Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu đa dạng sinh học bộ giáp xác mười chân (crustacea decapoda) ở sông trường giang, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.6 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------------------------

Nguyễn Nguyên Hằng

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC BỘ GIÁP XÁC MƢỜI CHÂN
(CRUSTACEA: DECAPODA) Ở SÔNG TRƢỜNG GIANG,
TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
--------------------------------

Nguyễn Nguyên Hằng

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC BỘ GIÁP XÁC MƢỜI CHÂN
(CRUSTACEA: DECAPODA) Ở SÔNG TRƢỜNG GIANG,
TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành: Thủy sinh vật học
Mã số: 8420101.08
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGÔ XUÂN NAM
PGS. TS. NGUYỄN VĂN VỊNH
XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG


Giáo viên hƣớng dẫn

Chủ tịch hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ khoa học

TS. Ngô Xuân Nam

PGS.TS. Nguyễn Văn Quảng
Hà Nội - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc
trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Học viên thực hiện

Nguyễn Nguyên Hằng


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, học viên xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới hai
thầy hƣớng dẫn luận văn là TS. Ngô Xuân Nam và PGS. TS. Nguyễn Văn Vịnh
đã hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình cho học viên trong quá trình học tập và hoàn thành
luận văn này.
Học viên xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, các học viên, sinh
viên trong Bộ môn Động vật học Ứng dụng, Khoa Sinh học, Trƣờng Đại học Khoa
học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời gian qua đã giúp đỡ và tạo điều

kiện thuận lợi cho học viên thực hiện tốt luận văn.
Học viên xin cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Sinh thái và Bảo vệ Cơng trình,
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam và đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp
đỡ học viên trong quá trình thực hiện luận văn.
Học viên xin cảm ơn Ban chủ nhiệm đề tài: “Nghiên cứu tổng thể sông
Trƣờng Giang và vùng phụ cận phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh
Quảng Nam”, mã số: ĐTĐL.CN-15/16, đã tạo điều kiện cho học viên đƣợc tham
gia và sử dụng một phần số liệu của đề tài để hoàn thành luận văn này.
Học viên xin đƣợc chân thành gửi lời cảm ơn tới gia đình, ngƣời thân, bạn bè
đã động viên giúp đỡ học viên trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Một lần nữa, học viên xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu đó!
Hà Nội, ngày…….tháng……năm ……
Tác giả luận văn

Nguyễn Nguyên Hằng


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. iii
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………….1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ......................................................................................... 3
1.1. Tình hình nghiên cứu về Giáp xác mƣời chân trên thế giới .......................... 3
1.2. Tình hình nghiên cứu về Giáp xác mƣời chân tại Việt Nam ......................... 8
1.3. Tình hình nghiên cứu về Giáp xác mƣời chân tại sông Trƣờng Giang ....... 17
1.4. Khái quát về đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực
nghiên cứu .................................................................................................... 18
1.4.1. Khái quát về đặc điểm điều kiện tự nhiên ............................................. 18
1.4.2. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................. 24

Chƣơng 2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƢỢNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 28
2.1. Thời gian, địa điểm và đối tƣợng nghiên cứu .............................................. 28
2.1.1. Thời gian nghiên cứu ............................................................................. 28
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 28
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 35
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 35
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu .................................................. 35
2.2.2. Phương pháp thu thập vật mẫu ngoài tự nhiên ..................................... 35
2.2.3. Phương pháp phân tích vật mẫu trong phịng thí nghiệm ..................... 35
2.2.4. Phương pháp xác định tính chất địa động vật của các lồi Giáp xác
mười chân .............................................................................................. 36
2.2.5. Phương pháp điều tra, phỏng vấn ......................................................... 37
2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 37
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................... 39
3.1. Đặc điểm độ mặn khu vực nghiên cứu ........................................................ 39


3.2. Đặc trƣng về thành phần loài Giáp xác mƣời chân (Decapoda) tại khu vực
nghiên cứu .................................................................................................... 40
3.2.1. Thành phần loài và cấu trúc thành phần loài ....................................... 40
3.2.2. So sánh về thành phần loài Giáp xác mười chân (Decapoda) với các
khu vực nghiên cứu khác ....................................................................... 47
3.2.3. Tính chất địa động vật Giáp xác mười chân (Decapoda) tại khu vực
nghiên cứu ............................................................................................. 48
3.3. Phân bố Giáp xác mƣời chân (Decapoda) theo độ mặn tại khu vực
nghiên cứu .................................................................................................... 49
3.4. Đánh giá tính tƣơng đồng của Giáp xác mƣời chân (Decapoda) giữa
các điểm thu mẫu ......................................................................................... 55
3.5. Các loài Giáp xác mƣời chân (Decapoda) có giá trị bảo tồn và giá trị

kinh tế tại khu vực nghiên cứu ..................................................................... 57
3.6. Đề xuất định hƣớng bảo tồn và phát triển bền vững Giáp xác mƣời chân
(Decapoda) tại khu vực nghiên cứu ............................................................. 59
3.6.1. Hiện trạng khai thác một số loài động vật Giáp xác mười chân .......... 59
3.6.2. Đề xuất định hướng bảo tồn và phát triển bền vững ............................. 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 71
Kết luận ................................................................................................................. 71
Kiến nghị............................................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 73


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
FAO

Food and Agriculture Organization
(Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp)

IUCN

International Union for Conservation of Nature (Liên minh
Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên)

QCCP

Quy chuẩn cho phép

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam


UBND

Ủy ban nhân dân

i


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Số lƣợng họ, giống, loài Giáp xác mƣời chân nƣớc lợ, mặn trong một số
nghiên cứu ..................................................................................................15
Bảng 1.2. Dân số và mật độ dân số của các xã vùng phụ cận sông Trƣờng Giang,
giai đoạn 2012 - 2016 ................................................................................25
Bảng 2.1. Đặc điểm sinh cảnh sông Trƣờng Giang ..................................................30
Bảng 3.1. Độ mặn các điểm nghiên cứu tại sông Trƣờng Giang ..............................39
Bảng 3.2. Phân chia độ mặn ......................................................................................40
Bảng 3.3. Thành phần loài Giáp xác mƣời chân tại các điểm nghiên cứu................41
Bảng 3.4. Số lƣợng họ, giống, loài của Giáp xác mƣời chân tại khu vực
nghiên cứu ..................................................................................................45
Bảng 3.5. Mối quan hệ thành phần loài Giáp xác mƣời chân giữa khu vực
nghiên cứu với một số thủy vực khác ở Việt Nam ....................................47
Bảng 3.6. Cấu trúc địa động vật Giáp xác mƣời chân tại khu vực nghiên cứu ........49
Bảng 3.7. Phân bố các loài Giáp xác mƣời chân tại khu vực nghiên cứu
theo độ mặn ................................................................................................51
Bảng 3.8. Danh sách các lồi có giá trị bảo tồn và giá trị kinh tế của Giáp xác
mƣời chân tại khu vực nghiên cứu.............................................................58
Bảng 3.9. Hiện trạng khai thác thủy sản tại sông Trƣờng Giang năm 2016 .............60

