Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu hiệu quả của việc tẩy giun định kỳ kết hợp với bổ sung viên sắt axit folic cho phụ nữ tuổi sinh sản ở hai huyện trấn yên và yên bình, tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 67 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
--------oOo--------

Trần Thị Thương

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA VIỆC TẨY GIUN ĐỊNH KỲ
KẾT HỢP VỚI BỔ SUNG VIÊN SẮT - AXIT FOLIC
CHO PHỤ NỮ TUỔI SINH SẢN Ở HAI HUYỆN
TRẤN YÊN VÀ YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
--------oOo--------

Trần Thị Thương

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA VIỆC TẨY GIUN ĐỊNH KỲ
KẾT HỢP VỚI BỔ SUNG VIÊN SẮT - AXIT FOLIC
CHO PHỤ NỮ TUỔI SINH SẢN Ở HAI HUYỆN
TRẤN YÊN VÀ YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI
Chuyên ngành:

Động vật học

Mã số:



60 42 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Ngô Đức Thắng
TS. Trần Anh Đức

Hà Nội - 2014


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến TS. Ngô Đức Thắng, Viện Sốt
rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ƣơng, TS. Trần Anh Đức, Bộ môn Động vật
Không xƣơng sống, Khoa Sinh học, Trƣờng Đại học Khoa Học Tự Nhiên Hà Nội là
hai ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tơi trong q trình học tập nghiên
cứu, hồn thành luận văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn chân thành đến PSG.TS. Tạ Thị Tĩnh, Viện Sốt rét –
Ký sinh trùng – Cơn trùng Trung ƣơng, chủ nhiệm dự án “ Phịng chống thiếu máu
tại Yên Bái” đã cho phép tôi đƣợc sử dụng một phần số liệu trong dự án để hồn
thành luận văn. Xin cám ơn các thầy cơ giáo, anh chị và các bạn trong Bộ môn
Động vật Không xƣơng sống đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt q trình
học tập tại trƣờng, tại Bộ mơn. Cám ơn các cá nhân và tập thể Ban Giám hiệu,
Phịng Sau đại học, các thầy cơ trong Ban Chủ nhiệm khoa đã giúp đỡ tơi trong
suốt q trình học tập.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,
những ngƣời thân yêu đã ở bên giúp đỡ, ủng hộ, động viên để tôi có thể hồn thành
tốt luận văn này.
Học viên cao học


Trần Thị Thương

i


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 3
1.1. Khái quát đặc điểm sinh học và dịch tễ học của giun đũa, giun tóc và
giun móc.................................................................................................................... 3
1.2. Tác hại của giun đũa, giun tóc và giun móc đối với cơ thể ngƣời .............. 7
1.3. Khái quát tình hình nhiễm giun ở Việt Nam ............................................... 9
1.4. Biện pháp phịng bệnh và điều trị giun đũa, giun tóc, giun móc ................ 14
1.5. Vai trị của sắt và mối liên quan giữa tình trạng thiếu máu thiếu sắt với
tình trạng nhiễm giun ................................................................................................ 15
CHƢƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM,THỜI GIAN, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.......................................................................................................... 19
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................... 19
2.2. Đối tƣợng và cỡ mẫu nghiên cứu ................................................................ 21
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 23
2.4. Các chỉ tiêu đánh giá ................................................................................... 25
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................... 27
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN..................................... 28
3.1. Tỷ lệ nhiễm các loại giun đũa, giun tóc và giun móc của phụ nữ tuổi
sinh sản trƣớc và sau can thiệp ở hai huyện ............................................................. 28
3.2. Tỷ lệ thiếu máu (thiếu Hb), thiếu sắt (thiếu SF) ở phụ nữ tuổi sinh sản
trƣớc và sau can thiệp ở hai huyện............................................................................ 38
3.3. Hiệu quả của các biện pháp tẩy giun định kỳ kết hợp với bổ sung viên sắt
axit-folic hàng tuần sau can thiệp ............................................................................. 46

KẾT LUẬN ............................................................................................................... 52
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 54
ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân vùng nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc ....................................... 10
Bảng 1.2. Phân bố sắt trong cơ thể ngƣời ................................................................. 15
Bảng 2.1. Phân loại cƣờng độ nhiễm giun đƣờng ruột theo tiêu chuẩn của WHO ..... 26
Bảng 3.1. Tỷ lệ nhiễm các loại giun truyền qua đất ở phụ nữ tuổi sinh sản trƣớc và
sau can thiệp .............................................................................................................. 29
Bảng 3.2. Cƣờng độ nhiễm các oại giun của phụ nữ tuổi sinh sản trƣớc và
sau can thiệp ở hai huyện .......................................................................................... 33
Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm phối hợp các loại giun ở phụ nữ tuổi sinh sản trƣớc và
sau can thiệp .............................................................................................................. 36
Bảng 3.4. Mức độ thiếu máu trƣớc và sau can thiệp của phụ nữ hai huyện ............. 39
Bảng 3.5. Hàm ƣợng Hb trung bình trƣớc và sau can thiệp .................................... 42
Bảng 3.6. Tỷ lệ thiếu SF huyết thanh và hàm ƣợng SF trung bình trƣớc và sau
can thiệp của phụ nữ ở hai huyện ............................................................................. 43
Bảng 3.7. Số thiếu máu có thiếu sắt trƣớc và sau can thiệp ..................................... 45
Bảng 3.8. Đánh giá hiệu quả sau can thiệp bằng thuốc tẩy giun và bổ sung viên sắt
hàng tuần cho phụ nữ tuổi sinh sản ở hai huyện ...................................................... 48
Bảng 3.9. Sự thay đổi của tỷ lệ nhiễm giun móc, thiếu máu, thiếu sắt và thiếu máu
thiếu sắt theo thời gian sau can thiệp. ....................................................................... 49

iii


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Sơ đồ các xã nghiên cứu của huyện Trấn Yên.......................................... 19
Hình 2.2. Sơ đồ các xã nghiên cứu của huyện Yên Bình ......................................... 20
Hình 2.3. Trứng giun đũa .......................................................................................... 25
Hình 2.4. Trứng giun tóc........................................................................................... 25
Hình 2.5. Trứng giun móc......................................................................................... 25
Hình 3.1. Tỷ lệ nhiễm các loại giun trƣớc và sau can thiệp ở hai huyện.................. 30
Hình 3.2. Cƣờng độ nhiễm giun chung trƣớc và sau can thiệp ................................ 34
Hình 3.3. Tỷ lệ nhiễm phối hợp các loại giun ở hai huyện....................................... 37
Hình 3.4. Tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ ở hai huyện trƣớc và sau can thiệp .............. 40
Hình 3.5. Tỷ lệ thiếu Ferritin của phụ nữ ở hai huyện trƣớc và sau can thiệp ......... 44
Hình 3.6. Tỷ lệ thiếu máu có thiếu sắt ở hai huyện trƣớc và sau can thiệp ............. 45
Hình 3.7. Sự thay đổi tỷ lệ nhiễm giun móc, tỷ lệ thiếu máu, tỷ lệ thiếu sắt và
tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt ............................................................................................ 50

