Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu cấu trúc địa chất và triển vọng dầu khí vùng phía bắc khu vực tư chính vũng mây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.85 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-------------------------------------

Họ và tên tác giả luận văn:
Trần Hải Nam

TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN:
NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT VÀ
TRIỂN VỌNG DẦU KHÍ VÙNG PHÍA BẮC
KHU VỰC TƯ CHÍNH - VŨNG MÂY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2011
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
--------------------------------------

Trần Hải Nam

NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT VÀ
TRIỂN VỌNG DẦU KHÍ VÙNG PHÍA BẮC
KHU VỰC TƯ CHÍNH - VŨNG MÂY

Chuyên ngành: Địa vật lý
Mã số: 60.44.61


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN TRỌNG TÍN

Hà Nội - 2011

2


MỞ ĐẦU
Nghiên cứu cấu trúc địa chất và đánh giá tiềm năng dầu khí đối với các nƣớc có
biển trên thế giới cũng nhƣ trong khu vực Biển Đông đã đƣợc triển khai từ rất sớm và
đã có nhiều cơng trình đƣợc cơng bố trên các tạp chí chun ngành. Các nghiên cứu
này giúp chúng ta có cơ sở khoa học nhìn nhận và hiểu biết về quá trình hình thành các
bể trầm tích, đặc điểm cấu trúc địa chất và hệ thống dầu khí để phân vùng triển vọng và
đánh giá tiềm năng dầu khí. Tiềm năng và trữ lƣợng dầu khí ở phần thềm lục địa và
vùng biển sâu và xa bờ của các nƣớc Đông Nam Á đƣợc đánh giá chiếm hơn 80% tổng
tiềm năng và trữ lƣợng dầu khí của cả đất liền và biển của các nƣớc đó. Riêng đối với
nƣớc ta tỷ lệ đó còn cao hơn nhiều, dự báo khoảng 98%. Ở nƣớc ta, vấn đề nghiên cứu
cấu trúc địa chất và tài nguyên dầu khí ở các vùng nƣớc sâu xa bờ cịn chƣa đƣợc quan
tâm vì mơi trƣờng nghiên cứu khó khăn, tài liệu ít, chi phí tốn kém… Nhận thức đƣợc
vấn đề đó, học viên cho rằng nghiên cứu tài nguyên dầu khí ở vùng nƣớc sâu xa bờ
đang là vấn đề hết sức cấp bách của mỗi nhà khoa học địa chất nói chung và chuyên
ngành địa vật lý nói riêng.
Viện Dầu khí Việt Nam là Viện nghiên cứu dầu khí hàng đầu của Việt Nam nói
riêng và khu vực nói chung. Trong q trình cơng tác tại Viện, bản thân học viên đã
đƣợc tiếp xúc với các đồng nghiệp là các nhà nghiên cứu có kinh nghiệm, có trình độ
cao về rất nhiều các lĩnh vực trong đó đặc biệt là địa vật lý, chuyên ngành mà học viên
đang theo đuổi. Qua đó, học viên đã đƣợc học hỏi, trau dồi rất nhiều kiến thức giúp tự
hoàn thiện vốn kiến thức bản thân và nâng cao đƣợc khả năng nghiên cứu nói chung

giúp ích rất nhiều cho q trình hồn thành luận văn cao học. Đặc biệt, học viên đã
đƣợc tiếp cận một nguồn tài liệu vô cùng phong phú, đa dạng và đầy đủ về địa vật lý,
địa hóa, địa chất dầu khí…. Đó chính là những yếu tố quyết định , là tiền đề để học
viên hoàn thiện luận văn với chủ đề “Nghiên cứu cấu trúc địa chất và triển vọng dầu
khí vùng phía Bắc khu vực Tư Chính - Vũng Mây”.
Nhân đây, học viên xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất đến giáo
viên hƣớng dẫn PGS.TS. Nguyễn Trọng Tín cũng nhƣ các giáo viên các môn chuyên
ngành, các thầy là giảng viên của khoa Địa chất, trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên,

1


các đồng nghiệp tại Viện Dầu khí Việt Nam đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ học viên trong
suốt quá trình học tập để hồn thành chƣơng trinh đào tạo sau đại học. Luận văn chính
là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu dƣới sự chỉ dạy của các thầy, sự giúp đỡ
của các đồng nghiệp đƣợc hoành thành với các nội dung chính nhƣ sau:
Phạm vi nghiên cứu của luận văn: phía Bắc của khu vực Tƣ Chính - Vũng Mây
(khu vực nghiên cứu) (hình 1.1).
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:
1. Thu thập, tổng hợp các số liệu, tài liệu địa vật lý - địa chất của khu vực
nghiên cứu;
2. Minh giải tài liệu địa chấn, xác định các tầng phản xạ chuẩn, phân tích tổng
hợp các loại tài liệu địa chất - địa vật lý hỗ trợ khác, liên kết để xây dựng các
loại bản đồ cấu tạo;
3. Phân tích đánh giá hệ thống dầu khí: đá mẹ, đá chứa, đá chắn, dịch chuyển
dầu khí;
4. Xác định và phân loại các cấu tạo triển vọng;
5. Xác định các chỉ tiêu và phân vùng triển vọng dầu khí cho khu vực nghiên
cứu.
Trên cơ sở các nhiệm vụ đề ra, luận văn đƣợc hoàn thành với bố cục gồm các

chƣơng mục nhƣ sau:
Mở Đầu
Chƣơng I: Điều kiện địa lý tự nhiên, lịch sử nghiên cứu và cơ sở dữ liệu.
Chƣơng II: Các phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng III: Cấu trúc địa chất.
Chƣơng IV: Tiềm năng dầu khí.
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Dƣới đây là nội dung trình bày chi tiết của các phần trên.

