung cấp những tư liệu, số liệu và góp ý những định
hướng nghiên cứu hết sức quý báu cho Luận án của NCS.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo nhà Trường, Ban lãnh đạo Khoa Trắc địa
- Bản đồ, các bạn bè, đồng nghiệp tại Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho NCS.
Cuối cùng, NCS khơng thể hồn thành Luận án này nếu thiếu sự động viên,
chia sẻ từ Bố Mẹ, gia đình và bạn bè thân thiết - những người luôn ủng hộ, tạo mọi
điều kiện thuận lợi tối đa để NCS có thể hồn thành Luận án này.
Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận án


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. iv
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ........................................................................... v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................viii
DANH MỤC BẢN ĐỒ .......................................................................................... ix
MỞ ĐẦU

......................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1
2. Mục tiêu, nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................... 3
3. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4
4. Những điểm mới của luận án .......................................................................... 4
5. Những luận điểm bảo vệ ................................................................................. 4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ......................................................... 5
7. Cấu trúc luận án .............................................................................................. 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 6
1.1. TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU................................... 6
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu, thành lập bản đồ số, xêri, atlas điện tử về dân cư
............................................................................................................. 6
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu dân cư ....................................................... 12

1.1.3. Các phần mềm chuyên ngành thành lập bản đồ số về dân cư .............. 16
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ SỐ NGHIÊN CỨU DÂN
CƯ ................................................................................................................... 17
1.2.1. Bản đồ số ........................................................................................... 17
1.2.2. Một số nội dung chủ yếu nghiên cứu dân cư ....................................... 22
1.2.3. Cơ sở lý luận phương pháp bản đồ số nghiên cứu về dân cư ............... 27
1.2.4. Xêri BĐS về dân cư ............................................................................ 34
1.3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 39
1.3.1. Quan điểm nghiên cứu ........................................................................ 39
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 41
1.3.3. Các bước tiến hành nghiên cứu ........................................................... 44
i


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .................................................................................... 48
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG XÊRI BĐS VỀ DÂN CƯ THÀNH
PHỐ HÀ NỘI....................................................................................................... 49
2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI DÂN CƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI .. 49
2.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 49
2.1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ............................................................... 50
2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội.................................................................... 55
2.2. THIẾT KẾ XÊRI BĐS VỀ DÂN CƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI........................ 62
2.2.1. Mục đích và yêu cầu của xêri BĐS về dân cư ..................................... 62
2.2.2. Mô tả sản phẩm .................................................................................. 66
2.2.3. Thiết kế xêri BĐS về dân cư ............................................................... 69
2.3. XÂY DỰNG XÊRI BĐS VỀ DÂN CƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI ....................... 83
2.3.1. Các bước xây dựng ............................................................................. 83
2.3.2. Các tài liệu và phần mềm sử dụng ...................................................... 85
2.3.3. Xây dựng xêri BĐS về dân cư ............................................................ 85
2.4. LẬP TRÌNH, XÂY DỰNG, KẾT NỐI, ĐÓNG GÓI TẠO XÊRI BĐS VỀ

DÂN CƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI ..................................................................... 90
2.4.1. Các chức năng chính của xêri BĐS về Dân cư .................................... 95
2.4.2. Hướng dẫn sử dụng xêri BĐS về Dân cư ............................................ 98
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................. 106
CHƯƠNG 3: KHAI THÁC XÊRI BĐS PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU DÂN CƯ
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ..................................................................................... 107
3.1. KHAI THÁC XÊRI BĐS VỀ DÂN CƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI............. 107
3.1.1. Quy mô và biến động dân số thành phố Hà Nội ................................ 107
3.1.2. Cơ cấu dân số thành phố Hà Nội ...................................................... 118
3.1.3. Phân bố quần cư và đô thị hóa .......................................................... 137
3.1.4. Chất lượng cuộc sống ....................................................................... 139
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN DÂN CƯ CỦA HÀ NỘI
................................................................................................................. 145
ii


TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .................................................................................. 147
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................... 149
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 161
PHỤ LỤC

..................................................................................................... 169

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình phát triển kinh tế chung của thành phố Hà Nội ...................... 58
Bảng 2.2: Phân loại các đơn vị hành chính thành phố Hà Nội theo địa hình ........... 51
Bảng 2.3: Nội dung và PP thể hiện trong xêri BĐS về dân cư thành phố Hà Nội ... 67

Bảng 2.4: Nội dung và phương pháp thể hiện nền cơ sở địa lý............................... 71
Bảng 2.5: Hệ thống các bản đồ được xây dựng trong xêri BĐS về Dân cư thành phố
Hà Nội ........................................................................................................... 86
Bảng 2.6: So sánh khả năng xây dựng biểu đồ dân cư của các phần mềm chuyên
ngành hiện có với modul đã được lập trình bổ sung của đề tài luận án ........... 98
Bảng 3.1: Chỉ tiêu đất khu dân dụng .................................................................... 142