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Hb:

Hemoglobin

HSHQ:

Hệ số hiệu quả

nnk:

Những ngƣời khác


SF:

Ferritin

VSR – KST – CT TƢ:

Viện Sốt Rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ƣơng

WHO:

Tổ chức Y tế Thế giới

v


MỞ ĐẦU

Giun đũa, giun tóc và giun móc là các loại giun truyền qua đất gặp phổ biến
ở các nƣớc nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhất à các nƣớc đang phát triển liên quan
chặt chẽ đến nghèo đói, vệ sinh mơi trƣờng thấp kém và chăm sóc Y tế cịn khó
khăn. Tình trạng nhiễm giun truyền qua đất gây nhiều tác hại thầm lặng và lâu dài
tới sức khỏe con ngƣời, thậm chí nó cịn là ngun nhân trực tiếp hay gián tiếp dẫn
đến tử vong. Những hậu quả tức thời hay lâu dài của tình trạng nhiễm các loại giun
truyền qua đất có thể gây ra cho mọi lứa tuổi và không chỉ cho một thế hệ nhƣ gây
thiếu máu, thiếu dinh dƣỡng, còi cọc, chậm phát triển về thể chất và trí tuệ ở trẻ em,
gây thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ đặt biệt là phụ nữ tuổi sinh đẻ và đang mang thai.
Việt Nam à nƣớc có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nền kinh tế chủ yếu là nơng
nghiệp, cịn nhiều phong tục tập qn lạc hậu…,chính vì vậy tỷ lệ nhiễm các loại
giun truyền qua đất khá phổ biến với sự khác nhau giữa các vùng, các miền và các

đối tƣợng, cao nhất ở miền Bắc và ở nông dân trồng rau màu.
Yên Bái là một tỉnh thuộc miền núi Tây Bắc, cách Hà Nội 180 km có điều
kiện kinh tế vẫn cịn nghèo, trình độ dân trí cịn thấp, tình trạng vệ sinh mơi trƣờng
chƣa tốt: vẫn cịn tập qn dùng phân tƣơi, không dùng bảo hộ ao động khi tiếp xúc
với phân và đất…Đây à những điều kiện thuận lợi cho sự lan truyền và phát triển
bệnh giun truyền qua đất. Đƣợc sự tài trợ của Đại học Melbounre - Australia, năm
2005 Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ƣơng (VSR – KST –CT TƢ đã
hợp tác với Đại học Melbounre – Australia và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thực
hiện nghiên cứu đánh giá hiệu quả và tính khả thi của việc áp dụng chƣơng trình bổ
sung viên sắt– axit folic hàng tuần và tẩy giun định kỳ một năm 1 ần cho phụ nữ
trong độ tuổi sinh sản từ 16 đến 45 tuổi tại tỉnh Yên Bái. Để đánh giá hiệu quả sau
sáu năm can thiệp bằng tẩy giun với Albendazole một năm một lần và bổ sung viên
sắt-axit folic hàng tuần. Chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả của việc
tẩy giun định kỳ kết hợp với bổ sung viên sắt-axit folic cho phụ nữ tuổi sinh
sản ở hai huyện Trấn Yên và Yên Bình, tỉnh Yên Bái” với 3 mục tiêu sau :
1


1.

Xác định tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc của

phụ nữ trong độ tuổi sinh sản tại hai huyện Yên Bình và Trấn Yên, tỉnh Yên Bái sau
can thiệp bằng thuốc tẩy giun định kỳ một năm một lần kết hợp với bổ sung viên
sắt-axit folic hàng tuần.
2.

Xác định tỷ lệ thiếu máu, thiếu sắt của phụ nữ tuổi sinh sản ở hai

huyện Yên Bình và Trấn Yên, tỉnh Yên Bái sau can thiệp bằng thuốc tẩy giun định

kỳ một năm một lần kết hợp với bổ sung viên sắt- axit folic hàng tuần.
3.

Đánh giá hiệu quả sau sáu năm can thiệp bằng thuốc tẩy giun định kỳ

một năm một lần kết hợp với bổ sung viên sắt-axit folic hàng tuần.

2


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Khái quát đặc điểm sinh học và dịch tễ học của giun đũa, giun tóc và
giun móc
Mặc dù khơng thấy những vết tích gì của giun truyền qua đất trong những
tầng địa chất cổ xƣa và trong các hóa thạch do cấu tạo của cơ thể giun sán không
bền vững, không tồn tại đƣợc lâu, nhƣng vẫn có thể coi giun sán là những ký sinh
trùng có lịch sử xuất hiện rất sớm ngay từ khi sơ khai hình thành trái đất và các sinh
vật trên trái đất [34].
Đặc điểm sinh học của giun đũa, giun tóc và giun móc
Giun đũa, giun tóc và giun móc đều thuộc ngành Giun trịn (Nematoda) [1]
Giun đũa (Ascaris lumbricoides)
Giun đũa thuộc bộ Ascaroidae, họ Ascarididae, giống Ascaris.
Loài A .lumbricoides là loài giun lớn ký sinh ở ruột ngƣời, khơng có mơi
trung [1]. Giun đũa trƣởng thành có màu trắng sữa hoặc hơi hồng, con cái có kích
thƣớc 20-25cm x 0,5-0,6cm, con đực có kích thƣớc 15-17cm x 3-4 cm. Cơ thể chia
thành ba phần : Đầu, thân và đi. Bên trong cơ thể giun trƣởng thành có cơ quan
tiêu hóa: ba mơi phía đầu giun đũa là bộ phận định hƣớng, hƣớng giun đến những
vùng có thức ăn. Tiếp theo mơi giun là một ống tiêu hóa bao gồm thực quản, ruột,

hậu mơn, giúp giun đũa có khả năng hút chất dinh dƣỡng của ruột ngƣời. Cơ quan
sinh dục của giun đũa cái gồm: tử cung, hai ống dẫn trứng, buồng trứng và hai vòi
trứng. Hai vòi trứng gần đến lỗ sinh dục thì tập trung thành âm đạo và đổ ra lỗ sinh
dục cái ở một phần ba trƣớc của thân giun. Cơ quan sinh dục đực là một ống tinh
hoàn gồm một ống nhỏ, cuộn nhƣ cuộn len dần dần ống này to dần ên, à nơi chứa
tinh trùng, để đƣa ra ỗ phụt tinh ở lỗ hậu mơn, ngồi ra cịn có hai gai sinh dục chìa
ra ngồi dùng để cố định giun cái trong lúc giao hợp. Cơ quan tuần hoàn, bài tiết
của giun đũa rất đơn giản [2].

