Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

(Luận án tiến sĩ) nghiên cứu sự biến động của glycoprotein thời kỳ có chửa và lactogen nhau thai ở trâu đầm lầy việt nam (bubalus bubalis)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.42 MB, 150 trang )

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các từ viết tắt

iv

Danh mục các bảng

v

Danh mục các hình ảnh, đồ thị

vi

MỞ ĐẦU

1

Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU



4

1. 1. Hoạt động sinh sản và mang thai của trâu đầm lầy

5

1.1.1. Chăn nuôi trâu ở Việt Nam

5

1.1.2. Chu kỳ sinh sản của trâu đầm lầy

8

1.1.3. Môi trường và biểu hiện động dục trên trâu đầm lầy

10

1.1.4. Sự phát triển của bào thai

11

1.1.5. Tương quan giữa các số đo khác nhau của thai

12

1.1.6 Sự phát triển nhau thai ở động vật nhai lại

14


1.1.7. Hocmon nhau thai

19

1.2. Nghiên cứu về glycoprotein thời kỳ có chửa (PAG)

20

1.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu PAG

20

1.2.2. Chức năng của PAG

24

1.2.3. Biểu hiện của PAG ở các động vật nhai lại

25

1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu lactogen nhau thai

27

1.3.1. Tổng quan tài liệu về PL

27

1.3.2. Chức năng PL


30

1.3.3. Biểu hiện của PL ở các động vật nhai lại

32

iii


Chương 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

33

2.1. Động vật thí nghiệm

33

2.2. Thu thập mẫu vật

34

2.2.1. Thu mẫu từ lò mổ

34

2.2.2. Phương pháp đo thai

35


2.2.3. Gây động dục đồng pha ở trâu trong nông hộ

37

2.2.4. Thu mẫu máu từ trâu trong nơng hộ

38

2. 3. Phương pháp miễn dịch phóng xạ (Radio immunoassay – RIA)

38

2.3.1. Kháng nguyên

38

2.3.2. Chuẩn bị kháng thể

39

2.3.3. Chuẩn bị kháng thể thứ cấp

39

2.3.4. Chuẩn bị PAG đánh dấu phóng xạ

40

2.3.5. Chuẩn bị rbPL đánh dấu phóng xạ


41

2.3.6. Chuẩn bị đường chuẩn

42

2.3.7. Phương pháp miễn dịch phóng xạ (RIA)

43

2.3.8. Kiểm tra độ nhạy

44

2.3.9. Kiểm tra tính tương đồng

44

2.4. Phương pháp Elisa

45

2.4.1. Tạo ra và phân lập IgG

45

2.4.2. Sự kết hợp IgG – Biotine

46


2.4.3. Xác định độ pha loãng tối ưu cho kháng thể gắn enzyme

46

2.4.4. Phương pháp ELISA kẹp gián tiếp cho định lượng PAG

46

2.5. Phân tích số liệu

48

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

49

3.1. Phát triển trước sinh của trâu đầm lầy

49

3.1.1. Kích cỡ bào thai

49
iii


3.1.2. Tương quan giữa chiều dài đầu đuôi với các chỉ số đo khác

53


3.1.3. Tương quan giữa khối lượng thai với các chỉ số đo khác

60

3.2. Thiết lập hệ thống RIA cho việc định lượng PAG trâu đầm lầy

65

3.2.1. Hệ thống RIA với phương pháp có ủ trước kháng thể

66

3.2.2. Hệ thống RIA sử dụng phương pháp không ủ trước kháng thể 68
3.2.3. Hàm lượng PAG trâu đầm lầy khi định lượng bằng ba hệ
thống RIA

71

3.2.4. Tương quan giữa hàm lượng PAG trâu và tuổi thai ước lượng 78
3.2.5. Định lượng PAG trong mẫu máu bò bằng các kháng thể
kháng PAG khác loài
3.3. Thiết lập hệ thống sandwich ELISA cho định lượng PAG
3.3.1. Tối ưu phương pháp sandwich ELISA

83
86
86

3.3.2. Tương quan hàm lượng PAG trâu trong các loại mẫu được
định lượng bằng phương pháp ELISA và RIA


90

3.3.3. Định lượng hàm lượng PAG bằng các hệ thống ELISA

98

3.3.4. Chẩn đốn có thai sớm trên trâu bằng phương pháp định
lượng PAG
3.4. Hàm lượng PL ở trâu đầm lầy
3.4.1. Thiết lập phương pháp định lượng PL ở trâu đầm lầy

99
101
101

3.4.2. Hàm lượng PL trong các loại mẫu khác nhau của trâu đầm lầy 104
3.4.3. Tương quan giữa hàm lượng PL với tuổi thai ước lượng
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

105
112

DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

114

TÀI LIỆU THAM KHẢO


116

iii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
As (Antiserum)
Kháng huyết thanh
Ac-PAG (PAG antibody)
Kháng thể kháng PAG
B (Tracer bound)
Gắn kết đánh dấu phóng xạ
bCG (Bovine chorionic gonadotrophin) Gonadotrophin nhau thai bò
BNC (Binucleate cell)
Tế bào hai nhân
bPL (Bovine placental lactogen)
Lactogen nhau thai bò
cPL (Caprine placental lactogen)
Lactogen nhau thai dê
oPL (Ovine placental lactogen)
Lactogen nhau thai cừu
rbPL (recombination placental lactogen) Lactogen nhau thai tái tổ hợp bị
CRL (Crown rump length)
Dài đầu đi
Cs
Cộng sự
DEAE (Diethylaminoethyl)
Diethylaminoethyl
ELISA
Enzyme-linked immunosorbent assay

FAO (Food associated organization)
Tổ chức nông lương thế giới
125
I (ioden 125)
Iốt phóng xạ 125
kDa
kilo Danton
MDL (Minimal detection limit)
Giới hạn định lượng nhỏ nhất
OD (optical density)
Độ hấp thụ
P4
Progesteron
PAG (Pregnancy-associated glycoprotein) Glycoprotein thời kỳ có chửa
boPAG (bovine PAG)
Glycoprotein thời kỳ có chửa bị
caPAG (caprine PAG)
Glycoprotein thời kỳ có chửa dê
ovPAG (ovine PAG)
Glycoprotein thời kỳ có chửa cừu
PEG
Polyethylene glycol
pI (isoelectric point)
Điểm đẳng điện
PSP60 (Pregnancy serum protein 60)
Protein huyết thanh giai đoạn có chửa 60
PSPA (Pregnancy specific protein-A)
Protein đặc hiệu giai đoạn có chửa A
PSPB (Pregnancy specific protein-B)
Protein đặc hiệu giai đoạn có chửa B