ii



DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Nhiệt độ trung bình các năm từ 2011 - 2017 ............................................19
Hình 1.2. Tổng số giờ nắng trong năm giai đoạn 2011 - 2017 .................................20
Hình 1.3. Độ ẩm trung bình các tháng trong năm giai đoạn 2011 - 2017.................20
Hình 1.4. Tổng lƣợng mƣa và số ngày mƣa năm giai đoạn 2011 - 2017 .................22
Hình 1.5. Cơ cấu ngành nghề phân theo các hộ vùng phụ cận sông Trƣờng Giang .26
Hình 2.1. Sơ đồ các điểm thu mẫu tại sơng Trƣờng Giang.......................................29
Hình 3.1. Số lƣợng họ, giống, lồi nhóm tơm và nhóm cua .....................................46
Hình 3.2. Phân bố các họ Giáp xác mƣời chân theo độ mặn tại khu vực
nghiên cứu ..................................................................................................50
Hình 3.3. Số lƣợng các lồi Giáp xác mƣời chân theo độ mặn ................................54
Hình 3.4. Kết quả tính chỉ số tƣơng đồng của Giáp xác mƣời chân giữa các điểm
nghiên cứu ..................................................................................................55
Hình 3.5. Mức độ tƣơng đồng về thành phần lồi giữa các điểm thu mẫu ...............56
Hình 3.6. Lƣới mắc và lƣới bát quái .........................................................................61
Hình 3.7. Hoạt động lấn chiếm dịng sơng để ni trồng thủy sản ...........................62
Hình 3.8. Bơm nƣớc từ đầm nuôi trồng thủy sản ra sông Trƣờng Giang tại khu vực
xã Tam Thanh, thành phố Tam Kỳ ............................................................64
Hình 3.9. Bèo tây lấn chiếm mặt nƣớc tại khu vực xã Bình Dƣơng, ........................65
Hình 3.10. Bèo tây lấn chiếm mặt nƣớc tại khu vực xã Bình Triệu,
huyện Thăng Bình ......................................................................................65
Hình 3.11. Phỏng vấn ngƣời dân khai thác thủy hải sản tại sông Trƣờng Giang .....66

iii


MỞ ĐẦU
Sông Trƣờng Giang với chiều dài 67 km, thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam,
ngăn cách với biển bởi cồn cát rộng lớn, phía Bắc nhập với hạ lƣu hệ thống sông Vu
Gia - Thu Bồn rồi đổ ra biển qua cửa Đại (Hội An), phía Nam nhập với hạ lƣu sông

Tam Kỳ rồi đổ ra biển qua cửa Lở và cửa An Hịa. Nguồn nƣớc của sơng Trƣờng
Giang đƣợc thu nhận từ hai hệ thống sông này và từ nguồn thủy triều lên xuống ở
hai cửa sông. Bởi vậy, sơng Trƣờng Giang khơng có thƣợng lƣu, hạ lƣu nên cũng
khơng có hữu và tả ngạn. Đây là dịng sơng đặc biệt và có vai trị quan trọng về kinh
tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam.
Các nghiên cứu liên quan đến sơng Trƣờng Giang cịn rất ít và tản mạn, chủ
yếu tập trung vào các vấn đề tiêu thoát lũ, nạo vét, gia cố bờ… Các vấn đề về đa
dạng sinh học, nuôi trồng thủy sản, bảo vệ môi trƣờng, phát triển bền vững… chƣa
đƣợc nghiên cứu một cách đầy đủ.
Các lồi Giáp xác mƣời chân (Decapoda) là nhóm sinh vật phong phú và đóng
vai trị rất quan trọng trong các hệ sinh thái và trong đời sống của con ngƣời. Tại
các thủy vực, Giáp xác mƣời chân tham gia vào các q trình chuyển hóa vật chất
và năng lƣợng, là mắt xích quan trọng trong mạng lƣới thức ăn của thủy vực và tạo
sự cân bằng cho các thủy vực. Đối với đời sống con ngƣời, Giáp xác mƣời chân là
nguồn thực phẩm có giá trị dinh dƣỡng cao. Việc điều tra, nghiên cứu, khai thác và
sử dụng hợp lý nhằm mục đích bảo tồn và phát triển bền vững nguồn lợi Giáp xác
mƣời chân ở các thủy vực là vấn đề có ý nghĩa chiến lƣợc đối với ngành thủy sản.
Từ những lý do nêu trên, việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đa dạng sinh
học bộ Giáp xác mƣời chân (Crustacea: Decapoda) ở sông Trƣờng Giang, tỉnh
Quảng Nam” là việc làm cần thiết để có thể đƣa ra định hƣớng sử dụng, khai thác
hợp lý nguồn lợi thủy sản tại sông Trƣờng Giang.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định thành phần loài, phân bố của bộ Giáp xác
mƣời chân (Crustacea: Decapoda) ở sông Trƣờng Giang, tỉnh Quảng Nam.

1


Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu đa dạng về loài của bộ Giáp xác mƣời chân (Crustacea:
Decapoda) ở sông Trƣờng Giang, tỉnh Quảng Nam;

- Nghiên cứu đặc điểm phân bố của bộ Giáp xác mƣời chân (Crustacea:
Decapoda);
- Đề xuất định hƣớng bảo tồn và phát triển bền vững động vật Giáp xác
mƣời chân (Crustacea: Decapoda) tại khu vực nghiên cứu.

2


Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1. Tình hình nghiên cứu về Giáp xác mƣời chân trên thế giới
Bộ Giáp xác mƣời chân (Decapoda) đƣợc xem nhƣ là nhóm quan trọng đối
với ngành thủy sản, kinh tế thƣơng mại. Nghiên cứu về Giáp xác mƣời chân đã
đƣợc bắt đầu từ thế kỷ thứ XVIII. Tỷ lệ các loài Giáp xác mƣời chân đƣợc định tên
tăng đều với khoảng 100 loài mỗi năm kể từ cuối thế kỷ XIX. Những cơng trình
nghiên cứu có hệ thống đầu tiên trong định loại các loài Giáp xác mƣời chân bao
gồm các nghiên cứu của Edwards (1834-1837) và De Haan (1833-1850); Dana
(1852); Stimpson (1860, 1871); Milne-Edwards (1872, 1880); Glassell, Rathbun và
Schmitt trong thập kỷ 1930; Glassell (1935 - 1938); Rathbun (1925, 1930, 1933,
1937); Schmitt (1935) đã nối tiếp và hồn thiện các nghiên cứu trƣớc đó. Đến năm
2006, có 7.905 lồi Giáp xác mƣời chân đã đƣợc định tên trên thế giới [66].
Trong bộ Giáp xác mƣời chân (Decapoda), riêng nhóm cua (Brachyura) đƣợc
nghiên cứu độc lập vì đây là nhóm có nhiều lồi kích thƣớc lớn. Chúng cũng đƣợc
xem là nhóm phổ biến nhất và có giá trị thƣơng mại cao. Những cơng trình có hệ
thống đầu tiên về nhóm cua có thể kể đến các nghiên cứu của De Haan (1833 1850), Edwards (1834 - 1837), Dana (1852), Stimpson (1871), Milne-Edwards
(1872) và Rathbun. Riêng Rathbun (1906) là tác giả đã đóng góp rất lớn trong phân
loại và sắp xếp hệ thống nhóm cua. Đến năm 2006, có 3.452 lồi trong nhóm cua
(Brachyura) đã đƣợc định tên trên tồn thế giới và 4.453 lồi thuộc nhóm tơm (các
nhóm phân loại cịn lại của bộ Decapoda trừ thứ bộ Brachyura), thì tổng số lồi
thuộc nhóm tơm cao hơn số lồi thuộc nhóm cua đã đƣợc định tên. Đến năm 2014,
trên thế giới đã ghi nhận 14.756 loài Giáp xác mƣời chân thuộc 2.725 giống. Trong

