Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

(Luận án tiến sĩ) nghiên cứu sự sai khác di truyền ở gen hormon sinh trưởng của một số giống gà việt namluận án TS sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 100 trang )

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

EDTA: Ethylen – diamin – tetra – acetic axit
GRF: Growth hormone – releasing factor ( Nhân tố giải phóng hormon sinh
trưởng )
PCR: Polymerase chain reaction ( Phản ứng nhân ADN đặc hiệu )
RFLP: Restriction fragments length polymorphism ( Đa hình độ dài các đoạn giới
hạn )
TBE: Dung dịch đệm tris – boric có chứa EDTA
TE: Dung dịch đệm tris.HCl có chứa EDTA
TRH: Thyrotropin – releasing hormone ( Hormon giải phóng thyrotropin )

3


MỤC LỤC
Lời cam đoan

1

Lời cảm ơn

2

Bảng viết tắt

3
Mở đầu

7


1

Tính cấp thiết của đề tài

7

2

ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

8

2.1

ý nghĩa khoa học

8

2.2

ý nghĩa thực tiễn

9

3

Mục đích nghiên cứu

9


4

Nội dung nghiên cứu của đề tài

9

Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu

10

1.1

Hormon sinh trưởng

10

1.2

Hormon sinh trưởng và sinh trưởng ở gà

13

1.3

Hormon sinh trưởng tái tổ hợp

22

1.4


Tình hình nghiên cứu gen hormon sinh trưởng vật ni ở trong và 25
ngồi nước

1.4.1

Tình hình nghiên cứu trong nước

25

1.4.2

Tình hình nghiên cứu ngồi nước

26

1.5

Một số đặc điểm và tính năng sản xuất của một số giống gà nội

32

1.5.1

Gà Hồ

32

1.5.2

Gà ác


33

1.5.3

Gà Ri

34

4


1.5.4

Gà Mía

35

1.6

Các phương pháp sinh học phân tử sử dụng trong luận án

36

1.6.1

Phương pháp xác định trình tự ADN

36


1.6.2

Enzym giới hạn

37

1.6.3

Đa hình độ dài các đoạn giới hạn (RFLP)

38

1.7

Dấu phân tử trong phân tích di truyền vật ni

39

1.8

Cấu trúc gen hormon sinh trưởng của gà

40

Chƣơng 2: Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu

43

2.1


Đối tượng nghiên cứu

43

2.2

Phương pháp nghiên cứu

43

2.2.1

Phương pháp lấy mẫu máu

43

2.2.2

Phương pháp tách ADN

43

2.2.3

Phản ứng nhân ADN đặc hiệu (PCR)

44

2.2.4


Cắt sản phẩm PCR bằng enzym giới hạn

45

2.2.5

Xác định độ lớn các đoạn ADN sau khi cắt bằng enzym giới hạn 46

2.2.6

Giải trình tự sản phẩm PCR

46

2.3

Theo dõi và xử lý các tính trạng số lượng

47

2.3.1

Đối với gà Ri

47

2.3.2

Đối với gà Mía


48

2.3.3

Đối với gà Hồ và gà ác

48

2.3.4

Xử lý các tính trạng số lượng

48

Chƣơng 3: Kết quả và thảo luận

5

49


3.1

Cấu trúc đặc thù intron 1 của gen hormon sinh trưởng của một số 49
giống gà Việt Nam

3.1.1

Kết quả giải trình tự intron 1 của gen hormon sinh trưởng


49

3.1.2

Tính đa hình điểm cắt MspI trong intron 1 của gen hormon sinh 63
trưởng

3.1.3

Đặc điểm cấu trúc đoạn bổ sung trong gen hormon sinh trưởng

3.2

Phân tích đa hình trong intron 4 của gen hormon sinh trưởng của một 67

65

số giống gà Việt Nam
3.3

Mối liên quan giữa tính đa hình gen hormon sinh trưởng với các tính 72
trạng sản xuất của gà Ri

3.3.1

Các kiểu gen hormon sinh trưởng của gà Ri

72

3.3.2


Xác định mối liên quan của kiểu gen với các tính trạng sản xuất

74

3.3.3

ảnh hưởng của đột biến điểm đến tính trạng sản xuất của gà Ri

75

3.4

Mối liên quan giữa tính đa hình gen hormon sinh trưởng với các tính 77
trạng sản xuất của gà Mía

3.4.1

Các kiểu gen hormon sinh trưởng của gà Mía

77

3.4.2

Xác định mối liên quan của kiểu gen với các tính trạng sản xuất

79

3.4.3


ảnh hưởng của đột biến điểm đến tính trạng sản xuất của gà Mía

80

kết luận

82

tài liệu tham khảo

84

phụ lục

98

6


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trục hormon sinh trưởng có ảnh hưởng lớn đến các q trình sinh học, từ
mức độ tế bào tới thay đổi kiểu hình cơ thể. Các gen của trục hormon sinh trưởng
gây ảnh hưởng đến các chỉ số sinh lý, kiểm sốt tính ngon miệng, tốc độ sinh
trưởng, thành phần cấu trúc cơ thể, tuổi và khả năng sinh sản [36], [39], [22],
[101] cũng như khả năng miễn dịch [76], [28], [65]. Các kết quả thu được từ các
thực nghiệm chọn lọc đã chỉ ra rằng các gen của trục hormon sinh trưởng, chẳng
hạn như gen hormon sinh trưởng có thể là các locut về tính trạng số lượng của vật
ni [81].
Lợn được chọn lọc để tăng trọng nhanh và có độ dày mỡ lưng thấp thì có

hàm lượng hormon sinh trưởng trong huyết tương cao [44], [24]. Bò được tiêm
hormon sinh trưởng bò làm tăng sản lượng sữa [63], [61]. Schlee và cộng sự đã
phát hiện ra giá trị giống về các tính trạng cho thịt khác nhau đáng kể trong các
kiểu gen hormon sinh trưởng của bò [93].
Hàm lượng hormon sinh trưởng ở gà có mối liên quan tới tốc độ sinh
trưởng, khối lượng cơ thể trưởng thành, tỷ lệ mỡ và` năng suất trứng [21], [33],
[84], [87] . Tuy nhiên sự khác biệt về hàm lượng hormon sinh trưởng là so sự sai
khác di truyền ở gen hormon sinh trưởng và các gen điều hoà khác của trục
hormon sinh trưởng mà chưa được biết [49].
Những nghiên cứu gần đây cho thấy phân tích đa hình ADN gen hormon
sinh trưởng có mối liên quan với những tính trạng sản xuất khác nhau của vật nuôi
[79]. Nghiên cứu gen hormon sinh trưởng của gà, Fotouhi và cộng sự (1993) đã
phát hiện được 4 điểm cắt đa hình, một điểm bằng enzym SacI và 3 điểm bằng
MspI, tất cả đều nằm trong các intron. Tần số của những đoạn đa hình ở gen
hormon sinh trưởng gà không chỉ liên quan tới lượng mỡ bụng của gà hướng thịt
mà còn liên quan với năng suất trứng, tuổi đẻ lứa đầu và khả năng kháng bệnh của