iv


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Bố cục, giao diện chung của xêri bản đồ, atlas điện tử ........................... 11
Hình 1.2: Sơ đồ phương pháp BĐS trong nghiên cứu dân cư ................................. 31
Hình 1.3: Sơ đồ các bước nghiên cứu .................................................................... 45
Hình 2.1: Vị trí địa lý thành phố Hà Nội ................................................................ 49
Hình 2.2: Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa thành phố Hà Nội năm 2015 ................. 53
Hình 2.3: Quy trình tổng thể xây dựng xêri BĐS về Dân cư thành phố Hà Nội...... 84
Hình 2.4: Quy trình thành lập các bản đồ số sử dụng số liệu thống kê bằng phần
mềm ARCGIS ............................................................................................... 89
Hình 2.5: Quy trình thành lập BĐ hiện trạng đất ở theo đầu người thành phố Hà Nội
...................................................................................................................... 90
Hình 2.6: Các Feature Dataset trong cơ sở dữ liệu ................................................. 91
Hình 2.7: Các feature class trong nhóm dữ liệu năm 2009 ..................................... 91
Hình 2.8: Các feature class trong nhóm dữ liệu Biểu đồ ........................................ 92
Hình 2.9: Công cụ xây dựng biểu đồ thể hiện nội dung bản đồ của xêri BĐS về Dân
cư thành phố Hà Nội ...................................................................................... 94
Hình 2.10: Giao diện của xêri BĐS về Dân cư thành phố Hà Nội .......................... 94
Hình 2.11: Sơ đồ UseCase tổng thể ....................................................................... 95
Hình 2.12: Các chức năng tương tác trực tiếp với bản đồ..................................... 101
Hình 2.13: Chức năng quản lý các lớp dữ liệu ..................................................... 101

Hình 2.14: Chức năng chỉnh sửa dữ liệu .............................................................. 102
Hình 2.15: Hệ thống các biểu đồ dân cư đã được thiết kế sẵn cho từng bản đồ .... 102
Hình 2.16: Lựa chọn các công cụ xây dựng biểu đồ dân cư tại một thời điểm cụ thể
.................................................................................................................... 103
Hình 2.17: Khả năng chồng xếp, so sánh biểu đồ dân cư tại 2 thời điểm .............. 104
Hình 2.18: Lựa chọn cơng cụ vẽ biểu đồ dân cư theo tham số tự chọn ................. 105
Hình 2.19: Chức năng cập nhật dữ liệu ................................................................ 105
Hình 2.20: Chức năng cài đặt và hiển thị trang in ................................................ 106
Hình 3.1: Biểu đồ Quy mơ dân số Hà Nội giai đoạn 1999-2013........................... 108
v


Hình 3.2: Biểu đồ Tốc độ tăng dân số bình quân năm trong giai đoạn 01/4/199901/4/2009 và 2009-2013 của Hà Nội so với một số tỉnh thành khác trong cả
nước ............................................................................................................ 109
Hình 3.3: Biểu đồ Quy mơ dân số một số quận huyện thành phố Hà Nội giai đoạn
1999-2013 ................................................................................................... 110
Hình 3.4: Chức năng tìm kiếm trong xêri BĐS Dân cư thành phố Hà Nội ........... 113
Hình 3.5: Biểu đồ Tỷ suất sinh thô, tỷ suất chết thô và tỷ lệ gia tăng tự nhiên thành
phố Hà Nội giai đoạn 2006-2013 ................................................................. 115
Hình 3.6: Biểu đồ Số lượng người di cư đến Hà Nội qua các năm ....................... 116
Hình 3.7: Biểu đồ Tỷ suất xuất cư, nhập cư của thành phố Hà Nội chia theo vùng
kinh tế 5 năm từ 01/4/2004 đến 01/4/2009 ................................................... 117
Hình 3.8: Biểu đồ Tháp dân số thành phố Hà Nội các năm 1999, 2009, 2013 ...... 118
Hình 3.9: Biểu đồ Tỷ lệ phụ thuộc của dân số Hà Nội giai đoạn 1999-2013 ........ 119
Hình 3.10: Biểu đồ Số lượng nam nữ thành phố Hà Nội giai đoạn 1999-2009 ..... 121
Hình 3.11: Biểu đồ Tỷ số giới tính thành phố Hà Nội giai đoạn 1999- 2013 ........ 123
Hình 3.12: Biểu đồ Số lượng và tỷ lệ người thất nghiệp chia theo giới tính và nhóm
tuổi thành phố Hà Nội thời điểm 01/4/2009 ................................................. 126
Hình 3.13: Biểu đồ Số lượng và tỷ lệ người thất nghiệp chia theo thành thị - nơng
thơn và nhóm tuổi thành phố Hà Nội thời điểm 01/4/2009 ........................... 126

Hình 3.14: Biểu đồ Cơ cấu LĐ trong các ngành KTQD năm 1999....................... 129
Hình 3.15: Biểu đồ Cơ cấu LĐ trong các ngành KTQD năm 2009....................... 129
Hình 3.16: Biểu đồ Sự biến động tỷ lệ LĐ đã được đào tạo CMKT giai đoạn 1999-2009
.................................................................................................................... 131
Hình 3.17: Biểu đồ Tỷ lệ LĐ đã qua đào tạo thành phố Hà Nội giai đoạn 2009-2013
.................................................................................................................... 132
Hình 3.18: Biểu đồ Tỷ lệ hộ gia đình có số người từ 5 trở lên giai đoạn 1999-2009 .... 134
Hình 3.19: Biểu đồ Sự thay đổi về quy mô số người bình quân hộ của Hà Nội so với
cả nước và thành phố Hồ Chí Minh.............................................................. 135
Hình 3.20: Biểu đồ Tỷ lệ đơ thị hóa của thành phố Hà Nội giai đoạn 1999-2013 . 137
vi


Hình 3.21: Biểu đồ Tỷ lệ đơ thị hóa của các thành phố lớn trong cả nước ............ 138
Hình 3.22: Biểu đồ Cơ cấu hộ có nhà ở chia theo loại nhà đang ở năm 2009 ....... 141
Hình 3.23: Sơ đồ Quan hệ giữa Dân số và phát triển ........................................... 144