đó, nhóm cua (Brachyura) có 6.835 lồi, chiếm 46,32% [56, 66].
Đối với mơi trƣờng nƣớc ngọt, nghiên cứu của Martin và Davis (2001) đã
thống kê hơn 1.300 loài cua. Đây là những loài sống hoàn toàn ở nƣớc ngọt hoặc
một phần trên cạn. Những loài cua nƣớc ngọt thuộc 8 họ Pseudothelphusidae và
Trichodactylidae (Mê-xi-cô, Trung và Nam Mỹ), Potamonautidae (Châu Phi và

3


quần đảo Ma-đa-gát-ca), Deckeniidae và Platythelphusidae (Đông Phi), Potamidae
(Bắc Phi, miền nam Châu Âu, Châu Á), Gecarcinucidae (quần đảo Sy-che-ly thuộc
Châu Á) và Parathelphusidae (Châu Á, Châu Úc) [65]. Nghiên cứu của Yeo và cộng
sự (2008) cũng đã thống kê đƣợc 1.476 loài cua nƣớc ngọt, thuộc 14 họ trên thế giới
(trừ khu vực Nam Cực). Trong đó, có 1.306 lồi sống trong mơi trƣờng nƣớc ngọt
thuộc 8 họ là Pseudothelphusidae, Trichodactylidae, Potamonautidae, Deckeniidae,
Platythelphusidae, Potamidae, Gecarcinucidae và Parathelphusidae [84].
Nghiên cứu của De Grave và cộng sự (2008) đã thống kê có 655 lồi tơm
nƣớc ngọt. Trong số các họ tơm nƣớc ngọt, hai họ Tơm riu (Atyidae) có số lồi
nhiều nhất với 359 lồi. Họ Tơm càng (Palaemonidae) có các giống phổ biến nhƣ
Macrobrachium, Palaemon, Exopalaemon, Palaemonetes [53].
Đối với môi trƣờng nƣớc lợ, mặn, nghiên cứu của De Grave và cộng sự
(2008) đã thống kê có khoảng 1.800 lồi tơm thuộc thứ bộ Caridea thuộc 31 họ
[53]. Nghiên cứu của Dorji (2014) ƣớc tính trên thế giới có khoảng và 5.500 lồi
cua (Brachyura) với 7.200 lồi thuộc nhóm tơm (các nhóm phân loại cịn lại của bộ
Decapoda trừ thứ bộ Brachyura) [56]. Một số nghiên cứu về bộ Giáp xác mƣời chân
(Decapoda) tại một số vùng trên thế giới có thể kể đến nghiên cứu của Abele và
Kim (1986) đã xác định tại vùng biển Flo-ri-da có 724 lồi. Trong đó, nhóm tơm
ghi nhận 377 lồi thuộc 39 họ; nhóm cua (Brachyura) ghi nhận 347 loài thuộc 24 họ
[38]. Nghiên cứu của Chan (2010) về nhóm tơm bị (Macrura Reptantia) đã thống
kê đƣợc 248 loài (với 4 phân loài) thuộc 55 giống, 6 họ thuộc các nhóm Astacidea,

Glypheidea, Achelata và Polychelida [47]. Nghiên cứu của Boschi (2000) đã thống
kê ở khu vực biển ven bờ Châu Mỹ có 1.086 lồi, thuộc 311 giống, 40 họ. Kết quả
nghiên cứu về phân bố số lƣợng lồi của nhóm cua (Brachyura) tại khu vực nghiên
cứu cho thấy tính đa dạng cao hơn trong vùng nhiệt đới và giảm dần về phía vùng vĩ
độ cao [42].
Nghiên cứu về hệ thống phân loại, đối với bậc phân loại cao hơn của
Decapoda, hiện tại vẫn tồn tại hai quan điểm. Thứ nhất là quan điểm cho rằng
Crustacea ở bậc taxon lớp (Class) nhƣ các nghiên cứu của Taylor (1982), Jose và

4


cộng sự (2013) [61, 76]. Thứ hai là quan điểm về hệ thống học đã xếp Crustacea ở
taxon phân ngành (Sub Phylum Crustacea) của ngành Chân khớp (Arthropoda) nhƣ
các nghiên cứu của Thorp and Covich (1991), Martin và Davis (2001), Anyong và
cộng sự (2011) [39, 65, 78]. Theo đánh giá của các nghiên cứu thì xu thế hiện nay là
đƣa Crustacea ở mức phân ngành (Sub Phylum Crustacea) có xu hƣớng đƣợc sử
dụng trong các nghiên cứu về phân loại học và hệ thống học nhiều hơn.
Đối với hệ thống phân loại học dƣới bộ Decapoda, theo hệ thống phân loại
trƣớc đây, Boas (1880) đã chia bộ Giáp xác mƣời chân (Decapoda) thành hai phân
bộ (Suborder) Natantia (tôm) và Reptantia (cua). Hệ thống này đƣợc hầu hết các tác
giả thừa nhận sau đó, chỉ thay đổi ít nhiều về các thành phần của nhóm Natantia.
Năm 1963, Burkenroad chia lại bộ Giáp xác mƣời chân thành 2 phân bộ mới:
Dendrobranchiata (= Penaeidea) và Pleocyemata là nhóm bao gồm các lồi cịn lại
bộ Decapoda. Pleocyemata đƣợc phân thành 2 thứ bộ (Infraorder) Natantia và
Reptantia. Dựa trên các hệ thống cũ, Burkenroad (1981) phân chia lại bộ Giáp xác
mƣời chân thành 4 phân bộ: Dendrobranchiata (= Penaeidea), Stenopodidea,
Caridea và Reptantia. Cách phân chia khác là chia bộ Decapoda thành 3 phân bộ:
Dendrobranchiata (= Penaeidea), Natantia (bao gồm các nhóm tơm khác ngồi
Penaeidea) và Reptantia (Cua) [27]. Đến năm 2001, nghiên cứu của Martin và