7


gà hướng trứng [50], [69]. Sử dụng các enzym MspI và SacI phân tích đa hình
ADN của gen hormon sinh trưởng gà Leghorn trắng , Feng và cộng sự (1997) đã
xác định được mối liên quan giữa kiểu gen với năng suất trứng và tuổi đẻ lứa đầu,
nhưng không thấy sự liên quan với khối lượng cơ thể và khối lượng trứng. Kết
quả nghiên cứu của Kuhnlein và cộng sự (1997) trên gà Leghorn trắng cũng cho kết
quả tương tự [48], [68].
Các kết quả trên cho thấy rằng các intron của gen hormon sinh trưởng gà
chứa các dấu chuẩn di truyền ở trong liên kết không cân bằng với các locut tính
trạng số lượng, hoặc ảnh hưởng trực tiếp tới các tính trạng. Trong khi đó ở nước ta
chưa có tác giả nào nghiên cứu về gen hormon sinh trưởng của gà, mà các giống gà

nội của chúng ta rất đa dạng và phong phú và có sự khác biệt rõ nét về khối lượng
cơ thể, kiểu hình và khả năng sản xuất. Để có cơ sở khoa học đánh giá sự sai khác
về khả năng sản xuất của các giống gà ở mức độ phân tử và tìm những dấu chuẩn
ADN có liên quan với những tính trạng sản xuất hữu ích chúng tơi tiến hành thực
hiện đề tài: “Nghiên cứu sự sai khác di truyền ở gen hormon sinh trưởng của một
số giống gà Việt Nam”.
2. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. ý nghĩa khoa học
Hormon sinh trưởng không chỉ ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng của vật
ni, mà cịn ảnh hưởng đến các tính trạng sản xuất khác như năng suất sữa của
bò, năng suất trứng của gia cầm và chất lượng thịt của lợn. Tuy nhiên sự sai khác
về hàm lượng hormon sinh trưởng là do sự sai khác di truyền ở gen hormon sinh
trưởng và một số gen điều hoà khác. Do vậy xác định sự sai khác di truyền ở gen
hormon sinh trưởng của các giống gà địa phương không chỉ là cơ sở để đánh giá sự
khác biệt giữa các giống ở mức độ phân tử, mà còn phân biệt sự sai khác ở từng cá
thể trong mỗi giống để tìm mối liên quan với các tính trạng hữu ích.

8


2.2. ý nghĩa thực tiễn
Ngày nay nhờ những kỹ thuật mới trong sinh học phân tử, các nhà chọn
giống đã định hướng phương pháp chọn lọc ở mức độ phân tử dựa vào các dấu
chuẩn ADN có liên quan với các tính trạng sản xuất. Sử dụng các dấu chuẩn ADN
để chọn lọc đặc biệt có ích khi các tính trạng mong muốn, khó định lượng và biểu
hiện theo giới tính hay biểu hiện muộn trong q trình sống, như khả năng kháng
bệnh hay năng suất trứng ở gia cầm. Do đó nghiên cứu xác định sự sai khác di
truyền ở gen hormon sinh trưởng của gà để tìm các dấu chuẩn ADN liên quan với
các tính trạng sản xuất sẽ mở ra hướng chọn lọc sớm, góp phần nâng cao hiệu quả
trong chăn ni.

3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Xác định sự sai khác di truyền ở gen hormon sinh trưởng của các giống gà
nội, để tìm ra những sai khác đặc trưng cho từng giống có thể sẽ liên quan với kiểu
hình, khối lượng cơ thể và những khả năng sản xuất của các giống gà.
- Xác định các kiểu gen hormon sinh trưởng của một số giống gà để tìm mối
liên quan của các kiểu gen với các tính trạng sản xuất hữu ích, mở ra triển vọng
chọn lọc ở mức độ phân tử, có độ chính xác cao và rút ngắn được thời gian chọn
lọc, dẫn đến nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Để thực hiện được các mục đích trên, cần phải thực hiện các nội dung
nghiên cứu sau:
- Nhân ADN trong intron 1 gen hormon sinh trưởng của 4 giống gà nội: gà Ri, gà
Mía, gà ác và gà Hồ và giải trình tự đoạn gen này.
- Sử dụng enzym MspI phân tích đa hình ADN trong intron 1 của gen hormon sinh
trưởng hai giống gà Ri và gà Mía được theo dõi khả năng sản xuất theo từng cá thể
và tìm mối liên quan của các kiểu gen với các tính trạng sản xuất.

9


- Nhân ADN trong intron 4 của gen hormon sinh trưởng của 4 giống gà nội và
phân tích đa hình bằng enzym SacI.

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. HORMON SINH TRƢỞNG
Hormon sinh trưởng là somatotropin, do thuỳ trước tuyến yên tiết ra
Somatotropin kích thích sinh trưởng và tăng khối lượng cơ thể. [105, 1690].
Somatotropin có bản chất cấu tạo là protein [8,74].
1.1.1. Sự tiết hormon sinh trƣởng

Một số hormon vùng dưới đồi ảnh hưởng đến tốc độ tiết hormon sinh
trưởng. Một trong số đó là TRH (thyrotropin-releasing hormone) kích thích giải
phóng hormon sinh trưởng. Tốc độ tiết hormon sinh trưởng của tuyến n cịn
được điều hồ bởi hai hormon vùng dưới đồi, một trong hai loại đó có tác dụng
kích thích, cịn loại kia thì ức chế [105, 1690]. Hormon kích thích giải phóng
hormon sinh trưởng là GRF (growth hormone-releasing factor) [87], đã thu nhận
được dưới dạng tương đối sạch từ vùng dưới đồi của một số lồi động vật có vú,
tuy nhiên nó chưa được miêu tả một cách đầy đủ. Hormon vùng dưới đồi ức chế
giải phóng ra hormon sinh trưởng là somatostatin. Khi tiêm cho chuột 10 g
somatostatin thì sau 15 phút giảm đáng kể hormon sinh trưởng ở trong máu.
Nhưng tiêm somatostatin cho người làm giảm insulin và glucagon. Hoạt tính của
somatostatin được tìm thấy ở trong tuỷ sống, dịch nhầy dạ dày, tá tràng và tuyến
tụy.
Trong quá trình tiết hormon sinh trưởng, AMPv thực hiện chức năng như là
chất trung gian. Mô tuyến yên của chuột ni cấy in vitro sẽ tăng q trình tổng
hợp và giải phóng hormon sinh trưởng, khi bổ sung vào mơi trường nuôi cấy

10


những chất khác nhau để làm tăng hàm lượng AMPv trong tế bào, là do nó kích
thích adenilatxiclas hoặc ức chế photphodiesteras.
Ngoài ra estrogen và một trong những loại peptid truyền xung thần kinh ở
não là  -endorfin cũng làm tăng giải phóng hormon sinh trưởng [105, 1691].
1.1.2. Cấu tạo hormon sinh trƣởng
Trình tự axit amin của hormon sinh trưởng ở một số loài đã được xác định.
Hormon sinh trưởng của người chứa 191 axit amin [105, 1691], còn của bị chứa
217 axit amin [104, 127]. Trong khi đó hormon sinh trưởng của gà chứa 216 axit
amin [98], của lợn chứa 216 axit amin 102].
Hormon sinh trưởng có thể hợp lại trong mơi trường kiềm tạo thành dimer.