R (r) (Correlation coefficient)
Hệ số tương quan
RIA (Radioimmunoassay)
Miễn dịch phóng xạ
ED-20 (20% bound)
Vị trí có 20% gắn kết
ED-50 (50% bound)
Vị trí có 50% gắn kết
ED-80 (80% bound)
Vị trí có 80% gắn kết
SD (Standard deviation)
Sai số tuyệt đối
SF (serum free)
Huyết thanh động vật khơng có chửa

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Trang

1.1. Phân bố quần thể trâu ở Việt Nam

6

1.2. Đặc điểm tăng trưởng khối lượng của trâu đầm lầy Việt Nam

8


1.3. Đặc điểm sinh sản của bò, trâu sông và trâu đầm lầy

9

1.4. Sự biểu hiện của các phân tử PAG bò và dê trong hợp bào nhau
thai (Green vcs, 2000)

26

2.1. Đường chuẩn của phương pháp RIA không ủ trước kháng thể

42

2.2. Đường chuẩn của phương pháp RIA có ủ trước kháng thể

43

2.3. Phương pháp RIA có và khơng ủ trước với kháng thể

44

3.1. Trung bình các chỉ số kích thước của phơi/thai trâu đầm lầy giai
đoạn mang thai và nghé sơ sinh

50

3.2. Tương quan hồi quy giữa CRL với chiều dài thai

54


3.3. Tương quan hồi quy giữa CRL với kích thước thân thai

55

3.4. Tương quan hồi quy giữa CRL với bốn chỉ số đo đầu thai

56

3.5. Tương quan hồi quy giữa CRL với chỉ số đo chân thai

57

3.6. Tương quan hồi quy giữa CRL với chu vi cuống rốn

58

3.7. Tương quan hồi quy giữa CRL với khối lượng thai

59

3.8. Tương quan hồi quy giữa khối lượng thai và chiều dài thai

60

3.9. Tương quan hồi quy giữa khối lượng thai và thân thai

61

3.10 Tương quan hồi quy giữa khối lượng thai và số đo đầu thai


62

3.11 Tương quan hồi quy giữa khối lượng thai và kích thước chân

63

3.12 Tương quan hồi quy giữa khối lượng thai và chu vi cuống rốn

64

3.13 Đặc điểm đường chuẩn của bốn hệ thống RIA trong phương pháp
có ủ trước kháng thể

66

3.14 Đặc điểm đường chuẩn của ba hệ thống RIA trong phương pháp
không ủ trước kháng thể

70

3.15 Hàm lượng PAG trong các loại mẫu khác nhau của trâu được
v


định lượng bằng ba hệ thống RIA

72

3.16 Phương trình hồi quy mối tương quan của hàm lượng PAG trong

huyết tương trâu được định lượng bằng ba hệ thống RIA

74

3.17 Phương trình hồi quy mối tương quan của hàm lượng PAG trong
huyết tương thai được định lượng bằng ba hệ thống RIA

75

3.18 Phương trình hồi quy mối tương quan của hàm lượng PAG trong
dịch niệu được định lượng bằng ba hệ thống RIA

76

3.19 Phương trình hồi quy mối tương quan của hàm lượng PAG trong
dịch ối được định lượng bằng ba hệ thống RIA

77

3.20 Kết quả chẩn đốn có chửa của mẫu huyết tương bị

85

3.21 Phương trình hồi quy mổ tả tương quan của ba hệ thống RIA

86

2.22 Giá trị OD trong thử nghiệm độ pha loảng của biotine và avidine

90


3.23 Giá trị trung bình hàm lượng PAG định lượng bằng RIA và
ELISA

92

3.24 Hàm lượng PAG trong các loại mẫu khác nhau khi định lượng
bằng các phương pháp RIA và ELISA

92

3.25 Tương quan hồi quy của hàm lượng PAG trong huyết tương trâu
được định lượng bằng ELISA và ba hệ thống RIA

94

3.26 Tương quan hồi quy của hàm lượng PAG trong huyết tương thai
được định lượng bằng ELISA và ba hệ thống RIA

95

3.27 Tương quan hồi quy của hàm lượng PAG trong dịch niệu được
định lượng bằng ELISA và ba hệ thống RIA

96

3.28 Tương quan hồi quy của hàm lượng PAG trong dịch ối được định
lượng bằng ELISA và ba hệ thống RIA

97


3.29 Hàm lượng PAG trong các loại mẫu khác nhau khi định lượng
bằng ba hệ thống ELISA
3.30 Tỷ lệ chẩn đốn có chửa trên trâu dựa vào định lượng PAG
3.31 Hàm lượng PL trong các loại mẫu khác nhau của trâu đầm lầy

98
99
104
v


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình
1.1.

Trang
Hình ảnh trâu đực

6

1.2. Hình ảnh trâu cái mẹ và con

7

1.3. Thai trâu trong bọng dịch ối

16


1. 4. Sự di trú và phát triển của tế bào đa nhân (Wooding vcs., 1992).

18

1.5. Đồ thị biểu hiện sự tồn tại của các phân tử PAG trên bò trong
suốt quá trình mang thai (Green vcs., 2000)

26

2.1. Hình ảnh đàn trâu ở Việt Nam

33

2.2. Thu mẫu máu thai từ tim thai

35

2.3. Các vị trí đo kích thước thai

37

2.4. Thu mẫu máu trâu tại nông hộ

38

2.5. Phản ứng gắn I125

40

2.6. Biến động của PAG gắn phóng xạ trong các phân đoạn sau khi lọc

phân đoạn bằng sephadex
2.7 Sơ đồ các bước trong phương pháp Elisa

40
47

3.1. Biến thiên kích thước trung bình của thai trâu trong suốt quá trình
mang thai và sơ sinh

52

3.2. Tương quan hồi quy giữa CRL và chiều dài thai theo đường cong

53

3.3. Đồ thị chỉ sự tương quan giữa CRL và kích thước thân thai

54

3.4. Đường hồi quy mô tả mối tương quan giữa CRL và bốn chỉ số đo
kích thước đầu

55

3.5. Tương quan giữa dài đầu (đầu-mũi) và rộng đầu với CRL trong
khoảng quý đầu mang thai trên bò (George và cs, 2008).

56

3.6. Đường tương quan giữa CRL và chỉ số đo kích thước chân của thai


57

3.7. Đường đồ thị thể hiện mối tương quan giữa CRL với chu vi rốn

58

3.8. Đường đồ thị thể hiện mối tương quan giữa CRL với khối lượng thai 59
vi


3.9. Đường hồi quy mô tả mối tương quan giữa khối lượng thai và
chiều dài thai

60

3.10 Đường hồi quy mô tả mối tương quan giữa khối lượng thai và ba
chỉ số đo kích thước thân.

