Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Phân tích và bình luận quy định pháp luật Việt Nam về thi hành và hủy phán quyết trọng tài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.83 KB, 17 trang )

MỤC LỤC

BẢNG TỪ VIẾT TẮT
BLDS
CHV
PQTT
THA
THADS
TTTM

Bộ luật Dân sự
Chấp hành viên
Phán quyết trọng tài
Thi hành án
Thi hành án dân sự
Trọng tài thương mại


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Pháp luật nước ta luôn tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, kể cả thỏa thuận
giải quyết tranh chấp liên quan tới việc chọn Trọng tài thương mại hay Tòa án giải
quyết. Miễn sao những thỏa thuận đó khơng trái với quy định của pháp lt, khơng trái
đạo đức xã hội. Khi đó mọi cam kết, thỏa thuận sẽ có hiệu lực thực hiện đối với các
bên và phải được các chủ thể khác tôn trọng. Trọng tài thương mại là phương thức giải
quyết tranh chấp chủ yếu trong hoạt động thương mại và ngày càng được các doanh
nghiệp ở Việt Nam quan tâm lựa chọn. Với những ưu điểm của mình, trọng tại thương
mại đang là hình thức tối ưu để giải quyết các xung đột thương mại. Phán quyết của
trọng tài là kết quả cuối cùng của quá trình tố tụng trọng tài. Để làm rõ các vấn đề về
thi hành và hủy PQTT, em xin chọn Đề bài số 10: “Phân tích và bình luận quy định
pháp luật Việt Nam về thi hành và hủy phán quyết trọng tài”.


B. NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Khái niệm trọng tài thương mại
Trọng tài thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại,
theo đó các bên tranh chấp thỏa thuận đưa tranh chấp ra trước một Hội đồng trọng tài
vụ việc hoặc trung tâm trọng tài để giải quyết và được tiến hành theo trình tự thủ tục
quy định của pháp luật trọng tài thương mại.
2. Khái niệm phán quyết trọng tài
Khoản 10 Điều 3 Luật TTTM năm 2010 quy định: “Phán quyết trọng tài là
quyết định của Hội đồng Trọng tài thương mại giải quyết toàn bộ vụ tranh chấp và
chấm dứt tố tụng trọng tài buộc các bên tranh chấp phải thực hiện”.
Khi các bên tranh chấp có thỏa thuận trọng tài về việc giải quyết tranh chấp,
Trọng tài sẽ thụ lý để giải quyết theo một trình tự, thủ tục mà pháp luật về TTTM quy
định. Kết thúc quá trình giải quyết tranh chấp (gọi là tố tụng trọng tài), TTTM sẽ đưa
2


ra quyết định giải quyết cuối cùng gọi là phán quyết và phán quyết này ràng buộc các
bên tranh chấp. Như vậy có thể hiểu rằng, phán quyết là kết quả cuối cùng của một
trình tự, thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật.
II. PHÂN TÍCH QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH PHÁN QUYẾT
TRỌNG TÀI
1. Khái quát chung về thi hành phán quyết trọng tài
1.1. Khái niệm thi hành phán quyết trọng tài
Thi hành PQTT là hành vi thực hiện PQTT một cách tự nguyện của các bên
tranh chấp hoặc hành vi của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc các bên tranh chấp
phải thực hiện phán quyết theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
1.2. Nguyên tắc thi hành
Nhà nước khuyến khích các bên tự nguyện thi hành phán quyết. Hết thời hạn thi
hành mà bên phải chịu thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng không

yêu cầu hủy PQTT, thì bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành
án dân sự có thẩm quyền thi hành PQTT. Đối với phán quyết của trọng tài vụ việc, bên
được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền
thi hành PQTT sau khi phán quyết được đăng ký tại Tòa án nơi Hội đồng trọng tài đã
ra phán quyết.
2. Nội dung về thi hành phán quyết trọng tài
Thi hành PQTT được chia làm hai trường hợp:
Trường hợp 1: Bên phải thi hành phán quyết trọng tài tự nguyện thi hành phán
quyết
Điều 65 Luật TTTM 2010 quy định: “Nhà nước khuyến khích các bên tự
nguyện thi hành phán quyết trọng tài”. Vốn dĩ bên phải thi hành PQTT thường tự
nguyện thi hành là do họ đã tín nhiệm và lựa chọn người xét xử cho mình thì đương
nhiên sẽ phải chấp thuận quyết định của người đó.