Hoạt tính sinh học của hormon sinh trưởng có đặc điểm là đặc trưng cho loài cao.
Mặc dù hormon sinh trưởng của một số lồi vẫn có tác dụng khi thử nghiệm trên
nhiều lồi khác, nhưng chỉ có hormon sinh trưởng của lồi linh trưởng có tác dụng
đối với con người. Đây chính là cơ sở cho nhiều thử nghiệm phân huỷ từng phần
hormon sinh trưởng của người để tách ra “nhân” không lớn mang hoạt tính sinh
học, mà từ đó có thể tổng hợp được bằng hoá học. Khi thủy phân bằng plasmin thì
trong phân tử hormon sinh trưởng của người phá vỡ mối liên kết giữa axit amin
134 với 135 và ngay cả giữa axit amin 140 với 141, để tạo thành phân tử chứa axit
amin đầu N (đoạn 1-134) và axit amin đầu C (đoạn 141-191) được nối với nhau
bởi liên kết disunfua giữa axit amin 53 với 165. Phân tử này vẫn giữ được hầu hết
các hoạt tính của hormon sinh trưởng trong các thử nghiệm sinh học. Sau khi tách
làm hai đoạn và thử nghiệm hoạt tính của chúng đã cho thấy nhiều hiệu ứng trao
đổi chất của hormon sinh trưởng người đều xuất hiện ở cả in vitro và in vivo, ngay
cả ở đoạn chứa 1-134 axit amin của hormon. Tái tổ hợp hai đoạn nhờ tác dụng
tương hỗ khơng cộng hố trị dẫn tới phục hồi hồn tồn hoạt tính hormon sinh
trưởng. Đoạn mang hoạt tính là peptid có phân tử lượng ít hơn 10000 [105,
1691-1692].

11


1.1.3. Tác dụng của hormon sinh trƣởng
Hormon sinh trưởng tác động cùng với nhiều hormon khác và ảnh hưởng
hầu hết đến các cơ quan của cơ thể, kích thích sinh trưởng và dẫn tới cùng một thời
điểm thay đổi tất cả các con đường trao đổi chất [104, 127]. Do vậy có thể tóm
lược các tác dụng chủ yếu của hormon sinh trưởng như sau:
* Hormon sinh trưởng có tác dụng kích thích sự sinh trưởng của cơ
thể bằng cách tăng tổng hợp protein ở ribosom, tăng hấp thụ Ca, P và canxi
hoá xụn làm cho bộ xương phát triển, kích thích tuyến ức phát triển và tăng
tiết sữa.

* Hormon sinh trưởng làm giảm tổng hợp lipid, ngược lại tăng huy
động mỡ dự trữ để oxy hoá tạo năng lượng, mà năng lượng này cần cho sự
tổng hợp, đặc biệt là tổng hợp protein, đối với gia súc non thì tỷ lệ protein
cao, lipid thấp.
* Hormon sinh trưởng làm tăng đường huyết, do ức chế hoạt tính của
enzym hexokinaza, mà enzym này xúc tác q trình chuyển hố glucoza
thành glucogen dự trữ làm giảm đường huyết.
* Hormon sinh trưởng kích thích gan tổng hợp chất somatomedin,
chất này có nhiều chức năng sinh lý khác nhau, quan trọng nhất là tăng lắng
đọng muối sulfat ở xương.
* Hormon sinh trưởng kích thích tạo huyết tương và tạo hồng cầu non.
Tuy nhiên trong trường hợp ưu năng và nhược năng cũng khác nhau. Khi tiết ra
quá nhiều hormon sinh trưởng ở súc vật non thì gây chứng khổng lồ. Đối với vật ni
đã trưởng thành nếu bị ưu năng sẽ dẫn đến bệnh to đầu ngón (tứ chi) và xương mặt
phát triển bạnh ra, có dáng vẻ thơ kệch mất cân đối. Ngược với ưu năng, nếu thiếu
hormon sinh trưởng ở gia súc non sẽ bị ức chế sinh trưởng, gây lùn tí hon. Trong
trường hợp này thường trí tuệ vẫn phát triển bình thường. Trường hợp lùn tí hon bẩm
sinh là do gen lặn gây thiếu hormon sinh trưởng [8,74].

12


1.1.4. Cơ chế tác dụng của hormon sinh trƣởng
Hormon sinh trưởng tác dụng lên các mô cả trực tiếp và gián tiếp
[105,1694]. Cơ chế tác động của hormon sinh trưởng liên quan với chất liên kết
của nó, là chất nhận của tế bào chất, kết quả là dẫn đến ảnh hưởng lên quá trình
phiên mã ARN [77, 316]. ở in vivo hormon sinh trưởng thúc đẩy phát triển khung
xương và tổng hợp protein ở mô xương, nhưng ở in vitro hormon sinh trưởng
không gây tác động ảnh hưởng lên mô xương. Tuy nhiên huyết thanh động vật
bình thường hoặc đã được được tiêm hormon sinh trưởng, có hoạt tính cao thì ở in

vitro nó tác động lên mơ xương tương tự như hormon sinh trưởng tác động lên mô
xương ở in vivo. Phân tích hiện tượng này đã khẳng định rằng tiêm hormon sinh
trưởng dẫn tới làm tăng hàm lượng nhân tố kích thích sinh trưởng thứ hai được gọi
là somatomedin. Hormon sinh trưởng có các tính chất miễn dịch và sinh học đặc
trưng cho lồi cao, nhưng chưa có kết quả về tính đặc thù cho lồi của
somatomedin. Gan là nguồn chính sản xuất ra somatomedin nhưng các dịch chiết
suất từ mơ gan, cơ, thận đều có hoạt tính somatomedin. Từ huyết tương máu người
đã tách được ít nhất 6 polypeptid có hoạt tính somatomedin, tất cả chúng đều có
phân tử lượng 7000. Somatomedin A1 là polypeptid trung tính (PI7), ở in vitro nó
kích thích hấp thụ sulfat bằng tế bào sụn của gà. Somatomedin A2 có cùng điểm
đẳng điện như A1 nhưng khác về trình tự axit amin, hoạt tính sinh học của
somatomedin A1 và A2 là giống nhau. Snomatomedin B là một nhóm gồm 4
polypeptid có tính axit, kích thích sự khởi đầu tổng hợp ADN trong tế bào.
Somatomedin C là polypeptid có tính kiềm (PI7,5), kích thích gắn sulfat vào
proteoglican và tổng hợp ADN trong sụn chuột. Ngồi ra somatomedin C tác động
lên các mơ cơ, mô mỡ và cả mô sụn tương tự như insulin.
Như vậy hormon sinh trưởng tác động trực tiếp lên tế bào đích cũng như
gián tiếp thơng qua tác động của somatomedin [105, 1694-1695].

13


1.2. HORMON SINH TRƢỞNG VÀ SINH TRƢỞNG Ở GÀ
Hormon sinh trưởng có vai trị trong điều khiển sinh trưởng và ngay cả ở
các khía cạnh khác của q trình trao đổi chất ở gà. Vai trị chính xác của hormon
sinh trưởng trong điều khiển sinh trưởng chưa được thiết lập, mặc dù sự có mặt
của hormon sinh trưởng trong lưu thơng là cần thiết cho sự phát triển bình thường
của gà ni cũng như các lồi gia cầm khác. Hàm lượng hormon sinh trưởng của
huyết tương thay đổi trong thời gian sinh trưởng và phát triển. Nó đạt mức cao
ngay trong giai đoạn đầu sau khi nở, ở giai đoạn sinh trưởng nhanh và giảm đi ở

giai đoạn muộn hơn của quá trình sinh trưởng và lúc trưởng thành. Hàm lượng
hormon sinh trưởng của huyết tương lúc sơ sinh ở dòng gà thịt broiler sinh trưởng
nhanh, cao hơn so với dòng gà trứng sinh trưởng chậm. Hơn nữa hàm lượng
hormon sinh trưởng giảm dần theo lứa tuổi ở gà thịt sớm hơn so với gà hướng
trứng. Tuy nhiên nâng cao hàm lượng hormon sinh trưởng khơng phải ln kích
thích sinh trưởng nhanh. Chẳng hạn như ở gà giảm năng tuyến giáp mà đặc trưng
là sinh trưởng chậm có nghịch lý là tăng hormon sinh trưởng. ở gà hormon sinh
trưởng ảnh hưởng lên trao đổi lipid, carbohydrate, protein và các tuyến nội tiết
khác bao gồm tuyến tụy, tuyến giáp, tuyến thượng thận và ngay cả một số chức
năng miễn dịch khác. Giải phóng hormon sinh trưởng từ tuyến yên của gà ni và
các lồi gia cầm khác cũng như ở động vật có vú, được điều khiển bằng các
hormon của vùng dưới đồi là TRH, GRF và somatostatin [87]