3


Giun đũa cái đẻ trứng, trứng giun đũa có hình trịn hoặc hình bầu dục, vỏ
trứng giun đũa dày và có hai lớp, lớp ngồi vỏ xù xì. Mỗi con giun đũa cái một ngày
đẻ khoảng 23 đến 24 vạn trứng [1, 2].
Vòng đời của giun đũa rất đơn giản, đòi hỏi vật chủ à ngƣời và trứng giun
cần một thời gian phát triển ở mơi trƣờng ngồi trƣớc khi vào cơ thể ngƣời. Trong
quá trình chu du, ấu trùng có thể bị lạc chỗ và bị giữ lại ở các bộ phận, các mô của
cơ thể. Thời gian sống của giun đũa trƣởng thành ở ngƣời khoảng 12-18 tháng. Để
hồn thành vịng đời của mình trong cơ thể ngƣời, giun đũa mất 60-75 ngày [2].
Giun tóc (Trichuris trichiura)
Giun tóc thuộc bộ Trichinelloidae, họ Trichuridae, giống Trichuris.
Lồi T. trichiura, có giun tóc trƣởng thành hình ống có màu trắng hay hồng
nhạt, kích thƣớc con cái dài 35-50mm, con đực dài 30-45mm. Cơ thể chia làm hai
phần rõ rệt là phần đầu thì nhỏ nhƣ sợi tóc và phần đi thì phình to ra, con đực có
một gai sinh dục và có bao gai sinh dục [2].
Trứng giun tóc màu vàng, có hình thể đặc biệt giống nhƣ quả cau bổ dọc, có
nút ở hai đầu, vỏ dày [1].
Giun tóc ký sinh ở đại tràng, chủ yếu là ở manh tràng nhƣng có thể ký sinh ở
trực tràng. Khi ký sinh chúng cắm đầu vào niêm mạc ruột để hút máu và giữ ngun

vị trí ổn định trong lịng ruột [2].
Giun tóc trƣởng thành giao hợp, con cái đẻ trứng trong lịng ruột, trứng theo
phân ra mơi trƣờng ngồi. Giun tóc có khả năng sinh sản thấp hơn giun đũa : Mỗi
ngày một con giun tóc cái có thể đẻ đƣợc 2000 trứng [3].
Vịng đời của giun tóc cũng thuộc kiểu đơn giản nhƣ giun đũa nhƣng ấu
trùng không chu du qua gan, phổi, tim mà di chuyển xuống manh tràng để ký sinh
cố định [1, 2]. Có lẽ vì thế mà vịng đời của giun tóc chỉ khoảng một tháng, đời
sống của giun tóc trong cơ thể vật chủ khoảng 5-6 năm [2].
Giun móc ( Ancylostoma duodenale và Necator americanus)
Giun móc (Ancylostoma duodenale ) và giun mỏ (Necator americanus) thuộc
bộ Strongyloidae, họ Ancylostomidae, giống Ancylosides. Hai lồi này có thể phân
4


biệt nhau về mặt hình thể nhƣng các đặc điểm khác và tính chất gây bệnh, tác hại
giống nhau nên ngƣời ta thƣờng gọi chung là giun móc [1, 2].
Giun móc trƣởng thành cũng có màu trắng sữa hoặc hơi hồng, chiều dài con
cái từ 10-13mm, con đực từ 8-11mm. Cơ thể chia thành phần đầu, phần thân và
đuôi, đầu giun móc có bao miệng phát triển có 4 móc , miệng giun mỏ thì có hai đơi
răng hình vng. Gần sau đi của của giun móc chia làm 3 nhánh cịn của giun mỏ
chia làm 2 nhánh [2].
Giun móc ký sinh ở tá tràng, trƣờng hợp nhiễm nhiều giun, giun có thể ký
sinh ở đoạn đầu ruột non, khi ký sinh chúng ngoạm vào niêm mạc ruột để hút máu
và chống lại nhu động ruột [2].
Trứng giun móc hình bầu dục, vỏ mỏng trong suốt, nhân chia thành nhiều
phần [2].
Giun đực và giun cái trƣởng thành giao hợp, con cái đẻ trứng, trứng theo
phân ra mơi trƣờng ngồi. Mỗi ngày một con giun móc cái có thể đẻ đƣợc 9.00030.000 trứng.
Cũng giống nhƣ giun đũa và giun tóc, vịng đời của giun móc đơn giản
nhƣng giun móc và giun mỏ có thể lây nhiễm qua da. Thời gian để hồn thành một

vịng đời của giun móc là 5-7 tuần, trong cơ thể vật chủ giun mỏ tồn tại 5-7 năm cịn
giun móc là 10-15 năm [2].
Dịch tễ học bệnh giun đũa, giun tóc, giun móc
Trứng giun đũa, giun tóc, giun móc khơng có khả năng phát triển trong cơ
thể ngƣời thành giun trƣởng thành, muốn lây truyền đƣợc chúng phải có một giai
đoạn phát triển ở ngoại cảnh. Các điều kiện thích hợp cho sự sinh trƣởng và phát
triển của trứng giun ở ngoại cảnh là: nhiệt độ, độ ẩm, oxy, độ pH của đất…[22]
Nhiệt độ thích hợp cho trứng giun phát triển là 24 – 30oC. Với nhiệt độ này,
đối với trứng giun đũa, sau 12 - 15 ngày; đối với trứng giun tóc sau 17- 30 ngày, tỷ
lệ trứng có ấu trùng lên tới 90%; riêng với trứng giun móc chỉ sau 24 giờ trứng đã
phát triển thành ấu trùng. Nếu nhiệt độ thấp thì thời gian phát triển kéo dài, có khi
tới vài tháng và tỷ lệ trứng hỏng cao, nhiệt độ càng cao tỷ lệ trứng hỏng càng nhiều.
5


Ở nhiệt độ dƣới 14oC hoặc trên 37oC trứng không phát triển, vì vậy vùng có khí
hậu lạnh tỷ lệ nhiễm giun thấp [22].
Oxy là yếu tố cần thiết cho trứng giun phát triển. Do đó khi trứng giun nằm
sâu dƣới nƣớc (trên một mét chiều sâu) dần dần sẽ bị hỏng. Vì vậy trong nhà vệ
sinh dội nƣớc trứng giun sẽ bị hỏng sau hai tháng [1, 3].
Độ ẩm từ 80% trở ên à điều kiện tốt cho trứng giun phát triển. Chất đất
cũng ảnh hƣởng tới sự phát triển của ấu trùng giun nhƣ: đất cát, vùng ven biển, hầm
mỏ và các đƣờng hầm nơi mà nhiệt độ và độ ẩm cao à nơi rất thuận lợi cho ấu
trùng, trứng giun móc phát triển [3, 5, 12, 13].
Căn cứ vào chu kỳ của giun thì ngƣời là vật chủ duy nhất, trứng và ấu trùng
giun sẽ khơng cịn sau một thời gian nếu không đƣợc bổ sung thêm mầm bệnh. Từ
mơi trƣờng ấu trùng giun có vào đƣợc cơ thể ngƣời hay không phụ thuộc rất nhiều
vào yếu tố iên quan đến đời sống sinh hoạt của con ngƣời. Tỷ lệ ngƣời nhiễm sẽ
giảm đi rất nhiều nếu nhƣ khơng bị tái nhiễm vì giun chỉ sống ở ruột ngƣời một thời
gian nhất định [13, 16, 17, 36, 37]. Vậy những điều kiện góp phần ảnh hƣởng vào