3


Nếu các bên tranh chấp nhận thấy rằng PQTT là hợp lý, phù hợp với nguyện
vọng và thỏa mãn được kì vọng của các bên thì họ tự nguyện thi hành PQTT. Cũng có
thể do bản thân các bên tranh chấp muốn tiếp tục duy trì quan hệ làm ăn lâu dài, hoặc
nhận thấy rằng việc phản đối PQTT là tốn kém công sức, thời gian và tiền bạc mà
không đem lại được lợi ích hơn nên đa số sẽ tự nguyện thi hành PQTT để nhanh chóng
kết thúc vụ việc.
Trường hợp 2: Bên phải thi hành phán quyết trọng tài không tự nguyện thi hành
phán quyết và cũng không yêu cầu hủy phán quyết
Điều 66 Luật TTTM năm 2010 về quyền yêu cầu thi hành phán quyết trọng tài
quy định:
“1. Hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết
không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài theo quy
định tại Điều 69 của Luật này, bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm

đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài.
2. Đối với phán quyết của Trọng tài vụ việc, bên được thi hành có quyền làm
đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài
sau khi phán quyết được đăng ký theo quy định tại Điều 62 của Luật này.”
Thứ nhất, về thẩm quyền thi hành PQTT:
Khoản 1 Điều 8 Luật TTTM 2010quy định: “Cơ quan thi hành án dân sự có
thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài là cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương nơi Hội đồng trọng tài ra phán quyết”.
Theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 35 Luật THADS quy định quyết định
của Trọng tài thương mại là một trong các bản án, quyết định thuộc thẩm quyền thi
hành án của cơ quan THADS cấp tỉnh. Tiếp đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 17
Luật THADS thì: “Chấp hành viên là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành
các bản án, quyết định theo quy định tại Điều 2 của Luật này […]”.

4


Chấp hành viên là người được Nhà nước giao nhiệmvụ thi hành các bản án,
quyết định theo quy định của pháp luật. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình,
CHV phải tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án.
Như vậy, Cơ quan THADS có thẩm quyền thi hành phán quyết TTTM là cơ
quan THADS tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có Hội đổng trọng tài ra phán
quyết, và CHV là người được giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định theo quy
định của pháp luật.
Thứ hai, về quyền yêu cầu thi hành PQTT:
Tại Khoản 1 Điều 66 Luật TTTM quy định: “Hết thời hạn thi hành phán quyết
trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng không
yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài theo quy định tại Điều 69 của Luật này, bên được thi
hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có
thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài”.

Theo quy định trên, bên được thi hành PQTT có quyền làm đơn yêu cầu cơ
quan THADS có thẩm quyền thi hành PQTT. Điều kiện để bên được thi hành PQTT
yêu cầu cơ quan THADS có thẩm quyền thi hành PQTT là: Khi hết thời hạn tự nguyện
thi hành PQTT mà người phải thi hành PQTT không tự nguyện thi hành, đồng thời hết
thời hạn u cầu hủy PQTT mà khơng có bên nào làm đơn gửi Tịa án có thẩm quyền
hủy phán quyết thì bên được thi hành PQTT có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi
hành án dân sự cấp tỉnh nơi Hội đồng trọng tài ra phán quyết thi hành PQTT theo quy
định của pháp luật.
Thứ ba, về thủ tục thi hành PQTT:
Về việc thi hành PQTT, Điều 67 Luật TTTM quy định: “Phán quyết trọng tài
được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự”. Khi phán quyết
trọng tài được thi hành bởi cơ quan THADS thì quá trình tổ chức thi hành PQTT phải
tuân theo một trình tự, thủ tục pháp lý được Luật THADS năm 2008 (sửa đổi bổ sung
năm 2014) và các văn bản hướng dẫn thi hành.