2


CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Vị trí địa lý
Vùng nghiên cứu nằm ở phía Bắc khu vực Tƣ Chính - Vũng Mây là vùng nƣớc
sâu và xa bờ, có diện tích rộng khoảng 10.000 km2 bao gồm các lơ 1, 2, 3-1, 3-2, 4, 5,
6 (hình 1.1). Mực nƣớc biển ở khu vực nghiên cứu thay đổi từ vài chục mét tại các bãi
ngầm đến 2800 m ở trũng sâu. Trong đó phần lớn diện tích các lơ 2, phần Tây lơ 5 có
mực nƣớc biển nơng hơn 1000 m. Tại đây có các bãi đá ngầm, bãi cạn nhƣ Vũng Mây,
Huyền Trân, Quế Đƣờng, Phúc Nguyên và Tƣ Chính, đảo nhƣ Đá Tây. Vùng nghiên
cứu có vị trí địa lý hết sức quan trọng về hàng hải, tài nguyên biển và đặc biệt là an
ninh quốc phòng của nƣớc ta. Bên cạnh những hoạt động đánh bắt thủy sản từ xƣa của
nhân dân ta, hoạt động thăm dị dầu khí từ những năm 70 của thế kỷ trƣớc đã góp phần
xác định và giữ gìn chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Địa hình đáy biển trong khu vực
nghiên cứu thay đổi rất nhanh về diện và bề mặt rất ghồ ghề do các hoạt động núi lửa
cổ cũng nhƣ hiện đại cùng với các đới thành tạo cacbonat và ám tiêu san hô. Chế độ
thủy triều và dòng chảy đáy thay đổi phụ thuộc vào gió mùa Tây Nam và Đơng Bắc.
Hàng năm, thƣờng xảy ra nhiều đợt mƣa bão với cƣờng độ mạnh (hình 1.1) [2], [11].


3


Hình 1.1. Vị trí khu vực nghiên cứu
1.2. Lịch sử nghiên cứu
Hoạt động tìm kiếm thăm dị dầu khí tại đây tuy đã đƣợc bắt đầu từ những năm
70, song so với các bể trầm tích và khu vực khác trên thềm lục địa và biển Việt Nam
thì vẫn triển khai chậm hơn. Điều này đƣợc lý giải vì điều kiện xa bờ và nƣớc sâu. Có
thể trình bày tổng qt lịch sử tìm kiếm thăm dị dầu khí khu vực nghiên cứu thành các
giai đoạn chính nhƣ sau:

4


- Giai đoạn trước năm 1975:
Trong giai đoạn này, các cơng tác tìm kiếm thăm dị dầu khí trên thềm lục địa
Việt Nam mới chỉ bắt đầu và tập trung chủ yếu tại các bể Cửu Long và Nam Côn Sơn.
Từ những năm 1970, Công ty Mandrel đã tiến hành khảo sát địa chấn khu vực thềm lục
địa Nam Việt Nam trong đó ở phần phía Đơng các tuyến 8 và 9 có vƣơn ra vùng biển
nƣớc sâu thuộc lơ 2.
- Giai đoạn 1975 -2000:
Từ năm 1983 đến 1985, Liên Đồn Địa Vật lý Thái Bình Dƣơng Nga (DMNG) đã
thực hiện 02 đợt khảo sát địa chấn khu vực Tây Nam Biển Đơng trong đó bao gồm cả
khu vực bãi Tƣ Chính.
Năm 1993, Tổng Cơng ty Dầu khí Việt Nam (hiện nay là Tập đồn Dầu khí Quốc
gia Việt Nam) đã giao cho Cơng ty Thăm dị và Khai thác Dầu Khí thực hiện Đề án
Khảo sát Địa chấn TC-93 tại khu vực bãi Tƣ Chính với mục đích đánh giá cấu trúc địa
chất và tiềm năng triển vọng dầu khí. Tháng 3-7/1993, tàu M/V A. Gamburtsev đã tiến
hành khảo sát 9500 km tuyến địa chấn, khu vực bãi Tƣ Chính đƣợc đan dày mạng lƣới

tuyến 8x8 Km; khu vực Vũng Mây mạng 6,5-20 x 4,5-8,5 km và 16x32 km hoặc 32x64
km ở khu vực cịn lại.
Năm 1994, Tổng Cơng ty Dầu khí Việt Nam đã tiến hành khoan giếng PV-942XN ở vịm Đơng Bắc cấu tạo Tƣ Chính.
Năm 1995, tàu khảo sát “Zephyr-1” của DMNG (Nga) đã tiến hành thu nổ 2895
km tuyến địa chấn chi tiết mạng lƣới 2x2 km. Tài liệu này cũng đƣợc DMNG xử lý tại
thành phố Vũng Tàu.
Năm 1996 - 1997, Conoco đã tiến hành tái xử lý lại một số tuyến địa chấn cũ,
đồng thời năm 1998 Công ty PVSC thu nổ thêm 2000 km tuyến địa chấn 2D đan dày
phần phía Tây lô 2 và 3 giúp Conoco minh giải, vẽ bản đồ nghiên cứu đánh giá địa chất
và tiềm năng triển vọng nhằm định hƣớng các bƣớc thăm dò tiếp theo.
Năm 1998, Conoco và PVSC đã nghiên cứu cổ địa lý và phân bố tầng chứa khu
vực tuổi Oligocen, Miocen sớm - giữa; liên kết và minh giải tài liệu từ, trọng lực lô 2,

5


3; minh giải mơi trƣờng lắng đọng trầm tích và đánh tiềm năng triển vọng các lô nƣớc
sâu 2, 3.
- Giai đoạn 2000 – đến nay:
Tháng 2/2006 đến nay, Petrovietnam, PVEP cùng với công ty Exxon - Mobil đã
tiến hành nghiên cứu khu vực Tƣ Chính Vũng Mây. Tài liệu địa chấn sử dụng cho đề
án này bao gồm các khảo sát 2003, 2006.
Tháng 9/2007, Viện Dầu khí Việt Nam theo đơn đặt hàng của PVEP đã tiến hành
nghiên cứu đề án TC-06: “Minh giải tài liệu địa chấn 2D khu vực Tư Chính Vũng Mây,
đánh giá sơ bộ tiềm năng dầu khí”.
Trong các năm 2001-2004 Viện Dầu khí Việt Nam đã triển khai thực hiện đề tài
KC.09/06 “ Nghiên cứu cấu trúc địa chất và địa động lực làm cơ sở đánh giá tiềm
năng dầu khí ở vùng biển nước sâu và xa bờ Việt Nam” nhằm tìm hiểu về chế độ địa
động lực, cấu trúc địa chất và dự báo triển vọng dầu khí.
Năm 2010, trong khn khổ Chƣơng trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nƣớc

KC.09/06-10 “Nghiên cứu, phát triển và công nghệ biển phục vụ phát triển bền vững
Kinh tế - Xã hội”, đề tài KC.09-25/06-10 với tiêu đề: “ Nghiên cứu cấu trúc địa chất và
đánh giá tiềm năng dầu khí các khu vực Trƣờng Sa và Tƣ Chính – Vũng Mây” đã đƣợc
Bộ Khoa học và Cơng nghệ giao cho Viện Dầu khí Việt Nam triển khai thực hiện dƣới
sự chủ trì của Chủ nhiệm đề tài PGS.TS Nguyễn Trọng Tín.
1.3. Cơ sở dữ liệu
Để xây dựng các loại bản đồ của khu vực nghiên cứu ngoài việc sử dụng các tài
liệu địa chấn thu thập đƣợc có trong khu vực nghiên cứu, học viên cũng đã tham khảo
thêm các tuyến địa chấn khu vực để liên kết từ các bể trầm tích Nam Cơn Sơn, Phú
Khánh cũng nhƣ sử dụng tài liệu của các giếng khoan ở các bể xung quanh. (hình 1.2).