Somatomedin
Mơi
trường

HTK
TƯ VD§

Somatostatin
GRF

Tuyến
n

TRH

HTKTƯ: Hệ thần kinh trung ương
VDĐ: Vùng dưới đồi;HST: Hormon sinh trưởng


14

HST

Sinh
t r-ëng



Hình 1.1: Giới thiệu điều hồ tiết hormon sinh trưởng và vai trò của hormon sinh
trưởng trong điều khiển sinh trưởng gà (theo Scanes và cộng sự, 1984)
1.2.1. Vai trò các hormon vùng dƣới đồi trong điều tiết hormon sinh trƣởng
của gà
Do hormon sinh trưởng có vai trị là hormon trung tâm của trục hormon
sinh trưởng [29] nên đã có một số cơng trình nghiên cứu về ảnh hưởng của TRH,
GRF, somatostatin và kháng somatostatin đến việc tiết ra hormon sinh trưởng từ
tuyến yên của gà.
Burke và cộng sự (1984) đã nhận thấy sau khi cho gà uống dung dịch muối
có chứa từ 10 đến 20g TRH thì lượng hormon sinh trưởng trong huyết tương tăng
lên trong 30 phút. Lượng hormon sinh trưởng vẫn tăng trong 120 phút khi dung
dịch TRH được đưa thẳng vào diều gà nuôi với khẩu phần không hạn chế, nhưng
trong một thời gian ngắn gà phải nhịn đói. Lặp lại việc đưa 200g TRH với
khoảng cách 30 phút, không kéo dài được sự tăng hàm lượng hormon sinh trưởng
trong huyết tương. Đưa 50 hoặc 200g TRH vào thẳng diều cùng với ngô làm tăng
đột ngột lượng hormon sinh trưởng của huyết thanh trong 30 phút. Lượng hormon
sinh trưởng vẫn tăng trong 90 phút sau khi đưa liều cao hơn vào, nhưng sau 120
phút thì lượng hormon sinh trưởng khơng có sự sai khác đáng kể với lô đối chứng
[35].
Nhưng trong nghiên cứu của Burke năm 1987 cho thấy khi cho TRH vào

nước uống của gà trống broiler từ 2 đến 21 ngày tuổi thì lượng hormon sinh trưởng
trong huyết tương ở gà 2; 7 và 14 ngày tuổi tăng lên trong 30 phút sau khi cho gà
uống TRH, cịn ở gà 21 ngày tuổi thì khơng tăng. Tiếp tục cho gà uống TRH thì
khơng thấy ảnh hưởng đến lượng hormon sinh trưởng trong huyết tương ở bất kỳ
lứa tuổi nào. Mặc dù cho uống TRH không liên tục đã làm tăng đáng kể lượng
hormon sinh trưởng trong huyết tương ít nhất là trong 14 ngày thí nghiệm, nhưng
khơng có ảnh hưởng gì về khối lượng cơ thể và khả năng ăn vào của gà [32].

15


TRH có ảnh hưởng đến hàm lượng hormon sinh trưởng trong huyết tương của gà,
tuy nhiên khi ta bổ sung TRH vào nước uống cho gà thì mức độ ảnh hưởng của nó
khơng như ta tiêm. Scanes và cộng sự (1988) cho biết ở gà trưởng thành ban đầu
cho uống TRH với liều 10g/kg khối lượng cơ thể làm tăng hàm lượng hormon
sinh trưởng trong huyết tương, nhưng uống lần 2 và những lần tiếp theo tới lần thứ
6 thì TRH khơng có ảnh hưởng đến sự giải phóng hormon sinh trưởng. Nhưng khi
tiêm TRH với liều 1,0g/kg khối lượng cơ thể thì hàm lượng hormon sinh trưởng
vẫn tăng lên sau nhiều lần tiêm lặp lại. Tuy nhiên ở lần tiêm thứ 2 -3 thì có giảm đi,
nhưng ở lần tiêm 5 - 6 tăng trở lại. Nhưng khi tiêm với liều lượng thấp 0,01g/kg
khối lượng cơ thể thì ngay từ ban đầu cũng không ảnh hưởng đến hàm lượng
hormon sinh trưởng trong huyết tương [89]. Tuy nhiên khi ta tiêm kết hợp cả TRH
và GRF thì hiệu quả giải phóng ra hormon sinh trưởng từ tuyến yên của gà cũng
khác nhau.
Buonomo và cộng sự (1986) thực hiện thí nghiệm ở 3 lô gà trống 4 tuần
tuổi, hàng ngày được tiêm với liều lượng như sau: 10g GRF/kg khối lượng cơ
thể; 1g TRH/kg và kết hợp cả 10g GRF/kg với 1g TRH/kg, cịn 2 lơ đối chứng
là khơng tiêm hoặc tiêm dung dịch muối. Sau 21 ngày thí nghiệm cả lơ thí nghiệm
và lơ đối chứng đều được tiêm GRF, TRH hoặc GRF+TRH thì hàm lượng hormon
sinh trưởng trong huyết tương tăng lên sau khi tiêm 10-90 phút ở lô đối chứng và

lơ thí nghiệm đã tiêm trước đó là như nhau. Tiêm kết hợp cả GRF+TRH có ảnh
hưởng cộng gộp đến nồng độ hormon sinh trưởng trong huyết tương. Mặc dù làm
tăng một lượng lớn hormon sinh trưởng khi hàng ngày tiêm GRF, TRH hoặc
GRF+TRH trong 21 ngày nhưng không nâng cao được tốc độ tăng trọng, khă năng
ăn vào và hiệu quả sử dụng thức ăn [30].
Trong khi đó Leung và cộng sự (1985) khi tiêm cho gà trống 4 tuần tuổi có
khối lượng khoảng 1kg với 0,1g nhân tố giải phóng hormon sinh trưởng tuỵ
người (human pancreatic growth hormone releasing factor-hp GRF); 0,1g TRH
hoặc kết hợp cả hai 1g hp GRF với 0,1g TRH đã nhận thấy, so với lô đối chứng