quá trình trên là do quản ý phân ngƣời chƣa chặt chẽ:
+ Việc sử dụng phân ngƣời àm phân bón chƣa đƣợc xử lý.
+ Sử dụng hố xí khơng hợp vệ sinh: hố xí thùng, hố xí một ngăn…
+ Thói quen phóng uế bừa bãi ra mơi trƣờng xung quanh.
+ Khơng sử dụng bảo hộ ao động: không đi găng tay khi dùng phân bón
ruộng, hoa màu…
Qua điều tra sự ơ nhiễm trứng giun ở ngoại cảnh: từ 75% - 100% mẫu đất có
trứng giun, 60% - 80% mẫu rau có trứng giun [16, 26, 27], khơng những thế nguồn
trứng cịn có ngay trong bụi bặm [16]. Tỷ lệ đất nhiễm trứng giun ở đất tại Bắc
Giang là: 60% đối với trứng giun đũa, 5,2% đối với trứng giun móc. Tại Quảng
Ninh: ở ngoại thành 1,6 trứng giun móc/10g đất, ở gần hố xí 4 trứng giun móc/10g
đất. Ở trung du 1 trứng giun móc /580g đất. Đối với trứng giun móc ở nƣớc giếng là
55,5% mẫu nƣớc có trứng giun móc và 1 trứng giun móc/1,7 ít nƣớc giếng đất [22].
6


1.2. Tác hại của giun đũa, giun tóc và giun móc đối với cơ thể ngƣời
Tác hại của giun đũa
Nhiễm giun đũa có thể khơng có biểu hiện triệu chứng hoặc có biểu hiện
triệu trứng âm sàng cũng khác nhau tùy từng trƣờng hợp: có trƣờng hợp nhiễm
nhiều giun nhƣng biểu hiện lâm sàng nhẹ, có trƣờng hợp chỉ nhiễm ít nhƣng triệu
chứng lâm sàng rất rầm rộ, thậm chí phải nghĩ đến cấp cứu. Tác hại của giun đũa
theo giai đoạn phát triển của giun: Giai đoạn ấu trùng, giai đoạn giun trƣởng thành
[2].
Trong giai đoạn chu du, ấu trùng giun đũa gây tổn thƣơng những cơ quan, tổ
chức mà ấu trùng đi qua, biểu hiện rõ ở phổi, gây hội chứng Loeffler. Tại phổi, ấu
trùng gây tổn thƣơng phế nang làm chảy máu, đồng thời gây viêm, dị ứng…biểu
hiện lâm sàng à ho khan, đau ngực, xảy ra ở ngày thứ 7 đến ngày thứ 10 [1, 34].
Giun đũa trƣởng thành trực tiếp chiếm chất dinh dƣỡng, gây rối loạn chuyển
hóa và tác động cơ học gây nên biến chứng ngoại khoa nguy hiểm nhƣ tắc ruột,

giun chui ống mật, viêm tắc ruột thừa, tắc ống tụy. Trẻ em bị nhiễm giun đũa
gây suy dinh dƣỡng cao hơn à nhóm khơng bị nhiễm giun đũa (49% so với 32%)
[1, 22].
Tác hại của giun tóc
Khi ký sinh, giun tóc cắm sâu phần đầu vào niêm mạc ruột làm tổn thƣơng
và viêm niêm mạc ruột. Nếu ngƣời bệnh bị nhiễm nhẹ chỉ thấy đau bụng, buồn nơn,
khó tiêu, táo bón. Theo Đỗ Dƣơng Thái (1974), kiểm tra những ngƣời nhiễm giun
tóc mức độ 200 trứng/1g phân khơng có biểu hiện triệu chứng lâm sàng, mức độ >
500 trứng/1g phân mới có những triệu chứng, chứng tỏ có tổn thƣơng có thể bệnh
học rõ ràng. Những trƣờng hợp nhiễm trên 20.000 trứng/1g phân có hội chứng lỵ
nghiêm trọng. Nếu ngƣời bị nhiễm nặng và kéo dài có thể có hiện tƣợng thiếu máu
hoặc sa trực tràng [1, 34].

7


Giun tóc trực tiếp hút máu, đồng thời nơi ký sinh thƣờng thấy hoại tử niêm
mạc, rỉ máu. Mỗi ngày một con giun tóc hút 0,005 ml máu [1, 34]. Theo Đỗ Dƣơng
Thái và nnk (1974), nghiên cứu ở trẻ em nhiễm giun tóc thấy tỷ lệ thiếu máu ở trẻ
em là 7,7% và tỷ lệ thiếu máu có thể lên tới 38,3% khi bị nhiễm giun tóc [34].
Tác hại của giun móc
Khi ấu trùng xuyên qua da, tại chỗ da này có sự tăng tiết men Hyaluronidase
gây nên hiện tƣợng mẩn đỏ, ngứa. Đó à hiện tƣợng viêm da, dân gian gọi là bệnh
“đất ăn chân”. Bệnh thƣờng diễn biến từ 3-5 ngày rồi hết, có thể kéo dài đến 2 tuần
[3, 22].
Giun móc trƣởng thành dùng răng ngoạm vào niêm mạc ruột để hút máu,
đồng thời gây chảy máu tại nơi giun hút bám àm mất một khối ƣợng máu đáng kể
[25]. Nhƣ vậy hậu quả nghiêm trọng nhất của giun móc là gây thiếu máu. Thiếu
máu do giun móc chiếm 30% trong các thiếu máu nói chung, là thiếu máu từ từ vì
quá trình gây bệnh kéo dài (mãn tính), gây thiếu máu nhƣợc sắc: hồng cầu nhỏ,

hồng cầu khơng đều [41, 42]. Bệnh giun móc từ âu đã đƣợc biết đến là nguyên
nhân gây mất máu tại ruột non dẫn tới tình trạng thiếu máu thiếu sắt và suy dinh
dƣỡng. Thiếu máu thiếu sắt do giun móc ở mức độ trung bình và nặng đƣợc coi là
bệnh do giun móc [51].
Nếu số ƣợng giun móc trên 500 con sẽ thiếu máu nặng. Sự mất máu dẫn
đến giảm thể tích của hồng cầu, thiếu sắt và rối loạn về tuần hoàn. Nghiên cứu khả
năng hút máu của giun móc khi ký sinh ở ngƣời, kết quả của các tác giả đều thấy
A. duodenale hút máu nhiều hơn N. americanus. Theo Adams (1984) và Caberera
(1987) thì giun A. duodenale hút 0,16- 0,34ml máu /1 ngày /1 con; N. americanus
hút 0,03- 0,05ml máu /1 ngày /1 con [4, 46]. Theo Trần Xuân Mai (1995) và Trần
Xuân Mai (1999) thì A. duodenale hút 0,14 – 0,26 ml máu/1 ngày /1 con,
N. americanus hút 0,02 – 0,07 ml máu/1 ngày /1 con. Rouche (1984) có nhận xét,
với những ngƣời nhiễm 500 con giun móc mỗi ngày có thể mất từ 40-80ml máu.
Lƣợng máu mất này là yếu tố ảnh hƣởng đến tình trạng mất máu của ngƣời bệnh