Davis đã đƣa ra cập nhật về phân loại học nhóm giáp xác dựa trên những phân loại
học, hệ thống học trƣớc đó của các tác giả khác, đồng thời nghiên cứu xét đến vấn
đề phân loại học dựa trên sinh học phân tử đã cho rằng bộ Giáp xác mƣời chân
(Decapoda) đƣợc chia thành 2 phân bộ là Dendrobranchiata và Pleocyemata. Nhƣ
vậy, quan điểm của Martin và Davis (2001) trùng với quan điểm của Burkenroad
(1963). Tuy nhiên, điểm khác là Pleocyemata đƣợc phân thành 7 thứ bộ (Infraorder)
là Stenopodidea, Caridea, Astacidea, Thalassinidea, Palinura, Anomura, Brachyura
[65].
Đến năm 2009, nghiên cứu của De Grave và cộng sự đã đƣa ra cập nhật về
phân loại bộ Giáp xác mƣời chân (Decapoda), ƣớc tính bao gồm 14.756 lồi cịn
sống và 2.979 lồi hóa thạch. Nghiên cứu này cũng căn cứ trên nghiên cứu của

5


Martin và Davis (2001) nhƣng có bổ sung các lồi mới đƣợc phát hiện và lồi hóa
thạch cũng nhƣ chi tiết hơn về phân loại. Cụ thể, nghiên cứu này vẫn tuân thủ chia
bộ Giáp xác mƣời chân (Decapoda) thành 2 phân bộ là Dendrobranchiata và
Pleocyemata. Trong đó, phân bộ Pleocyemata có 10 thứ bộ (Infraorder) là
Stenopodidea, Caridea, Astacidea, Glypheidea (một số lồi hóa là hóa thạch),
Axiidea, Gebiidea, Achelata, Polychelida (một số lồi hóa là hóa thạch), Anomura,
Brachyura [54].
Nhƣ vậy có thể thấy, các nghiên cứu về phân loại học, hệ thống học của bộ
Giáp xác mƣời chân (Decapoda) vẫn chƣa thống nhất giữa các quan điểm khác nhau
và vẫn tồn tại phƣơng pháp phân loại khác nhau.
Nghiên cứu về địa động vật học, đặc tính phân bố thƣờng đƣợc áp dụng cho
một khu vực cụ thể, có thể nhỏ nhƣ một con suối hoặc một khu vực rộng lớn hơn rất
nhiều nhƣ vùng, vùng biển, châu lục và thƣờng đƣợc nghiên cứu đồng thời với đa
dạng loài hay phân loại học. Ví dụ, nghiên cứu của Sokolov (2006) tại khu vực biển
Euro - Asiatic đã xác định tổng số 101 loài Giáp xác mƣời chân. Khu hệ Giáp xác

mƣời chân tại đây bao gồm các loài cận nhiệt đới, ơn đới phía Bắc, hàn đới phía Bắc
và các lồi Bắc Cực. Tỷ lệ các loài Bắc cực trong khu hệ động vật Giáp xác mƣời
chân tăng từ biển Na Uy đến biển Đông-Siberia. Cụ thể từ 9,7 đến 68,8% và sau đó
giảm mạnh xuống 12,1% ở phần phía nam của Biển Chuc-chi. Tất cả các lồi Bắc
cực thuộc nhóm Caridea. Một vài loài thuộc thứ bộ Anomura và Brachyura đƣợc
quan sát thấy ở vùng Ba-ren và Biển Trắng, biển Chukchi và ở phía đơng biển
Laptev. Các lồi đặc hữu của vùng Bắc Cực chiếm khoảng 3% tổng số loài [75].
Nghiên cứu của Crane (1975), Carpenter và Niem (1998) về phân bố của các loài
Giáp xác mƣời chân đƣợc tiến hành đồng thời với nghiên cứu phân loại học [46, 51].
Nghiên cứu về phƣơng pháp thu mẫu Giáp xác mƣời chân có thể kể đến
nghiên cứu của S. C. Snedaker và J. S. Snedaker (1984), Ghani và cộng sự (2016)
[57, 74]. Trong đó nghiên cứu của Ghani và cộng sự (2016) đã sử dụng hai cơng cụ
lấy mẫu định tính là khung lƣới chữ D và khung lƣới hình vng trong thu mẫu
động vật thủy sinh nƣớc ngọt nói chung tại sơng. Khung lƣới hình chữ D có tay cầm

6


dài 1,2m, lƣới hình nón dài 60 cm với kích thƣớc mắt lƣới 0,3mm. Khung lƣới hình
vng có tay cầm dài 1,2m, kích 0,5 × 0,5m, lƣới hình nón 90 cm với kích thƣớc
mắt lƣới 0,3 mm. Dùng hai loại lƣới này sục vào các đám cỏ ven bờ, kéo theo dòng
nƣớc, chà nhẹ bằng tay sát nền trong 2 phút để thu các mẫu thủy sinh. Thu mẫu định
lƣợng sử dụng lƣới Suber kích thƣớc 40 x 40 x 40cm với kích thƣớc mắt lƣới
0,3mm [57]. Nghiên cứu của S. C. Snedaker và J. S. Snedaker (1984) áp dụng cho
thu mẫu động vật thủy sinh tại khu vực vùng triều, rừng ngập mặn. Cụ thể, thu mẫu
các loài thủy sinh thông thƣờng đƣợc thực hiện tại khu vực vùng triều thấp. Thu
mẫu định tính các lồi cua bằng bắt bằng tay, bằng dao cán dài, bay hoặc thuổng.
Thu mẫu định lƣợng bằng khung nhơm hình vng, kích thƣớc 0,25 m2 hoặc 0,5m2
đến độ sâu 20cm hoặc đến 0,5m đối với các loài cua lớn và giống Thalassina [74].
Ngoài các nghiên cứu về phân loại học, hệ thống học, địa động vật học và

phân bố, các nghiên cứu về ứng dụng Giáp xác mƣời chân đã đƣợc thực hiện nhiều
trên thế giới. Giáp xác mƣời chân đã đƣợc chứng minh là nhóm có giá trị kinh tế.
Do đó việc phát triển ni trồng các lồi Giáp xác mƣời chân có giá trị kinh tế cao
đã đƣợc phát triển trên toàn thế giới, đặc biệt là các nƣớc nhiệt đới, cận nhiệt đới.
Nghiên cứu nuôi trồng thƣờng đi cùng với các nghiên cứu về đặc điểm sinh học,
sinh thái học nhằm mục đích tối ƣu hóa q trình ni trồng. Ví dụ, nghiên cứu của
Hiroshi (1985) về đặc điểm sinh học và sinh thái học của Tôm sú (Penaeus
monodon) nhằm mục đích phát triển ni cơng nghiệp [58]; nghiên cứu của Sahoo
và cộng sự (2011) về đặc điểm sinh học và sinh thái học của Ghẹ xanh (Portunus
pelagicus) tại đầm phá Chilika, Orissa, Ấn Độ cũng nhằm mục đích tăng sản lƣợng
nuôi trồng thủy sản tại khu vực [70]. Trong các tuyển tập nghiên cứu của Fao,
không chỉ tập trung vào đặc điểm sinh học và sinh thái học mà còn hƣớng dẫn kỹ
thuật, phƣơng pháp nhân ni các lồi Giáp xác mƣời chân có giá trị kinh tế nhƣ
các lồi cua xanh (Scylla spp.) nhƣ các nghiên cứu của Shelley (2008), Shelley và
Lovatelli (2011) [71, 72].
Có thể thấy rằng các nghiên cứu về Giáp xác mƣời chân trên thế giới tập
trung nghiên cứu về thành phần loài, phân loại học, địa động vật, đặc điểm sinh học,