5


Trình tự, thủ tục thi hành án dân sự được hiểu là các bước THADS do cơ quan
THADS có thẩm quyền thực hiện tính từ thời điểm cơ quan THADS có thẩm quyền
thụ lý đơn yêu cầu THA và ra quyết định THA theo đơn yêu cầu của người THA đến
khi thi hành xong toàn bộ nội dung án dân sự và đưa hồ sơ THA và lưu trữ.


Bước 1: Người được THA làm đơn yêu cầu cơ quan THADS có thẩm quyền
thi hành phán quyết trọng tài

Hết thời hạn tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài theo quy định tại Điều 66
Luật TTTM, người được THA có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan THADS có thẩm
quyền thi hành PQTT. Theo Khoản 1 Điều 31 Luật THADS quy định về nội dung đơn

yêu cầu THA như sau:
“1. Đơn u cầu thi hành án có các nội dung chính sau đây:
a) Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu;
b) Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;
c) Họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;
d) Nội dung yêu cầu thi hành án;
đ) Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.”
Sau khi hồn chỉnh nội dung và hình thức đơn u cầu THA và các tài liệu kèm
theo, người yêu cầu THA tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác yêu cầu thi hành án
bằng một trong các hình thức sau đây: nộp đơn hoặc trực tiếp trình bày bằng lời nói tại
cơ quan thi hành án dân sự; gửi đơn qua bưu điện. 1 Đối với thông tin về tài sản tại
điểm đ, người yêu cầu THA có quyền yêu cầu cơ quan THADS áp dụng biện pháp bảo
đảm THA nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án.


Bước 2: Cơ quan THADS thụ lý hoặc từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án

Khi nhận đơn yêu cầu THA, cơ quan THADS phải kiểm tra cụ thể nội dung đơn
và các tài liệu kèm theo.
1 Khoản 1 Điều 32 Luật THADS 2008

6


o

Đối với trường hợp đơn u cầu THA khơng có đầy đủ nội dung theo quy định tại

Điều 31 Luật THADS hoặc không ghi rõ thông tin về điều kiện THA nhưng khơng
u cầu cơ quan THADS xác minh thì cơ quan THADS thông báo đề đương sự bổ

dung nội dung đơn yêu cầu THA trước khi ra quyết định THA.
o Đối với trường hợp thấy có căn cứ từ chối nhận đơn yêu cầu THA thì cơ quan
THADS sẽ không thụ lý đơn của người được THA (Điều 34 Luật THADS). Các
trường hợp từ chối nhận đơn yêu cầu gồm: người được THA khơng có quyền u
cầu THA hoặc nội dung đơn yêu cầu THA không liên quan đến nội dung của bản
án, quyết định; cơ quan THADS được u cầu khơng có thẩm quyền thi hành bản
án, quyết định; hết thời hiệu yêu cầu thi hành bản án, quyết định (Điều 34 Luật
THADS).
Điều 30 Luật THADS quy định về thời hạn yêu cầu THA là 5 năm, kể từ ngày bản
án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, trường hợp do trở
ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án
đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng
khơng tính vào thời hiệu u cầu thi hành án.
Như vậy, nếu xét thấy đơn yêu cầu của người được THA đầy đủ nội dung theo
quy định của pháp luật và không thuộc các trường hợp từ chối nhận đơn yêu cầu THA
thì cơ quan THADS sẽ thụ lý đơn yêu cầu THA và ra quyết định THA theo đơn yêu
cầu của người được THA.


Bước 3: Cơ quan THADS ra quyết định thi hành án

Điều 36 Luật THADS quy định: “Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày
nhận được bản án, quyết định, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết
định thi hành án”. Quyết định THADS là văn bản do Thủ trưởng cơ quan THADS có
thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định làm căn cứ để CHV
lập hồ sơ và tổ chức việc THA nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên đương sự. Quyết
định THA phải được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp (Điều 38 Luật
THADS), đồng thời quyết định THA và các văn bản khác có liên quan đến việc THA
phải được thơng báo cho các đương sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến họ
thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.


