Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

nghiên cứu cấu trúc địa chất và triẻn vọng dầu khí vùng phía bắc khu vực tư chính vũng mây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.76 KB, 5 trang )

Nghiên cứu cấu trúc địa chất và triển vọng dầu khí
vùng phía Bắc khu vực Tư Chính - Vũng Mây

Trần Hải Nam


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS Chuyên ngành: Địa vật lý; Mã số: 60 44 61
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Trọng Tín
Năm bảo vệ: 2011


Abstract: Thu thập, tổng hợp các số liệu, tài liệu địa vật lý - địa chất của
khu vực Tư Chính - Vũng Mây. Minh giải tài liệu địa chấn, xác định các
tầng phản xạ chuẩn, phân tích tổng hợp các loại tài liệu địa chất - địa vật lý
hỗ trợ khác, liên kết để xây dựng các loại bản đồ cấu tạo. Phân tích đánh
giá hệ thống dầu khí: đá mẹ, đá chứa, đá chắn, dịch chuyển dầu khí. Phân
loại các cấu tạo triển vọng. Xác định các chỉ tiêu và phân vùng triển vọng
dầu khí cho khu vực nghiên cứu.

Keywords: Địa chất; Địa vật lý; Dầu khí; Vùng phía Bắc; Vũng Mây

Content
Vùng nghiên cứu nằm ở phía Bắc khu vực Tư Chính - Vũng Mây là vùng nước
sâu và xa bờ, có diện tích rộng khoảng 10.000 km2 bao gồm các lô 1, 2, 3-1, 3-2, 4, 5, 6.
Hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí tại đây tuy đã được bắt đầu từ những năm 70, song
so với các bể trầm tích và khu vực khác trên thềm lục địa và biển Việt Nam thì vẫn triển
khai chậm hơn. Điều này được lý giải vì điều kiện xa bờ và nước sâu. Để xây dựng các
loại bản đồ của khu vực nghiên cứu ngoài việc sử dụng các tài liệu địa chấn thu thập
được, thêm các tuyến địa chấn khu vực để liên kết từ các bể trầm tích Nam Côn Sơn, Phú
Khánh cũng như sử dụng tài liệu của các giếng khoan ở các bể xung quanh.


Việc nghiên cứu địa tầng trầm tích ở khu vực nghiên cứu ngoài kết quả của giếng khoan
PV-94-2XN đã sử dụng các số liệu về thạch địa tầng và sinh địa tầng của các giếng khoan
tại khu vực thuộc phía Đông - Đông Bắc của bể Nam Côn Sơn (04-SĐN-1XN, 05-1B-
TL-2XN, 05-NT-1XN, 05-KCT-1XN, 06-LT-1XN, 06-LĐ-1XN…) cũng như tài liệu địa
chấn - địa tầng để liên kết khu vực. Kết quả phân tích mẫu và địa vật lý giếng khoan của
giếng khoan PV-94-2XN cho thấy đá móng ở khu vực nghiên cứu có thành phần không
đồng nhất bao gồm các đá trầm tích - biến chất, đá xâm nhập granitoit và đá phun trào
axit có tuổi Mezozoi. Đá xâm nhập granitoid bao gồm granit, granodiorit đã phát hiện
được ở hầu hết các giếng khoan thuộc phần Đông Bắc của bể Nam Côn Sơn. Theo một số
tài liệu thì đá móng là đá xâm nhập granitoid có thể tồn tại ở các khối nâng Phúc Nguyên,
Đông Sơn, Vũng Mây và một số nơi khác. Nhìn chung các đá xâm nhập này sẽ bao gồm
các đá có thành phần, thời gian thành tạo tương tự như các phức hệ đá xâm nhập đã được
phân tích và nghiên cứu kỹ tại bể Cửu Long và Nam Côn Sơn, nghĩa là tuổi của các thành
tạo này chủ yếu là Mezozoi muộn. Đá phun trào đã phát hiện và nghiên cứu chi tiết tại
giếng khoan PV-94-2XN trong khoảng chiều sâu từ 2820-3331m: Đây là các thành tạo
phun trào axit gồm chủ yếu đá riolit xen kẽ một ít đá tuf-riolit, tuffit và andezit. Tuổi của
các thành tạo phun trào này được xếp giả định vào Creta muộn (K2)? do chúng có những
đặc điểm về thành phần, kiến trúc, cấu tạo và đặc tính biến đổi tương tự như các đá phun
trào riolit và tuf lộ ra ở đảo Côn Sơn và nhiều nơi khác thuộc khu vực Nam Trung Bộ.
Dựa trên kết quả minh giải các mặt cắt địa chấn trong khu vực nghiên cứu, học viên đã
xây dựng được bộ bản đồ, bản đồ đặc trưng tỷ lệ 1:250.000 bao gồm: 05 bản đồ đẳng
thời, 05 bản đồ đẳng sâu, 04 bản đô đẳng dày, 01 bản đồ phân vùng cấu tạo, 01 bản đồ
phân vùng triển vọng dầu khí, 03 bản đồ phân bố tập hợp các cấu tạo triển vọng của khu
vực nghiên cứu.
Hệ thống đứt gãy chủ đạo phân chia cấu trúc của khu vực nghiên cứu có phương ĐB -
TN tạo nên các địa hào, bán địa hào, địa lũy cùng phương. Ngoài ra, ở phần phía Tây khu
vực tồn tại hệ thống đứt gãy á kinh tuyến, ở phần Trung tâm có mặt hệ thống đứt gãy á
Đông Tây.
Ở khu vực nghiên cứu, bề dày trầm tích đạt tới 8 km trong các địa hào, bán địa hào và
tuổi thành tạo từ Eocen? đến Đệ Tứ. Ở một số nơi, trên mặt cắt địa chấn quan sát thấy sự