16


khơng được tiêm thì hp GRF và TRH kích thích giải phóng hormon sinh trưởng
lên 5-6 lần tương ứng, cịn tiêm cả 2 loại hp GRF và TRH làm tăng sự giải phóng
hormon sinh trưởng lên 20 lần. Kết quả này chỉ ra rằng hp GRF tác dụng trực tiếp
lên tuyến yên, còn TRH tác động lên vùng dưới đồi cũng như truyến n để kích
thích giải phóng hormon sinh trưởng gà [72].
Vai trị ức chế giải phóng hormon sinh trưởng của somatostatin ở gà đã
được chứng minh qua các cơng trình nghiên cứu của Spencer và cộng sự (1986),
Scanes và cộng sự (1989) và Bunomo và cộng sự (1987). Tiêm huyết thanh kháng
somatostatin cho gà trống 4 và 8 tuần tuổi làm tăng đámg kể lượng hormon sinh
trưởng của máu trong 10 phút. ở gà 8 tuần tuổi lượng hormon sinh trưởng tăng
nhiều hơn gà 4 tuần tuổi và vẫn tăng đáng kể sau 30 phút tiêm, nhưng ở gà 4 tuần
tuổi sau 30 phút tăng không đáng kể [97].
Kết quả nghiên cứu của Scanes và Harvey (1989) cho thấy ở gà con và gà
trưởng thành tiết hormon sinh trưởng đã giảm khi tiêm somatostatin với liều
3g/kg/phút. ở gà trưởng thành, sự đáp ứng của hormon sinh trưởng với TRH liều
10g/kg cũng bị ức chế tới 93% khi tiêm somatostatin với liều 3g/kg/phút và có
xu hướng bị ức chế giảm 29% khi tiêm liều lượng somatostatin thấp hơn

(0,3g/kg/phút). Ngược lại ở gà con thì sự giải phóng hormon sinh trưởng sau khi
tiêm TRH với liều lượng 1 hoặc 10g/kg chỉ bị ức chế một phần khi tiêm
somatostatin với liều 3g/kg/phút. Như vậy có thể kết luận rằng somatostatin ức
chế cả GRF và TRH kích thích giải phóng hormon sinh trưởng ở gà con và gà
trưởng thành [90].
Buonomo và cộng sự (1987) tiêm kháng somatostatin của dê vào tĩnh mạch
cho gà trống 4 tuần và 6 tuần, kích thích tăng đáng kể hàm lượng hormon sinh
trưởng trong 1 giờ sau khi tiêm [31].
1.2.2. ảnh hƣởng của somatomedin đến sinh trƣởng ở gà

17


Trong giai đoạn phát triển phơi gà, hoạt tính somatomedin được phát hiện ở
ngày ấp 13 đến 17. ở giai đoạn phát triển sau khi sinh, giai đoạn gà có tốc độ sinh
trưởng nhanh nhất thì hoạt tính somatomedin là cao nhất. Đây cũng là giai đoạn
hàm lượng hormon sinh trưởng của huyết tương là cao nhất. Hormon sinh trưởng
là chất kích thích chính để tiết somatomedin. Theo Scanes và cộng sự (1984),
somatomedin có thể vận chuyển vào huyết tương khi nó được liên kết với protein,
mà sự tổng hợp của protein này phụ thuộc vào hormon sinh trưởng [87]. Tuy nhiên
có một số kết quả nghiên cứu cho thấy somatomedin không chỉ đơn thuần phụ
thuộc vào hormon sinh trưởng mà bản thân nó cũng kích thích sinh trưởng ở gà.
Hàm lượng somatomedin C của gà tăng dần theo lứa tuổi và ổn định ở 28 ngày
tuổi. Tuy nhiên ở ngày tuổi 49 thì hàm lượng somatomedin C giảm dần [60]. Theo
Goddard và cộng sự thì hàm lượng somatomedin C trong huyết thanh khơng có sự
khác biệt giữa các dịng gà có tốc độ sinh trưởng khác nhau, mặc dù trong từng
dịng một thì hàm lượng somatomedin C liên quan với khối lượng cơ thể [53].
Lazarus và cộng sự (1988) cho biết khi loại bỏ nguồn sản xuất hormon sinh
trưởng bằng cách phẫu thuật cắt bỏ tuyến yên, sẽ giảm hàm lượng hormon sinh
trưởng của huyết tương đi 95,7% trong 1 giờ, còn hàm lượng somatomedin C

giảm đi 53% so với trước khi cắt bỏ tuyến yên. Điều này có thể giả thiết rằng sự
giải phóng somatomedin C vào trong máu có mối liên quan mật thiết với sự có
mặt của hormon tuyến yên, có thể bao hàm cả hormon sinh trưởng. Phẫu thuật
tuyến yên giả, không cắt bỏ tuyến cũng làm giảm hàm lượng hormon sinh trưởng,
nhưng không ảnh hưởng tới hàm lượng của somatomedin C. Tiêm thyroxin hoặc
triiodothyroxin giảm hàm lượng hormon sinh trưởng trong huyết tương, nhưng
không ảnh hưởng tới hàm lượng somatomedin C. Tuy nhiên tiêm glucagon hoặc
insulin thì giảm cả hàm lượng hormon sinh trưởng và hàm lượng somatomedin C
trong huyết tương. Kết quả này giả thiết rằng hàm lượng somatomedin C trong
huyết tương không phản ánh đơn thuần tình trạng hormon sinh trưởng ở gà con
[71].

18


Năm 1987 khi nghiên cứu về hàm lượng hormon sinh trưởng và
somatomedin C trong huyết thanh của gà bình thường và gà còi cọc, Huybrechts
và cộng sự chỉ ra rằng ở ngày ấp nở 18 và 20 khơng có sự khác biệt về hàm lượng
hormon sinh trưởng và hàm lượng somatomedin C trong huyết tương giữa hai loại
gà trên. Sau khi nở hàm lượng somatomedin C ở gà bình thường còn ở mức như ở
bào thai trong một tuần, nhưng ở gà còi (dwarf) đã giảm đi. Sau khi nở 3 tuần hàm
lượng somatomedin C ở gà bình thường tăng lên đáng kể, trong khi đó thì ở gà cịi
nó giảm đi rất nhiều tới 18 tuần tuổi. Hàm lượng hormon sinh trưởng thấp trong
khi ấp, nhưng tăng nhanh sau khi nở ở gà bình thường và gà cịi. Giữa tuần 3 và
tuần 18 sau khi nở hàm lượng hormon sinh trưởng trong huyết tương của gà còi
cao hơn của gà bình thường, ngoại trừ ở tuần 12 thì như nhau [57]. Kết quả này
tương tự như kết quả nghiên cứu của Decuypere và cộng sự (1987). Các tác giả
cho biết khi bổ sung 0,1% mercapto-5-methylimidazol vào thức ăn cho gà trống
có khối lượng ban đầu 53  4g tới 7 tuần tuổi, làm giảm tốc độ sinh trưởng nhưng
tăng mỡ. Giảm sinh trưởng của lơ thí nghiệm liên quan tới giảm tuyến giáp và

giảm somatomedin C, mặc dù hàm lượng hormon sinh trưởng còn cao [42].
Các kết quả trên cho thấy khơng chỉ có hormon sinh trưởng kích thích tiết
somatomedin C, mà cả prolactin và thyroxin, triiodothyroxin cũng kích thích sản
xuất somatomedin [87].
1.2.3. ảnh hƣởng của hormon sinh trƣởng đến sinh trƣởng của gà
Hormon sinh trưởng là một trong những hormon chủ yếu điều khiển sinh
trưởng và thành phần cơ thể [64], do vậy nhiều nhà nghiên cứu đã thử nghiệm đưa
hormon sinh trưởng từ bên ngoài vào vật nuôi để xác định mức độ ảnh hưởng của
hormon sinh trưởng đến sinh trưởng của gà. Tuy nhiên kết quả không phải luôn
như mong muốn.
Scanes và cộng sự (1986) phẫu thuật cắt bỏ tuyến yên ở gà đang lớn, nhận
thấy giảm, khối lượng cơ thể và sự phát triển của khung xương, khối lượng và