7




Bước 4: Tổ chức thi hành quyết định thi hành án

Quyết định THA có hiệu lực kể từ ngày ký. Theo Điều 45 Luật TTTM (sửa đổi,
bổ sung năm 2014) quy định: “Thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày
người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ
quyết định thi hành án”. Hết thời hạn trên người phải THA có điều kiện THA mà
khơng tự nguyện THA thì bị cưỡng chế thi hành. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp nếu
xét thấy cần thiết hoặc có yêu cầu của người được THA, CHV có thể áp dụng ngay các
biện pháp bảo đảm THA nhằm ngăn chặn việc đương sự tẩu tán tài sản để trốn tránh
nghĩa vụ THA mặc dù có thể vẫn cịn thời hạn tự nguyện thi hành án.


Bước 5: Kết thúc thi hành án

Theo Điều 52 Luật THADS (sửa đổi, bổ sung năm 2014), quá trình THA được
coi là kết thúc trong các trường hợp:
“1. Có xác nhận của cơ quan thi hành án dân sự về việc đương sự đã thực hiện
xong quyền, nghĩa vụ của mình.
2. Có quyết định đình chỉ thi hành án.”
Trường hợp đương sự đã thực hiện xong quyền, nghĩa vụ của mình nghĩa là khi
đương sự, tức là người được THA đã thực hiện xong quyền của mình và người phải
THA thực hiện xong nghĩa vụ theo PQTT thì việc THA kết thúc.
Trường hợp có quyết định đình chỉ thi hành án: Điều 50 Luật THADS năm
2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định các trường hợp Thủ trưởng cơ quan

THADS phải ra quyết định đình chỉ THA.
III. PHÂN TÍCH QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG
TÀI THƯƠNG MẠI
1. Khái niệm hủy phán quyết trọng tài
PQTT sau khi được tuyên sẽ có giá trị chung thẩm, các bên phải tự nguyện thi
hành mà khơng có kháng cáo, kháng nghị. Hủy PQTT là việc Tòa án nơi Hội đồng
8


trọng tài ra PQTT tuyên hủy PQTT vì phán quyết đó có thể sai sót do các nguyên nhân
khác nhau.
2. Căn cứ hủy phán quyết trọng tài và nghĩa vụ chứng minh
Về căn cứ PQTT: Tòa án xét đơn yêu cầu hủy PQTT theo trình tự, thủ tục được
quy định tại Điều 71 Luật TTTM năm 2010. Theo đó, Tịa án không xem xét lại nội
dung tranh chấp cũng như trình tự, thủ tục tố tụng mà chỉ xem PQTT đã tuyên có
thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 68 Luật Trọng tài thương mại không.
Nếu thuộc một trong các trường hợp đó, Tịa án ra quyết đinh hủy PQTT. Theo Điều
68 Luật TTTM 2010, hủy PQTT khi:
“a) Khơng có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;
b) Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với
thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này;
c) Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp
phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì
nội dung đó bị huỷ;
d) Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra
phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của
một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết
trọng tài;
đ) Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt
Nam.”

Về nghĩa vụ chứng minh: ngoại trừ trường hợp Tòa án chủ động xác minh, bên
yêu cầu hủy PQTT có nghĩa vụ chứng minh Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc
một trong các trường hợp phán quyết phải bị hủy; đối với yêu cầu hủy PQTT do thuộc
trường hợp trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, Tịa án có trách
nhiệm chủ động xác minh thu thập chứng cứ để quyết định hủy hay không hủy PQTT. 2
2 Khoản 3 Điều 68 Luật TTTM năm 2010

9


3. Thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được PQTT, nếu một bên có đủ căn cứ
để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những
trường hợp bị hủy tại khoản 2 Điều 68 của Luật này, thì có quyền làm đơn gửi Tồ án
có thẩm quyền u cầu huỷ PQTT. Đơn u cầu hủy PQTT phải kèm theo các tài liệu,
chứng cứ chứng minh cho yêu cầu hủy PQTT là có căn cứ và hợp pháp. Trường hợp
gửi đơn quá hạn vì sự kiện bất khả kháng thì thời gian có sự kiện bất khả kháng khơng
được tính vào thời hạn u cầu hủy PQTT. 3 Trong đó, sự kiện bất khả kháng là sự kiện
xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được
mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. 4
4. Cơ quan có thẩm quyền hủy phán quyết trọng tài
Tịa án có thẩm quyền hủy PQTT là Tòa án cấp tỉnh tại nơi các bên lựa chọn
hoặc tại nơi mà hội đồng trọng tài đã tuyên phán. 5
5. Yêu cầu về sự có mặt của các đương sự
Khoản 3 Điều 71 Luật TTTM năm 2010 quy định: “Phiên họp được tiến hành
với sự có mặt của các bên tranh chấp, luật sư của các bên, nếu có, Kiểm sát viên Viện
kiểm sát cùng cấp. Trường hợp một trong các bên yêu cầu Hội đồng xét đơn vắng mặt
hoặc đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt khơng có lý do chính đáng hoặc rời phiên
họp mà khơng được Hội đồng chấp thuận thì Hội đồng vẫn tiến hành xét đơn yêu cầu
hủy quyết định trọng tài.”