có mặt của hoạt động núi lửa làm biến đổi cấu trúc của trầm tích xung quanh, thậm chí cả
địa hình đáy biển.
Đã xác định các đơn vị cấu tạo bậc 2 của khu vực nghiên cứu bao gồm 04 đơn vị và đặt
tên theo các địa danh đặc trưng bao gồm: Trũng Vũng Mây, Đới nâng Tư Chính – Đá
Lát, Đới dãn đáy Biển Đông, Trũng Đông bể Nam Côn Sơn.
Hệ thống dầu khí đã được phân tích và xác định cho từng khu vực: Trong khu vực nghiên
cứu, đá mẹ là sét tuổi Oligocen thành tạo trong môi trường đầm hồ và một phần trầm tích
hạt mịn tuổi Miocen sớm thành tạo trong môi trường biển. Đá chứa gồm các tập cát kết
xen kẽ tuổi Oligocen, Miocen và ám tiêu san hô. Đá chắn là các tập sét xen kẽ tương ứng
tuổi Oligocen, Miocen; ở một số trũng có thể tồn tại tầng sét khu vực tuổi Pliocen. Bẫy
chứa chính là dạng vòm, bán vòm cát kết, khối xây ám tiêu san hô và có thể cả khối
móng nứt nẻ. Rủi ro địa chất lớn nhất là tầng đá chắn, đặc biệt đối với khối xây ám tiêu
san hô. Ngoài ra, một số nơi hoạt động núi lửa đã phá vỡ các cấu trúc ban đầu.
Trong khu vực nghiên cứu đã xác định được 02 tập hợp cấu tạo triển vọng dầu khí: tập
hợp móng trước Kainozoi và trầm tích Oligocen; tập hợp trầm tích Miocen. Trong đó,
học viên phân chia được 04 vùng triển vọng: vùng triển vọng cao gồm diện tích trung tâm
lô 2, phía Đông Nam lô 6, tập trung nhiều cấu tạo triển vọng có điều kiện thuận lợi nhất
về hệ thống dầu khí; vùng triển vọng tốt gồm diện tích cận kề vùng triển vọng cao và một
số diện tích ở phía Bắc lô 5 và phía Đông Nam lô 3-1; vùng triển vọng trung bình chiếm
hầu hết diện tích còn lại của khu vực nghiên cứu; vùng triển vọng thấp nằm ở phần giữa
lô 4 và lô 5, một phần nhỏ ở phía Tây lô 1, chịu tác động nhiều của hoạt động núi lửa.
Kết quả xây dựng bản đồ đã xác lập được 21 cấu tạo, có kích thước, chiều sâu đến đỉnh,
biên độ khép kín, mức độ kế thừa, thời gian hình thành và hoàn thiện khác nhau. Học
viên đã tiến hành phân tích và lựa chọn được 08 cấu tạo triển vọng.


References
Tiếng Việt
[1] Ngô Xuân Vinh, 2000. Địa chất và tiềm năng dầu khí khu vực đới nâng Tư Chính, tây
nam quần đảo Trường Sa, trên cơ sở nghiên cứu giếng khoan PV-94-2XN.

