Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế môi trường của hoạt động khai thác, chế biến quặng bauxite mỏ tân rai, huyện bảo lâm, tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 82 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Trịnh Phƣơng Ngọc

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔI TRƢỜNG CỦA
HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC, CHẾ BIẾN QUẶNG BAUXITE
MỎ TÂN RAI, HUYỆN BẢO LÂM, TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Trịnh Phƣơng Ngọc

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔI TRƢỜNG CỦA
HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC,CHẾ BIẾN QUẶNG BAUXITE
MỎ TÂN RAI, HUYỆN BẢO LÂM, TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Chuyên ngành: Khoa học môi trƣờng
Mã số: 60440301

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TSKH. ĐẶNG TRUNG THUẬN

Hà Nội - 2016



ii


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, em xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS.TSKH.
Đặng Trung Thuận, ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và tạo điều kiện giúp
đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Trong thời gian ho ̣c cao h ọc tại khoa Môi trƣờng, trƣờng Đa ̣i ho ̣c Khoa ho ̣c
Tƣ̣ nhiên , Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i , em đã nhâ ̣n đƣơ ̣c sƣ̣ giảng da ̣y và giúp đỡ
nhiê ̣t tiǹ h của các thầ y cô trong khoa. Qua đây, em xin bày tỏ lòng biế t ơn tới các
thầ y cô giáo đã giúp em hoàn thành tố t khóa ho ̣c này .
Em cũng xin chân thành cảm ơn ông Phan Bội Lợi, Giám đốc Ban quản lý
dự án bauxite-nhôm Lâm Đồng đã giúp đỡ em trong quá trình khảo sát thƣ̣c địa và
cung cấ p cho em nhƣ̃ng tài liê ̣u hƣ̃u ić h đƣợc sử dụng trong luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, ngƣời thân và bạn bè, những
ngƣời đã luôn ở bên động viên và ủng hộ em trong suốt quá trình học tập.
Hà Nội, tháng 01 năm 2016

Trịnh Phƣơng Ngọc

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vi
DANH MỤC VIẾT TẮT .......................................................................................... vi
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ................................................................3

1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng ................ 3
1.1.1. Điều kiện tự nhiên và môi trƣờng .............................................................3
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ..........................................................................6
1.2. Hoạt động khai thác, chế biến quặng bauxite mỏ Tân Rai ................................ 10
1.2.1. Sự hình thành quặng bauxite laterit ở Tây Nguyên ................................10
1.2.2. Tổ hợp bauxite - alumina Tân Rai, Lâm Đồng .......................................13
1.3. Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài ....................................................... 19
1.3.1. Hoạt động khai thác bauxite và sản xuất alumina trên thế giới ............... 19
1.3.2. Khai thác bauxite và sản xuất alumina ở Việt Nam ................................. 22
1.3.3. Sáng kiến minh bạch trong hoạt động khoáng sản EITI .......................... 23
CHƢƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....26
2.1. Mục tiêu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 26
2.2. Nội dung nghiên cứu và ý nghĩa khoa học, thực tiễn ........................................ 26
2.3. Cách tiếp cận nghiên cứu ................................................................................... 27
2.3.1. Tiếp cận phát triển bền vững ..................................................................27
2.3.2. Tiếp cận liên ngành, liên vùng ................................................................28
2.3.3. Tiếp cận hệ sinh thái ...............................................................................28
2.3.4. Khung logic nghiên cứu ..........................................................................29
iii


2.4. Các phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................. 30
2.4.1. Phƣơng pháp kế thừa tƣ liệu ...................................................................30
2.4.2. Khảo sát thực địa và tham vấn cộng đồng ..............................................30
2.4.3. Phân tích định tính, bán định lƣợng và định lƣợng ................................31
2.4.4. Phân tích hồi quy và dự báo dãy số thời gian .........................................31
2.4.5. Phân tích chi phí - lợi ích ........................................................................32
CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC,CHẾ BIẾN
BAUXITE TÂN RAI VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝMÔI TRƢỜNG
THEO HƢỚNG BỀN VỮNG...................................................................................36

3.1. Ứng dụng CBA trong đánh giá hiệu quả hoạt động của Tổ hợp Tân Rai.......... 36
3.1.1. Các chỉ tiêu tính tốn đƣợc sử dụng .......................................................36
3.1.2. Xác định đối tƣợng và các phƣơng án tính tốn .....................................38
3.1.3. Nhận dạng và lƣợng hố các chi phí và lợi ích.......................................39
3.1.4. Kết quả phân tích và bình luận ...............................................................47
3.1.5. Phân tích rủi ro và thảo luận ...................................................................49
3.2. Đề xuất các giải pháp quản lý theo hƣớng bền vững ......................................... 59
3.2.1. Các giải pháp quản lý .............................................................................61
3.3.2. Giải pháp kỹ thuật công nghệ .................................................................63
3.2.3. Giải pháp nâng cao nhận thức xã hội......................................................66
3.2.4. Giải pháp minh bạch trong hoạt động khống sản .................................67
3.2.5. Mơ ̣t sớ giải pháp khác .............................................................................67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................72

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ hành chính huyện Bảo Lâm ..............................................................3
Hình 1.2. Nhà của ngƣời K'ho (trái) và hình ảnh các em học sinh đồng bào dân tộc
đến trƣờng (phải), huyện Bảo Lâm .............................................................................6
Hình 1.3. Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Bảo Lâm 2005-2014. ..............7
Hình 1.4. Cây cơng nghiệp tại huyện Bảo Lâm .........................................................8
Hình 1.5. Mă ̣t cắ t tổng hợp vỏ phong hóa bauxite laterite trên đá bazan Tây Nguyên
(trên) và vết lộ quặng bauxite laterite tại Tân Rai (dƣới) .........................................12
Hình 1.6. a. Khai đào quặng bauxite tại mỏ Tân Rai; b. Xƣởng tuyển ƣớt quặng
bauxite và bùn thải quặng đuôi; c. Hồ chứa bùn thải quặng đuôi; d. Băng tải quặng
tinh và đƣờng ống cấp nƣớc cho nhà máy ................................................................15
Hình 1.7. Sơ đờ cơng nghê ̣ khai thác , tuyể n quă ̣ng bauxitevà dịng thải phát sinh ..16