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Ý nghĩa

1

CMKT


Chuyên môn kỹ thuật

2

KTQD

Kinh tế quốc dân

3

KTXH

Kinh tế - xã hội

4

BĐS

Bản đồ số

5

HĐKT

Hoạt động kinh tế

6




Lao động

7

TĐT

Tổng điều tra

viii


DANH MỤC BẢN ĐỒ

Hình 1: Bản đồ Quy mơ và mật độ dân số thành phố Hà Nội năm 2013............... 150
Hình 2: Bản đồ Quy mơ và mật độ dân số thành phố Hà Nội giai đoạn 2009-2013...151
Hình 3: Bản đồ Tăng dân số tự nhiên thành phố Hà Nội năm 2009....................... 152
Hình 4: Bản đồ Di cư thành phố Hà Nội giai đoạn 2004-2009.............................. 153
Hình 5: Bản đồ Cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi thành phố Hà Nội năm 2013
................................................................................................................................ 154
Hình 6: Bản đồ Cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi thành phố Hà Nội giai đoạn
2009-2013............................................................................................................... 155
Hình 7: Bản đồ Cơ cấu dân số hoạt động kinh tế thành phố Hà Nội năm 2009..... 156
Hình 8: Bản đồ Quy mơ hộ gia đình thành phố Hà Nội năm 2009......................... 157
Hình 9: Bản đồ Dân cư thành thị và nông thôn thành phố Hà Nội năm 2009........ 158
Hình 10: Bản đồ Điều kiện sinh hoạt thành phố Hà Nội năm 2009........................ 159
Hình 11: Bản đồ Hiện trạng đất ở theo đầu người thành phố Hà Nội năm 2013..... 160

ix



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dân cư vừa là nguồn cung cấp lực lượng lao động (LĐ) trong nền kinh tế, vừa
là nguồn tiêu thụ của cải vật chất, là chủ thể của các nền văn hóa và là cơ sở của các tổ
chức chính trị. Nghiên cứu dân cư là tiền đề cho việc nghiên cứu và giải quyết hàng
loạt các vấn đề kinh tế - xã hội (KTXH) khác. Vì thế dân cư được xem là một yếu tố
địa lý quan trọng hàng đầu trong nghiên cứu về tác động của con người đến môi trường.
Nghiên cứu về địa lý dân cư trước hết tập trung nghiên cứu hệ thống dân cư
và quần cư, bắt đầu từ số dân so với lãnh thổ, phân tích động lực tăng dân số, kết cấu
dân số, sự phân bố dân cư và LĐ, cho tới các loại hình điểm dân cư, các vấn đề về dự
báo và điều khiển số dân trong tương lai cho hợp lý [39].
Để nghiên cứu dân cư có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp, song phương
pháp bản đồ - một phương pháp khoa học truyền thống, phát triển ngày càng tiên tiến
đã và đang được sử dụng có hiệu quả. Bản đồ là mơ hình khơng gian của lãnh thổ,
cho phép nghiên cứu và nhận thức lãnh thổ một cách tồn diện, có chọn lọc và trực
quan. Bản đồ trở thành công cụ hỗ trợ quản lý, xác lập sơ đồ quy hoạch, đưa ra các
giả thiết dự báo hiệu quả.
Hơn thế, bản đồ số (BĐS) ngày nay, ngoài những ưu việt của bản đồ truyền
thống ra, còn cho phép cập nhật, hiện chỉnh, chế biến, xử lý linh hoạt, có thể lập ra
một cách nhanh chóng những sản phẩm bản đồ theo ý muốn và có tính thời sự cao,
tạo điều kiện cho các quá trình tiếp theo: thành lập bản đồ mới, sử dụng bản đồ, tự
động hóa chế bản, in bản đồ và xây dựng cơ sở dữ liệu cho mục đích GIS... Xêri BĐS
về dân cư sẽ đáp ứng các nhiệm vụ về nghiên cứu dân cư như: cung cấp thông tin dân
cư chi tiết và đa dạng, hỗ trợ phân tích, đánh giá để tìm ra các đặc điểm về sự phân
bố và biến động dân cư, hỗ trợ công tác quy hoạch, quản lý dân cư…
Hà Nội với diện tích 3324,5 km2, là thành phố đứng thứ hai về dân số với
7216,0 nghìn người (năm 2015) [57]. Hà Nội đã và đang bước vào thời kỳ phát triển
mạnh trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Là Thủ đơ của Việt Nam, có vị trí, vai trị
đặc biệt, đồng thời lại là cực quan trọng của tam giác tăng trưởng kinh tế phía Bắc:

1


Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Hà Nội được đặc biệt quan tâm trong công tác
quy hoạch và đầu tư xây dựng phát triển.
Sự phát triển bền vững phải được phân tích trên góc độ mối quan hệ tương quan
giữa nhiều yếu tố, trong đó dân cư đóng vai trò quan trọng. Đây được coi là một thể
thống nhất và đều chịu ảnh hưởng của môi trường địa lý và lịch sử. Dân cư ln ln
đóng vai trị quyết định đối với mọi hoạt động kinh tế của đất nước, khu vực, địa phương.
Sau khi mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội gồm có 1
thị xã, 10 quận và 18 huyện ngoại thành. Đến năm 2015, huyện Từ Liêm được tách
thành 2 quận gồm Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm, nâng tổng số quận huyện của cả
thành phố thành 30 quận huyện. Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội là một
trong hai trung tâm kinh tế lớn nhất của cả quốc gia. Với các mạng lưới dịch vụ thuận
tiện, hiện đại, có nhiều cơ hội thuận lợi trong đào tạo, nghề nghiệp... nên Hà Nội đã
tạo sức hút lớn dân cư từ các nơi về định cư.
Việc tăng dân số q nhanh, cùng q trình đơ thị hóa thiếu quy hoạch tốt đã
khiến Hà Nội trở nên chật chội, mơi trường suy thối và giao thơng nội đơ thường
xun ùn tắc. Sự tăng cơ học về dân số đã gây sức ép đến quản lý hành chính và trật
tự xã hội. Nhà trường, bệnh viện và các cơng trình cơng ích đều rơi vào tình trạng
q tải; hệ thống giao thông bị ách tắc, đặc biệt người nhập cư đơng cũng làm gia
tăng tỷ lệ thất nghiệp... đó là thực trạng cần sớm có biện pháp quản lý.
Để quản lý, quy hoạch, hoạch định chính sách nhằm phát triển KTXH bền
vững cho Thủ đô Hà Nội, một trong những nhiệm vụ quan trọng là nghiên cứu dân
cư với các nội dung về quy mô, phân bố, cơ cấu dân số và chất lượng cuộc sống của
dân cư thành phố Hà Nội bằng phương pháp BĐS. Bởi vậy cần thiết phải xác lập cơ
sở khoa học thành lập xêri BĐS về dân cư thành phố Hà Nội trên cơ sở kết hợp GIS
và lập trình xây dựng xêri bản đồ có khả năng tương tác, cập nhật, biến đổi, nâng cao
chất lượng phương pháp hiển thị thông tin dữ liệu, thuận tiện, hiệu quả cho việc thành
lập BĐS và các ứng dụng GIS tiếp theo, phục vụ nghiên cứu và quản lý về dân cư