61

3.11 Đường hồi quy mơ tả mối tương quan giữa khối lượng thai và bốn
chỉ số đo kích thước đầu

62

3.12 Đường hồi quy mơ tả mối tương quan giữa khối lượng thai và bốn
chỉ số đo kích thước chân

63


3.13 Đường hồi quy mơ tả mối tương quan giữa khối lượng thai và chu
vi cuống rốn

64

3.14 Sự tương đồng giữa đường chuẩn PAG bò với dãy pha loãng các
mẫu vật khác nhau từ trâu đầm lầy trong phương pháp RIA có ủ
trước kháng thể

67

3.15 Sự tương đồng giữa đường chuẩn PAG bị với dãy pha lỗng các
mẫu vật khác nhau từ trâu đầm lầy trong phương pháp RIA không
ủ trước kháng thể

69

3.16 Tương quan của hàm lượng PAG trong huyết tương trâu khi định
lượng bằng ba hệ thống RIA

73

3.17. Tương quan giữa hàm lương PAG trong huyết tương thai được
định lượng bằng ba hệ thống RIA

74

3.18 Tương quan giữa hàm lương PAG trong dịch niệu được định
lượng bằng ba hệ thống RIA


75

3.19 Tương quan giữa hàm lương PAG trong dịch ối được định lượng
bằng ba hệ thống RIA

76

3.20 Tương quan giữa hàm lượng PAG trong huyết tương trâu với tuổi
thai ước lượng

79

3.21 Tương quan giữa hàm lượng PAG trong huyết tương thai với tuổi
vi


thai ước lượng

80

3.22 Tương quan giữa hàm lượng PAG trong dịch niệu với tuổi thai
ước lượng

81

3.23 Tương quan giữa hàm lượng PAG trong dịch ối với tuổi thai ước
lượng

82


3.24 Tương quan giữa hàm lượng PAG ở thai bò với tuổi thai ước
lượng (Zoli và cs., 1992)

83

3.25 Kết quả tương đồng của đường chuẩn PAG bị với dãy pha lỗng
mẫu huyết tương bị trong phương pháp định lượng bằng RIA có
ủ trước kháng thể kháng PAG của dê và trâu.

84

3.26 Đồ thị chỉ sự tương quan của hàm lượng PAG trong mẫu huyết
thanh bò được định lượng bằng ba hệ thống RIA.

85

3.27 Đĩa ELISA kiểm tra độ pha loãng của kháng thể kháng PAG dê
(As#726) (dừng phản ứng sau 30 phút)

87

3.28 Đặc điểm đường chuẩn của phương pháp ELISA - PAG

87

3.29 Đường chuẩn phương pháp ELISA theo Green và cs., (2005)

88


3.30 So sánh kết quả hàm lượng PAG khi định lượng bằng RIA và
ELISA

91

3.31 Tương quan của hàm lượng PAG trong huyết tương trâu khi định
lượng bằng ELISA và ba hệ thống RIA.

93

3.32. Tương quan của hàm lượng PAG trong huyết tương thai khi định
lượng bằng ELISA và ba hệ thống RIA.

94

3.33 Tương quan của hàm lượng PAG trong dịch niệu khi định lượng
bằng ELISA và ba hệ thống RIA.

95

3.34 Tương quan của hàm lượng PAG trong dịch ối khi định lượng
bằng ELISA và ba hệ thống RIA.

96

3.35 Tính tương giữa đường chuẩn PL bị và dãy pha lỗng các dịch
vi


mẫu khác nhau của trâu đầm lầy


102

3.36. Miễn dịch phóng xạ kháng thể đúp lactogen nhau thai (Forsyth,
1986).

103

3.37 Tương quan giữa hàm lượng PL trong huyết tương trâu mẹ với tuổi
thai ước lượng.

106

3.38 Tương quan giữa hàm lượng PL trong huyết tương thai với tuổi
thai ước lượng.

106

3.39 Biến động của hàm lượng PL trên bị trong suốt q trình mang
thai (Beckers vcs, 1982)

107

3.40 Tương quan giữa hàm lượng PL trong dịch niệu với tuổi thai ước
lượng

108

3.41 Tương quan giữa hàm lượng PL trong dịch ối với tuổi thai ước 119
lượng

3.42 Tương quan giữa hàm lượng PL trong nước tiểu trâu mẹ với tuổi
thai dự kiến

110

vi


MỞ ĐẦU
Việt Nam là nước có nền kinh tế nơng nghiệp, với hơn 65% dân số có
nguồn thu nhập chính từ chăn nuôi và trồng trọt. Theo thống kê gần đây của
tổ chức Nông Lương Thế giới [53] tỉ lệ số lượng gia súc của Việt Nam trong
khối các quốc gia Đông Nam Á là 20% đối với đàn trâu, 13% đối với đàn bò
và 5% đối với đàn dê. Hiện nay mức tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi ở Việt
Nam nói riêng và các đang nước phát triển nói chung đang tăng đáng kể do sự
tăng dân số q nhanh, q trình đơ thị hóa và nhu cầu cải thiện mức sống.
Ngồi ra chăn ni nói riêng và ngành nơng nghiệp nói chung vẫn đang phải
đối mặt với sức ép về đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, cũng
như các vấn đề mơi trường…v..v..
Trâu là vật nuôi quan trọng tại châu Á. Quần thể trâu châu Á hiện tại
lên đến 161 triệu con, chiếm 95,83% đàn trâu tồn thế giới. Trong đó, trâu
đầm lầy chiếm 28% tổng đàn (khoảng 45 triệu con) và phân bố chủ yếu ở
Trung Quốc và một số nước ở khu vực Đơng Nam Á [53]. Việt Nam, hiện có
gần 3 triệu con trâu, phần lớn được nuôi tại các nông hộ ở các vùng nông
nghiệp miền núi, trung du và đồng bằng.
Công nghệ sinh học sinh sản với các kỹ thuật gây động dục đồng pha
và thụ tinh nhân tạo, gây rụng trứng nhiều, cấy chuyển phôi … đã được
nghiên cứu trên trâu đầm lầy. Tuy vậy, kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, vốn đã
được áp dụng rất phổ biến ở bị vẫn chỉ có thể áp dụng hạn chế trên trâu. Theo
Campanile và cs., (2007) [33] tỉ lệ chết phôi ở trâu sau khi gây động dục đồng