Trong trường hợp có một bên yêu cầu huỷ PQTT mà rút đơn hoặc đã được triệu
tập hợp lệ mà vắng mặt khơng có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp mà khơng được
hội đồng chấp thuận thì hội đồng ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu (Khoản 5
Điều 71 Luật TTTM năm 2010). Tuy nhiên, trường hợp có nhiều bên yêu cầu hội đồng
xét đơn mà có một trong các bên vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt
3 Điều 69 Luật TTTM năm 2010
4 Khoản 1 Điều 156 BLDS năm 2015
5 Điểm g Khoản 2 Điều 7 Luật TTTM năm 2010

10


khơng có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp mà khơng được hội đồng chấp thuận thì
hội đồng vẫn tiến hành xét đơn như bình thường (Khoản 3 Điều 71 Luật TTTM năm
2010).
6. Thủ tục xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài
Sau khi thụ lý đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài, Tồ án có thẩm quyền
thông báo ngay cho trung tâm trọng tài hoặc các trọng tài viên của hội đồng trọng tài
vụ việc, các bên tranh chấp và viện kiểm sát cùng cấp (Khoản 1 Điều 71 Luật TTTM
năm 2010). Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý, Chánh án toà án chỉ
định một hội đồng xét đơn yêu cầu gồm ba thẩm phán, trong đó có một thẩm phán làm
chủ tọa theo sự phân cơng của Chánh án Tịa án. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày
được chỉ định, hội đồng xét đơn yêu cầu phải mở phiên họp để xét đơn yêu cầu huỷ
PQTT. Tòa án phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu trong thời
hạn 07 ngày làm việc trước ngày mở phiên họp để tham dự phiên họp của Tòa án xét
đơn yêu cầu. Hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải gửi trả lại hồ sơ cho Tòa án để mở
phiên họp xem xét đơn yêu cầu (Khoản 2 Điều 71 Luật TTTM năm 2010). Khi xét đơn
yêu cầu, hội đồng xét đơn yêu cầu căn cứ vào các quy định của Luật TTTM năm 2010
về căn cứ hủy PQTT và các tài liệu kèm theo để xem xét, quyết định. Sau khi xem xét
đơn và các tài liệu kèm theo, nghe ý kiến của những người được triệu tập, nếu có,

kiểm sát viên trình bày ý kiến của Viện kiểm sát, hội đồng thảo luận và quyết định
theo đa số (Khoản 4 Điều 71 Luật TTTM năm 2010).
Hội đồng xét đơn yêu cầu có quyền ra quyết định huỷ hoặc khơng huỷ PQTT.
Hội đồng cũng có thể đình chỉ việc xét đơn yêu cầu nếu bên yêu cầu được triệu tập rút
đơn hoặc đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt khơng có lý do chính đáng hoặc rời
phiên họp mà không được hội đồng chấp thuận (Khoản 5 Điều 71 Luật TTTM năm
2010).
Trường hợp hội đồng xét đơn yêu cầu ra quyết định hủy PQTT, các bên có thể
thỏa thuận lại để đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại trọng tài hoặc một bên có
quyền khởi kiện tại Tòa án. Ngược lại, trường hợp hội đồng xét đơn u cầu khơng
hủy PQTT thì PQTT được thi hành (Khoản 8 Điều 71 Luật TTTM năm 2010).