thành phố Hà Nội.

2


2. Mục tiêu, nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Xác lập được cơ sở khoa học và thành lập xêri bản đồ số về dân cư thành phố
Hà Nội trên cơ sở ứng dụng công nghệ GIS có khả năng tương tác và cập nhật, phục
vụ nghiên cứu và quản lý dân cư thành phố Hà Nội.
2.2 Nội dung nghiên cứu
- Xác lập cơ sở lý luận phương pháp BĐS nghiên cứu dân cư thành phố Hà Nội;
- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới đặc điểm dân cư thành phố Hà Nội làm
cơ sở cho việc thiết kế và xây dựng xêri BĐS về dân cư thành phố Hà Nội;
- Thiết kế và xây dựng xêri BĐS về dân cư thành phố Hà Nội có khả năng tự
động hóa nâng cao chất lượng phương pháp thể hiện nội dung bản đồ, tương tác và
cập nhật;
- Khai thác xêri BĐS đã được xây dựng để nghiên cứu đặc điểm dân cư thành
phố Hà Nội. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp về quản lý và phát triển dân cư
thành phố Hà Nội.
2.3 Nhiệm vụ của đề tài
- Điều tra khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu;
- Tổng quan các cơng trình đã nghiên cứu liên quan tới hướng đề tài;
- Xác lập cơ sở khoa học, thành lập xêri BĐS về dân cư thành phố Hà Nội;
- Nghiên cứu lập trình bổ sung modul tự động hóa xây dựng, nâng cao chất lượng
phương pháp thể hiện nội dung bản đồ;
- Thiết kế và xây dựng xêri BĐS về dân cư thành phố Hà Nội; Thành lập bản đồ
hiện trạng đất ở theo đầu người thành phố Hà Nội trên cơ sở ứng dụng viễn thám, GIS;
- Biên tập xêri BĐS về dân cư thành phố Hà Nội;
- Nghiên cứu lập trình giao diện, kết nối hệ thống bản đồ tạo xêri BĐS về dân cư

thành phố Hà Nội;
- Trên cơ sở xêri BĐS đã xây dựng, nghiên cứu, phân tích đặc điểm phân bố, biến
đổi, cấu trúc... của dân cư thành phố Hà Nội. Đề xuất một số giải pháp về quản lý và
phát triển dân cư Thủ đô.
3


3. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Luận án đi sâu nghiên cứu, khai thác các số liệu trong 2 cuộc
TĐT dân số và nhà ở năm 1999, 2009 và các số liệu thống kê về dân số thành phố Hà
Nội trong giai đoạn 1999-2013, cũng như thu thập ảnh viễn thám ở những thời điểm
tương ứng.
Về không gian lãnh thổ: Không gian nghiên cứu bao gồm thành phố Hà Nội
cũ trong giai đoạn 1999-2007 và thành phố Hà Nội mở rộng gồm 29 quận huyện từ
ngày 1/8/2008.
Về nội dung khoa học: Trên cơ sở tổng quan các cơng trình nghiên cứu về dân
cư và các bản đồ về dân cư để xác định, hệ thống, phân loại các chỉ tiêu phản ánh đặc
điểm về dân cư. Nghiên cứu đặc điểm điều kiện tự nhiên, KTXH - những yếu tố ảnh
hưởng tới sự hình thành, phát triển, và đặc điểm phân bố, chất lượng dân cư của thành
phố Hà Nội để từ đó lựa chọn các chỉ tiêu tiêu biểu về dân số, dân cư của Tổng điều
tra Dân số và thống kê điều kiện KTXH. Các bản đồ biểu thị đến cấp huyện, riêng
bản đồ Quy mô và mật độ dân số được biểu thị tới cấp xã.
4. Những điểm mới của luận án
- Đã sử dụng phương pháp BĐS kết hợp lập trình thành lập xêri bản đồ số về
dân cư thành phố Hà Nội có khả năng tự động hóa nâng cao chất lượng phương pháp
thể hiện nội dung bản đồ, tương tác, cập nhật thông tin.
- Đã phân tích đặc điểm dân cư trên cơ sở xêri BĐS và đề xuất một số giải
pháp quản lý dân cư thành phố Hà Nội.
5. Những luận điểm bảo vệ
Luận điểm 1: Phương pháp BĐS kết hợp lập trình và phần mềm GIS tạo khả năng

tự động hóa, nâng cao chất lượng thể hiện nội dung bản đồ, tương tác, cập nhật dữ liệu
trong thiết kế và xây dựng xêri BĐS về dân cư thành phố Hà Nội.
Luận điểm 2: Xêri BĐS về dân cư thành phố Hà Nội đã phản ánh những đặc
điểm cơ bản và biến động của dân cư Thủ đô giai đoạn 1999-2013, là cơ sở khoa học
góp phần đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả dân cư thành phố Hà Nội.