6


Hình 1.2. Bản đồ các tuyến địa chấn và giếng khoan liên kết khu vực
Học viên đã tham khảo và sử dụng một khối lƣợng tƣơng đối lớn các tuyến địa
chấn 2D, bao gồm các khảo sát TCN1993, TCN2003, STCN2006, PKN2003 và các
khảo sát khác của các tuyến khảo sát khu vực vào các năm 1974, 1990, 1995. Các
tuyến này có mạng lƣới khơng đều từ 2km x 2km (TCN03) đến 8km x 8km, 16km x
16km và cả 32km x 32km (STCN06).
1.3.1 Tài liệu địa chấn
Tài liệu địa chấn chủ yếu đƣợc sử dụng để minh giải bao gồm các khảo sát của
các nhà thầu khác nhau:
- Tài liệu do PVEP thu nổ năm 2003 gồm 40 tuyến với tổng cộng 2.190 km tuyến
[9].
- Tài liệu do NOPECS thu nổ năm 1993 gồm 92 tuyến với tổng cộng là 2.700 km
tuyến.
- Tài liệu do PVEP thu nổ năm 2006 gồm 62 tuyến ở hầu hết các lơ cịn lại của
khu vực nghiên cứu với mạng lƣới tuyến khác nhau từ 8km x 8km đến 32kmx32km.
Tổng cộng là 1.300 km tuyến [10].


7


- Các tài liệu của các đợt khảo sát khác TCN98, AWN, SEASN95, SN74,
PKN03, ..: gồm 37 tuyến phủ rải rác theo các lơ phía Tây của khu vực nghiên cứu với
tổng chiều dài là 3.700 km tuyến.
Tổng số km tuyến địa chấn đƣợc sử dụng là khoảng 10.000 km tuyến (hình 1.3).

Hình 1.3. Bản đồ các tuyến địa chấn và khoan của khu vực nghiên cứu
1.3.2 Tài liệu khoan và các tài liệu khác
Trong khu vực nghiên cứu mới có 1 giếng khoan thăm dị PV-94-2XN, vì vậy
luận văn đã khai thác sử dụng số liệu các giếng khoan ở khu vực phía Đơng và Đơng
Nam bể Nam Cơn Sơn nhƣ 05-1B-TL-1XN, 05-2-HT-1XN, 05-2-NT-1XN, 06-LD1XN, 12E-CS-1XN, 06-LT-1XN (hình 1.2).
Ngồi ra, trong luận văn đã tham khảo và kế thừa một số tƣ liệu của các báo cáo
nghiên cứu địa chất dầu khí, địa kiến tạo, địa chất - địa mạo...của một số tác giả tại khu
vực nghiên cứu và các vùng lân cận để có cái nhìn trực quan, toàn diện hơn.

8


CHƢƠNG 2
CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Các phƣơng pháp địa vật lý
2.1.1 Phương pháp địa chấn - địa tầng
Phƣơng pháp địa chấn - địa tầng là phƣơng pháp phân tích minh giải tài liệu địa
chấn đƣợc thu nổ từ thực địa đã qua xử lý. Đây là một phƣơng pháp đƣợc áp dụng rộng
rãi trên thế giới trong công tác tìm kiếm thăm dị dầu khí, bắt đầu từ năm 1970 của thế
kỷ trƣớc do các nhà khoa học của tập đồn dầu khí Exxon xây dựng và đƣợc hồn thiện
dần theo thời gian.

Phƣơng pháp địa chấn - địa tầng là sự kết hợp của phƣơng pháp địa chấn cấu tạo
(hay cịn gọi là địa chấn hình thái) và phƣơng pháp địa chấn thạch học - địa tầng hiện
đại. Trong khuôn khổ luận văn này, học viên chỉ đề cập đến những phần áp dụng của
phƣơng pháp địa chấn - địa tầng phục vụ cho nội dung nghiên cứu.
Quá trình lắng đọng vật liệu trầm tích cùng với sự tác động của các yếu tố địa
chất khác nhau, trải qua hàng triệu năm đã hình thành nên các lớp trầm tích trong một
khu vực nhất định với một trật tự xác định từ dƣới lên trên, mà qua phƣơng pháp địa
chấn - địa tầng cho thấy rõ bức tranh toàn cảnh về các lớp trầm tích này dƣới dạng
trƣờng sóng phản xạ địa chấn biểu hiện qua các mặt cắt thời gian thu đƣợc từ tài liệu
thực địa và đã qua công nghệ xử lý.
Địa chấn - địa tầng là phƣơng pháp phân tích, giải thích tài liệu địa chấn, trong
đó:
- Sử dụng các tầng phản xạ chuẩn liên kết để xây dựng các bản đồ cấu tạo, nhằm
nghiên cứu cấu kiến tạo, hình thái và sự phát triển của một bể trầm tích qua các thời kỳ
địa chất khác nhau (địa chấn hình thái).
- Sử dụng trƣờng sóng phản xạ trong tập địa chấn và các thuộc tính điạ chấ n để
xây dựng bản đồ tƣớng, bản đồ môi trƣờng và dự đốn thạch học (qua đó dự đốn các
tầng chứa, chắn…) phản ánh mơi trƣờng và q trình lắng đọng trầm tích, có liên quan
đến sự thay đổi mực nƣớc biển và lịch sử phát triển kiến tạo (Địa chấn thạch học - địa
tầng).