8


[1, 22, 23]. Nếu cƣờng độ nhiễm 2000 trứng /1g phân tƣơng đƣơng 80 con giun,
ƣợng sắt mất đi ở ruột và phân à 1,3mg đối với N. americanus và 2,7mg đối với
A. duodenale [1, 23, 50]. Ngƣời bị nhiễm giun móc có bị thiếu máu hay khơng cịn
phụ thuộc vào một số yếu tố: số ƣợng giun, thời gian nhiễm bệnh, các dự trữ sắt
trong cơ thể, chế độ sắt nạp vào, sự hấp thu và các nhu cầu sắt sinh lý.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Đề (1995) trên 478 ngƣời bị nhiễm giun
móc (từ 02-70 tuổi) chúng tơi thấy: 74,6% trƣờng hợp có số ƣợng hồng cầu giảm;
3,4% hematocrit giảm, 12,3% sắt huyết thanh giảm, 76,1% trƣờng hợp bạch cầu
axit tăng. Hemog obin (Hb) giảm ở ngƣời nhiễm giun móc nhẹ là 51,3%. Hàm
ƣợng Hb trung bình 9,7g /d . Ngƣời nhiễm giun móc nặng 91% giảm Hb, hàm
ƣợng Hb trung bình là 8,8g /dl [10].
Thiếu máu do giun móc khơng những giảm Hb, giảm sắt mà còn giảm

protein, giảm Vitamin A, B1, B2.
Nhƣ vậy, tác hại do giun đũa, giun tóc và giun móc đều rất nguy hiểm và
nguy hiểm nhất, đáng quan tâm nhất là tác hại của giun móc vì giun móc gây thiếu
máu. Thiếu máu trong bệnh giun móc có 3 nguyên nhân:
- Giun móc hút máu trung bình 0,2ml máu /1 ngày /1 con.
- Giun móc tiết ra chất độc ức chế cơ quan tạo huyết.
- Giun móc tiết ra chất chống đơng máu, chính vì vậy tại nơi giun móc hút
máu máu vẫn tiếp tục chảy sau khi giun móc đã nhả ra.
1.3. Khái quát tình hình nhiễm giun ở Việt Nam
Theo WHO (2006) ở Việt Nam có trên 65 triệu ngƣời nhiễm giun đũa, giun
tóc, giun móc, bệnh phổ biến khắp 64 tỉnh thành trên toàn quốc. Với tỷ lệ nhiễm ở
miền Bắc nhiễm cao hơn miền Trung và miền Nam, tỷ lệ nhiễm giun đũa cao nhất
và sau đó đến nhiễm giun tóc và tỷ lệ nhiễm giun móc thấp hơn cả. Tuy nhiên, tỷ lệ
nhiễm giun móc ở miền Trung lại cao hơn tỷ lệ nhiễm giun móc ở miền Bắc và
miền Nam [59].

9


Bảng 1.1. Phân vùng nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc tại Việt Nam
Loại giun

Khu vực

Số ngƣời nhiễm

Tỷ lệ %

Miền Bắc


24.768.000

68,8%

Miền Trung

5.610.000

37,4%

Miền Nam

1.234.000

14,6%

Cả nƣớc

31.612.000

Miền Bắc

13.212.000

36,7%

Miền Trung

1.365.000


9,1%

Miền Nam

493.000

1,7%

Cả nƣớc

15.070.000

Miền Bắc

8.244.000

22,9%

Miền Trung

5.145.000

34,3%

Miền Nam

5.684.000

19,6%


Cả nƣớc

19.037.000

Giun đũa

Giun tóc

Giun móc

Tổng số nhiễm ba loại giun

65.755.000

(Nguồn: thuvienykhoa.vn)
Tình hình nhiễm giun đũa: Tỷ ệ nhiễm giun đũa phân bố không đều: miền
Bắc cao hơn miền Nam (80-95% so với 45-60%), ở vùng đồng bằng cao hơn miền
núi và vùng ven biển (80-95% so với 38,4% - 12,5%). Tỷ ệ nhiễm giun đũa ở nông
dân tỉnh Quảng Ninh à 92,31% [6], tỷ ệ này ở Yên Bái năm 1999 à 89,34% [33],
10


ở Thái Bình à 93,1- 94,3% [43]. Tỷ ệ nhiễm iên quan đến tuổi và nghề nghiệp: ứa
tuổi nhiễm cao nhất à trẻ em từ 5-9 tuổi, nông dân tiếp xúc với phân, đất có tỷ ệ
nhiễm cao hơn ngƣời àm nghề khác. Nguyên nhân à do ở đồng bằng miền Bắc
90% nơng dân sử dụng phân tƣơi để bón úa và hoa màu. Tuy tỷ ệ nhiễm cao
nhƣng cƣờng độ nhiễm chủ yếu à nhiễm nhẹ và khơng có sự khác nhau về tỷ ệ
nhiễm giữa nam và nữ [1, 9, 39].
Tình hình nhiễm giun tóc: Ở những vùng có bệnh giun đũa đều có bệnh
giun tóc, ở Việt Nam có tỷ ệ nhiễm giun tóc: 71-81% ở đồng bằng, ở vùng núi có