Hình 1.8. Tồn cảnh Nhà máy alumina Tân Rai (trái) và hồ bùn đỏ (phải) .............17
Hình 1.9. Sơ đồ công nghê ̣ và nguồ n thải phát sinh trong sản xuấ t alumina ............18
Hình 2.1. Vị trí khu vực Tổ hợp Tân Rai ..................................................................26
Hình 2.2. Khung logic nghiên cứu của đề tài............................................................29
Hình 3.1. Biến động giá nhôm kim loại quá khứ, dự báo xu hƣớng tƣơng lai. ........47
Hình 3.2. Xe tải vận chuyển alumina đến cảng biển ................................................50
Hình 3.3. Tai nạn xe chở bauxite tối 20/09/2014, quốc lộ 20. ..................................51
Hình 3.4. Sản phẩm alumina của Tổ hợp bauxite Tân Rai ......................................52
Hình 3.5. Sƣ̣ cớ lũ bùn ở Cao Bằ ng năm 2010 .........................................................53
Hình 3.6. Sự cố vỡ moong khai thác titan, Bình Thuận năm 2013 ...........................53
Hình 3.7. Sự cố vỡ đê hồ chứa quặng đuôi Tân Rai năm 2014. ...............................54
Hình 3.8. Sƣ̣ cớ bùn đỏ ở Hungary năm 2010 ..........................................................55
Hình 3.9. Khu trồng thử nghiệm hồn thổ phục hồi môi trƣờng sau khai thác quặng
bauxite Tân Rai .........................................................................................................57
Hình 3.10. Khu tái định cƣ của đồng bào dân tộc bản địa ........................................58
Hình 3.11. Mơ hình hồn thổ cuốn chiếu thân thiện với môi trƣờng ......................64

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Hàm lƣợng các oxit trong quặng bauxite nguyên khai , Tân Rai .............. 11
Bảng 3.1. Sự khác nhau giữa dịng tiền phân tích của các phƣơng án ...................... 39
Bảng 3.2. Chi phí đầu tƣ ban đầu Tổ hợp bauxite Tân Rai....................................... 40
Bảng 3.3. Khối lƣợng và mức giá nguyên vật liệu sản xuất alumina năm 2013. ..... 41
Bảng 3.4. Cơ cấu các khoản vay và lãi suất .............................................................. 42
Bảng 3.5. Diện tích cây trồng chủ yếu trên địa bàn huyện Bảo Lâm ....................... 45
Bảng 3.6. Năng suất và doanh thu từ cây trồng đem lại trên diện tích 2.200ha ....... 45
Bảng 3.7. Kết quả tính tốn các phƣơng án phân tích .............................................. 48
Bảng 3.8. Biến động giá trị hiện tại thuầntheo hệ số chiết khấu............................... 48

Bảng 3.9. Thành phần hoá học của bùn đỏ Tân Rai (%) .......................................... 54

DANH MỤC VIẾT TẮT
B

Lợi ích

C

Chi phí

CBA

Phân tích chi phí lợi ích

ĐTM

Đánh giá tác động mơi trƣờng

EITI

Sáng kiến minh bạch trong ngành khai khống

IRR

Chỉ số hồn vốn nội bộ

r

Hệ số chiết khấu


NPV

Giá trị hiện tại thuần

TKV

Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam - Vinacomin

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên

UBND

Ủy ban nhân dân

VNĐ

Việt Nam đồng

vi


LỜI MỞ ĐẦU
Bauxite là tài nguyên có trữ lƣợng tiềm năng lớn ở Việt Nam , là khoáng sản
có giá trị và là nguyên liệu độc tôn của ngành công nghiệp nhôm . Tƣ̀ bauxite có thể
thu hồ i alumina (Al2O3), rồ i tiế p tu ̣c điê ̣n phân luyê ̣n nhôm kim loa ̣i

. Ở nƣớc ta,


quặng bauxitelaterite có giá trị công nghiệp đã đƣợc giới địa chất nghiên cứu và
đánh giá khá toàn diện vào những năm cuối của thập kỷ 70 thế kỷ XX với trữ lƣợng
khoảng 6,7 tỉ tấn, tập trung chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên , trong đó trƣ̃ lƣơ ̣ng
quă ̣ng bauxite ở Lâm Đồng chiếm 18% toàn trữ lƣợng bauxite khu vực này. Hiện
nay, khai thác và chế biến bauxite là một trong những hoạt động góp phần phát triển
kinh tế - xã hội đã, đang và sẽ diễn ra trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên nói chung
vàLâm Đồng nói riêng.
Tổ hợp Tân Railà một trong hai Tổ hợp bauxite-alumina thí điểm đầu tiên ở
nƣớc ta,thuộc địa bàn huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng. Đây vừa là khu vực tập
trung chủ yếu tài nguyên khoáng sản, vừa là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn
nhất tỉnh Lâm Đồng. Sau 5 năm xây dựng, những sản phẩm alumina đầu tiên của
nhà máy Tân Rai đã đƣợc xuất khẩu vào năm 2013. Có thể thấy, nguồn lợi đáng kể
thu đƣợc từ việc tạo ra nguyên liệu sản xuất nhôm phục vụ phát triển công nghiệp,
xuất khẩu, phát triển cơ sở hạ tầng và tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân địa
phƣơng. Tuy nhiên,những phát sinh trong quá trình triển khai thực tế nhƣ thực hiện
chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tƣ, giá thành sản xuất cao, vấn đềdi dân và đền bù
sinh kế, rủi ro hồ bùn đỏ và phục hồi môi trƣờng sau khai thác đã làm cho tính hiệu
quả trong hoạt động của Tổ hợp bauxite-alumina Tân Rai giảm dần và trở thành
một thách thức lớn đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc nói chung và các nhà quản
lý môi trƣờng nói riêng.Năm năm đối với một hoạt động khai thác khoảng sản
không phải là dài, nhƣng cũng đủ để cung cấp một cái nhìn thực tế và khách quan
về hiệu quả kinh tế, lợi ích xã hội và tác động môi trƣờng của việc khai thác, chế
biến bauxite ở Lâm Đồng nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung, làm cơ sở
cho việc lựa chọn con đƣờng phát triển trong tƣơng lai theo hƣớng bền vững.
Trƣớc thực trạng và thách thức nêu trên, tác giả đã chọn đề tài "Đánh giá
hiệu quả kinh tế môi trƣờng của hoạt động khai thác, chế biến quặng bauxite mỏ
1