7


sinh thái học của lồi, ứng dụng ni trồng các lồi có giá trị kinh tế cao. Các
nghiên cứu này đã góp phần vào việc phát triển và hồn thiện nghiên cứu về thủy
sinh vật học trên thế giới.
1.2. Tình hình nghiên cứu về Giáp xác mƣời chân tại Việt Nam
Tình hình nghiên cứu về Giáp xác mƣời chân tại Việt Nam có thể chia thành
hai giai đoạn là giai đoạn trƣớc năm 1945 và giai đoạn từ năm 1945 đến nay.
Giai đoạn trước năm 1945: Trong giai đoạn này, các cơng trình nghiên cứu
về Giáp xác mƣời chân cịn ít và tản mạn. Cơng trình nghiên cứu đầu tiên về Giáp
xác mƣời chân nƣớc ngọt tại Việt Nam là nghiên cứu về cua nƣớc ngọt đƣợc thực

hiện vào thế kỷ thứ IXX với nghiên cứu của Edwards vào năm 1869 khi mơ tả một
lồi mới là Thelphusa longipes (= Potamon longipes) tại Côn Đảo. Nghiên cứu của
Thalwitz (1891) công bố lồi tơm Palaemon nipponensis ghi nhận ở khu vực Trung
Bộ. De Man (1904) cơng bố 28 lồi tơm cua nƣớc ngọt ở Việt Nam, trong đó có 3
lồi cua (Parathelphusa sinensis, Potamon longipes, Potamon cochinchinesis) và 2
lồi tơm (Palaemon nipponensis, Palaemon cascinus). Nghiên cứu của Rathbun
(1902, 1904, 1905) đã cơng bố 15 lồi cua nƣớc ngọt tại Việt Nam. Trong đó, có 11
lồi tại miền Nam và 4 lồi tại miền Bắc. Nghiên cứu của Ballas (1914) đã bổ sung
2 loài là Potamon fruhstorferi, Geothelphusa annamensis. Nghiên cứu của Kemp
(1923) đã bổ sung 6 loài và phân loài tại khu vực miền Nam là Geothelphusa
dehaani var. laevir, Potamon luangprabangnensis, Potamon klossianum sp. now,
Potamon splaeridium sp. now, Potamon loxophrys sp. now, Potamon phymatodes.
Về tôm nƣớc ngọt, Sollaud (1914) đã bổ sung 2 loài cho khu hệ là Coutierella
tonkinensis, Leander mani. Nghiên cứu của Bouvier (1904, 1920, 1925) đã bổ sung
3 lồi tơm thuộc họ Atyidea là Caridina nilotica typica, Caridina weberi
sumatrensis, Caridina tonkinensis [12, 25, 27, 55].
Về thủy sinh học nƣớc lợ, mặn đƣợc bắt đầu nghiên cứu vào cuối thế kỷ
XVIII. Các nghiên cứu ở giai đoạn này chủ yếu tập trung vào trai, ốc và cá biển.
Giai đoạn 1922 - 1939, Viện Nghiên cứu Hải dƣơng Nha Trang đã có quả nghiên
cứu liên quan đến động vật khơng xƣơng sống ở biển. Tuy nhiên, trong thời kỳ này

8


các tài liệu nghiên cứu về thủy sinh biển nói chung và Giáp xác mƣời chân nƣớc lợ,
mặn còn chƣa hồn chỉnh, số lƣợng nghiên cứu cịn ít [23].
Giai đoạn sau năm 1945: Số lƣợng các cơng trình nghiên cứu về Giáp xác
mƣời chân tại Việt Nam tăng nhanh và hoàn thiện hơn so với giai đoạn trƣớc.
Đối với Giáp xác mƣời chân nƣớc ngọt, cơng trình nghiên cứu giai đoạn này
có thể kể đến một số cơng trình của Đặng Ngọc Thanh (1961, 1967), Đặng Ngọc

Thanh và Nguyễn Huy Yết (1972). Các cơng trình nghiên cứu này đã ghi nhận một
số lồi tơm gồm những lồi đã biết nhƣ Tôm càng Hải Nam (Macrobrachium
hainanense), Tôm càng (Macrobrachium nipponense), Leander mani, Coutierella
sinensis đã ghi nhận tại khu vực thủy vực miền Bắc Việt Nam. Mơ tả một số lồi
tơm, cua mới nhƣ Macrobrachium vietnamensis sp. now, Macrobrachium
dienbienphuense sp. now, Caridina denticualata vietnamensis sp. now, Potamon
luangprabangense, Geothelphusa glabra sp. now. Ở miền Nam, giai đoạn này hầu
nhƣ khơng có nghiên cứu nào đƣợc thực hiện [27].
Cơng trình nghiên cứu về phân loại và hệ thống học các loài Giáp xác mƣời
chân nƣớc ngọt phải kể đến cơng trình nghiên cứu động vật không xƣơng sống nƣớc
ngọt Bắc Việt Nam của Đặng Ngọc Thanh và cộng sự (1980) đã đƣa ra khóa định
loại và ghi nhận 17 lồi tơm, 11 lồi cua. Trong đó, nhóm tơm ghi nhận 2 họ là họ
Palaemonidea có 9 lồi, thuộc 3 giống là Macrobrachium (6 lồi), Palaemon (1
lồi), Palaemonetes (2 lồi); họ Atyidea có 8 lồi đều thuộc giống Caridina. Nhóm
cua ghi nhận họ Parathelphusidae có 4 lồi đều thuộc giống Somanniathelphusa; họ
Potamidae có 7 lồi thuộc 4 giống là Orientalia (1 loài), Ranguna (3 loài),
Potamiscus (2 loài), Tiwaripotamon (1 loài) [24].
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Xuân (1992) đã đƣa ra tổng quan kết quả
nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo, phân bố, giá trị kinh tế của 8 loài thuộc phân họ
Palaemoninae tại Việt Nam, ngoại trừ giống Macrobrachium. Đây là tài liệu đầu
tiên công bố có sự so sánh đặc điểm nhận dạng giữa các loài trong phân họ [69].
Nghiên cứu của Yeo và Nguyễn Xn Qnh (1999) đã cơng bố thêm một
lồi cua mới ở Hà Nội, Việt Nam là Cua đồng (Somanniathelphusa dangi). Nghiên

9


cứu cũng đã phân tích về đặc điểm hình thái, vị trí phân loại của 4 lồi cua thuộc
giống Somnaniathelphusa đã đƣợc công bố trƣớc đây [82].
Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Quýnh và cộng sự (2001) khi xây dựng khoá