19


chiều dài xương chày, hàm lượng axit béo trong huyết tương, khối lượng tim, gan,
ngực, tuyến ức. Nhưng tiêm hormon sinh trưởng gà với liều 100g/kg khối lượng
cơ thể cho gà đã cắt bỏ tuyến n thì kích thích sinh trưởng cùng với tăng chiều dài
xương chày, khối lượng tuyến ức và hàm lượng axit béo trong huyết tương. Gà
trống vẫn giữ nguyên tuyến yên chỉ cần tiêm hormon sinh trưởng gà với liều 10g
giữa 1 và 14 ngày tuổi thì ở các ngày tuổi 31;38 và 44 khối lượng cơ thể đều tăng,
nhưng không đáng kể [88].
Kết quả của Leung và cộng sự (1986) cho thấy hormon sinh trưởng gà đã
được tinh khiết, hàng ngày tiêm vào tĩnh mạch gà trống 4 tuần tuổi với các liều
lượng 5, 10 và 50g trong 14 ngày thì khối lượng cơ thể của gà được tiêm 5 và
10g hormon sinh trưởng gà tăng lên đáng kể ở ngày thứ 6 và tương ứng là 13,5%
và 11,2% so với đối chứng. ở ngày 14 thì khối lượng cơ thể tăng lên 8,1% và 7,7%
so với đối chứng, nhưng khơng có ý nghĩa sai khác. Gà được tiêm hormon sinh
trưởng với liều 50g có sự kích thích sinh trưởng nhưng khơng nhiều. Nói chung

tiêm hormon sinh trưởng gà kích thích tạm thời tốc độ sinh trưởng ở gà [73]. Điều
này cũng được khẳng định trong nghiên cứu của Cravener và cộng sự (1989).
Theo Cravener tiêm hormon sinh trưởng gà dưới da cho gà mái 2 tuần tuổi khơng
có ảnh hưởng đáng kể đến các thông số sinh trưởng so với đối chứng. Sự sai khác
về khă năng ăn vào, tăng khối lượng cơ thể thực, hiệu quả sử dụng thức ăn và
thành phần thân thịt là khơng có ý nghĩa ở lơ thí nghiệm. Sau khi tiêm, hàm lượng
hormon sinh trưởng của huyết tương tăng lên 3 - 4 lần. Điều này chỉ ra rằng tăng
hàm lượng hormon sinh trưởng trong 24 giờ là sự đáp ứng với liều lượng sinh lý
của hormon sinh trưởng gà từ bên ngồi, khơng gây ảnh hưởng tới sinh trưởng của
gà con và sự phát triển nhanh của gà thịt [40].
Tuy nhiên trong cơ thể thì hormon sinh trưởng được tiết ra từ thuỳ trước của
tuyến yên theo “nhịp” (pulsatile). Do vậy các nghiên cứu cũng đã thử nghiệm
phương thức tiêm hormon sinh trưởng gà khác nhau. Vasilatos-Younken cho biết
gà mái 8 tuần tuổi được tiêm hormon sinh trưởng gà theo “nhịp” nâng cao hiệu quả

20


sử dụng thức ăn, tăng khối lượng và phát triển chiều dài xương, giảm lượng mỡ
bụng và lipid toàn cơ thể, làm to gan, tăng somatomedin C và triiodothyroxin
nhưng giảm thyroxin trong huyết tương. Ngược lại tiêm hormon sinh trưởng gà
liên tục (continuous) vào tĩnh mạch làm giảm sút đáng kể hiệu quả sử dụng thức ăn
và khơng có ảnh hưởng đáng kể đến mỡ bụng, kích thước của gan và lipid của toàn
cơ thể nhưng tăng khối lượng xương so với đối chứng. Kiểu tiêm hormon sinh
trưởng từ ngoài rõ ràng là nhân tố ảnh hưởng đến bản chất của sự đáp ứng với
hormon [100].
Tiêm hormon sinh trưởng gà theo nhịp cho gà mái 11 tuần tuổi Cravener và
cộng sự (1990) nhận thấy: giảm tỷ lệ ADN của gan với khối lượng tươi, ADN với
protein và ADN với ARN so với đối chứng. Toàn bộ tỷ lệ ARN với gan và khối
lượng gan cao hơn đáng kể so với đối chứng. Tiêm hormon sinh trưởng gà theo

kiểu liên tục làm giảm tỷ lệ ADN với protein, tăng khối lượng protein của gan so
với đối chứng cơ thể là do phì đại tế bào. Khối lượng và thành phần của gan không
bị ảnh hưởng khi tiêm hormon sinh trưởng theo kiểu liên tục [41].
Theo Vasilatos-Younken (1992) thì hormon sinh trưởng khơng có tác dụng
rộng, lâu dài và ổn định để kích thích sinh trưởng hay biến đổi q trình trao đổi
chất ở giai đoạn sớm sau khi nở. Mặc dù ở giai đoạn này gà con có tốc độ sinh
trưởng nhanh nhưng không xuất hiện sự đáp ứng với tăng hormon sinh trưởng.
Hàm lượng hormon sinh trưởng cao trong huyết tương có thể được điều chỉnh
xuống bởi chất nhận hormon của mơ đích ở gà con, khiến cho hormon sinh trưởng
của con vật khơng nhạy. Có giả thiết cho rằng khi hàm lượng hormon sinh trưởng
thấp thì một phân tử hormon sinh trưởng sẽ bao bọc 2 đơn vị hormon sinh trưởng
- chất nhận, tạo thành dimer hormon sinh trưởng - chất nhận có hoạt tính. Cịn khi
hormon sinh trưởng có hàm lượng cao thì sự tạo dimer bị ngăn cản bởi vì sự chiếm
giữ tất cả các vị trí bao bọc bằng các phân tử hormon sinh trưởng riêng biệt, mỗi
một phân tử sẽ chiếm lấy một vị trí, có nghĩa là 2 phân tử hormon sinh trưởng sẽ
bao bọc 2 đơn vị hormon sinh trưởng -chất nhận và kết quả là tạo ra hormon sinh

21


trưởng - chất nhận bất hoạt. Giai đoạn muộn hơn sau khi nở thì hormon có tác
dụng dương tính đáng kể đến quá trình sinh trưởng, như tăng tốc độ sinh trưởng ở
dòng gà trống broiler được tiêm hormon sinh trưởng gà ở tuần tuổi 12-16. Gà
trống từ 8 - 12 tuần tuổi và 12 - 16 tuần tuổi được tiêm hormon sinh trưởng gà thì
tăng khối lượng cơ ngực. Tiêm hormon sinh trưởng gà cho gà mái ở tuần tuổi 8 11 thì tăng tốc độ sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và thành phần thân thịt
[101]. Để tìm hiểu về sự sai khác di truyền của hormon sinh trưởng và mối liên kết
di truyền của chúng với sinh trưởng ở gà con, Scott và Washburn đã tiến hành theo
dõi tốc độ sinh trưởng ở năm dòng gà giao phối ngẫu nhiên từ lúc nở tới 7 ngày
tuổi cho thấy mối tương quan di truyền của hàm lượng hormon sinh trưởng với
khối lượng cơ thể và tăng trọng hàng ngày là không đáng kể [94].