Tân Rai, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng" để thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Phƣơng pháp phân tích chi phí lợi ích mở rộng đƣợc sử dụng để tạo nên một cái
nhìn tổng quát về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trƣờng của hoạt động khai thác và
chế biến bauxite Tân Rai. Ngoài ra, luận văn cũng giới thiệu luận điểm "Lời nguyền
tài nguyên" và Sáng kiến minh bạch trong ngành cơng nghiệp khai khống (EITI) mà theo tác giả, đây là một công cụ không chỉ giúp quản lý hoạt động khai thác và
chế biến bauxite Lâm Đồng một cách hiệu quả, mà còn giúp phát triển bền vững
ngành cơng nghiệp khai khống ở Việt Nam trong tƣơng lai.
Luận văn sử dụng tƣ liệu thực địa, các văn bản pháp luật hiện hành, nguồn
tài liệu tác giả thu thập, tham khảo từ các nghiên cứu khoa học và những tài liệu
khác đƣợc liệt kê trong danh mục Tài liệu tham khảo. Ngoài các phần mở đầu, kết
luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, cấu trúc luận văn gồm có 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Giới thiệu tổng quan.
Chƣơng 2. Mục tiêu, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3. Đánh giá hiệu quả hoạt động khai thác, chế biến bauxite Tân Rai và đề
xuất các giải pháp quản lý môi trƣờng theo hƣớng bền vững.

2


CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng
1.1.1. Điều kiện tự nhiên và mơi trường
 Vị trí địa lý
Huyện Bảo Lâm đƣợc thành
lập theo Quyết định số 65/QĐ–CP
ngày 11–7–1994 của Chính phủ,
từ huyện Bảo Lộc chia ra thành 2
đơn vị mới là thị xã Bảo Lộc (nay
là thành phố Bảo Lộc) và huyện
Bảo Lâm. Huyện Bảo Lâm nằm

trên cao ngun Lâm Viên, phía
bắc giáp tỉnh Đắk Nơng, phía nam
giáp tỉnh Bình Thuận, phía đơng
giáp huyện Di Linh, phía tây giáp
các huyện: Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát
Tiên và thành phố Bảo Lộc. Với
diện tích tự nhiên 146.351,31ha,
Bảo Lâm là huyện có diện tích tự
nhiên lớn, chiếm 19% diện tích
tỉnh Lâm Đồng.
Hình 1.1. Sơ đồ hành chính huyện Bảo Lâm
(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Huyện có 14 đơn vị hành chính, bao gồm thị trấn Lộc Thắng và 13 xã: Lộc
Quảng, Lộc Tân, Lộc Bắc, Lộc Bảo, Lộc Lâm, Lộc Phú, Lộc Ngãi, Lộc Đức, Lộc
An, Lộc Thành, Lộc Nam, Tân Lạc và B'lá.
 Đặc điểm địa hình và lớp phủ thổ nhƣỡng(Nguồn: UBND Huyện Bảo Lâm)
Huyện có 3 dạng địa hình chính: núi cao, đồi thấp và thung lũng ven sông.

3


Dạng địa hình núi cao: Là khu vực có độ dốc lớn, chủ yếu là xâm nhập đá
granite, dacite,… tuổi jura–creta hoặc các trầm tích (phiến sa, phiến sét,…), diện
tích khoảng 59.780 ha(chiếm 40,9% tổng diện tích tồn huyện), phân bố chủ yếu ở
khu vực tiếp giáp với Bình Thuận và một số khu vực ở Lộc Bắc, Lộc Bảo, Lộc
Lâm, Lộc Phú. Ở dạng địa hình này phổ biến là các đất đỏ vàng, phần lớn có tầng
đất mỏng. Do có hạn chế về độ dốc và tầng dày mà đất ở địa hình này chủ yếu thích
hợp cho trồng rừng.
Dạng địa hình đồi núi thấp đến trung bình: Là các dải đồi hoặc núi ít dốc, có

độ cao trung bình 800m, phần lớn đƣợc cấu thành từ đá phun trào bazan. Diện tích
khoảng 79.110ha (chiếm 53,4% tổng diện tích tồn huyện), phân bố tập trung ở khu
vực phía nam, đông nam. Khả năng sử dụng tùy thuộc vào độ dốc, tầng dày, khí hậu
và điều kiện tƣới. Ở những khu vực ít dốc có thể trồng những cây hoa màu hoặc bố
trí những cây lâu năm nhƣ cà phê, chè, tiêu, cây ăn quả…
Dạng địa hình thung lũng: Diện tích: 7.461,31ha (chiếm 4,7% tổng diện tích
tồn huyện), phân bố ven các sông, suối lớn. Độ cao phổ biến so với mực nƣớc biển
từ 700m trở xuống, hầu hết diện tích thuộc dạng địa hình này là các loại đất phù sa
và dốc tụ, nguồn nƣớc mặt khá dồi dào, khá thích hợp với phát triển lúa nƣớc, dâu
và các loại cây màu, rau ngắn ngày.
Về thổ nhƣỡng, hầu hết diện tích đất Bảo Lâm là nhóm đất đỏ bazan, rất
thích hợp với các cây cơng nghiệp dài ngày, đặc biệt là cây chè và cà phê. Ngồi ra,
cịn có 2 nhóm đất chiếm tỷ lệ rất nhỏ là nhóm đất phù sa sông suối (có thể trồng
dâu, cây lƣơng thực, thực phẩm, cây ăn quả) và nhóm đất dốc tụ dƣới chân sƣờn đồi
(có thể trồng cây màu)
 Thời tiết và khí hậu(Nguồn: UBND Huyện Bảo Lâm)
Huyện Bảo Lâm nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhƣng do ảnh hƣởng của
độ cao địa hình nên khí hậu có những đặc trƣng chính nhƣ sau: (i)Nhiệt độ trung
bình năm thấp, bình quân là 22,4oC, biên độ dao động nhiệt độ giữa ngày và đêm
lớn (10,3oC), khá thích hợp với các loại cây có nguồn gốc á nhiệt đới và nhiệt đới
nhƣ: chè, cà phê, dâu, bơ, các loại rau; (ii) Lƣợng mƣa hàng năm lớn, trung bình từ
4