4


6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Kết quả của luận án góp phần hoàn thiện phương pháp BĐS
trong nghiên cứu dân cư. Phương pháp bản đồ số kết hợp lập trình cho phép thành
lập xêri BĐS về dân cư có khả năng tự động hóa nâng cao chất lượng phương pháp
thể hiện nội dung bản đồ, có thể tương tác, tự động hóa cập nhật dữ liệu.
Ý nghĩa thực tiễn: Xêri BĐS về dân cư thành phố Hà Nội cung cấp một lượng
thông tin cơ bản và tương đối đầy đủ về đặc điểm, biến động dân số, cơ cấu giới tính,
trình độ, nguồn LĐ… góp phần tích cực đối với quy hoạch và quản lý Thủ đô Hà
Nội, là cơ sở dữ liệu hữu ích phục vụ mục đích GIS và cập nhật thường xuyên về dân
cư thành phố Hà Nội hiệu quả. Nếu kết hợp với các bản đồ tự nhiên, KTXH, xêri
BĐS về dân cư thành phố Hà Nội là cơ sở khoa học rút ra những quy luật của các quá
trình và hiện tượng diễn ra trong phạm vi lãnh thổ Hà Nội, là cơ sở cho việc hoạch
định các chính sách và chiến lược phát triển KTXH phù hợp với đặc trưng của Thủ
đô, giúp khai thác có hiệu quả các tiềm năng và thế mạnh của lãnh thổ, bảo đảm sự
phát triển bền vững của Thủ đơ Hà Nội.
7. Cấu trúc luận án
Luận án được trình bày trong 195 trang đánh máy khổ A4. Ngoài phần mở đầu
và kết luận, luận án gồm 3 chương, với 46 hình, 7 bảng biểu và 3 phụ lục, 11 bản đồ,
127 tài liệu tham khảo. Trong đó:
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu;
Chương 2: Thiết kế và xây dựng xêri bản đồ số về dân cư thành phố Hà Nội;

Chương 3: Khai thác xêri bản đồ số phục vụ nghiên cứu dân cư thành phố Hà Nội.

5


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu, thành lập bản đồ số, xêri, atlas điện tử về dân cư
Bản đồ là công cụ hiển thị trực quan, đem lại hiệu quả cao trong nghiên cứu
và đưa ra các phương án quản lý, quy hoạch phát triển, hoạch định chính sách phát
triển nói chung, về dân số nói riêng. Do vậy, đã từ lâu bản đồ nói chung, BĐS về dân
cư nói riêng đã được quan tâm nghiên cứu thành lập và ứng dụng.

a. Trên thế giới
Với mục đích quản lý, quy hoạch và phát triển, hầu như tất cả các nước đều
xây dựng cho mình các bản đồ, xêri bản đồ với các chuyên đề khác nhau, atlas tổng
hợp, atlas chuyên đề phục vụ cho nhiều mục đích cụ thể khác nhau. Liên quan tới dân
cư có thể kể tới một số các xêri bản đồ, atlas dưới đây.
 Xêri bản đồ, atlas chuyên về dân cư:
Tác phẩm về dân cư có thể kể đến “Atlas of Australian resources” (Volume 2:
Population) [96], quyển Atlas ra đời tại Úc từ năm 1980. Cuốn atlas này gồm 2 phần:
phần mô tả, giới thiệu bằng lời một số đặc điểm về dân số của nước Úc và phần thứ
hai là 5 trang bản đồ về dân số.
EAtlas với hàng chục các chủ đề có ứng dụng đa dạng. Nhờ dữ liệu tham khảo
hồn tồn miễn phí, được đăng tải trực tuyến trên mạng internet, eAtlas đã đáp ứng
nhu cầu sử dụng của rất nhiều tổ chức và cá nhân trên phạm vi toàn cầu. Riêng về
lĩnh vực dân cư có thể kể đến một số ứng dụng “InstantAtlas” xuất bản tại Anh
[126]. Các dữ liệu được hiển thị trực tuyến, thường xuyên được cập nhật từ Văn
phòng thống kê quốc gia, thể hiện đầy đủ về các mặt của dân số như các chỉ tiêu dân
số cơ bản, hộ gia đình, tơn giáo, giới tính, trẻ em, sức khỏe dân cư…

Ngân hàng thế giới (World Bank) đã xây dựng các atlas điện tử thân thiện
(eAtlas - Electronic Atlas) có khả năng tương tác, cho phép người sử dụng lập bản đồ
và đồ thị hàng chục chỉ số theo thời gian và theo các nước. “World bank eAtlas of
Gender” bàn về vấn đề bình đẳng giới trong bối cảnh phát triển của thế giới hiện nay
với hàng chục chỉ số giới tính theo thời gian (1980-2011), bao gồm: giáo dục giới
tính, tuổi thọ, lực lượng LĐ, sự bất bình đẳng trong giáo dục và trong các cơ hội kinh
tế của trẻ em gái [113].
6