tỷ ệ nhiễm thấp hơn. Tỷ ệ nhiễm ở miền Bắc à 30-81% còn ở miền Trung và miền
Nam tỷ ệ nhiễm thấp hơn [35]. Tỷ ệ nhiễm giun tóc ở nơng dân Quảng Ninh
(1998) là 42,47% [6], tỷ ệ này ở Yên Bái à 50,45% [30], ở Thái Bình à 79,880,7% [43]. Theo điều tra của VSR – KST – CT TƢ (1998), thì tỷ ệ nhiễm giun tóc
cao đứng sau giun đũa [18].
Tình hình nhiễm giun móc: Theo WHO, Việt Nam đƣợc xếp vào vùng ƣu
hành giun móc. Qua điều tra những năm gần đây thấy rằng phân bố bệnh giun móc
ở Việt Nam có những đặc điểm khái quát sau:
Tỷ lệ nhiễm giun móc khá cao, đứng hàng thứ hai sau giun đũa: từ 81 – 83%,
Phạm Tử Dƣơng (1957): từ 32,1- 53,3%, Viện SR – KST – CT TƢ (1960 – 1970)
và 30 – 40% Phạm Văn Thân (1967 – 1972) [3]. Theo kết quả nghiên cứu của
Hoàng Thị Kim và nnk (1998), qua 500.000 mẫu phân cho thấy miền Bắc: vùng
đồng bằng nhiễm: 3-60%, vùng trung du nhiễm: 58 - 64%, vùng núi nhiễm: 61% và
ven biển nhiễm: 67%. Miền Trung: vùng đồng bằng nhiễm: 36%, miền núi nhiễm:
66%, ven biển nhiễm: 69% và Tây Nguyên nhiễm: 47%. Miền Nam: đồng bằng
nhiễm: 52%, ven biển nhiễm: 68% [18, 40].
Cƣờng độ nhiễm giun móc nhìn chung khơng cao, đa số ở các vùng điều tra,
số trứng trung bình/1g phân dƣới 1000 trứng [18, 40].
Sự phân bố tỷ lệ nhiễm giun ở các vùng khác nhau à do điều kiện tự nhiên,
điều kiện xã hội, điều kiện vệ sinh canh tác ở từng vùng khác nhau. Theo nghiên

11


cứu của Nguyễn Văn Chƣơng (2013), tại 4 tỉnh miền Trung – Tây Nguyên (Quảng
Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai và Đăk Lăk) cho thấy tỷ lệ nhiễm giun móc chung của 4
điểm nghiên cứu là 20,88%; tuy nhiên tỷ lệ nhiễm giun móc ở điểm Ea Kênh, huyện
K rơng Pách chiếm tỷ cao nhất 27,31%, thấp nhất à Điện Thọ, tỉnh Quảng Nam
(12,25%). Theo kết quả ngiên cứu của Ngô Thị Tâm (2005), tại huyện Lăk, tỉnh
Đăk Lăk tỷ lệ nhiễm giun móc là 52,7%, nghiên cứu của Thân Trọng Quang (2009)
cũng ở cộng động dân tộc Ê đê tại Đăk Lăk à 37,2%; nghiên cứu của Trần Quang

Phục (2006) tại xã Tiền Yên ( Hoài Đức – tỉnh Hà Tây) cho thấy tỷ lệ nhiễm giun
móc là 53,5% [7, 25, 29, 31].
Nghề nghiệp ảnh hƣởng lớn đến nhiễm giun móc: nơng dân có tỷ lệ nhiễm
cao hơn ngƣ dân (76% so với 55%). Vùng trồng rau màu có tỷ lệ nhiễm cao hơn
vùng trồng lúa (69% so với 22%), nông thôn cao hơn thành thị, công nhân mỏ than
cao hơn các nghề khác [23].
Nhiễm giun móc liên quan rõ rệt với tuổi: tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm tăng dần
theo tuổi, trẻ em nhiễm thấp hơn ngƣời lớn (44% so với 64%), do ngƣời lớn phải
ao động nhiều, tiếp xúc nhiều với phân và đất,…[5].
Liên quan với giới tính: tỷ lệ nhiễm ở nữ cao hơn nam, nhƣng sự khác biệt
này chỉ có ở ngƣời lớn thuộc độ tuổi ao động, đặc biệt phụ nữ ở những vùng nông
thôn phổ biến dùng phân tƣơi trong canh tác có tỷ lệ nhiễm và cƣờng độ nhiễm giun
cao hơn nam so với các vùng khơng dùng phân tƣơi bón cây trồng [33]. Theo kết
quả nghiên cứu của Cao Bá Lợi và nnk (2011), trên phụ nữ ở ba nông trƣờng chè
tỉnh Phú Thọ tỷ lệ nhiễm giun móc chung à 49,4%. Trong đó nơng trƣờng Phú Sơn
à 45,3%, nơng trƣờng Thanh Niên à 50,3% và nông trƣờng Tân Phú – P Long là
52,0% [21]. Còn theo nghiên cứu của Đỗ Trung Dũng (2011), trên phụ nữ độ tuổi
sinh sản từ 15 đến 45 tuổi thì tỷ lệ nhiễm giun móc của phụ nữ tuổi sinh sản ở tỉnh
Sơn La à 63%, tỉnh Tây Ninh là 45,6% [8]. Theo nghiên cứu của Hán Đình Trọng
(2011), tại bốn xã của Lào Cai thì tỷ lệ nhiễm giun móc của phụ nữ tuổi sinh sản
(từ 20 đến 25 tuổi) là 42,12% [44].

12


Nhiễm giun móc thƣờng phối hợp nhiễm với các loại giun khác (50 -70%).
Tỷ lệ và cƣờng độ tái nhiễm giun móc thấp hơn giun đũa và giun tóc, biến động của
bệnh giun móc vẫn giữ tính chất khu trú ở từng địa phƣơng, song có xu hƣớng giảm
ở nhiều vùng do thói quen đi giầy hoặc dép ngày càng nhiều hơn [1].
Mùa nhiễm: qua xét nghiệm đất tìm ấu trùng giun móc vào các tháng trong

năm ở miền Bắc thấy tháng 4 và tháng 7 có khả năng nhiễm cao nhất [1, 2].
Tình hình nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc tại Yên Bái
Tại Yên Bái, theo điều tra của VSR-KST-CT TƢ (1999), tỷ lệ nhiễm giun
móc là 51,56%. Điều tra đánh giá sau điều trị tại Lục Yên (Yên Bái) cho thấy tỷ lệ
nhiễm giảm tới 82,3% (từ 59% xuống 10,6%) và cƣờng độ nhiễm giảm 100% ở các
trƣờng hợp nhiễm trung bình và nặng, 60,3% (từ 26,7 xuống 10,6%) ở các trƣờng
hợp nhẹ.
Còn theo nghiên cứu của Nguyễn Trọng Phú và nnk (2011), thì tỷ lệ nhiễm
giun móc của ngƣời dân xã Phù Nham, huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái năm 2007 à
29,6%. Trong khi đó tỷ lệ nhiễm giun móc theo giới lên tới 57,9% với cƣờng độ
nhiễm chủ yếu là nhẹ 93,2% [24].
Tại hai huyện Trấn Yên và Yên Bình của tỉnh Yên Bái đến thời điểm nghiên
cứu chƣa có một cuộc điều tra nào về tỷ ệ nhiễm giun, nhƣng với các điều kiện sau:
Hai huyện nằm trong vùng khí hậu phía đơng của tỉnh Yên Bái nơi chịu ảnh hƣởng
nhiều của gió mùa Đông Bắc, mƣa nhiều về cả số ngày và ƣợng mƣa. Mƣa phùn
kéo dài, nhiệt độ trung bình hàng năm 21- 28oC, ƣợng mƣa bình quân 1.8002000mm/năm, độ ẩm trung bình năm đạt 80% - 89%/năm. Thích hợp phát triển cây
nông nghiệp; ƣơng thực, thực phẩm; cây công nghiệp, cây ăn quả, chè, cà phê; thuỷ
sản... những điều kiện địa ý và khí hậu này rất phù hợp với điều kiện phát triển ở
ngoại cảnh của ấu trùng giun nhất à ấu trùng giun móc.
Tại đây, theo thống kê về nhân khẩu học cho thấy đời sống nhân dân còn khá
nghèo, ngƣời dân sống chủ yếu bằng nghề nơng, trình độ học vấn thấp. Điều kiện vệ
sinh thấp kém: Tỷ lệ hố xí tự hoại trên hộ dân thấp. Đa số vẫn dùng những hố xí