2.000mm đến 2.767mm, có năm cao lên đến 2.900mm. Cƣờng độ mƣa lớn thƣờng
tập vào tháng 07 và 08, tháng mƣa nhiều tới 412mm, mùa mƣa kéo dài.
Nhiệt độ thấp nên cƣờng độ bốc hơi trong mùa khô không lớn, nhờ lợi thế này
mà tại huyện Bảo Lâm có thể trồng các cây lâu năm trên đất có tầng canh tác mỏng
hơn so với các vùng khác ở cao nguyên Đắk Lắk và Đông Nam Bộ. Điểm hạn chế
trong đặc điểm khí hậu Bảo Lâm là nắng ít, độ ẩm khơng khí cao, nhiều ngày có

sƣơng mù, cƣờng độ mƣa lớn và tập trung nên dễ gây xói mòn đất.
 Mạng lƣới thủy văn (Nguồn: UBND Huyện Bảo Lâm)
Mặc dù là khu vực không có nhiều núi cao, nhƣnghuyện Bảo Lâm lại là vùng
phát sinh nhiều dòng suối lớn và là khu vực đầu nguồn sơng La Ngà.Các dịng suối
chính của huyện nhƣ: Đa Tong Kriong, Đa Dung Krian, Đạ Riam, Đạ Bình... và tập
hợp nhiều suối nhỏ khác đều đổ vào sơng La Ngà. Ở phía bắc huyện cũng có nhiều
dòng suối lớn nhƣ: Đạ Pou, Đạ Siat, Đạ Kooi, Đạ Sou, với rất nhiều nhánh suối nhỏ
tập trung đổ vào sơng Đa Dâng.
 Tài ngun khống sản(Nguồn: UBND Huyện Bảo Lâm)
Bảo Lâm là nơi tập trung chủ yếu nguồn tài nguyên khoáng sản của tỉnh Lâm
Đồng. Tài nguyên khoáng sản của huyện có giá trị kinh tế lớn, trong đó bauxite là
tài nguyên chiếm tỷ lệ lớn nhất với trữ lƣợng gần 1 tỉ tấn.
Trên địa bàn huyện:Than bùn phân bố rải rác, trữ lƣợng khoảng 800 ngàn
tấn, nhiệt lƣợng không cao, có khả năng khai thác làm phân bón với công suất
50.000tấn/năm; Đá ốp lát ở xã Lộc Thắng đƣợc khai thác thuộc loại Gabrodiabaz có
màu sáng, do độ nguyên khối thấp (<0,6m3) nên hiệu quả khai thác kém; Thiếc sa
khống kích thƣớc hạt nhỏ, hàm lƣợng trung bình, trữ lƣợng khơng lớn và lẫn trong
trầm tích Aluvi, phân bố tại các bãi bồi và trên các bậc thềm tại Lộc Bắc, Lộc Lâm,
Lộc Tân; Đá xây dựng hiện đang đƣợc khai thác với quy mô nhỏ tại đèo B40, Lộc
Thành, Tân Lạc, sản lƣợng khai thác 1.200-1.500m3/năm.Ngồi ra cịn có khai thác,
chế biến cao lanh, sản lƣợng khai thác năm 2014 đạt 1.200 tấn; khai thác cát, đá làm
vật liệu xây dựng (đạt 5.000 m3 đá các loại và 56.000 m3 cát).
5


1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
 Dân số, dân tộc, dân cƣ (Nguồn: UBND Huyện Bảo Lâm)
Dân số toàn huyê ̣n là 116.122 ngƣời, mâ ̣t độ dân số 75 ngƣời/km2. Hiện trên
địa bàn huyện có 19 dân tộc bản địa sinh sống với 34.913 nhân khẩu; trong đó: dân
tộc Châu mạ, K'ho chiếm 78,5% đồng bào dân tộc bản địa. Bên cạnh đó, Bảo Lâm

là huyện có nhiều tôn giáo khác nhau đồng thời tồn tại (đạo Phật, Thiên chúa giáo,
đạo Hồi), tổng số tín đồ tơn giáo khoảng 54.307 ngƣời, chiếm tỷ lệ 47,64% dân số.
Đồng bào dân tộc tại chỗ có quá trình sinh sống từ rất lâu đời. Ở xã Lộc Bắc
đã phát hiện đƣợc 2 bộ đàn đá. Các nhà khảo cổ học xác định những hiện vật này có
niên đại cách đây trên 2.000 năm. Đồng bào dân tộc ở các xã Lộc Bảo, Lộc Bắc còn
lƣu giữ nếp sống trong các nhà dài bao gồm nhiều thế hệ cùng chung sống trong
một gia đình lớn.

Hình 1.2. Nhà của ngƣời K'ho (trái) và hình ảnh các em học sinh đồng bào dân tộc
đến trƣờng (phải), huyện Bảo Lâm (Nguồn: Internet).
Sau này, bổ sung vào thành phần cƣ dân là các đợt di dân đến vào nhiều thời
kỳ khác nhau. Đợt di dân đông đảo đầu tiên là vào đầu thế kỷ XX, khi thực dân
Pháp khai thông quốc lộ 20, tiến hành lập các đồn điền với gần 20.000ha chè, cà
phê. Công cuộc khai hoang lớn đầu tiên đã đƣa hàng chục ngàn lao động đến và trải
qua nhiều thế hệ gắn bó với vùng đất này. Sau đó, trong những năm đầu của thập kỷ
80, khi các nông trƣờng thuộc Liên hiệp các xí nghiệp dâu tằm tơ Việt Nam đƣợc
thành lập, đã có nhiều đợt lao động và các hộ dân đi khai hoang xây dựng kinh tế
mới đƣợc chuyển đến vùng Bảo Lâm.
6


 Phát triển kinh tế(Nguồn: UBND Huyện Bảo Lâm)
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2015 huyện Bảo Lâm cho thấy:tốc độ tăng trƣởng bình quân 15,5%; Tỷ
trọng ngành nông – lâm thủy sản chiếm 50,8% trong cơ cấu kinh tế của huyện;
Công nghiệp, xây dựng chiếm 33,5%; Dịch vụ chiếm 15,7%.