 Xêri bản đồ, atlas tổng hợp:
Vì dân cư là một trong các yếu tố quan trọng của lĩnh vực KTXH nên hầu hết
các nước đều có các xêri bản đồ, atlas tổng hợp với một phần nội dung về dân cư
trong đó. Có thể nêu khái quát dưới đây một số xêri, atlas tiêu biểu.
Atlas thế giới: “Atlas of the World” được viết bằng tiếng Anh [97], xuất hiện
lần đầu tiên năm 1993, tái bản lần thứ 20 năm 2013, tổng số 280 trang, số lượng bản
đồ dân cư chiếm 1 trang duy nhất. Cuốn “Geographycal atlas of the world” do giáo
sư William R. Mead là chủ biên, xuất bản tại Trường Đại học London [90]. Phần dân
số chiếm tỷ lệ rất ít trong atlas này, gồm 2 trang với 2 bản đồ nhưng thể hiện được
khá nhiều chỉ tiêu trên cùng trang bản đồ. “The state of the world atlas” ra đời năm
1981 [87], đã tái bản lần thứ 9 năm 2013. Atlas gồm 65 bản đồ với 7 trang bản đồ
dân cư. “World atlas” xuất bản năm 2003 [95]. Atlas gồm các bản đồ với nội dung
chủ yếu về các nguồn tài nguyên thế giới, hoạt động kinh tế, thương mại, lao động,
xã hội, môi trường… Liên quan tới vấn đề dân cư chỉ có 1 trang bản đồ. “World bank
atlas” đã ra đời từ rất lâu [106][107], gồm 81 trang, 25 chủ đề khác nhau, 9 loại bảng
biểu dữ liệu liên quan tới các lĩnh vực: dân số, giáo dục, công nghiệp, đầu tư, thương
mại… của 208 quốc gia.. Năm 2007 nhà xuất bản The World Bank lần đầu tiên ấn
hành cuốn atlas tổng hợp về phát triển toàn cầu ”Atlas of Global development”, cập
nhật và tái bản năm năm 2009, năm 2011 [82], năm 2013. Nội dung gồm 7 phần
chính, riêng về các trang bản đồ Dân cư thì gồm 11 trang, mơ tả một số chỉ tiêu về

dân cư của một số nước trên thế giới.
Atlas quốc gia: Mỗi quốc gia đều xuất bản các cuốn atlas tổng hợp. Atlas Tây
Ban Nha “Atlas Nacional de Espana” [85] chủ yếu thể hiện về chất lượng dân số.
Atlas Trung Quốc năm 2007 “Atlas of China” thể hiện bằng ngôn ngữ tiếng Anh
[101]. Atlas Hàn Quốc “Atlas of Korea” năm 2000 cung cấp những bản đồ và dữ
liệu khác nhau về bán đảo Triều Tiên [98]. Atlas Mỹ “The National atlas of the USA”
được xuất bản năm 1970 thể hiện bao quát tất cả các mặt về tự nhiên, kinh tế, văn hóa
xã hội của nước Mỹ những năm 1960 [103]... Atlas Bỉ “Atgemene atlas” ra đời từ
năm 1949 [111] được trình bày bằng tiếng Hà Lan.
Atlas vùng: “Atlas de I'Asie orientale” được giới thiệu bằng tiếng Pháp và in
tại Hàn Quốc [86] thể hiện nhiều khía cạnh kinh tế - xã hội của các nước Châu Á.
7


“Atlas of Hawaii” nội dung chủ yếu về môi trường tự nhiên, văn hóa, kinh tế của
Hawaii [83]. Atlas tổng hợp “Western Australia” năm 1986 trình bày về nơi sinh
sống, về con người và tài nguyên nói chung miền Tây nước Úc. “Commercial atlas
& marketing guide” được xuất bản bởi Rand MC Nally từ năm 1993 đến năm 2010
[94]. “Strategic atlas” được tái bản 6 lần từ năm 1983 đến 1993, xuất bản ở New
York, San Francisco, Tokyo chủ yếu miêu tả về vấn đề đơ thị hóa trên thế giới [80].
“L'atlas Gesopolitique & Culturel” viết bằng tiếng Pháp [110] với nội dung chủ yếu
về nhân khẩu học, thế giới chính trị, xã hội và văn hóa, kinh tế xã hội.
Ngoài một số các atlas giấy chuyên về dân cư kể trên, đa số mỗi quốc gia, mỗi
khu vực đều tự xây dựng cho mình các atlas điện tử tổng hợp với các lĩnh vực liên
quan tới KTXH nói chung, dân cư chiếm một phần trong các atlas này. “World bank
eAtlas of Global Development” thể hiện 175 chỉ tiêu về kinh tế, văn hóa, xã hội của
hơn 200 quốc gia trên thế giới được tổng hợp trong 40 năm (1960-2010) [114]. Mỗi
bản đồ thể hiện 1 chỉ tiêu, được chia nhỏ theo 25 chủ đề khác nhau cho phép hình
dung và so sánh sự tiến bộ về những thách thức phát triển quan trọng nhất trên thế
giới. Ngồi ra cịn có nhiều các ứng dụng khác cũng liên quan tới dân cư như: Atlas

Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (Agriculture & Rural Development); Atlas Hiệu
quả viện trợ (Aid Effectiveness); Thay đổi khí hậu (Climate Change), Nền kinh tế và
sự tăng trưởng (Economy & Growth), Giáo dục

(Education), Môi trường

(Environment), Sức khỏe (Health), Cơ sở hạ tầng (Infrastructure), Nghèo (Poverty),
Khu vực công (Public Sector), Phát triển xã hội (Social Development), Bảo vệ xã hội
và Lao động (Social Protection & Labor), Phát triển đô thị (Urban Development).
Các ứng dụng này chủ yếu đề cập tới vấn đề chất lượng dân số và nguồn lao động.
“Eatlas du Valais” được xuất bản tại Thụy Sĩ, được viết bằng 3 thứ tiếng:
Pháp, Anh, Đức được xây dựng năm 2011 [115]. “The Atlas of Canada” [117] là atlas
quốc gia trên Internet của Canada . “Arizona Electronic Atlas” do trường Tổng hợp
Arizona xây dựng và phát hành năm 2003 [127]. “National Atlas of USA” tổng hợp
về tài nguyên, KTXH của nước Mỹ [116]. “SEDAC” (the Socioeconomic Data and
Applications Center) - Trung tâm ứng dụng và phát triển dữ liệu KTXH tại Đại học
Columbia [112] tập trung thể hiện các chủ đề khác nhau như nơng nghiệp, khí hậu,
cơ sở hạ tầng, sức khỏe, sử dụng đất, nước, đô thị…
8