định loại các nhóm động vật khơng xƣơng sống nƣớc ngọt thƣờng gặp ở Việt Nam
đã đƣa ra khóa định loại tới họ bộ Giáp xác mƣời chân (Decapoda), bao gồm 4 họ là
Palaemonidae, Atyidae, Parathelphusidae, Potamidae [21].
Cơng trình chun khảo “Tôm, cua nƣớc ngọt Việt Nam” của Đặng Ngọc
Thanh và Hồ Thanh Hải (2012) đã đƣa ra khóa định loại gồm 42 lồi tơm và 35 lồi
cua đƣợc ghi nhận cho khu hệ Việt Nam thuộc các họ Palaemonidae, Atyidae,
Parathelphusidae, Potamidae. Họ Tơm càng (Palaemonidae) có 22 lồi đƣợc ghi
nhận trong khóa định loại và xác định vùng phân bố. Trong đó, khu vực duyên hải
Nam Trung Bộ ghi nhận 4 lồi là Tơm càng Hải Nam (Macrobrachium
hainanense), Macrobrachium lanchesteri, Tơm càng (Macrobrachium nipponense),
Macrobrachium rosenbergii. Họ Tơm riu (Atyidae) có 20 lồi đƣợc ghi nhận. Trong
đó, khu vực dun hải Nam Trung Bộ ghi nhận 5 lồi là Tơm riu (Caridina
acuticaudata), Caridina flavilineata, Caridina gracilirostris, Tôm riu (Caridina
subnilotica), Atyopsis moluccensis. Họ Cua đồng (Parathelphusidae) có 9 lồi đƣợc
ghi nhận. Trong đó, khu vực dun hải Nam Trung Bộ khơng ghi nhận lồi nào. Họ
Cua suối (Potamidae) có 20 lồi đƣợc ghi nhận. Trong đó, khu vực duyên hải Nam
Trung Bộ ghi nhận 4 loài là Balssipotamon fruhstorferi, Balssipotamon ungulatum,
Hainanpotamon

auriculatum,

Tiwaripotamon

annamensis,

Vietopotamon

aluoiensis, Villopotamon thaii. Đây là cơng trình khơng những đƣa ra khóa phân
loại đến lồi của 77 lồi tơm cua nƣớc ngọt tại Việt Nam mà còn đƣa ra tổng hợp về
phân bố của chúng theo các khu vực địa lý [27].

Nghiên cứu của Đỗ Văn Tứ (2014) đã cho rằng khu hệ cua ở Việt Nam có
mức độ đa dạng và đặc hữu cao với 49 loài đã đƣợc ghi nhận, trong đó có tới 42 lồi
mới chỉ đƣợc ghi nhận ở Việt Nam. Ngoài ra, nhiều loài cua nƣớc ngọt cịn chƣa
đƣợc mơ tả hay chƣa đƣợc khám phá, trong khi có tới 10% trong tổng số lồi đã biết
đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Nhƣ vậy, theo kết quả nghiên cứu này,

10


các lồi cua nƣớc ngọt Việt Nam có tính đặc hữu cao, các loài phân bố rộng hoặc
mang yếu tố cận nhiệt đới, nhiệt đới rất ít [55].
Các nghiên cứu về Giáp xác mƣời chân nƣớc lợ, mặn có thể kể đến cơng
trình của Tiwari (1965) về họ Alpheidae tại khu vực vùng biển Nha Trang. Đây là
cơng trình nghiên cứu đƣợc thực hiện tại Hải học viện Nha Trang có quy mơ đầu
tiên về thành phần lồi tơm biển thuộc họ Alpheidae. Kết quả nghiên cứu đã xác
định đƣợc tổng số 23 lồi tơm thuộc các giống Alpheopsis, Synalpheus và Alpheus.
Trong đó, có 2 lồi mới đƣợc ghi nhận cho khu hệ thuộc giống Alpheopsis và
Alpheus. Nghiên cứu cũng đã xác định trong 23 lồi ghi nhận có 3 loài đặc hữu của
Việt Nam; 2 loài phổ biến; 4 loài phân bố tại vùng quần đảo Ma-lay và Ấn Độ
Dƣơng; 1 loài phân bố tại Việt Nam, vùng quần đảo Ma-lay và vùng biển Tây Thái
Bình Dƣơng; 13 lồi còn lại phân bố rộng rãi tại vùng biển Ấn Độ - Tây Thái Bình
Dƣơng. Nhƣ vậy, có thể thấy khu hệ tôm thuộc họ Alpheidae tại khu vực nghiên
cứu có tính tƣơng đồng cao so với khu hệ thuộc quần đảo Ma-lay và có địa động vật
học là một phần của khu hệ Ấn Độ - Mã Lai [79].
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Chung và cộng sự (1982) khi điều tra tổng hợp
sinh vật đáy vùng biển Thuận Hải - Minh Hải đã ghi nhận 30 lồi tơm thuộc họ
Penaiedea với nhiều lồi có giá trị kinh tế nhƣ Penaeus merguiensis, Penaeus
japonicus, Penaeus semisulcatus, Tôm sú (Penaeus monodon), Tôm đất
(Metapenaeus ensis) [29].
Nguyễn Văn Chung và Phạm Thị Dự (1995) đã công bố “Danh mục tôm

biển Việt Nam”. Đây đƣợc coi là cơng trình cơng bố tƣơng đối đầy đủ, dễ dàng tra
cứu ở thời điểm bấy giờ với các synonym chủ yếu, thƣờng gặp, thơng số kích thƣớc,
phân bố, mơi trƣờng sống [29].
Cơng trình chun khảo về khu hệ động vật đáy vịnh Nha Trang, Nam Việt
Nam của Britayev và cộng sự (2012) đã đƣa ra các mô tả về các nhóm động vật biển
khơng xƣơng sống tại khu vực. Đối với nhóm Giáp xác mƣời chân tập trung vào
nhóm cua có giá trị kinh tế và những lồi phân bố trong rừng ngập mặn. Kết quả
nghiên cứu đã ghi nhận 26 loài cua, thuộc 10 họ tại Đầm Bảy (Vịnh Nha Trang,

11


Đảo Tre), phá Nha Phu (tính cả ở Khánh Hịa) và Vƣờn quốc gia Cần Giờ (sơng
Đồng Nai). Trong đó, 15 loài đƣợc ghi nhận lần đầu tiên cho vùng ven biển Việt
Nam: Episesarma palawanense (Rathbun, 1914), Ilyoplax punctata (Tweedie,
1935), Macrophthalmus milloti (Crosnier, 1965), Metaplax longipes (Stimpson,
1858), Metopograpsus latifrons (White, 1847), Mictyris brevidactylus (Stimpson,
1858), Nanosesarma batavicum (Moreira, 1903), Parasesarma cf. affne (De Haan,
1837), Parasesarma ungulatum (H. Milne Edwards, 1853), Sphaerozius scaber
(Fabricius, 1798), Uca borealis (Crane, 1975), Uca paradussumieri (Bott, 1973),
Uca crassipes (White, 1847), Uca flammula (Crane, 1975) và Uca vocans
(Linnaeus, 1758) [43].
Nghiên cứu về phƣơng pháp thu mẫu Giáp xác mƣời chân có thể kể đến
nghiên cứu của Nguyễn Xuân Quýnh và cộng sự (2004), Nguyễn Quang Hùng
(2010), Hoàng Ngọc Khắc (2010) [7, 8, 22]. Trong đó nghiên cứu của Nguyễn
Xuân Quýnh và cộng sự (2004) đã đƣa ra phƣơng pháp thu mẫu định tính động vật
đáy nói chung bằng cách dùng vợt ao sục vào các đám cỏ, bụi cây nhỏ ven bờ hoặc
các đám cây thủy sinh sống nổi trên mặt nƣớc. Đối với thu mẫu định lƣợng bằng
gầu Petersen với diện tích ngoạm bùn của gầu là 0,025m2, mỗi điểm thu 4 gầu. Ở
những nơi nƣớc nông, vùng ven bờ, động vật đáy đƣợc thu bằng lƣới Subber, kích