pha và thụ tinh nhân tạo dao động từ 22,9 tới 49%. Đây là nguyên nhân chính
làm cho tỉ lệ sinh sản thấp và khoảng cách giữa hai lứa đẻ ở trâu bị kéo dài.
Glycoprotein thời kỳ có chửa (PAG) thuộc về một họ lớn các
glycoprotein được tổng hợp trong lớp hợp bào của nhau thai động vật nhai lại
và hàm lượng biến động theo thời điểm mang thai [145]. Sự xuất hiện PAG
1


được xem là tín hiệu của sự phát triển của thai trong tử cung gia súc mẹ. Hiện
tượng này đã được ứng dụng để chẩn đốn có thai sớm ở bò, cừu, dê và các
động vật nhai lại khác, cũng như để nghiên cứu sự phát triển thai trong quá
trình mang thai.
Hiệu quả của việc ứng dụng định lượng PAG như một kỹ thuật chẩn
đoán thai sớm đã được chứng minh. Theo Gonzalez và cs., 2004 [63], kỹ
thuật này có thể cho phép chẩn đoán sự mang thai ở dê từ ngày thứ 20 sau
phối giống với độ chính xác 76,6%, cao hơn nhiều so với khi sử dụng kỹ thuật
siêu âm (55,7%); vào thời điểm này phương pháp chẩn đốn sự mang thai
bằng định lượng P4 cịn chưa thể áp dụng được. Ở bị, kỹ thuật định lượng
PAG có thể ứng dụng để chẩn đốn có thai từ ngày thứ 28 sau thụ tinh [181].
Với các kết quả này, chẩn đốn có thai dựa vào định lượng PAG đã được áp
dụng ở các nước Châu Âu và Bắc Mỹ.
Lactogen nhau thai (Placental lactogen - PL) là hocmon được tiết ra từ
nhau thai ở các loài linh trưởng, gặm nhấm và động vật nhai lại. Ở các loài
nhai lại, PL được sản xuất bởi các hợp bào đa nhân. Mặc dù q trình điều
hịa tổng hợp và tiết vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ, người ta dự đoán PL có
chức năng chính như một hocmon sinh trưởng. Ngồi ra nó cũng được ghi
nhận là loại hocmon đa chức năng. Các phản ứng miễn dịch chéo giữa PL của
các loài nhai lại khác nhau cũng được bước đầu quan tâm nghiên cứu [55]. Ở
cừu, quá trình sản xuất PL bắt đầu từ ngày 16 của thai kỳ. Nồng độ PL trong
máu gia súc mẹ và thai ở các loài rất khác nhau. Nồng độ PL trong máu cừu

và dê mẹ cao gấp 100 tới 1000 lần so với bò. Mặc dù trâu là đối tượng chăn
nuôi quan trọng nhưng cho đến nay vẫn chưa có cơng bố nào về nồng độ PL ở
loài này.
Mục tiêu của luận án:
Mục tiêu chung nhất của luận án là đánh giá khả năng áp dụng phương
2


pháp định lượng nồng độ PAG và PL trên trâu đầm lầy Việt Nam và nghiên
cứu sự biến động của những hocmon này trong suốt quá trình mang thai nhằm
ứng dụng trong chẩn đốn có thai sớm và đánh giá tình trạng phát triển của
thai. Kết quả của các nghiên cứu trên các hocmon nhau thai và sự biểu hiện
của chúng ở trâu góp phần quan trọng vào việc hình thành cơ sở khoa học về
sinh lý sinh sản trâu. Áp dụng các kết quả nghiên cứu này để chẩn đốn có
thai sớm và gây động dục đồng pha có thể cho phép chúng ta rút ngắn thời
gian giữa hai lứa đẻ, qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi trâu.
Mặt khác, các nghiên cứu này cũng có thể cung cấp cho các bác sỹ thú y và
các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực sinh sản những thơng tin cần thiết về tình
trạng phát triển của thai để từ đó có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, điều
kiện chăm sóc và đề phịng các triệu chứng bất lợi trong quá trình mang thai.
Trong luận án này chúng tôi tập trung nghiên cứu làm rõ các vấn đề sau:
1. Nghiên cứu tương quan giữa chiều dài đầu đuôi và cân nặng với các số đo
khác: chiều dài, đường kính đầu, thân và chân … của thai trong suốt quá
trình phát triển thai ở trâu đầm lầy.
2. Xây dựng phương pháp RIA sử dụng các loại kháng thể khác nhau để định
lượng PAG ở trâu và nghiên cứu sự biến động của hàm lượng PAG trong
các dịch niệu, dịch ối và huyết tương của trâu mẹ và thai trong quá trình
mang thai ở trâu đầm lầy.
3. Xây dựng phương pháp ELISA định lượng PAG ở trâu đầm lầy Việt Nam
và đánh giá khả năng ứng dụng phương pháp này để chẩn đốn có chửa

sớm ở trâu.
4. Xác định khả năng định lượng PL trâu bằng phương pháp RIA sử dụng
kháng thể kháng PL bò và nghiên cứu sự biến động của hàm lượng PL
trong huyết tương trâu và thai, dịch ối, dịch niệu và nước tiểu trâu mẹ
trong quá trình mang thai ở trâu đầm lầy.
3


Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Theo thống kê gần đây của FAO, quần thể trâu (Bubalus bubalis) trên
thế giới hiện nay vào khoảng 168 triệu con. Trong đó châu Á có khoảng 161
triệu con (95,83%); châu Phi có khoảng 3,7 triệu con (2,24%) phần lớn tập
trung ở Ai Cập; ở Nam Mỹ có khoảng 3,3 triệu con (1,96%); ở Australia có
khoảng 40.000 con (0,02%) và ở châu Âu có khoảng 500.000 con (0,30%)
[14].
Trâu nhà – trâu nước (Bubalus bubalis) ở châu Á bao gồm hai dưới loài
là trâu sơng và trâu đầm lầy. Hai dưới lồi này khác nhau về hình thái cũng
như đặc điểm di truyền (số lượng NST). Tên “trâu đầm lầy” được sử dụng cho
tất cả các giống trâu bản địa ở vùng Đông Nam Á, Nam Trung Quốc và một
số nước khác. Tên “trâu sông” được sử dụng cho tất cả các giống trâu phân bố
ở Ấn Độ, các nước vùng Tây Á và Châu Âu [106]. Về mặt hình thái, trâu đầm
lầy giống trâu hoang dã hơn trâu sông, chúng được sử dụng chủ yếu để cày
kéo và cung cấp thịt. Về mặt di truyền, trâu sơng có 50 nhiễm sắc thể trong đó
5 cặp cân tâm, 20 cặp lệch tâm. Trâu đầm lầy có 48 nhiễm sắc thể trong đó 19
cặp cân tâm. Sự khác biệt trong số lượng nhiễm sắc thể của bộ lưỡng bội chỉ
là không rõ ràng. Thực tế, nhiễm sắc thể lớn số 1 của trâu đầm lầy hình thành
từ sự chuyển đoạn giữa nhiễm sắc thể số 4 (đoạn cuối của cánh p) và số 9
(tâm động) của trâu sơng [44]. Trong suốt q trình này, vùng tổ chức hạch
nhân (NORs) trong nhiễm sắc thể số 4p của trâu nước đã bị mất đi và tâm
động của nhiễm sắc thể số 9 bị bất hoạt [44]. Hai phân lồi trâu này có thể lai

với nhau tạo ra trâu lai với 49 nhiễm sắc thể. Hình thái của hai dạng trâu có
khác biệt đáng kể. Trâu đầm lầy nhẹ cân hơn, trâu đực trưởng thành nặng
khoảng từ 325 tới 450 kg, trong khi ở trâu sông con đực trưởng thành nặng từ
450 tới 1000 kg. Trâu đầm lầy thường có cấu trúc cơ thể thấp, chắc, sinh sống
4


ở các vùng đất ẩm ướt, lầy lội, chúng cũng tạo ra một lượng sữa không đáng
kể (khoảng 600 kg sữa một năm). Trâu đầm lầy được sử dụng chủ yếu để cày
kéo trên các cánh đồng lúa và chuyên chở hàng, để lấy phân bón và lấy thịt.
Trâu đầm lầy phân bố chủ yếu ở Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Một
phần nhỏ phân bố ở các bang Đông Bắc của Ấn Độ và một số quốc gia khác.
Trâu sơng thường lớn về kích thước, có sừng xoắn, phân bố chủ yếu ở Ấn Độ,
Pakistan, một số nước ở Tây Á và Châu Âu. Chúng thích tắm trong nước
sạch, được nuôi để lấy sữa, nhưng cũng thường được dùng để cày bừa và lấy
thịt. Mỗi phân loài trâu lại bao gồm rất nhiều giống khác nhau [26].

1. 1. Hoạt động sinh sản và mang thai của trâu đầm lầy
1.1.1. Chăn nuôi trâu ở Việt Nam
Trâu bản địa Việt Nam là trâu đầm lầy. Chưa có tài liệu chính thức nào
về phân loại giống trâu ở Việt Nam, nhưng một số tác giả dựa vào hình thái
mà chia thành hai giống: trâu ngố là giống có kích thước lớn và trâu Dé là
giống có kích thước nhỏ hơn [105]. Nước ta lần đầu tiên nhập nội trâu sông
vào năm 1970 gồm 30 trâu thuộc giống trâu Murrah từ Trung Quốc được ni
ở Trại thí nghiệm trâu Ngọc Thanh (thuộc Vĩnh Phú cũ). Sau đó, trâu Murrah
đã được nhập khẩu từ Ấn Độ. Hiện nay, đàn trâu Murrah ở Việt Nam có
khoảng 2000 con, được ni chủ yếu ở một số trung tâm nghiên cứu của nhà
nước và các hộ nông dân xung quanh các trung tâm này [87]. Số lượng và
phân bố đàn trâu ở nước ta được thể hiện trong bảng 1.1, chủ yếu tập trung ở
vùng núi và cao nguyên phía Bắc (52%) [4; 53; 3; 1].


5


Bảng 1.1. Phân bố quần thể trâu ở Việt Nam
Vùng

Số lượng

Tỷ lệ trên toàn quốc (%)

Tổng cộng

2.897.734

100

Vùng núi và cao ngun phía Bắc

1.688.415

58.2

Đồng bằng sơng Hồng

107.495

3.7

Bắc Trung Bộ


733.575

23.7

Dun hải Trung Bộ

163.072

5.6

Đồng bằng Tây Nam Bộ

88.672

3.0

Đơng Nam Bộ

73.290

2.5

Đồng bằng sơng Mekong

43.135

1.4
[2]


Hình 1.1. Hình ảnh trâu đực
6


Hình 1.2. Hình ảnh trâu cái mẹ và con
Trâu đầm lầy ở Việt Nam có ngoại hình tương tự như trâu đầm lầy ở
Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, .... Chúng có kích cỡ cơ thể nhỏ, tăng
trưởng chậm, trưởng thành sinh dục muộn, khoảng cách giữa hai lứa đẻ dài và
sản lượng sữa thấp, nhưng lại có sức đề kháng tốt và thích nghi rất tốt với
điều kiện sinh thái địa phương. Trâu ở Việt Nam phần lớn có màu đen, chỉ có
một số ít có màu trắng. Khối lượng sơ sinh của trâu đầm lầy ở Việt Nam dao
động từ 20 tới 29 kg. Khối lượng bình quân của trâu cái trưởng thành dao
động từ 310 tới 500 kg, phụ thuộc vào giống và điều kiện chăn nuôi (Bảng
1.2, Hình 1.1 và 1.2). Nguyễn Đức Thạc (1983) [7] cho biết một chu kỳ sữa
của trâu dài khoảng 210 tới 360 ngày với 1,2 tới 3,5 kg sữa trong 1 ngày. Tỉ lệ
thụ tinh của trâu là khoảng 30%. Ở các vùng núi, nơi mà trâu không phải làm
việc nhiều, tỉ lệ này có thể lên tới 36%, trong khi chỉ là 20% ở các vùng châu
thổ, nơi mà trâu phải làm việc nhiều hơn. Lứa đẻ đầu tiên thường xảy ra khi
7


trâu đạt 48 - 52 tháng tuổi, và khoảng cách giữa 2 lứa đẻ thường là 27 - 30
tháng (810 - 900 ngày) [87].
Bảng 1.2. Đặc điểm tăng trưởng khối lượng của trâu đầm lầy Việt Nam
Tháng tuổi