9


Phƣơng pháp địa chấn - địa tầng đƣợc tiến hành nhƣ sau:
- Phân tích tập địa chấn để vẽ bản đồ cấu tạo theo thời gian và chiều sâu.
 Phân chia tập địa chấn, xác định các mặt ranh giới tập dựa trên cơ sở minh giải
các mặt bất chỉnh hợp và các tài liệu địa chất-địa vật lý khác.
 Xây dựng các bản đồ cấu tạo đẳng thời gian và đẳng chiều sâu.
 Xác định tuổi của các tầng liên kết để vẽ bản đồ: Đối với những vùng chƣa có

giếng khoan, tiến hành xây dựng các đƣờng cong thăng giáng mực nƣớc biển của khu
vực nghiên cứu và đối sánh đƣờng cong xây dựng đƣợc với đƣờng cong chuẩn toàn cầu
để xác đinh
̣ tuổi địa chất của các tầng đó. Cịn đối với những vùng đã có giếng khoan
thì sử dụng số liệu cổ sinh địa tầng, karota để liên kết, xác định tuổi địa chất của các
tầng liên kết.
- Phân tích tướng địa chấn nhằ m khai thác các thơng tin về trường sóng địa chấn
trong các tập để:
 Xây dựng bản đồ tƣớng địa chấn.
 Giải thích địa chất từ các thơng tin về trƣờng sóng địa chấn nhƣ tƣớng mơi
trƣờng, q trình trầm tích và dự đoán thạch học…
- Tổng hợp cuối cùng:
Trên cơ sở tổng hợp tồn bộ tài liệu đã phân tích hình thành nên các quan điểm
địa chất về khu vực đang đƣợc nghiên cứu: cấu trúc, kiến tạo, hệ thống dầu khí.
2.1.1.1 Phân tích tập địa chấn
Trong lý thuyết trầm tích, một tập địa tầng (tập) đƣợc Michum (1977) định nghĩa
là: “Một đơn vị địa tầng bao gồm một tập hợp các lớp đất đá trầm tích liên tục chỉnh
hợp có cùng nguồn gốc và được giới hạn trên và dưới bởi các mặt bất chỉnh hợp và
các chỉnh hợp tương ứng”.
Mặt bất chỉnh hợp (BCH) đƣợc hiểu là bề mặt phân cách giữa lớp đất đá cổ và
lớp đất đá trẻ, thể hiện một khối lƣợng trầm tích đã bị bào mịn hay thiếu vắng và lộ ra
hoặc khơng lộ ra ngồi (Van Wagoner và nnk.. 1990). Để có thể liên hệ các BCH này
và diễn giải chúng trên tài liệu địa chấn, P.Vail và các cộng sự của ông (1970) khi phân
tích tài liệu địa chấn ở các bể trầm tích rìa thềm đã liên kết chúng với các điểm lộ trên

10


đất liền thấy rằng các BCH ở đất liền, khi ra phía biển chúng đƣợc thể hiện và liên kết
nhƣ là các mặt bào mịn cắt cụt, tựa nóc, tựa đáy, phủ đáy… của sóng phản xạ trên các

mặt cắt địa chấn. Các dạng BCH này đã phân chia trƣờng sóng phản xạ thành các tập
khác nhau và đó chính là tập địa chấn - địa tầng. Nhƣ vậy, một tập địa chấn đƣợc coi
nhƣ một tập địa tầng – trầm tích lắng đọng trong một chu kỳ và trong một thời gian địa
chất nhất định đƣợc biểu hiện bằng các sóng phản xạ. Phân tích tập địa chấn là giải
thích bằng ngơn ngữ địa chất về các đặc điểm: cấu trúc, kiến tạo, địa tầng - thạch học,
môi trƣờng. Đó là tiền đề cho việc luận giải tiếp về mơ hình cấu trúc địa chất của một
bể trầm tích, về hệ thống và tiềm năng dầu khí, thậm chí với công nghệ địa chấn hiện
đại đã đi sâu cả vào lĩnh vực khai thác và thiết kế mỏ. Để xác định đƣợc các tập địa
chấn - địa tầng phải xác định đƣợc ranh giới trên và dƣới của nó, đó là các BCH. Trên
tài liệu địa chấn nhận biết các BCH - ranh giới của các tập phản xạ (hình 2.1) với các
dạng nhƣ:
• Bào mịn cắt cụt (Erosional truncation)
• Tựa nóc (Top lap)
• Tựa đáy (On lap)
• Phủ đáy (Downlap)
• Chỉnh hợp (Concordance)
Ngồi ra, có thể xác định ranh giới các tập địa chấn qua tài liệu đo địa vật lý
giếng khoan, nếu nhƣ trong khu vực nghiên cứu đó có một giếng khoan thăm dị và địa
tầng - trầm tích đã đƣợc xác định. Trong trƣờng hợp này, cần phải chuyể n đổi chiều
sâu của các mặt ranh giới ra thời gian để có thể liên kết trên mặt cắt địa chấn, vì mặt cắt
địa chấn đƣợc biểu diễn theo thời gian. Cũng qua tài liệu giếng khoan có thể biết đƣợc
thạch học, tính chất đất đá, mơi trƣờng trầm tích… của các tập địa chấn đi qua giếng
khoan này [15].
Cũng cần nói thêm rằng trong một bể trầm tích các yếu tố khống chế đến sự hình
thành của một tập địa chấn là:
- Sự thay đổi mực nƣớc biển
- Tốc độ lún chìm của bể