thƣớc 50 x 50 cm [22]. Nghiên cứu của Nguyễn Quang Hùng (2010), Hoàng Ngọc
Khắc (2010) đã đƣa ra phƣơng pháp thu mẫu định tính và định lƣợng đối với vùng
bờ sông, khu vực bãi triều, rừng ngập mặn. Cụ thể, thu mẫu định tính Giáp xác
mƣời chân bằng các dụng cụ có thể sử dụng nhƣ cào đáy, lƣới vét, te, đăng, đó, bắt
bằng tay, bằng dầm đào sâu 20 - 30cm hoặc hơn nữa để thu mẫu trong hang và dƣới
nền đáy... Mẫu định tính cịn đƣợc thu bằng cách thu mua của ngƣ dân đánh cá, giã
tôm và ở chợ địa phƣơng. Mẫu định lƣợng đƣợc thu bằng tay, vợt lƣới... trong ô
định lƣợng 1m2 (1 x 1m) [7, 8].
Ngoài các nghiên cứu về phân loại, hệ thống học, địa động vật học, nghiên
cứu về sinh thái học và ứng dụng vào thực tiễn của Giáp xác mƣời chân cũng đƣợc
quan tâm nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này có thể kể đến

12


nghiên cứu của Nguyễn Xuân Quýnh và cộng sự (2004) đã xây dựng phƣơng pháp
giám sát môi trƣờng nƣớc ngọt bằng động vật khơng xƣơng sống. Trong đó có sử
dụng một số họ của bộ Giáp xác mƣời chân để đánh giá chất lƣợng môi trƣờng
nƣớc [22].
Nghiên cứu về sinh thái học và nhân nuôi chủ yếu tập trung vào các lồi
Giáp xác mƣời chân có giá trị kinh tế nhƣ Tôm sú (Penaeus monodon), Cua đồng
(Somanniathelphusa germaini), Cua xanh (Scyllla spp.) [10, 34, 35].
Trong giai đoạn gần đây, có nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến bộ
Giáp xác mƣời chân, cả ở nƣớc ngọt và nƣớc lợ, mặn. Có thể kể đến các cơng trình
nghiên cứu nhƣ:
Cơng trình nghiên cứu về Giáp xác mƣời chân nƣớc ngọt có thể kể đến
nghiên cứu của Ngô Xuân Nam (2014) về đa dạng sinh học động vật không xƣơng
sống ở nƣớc tại Khu bảo tồn thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai đã ghi
nhận 15 loài Giáp xác mƣời chân thuộc 4 giống, 3 họ là Parathelphusidae,
Palaemonidae, Atyidae có giá trị bảo tồn và các lồi đặc hữu cho vùng đồng bằng

Nam Bộ và Tây Nguyên nhƣ: Macrobrachium mekongense, Macrobrachium
secamanense và Somanniathelphusa germaini [15].
Nghiên cứu của Lê Danh Minh (2018) về thành phần loài và đặc trƣng phân
bố của giáp xác nƣớc ngọt (Crustacea) ở khu vực Vƣờn quốc gia Phong Nha - Kẻ
Bàng đã ghi nhận 16 loài Giáp xác mƣời chân thuộc bộ Giáp xác mƣời chân
(Decapoda). Trong đó, ghi nhận 10 lồi tơm, 6 lồi cua thuộc 8 giống, 5 họ. Có số
lƣợng lồi nhiều nhất là họ Tơm càng sơng (Palaemonidae) với 7 lồi ; họ Tôm riu
(Atyidae) và Cua suối (Potamidae) mỗi họ 3 lồi; họ cua đồng (Parathelphusidae)
có 2 lồi và họ rạm (Varunidae) có 1 lồi. Kết quả nghiên cứu đã bổ sung thêm 11
loài cho khu hệ Giáp xác mƣời chân ở các thủy vực vùng núi đá vôi Vƣờn quốc gia
Phong Nha - Kẻ Bàng, bao gồm 7 loài tôm: Tôm riu (Caridina subnilotica),
Caridina tonkinensis, Macrobrachium phongnhaense, Tôm càng Hải Nam
(Macrobrachium hainanense), Macrobrachium javanicum, Macrobrachium yeti,
Macrobrachium mieni; 4 loài cua: Indochinamon phongnha, Nemoron nomas, Cua

13


đồng (Somanniathelphusa pax), Vilopotamon sp.). Trong số 16 lồi tơm, cua đã
đƣợc xác đinh ở khu vực nghiên cứu có 7 loài đƣợc xem là loài đặc hữu của Việt
Nam, gồm có:

Tơm riu (Caridina subnilotica),

Caridina

auticaudata,

Macrobrachium phongnhaense, Indochinamon phongnha, Nemoron nomas,
Villopotamon sp., Cua đồng (Somanniathelphusa pax) [12].

Về cơng trình nghiên cứu về Giáp xác mƣời chân nƣớc lợ, mặn có thể kể đến
nghiên cứu của Nguyễn Văn Thuận và Cao Thị Thanh Hà (2008) về thành phần họ
Tôm he (Penaeidae) ở vùng ven biển tỉnh Quảng Ngãi đã xác định đƣợc 33 lồi
thuộc 7 giống. Trong đó, giống Penaeus có só loài nhiều nhất với 9 loài. So sánh
kết quả nghiên cứu với toàn quốc (46 loài), nhận thấy thành phần lồi tơm he tại
vùng ven biển tỉnh Quảng Ngãi có tính đa dạng cao, cao hơn so với vùng biển Nam
Bộ (29 loài), nhƣng thấp hơn so với vùng biển Bắc Bộ (35 loài) [28].
Nghiên cứu của Nguyễn Quang Hùng và cộng sự (2010) về đa dạng sinh học
một số vùng rừng ngập mặn điển hình tại Việt Nam là rừng ngập mặn xã Đồng Rui,
huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh; xã Hƣng Hoà, Vinh, tỉnh Nghệ An; xã Long
Sơn, Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Vƣờn quốc gia mũi Cà Mau thuộc địa
phận xã Đất Mũi, xã Viên An (huyện Ngọc Hiển) và xã Đất Mới (huyện Năm Căn),
tỉnh Cà Mau đã ghi nhận tổng số 103 lồi Giáp xác mƣời chân thuộc 18 họ. Trong
đó, nhóm tơm có 51 lồi thuộc 8 họ; nhóm cua, ghẹ có 52 lồi thuộc 10 họ. Kết quả
nghiên cứu khơng phát hiện thấy có sự sai khác nhiều về cấu trúc thành phần loài
giữa các khu vực địa lý từ Bắc tới Nam [7].
Kết quả điều tra của Ngô Xuân Nam và cộng sự (2014) về đa dạng sinh học
các hệ sinh thái rừng ngập mặn Việt Nam đã thống kê đƣợc 108 loài, 41 giống, 16
họ thuộc giáp xác thuộc bộ Giáp xác mƣời chân. Trong đó, nhóm tơm (Macrura) ghi
nhận 27 loài thuộc 6 giống, 4 họ là họ Tôm gõ mõ (Alpheidae), họ Tôm gai
(Palaemonidae), họ Tôm he (Penaeidae), họ Tép moi (Sergestidae); nhóm cua
(Brachyura) ghi nhận 81 loài thuộc 35 giống, 12 họ. Trong tổng số 16 họ, họ Cua
cát (Ocypodidae) có số lƣợng lồi nhiều nhất với 35 lồi, tiếp đến là họ Cua vng
(Grapsidae) với 20 lồi, họ Tơm he (Penaeidae) có 18 lồi, các họ cịn lại có từ 1 - 9
lồi [14].
14


Kết quả nghiên cứu của Ngô Xuân Nam (2017) tại khu vực ven biển tỉnh
Thái Bình đã xác định đƣợc 22 loài Giáp xác mƣời chân thuộc 19 giống, 10 họ.