11


IV. BÌNH LUẬN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THI HÀNH VÀ HỦY
PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI
1. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về thi hành phán quyết trọng tài và một
số giải pháp hoàn thiện
1.1. Ưu điểm
Pháp luật về thi hành PQTT ở Việt Nam hiện nay quy định PQTT là chung thẩm
và buộc các bên phải thi hành, nếu khơng tự nguyện thi hành thì cơ quan THADS tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương nơi Hội đồng trọng tài ra phán quyết sẽ tổ chức thi
hành phán quyết đó. Đây là một bước tiến lớn trong hoạt động thi hành PQTT ở nước
ta so với trước kia. Việc thi hành PQTT được hỗ trợ, đảm bảo về mặt pháp lý của Tòa
án trên nhiều mặt: Xác định giá trị pháp lý của thỏa thuận trọng tài; giải quyết khiếu
nại về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; xét đơn yêu cầu hủy PQTT; công nhận và
thi hành PQTT. Bên cạnh đó, kết quả của việc giải quyết tranh chấp thương mại thông
qua phương thức trọng tài được đảm bảo bằng sự cưỡng chế từ phía cơ quan nhà nước
có thẩm quyền (Điều 66 Luật TTTM năm 2010). Quy định này là sự hỗ trợ rất quan

trọng và cần thiết của Nhà nước đối với hoạt động thi hành PQTT để đảm bảo quyền
lợi của bên được thi hành phán quyết.
Với sự hỗ trợ từ phía cơ quan tư pháp, PQTT được thi hành một cách triệt để
tạo điều kiện cho tranh chấp được giải quyết dứt điểm, tránh tình trạng một bên kéo
dài thời hạn thi hành án. Đây là một biện pháp đảm bảo phán quyết của trọng tài sẽ
được thi hành bởi cơ quan thi hành án trong trường hợp bên phải thi hành không tự
nguyện thi hành.
1.2. Nhược điểm
Luật TTTM năm 2010 đã khắc phục được nhiều thiếu sót của Pháp lệnh trọng
tài thương mại năm 2003. Tuy nhiên, vẫn còn một số quy định vẫn còn hạn chế, vướng
mắc làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động thi hành các phán quyết, khiến cho số
lượng vụ việc khơng thi hành được cịn tồn đọng.

12


Về chủ thể yêu cầu thi hành phán quyết trọng tài: Theo quy định tại Khoản 1
Điều 31 Luật THADS sửa đổi bổ sung năm 2014 thì quyền yêu cầu thi hành án thuộc
về “đương sự” bao gồm người được thi hành án và người phải thi hành án. Trong khi
đó Luật TTTM năm 2010 chỉ quy định bên được thi hành phán quyết có quyền làm
đơn yêu cầu thi hành PQTT. Do đó trong trường hợp bên phải thi hành phán quyết
muốn yêu cầu thi hành PQTT khi bên được thi hành phán quyết chưa yêu cầu thì hiện
nay pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể.
Về thời hiệu thi hành phán quyết Trọng tài: Theo pháp luật về thi hành án dân
sự (Điều 30 Luật THADS sửa đổi bổ sung năm 2014 và Điều 4 Nghị định số
62/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật THADS) thì thời hiệu yêu cầu thi hành án là 5 năm kể từ ngày bản án, quyết
định có hiệu lực pháp luật. Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong
bản án, quyết định thì thời hạn 5 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn. Đối với bản
án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 5 năm được áp dụng cho từng định

kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
Theo khoản 5 Điều 61 Luật TTTM thì PQTT là chung thẩm và có hiệu lực kể từ
ngày ban hành. Tuy nhiên, Khoản 2 Điều 66 Luật TTTM năm 2010 lại quy định: “Đối
với phán quyết của Trọng tài vụ việc, bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu Cơ
quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài sau khi phán
quyết được đăng ký theo quy định tại Điều 62 của Luật này” và thời hạn đăng ký là 1
năm kể từ ngày ban hành phán quyết. Vấn đề đặt ra là thời hiệu yêu cầu thi hành án
được tính bắt đầu từ thời điểm nào là chính xác: kể từ ngày có PQTT hay từ khi phán
quyết đó được đăng ký tại tịa án? Có thể thấy, sự không thống nhất giữa các quy định
pháp luật nói trên đã khiến cho thời hiệu thi hành PQTT vụ việc chỉ còn chưa được 4
năm kể từ ngày PQTT có hiệu lực chứ khơng phải 5 năm. Do đó cần có quy định cụ
thể hơn về vấn đề này.
1.3. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về thi hành phán quyết trọng tài
Để khắc phục những hạn chế, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thi hành
phán quyết TTTM có hiệu quả, cần thực hiện một số giải pháp sau:

13


Thứ nhất, cần có các biện pháp mạnh đối với các trường hợp không chịu thi
hành, trốn tránh nghĩa vụ thi hành phán quyết trọng tài.
Thứ hai, sửa đổi, bổ sung pháp luật về thi hành phán quyết TTTM trêncơ sở
thống nhất với các văn bản pháp luật có liên quan, phù hợp với tình hình phát triển
kinh tế - xã hội.
Thứ ba, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ CHV, đảm bảo đội ngũ này có
đầy đủ phương tiện và cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động THADS nói chung và thi
hành phán quyết trọng tài nói riêng
2. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về hủy phán quyết trọng tài và một
số giải pháp hoàn thiện
2.1. Ưu điểm

Luật TTTM năm 2010 đã quy định một cách cụ thể về vấn đề hủy quyết định
trọng tài. Khi xem xét việc hủy PQTT, còn có sự tham gia của Viện kiểm sát với tư
cách là cơ quan giám sát hoạt động tố tụng của Tòa án trong việc hỗ trợ hoạt động
trọng tài. Như vậy, đã có cơ quan giám sát hoạt động của tòa án, làm cho việc giải
quyết được minh bạch, khách quan hơn. Quyết định của Tòa án là quyết định cuối
cùng và có hiệu lực thi hành. Đây là một chế định quan trọng của Luật TTTM nhằm
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự khi đưa ra tranh chấp ra giải quyết
tại Trọng tài.
Như vậy, việc Tòa án hỗ trợ trọng tài trong việc hủy hay không hủy PQTT đã
giúp cho phán quyết được thi hành dễ dàng hơn khi có hiệu lực và Tịa án như đã trở
thành cấp trên của trọng tài. Tuy nhiên, Tịa án và trọng tài vẫn là những hình thức giải
quyết tranh chấp độc lập. Việc có sự hỗ trợ của Tòa án hủy quyết định trọng tài đối với
những phán quyết vi phạm pháp luật của Trọng tài thương mại giúp cho các nhà kinh
doanh yên tâm hơn khi lựa chọn Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp, vì khi
Trọng tài có sự vi phạm pháp luật Tòa án sẽ đứng ra giúp đỡ họ. Quy định này góp
phần hạn chế sự tùy tiện trong hoạt động xét xử của Trọng tài viên, làm cho họ phải
khách quan trong khi giải quyết tranh chấp bởi PQTT có thể bị hủy bởi Tịa án.

14


2.2. Nhược điểm
Điểm đ khoản 2 Điều 68 Luật TTTM quy định: “Phán quyết trọng tài trái với
các nguyên tắc cơ bản của Pháp luật Việt Nam” được quy định chung chung, không rõ
ràng nên việc áp dụng một cách tùy tiện là không thể tránh khỏi. Phạm vi của căn cứ
này tương đối rộng, do đó, khi giải quyết Hội đồng trọng tài rất dễ vi phạm. Chỉ cần
mắc lỗi nhỏ như ngôn ngữ không tuân theo thỏa thuận của các bên hay đơn vị tiền tệ
ghi trong phán quyết trọng tài khơng chính xác cũng rất dễ trở thành căn cứ để Tòa án
ra quyết định hủy. Thực tiễn giải quyết tranh chấp những năm qua cho thấy số PQTT
bị hủy vì lí do này là khơng nhỏ. Mặc dù, Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP đã có hướng