Hình 1.3. Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Bảo Lâm giai đoạn 2005-2014.
Nguồn: Tư liệu Văn phịng UBND huyện Bảo Lâm
Q trình chuyển dịch cơ cấu các khu vực diễn ra tƣơng đối nhanh. Tổng sản
phẩm trên địa bàn huyện bình quân đầu ngƣời đạt 52,6 triệu đồng/năm. Thu nhập

bình quân đầu ngƣời đạt 38,64 triệu đồng/năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 166,4
triệu USD [29]. Tổng sản phẩm tạo ra từ khu vực Nông - Lâm - Thuỷ sản giai đoạn
2005-2010 giảm 20.87%, tuy nhiên tổng sản phẩm tạo ra từ khu vực này vẫn chiếm
tỷ trọng cao (trên 50%)[29]. Điều này cho thấy nền kinh tế của huyện vẫn còn mang
tính thuần nơng, q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa diễn ra còn chậm.
Bảo Lâm đƣợc xem là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất tỉnh Lâm
Đồng. Tồn huyện có tổng diện tích gieo trồng 45.591,4ha, trong đó có 27.500ha cà
phê, 13.350ha chè, 1.470ha cao su, 2.232ha cây ăn quả...[28, 29]. Mỗi năm, huyện
Bảo Lâm thực hiện ghép cải tạo hàng ngàn hecta cà phê, chè chất lƣợng cao, diện
tích đƣợc thu hoạch hàng năm cũng tăng lên tƣơng ứng. Tuy nhiên, do công nghiệp
7


chế biến, thƣơng nghiệp, dịch vụ chƣa phát triển nên giá trị tổng sản phẩm thu nhập
chƣa cao. Tổng giá trị sản xuất ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản năm 2014 trên
địa bàn huyện khoảng 4.256 tỉ đồng, giá trị sản xuất bình quân trên một đơn vị diện
tích (ha) đạt 95 triệu đồng [29].
Trên địa bàn huyện, tỷ lệ che phủ rừng khoảng 60%. Ngồi diện tích rừng
đƣợc nhà nƣớc giao cho 2 công ty lâm nghiệp và ban quản lý rừng phòng hộ
Đambri quản lý bảo vệ, còn có 55 doanh nghiệp, cá nhân đƣợc giao và cho thuê đất,
rừng để quản lý bảo vệ rừng và sản xuất kinh doanh, với diện tích là 17.340ha. Tồn
huyện có 106ha ao, hồ ni trồng thuỷ sản, sản lƣợng thu hoạch đạt trên 398
tấn[28]. Nhìn chung các hộ dân đều ni theo mơ hình nhỏ lẻ nên năng suất thấp,
sản lƣợng khai thác giảm do nguồn thức ăn ở hồ, suối dần cạn kiệt.
a.

b.

c.


d.

Hình 1.4. Cây cơng nghiệp cà phê (a) và chè (b), tiêu (c)
và rừng thông (d) tại huyện Bảo Lâm.(Nguồn: Ảnh thực địa).

8


Về công nghiệp và xây dựng, tổng giá trị sản xuất của ngành năm 2014 toàn
huyện là 5.919 tỉ đồng [29]. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của huyện nhƣ sản
xuất chế biến chè, làm cửa sắt, chế biến gỗ... hàng năm đều có mức tăng trƣởng ổn
định. Ngoài ra, trên địa bàn huyện có 64 cơ sở đƣợc cấp phép khai thác, tận thu
khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thƣờng và khai thác bauxite. Từ năm 2008,
nhà máy alumina Tân Rai đƣợc đầu tƣ xây dựng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh
tế của huyện, tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân và từ năm 2013 đóng góp nguồn
thu đáng kể vào ngân sách địa phƣơng.
 Những vấn đề xã hội(Nguồn: UBND Huyện Bảo Lâm)
Năm 2014, tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng (dƣới 5 tuổi) là 13,7%; tỷ lệ tăng dân
số tự nhiên của huyện là 13,98‰; tỷ lệ hộ nghèo còn 4,55% (riêng tỷ lệ hộ nghèo
ngƣời đồng bào dân tộc bản địa là 9,9%). Khoảng 98% hộ dân đƣợc sử dụng điện
lƣới và 95% hộ dân đƣợc sử dụng nƣớc hợp vệ sinh. Toàn huyện có 69 trƣờng học,
trong đó có 4 trƣờng THPT, 1 trƣờng PTDT nội trú, 1 trung tâm giáo dục thƣờng
xuyên, 1 trung tâm dạy nghề và 62 trƣờng phổ thông, mầm non. Tỷ lệ thanh niên
trong độ tuổi có bằng tốt nghiệp phổ thông hoặc tƣơng đƣơng đạt 74%.
 Kết cấu hạ tầng(Nguồn: UBND Huyện Bảo Lâm)
Hệ thống giao thơng trong huyện phát triển nhanh. Tồn huyện có 69km
đƣờng nhựa. Các tuyến đƣờng lâm nghiệp, đƣờng đến các đồn điền chè, cà phê
trƣớc đây đã đƣợc nâng cấp, cải tạo. Đến nay đã có trên 1.000km đƣờng cấp phối,
đƣờng nông thôn đƣợc tu sửa để phục vụ cho việc vận chuyển, lƣu thông đến tất cả
các xã trên địa bàn. Các chƣơng trình mục tiêu quốc gia, định canh, định cƣ đã góp

phần đầu tƣ xây dựng các tuyển đƣờng về các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào
khó khăn của huyện. Nhân dân địa phƣơng cũng tham gia góp công sức, tiền của để
làm đƣờng đến các vùng nông thôn và khu vực dân cƣ. Quốc lộ 20 cùng với tuyến
đƣờng liên tỉnh từ Bảo Lộc đến cơng trình thuỷ điện Hàm Thuận - Đa Mi giúp cho
Bảo Lâm nhanh chóng tiếp cận đƣợc với thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền
Đơng và vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
9