Loại to

Loại nhỏ


Đực (kg)

Cái (kg)

Đực (kg)

Cái (kg)

28-29

27-28

21-22

20-21

12

180-190

170-180

110-120

100-110

24

260-270


250-260

190-200

170-180

36

350-360

330-340

240-260

210-220

48

390-410

370-390

280-300

250-260

60

440-450


420-430

310-330

290-300

Trưởng thành

450-500

440-450

350-380

310-330

Sơ sinh

[4]
1.1.2. Chu kỳ sinh sản của trâu đầm lầy
Các đặc điểm sinh sản của động vật phụ thuộc khơng chỉ vào giống mà
cịn vào điều kiện mơi trường. Khơng có chế độ dinh dưỡng thích hợp, vật
nuôi không thể trưởng thành sinh dục đúng theo quy luật phát triển sinh lý
hoặc sẽ khơng có hoạt động sinh sản đều đặn như mong muốn. Trong điều
kiện được quản lý tốt và chăm sóc chu đáo, trâu đực có thể trưởng thành sinh
dục vào khoảng 18 tháng tuổi, sớm ngang với bò [20]. Theo Kamonpatana và
cộng sự (1987) [92] trâu đầm lầy thường trưởng thành sinh dục khi được 24 25 tháng tuổi và đạt trọng lượng khoảng 300 kg. Đối với trâu đầm lầy Việt
Nam, tuổi trưởng thành sinh dục thường là 30 - 36 tháng tuổi [106], muộn
hơn so với trâu Australia, có tuổi trưởng thành thường là 14 - 19 tháng [25].
Tuổi thành thục sinh dục của trâu sơng cũng có thể tương đương so với bò.

Tuổi đẻ lứa đầu của đàn trâu được nuôi dưỡng tốt ở Đại học Ain Shams-Ai
8


Cập là khoảng 27 tháng 22 ngày [25; 20]. Trong khi ở Venezuela, phần lớn
trâu cái có thai lần đầu vào 20 - 24 tháng tuổi và đẻ lứa đầu vào khoảng 30
tháng tuổi, có trường hợp trâu đẻ lúc 23 tháng tuổi. Khảo sát ở Queensland,
Australia và ở Papua New Guinea, các nhà khoa học nhận thấy trong khi bị
khơng thể động dục do điều kiện khí hậu khắc nghiệt và thức ăn khơng đầy đủ
thì các trâu cái (trâu đầm lầy) vẫn động dục thậm chí khi chúng bị giảm cân.
So sánh trâu và bị ni trong các điều kiện khắc nghiệt, nghé con vẫn có thể
trưởng thành sinh dục sớm và trâu cũng có tỉ lệ sinh đẻ cao hơn cũng như
khoảng cách giữa các lứa đẻ ngắn hơn bởi vì chúng động dục trở lại sau khi
sinh sớm hơn so với bò. Tuổi đẻ lứa đầu trung bình của hơn 60 cá thể trâu bị
ni thiếu dinh dưỡng là 38 tháng [25]. Thông tin so sánh một số đặc điểm
sinh sản ở bị, trâu sơng và trâu đầm lầy được trình bày trong bảng 1.2.
Bảng 1.3: Đặc điểm sinh sản ở bị, trâu sơng và trâu đầm lầy
Bị

Trâu sơng

Trâu đầm lầy

TB (khoảng)

TB (khoảng)

TB (khoảng)

Mùa sinh sản


Quanh năm

Quanh năm

Quanh năm

Tuổi thành thục (tháng)

15 (10 - 24)

16 (15-18)

21 (15 - 36)

Chu kỳ động dục (ngày)

21 (14- 29)

21 (18-22)

21 (18 - 22)

Thời gian động dục (giờ)

18 (12 - 30)

21 (17-24)

24 (11 - 72)


Dạng rụng trứng

Tự nhiên

Tự nhiên

Tự nhiên

Thời gian (giờ)

30 (18 - 48)

32 (25-46)

32 (18 - 45)

Số lượng trứng

1

1

1

16

16

Thông số


Động dục

Rụng trứng

Thời gian tồn tại của thể
vàng (ngày)

16

9


Thời gian chửa (ngày)
Tuổi đẻ lứa đầu(tháng)

280 (276 - 293) 315 (305 - 330) 330 (322-341)
30 (24 - 36)

36 (30 – 45)

42 (36 - 56)

Khoảng cách động dục lại (ngày)
Thời gian co lại của tử cung

45 (32 - 50)

33 (25-58)


35 (16 - 60)

Động dục lại lần đầu

30 (10 - 110)

40 (30-60)

75 (35 - 180)

13 (12 - 14)

15 (12-19)

18 (15 - 30)

Khoảng cách lứa đẻ (tháng)

[19]
1.1.3. Môi trường và biểu hiện động dục trên trâu đầm lầy
Mặc dù trâu là loài động vật động dục liên tục, nhưng hiệu suất sinh sản
của chúng có khác biệt rất lớn vào các thời điểm khác nhau trong năm. Rất
nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng quá trình động dục, tỉ lệ đậu thai và tỉ lệ đẻ của
trâu thay đổi rõ ràng theo mùa. Điều này có thể do thời kỳ “nghỉ” kéo dài giữa
hai lứa đẻ, bởi vì buồng trứng của trâu đẻ trong khoảng thời gian ngồi mùa
sinh sản thường chỉ có thể khởi động hoạt động lại vào mùa sinh sản tiếp
theo.
Điều kiện môi trường khắc nghiệt cộng với dinh dưỡng khơng đầy đủ
có thể là ngun nhân của hiện tượng xuất hiện thời kỳ không động dục theo
mùa kéo dài (anoestrus) ở trâu. Nghiên cứu hoạt động sinh dục của trâu đầm