Các atlas điện tử này có cấu trúc hợp lý, nội dung phong phú, thiết kế thân
thiện. Đa số các atlas điện tử đều ứng dụng hệ thống GIS để thành lập bởi tính thuận
tiện khi sử dụng, khả năng cập nhật và chiết xuất các bản đồ chuyên đề.

b. Ở Việt Nam
Bắt kịp xu hướng chung của thế giới, việc xây dựng các BĐS, xêri, atlas điện
tử đã và đang được Nhà nước và các cấp chính quyền quan tâm và đầu tư phát triển.
Ở nước ta hiện nay đã xuất hiện khá nhiều các cơng trình về xêri bản đồ, atlas điện tử
chuyên về KTXH. Tuy nhiên xêri BĐS chuyên đề phục vụ cho mục đích dân cư được

xây dựng với số lượng rất hạn chế.
Các atlas, tập bản đồ giấy nghiên cứu chuyên về dân cư đã xuất hiện từ lâu.
Một số cơng trình tiêu biểu như “Tập bản đồ Kinh tế - Xã hội Việt Nam” là tập bản
đồ tổng hợp, phản ảnh các thông tin về kinh tế - xã hội, đất nước, con người của Việt
nam [46]. Đây là một bộ các bản đồ giới thiệu bao quát toàn diện các mặt của dân cư
Việt Nam. Lần đầu tiên số liệu tổng điều tra dân số được trình bày dưới dạng bản đồ
với mức độ phân tích theo khơng gian ở cấp độ cao: tất cả các bản đồ đều thể hiện
các chỉ tiêu ở cấp xã. Mức độ phân tích này cung cấp cho người đọc bức tranh chi tiết
về mơ hình khơng gian của dân số, giáo dục và điều kiện sống. Đề tài NCKH “Thành
lập xêri bản đồ dân cư Việt Nam” [22] đã xây dựng 5 loại bản đồ về dân cư các vùng
trong cả nước (Bản đồ phân bố dân cư, bản đồ thành phần dân tộc, bản đồ kết cấu
giới tính và dân số, bản đồ biến động dân số, bản đồ dự báo dân số).
Các atlas, tập bản đồ giấy tổng hợp có một phần nội dung dân cư bên trong
được xuất bản khá nhiều tại Việt Nam, điển hình như “Atlas Quốc gia Việt Nam”
[10] gồm 14 chương với 114 trang bản đồ, thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh;
“Atlas Du Viêt-Nam” (Atlat Việt Nam) là thành quả của sự hợp tác khoa học giữa
Pháp với Việt Nam [42]; “Atlas Thế giới” [48] thể hiện điều kiện tự nhiên, hành
chính của các châu lục, các vùng biển trên toàn thế giới…
 Xêri bản đồ, atlas điện tử tổng hợp
Nhiều dự án xây dựng xêri bản đồ, atlas điện tử cho các tỉnh, thành trong cả
nước đã được triển khai như atlas điện tử: Bắc Ninh [70], Đắk Nông [71], Phú Thọ
[72], Đồng Nai [118], Lạng Sơn [119], Hậu Giang [120], Bình Dương [121], Lào Cai
[122], Tuyên Quang [123], thành phố Hồ Chí Minh [124]...
9


Các xêri bản đồ, atlas điện tử thường được xuất bản ở 2 dạng: in trên giấy và
dạng phát hành trên Internet. Các xêri bản đồ, atlas điện tử có cấu trúc và nội dung
tương tự như xêri bản đồ, atlas in trên giấy nhưng có đặc điểm khác biệt theo kiểu
tương tự một trang báo điện tử (website). Mỗi xêri bản đồ, atlas điện tử có những đặc

điểm riêng khác nhau nhưng nhìn chung, cấu trúc thường được chia thành hai phần:
phần giới thiệu (mô tả một số thông tin chung như vị trí, giới thiệu vùng miền, con
người... kèm theo các bài phỏng vấn, phóng sự, video, một số hình ảnh minh họa) và
phần các bản đồ. Phần nội dung chính lại chia thành các nhóm bản đồ khác nhau,
như: Vị trí địa lý; Hành chính; Địa lý tự nhiên, tài nguyên và môi trường; Dân cư,
kinh tế - văn hóa - xã hội; Quy hoạch, trong đó các bản đồ dân cư chỉ chiếm một số
lượng rất hạn chế: atlas tỉnh Bắc Ninh (4 bản đồ), Đắk Nông (3 bản đồ), Phú Thọ (3
bản đồ), Đồng Nai (2 bản đồ), Lạng Sơn (1 bản đồ), Hậu Giang (2 bản đồ), Bình
Dương (3 bản đồ), Lào Cai (0 bản đồ), Tuyên Quang (1 bản đồ).

c. Tại Hà Nội
Hiện tại, ngồi “Tập bản đồ Dân số - Gia đình - Trẻ em” [47], “Atlas thông
tin địa lý thành phố Hà Nội” [63] và “Atlas Thăng Long Hà Nội” [30] được xây
dựng bằng công nghệ số, nhưng xuất bản ở dạng tương tự về Hà Nội trước năm
2008 thì chưa có xêri bản đồ hoặc atlas điện tử nào về dân cư thành phố Hà Nội.
Ngồi ra, cơng trình nghiên cứu khoa học “Xây dựng xêri bản đồ điện tử về dân
cư, văn hóa xã hội thành phố Hà Nội” [78] đã được nghiên cứu và thực hiện.
Song do thời gian và kinh phí hạn hẹp, nên sản phẩm của đề tài cũng chỉ dừng
lại ở Hà Nội cũ. Nội dung và phương pháp thể hiện nội dung bản đồ được tóm
tắt trong phụ lục 5.
Nhận xét chung về những xêri bản đồ, atlas số, atlas điện tử đã xuất bản:
Về nội dung: Cũng như các xêri bản đồ, atlas truyền thống, tùy theo mục đích,
điều kiện xây dựng khác nhau nên mức độ đầy đủ, chi tiết về các chỉ tiêu đặc điểm
dân cư trong các xêri bản đồ, atlas điện tử cũng có sự khác nhau. Tổng hợp lại, các
bản đồ trong các atlas điện tử phản ánh đặc điểm về dân cư có thể nhóm lại thành 4
nhóm tương ứng với 4 nhóm chỉ tiêu phản ánh đặc trưng về dân cư đã được tổng kết
ở phần các cơng trình nghiên cứu về dân cư (mục 1.1.2).
Các BĐS về dân cư đều được thành lập trên cơ sở số liệu thống kê của các
10