1.3. HORMON SINH TRƢỞNG TÁI TỔ HỢP
Do vai trị chính của hormon sinh trưởng là kích thích sinh trưởng, nên
nhiều nhà nghiên cứu đã tiến hành sử dụng hormon sinh trưởng tách từ tuyến yên
của động vật để tiêm cho vật nuôi, nhằm kích thích sinh trưởng và khả năng sản
xuất của chúng. Tuy nhiên tách hormon sinh trưởng từ tuyến yên giá thành quá
cao, nên người ta đã ứng dụng kỹ thuật ADN tái tổ hợp để sản xuất hormon sinh
trưởng của động vật qua vi khuẩn bằng cách dùng plasmid làm vector, chuyển gen
hormon sinh trưởng của động vật vào vật chủ là vi khuẩn, biến vi khuẩn thành nhà
máy sản xuất khối lượng lớn hormon sinh trưởng động vật 9,175.
Kết quả thực nghiệm cho thấy ở mỗi đối tượng vật ni khác nhau, thì mức
độ ảnh hưởng của hormon sinh trưởng tái tổ hợp tới khả năng sản xuất cũng rất
khác nhau.
Tiêm hormon sinh trưởng lợn tái tổ hợp cho lợn thịt có khối lượng từ 60 100kg, tăng tốc độ sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và tỷ lệ nạc trong thân
thịt. Nhưng lợn thịt có khối lượng 100 - 140 kg được tiêm hormon sinh trưởng lợn
tái tổ hợp, tăng khả năng ăn vào, tăng khối lượng cơ quan nội tạng và giảm chất

22


lượng thịt là do giảm tỷ lệ mỡ dắt ở trong cơ. Tuy nhiên tiêm hormon sinh trưởng
lợn tái tổ hợp cho lợn nái sinh sản hoặc trưởng thành có kết quả khơng mong muốn
là do ảnh hưởng âm tính đến phát triển của buồng trứng và động dục ở lợn nái hậu
bị. Số lượng lợn nái hậu bị biểu hiện động dục lần 2 giảm đi là do đã thử nghiệm
hormon sinh trưởng lợn tái tổ hợp ngay sau khi động dục lần thứ nhất. Thử nghiệm
với lợn nái đang ni con thì tăng sản lượng sữa và giảm khả năng ăn vào, kết quả
là giảm độ dày mỡ lưng và khối lượng cơ thể. ở lợn trưởng thành sau khi tiêm
hormon sinh trưởng lợn tái tổ hợp không có tác dụng tích cực và giảm khả năng ăn
vào. Trong khi đó ở lợn con được tiêm hormon sinh trưởng lợn tái tổ hợp thì khơng
tìm thấy sự ảnh hưởng đến sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn [64].
Theo Etherton (1993) thì lợn thịt được tiêm hormon sinh trưởng lợn tái tổ

hợp sẽ giảm hàm lượng mỡ của thân thịt từ 70 - 80% và tăng hiệu quả sản xuất lên
15 - 35% [45].
Trong khi đó thì hormon sinh trưởng bị tái tổ hợp ln có ảnh hưởng dương
tính đến sản lượng sữa của bị sữa. Lotan và cộng sự (1993) cho biết tiêm hormon
sinh trưởng bò tái tổ hợp cho bị sữa Holstein của Israel có sản lượng sữa trung
bình 9000 kg/chu kỳ sẽ tăng sản lượng sữa một chu kỳ lên 12%, sản lượng mỡ sữa
15%, sản lượng protein sữa 13%. Năng suất sữa hàng ngày trong thời gian tiêm
hormon sinh trưởng bò tái tổ hợp tăng 4,4 kg [75]. Nhưng theo kết quả nghiên cứu
của Jordan và cộng sự (1991) thì bị Holsstein được tiêm hormon sinh trưởng bò
tái tổ hợp với liều 25 mg/ngày sẽ tăng sản lượng sữa và protein sữa lên 18,8% và
3,3% tương ứng, còn mỡ sữa, đường lactoza và khối lượng cơ thể khơng tăng [62].
Bị Jersey và Friesien được tiêm dưới da 640 mg hormon sinh trưởng bò tái
tổ hợp trong 28 ngày làm tăng 3,3 kg sữa/ngày, 189 gam sản lượng mỡ sữa, 109
gam sản lượng protein sữa, 157 gam sản lượng đường lactoza, nhưng khối lượng
cơ thể giảm 4 kg [82].

23


Theo Etherton (1993) bò sữa được tiêm hormon sinh trưởng bò tái tổ hợp
tăng sản lượng sữa cho mỗi bò khoảng từ 15 - 20% và tăng hiệu quả sản xuất
khoảng 10% [45].
Kết quả nghiên cứu của Tessmann (1991) cho biết tiêm hormon sinh trưởng
bò tái tổ hợp cho bò sữa Holstein từ tuần 13 đến tuần 43 với liều 20,6 mg/ngày thì
sản lượng sữa tăng lên 18,3 - 19,9% [99]. Tiêm hormon sinh trưởng bò tái tổ hợp
cho bò đực thiến thì thay đổi thành phần thân thịt là do tăng protein và giảm mỡ
[78].
Tiêm hormon sinh trưởng gà tái tổ hợp cho gà hướng thịt và hướng trứng
cũng cho kết quả không như mong muốn. Cũng như hormon sinh trưởng gà,
hormon sinh trưởng gà tái tổ hợp tiêm cho gà con ở giai đoạn sớm sau khi nở

không có hiệu quả. Burke và cộng sự (1987) sử dung hormon sinh trưởng gà tái tổ
hợp tiêm dưới da cho gà với liều 480 đến 960 g/kg, thì hàm lượng hormon sinh
trưởng trong huyết tương tăng lên 4 - 6 lần trong 60 phút sau khi tiêm và vẫn tăng
đáng kể ít nhất là 5 giờ. Tiêm 3 lần/ngày cho gà broiler từ 2 đến 24 ngày tuổi có
ảnh hưởng nhỏ đến sinh trưởng và khả năng ăn vào. ở gà mái 2 ngày tuổi insulin và
triglycerid trong huyết tương tăng lên, cịn ở gà trống thì khơng tăng. Tiêm
hormon sinh trưởng gà tái tổ hợp khơng có ảnh hưởng đến thân thịt, hàm lượng
khoáng và protein [32].
Kết quả nghiên cứu của Peebles và cộng sự (1988) cho biết khi tiêm dưới da
hormon sinh trưởng gà tái tổ hợp 2 lần/ngày cho gà trống và mái hướng thịt giữa 2
và 14 ngày tuổi với liều 50 và 250 g/kg thì khối lượng cơ thể và tốc độ tăng trọng
không sai khác đáng kể trong 28 ngày so với lô đối chứng không tiêm hoặc tiêm
dung dịch muối. Khả năng ăn vào và hiệu quả sử dụng thức ăn cũng không bị ảnh
hưởng trong 21 ngày [83].
Scanes và cộng sự (1990) hàng ngày tiêm hormon sinh trưởng gà tái tổ hợp
với liều 50 hoặc 250 g/kg khối lượng cơ thể cho gà trống 8 tuần tuổi, trong 3 tuần
thấy tốc độ tăng trọng hàng ngày và tỷ lệ thức ăn/tăng trọng là giống nhau ở các