13


kiểu cũ nhƣ hố xí thùng, hố xí một ngăn hoặc phóng uế bừa bãi ra ngồi mơi
trƣờng. Trong khi đó ngƣời dân vẫn cịn thói quen sử dụng phân tƣơi để bón ruộng,
cây trồng. Khơng có các phƣơng tiện bảo hộ ao động khi làm việc nhƣ ủng hay
găng tay cao su.

1.4. Biện pháp phòng bệnh và điều trị giun đũa, giun tóc, giun móc
Biện pháp phịng bệnh
Cả ba oại giun đũa, giun tóc, giun móc đều à những giun truyền qua đất nên
phòng chống các oại giun này dựa trên các nguyên tắc sau: tiến hành trên quy mơ
rộng, tồn dân tồn diện hoặc tập trung cho đối tƣợng có nguy cơ nhiễm cao đó à
trẻ em và phụ nữ tuổi sinh sản,..và phải tiến hành điều trị định kỳ trong năm [1, 2,
20, 28, 32].
Chống tái nhiễm trứng giun ở ngoại cảnh: quản lý phân chặt chẽ, xây dựng
hố xí đúng cách; khơng dùng phân tƣơi để bón cây, hoa màu; ăn uống vệ sinh [1, 2].
Chú ý đến vấn đề bảo hộ ao động nhƣ đi ủng, găng tay khi ao động có tiết
xúc với phân và đất [28].
Biện pháp điều trị bệnh
Nguyên tắc điều trị: điều trị thuốc tẩy giun đặc hiệu phải kết hợp với cải tạo
môi trƣờng để tránh tái nhiễm và giảm dần tỷ lệ mắc giun. Sử dụng thuốc tẩy giun
đúng thời gian, đúng iều ƣợng nhằm tẩy đƣợc giun và an toàn sức khỏe của con
ngƣời, chống tái nhiễm. Trong khi chọn thuốc tẩy giun, phải ƣu tiên thuốc ít độc,
giá thành rẻ, có tác dụng với nhiều loại giun và thuốc có thể sản xuất trong nƣớc
nhƣng vẫn đảm bảo chất ƣợng và hiệu quả [1, 32]
Các thuốc điều trị đặc hiệu bệnh giun truyền qua đất: Mebendazol
500mg/liều duy nhất, Albendazol 400 mg/liều duy nhất, Pyrantel pamoat
10mg/kg/ngày x 3 ngày [32].
Riêng đối với giun móc vì tác hại của nó là gây thiếu máu thiết sắt, do vậy
khi uống thuốc tẩy giun nên kết hợp với uống viên sắt [1].

14


1.5. Vai trò của sắt và mối liên quan giữa tình trạng thiếu máu thiếu sắt với
tình trạng nhiễm giun
Trong cơ thể ngƣời, nhu cầu sắt hàng ngày bình thƣờng để tạo hồng cầu là

20-25mg sắt. Tuy nhiên, hầu nhƣ toàn bộ ƣợng sắt cần thiết để sản xuất hồng cầu
đều đƣợc tái sử dụng từ quá trình phân huỷ hồng cầu già. Do đó chỉ cần 1mg
sắt/ngày à đủ bù lại ƣợng sắt mất đi qua phân, nƣớc tiểu, mồ hôi và tế bào biểu mô
bong ra. Nhu cầu sắt trong cơ thể sẽ tăng ên trong một số trƣờng hợp mất máu qua
các chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em tuổi dậy thì
đặc biệt nhiễm ký sinh trùng nhƣ giun móc...[49].
Bảng 1.2. Phân bố sắt trong cơ thể ngƣời
Nồng độ sắt (mgFe/kg)

Các chỉ số

Nam

Nữ

Hemoglobin (Hb)

31

18

Ferritin (SF)

12

06

Myoglobin

05


04

Các men có sắt

02

02

< 1(0,2)

< 1(0,2)

50

40

Giới

Sắt gắn với transferrin
Tổng cộng

(Nguồn: thieumau.vn)
Trong thức ăn sắt ở dƣới dạng ferric (Fe3+). Sắt có thể ở dƣới dạng vơ cơ
hoặc hữu cơ, sắt có thể nằm dƣới dạng hydroxid hoặc liên hợp với protein… Hàm
ƣợng sắt khác nhau trong từng loại thức ăn nhƣng nhìn chung các thức ăn từ thịt
chứa nhiều sắt hơn các thức ăn thực vật, trứng hay sữa. Khẩu phần ăn hàng ngày
15