11



- Nguồn cung cấp vật liệu trầm tích
Nhƣ vậy, bằng việc xác định các BCH có thể nhận biết đƣợc các tập địa chấn mà
ranh giới giữa chúng là các BCH và các chỉnh hợp tƣơng ứng. Liên kết các mặt ranh
giới của các tập địa chấn này qua toàn bộ mạng lƣới tuyến địa chấn của khu vực nghiên
cứu có thể vẽ bản đồ đẳng thời cho từng mặt ranh giới.
Một điều quan trọng trong phân tích tập địa chấn là hình dạng sóng phản xạ nhằm
xác định các đơn vị thành phần tạo nên tập địa chấn đó, cũng nhƣ thể hiện hình thái và
quá trình lắng đọng trầm tích. Nhận biết đƣợc các đơn vị thành phần của một tập địa
chấn (tƣớng địa chấn) cho phép khoanh vùng các tƣớng trầm tích liên quan đến đá sinh,
chứa, chắn, cũng nhƣ tái tạo lại lịch sử phát triển địa chất của bể….Ví dụ:
• Các dạng sigma, xiên chéo, liên quan đến các thể nêm lấn(progradation) đƣợc
hình thành ở nơi sƣờn dốc trong điều kiện lún chìm nhẹ
, mực nƣớc biển tăng ở đầu giai
đoạn mực nƣớc biển dâng cao hoặc cuối giai đoạn mực nƣớc biển xuố ng thấp , trong
khi nguồn cung cấp vật liệu lớn hơn tốc độ dâng cao của mực biển (tƣớng biển ven bờ
và điểm uốn của thềm chuyển dịch dần ra biển).
• Các dạng song song, á song song, uốn lƣợn liên quan đến các thể bồi tụ đứng
(aggradation) đƣợc tạo thành ở vùng thềm đến sƣờn dốc, trong điều kiện nguồn cung
cấp vật liệu cân bằng với lún chìm của bể hay cân bằng với tốc độ nâng lên của mực
nƣớc biển làm cho tƣớng ven bờ phát triển theo chiều thẳng đứng và điểm uốn của
thềm không di chuyển ra biển hoặc vào đất liền.
• Các dạng gá đáy, phân kỳ, hội tụ liên quan đến hệ thống trầm tích biển tiến
(trangressive) đƣợc hình thành trong điều kiện ngập lụt, biển tiến nhanh, sâu vào đất
liền. Một biến thể của biển tiến là các thể bồi tụ ngƣợc (retregradation) hình thành
trong điều kiện nguồn cung cấp vật liệu trầm tích nhỏ hơn tỉ lệ của mực nƣớc biển tăng
lên làm tƣớng ven bờ tiến dần vào đất liền.
• Các dạng tƣớng hỗn độn, gị đồi liên quan đến q trình biển lùi bắt buộc, thể
hiện các quạt đáy biển, quạt sƣờn …


12


Hình 2. 1. Các dạng tập địa chấn
2.1.1.2 Phân tích tướng địa chấn
Phân tích tƣớng địa chấn là sử dụng các kiểu
, dạng sóng trong các tập địa chấn và
phân chia chúng thành những đơn vị tƣớng địa chấn khác nhau. Một đơn vị tƣớng địa
chấn đƣợc xác định theo diện trong đó các đă ̣c trƣng sóng phản xạ thành phần của nó
nhƣ hình dạng phản xạ, biên độ, tính liên tục, tần số, tốc độ lớp tƣơng tự giống nhau và
khác biệt so với đơn vị tƣớng bên cạnh. Mỗi đơn vị tƣớng địa chấn đƣợc luận giải về
mặt địa chất nhƣ thành phần thạch học, môi trƣờng, sự phân lớp và các quá trình lắng
đọng của các trầm tích tạo nên sóng phản xạ. Các thơng số để nhận biết tƣớng địa chấn:
 Hình dạng phản xạ: dạng song song, phân kỳ/ hội tụ, dạng sigma, xiên chéo,
chữ S, ụ - đống, dạng tự do…
 Dạng bao bọc (thấu kính, lấp đầy, gị đồi…)
 Độ liên tục của sóng phản xạ (hình 2.2)
 Biên độ và tần số của sóng phản xạ (hình 2.3)
 Tốc độ lớp

13


Hình 2. 2. Độ liên tục của phản xạ

14


Hình 2. 3. Biên đơ ̣ sóng phản xa ̣
Tất cả những thơng số trên đều đƣợc phân tích, minh giải và tập hợp lại để thành

lập bản đồ tƣớng địa chấn, từ đó luận giải dƣới ngơn ngữ địa chất, cung cấp thơng tin
cho các cơng tác tìm kiếm thăm dị dầu khí.
2.1.1.3 Đường cong thăng giáng mực nước biển
Đƣờng cong thăng giáng mực nƣớc biển đƣơ ̣c sƣ̉ du ̣ng để xác định tuổi địa chất
cho các tập địa chấn. Haq, Hardenbol và Vail (1988) đã phân tích các trầm tích kề áp
đáy ven bờ (coast onlap) trên tài liệu địa chấn (chủ yếu ở vùng Đông Nam Á) và đã xây
dựng đƣờng cong thăng giáng mực nƣớc biển theo thang thời gian địa chất từ Paleozoic
đến Đệ Tứ. Đƣờng cong thể hiện theo chu kỳ: Chu kỳ bậc 1 với thời gian khoảng 200400 tr.n, bậc 2 khoảng 10-200 tr.n, bậc 3 khoảng 1-10 tr.n, bậc 4 khoảng 0,2-1,0 tr.n và
bậc 5 từ 0,01-0,2 tr.n. Những chu kỳ này thể hiện các đợt biển tiến, thoái (lùi) trên bình
diện tồn cầu hoặc địa phƣơng. Ba yếu tố ảnh hƣởng đến biển tiến, thối là sự lún chìm

15


của bể, thay đổi khí hậu và nguồn cung cấp vật liệu trầm tích. Biển tiến là biểu hiện của
nƣớc biển dâng cao, nhƣng biển lùi có thể xảy ra cả khi nƣớc biển dâng cao và xuống
thấp. Khái niệm về biển tiến, lùi và biển dừng đƣợc xác định theo vị trí lắng đọng của
tƣớng biển ven bờ (littoral facies).
Sƣ̣ lún chim
̀ của bể cũng phu ̣ thuô ̣c vào các hoa ̣t đô ̣ng kiế n ta ̣o, đă ̣c biê ̣t là các
yế u tố kiế n ta ̣o bâ ̣c 2. Phân tích các quá trình kiế n ta ̣o xảy ra, ngƣời ta phân chia làm 3
bâ ̣c:
- Các yếu tố kiến tạo có tính toàn cầu: nguyên nhân do quá trin
̀ h nhiê ̣t đô ̣ng lƣ̣c
(thermodynamic) trong vỏ quả đất và phần trên của Mantle , đó là các quá trình tách
giãn tạo rift, tách giãn đáy biển, các hoạt động dịch chuyển ... Kế t quả là ta ̣o ra các bể
trầ m tích và điạ tầ ng là toàn bể .
- Các yếu tố kiến tạo bậc 2 xảy ra trong quá trình phát triển bể, mà nguyên nhân
là do thay đổi tốc độ lún chìm hoặc tái tổ chức lại của các mảng để lại địa tầng là chu
kỳ của các trầm tích biển tiến, thối.