1.2. Hoạt động khai thác, chế biến quặng bauxite mỏ Tân Rai
1.2.1. Sự hình thành quặng bauxitelaterit ở Tây Nguyên
Bauxite là quặng đa thành phần, những khoáng vật chủ yếu gồm: gibsite,
diaspor, bơmite. SiO2 là chất lẫn có trong bauxite dƣới dạng thạch anh, hoặc trong
thành phần của các khoáng vật sét và leptochlorite. Bauxite là loại quặng có mođun
silic (Al2O3/SiO2) 2,6, khi mođun silic <2,6 loại quặng này đƣợc gọi là Alit [22].
Ở Việt Nam, các thành tạo bauxite thuộc hai loại hình nguồn gốc chính: (i)
các thành tạo bauxitediaspor nguồn gốc trầm tích, tập trung ở miền Bắc, quy mơ
nhỏ, phân bố phân tán, trữ lƣợng ít, hàm lƣợng Fe trong quặng cao, và (ii) các thành
tạo bauxite laterit có nguồn gốc phong hoá từ đá phun trào bazan cổ ở miền Nam,
trữ lƣợng lớn, phân bố trải dài trên diện rộng, thuận lợi cho khai thác và chế biến
tập trung. Các thành tạo bazan ở miền Nam nƣớc ta phát triển khá rộng rãi, nhƣng
chỉ có vỏ phong hoá nhiệt đới ẩm các đá bazan lộ trên mặt thuộc hệ tầng Đại Nga và
Túc Trƣng là có bauxite laterit. Tổng diện tích phân bố loại bazan chứa bauxite này
là hơn 20.000km2[22, 34].
Các lớp phủ vỏ phong hoá đá bazan chủ yếu gặp trên các cao nguyên Tây
Nguyên nhƣ ở Pleiku, Krông Búc, Đak Nông - Bù Đăng, Kon Hà Nừng - Kon
Plông, Lâm Đồng. Lớp phủ bazan cao nguyên Lâm Đồng bao gồm các diện lộ
bazan vùng Bảo Lộc, Di Linh và Đức Trọng với diện tích ƣớc tính khoảng
3.500km2 [34].
Sƣ̣ phân đới của vỏ phong hóa bazan


ở Tây Nguyên là biể u hiê ̣n của quá

trình phong hóa theo giai đoạn. Mỗi giai đoa ̣n ta ̣o nên mô ̣t sản phẩ m phong hóa , sắ p
xế p theo vi ̣trí xác đinh
̣ trong mă ̣t cắ t đƣơ ̣c go ̣i là các đới phong hóa

. Quá trình

phong hóa đá bazan diễn ra nhƣ sau: Bazan tƣơi  đá bazan phong hóa  sét loang
lở  lateritebauxite laterite sắ t  thở nhƣỡng (hình 1.5).
Mỏ Tân Rai đã đƣợc thăm dò sơ bộ năm 1989 trong chƣơng trin
̀ h hơ ̣p tác với
Hungary. Kế t quả của quá trình thăm dò cho thấ y các thân quă ̣ng rấ t khác nhau , dao
đô ̣ng trong khoảng: diê ̣n tić h 0,2-7km2, dày 2,6-4,1m. Chấ t lƣơ ̣ng quă ̣ng bauxite mỏ

10


Tân Rai đƣơ ̣c đánh giá trung bình

. Thành phần khoáng vật (%): gibsite = 59,2;

kaolinite = 8,8; gơtit = 17,4; hematite = 8,6; ilmenite = 3,0; anatas = 1,4 (bảng 1.1).
Mỏ có trữ lƣợng quặng nguyên khai là 835.383.700 tấn, tỷ lệ trung bình quặng trên
diện tích là 72.662 tấn/ha; quặng trên đất phủ là 5 tấn/(m3) [22].
Bảng 1.1. Hàm lƣợng một số oxit kim loại trong quă ̣ng bauxite nguyên khai tại mỏ
Tân Rai[22].
STT


Oxit

Trung bin
̀ h (%)

Lớn nhấ t (%)

Nhỏ nhất (%)

1

Al2O3

38,98

46,37

31,51

2

SiO2

5,66

14,66

1,06

3


Fe2O3

27,48

36,12

19,03

4

TiO2

4,31

5,30

2,86

11


Hình 1.5. Mă ̣t cắ t tổng hợp vỏ phong hóa bauxite laterite trên đá bazan Tây Nguyên
(trên) và vết lộ quặng bauxite laterite tại Tân Rai (dƣới)[34].

12


1.2.2. Tổ hợpbauxite - alumina Tân Rai, Lâm Đồng
Tổ hơ ̣p Tân Rai đã đƣơ ̣c Chính phủ chấ p thuâ ̣n chủ trƣơng đầ u tƣ ta ̣i công

văn số 303/CP-CN ngày 29 tháng 3 năm 2000; Báo cáo nghiên cứu khả thi đƣợc
Thủ tƣớng Chính phủ thơng qua năm

2005 (công văn số 808/TTg-CN ngày 17

tháng 6 năm 2005); Quy hoa ̣ch phân vùng thăm dò , khai thác , chế biế n , sƣ̉ du ̣ng
bauxite giai đoa ̣n 2007 - 2015, có xét đến năm 2025 đã đƣơ ̣c Thủ tƣớng Chin
́ h phủ
phê duyê ̣t ta ̣i Quyế t đinh
̣ số 167/2007/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2007 với mu ̣c
tiêu khai thác bauxite, sản xuất alumina đạt chất lƣợng cho điện phân nhôm
xuấ t hydroxit nhơm và nhơm kim loa ̣i