[2] Nguyễn Huy Quý, Lê Văn Dung và nnk, 2004. “Nghiên cứu cấu trúc địa chất và địa
động lực là cơ sở đánh giá tiềm năng dầu khí ở các vùng biển nước sâu xa bờ của Việt
Nam”. Lưu trữ QG Hà Nội.
[3] Nguyễn Quang Bô và NNK: "Minh giải tài liệu, đánh giá địa chất, lựa chọn vị trí và
thiết kế GK đầu tiên ở khu vực TCN-93". TP. Hồ Chí Minh 1/1994. Lưu trữ Tcty DKVN.
[4] Nguyễn Trọng Tín và nnk, 2005. Đánh giá tiềm năng và trữ lượng dầu khí bể trầm
tích Nam Côn Sơn trên cơ sở tài liệu đến 12/2003. Lưu trữ dầu khí.
[5] Nguyễn Trọng Tín, Phùng Đắc Hải, Trịnh Xuân Cường, 2008.”Phân cấp tài nguyên
và trữ lượng dầu khí năm 2005 của Việt Nam sau 3 năm áp dụng”, Tuyển tập báo cáo
HNKHCN 30 năm Viện Dầu khí Việt Nam, tr 55-62.
[6] Nguyễn Trọng Tín và nnk, 2010. Đề tài KC.09-25/06-10: “ Nghiên cứu cấu trúc địa
chất và đánh giá tiềm năng dầu khí các khu vực Trường Sa và Tư Chính - Vũng Mây”.
Nhà nước KC.09/06-10.
[7] Ngô Xuân Vinh, 2000: “ Địa chất và tiềm năng dầu khí khu vực đới nâng Tư Chính,
Tây Nam quần đảo Trường Sa trên cơ sở nghiên cứu giếng khoan PV-94¬2X”. Tạp chí
Dầu Khí số 4+5/2000; trang 2-13.
[8] Phan Trường Thị, Trần Nghi, Nguyễn Văn Vượng, Phạm Thị thu Hằng, Nguyễn
Trọng Tín, Nguyễn Thế hùng, Lê Đức Công, Phan Trường Giang, 2010. “ Địa chất và
kiến tạo khu vực Tư Chính – Vũng Mây” , tuyển tập Hội nghị 35 năm Thành lập Tập
Đoàn Dầu khí QGVN, tr 392-407.
[9] PVEP, 2005. “Minh giải tài liệu địa chấn 2D, vẽ bản đồ, đánh giá cấu trúc địa chất và
tiềm năng dầu khí khu vực Tây nam bể Tư Chính - Vũng Mây”,. Lưu trữ Trung tâm
Thông Tin và Tư liệu dầu Khí,.
[10] PVEP-EXP/TC06-005, 2008. “Minh giải tài liệu địa chấn 2D, đánh giá sơ bộ tiềm
năng dầu khí khu vực Tư Chính Vũng Mây”. Lưu trữ Trung tâm Thông Tin va Tư liệu
dầu Khí.
[11] Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. 2005. “Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam”.
[12] Trần Nghi, Đào Mạnh Tiến, Nguyễn Trọng Tín và nnk. 2007. “Bản đồ địa chất Biển
Đông và các vùng kế cận tỷ lệ 1:1.000.000”. Đề tài cấp Nhà nước mã số KC09-23.
[13] Trần Tuấn Dũng và nnk, 2008. “Ứng dụng phương pháp minh giải tài liệu trọng lực

nghiên cứu cấu trúc hệ thống đứt gãy trên vùng biển việt nam và lân cận”. Các công
trình nghiên cứu biển Địa chất và Địa vật lý , Nhà xuất bản KHKT.
[14] Trần Văn Trị, Nguyễn Xuân Bao, Ngô Thường San, Nguyễn Trọng Tín, 2010.
“Nhận định mới về các đơn vị kiến tạo chính ở Việt Nam”, tuyển tập Hội nghị 35 năm
Thành lập Tập Đoàn Dầu khí QGVN, tr 147-163.



Tiếng Anh
[15] Brown LF, Fisher W.L. “Seismic stratigraphy interpretation and petroleum
exploration. Course note. No.16 Bureau of economic geology”. University of Texas.
[16] Cianciara B., Marcak H, 1977. Geophysical anomaly interpretation of potential
fields by means of Singular proints method and filtering. Geophysical prospecting. 27.
251-260.
[17] DMNG và PV: “Geological study of TC-93 Area- Report on results of TC-93
seismic data interpretation”.Vol 1-2, 1/1994. Lưu trữ Tcty DKVN
[18] Fraser, A. J., Matthews, S. J., Lowe, S., Todd, S. P., and Peel, F. J., 1996, Structure,
stratigraphy and petroleum geology of the South East Nam Con Son Basin, offshore
Vietnam, American Association of Petroleum Geologists 1996 annual convention.
[19] Gwang H. Lee và Joel S. Watkins: “ Seismic sequence Stratigraphy and
Hydrocarbon Potential of the Phu Khanh basin, Offshore Central Vietnam, South China
Sea".AAPG Bull, vol. 2, No 9(Sep 1998) P:1711-1735.
[20] Jeffers, J., Kreisa, R., and Shaarawi, S., 1993, Tectonostratigraphy of the South Con
Son Basin, offshore Vietnam: Mobil internal report.
[21] Lee, G. H., Lee, K., and Watkins, J. S., 2001, Geologic evolution of the Cuu Long
and Nam Con Son basins, offshore southern Vietnam, South China Sea: American
Association of Petroleum Geologists Bulletin, v. 85, p. 1055-1082.
[22] Nguyen Trong Tin. 1995. Petroleum geology of the Nam Con Son Basin. Bulletin of
the Geological Society of AAPG-GSM no.37.
[23] PetroVietnam and DMNG Trust, 1994, Geological Study of the TCN-93 Area:

Report on Results of TCN-93 Seismic Data Interpretation: PetroVietnam internal report.
[24] PVEP, 1994. “Geological study of TCN93 area - Report on results of TCN93
seismic data interpretation”,. Lưu trữ Trung tâm Thông Tin và Tư liệu dầu Khí.
[25] Withjack, M., and Eisenstadt, G., 1995, Structual Evolution of the Nam Con Son
Basin, Offshore Vietnam: Mobil internal report.

×