- Các yếu tố kiến tạo loại 3 là những hoạt động uốn nếp, đƣ́t gaỹ , Diapia và các
hoạt động magma. Chúng thƣờng đi kèm với các hiện tƣợng sụt lở , xâm nhâ ̣p, phun
trào v.v..
2.1.1.4 Tổ ng hợp cuố i cùng
Đây là bƣớc cuố i cùng của phƣơng pháp điạ chấ n điạ tầ ng, qua kế t quả thu đƣơ ̣c
ở các bƣớc trên nhƣ các bản đồ cấu trúc của các tầng, các mặt cắt đã minh giải ..., cho
phép chúng ta đi vào phân tích bể trầm tích nhƣ:
- Xác định loại bể, tái lập địa hình cổ và lịch sử phát triển địa chất của bể
- Phân tić h điạ tầ ng, môi trƣờng đƣa ra mô hin
̀ h về hê ̣ thố ng dầ u khí nhƣ sƣ̣ tồ n
tại và sự phân bố của các tầng sinh, chƣ́a, chắ n.
- Phân tić h đánh giá các da ̣ng bẫy, tính tốn tiềm năng dầu khí của bể và khoanh
vùng triển vọng và đề xuất phƣơng hƣớng thăm dị tìm kiếm tiếp theo .
- Tở ng hơ ̣p các tài liê ̣u hin
̀ h thành các quan điể m điạ chấ t về khu vƣ̣c đang đƣơ ̣c
nghiên cƣ́u (cấ u trúc, kiế n ta ̣o, điạ đô ̣ng lƣ̣c v.v., hê ̣ thố ng dầ u khi,́ đánh giá tiề m năng)
và trên cơ sở đó đề xuất hƣớng nghiên cứu cũng nhƣ tìm kiếm thăm dò tiếp theo .

16


2.1.2 Phương pháp địa vật lý giếng khoan
Trong khuôn khổ của luận văn, phƣơng pháp địa vật lý giếng khoan chủ yếu sử
dụng để xác định các thông số vật lý - thạch học
- Thành phần thạch học
Thành phần thạch học theo lát cắt giếng khoan đƣợc xác định dựa trên cơ sở tổ
hợp các đƣờng cong địa vật lý giếng khoan nhƣ: gamma, mật độ, nơtron, siêu âm và
điện trở. Đƣờng cong điện thế tự nhiên (PS) cũng đƣợc sử dụng rất tốt cho mục đích
này trong trƣờng hợp nó có đủ độ phân dị. Đối với các giếng khoan đƣợc khoan bằng
nƣớc biển (các giếng khoan ở thềm lục địa) thì đƣờng cong PS khơng phân dị nên sử

dụng khơng có hiệu quả. Dựa trên đặc điểm vật lý khác nhau mà cát, bột, sét, đá vôi,
than, đá núi lửa hoặc đá móng… đều có thể đƣợc phân chia, xác định một cách chính
xác. Bằng tài liệu địa vật lý giếng khoan đã xác định đƣợc các chỉ tiêu phân loại đá
thƣờng gặp ở thềm lục địa Việt Nam đƣợc nêu trong bảng 2.1. Các chỉ tiêu này đƣợc
kết hợp với số liệu mẫu vụn, mẫu sƣờn, mẫu lõi (nếu có) sẽ xây dựng đƣợc cột địa tầng
cho giếng khoan. Xác định đƣợc các loại đá cũng giúp cho việc lựa chọn mơ hình phù
hợp trong phân tích định lƣợng các tham số chứa.
Bảng 2. 1. Các chỉ tiêu phân loại đá thƣờng gặp ở thềm lục địa Việt Nam
Độ rỗng
Tên đá

Gamma

Mật độ

Theo

Điện trở

Nơtron

Điện trở
suất

Cát kết

Thấp

Trung bình


Trung bình

Trung bình

Trung bình

Bột kết

Trung bình

Trung bình

Trung bình

Trung bình

Trung bình

Sét kết

Cao

Cao

Cao

Trung bình

Trung bình


Đá vơi

Rất thấp

Cao

Trung bình

Thấp

Cao

Than

Rất thấp

Rất thấp

Cao

Rất cao

Rất cao

Thấp

Cao

Thấp


Rất thấp

Rất cao

Đá núi
lửa, móng

- Hàm lượng sét (Vcl )

17


Trong tự nhiên, vỉa chứa có độ rỗng giữa hạt đều chứa một lƣợng sét nhất định.
Thực tế, vỉa chứa có thể coi là vỉa sạch nếu hàm lƣợng sét chứa trong đó nhỏ hơn 5%.
Trong trƣờng hợp này khi tính độ rỗng hiệu dụng và độ bão hồ khơng cần phải hiệu
chỉnh ảnh hƣởng của sét. Vỉa có chứa hàm lƣợng sét càng cao thì độ rỗng và độ thấm bị
giảm đi càng nhiều. Vì vậy, việc xác định hàm lƣợng sét là rất cần thiết nhằm tính đƣợc
các thơng số vật lý - thạch học có độ chính xác hơn. Có nhiều phƣơng pháp để tính
hàm lƣợng sét nhƣ sử dụng gamma tự nhiên, mật độ, nơtron và siêu âm, song cách xác
định đơn giản nhất và cũng dễ dàng nhất là sử dụng số đo độ phóng xạ γ tự nhiên của
đá nhờ quan hệ rất chặt chẽ giữa Vcl và chỉ số Gamma. Quan hệ đó đƣợc thể hiện theo
biểu thức sau (1):
Vcl 

I  I min
Imax  I min

(1)

Trong đó:

I là cƣờng độ Gamma tự nhiên tại vị trí cần tính
I min là cƣờng độ Gamma tự nhiên tại vỉa cát sạch gần nhất
Imax là cƣờng độ Gamma tự nhiên tại vỉa sét dày, đồng nhất gần nhất Việc xác
định hàm lƣợng sét cho các vỉa sét cũng có một ý nghĩa quan trọng nhằm đánh giá
khả năng chắn dầu khí của chúng. Vỉa có hàm lƣợng sét càng cao thì độ thấm càng
giảm dẫn tới khả năng chắn tốt hơn.
- Độ rỗng
Là tính chất của một loại đá đƣợc thể hiện bằng các lỗ hổng có trong đó. Các lỗ
hổng có thể liên thơng với nhau hoặc bị cách ly. Đá có thể có độ rỗng nguyên sinh hoặc
độ rỗng thứ sinh. Trong phân tích định lƣợng tài liệu địa vật lý giếng khoan nhằm xác
định các tham số trữ lƣợng, độ rỗng của đá đƣợc chia ra làm 2 loại: độ rỗng tổng và độ
rỗng hiệu dụng.
 Độ rỗng tổng (ΦT)
Theo định nghĩa độ rỗng tổng đƣợc tính bằng tỉ số giữa tổng thể tích của tất cả
các lỗ hổng (liên thơng và khơng liên thơng) và thể tích của đá. Với tài liệu địa vật lý
giếng khoan , độ rỗng có thể đƣợc xác định theo nhiều phƣơng pháp nhƣ: tính theo mật