Trong đó, nhóm tơm ghi nhận 10 lồi thuộc 7 giống, 4 họ; nhóm cua ghi nhận 12
lồi thuộc 12 giống, 10 họ. Kết quả nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ số lồi thuộc
nhóm tơm và nhóm cua gần tƣơng đƣơng nhau [18].
Bảng 1.1. Số lƣợng họ, giống, loài Giáp xác mƣời chân nƣớc lợ, mặn
trong một số nghiên cứu
STT
1
2
3
4

Số lƣợng taxon

Khu vực nghiên cứu
Ven biển tỉnh Quảng Ngãi (Nguyễn Văn Thuận
và Cao Thị Thanh Hà, 2008)
4 khu vực rừng ngập mặn (Nguyễn Quang Hùng
và cộng sự, 2010)
Rừng ngập mặn (Ngô Xuân Nam và cộng sự,
2014)
Ven biển tỉnh Thái Bình (Ngơ Xn Nam, 2017)

Họ

Giống

Lồi

1


7

33

18

103

16

41

108

10

19

22

Nguồn: [7, 14, 18, 28]

So sánh kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quang Hùng và cộng sự (2010) với
kết quả điều tra của Ngô Xuân Nam và cộng sự (2014) (Bảng 1.1) có sự sai khác về
tỷ lệ số lồi giữa nhóm tơm và nhóm cua. Nếu nhƣ kết quả nghiên cứu của Nguyễn
Quang Hùng và cộng sự thì tỷ lệ giữa số lồi của nhóm tơm và nhóm cua gần nhƣ
tƣơng đƣơng trong khi đó kết quả điều tra của Ngô Xuân Nam và cộng sự (2014),
kết quả ghi nhận nhóm cua có số lồi nhiều hơn 3 lần (27 lồi thuộc nhóm tơm và
81 lồi thuộc nhóm cua). Điều này có thể lý giải bởi số điểm, tuyến thu mẫu, giới
hạn của hai nghiên cứu độc lập với nhau. Kế thừa cả hai nghiên cứu, ƣớc tính có

khoảng 130 lồi Giáp xác mƣời chân nƣớc lợ và mặn tại Việt Nam đã đƣợc ghi
nhận.
Nghiên cứu về đa dạng thành phần loài bộ Giáp xác mƣời chân tại sơng có
thể kể đến nghiên cứu của Hồng Ngọc Khắc (2010) tại sơng Hồng (từ Phú Thọ đến
cửa Ba Lạt) trong 7 đợt thu mẫu đã xác định đƣợc 97 loài thuộc 50 giống, 22 họ.
Thành phần loài Giáp xác mƣời chân bao gồm các loài nƣớc ngọt, nƣớc lợ nhạt,
15


nƣớc lợ và nƣớc lợ mặn. Về yếu tố địa động vật, số loài Giáp xác mƣời chân mang
yếu tố cận nhiệt đới (Trung Hoa - Nhật Bản) nhiều hơn số loài mang yếu tố phân bố
rộng và yếu tố nhiệt đới (Ấn Độ - Mã Lai). Số loài Giáp xác mƣời chân tăng dần từ
vùng nghiên cứu Phú Thọ đến cửa Ba Lạt. Ở vùng cửa sông, ven biển, rừng ngập
mặn có sự đa dạng lồi Giáp xác mƣời chân cao nhất đối với cả nhóm tơm và nhóm
cua [8].
Nghiên cứu của Ngô Xuân Nam và cộng sự (2013) đã xác định đƣợc tại khu
vực sông Mã từ huyện Mƣờng Lát đến khu vực 3 cửa sông là cửa Hới, cửa Lạch
Trƣờng, cửa Lạch Sung tại 18 điểm thu mẫu ghi nhận 47 loài thuộc 21 giống, 10 họ
thuộc bộ Giáp xác mƣời chân (Decapoda). Trong đó, nhóm tơm ghi nhận 31 lồi
thuộc 10 giống, 5 họ; nhóm cua ghi nhận 16 loài thuộc 11 giống, 5 họ. Về thành
phần loài theo độ mặn, các loài nƣớc ngọt và lợ nhạt ghi nhận 12 lồi nhóm tơm
thuộc 5 giống 2 họ là họ Tôm riu (Atyidae) và Tôm càng (Palaemonidae); 6 lồi
nhóm cua thuộc 4 giống 2 họ là họ Cua đồng (Parathelphusidae) và Cua suối
(Potamidae). Các loài nƣớc lợ vừa đến lợ mặn, nhóm tơm ghi nhận 19 lồi, thuộc 5
giống, 3 họ là họ Alpheidae, họ Tơm he (Penaeidae), họ Tép moi (Sergestidae);
nhóm cua ghi nhận 10 lồi, thuộc 7 giống, 3 họ là họ Cua vng (Grapsidae), họ
Cua bơi (Portunidae) và họ Cua cát (Ocypodidae) [13].
Nghiên cứu về đa dạng thành phần loài bộ Giáp xác mƣời chân tại hạ lƣu
sông Hiếu, tỉnh Quảng Trị của Hồng Đình Trung (2012) tại 12 điểm đã xác định
đƣợc 18 lồi thuộc 11 giống, 4 họ. Trong đó, nhóm tơm ghi nhận 12 lồi thuộc 7

giống, 2 họ là họ Tơm riu (Atyidae) và họ Tơm càng (Palaemonidae); nhóm cua ghi
nhận 6 loài thuộc 4 giống 2 họ là họ Cua đồng (Parathelphusidae) và Cua suối
(Potamidae). Tất cả các loài ghi nhận đều là loài nƣớc ngọt [31].
Nghiên cứu về đa dạng thành phần loài bộ Giáp xác mƣời chân tại sơng
Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế của Hồng Đình Trung (2015) tại 7 điểm thu mẫu đã
xác định đƣợc 8 lồi thuộc 5 giống, 4 họ. Trong đó, nhóm tơm ghi nhận 6 lồi thuộc
các giống Macrobrachium (4 lồi), Palaemonetes (1 loài), Caridina (1 loài),
Somanniathelphusa (1 loài), Varuna (1 loài). Trong nghiên cứu này, số lƣợng của

16


×