24


nhóm. Nhưng khối lượng cơ ngực của gà được tiêm hormon sinh trưởng gà tái tổ
hợp vơí liều cao, cao hơn so với gà được tiêm liều thấp. Tiêm hormon sinh trưởng
gà tái tổ hợp không ảnh hưởng đến lượng mỡ, tim, mề, xương chân và chiều dài
xương chân. Tuy nhiên gà trống 12 tuần tuổi được tiêm hormon sinh trưởng gà tái
tổ hợp dưới da với liều 5 hoặc 50 g/kg, trong 21 ngày thì gà được tiêm 50 g/kg
có tốc độ tăng trọng, khối lượng cơ thể, khối lượng cơ ngực cao hơn [91].
Donoghue và cộng sự (1990) tiêm hormon sinh trưởng gà tái tổ hợp 1
lần/ngày trong 3 tuần cho gà đẻ 75 tuần tuổi với các liều 5; 50 và 500 g/kg khối
lượng cơ thể, thấy không ảnh hưởng tới tỷ lệ đẻ hàng ngày, chỉ số Haugh hay khối

lượng cơ thể trong thời gian tiêm so với trước khi tiêm [43].
1.4.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU GEN HORMON SINH TRƢỞNG VẬT
NI Ở TRONG VÀ NGỒI NƢỚC

1.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở nước ta hiện nay đã có một số nhà nghiên cứu xác định các dấu chuẩn
ADN ở vật nuôi bằng phương pháp di truyền phân tử, nhằm tìm ra những dấu
chuẩn có mối liên quan với các tính trạng sản xuất hữu ích, cũng như góp phần
đánh giá tài nguyên động vật.
Tuy nhiên cũng mới có một số ít cơng trình được cơng bố như Lê Minh Sắt
và cộng sự (1999) xác định kiểu gen halothane ở lợn bằng kỹ thuật nhân ADN
[10], Trịnh Thị Kim Thoa và cộng sự (1999) xác định kiểu gen kappa-casein và
-lactoglobulin ở bị đực hướng sữa [15], Nơng Văn Hải và cộng sự (1999) phân

tích ADN ti lạp thể gà Lôi [2], Nguyễn Văn Hậu và cộng sự (2000) xác định kiểu
gen kappa-casein trên bò sữa [3].
Bước đầu Lê Thị Thúy và cộng sự (2000)[16] đã phân tích sự sai khác di
truyền của gen hormon sinh trưởng trong các giống lợn nuôi tại Việt Nam bằng kỹ
thuật di truyền phân tử. Kết quả cho thấy sau khi cắt bằng enzym CfoI đoạn gen

25


hormon sinh trưởng lợn đực nhân lên từ nucleotid 380 đến 802 tác giả đã phát hiện
được 4 alen C1, C2, C3, C4. Trong lợn Móng Cái có 2 alen là C2 và C4; lợn
Landrace có 3 alen C1, C3 và C4; lợn Yorshire có cả 4 alen C1, C2 C3 và C4. Nhưng
ở cả ba giống lợn trên chỉ mới phát hiện được 5 kiểu gen C1/C1; C2/C2; C1/C3;
C3/C4 và C4/C4.

Khi giải trình tự đoạn gen này, Nguyễn Văn Hậu và cộng sự (2000)[4] cho
biết ở vị trí nucleotid 507 thì C đổi thành T để GCG -> GTG, ở nucleotid 555 thì C
đổi thành A để GGC -> GGA, ở nucleotid 556 thì C đổi thành A để GCA ->GAA.
Mặc dù đây mới chỉ là kết quả nghiên cứu bước đầu về gen hormon sinh trưởng
lợn ở Việt Nam, nhưng các tác giả đã cho thấy các giống lợn địa phương của Việt
Nam có mức đa hình thấp hơn so với các giống lợn ngoại.
Trong khi đó chưa có tác giả nào ở Việt nam nghiên cứu về gen hormon
sinh trưởng của gà. Cơng trình của chúng tơi là cơng trình đầu tiên ở trong nước
nghiên cứu về gen hormon sinh trưởng của gà.
1.4.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
1.4.2.1. Những nghiên cứu về gen hormon sinh trưởng của lợn
Soren và cộng sự (1990) phân tích ADN của 4 giống lợn Đan Mạch:
Landrace; Yorshire, Duroc và Hampshire bằng enzym DraI và lai với mẫu dò gen
hormon sinh trưởng cho thấy có sự sai khác đáng kể về tần số của 2 alen giữa các
giống. Tần số của các alen với điểm cắt đa hình DraI của lợn Landrace là 0,74;
Yorshire 0,21; Duroc 0,44 và Hampshire là 0,56. Độ dài các đoạn ADN cho thấy
điểm cắt đa hình bằng DraI nằm ngồi vùng mã hố. Kết quả phân tích đa hình ở
gen hormon sinh trưởng lợn có mối liên quan với hàm lượng hormon sinh trưởng
trong huyết tương [96 ].
Nielsen và Larsen (1991) phân lập sự sai khác trong cấu trúc gen hormon
sinh trưởng phát hiện ra sự sai khác đáng kể về các alen trong các giống lợn của
Đan Mạch [80]. Kết quả nghiên cứu của Schellander và cộng sự (1994) về đa hình
26


trong intron 2 của gen hormon sinh trưởng lợn Landrace và Edelschwein của áo,
cho thấy có sự sai khác đáng kể về kiểu gen giữa hai giống. Tần số alen cắt bằng
HaeII ở lợn Landrace cao hơn hẳn so với lợn Edelschwein (0,83 và 0,47 tương
ứng). Tần số alen cắt bằng MspI ở cả hai giống đều cao, tuy nhiên ở lợn Landrace
cũng cao hơn (0,98 so với 0,69). Phân tích tổ hợp locut HaeII/MspI phát hiện ra có

sự sai khác đặc trưng cho mỗi giống [92].
Balatsky và cộng sự (1994) dùng enzym giới hạm BsuRI cắt gen hormon
sinh trưởng của hai giống lợn Đại Bạch Nga và Mirgorod đã phát hiện được điểm
cắt đa hình ở intron 1, cách exon 2 là 16 bp [25].
Nielsen và cộng sự (1995) nghiên cứu đa hình ADN trên gen hormon sinh
trưởng của 4 giống lợn Đan Mạch, Duroc, Hampshire, Landrace và Yorshire đã
cho thấy có mối tương quan của đa hình với tăng trọng hàng ngày, tỷ lệ thịt nạc và
mỡ, có mối liên quan tuyến tính giữa hàm lượng hormon sinh trưởng trong huyết
tương với lứa tuổi và khối lượng cơ thể ở 3 kiểu gen của lợn Landrace. Các tác giả
đã cho rằng gen hormon sinh trưởng là locut của tính trạng số lượng về tốc độ sinh
trưởng[ 81].
Handler và cộng sự (1996) dùng các enzym giới hạn ApaI, CfoI, HaeII và
MspI để phân tích đa hình ADN ở gen hormon sinh trưởng của hai giống lợn của
áo: Landrace và Đại Bạch. Kết quả cho thấy phân tích đa hình gen hormon sinh
trưởng lợn bằng 4 enzym giới hạn trên có thể sử dụng như dấu chuẩn di truyền cho
các giống [55.].
Jiang và cộng sự (1996) dùng enzym HhaI để phân tích đoạn 230 bp chứa
exon 2 của gen hormon sinh trưởng ở các giống lợn Erhualian, Pietrain và
Landrace Đức, đã xác định được 2 điểm cắt, một ở 506 - 509, điểm thứ hai ở 555
- 558. Phân tích trình tự đã chỉ ra sự thay thế C-T ở vị trí 507 dẫn đến điểm cắt đa
hình ở 506 - 509 còn G-A và C-A thay thế ở các vị trí 555 và 556 tương ứng dẫn
đến điểm cắt đa hình ở 555 - 558. Những đột biến này dẫn đến thay đổi axit amin
ở lợn Landrace Đức [59].

27


×