dẫn cụ thể về căn cứ này nhưng trên thực tế việc tòa căn cứ vào điểm đ khoản 2 Điều
68 để hủy PQTT mà không nêu rõ phán quyết sai chỗ nào, vi phạm nội dung cụ thể ra
sao là không thuyết phục và đó là tình trạng vẫn rất phổ biến.
Ngồi ra, hiện nay khơng có thủ tục phúc thẩm và giám đốc thẩm lại các phán
quyết hủy quyết định của trọng tài do Tòa án đưa ra. Ý kiến này dựa trên thực tế đang
xảy ra là có nhiều trường hợp Tòa án đưa ra quyết định hủy phán quyết trọng tài
nhưng không đưa ra được lý do hợp lý hoặc đưa ra những lý do không phù hợp nhưng
do quy định của pháp luật trọng tài thương mại hiện hành thì các bên tranh chấp, hội
đồng trọng tài đều khơng có quyền kháng cáo và Viện kiểm sát khơng có quyền kháng
nghị. Quyết định hủy hoặc khơng hủy PQTT của Tịa án là quyết định cuối cùng và có
hiệu lực thi hành để đảm bảo cho tính đặc thù của tố tụng trọng tài và phù hợp với
thông lệ quốc tế. Nhưng quyết định hủy này của Tòa án ban hành mà khơng có ai giám
sát, hậu quả là quyền, lợi ích hợp pháp của các bên khơng được bảo đảm, mặt khác tạo
sự tùy tiện trong việc hủy phán quyết trọng tài của Tòa án. Như vậy, đây cũng là điểm
cần suy xét lại nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về hủy quyết định trọng tài.
2.3. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về hủy phán quyết trọng tài
Có thể nhận thấy, do quy định về hủy phán quyết trọng tài chứa đựng khá nhiều
điểm chưa rõ ràng, chặt chẽ, có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau, khiến cho
việc áp dụng thực sự tùy tiện và hậu quả là dẫn đến tình trạng phán quyết trọng tài bị
hủy nhiều.

15


Thứ nhất, về các căn cứ hủy phán quyết trọng tài cần có những quy định cụ thể
để khắc phục tình trạng các bên đã lạm dụng tính chung chung, không minh bạch,
không cụ thể rõ ràng của các căn cứ này để đưa ra yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.
Đối với “phán quyết trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”, cần thu
hẹp hơn phạm vi cùa căn cứ này bằng việc quy định thế nào là nguyên tắc liên quan
đến việc giải quyết tranh chấp trọng tài? Những quy định nào được xem là liên quan

đến việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài? Hoặc giới hạn những nguyên tắc đó
thuộc Bộ luật Dân sự hay luật nào? Hoặc có thể liệt kê cụ thể một số nguyên tắc liên
quan đến trọng tài.
Thứ hai, về vấn đề quyết định hủy phán quyết trọng tài có nên được giám đốc
thẩm hay khơng: cần chỉnh sửa quy định theo hướng cho phép giám đốc thẩm quyết
định của Tòa án để tránh trường hợp Tòa án tùy tiện hủy phán quyết của trọng tài. Khi
được yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, Tòa án tỉnh phải báo cáo lên Tòa án tối cao và
đề xuất hướng xử lý của mình để Tịa án tối cao thẩm định. Tịa án tối cao trả lời thế
nào thì Tịa án tỉnh giải quyết thế đó. Cách này có thể hạn chế sự tùy tiện, khơng thống
nhất của các Tịa án tỉnh.

C. KẾT LUẬN
Thi hành phán quyết của TTTM cũng như việc hủy phán quyết trọng tài để giải
quyết các tranh chấp thương mại thông qua thủ tục trọng tài có ý nghĩa quan trọng
khơng chỉ trong việc đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia tranh chấp mà
cịn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo một mơi trường kinh doanh bình đẳng cho
các chủ thể tham gia kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư và góp phần phát triển
nền kinh tế. Chính vì vậy việc hoàn thiện các quy định pháp luật về thi hành phán
quyết, quyết định của TTTM là vô cùng cần thiết.

16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ luật Dân sự 2015
Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014)
Luật Trọng tài thương mại 2010
Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP
L.S. Châu Việt Bắc, “Phán quyết trọng tài Việt Nam được quốc tế công nhận”,
10/30/2019

< >
6. Phạm Nguyệt Hằng, “Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện cơ chế thi hành
phán quyết của Trọng tài thương mại”, 25/02/2020
< >
1.
2.
3.
4.
5.

17



×