18


độ (2), tính theo nơtron hay siêu âm (3). Các cơng thức kinh điển để tính độ rỗng tổng
là :
T    

 ma  
 ma   f

(2)

hoặc T(t ) 


t  t ma
t f t ma

(3)

Trong đó:
ΦT(δ) - độ rỗng tổng tính theo mật độ
ΦT (∆t)- độ rỗng tổng tính theo siêu âm
3

δ ma - mật độ khung đá ( g/ cm )
3

δ - mật độ đo tại điểm cần tính ( g/ cm )
3

δf - mật độ chất lƣu( g/ cm )
∆t - thời khoảng đo tại điểm cần tính (μs/ 0.3048m)
∆tma - thời khoảng của khung đá (μs / 0.3048 m)
∆tf - thời khoảng của chất lƣu (μs / 0.3048 m)
Ngày nay, ngƣời ta không chỉ sử dụng một phƣơng pháp đơn lẻ nào để tính độ
rỗng mà thƣờng kết hợp hai phƣơng pháp với nhau để không những vừa xác định độ
rỗng mà cịn xác định ln cả thành phần thạch học của đá.
 Độ rỗng hiệu dụng (Φeff)
Là độ rỗng chỉ đƣợc tính cho thể tích các lỗ hổng liên thơng với nhau, mà qua đó
chất lƣu có thể chuyển động tự do. Độ rỗng hiệu dụng cũng chính là độ rỗng có khả
năng chứa dầu, khí và nƣớc tự do và cho phép chúng lƣu thơng trong q trình khai
thác. Đối với đá chứa giữa hạt thì yếu tố ảnh hƣởng lớn tới độ rỗng hiệu dụng chính là
sự có mặt của các khoáng vật sét (nƣớc bao quanh các hạt sét có lực liên kết rất lớn làm

cho chúng khơng thể di chuyển đƣợc). Vì vậy mà muốn tính độ rỗng hiệu dụng, phải
loại bỏ đƣợc ảnh hƣởng của sét bằng cách áp dụng một trong các công thức sau:
Φeff(δ) = ΦT(δ) – Vcl*Φcl(δ)

(4)

Φcl(∆t) = ΦT(∆t) – Vcl*Φcl(∆t)

(5)

Φeff(N) = ΦT(N) – Vcl*Φcl(N)

(6)

Trong đó:

19


Φeff(δ) là độ rỗng hiệu dụng tính theo mật độ
Φeff(∆t) là độ rỗng hiệu dụng tính theo siêu âm
Φeff(N) là độ rỗng hiệu dụng tính theo nơtron
Φcl(δ) là độ rỗng của vỉa sét lân cận tính theo mật độ
Φcl(∆t) là độ rỗng của vỉa sét lân cận tính theo siêu âm
Φcl(N) là độ rỗng của vỉa sét lân cận tính theo nơtron
Trong thực tế độ rỗng hiệu dụng của các vỉa nƣớc hoặc dầu thƣờng đƣợc xác định
bằng kết hợp giữa (4) và (6) theo:
 eff     eff  N 
2


(7)

Cịn đối với các vỉa khí, do ảnh hƣởng của khí lên giá trị đo các đƣờng cong địa
vật lý giếng khoan mà độ rỗng tính theo mật độ sẽ tăng lên, còn theo nơtron sẽ giảm đi
so với độ rỗng thật. Hiện tại, các công ty dầu khí thƣờng áp dụng cơng thức sau để hiệu
chỉnh độ rỗng (8):
 eff     eff  N 
2
2

2

(8)

- Độ bão hồ nước Sw
Đây là một thơng số quan trọng cần đƣợc xác định bằng tài liệu địa vật lý giếng
khoan. Dựa vào nó ngƣời ta có thể biết đƣợc vỉa quan tâm có chứa dầu khí hay chứa
nƣớc. Đối với vỉa có độ rỗng giữa hạt và hàm lƣợng sét Vcl < 0.05 thì độ bão hồ nƣớc
đƣợc xác định theo mơ hình đơn giản nhất của Archie (9):
Sw 

Rw
Rt *  2

(9)

Trong đó:
Sw là độ bão hoà nƣớc
Rw là điện trở suất nƣớc vỉa
Rt là điện trở suất thật

Φ là độ rỗng
Trong trƣờng hợp vỉa chứa có Vcl cao thì việc hiệu chỉnh sẽ phức tạp hơn. Một

20


trong các công thức thƣờng đƣợc sử dụng để xác định độ bão hồ nƣớc khi có mặt của
sét phân tán là công thức Simandoux (10):
2 0.5
 0, 4 Rw(1  Vcl )  
  Vcl  
5 eff
Vcl 
 

Sw  

 *  

  
2
 eff
RtRw(1  Vcl )   Rsh  
Rsh 



 





(10)

Trong đó:
Rsh là điện trở suất của vỉa sét dày, đồng nhất cạnh đó.
Độ bão hồ dầu khí sẽ đƣợc tính bằng (11): SHC= 1- Sw (11)
- Độ dày
 Độ dày tổng
Độ dày tổng của một vỉa hay một tập vỉa là khoảng cách đƣợc giới hạn bởi ranh
giới nóc và đáy của vỉa hoặc tập vỉa đó trong trƣờng hợp giếng khoan thẳng đứng và
vỉa nằm ngang. Trong trƣờng hợp giếng khoan xiên và vỉa nằm nghiêng thì việc xác
định độ dày thật của vỉa hết sức phức tạp và theo công thức (12):
H = H’*[cos(h)  sin(h)*tan(t)*cos(d – a)]

(12)