cuộc TĐT về dân số.
Về bố cục, giao diện các trang bản đồ trong xêri BĐS, atlas điện tử: Qua thực
tế khảo sát các xêri bản đồ, atlas điện tử đã xuất bản cho thấy, các xêri bản đồ, atlas
điện tử đều xây dựng những giao diện thân thiện để người dùng dễ sử dụng. Chúng
có những thiết kế khác nhau, nhưng nhìn chung, đều có hai loại giao diện: Giao diện
trang chủ và giao diện của từng trang bản đồ.
Giao diện trang chủ được thiết kế tuỳ thuộc vào từng tác giả, tuy nhiên trang
này thường có những nội dung về tên tập bản đồ, lãnh thổ thể hiện, cơ quan chịu trách
nhiệm sản xuất, bài giới thiệu chung, những hướng dẫn sử dụng và các đường dẫn
đến các chương mục của toàn bộ xêri bản đồ, atlas, tương tự như mục lục của một
quyển sách.
Giao diện từng trang bản đồ được thiết kế như nhau cho tất cả các trang. Các
trang nội dung chính thường được bố cục chung như hình 1.1 [50][78].

Hình 1.1: Bố cục, giao diện chung của xêri bản đồ, atlas điện tử
Trong đó: A là phần giới thiệu chung của toàn bộ xêri bản đồ, atlas, gồm có tên
xêri bản đồ, atlas, tên cơ quan thành lập, các đường dẫn, hướng dẫn sử dụng. B là
mục lục hoặc tên các chương, đây cũng chính là đường dẫn liên kết đến các chương
mục của atlas. C là phần hiển thị các trang bản đồ (chiếm phần lớn diện tích của màn
hình) là bản đồ với các bảng chú giải đi kèm hoặc phần chú giải được thể hiện trên
một cửa sổ độc lập. Trong phần bản đồ có các cơng cụ để xem và phân tích bản đồ
11


như: phóng to, thu nhỏ, in ấn, di chuyển, tìm kiếm, đo khoảng cách, xem thông tin...
D là phần thông tin bổ sung cho bản đồ đang thể hiện, đây là đường dẫn đến các thông
tin bổ sung như tài liệu thành lập bản đồ, các thuyết minh, hình ảnh, video, đường
dẫn đến các bản đồ và thông tin liên quan khác. F: đường dẫn để xem tiếp hoặc quay
lại các trang bản đồ trước.

Vị trí các phần bố cục trang bản đồ có thể thay đổi nhưng các nội dung trên đều
được cố gắng thể hiện để người sử dụng có thể thao tác nhanh và tìm kiếm các thông
tin cần thiết trên trang bản đồ.
Dân cư là một đối tượng ln biến động khơng ngừng, vì vậy cần phải tìm giải
pháp nâng cao hiệu quả trong việc cập nhật, biến đổi thơng tin dân cư trên mơ hình
bản đồ. Bởi vậy cần thiết phải lập trình, bổ sung một số biểu đồ cần thiết vào phần A
trên giao diện của các trang bản đồ.
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu dân cư
Dân cư đóng vai trị quan trọng đối với sự phát triển KTXH, do vậy trên thế
giới, Việt Nam và Hà Nội đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về dân cư. Dưới đây có
thể kế đến một số cơng trình tiêu biểu.

a. Trên thế giới
Năm 1855 lần đầu tiên tác phẩm “Đại cương về thống kê con người” hay “Dân
số học so sánh” ra đời, đánh dấu sự xuất hiện của môn Dân số học. Tác phẩm này do
A Guillard (1799 -1876) viết. Như vậy, có thể nói Dân số học ra đời từ thế kỷ 19 [54].
Nhận thấy dân số là vấn đề toàn cầu, cần phải có sự thống nhất và chia sẻ giữa
các quốc gia trên toàn thế giới, từ năm 1954 cho đến nay thế giới đã trải qua 6 kỳ hội
nghị quốc tế về vấn đề dân số (ICPD) nhằm xác định mục tiêu và các giải pháp cho
chương trình dân số của các quốc gia: Hội nghị lần thứ 1 (năm 1954, tại Rome - Italy),
lần thứ 2 (năm 1965, tại Belgrade - Serbia), lần thứ 3 (năm 1974, tại Bucharest Romania), lần thứ 4 (năm 1984, tại Mexico), lần thứ 5 (năm 1994, tại Cairo - Ai Cập),
và hội nghị lần thứ 6 diễn ra vào năm 2014 xác định tiến trình và các mục tiêu đặt ra khi
179 chính phủ cam kết chương trình “20 năm hành động”nhằm tạo ra sự đồng thuận mới
và cam kết toàn cầu để tạo ra một thế giới công bằng và phát triển bền vững hơn [125].
Một số nghiên cứu về nhân khẩu học, các vấn đề cơ bản của dân số có thể kể
tới John R. Weeks [104]. Cuốn sách đã trình bày các khái niệm cơ bản về dân số và
12



×