, sản

[20, 34, 37]. Chính phủ đã giao Tập đồn

Cơng nghiê ̣p Than - Khống sản Việt Nam (TKV) làm chủ đầu tƣ thực hiện . Tổ ng
trƣ̃ lƣợng bauxite của Lâm Đồng khoảng 975 triê ̣u tấ n , có thể tuyển thành 400 triê ̣u
tấ n quă ̣ng tinh . Theo Quy hoạch 167, TKV sẽ triể n khai 3 dƣ̣ án khai thác ta ̣i Lâm
Đồng, trong đó Tân Rai (huyện Bảo Lâm) là dự án đầu tiên.
Năm 2008, gói thầu thiết kế - mua sắ m - xây dƣ̣ng và đào ta ̣o nhân l ực nhà
máy alumina Tân Rai do chủ đầu tƣ TKV ký kết với nhà thầ u CHALIECO (Trung
Quố c) đã đƣơ ̣c khởi công . Tuy nhiên, trƣớc những lo ngại về hiệu quả kinh tế, tác
động môi trƣờng và xã hội của hoạt động khai thác, chế biến bauxite, Bộ Chính trị
đã có kết luận tại Thông báo số 245-TB/TW ngày 24/4/2009 về chủ trƣơng thực
hiện thí điểm 2 dự án là Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắk Nông). Thông báo
chỉ rõ: "Trên cơ sở kết quả của 2 dự án, tổ chức rút kinh nghiệm để bổ sung, hoàn
chỉnh quy hoạch và kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo" [1].
Ngay sau đó, Thủ tƣớng Chính phủ đã có thơng báo 650/TTg-KTN ngày

29/4/2009 chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phƣơng thực hiện kết luận của Bộ Chính trị.
Theo thơng báo này, Việt Nam có trữ lƣợng tài nguyên bauxite lớn, nhƣng nguồn
tài chính có hạn, cơ sở hạ tầng thấp, nguồn điện hiện cịn thiếu, giá điện cơng
nghiệp bình qn ở mức cao và nhu cầu điện cho toàn bộ nền kinh tế dự kiến sẽ còn
tiếp tục tăng trong tƣơng lai gần, việc điện phân ra nhôm kim loại giai đoạn này là
khơng khả thi. Vì vậy, trƣớc mắt sẽ ƣu tiên đầu tƣ các dự án sản xuất alumina.Để
triển khai các dự án thí điểm, ngày 29/10/2012 Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã cấp

13


phép cho Tập đồn Than - Khống sản Việt Nam khai thác mỏ quặng bauxite Tân
Rai với trữ lƣợng 119,3 triệu tấn, công suất khai thác 4,3 triệu tấn/năm, thời hạn
khai thác 29 năm [37]. Nhà máy alumina Tân Rai với công suất thiết kế
650.000tấn/năm đã bắt đầu vận hành thử từ tháng 10 năm 2013.
Tổ hợp Tân Rai gồm khu vực khai thác bauxite, xí nghiệp mỏ - tuyển và nhà
máy sản xuất alumina trực thuộc công ty TNHH MTV nhôm Lâm Đồng Vinacomin. Đây là công ty đƣợc xếp hạng doanh nghiệp hạng I, có trụ sở chính đặt
tại thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, do TKV sở hữu toàn bộ vốn điều lệ 1.800 tỉ
đồng. Tổ hợpbauxite Tân Rai có thời gian hoạt động là 30 năm, với khoảng 1.500
lao động, đa phần các hoạt động của Tổ hợp đều đƣợc cơ giới hóa [24, 25].
 Vị trí địa lý [24, 25]
Tở hơ ̣p Tân Rai có di ện tích 2.283,6ha nằ m trên điạ phâ ̣n 3 xã Lộc Thắng ,
Lô ̣c Phú và Lô ̣ c Ngaĩ thuô ̣c huyê ̣n Bảo Lâm . Khu vƣ̣c tổ hơ ̣p nằ m cách thành phố
Bảo Lộc khoảng 15km về hƣớng đông bắc, cách thành phố Đà Lạt khoảng 80km về
phía nam. Tân Rai là tên cũ trƣớc đây của vùng đấ t thi ̣trấ n Lô ̣c Thắ ng và xã Lô ̣c
Ngãi nơi đă ̣t nhà máy sản xuấ t alumina hiê ̣n nay.
Dòng chảy mặt trong khu vực Tổ hợp có suối chính là Dargna , các suối nhỏ
là phụ lƣu của suối này và hồ tự nhiên Cát Quế.
Khu vực tổ hợp có địa hình nhƣ sau: (i) Khu vƣ̣c mỏ tuyể n có địa hình dạng
bình nguyên tƣơng đối bằng phẳng , nghiêng thoải tƣ̀ đông bắc xuống tây nam; (ii)

Điạ hì nh khu vƣ̣c nhà máy alumina khá bằng phẳng , đô ̣ cao trung bin
̀ h 850m, xung
quanh có các con suố i sâu ta ̣o nên hê ̣ thố ng thoát nƣớc tố t trong mùa mƣa.
Đƣờng giao thơng chính đi vào khu vực mỏ tuyển dài gần 20km theo đƣờng
337, 338 nố i với Quố c lô ̣ 20 tại Bảo Lộc. Khoảng cách từ khu vực mỏ vào nhà máy
là 5km, cách trạm phân phối điện Bảo Lộc khoản g 15km theo đƣờng chim bay và
có đƣờng điện 15kV vào tâ ̣n nơi. Khu vực Tổ hợp trƣớc đây có 814 hộ dân sinh
sống, trong đó có 29 hộ đồng bào dân tộc K'ho, hoạt động kinh tế chủ yếu là trồng
các cây công nghiệp nhƣ chè, cà phê...
14