lầy ở Australia, McCool và cộng sự (1987) [113] nhận thấy tại vùng có khí
hậu gió mùa, số lượng trâu có chu kỳ động dục lớn nhất vào cuối mùa mưa và
đầu mùa khô (mùa mưa từ tháng 12 tới tháng 3, mùa khô từ tháng 4 tới tháng
11). Trong suốt giai đoạn cuối mùa khô (tháng 8-11), lượng cỏ khơ ít, nhiệt
độ ngồi trời cao và trâu có biểu hiện cơ thể khơng khỏe mạnh; từ đó các tác
giả đưa ra giả thuyết rằng tác động tổng hợp của các yếu tố dinh dưỡng, khí
hậu có thể là nguyên nhân ức chế hoạt động động dục trong mùa này [56].
Trong khi đó, một số tác giả khác cho rằng hiện tượng mùa sinh sản ở
trâu có vẻ khơng phụ thuộc vào lượng thức ăn, chế độ ăn hay tình trạng sức
10


khỏe, mà phụ thuộc chủ yếu vào khí hậu, đặc biệt là thời lượng chiếu sáng
trong ngày và sự tiết melatonin [122; 30; 50]. Melatonin là hocmon tuyến
yên, là tín hiệu nội tiết hoạt động theo nhịp ngày - đêm của môi trường và
được tiết chủ yếu vào buổi đêm. Vai trò của melatonin trong điều chỉnh nhịp
sinh học theo chu kỳ ngày và chu kỳ thể hiện rất rõ trong việc điều khiển chu
kỳ rụng trứng ở các động vật sinh sản theo mùa như cừu, dê và ngựa. Tuy
vậy, vai trị của hocmon này trong q trình sinh sản ở trâu vẫn chưa được
nghiên cứu đầy đủ.
Tóm lại, những kết quả nghiên cứu được công bố đến nay đã gợi mở về
một mối quan hệ có thể tồn tại giữa các nhân tố môi trường và đặc điểm sinh
sản theo mùa ở trâu [19]
1.1.4. Sự phát triển của bào thai
Ghi chép chính xác thời điểm giao phối là điều kiện cần thiết để đánh
giá trạng thái phát triển của thai và cung cấp thông tin cho bác sĩ thú y trong
điều trị hay những nghiên cứu liên quan. Trong trường hợp thời điểm giao
phối không được xác định, việc đánh giá tuổi của thai có thể dựa trên kết quả
kiểm tra định kỳ kích thước của phơi thai bằng siêu âm [10].
Nghiên cứu đánh giá tuổi thai của trâu sơng thơng qua kích thước của

các số đo bào thai thu từ lò mổ đã được một số tác giả thực hiện ở Ai Cập và
ở Ấn Độ [143; 13]. Tuy nhiên, tỉ lệ sai số của tuổi thai thay đổi tuỳ thuộc vào
việc sử dụng các số đo khác nhau. Các số đo kích thước của phần đầu bào thai
cho thấy tốc độ sinh trưởng có sự thay đổi lớn trong suốt quá trình phát triển
bào thai. Kết quả nghiên cứu cho thấy chiều dài đầu đuôi (crown rump length
– CRL) là tiêu chuẩn thích hợp nhất cho việc đánh giá tuổi của bào thai trâu
[143; 138; 13; 14].
Sự sinh trưởng của thai có thể được xác định bằng sự gia tăng kích
thước của các số đo và đặc điểm hình thái có tính đặc trưng trong thời gian
11


phát triển bào thai [48]. Sự tăng trưởng của các số đo bào thai bị chậm hay
giảm được coi là tín hiệu gia tăng rủi ro cho thai và có thể dẫn đến sự chết
thai [119]. Vì vậy mà việc chẩn đoán trước sinh bằng siêu âm nhằm xác định
sự sinh trưởng chậm hay nhanh quá mức của thai và dự đoán tuổi thai là việc
làm cần thiết. Siêu âm đã được sử dụng để đo một vài thông số của thai ở
nhiều lồi như bị [134], ngựa [114], cừu [72], dê [108]. Trái với những
nghiên cứu trên mẫu thu ở lị mổ, chuẩn đốn trước khi sinh bằng siêu âm có
thể cung cấp các thơng số ở các giai đoạn phát triển khác nhau của thai một
cách liên tục [15].
Hơn nữa, hiện nay hầu hết các trang trại chăn ni vẫn cho trâu giao
phối tự nhiên nên khơng có thông tin đầy đủ về ngày phối giống cũng như
thời gian mang thai của trâu mẹ và không thể quản lý một cách chính xác thời
điểm trâu có chửa. Nghiên cứu của chúng tơi sẽ góp phần thiết lập một
phương pháp sinh trắc học dựa trên mối tương quan giữa các thơng số về kích
thước của các bộ phận, các cơ quan của bào thai với thời gian mang thai làm
cơ sở cho việc đánh giá tuổi thai bằng siêu âm dựa trên các thơng số kích
thước này. Ngồi ra, việc ứng dụng siêu âm cịn có thể chuẩn đốn giới tính
thai và đánh giá trạng thái phát triển của thai [15].

1.1.5. Tương quan giữa các số đo khác nhau của thai.
Ở bò, tương quan giữa khối luợng với chiều dài của thai, cũng như với
các thông số khác của thai đã được một số tác giả thông báo. Từ năm 1944,
Nichols [113] đã công bố dữ liệu về cân nặng và chiều dài của thai bò. Swett
và cộng sự (1948) [152] sự đã bổ sung thêm dữ liệu cho nội dung nghiên cứu
này. Winters và cộng sự (1942) [172] đã thông báo kết quả tương quan giữa
khối lượng ở các giai đoạn phát triển khác nhau của thai với các thông số với
các thông số khác. Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu đã có, năm 1959
Jakobsen [93] đã xây dựng cơng thức ước tính tuổi thai bị dựa vào cân nặng,
12


chiều dài và đặc điểm hình thái của thai. Tác giả này cịn thơng báo cơng thức
về mối tương quan toán học giữa cân nặng, chiều dài và chu vi đầu của thai.
Dựa vào số liệu của kích thước thai đã biết chính xác độ tuổi, Thomsen
(1975) [155] đã tính được phương trình hồi quy tương quan của các thơng số
cân nặng và chiều dài với tuổi thai [155; 128]. Năm 1996, Sivachelvan và
cộng sự [146] cũng đã thông báo kết quả nghiên cứu tuổi thai ước lượng trên
dê và cừu khi dựa vào kích thước thai. Suzuki và cộng sự (1991) [151] cũng
đã thông báo về mối liên hệ giữa tuổi thai với kích thước thai trên hươu sao
hoang dã. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã thu nhận mẫu vật từ những
hươu có chửa sống trong tự nhiên đã bị giết trong mùa săn bắn và nhận thấy
với kích thước thai thu được có thể dự đốn thời gian mang thai. Gần đây,
năm 2008 George và cộng sự [64] đã tiến hành khảo sát tương quan các chỉ số
kích thước thai bị ở một phần ba thời gian đầu mang thai. Nghiên cứu này
cũng chỉ ra rằng CRL là số đo ổn định nhất trong quá trình phát triển thai.
Ngày nay, quy luật về mối tương quan giữa các thơng số về kích thước với
tuổi thai đã được thừa nhận và áp dụng rộng rãi.
Ở ngựa, bằng sự phân tích hồi quy, Turner và cộng sự (2006) [157] đã
xây dựng được một mơ hình đường chuẩn sinh trưởng của đường kính hốc