trung bình có chứa khoảng 10-15 mg sắt. Chỉ có khoảng 5-10% sắt trong ƣợng sắt
nói trên đƣợc cơ thể hấp thu (tỷ lệ này có thể tăng ên đến 20-30% trong trƣờng hợp
thiếu sắt hoặc tăng nhu cầu sử dụng sắt nhƣ ở phụ nữ có thai). Tỷ lệ này dao động
từ khoảng dƣới 5% với thức ăn thực vật, đến 16-22% đối với thịt. Khoảng hai phần
ba ƣợng sắt trong cơ thể chứa trong Hb (≈ 2500mg). Ferritin (SF) là dạng dự trữ
thực thụ, dễ hòa tan trong nƣớc và dễ huy động để tạo hồng cầu), và hemosiderin
(hemosiderin thực chất là dạng sắt ứ đọng, khơng hịa tan, không dùng để tạo HEM
đƣợc) trong hệ liên võng nội mô tại gan, lách, tuỷ xƣơng ... Sắt đƣợc dự trữ chủ yếu
trong SF, là một protein có cấu trúc đa phân tử, trọng ƣợng 480kDa, chứa trung
bình khoảng 2500 nguyên tử sắt dƣới dạng hydroxit sắt III. SF có khuynh hƣớng
hình thành các oligomer ổn định. Khi hiện diện quá nhiều trong tế bào của cơ quan
dự trữ, nó có khuynh hƣớng cơ đặc lại hình thành hemosiderin. Cịn lại một ƣợng
sắt nhỏ có trong thành phần các men có chứa sắt nhƣ cytochrome, cata ase,
peroxidase ..., trong myoglobin của cơ và gắn với protein vận chuyển sắt là
transferrin. Do tỷ lệ khác nhau này mà khi cơ thể thiếu sắt trƣớc tiên sẽ ảnh hƣởng
đến quá trình tổng hợp Hb và ƣợng sắt dự trữ còn sắt có trong các men của tế bào
thƣờng chỉ giảm trong các trƣờng hợp thiếu sắt nặng [49].
Thiếu máu, đƣợc định nghĩa khi hàm ƣợng Hb trong máu thấp. Thiếu máu
do mất máu hoặc suy giảm hình thành Hb.
Thiếu máu thiếu sắt là hội chứng thiếu máu thƣờng gặp, đây à thiếu máu
hồng cầu nhƣợc sắc. Hồng cầu là một tế bào khơng nhân. Thành phần hóa học chính
trong ngun sinh chất của hồng cầu chứa nƣớc và Hb (là thành phần cơ bản chiếm
một phần ba trọng ƣợng hồng cầu). Hb cấu tạo bởi globin và heme. Globin bao
gồm các chuỗi polypeptide do các axit amin cấu tạo nên. Heme là một chất
protoporphyrin kết hợp với nguyên tử sắt có hóa trị 2 (Fe2+). Chính vì vậy, thiếu
máu thiếu sắt là thiếu sắt để tạo nên Hb. Biểu hiện đầu tiên của thiếu máu thiếu sắt
là SF huyết thanh giảm, dẫn đến giảm sắt dự trữ.
Chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt đƣợc xác định khi có cả thiếu Hb và thiếu sắt,
sự có mặt này đƣợc xác định bằng cách đo hàm ƣợng SF và Hb [54]. SF huyết
16



thanh là chỉ số quan trọng, khá nhạy để đánh giá tình trạng sắt. Mức SF trong huyết
thanh phản ánh dự trữ sắt trong cơ thể. Ở ngƣời bình thƣờng hàm ƣợng SF huyết
thanh là 70µg/l ở nam và 35µg/l ở nữ. Định ƣợng SF là xét nghiệm có giá trị nhất
vì hàm ƣợng SF thấp phản ánh giai đoạn sớm của thiếu sắt và xét nghiệm này cũng
đặc hiệu nhất cho thiếu sắt của cơ thể. Hàm ƣợng SF bắt đầu giảm ngay tại giai
đoạn đầu của thiếu máu nếu do thiếu sắt. Tuy nhiên, SF có thể tăng cao do ảnh
hƣởng của một số yếu tố, đặc biệt khi bị viêm nhiễm, hàm ƣợng SF cao khơng có
nghĩa à tình trạng sắt tốt. Để xác định nhiễm trùng cấp, ngƣời ta đo chỉ số protein
phản ứng và để xác định nhiễm trùng mạn, đo chỉ số alpha-1 glucoprotein. Hiện nay
ngƣỡng của SF trong máu chƣa quy định rõ ràng, tuy nhiên SF <30 µg/l đƣợc coi là
dự trữ sắt thấp, khi SF <15µg/l đƣợc coi là cạn kiệt dự trữ sắt. Một ngƣời có hàm
ƣợng SF <12µg/l thì hầu nhƣ bị thiếu sắt [54, 58]. Chỉ số SF huyết thanh và Hb
cũng đƣợc sử dụng để chẩn đoán thiếu sắt. Nếu cả hai chỉ số đều giảm là thiếu máu
do thiếu sắt, SF giảm và Hb à có nguy cơ thiếu sắt. SF bình thƣờng và Hb giảm là
thiếu máu không do thiếu sắt [52, 54, 56, 57]. Nếu cơ thể bị thiếu máu, cơ thể sẽ
không thu nhận đủ oxy do đó sẽ có cảm giác mệt mỏi, bồn chồn, đau đầu, hơi thở
ngắn, tim đập nhanh, sức khỏe sút kém ảnh hƣởng đến các công việc và sinh hoạt
hàng ngày và các triệu chứng này phụ thuộc vào mức độ thiếu máu.
Điều tra toàn quốc về tình trạng thiếu máu trên 7 vùng sinh thái khác nhau
thấy tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai nhiễm giun (đũa, tóc, móc) à 52,7%, phụ nữ
khơng có thai nhiễm giun à 42,7%. Giun móc à nguyên nhân àm tăng nguy cơ
thiếu máu ở các đối tƣợng thiếu dinh dƣỡng trong cộng đồng. Nhiễm giun móc gây
thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ độ tuổi sinh sản thuộc hầu hết các nƣớc đang phát
triển, thiếu máu thiếu sắt iên quan đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao ở mẹ và trẻ
đƣợc sinh ra. Phụ nữ và trẻ em à đối tƣợng có dự trữ sắt thấp nhất do đó họ có thể
bị ảnh hƣởng nhiều nhất khi bị mất máu mãn tính có thể là kết quả của việc bị
nhiễm giun móc. Nhiễm giun móc đƣợc coi là vấn đề lớn nhất đe dọa đến sức khỏe
của phụ nữ trƣởng thành và phụ nữ ở độ tuổi sinh sản, ảnh hƣởng tới thời kỳ mang

thai vì một trong những tác hại do giun móc gây ra là chảy máu mãn tính. Đối với
17


phụ nữ tuổi sinh sản thiếu máu trực tiếp ảnh hƣởng đến sức khỏe con cái họ. Tình
trạng thiếu máu do thiếu sắt trong thời kỳ thai nghén có thể gây nên đẻ non, trẻ
thiếu cân, tử vong mẹ và trẻ sơ sinh [15].
Nghiên cứu của Nguyen PH và nnk (2006), cho thấy nhiễm giun móc là yếu tố
thực sự có iên quan đến thiếu máu, cứ 1000 trứng giun/1g phân tăng ên thì ƣợng
Hemoglobin sẽ giảm đi 2,4g/ . Có nghiên cứu lại cho rằng chỉ cần nhiễm giun móc
nhẹ à đã xuất hiện dấu hiệu thiếu máu. Đối với những trƣờng hợp nhiễm nặng và
trung bình thì hầu nhƣ đều có thiếu máu và sau điều trị giun móc thì tình trạng thiếu
máu đƣợc cải thiện [53].
Nhƣ vậy, do tác hại mà các loài giun gây ra đặc biệt là tác hại do giun móc
gây thiếu máu rất nguy hiểm đối với mọi đối tƣợng, nhất là phụ nữ tuổi sinh sản.
Chính vì thế phịng chống thiếu máu cho phụ nữ tuổi sinh sản do bị nhiễm giun là
rất cần thiết trƣớc khi họ bƣớc vào thiên chức làm mẹ, để con họ sinh ra phát triển
khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần.

18


×