 Khai thác và tuyển rửa quặng
Với đă ̣c điể m phân bố quă ̣ng bauxite c ủa mỏ Tân Rai, hoạt động khai thác
đƣơ ̣c tiế n hành theo phƣơng pháp lô ̣ thiên b ằng các phƣơng tiện cơ giới: san gạt lớp
đất phủ, bốc xúc quặng và vận chuyển.
Công nghê ̣ khai thác bauxite Tân Rai gồ m các cơng đoạn (hình 1.7):
 Phân lơ khai trƣờng , làm sạch cây cối trên mặt mỏ , gố c cây đƣơ ̣c nhổ , đánh
cả rễ. Dùng máy gạt trực tiếp lớp đất phủ , thu gom la ̣i , dùng máy sàng phân
tách đất với các vật khác. Lớp đấ t phủ đƣơ ̣c để riêng, lƣu kho chờ hoàn thổ .
 Khai thác bauxite: dùng máy gạt phối hợp với máy xúc thủy lực gầu ngƣợc .
Quặng nguyên khai đƣợc vận chuyển về nhà máy tuyển bằng ô tô. Nhà máy
tuyển sử dụng công nghê ̣ tuyể n rƣ̉a tro ̣ng lƣ̣c . Thƣ̣c chấ t của công nghệ này là dùng
nƣớc để rƣ̉a quă ̣ng và quă ̣ng đuôi là bauxite nghèo , chƣ́a nhiề u sét . Phầ n bùn tách ra
tƣ̀ quă ̣ng sau rƣ̉a sẽ đƣơ ̣c lƣu trƣ̃ trong hồ chƣ́a bùn thải .

Hình 1.6. a. Khai đào quặng bauxite tại mỏ Tân Rai; b. Xƣởng tuyển ƣớt quặng
bauxite và bùn thải quặng đuôi; c. Hồ chứa bùn thải quặng đuôi; d. Băng tải quặng
tinh và đƣờng ống cấp nƣớc cho nhà máy(Nguồn: Đặng Trung Thuận).


15


Chấ t thải rắ n,
tiế ng ồ n

Chọn khai trƣờng

Chấ t thải rắ n,
tiế ng ồ n

Thu do ̣n thảm thƣ̣c vâ ̣t

Khí thải, bụi,
tiế ng ờ n

San ga ̣t lớp đấ t phủ

Khí thải, bụi,
tiế ng ờ n

Nở mìn (khi cầ n thiế t )

Hồn thổ, phục hồi mơi trƣờng

Bố c xúc quă ̣ng

Vâ ̣n chuyể n quă ̣ng

Sàn tủ n ƣớt


Bụi, tiế ng ờ n, khí thải

Nƣớc thải, bùn thải

Bụi, tiế ng ồ n

Trô ̣n quă ̣ng

Vâ ̣n chủ n tinh quă ̣ng

Nhà máy alumina

Hình 1.7. Sơ đờ công nghê ̣ khai thác , tuyể n quă ̣ng bauxite
và các dòng thải phát sinh [34].
16


Q trình tuyển rửa gồm các cơng đoạn:
 Quă ̣ng đƣơ ̣c rƣ̉a sa ̣ch các thành phầ n sét bám và đƣ

ợc đâ ̣p , nghiề n x́ ng

kích thƣớc yêu cầu từ 1mm - 20mm.
 Quă ̣ng sau rƣ̉a sẽ đƣơ ̣c đƣa tới khu vƣ̣c tr ộn, quă ̣ng phải đảm bảo chấ t lƣơ ̣ng
đồ ng nhấ t để cung cấ p cho nhà máy alumina .
 Quă ̣ng tinh sau khi đƣơ ̣c trô ̣n đề u ở kho chƣ́a quă ̣ng sẽ đƣơ ̣c vâ ̣n chuy ển về
nhà máy alumina bằng băng tải.
 Sản xuất alumina
Quặng tinh đƣơ ̣c vâ ̣n chuyể n tƣ̀ xƣởng tuyể n về kho quă ̣ng của nhà máy

alumina bằ ng băng tải có chiề u dài

4,657km. Công nghê ̣ đƣơ ̣c sƣ̉ du ̣ng trong quá

trình sản xuất alumina ở nhà máy Tân Rai là công nghê ̣ Bayer . Theo đó, dùng xút
(NaOH) để tác động lên quặng bauxite ở nhiệt độ cao, tạo ra hydroxit nhơm ở dạng
Na[Al(OH)4] hịa tan trong dung dich
̣ . Sản phẩm sau đó đƣợc kế t tủa , rồi rƣ̉a và
nung ở 10500C để tách nƣớc , tạo thành alumina dạng bô ̣t màu trắ ng miṇ có hàm
lƣợng Al2O3có thể đạt đến 99,5% - là sản phẩm nguyên li ệu để điện phân nhôm kim
loại [24, 25]. Đồng thời các chất không hòa tan có chƣ́a nhi ều xút và oxalat g ọi là
“bùn đỏ” đƣ ợc thải b ỏ (hình 1.8). Hỗn hợp bùn đỏ từ quá trình sản xuất alumina
đƣợc dẫn theo đƣờng ống đổ ra các hồ chứa, chờ khô và đƣợc lƣu trữ vĩnh viễn gần
nhà máy sản xuất alumina.

Hình 1.8. Tồn cảnh Nhà máy alumina Tân Rai (trái) và hồ bùn đỏ (phải)
(Nguồn: Đặng Trung Thuận)

17


Bụi, ồn

Trộn quă ̣ng

Nƣớc chƣ́a
sôđa

Nghiề n ƣớt


Khƣ̉ silic và pha loañ g

Nờ i
hơi
Khí thải, bụi

Hịa tách

Chấ t thải rắ n

Loại bỏ cát

Lắ ng
Rƣ̉a

Lọc tinh

Kế t bông
Bùn đỏ

Bùn oxalat

Trao đổ i nhiê ̣t

Phân loa ̣i

Lọc hạt

Kế t tủa


Lọc sản phẩm Al(OH)3

Khí thải, bụi

Nung 170oC

Alumina

Vâ ̣n chuyể n , lƣu kho

Bụi, tiế ng ờ n

Hình 1.9. Sơ đờ cơng nghê ̣ và nguồ n thải phát sinh trong sản xuấ t alumina [34].
18


×