Trong đó
H: độ dày thật của vỉa
H’: độ dày đo dọc theo giếng khoan
h: góc xiên của giếng khoan so với chiều thẳng đứng
t: góc nghiêng của vỉa so với chiều nằm ngang
d: phƣơng xiên của giếng khoan
a : phƣơng đổ của vỉa
 Độ dày vỉa cát kết
Trong tìm kiếm thăm dị dầu khí đối với các thành hệ cát- sét, thì việc xác định
các vỉa cát kết là rất cần thiết. Phân chia, xác định đƣợc nó, khơng những giúp cho việc
nghiên cứu về mơi trƣờng thành tạo mà cịn góp phần để đánh giá tiềm năng dầu khí.
Thực tế, chỉ có cát kết (hoặc bột kết) mới có khả năng thấm, chứa đối với dầu khí. Để
xác định đƣợc độ dày cát kết trong một thành hệ nào đó theo lát cắt giếng khoan ,


21


ngƣời ta dựa vào chỉ số hàm lƣợng sét (Vcl) với giá trị ngƣỡng là 40%. Vỉa có chứa
Vcl > 40% đƣợc xem nhƣ vỉa sét, khơng có khả năng thấm chứa đối với dầu khí.
Độ dày của các vỉa sét cũng là một trong các thông số cần thiết đƣợc xác định
nhằm đánh giá khả năng chắn dầu khí, đặc biệt là đối với tầng chắn nóc.
 Độ dày vỉa (tầng) chứa
Ngay cả khi đã xác định đƣợc vỉa (tầng) cát kết đối với thành hệ cát- sét thì khơng
phải lúc nào cũng gặp 100% chiều dày đó có khả năng chứa. Bản thân trong các vỉa
này thƣờng có các lớp chặt sít hoặc có độ rỗng thấp. Nhƣ vậy độ dày vỉa (tầng) chứa
chỉ gồm một phần (hoặc tồn bộ) của độ dày cát kết, mà ở đó có độ rỗng, độ thấm lớn
hơn hoặc bằng giá trị ngƣỡng. Trong cơng nghiệp dầu khí ngày nay các giá trị ngƣỡng
này đƣợc xác định thơng qua phân tích, đo thí nghiệm trên mẫu lõi cho các thành hệ
riêng biệt ở từng giếng hoặc từng mỏ cụ thể.
Đối với đá có độ rỗng nứt nẻ, hang hốc thì độ dày tầng chứa đƣợc xác định bởi
đới nứt nẻ gặp trong giếng khoan . Ngày nay, với công nghệ tiên tiến về khảo sát địa
vật lý giếng khoan , công việc này hồn tồn có thể giải quyết đƣợc bằng các phƣơng
pháp nhƣ: FMI, DSI, PLT…
 Độ dày hiệu dụng
Là phần độ dày vỉa (tầng) chứa, mà trong đó có chứa dầu khí. Việc xác định độ
dày này phụ thuộc vào kết quả xác định độ bão hồ dầu khí trong vỉa bằng tài liệu địa
vật lý giếng khoan . Các vỉa có độ bão hồ dầu khí lớn hơn giá trị ngƣỡng thì đƣợc xem
là vỉa sản phẩm. Trong thực tế, giá trị ngƣỡng này thay đổi khác nhau ở từng loại đá,
phụ thuộc vào thành phần thạch học và cấu trúc không gian rỗng của chúng.
2.2 Hệ phƣơng pháp nghiên cứu cấu trúc kiến tạo và lịch sử tiến hoá địa
chất
Đây là phƣơng pháp luận bao trùm lên các khâu chính là xử lý, phân tích, tổng
hợp và giải thích các số liệu hiện có, để đi đến nhận biết một cách có hệ thống và logic

về các đặc điểm cấu trúc kiến tạo và lịch sử tiến hoá địa chất của từng vùng để cung
cấp một cách nhìn tổng quan và đƣa ra những quan điểm, những kết luận đánh giá
khách quan và chính xác về tiềm năng của các khu vực nghiên cứu trên cơ sở tài liệu

22


tổng hợp qua các chỉ tiêu về cấu trúc, kiến tạo và lịch sử tiến hoá địa chất của chúng.
Trong quá trình làm luận văn, học viên đã sử dụng các tài liệu là các mặt cắt địa
chấn đã đƣợc minh giải vạch ra các mặt phản xạ chính, và minh giải bổ sung một số
mặt cắt quan trọng để từ đó xây dựng các bản đồ cấu tạo.
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu đứt gãy
Nghiên cứu các đặc điểm đứt gãy nhƣ kích thƣớc, biên độ dịch chuyển, thế nằm,
kiểu đứt gãy, thời gian hình thành và phát triển, thời gian hoạt động của chúng, mối
tƣơng quan giữa thời gian sinh thành và hoạt động của các đứt gãy với q trình trầm
tích (tức là đồng trầm tích hay sau trầm tích) để giải thích các hoạt động kiến tạo nội
sinh và làm sáng tỏ vai trò của chúng trong trong sự hình thành và phá huỷ các tích tụ
dầu khí. [2], [45].
2.2.2. Phương pháp phân tích các gián đoạn và bất chỉnh hợp
Đây là một trong những phƣơng pháp về nghiên cứu cấu trúc kiến tạo của một
vùng hay của một bể trầm tích, nó nhằm để xác định các kiểu bất chỉnh hợp và xem
chúng là một trong những dấu hiệu quan trọng trong q trình trầm tích, phát triển địa
chất, vì đây là mặt ranh giới giữa các phức hệ trầm tích có lịch sử thành tạo khác nhau,
đó là:
-

Mặt bào mịn – cắt cụt

-


Tựa nóc

-

Tựa đáy

-

Kề áp đáy

-

Bất chỉnh hợp địa tầng

2.2.3. Phương pháp phân vùng cấu tạo
Cơ sở để phân vùng cấu tạo là dựa vào hình thái cấu trúc, lịch sử tiến hố địa chất
và các đặc điểm bổ sung về môi trƣờng thành tạo cũng nhƣ các đặc trƣng địa chất khác
có liên quan.
Phƣơng pháp phân vùng cấu tạo khu vực nghiên cứu đƣợc tiến hành dựa vào các
tài liệu về hình thái cấu trúc của từng đới và kết hợp sử dụng các thông tin địa chất
quan trọng khác nhƣ bản đồ, mặt cắt cổ cấu tạo, cổ môi trƣờng, cổ tƣớng đá nhằm phân

23


×