mắt qua các giai đoạn phát triển thai. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở giai
đoạn sớm và giữa của thai kỳ kích thước các mẫu khá tập trung quanh đường
chuẩn tăng trưởng này. Nhưng độ biến động của số đo này cao hơn ở giai
đoạn sau của thai kỳ. Ở giai đoạn sau 240 ngày mang thai, chỉ 6 trong số 96
mẫu quan sát có số đo trùng với đường chuẩn và sau 280 ngày mang thai,
khơng có mẫu nào trùng với đường chuẩn này. Hơn nữa, để đánh giá mức độ
tương hợp về dữ liệu của ngựa trắng với giống ngựa pony, nhóm nghiên cứu
của Turner và cộng sự [152] đã tiến hành theo dõi đường cong sinh trưởng ở
mắt bào thai của hai giống ngựa này. Tuy nhiên, những dữ liệu thu được ở
13


giống ngựa pony cho thấy có sự khác biệt với đường chuẩn sinh trưởng được
công bố ở giống ngựa trắng. Điều này đã củng cố thêm cho giả thuyết của
nghiên cứu về hiện tượng kích thước mắt nhỏ hơn ở bào thai giống ngựa pony
so với ngựa trắng [157].
Ở trâu, thời gian hình thành các cơ quan như đầu, thân, và các chi đã
được xác định. Hình ảnh siêu âm đậm hơn trong khu vực hình thành tủy
xương bào thai đã được xem là dấu hiệu bắt đầu sự hoá xương. Trong mỗi lần
siêu âm, Ali và Fahmy (2008) [10] đều ghi lại đầy đủ các thông số của bào
thai như: Chiều dài đầu đuôi (CRL) là một đường thẳng kéo dài giữa đỉnh đầu
của bào thai tới gốc đuôi; đường kính của túi màng ối là đường kính rộng nhất
của túi ối; đường kính tử cung là đường kính trong của tử cung tại thời điểm
có thai; chiều sâu ngực là khoảng cách từ trên lưng xuống bụng đi qua vị trí
của tim; đường kính ở bụng là đường kính lớn tại miền cuống rốn; đường
kính cầu mắt là khoảng cách ở giữa mắt rộng nhất và đường kính núm nhau là
đường kính lớn nhất trong của núm nhau có tiếp xúc giữa tử cung mẹ và nhau
thai... [10]. Từ những dữ liệu thu được, nhóm tác giả này đã thông báo về mối
tương quan giữa chúng với thời gian mang thai.
1.1.6. Sự phát triển nhau thai ở động vật nhai lại

Động vật nhai lại bao gồm các loài động vật ăn cỏ bao gồm: bò, trâu,
cừu, dê, hươu nai… Phần lớn những lồi này có nhau thai dạng núm nhau.
Một số lồi khác ví dụ như lạc đà, mặc dù cũng thuộc nhóm động vật nhai lại
nhưng lại có nhau thai dài giống như ở ngựa.
Sự làm tổ ở động vật nhai lại là sự gắn kết giữa màng phôi và nội mạc
tử cung của động vật mẹ, tuy nhiên q trình gắn kết khơng phá hủy cấu trúc
thành tử cung. Q trình làm tổ ở bị bắt đầu ở tuần thứ 5 và ở cừu là 3 tuần
sau thụ tinh. Nhau thai được hình thành khơng lâu sau đó. Đối với các động
14


vật có nhau thai dạng núm nhau, thay vì có một khu vực liên kết rộng giữa
các hệ thống mạch của mẹ và bào thai, những động vật này có rất nhiều điểm
tiếp xúc bằng các núm nhau thai nhỏ.
Nhau thai của trâu - bị là dạng mơ liên kết - đệm. Ngăn cách giữa máu
mẹ và máu thai là 6 lớp tế bào gồm: tế bào màng trong các ống mao mạch của
mẹ, mô liên kết tử cung, biểu mô tử cung, biểu mô đệm, mô liên kết đệm,
màng trong của ống mao quản dẫn đệm. Lông nhung lá nuôi phôi trên bề mặt
của màng đệm được khu trú với số lượng giới hạn tại các khu vực có hình
trịn hay hình ovan được gọi là mầm núm nhau. Số lượng núm nhau trong một
nhau thai bò dao động từ 70 đến 150 cái. Các núm nhau nằm phân bố thành 5
dãy bao gồm cả ở sừng tử cung có chứa bào thai và sừng khơng chứa bào thai
(3 dãy ở giữa của sừng và 2 dãy ở phía trước của sừng). Núm nhau ở trâu bị
có dạng lồi và có cuống. Khu vực giữa mào của màng trong dạ con chứa
tuyến tiết trong suốt thời kỳ mang thai trong khi khu vực mào là không chứa
tuyến tiết.
Các núm nhau mẹ là phần dày đặc có hình ovan hay hình trịn nằm
trong mơ của sừng tử cung. Các núm nhau mẹ cũng hình thành trong sừng tử
cung khơng chứa bào thai. Hơn nữa, chúng là những điểm tiếp xúc duy nhất
trong liên kết giữa tử cung và bào thai. Sự hình thành các núm nhau mẹ từ

những vị trí xác định trên thành tử cung là quá trình phát triển của các tế bào
lá ni phơi và hình thành các nhung mao. Tại đó các tế bào lá ni phơi xâm
nhập vào thành tử cung để hình thành các thể hang trong lớp tế bào biểu mô
liên kết.
Những đặc trưng về mặt hình thái của phần tiếp xúc với màng trong tử
cung của núm nhau con ở trâu châu Phi nói chung tương tự như ở bị và trâu
nước [116]. Sự thay đổi về số lượng và sự phân bố của tế bào có nhung mao ở
2 lồi trâu đã được nghiên cứu. Kết quả cho thấy tỷ lệ của tế bào có nhung
15


×