Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Chương 3 cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tung hc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.38 KB, 14 trang )

CHƯƠNG III
CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG, NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG VÀ NGƯỜI
THAM GIA TỐ TỤNG
I . NHẬN ĐỊNH
Câu 1: Chánh án Tòa án nhân dân là người duy nhất có thẩm quyền phân cơng
Thẩm phán giải quyết vụ án hành chính.
Nhận định đúng.
Một trong những nhiệm vụ quyền hạn của Chánh án tòa án là quyết định phân công Hội
thẩm nhân dân tham gia Hội đồng xét xử vụ án hành chính. Đây là nhiệm vụ và quyền
hạn chỉ có ở Chánh án TA. Hội thẩm nhân dân tham gia vụ án hành chính kể tù khi có
quyết định đưa vụ án hành chính ra xét xử theo sự phân công của Chánh án nơi Hội thẩm
làm việc và chỉ tham gia gia ở cấp sơ thẩm. Khi được Chánh án TA phân cơng, HTND sẽ
có những quyền hạn và nhiệm vụ theo quy định của luật này.
CSPL: Điểm b Khoản 1 Điều 37, Điều 39 Luật TTHC 2015.
Câu 2: Kiểm sát viên được quyền tham gia trong mọi phiên tòa, phiên họp trong giải
quyết vụ án hành chính
Nhận định sai.
Vì theo Khoản 4 Điều 43 Luật TTHC 2015 thì khi được Viện trưởng Viện kiểm sát phân
cơng thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hành chính thì
KSV mới được quyền tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm và phúc thẩm giải quyết vụ án
hành chính.
Và ở phiên tịa giám đốc thẩm và tái thẩm thì những người tham gia phiên tịa này khơng
có KSV. Phiên tịa giám đốc thẩm phải có sự tham gia của Viện kiểm sát cùng cấp và khi
xét thấy cần thiết, Tòa án triệu tập đương sự, người đại diện hợp pháp, người bảo vệ
1


quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người tham gia tố tụng khác có liên quan đến
việc kháng nghị chứ khơng có sự tham gia KSV. Vậy KSV khơng được quyền tham gia
mọi phiên tịa giải quyết vụ án hành chính.
CSPL: Điều 267, 286 Luật TTHC 2015.


Câu 3: Việc từ chối hoặc bị thay đổi trong hoạt động tố tụng hành chính chỉ áp dụng
đối với người tiến hành tố tụng.
Nhận định đúng.
Theo Khoản 2 Điều 36 Luật TTHC 2015 thì NTHTT: Chánh án Tịa án, Thẩm phán, Hội
thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án; Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên,
Kiểm tra viên.
Để đảm bảo cho sự công bằng trong vụ án trong hoạt động tố tụng thì nếu thuộc trường
hợp luật định thì những người tiến hành tố tụng phải từ chối hoặc bị thay đổi theo Điều 45
LTTHC 2015. Khơng có trường hợp quy định từ chối hay thay đổi người tham gia tố tụng.
CSPL: Điều 45 - Điều 50 Luật TTHC 2015.
Câu 4: Những người đã từng tham gia vào việc ban hành quyết định hành chính thì
phải bị từ chối hoặc thay đổi khi được phân công vào quá trình giải quyết hoặc kiểm
sát việc giải quyết vụ án hành chính đó.
Những người đã từng tham gia vào việc ra quyết định hành chính thuộc trường hợp phải
từ chối hoặc thay đổi NTHTT mà những người được phân công giải quyết vụ án hoặc
kiểm sát giải quyết vụ án đều là những người THTT như Thẩm phán: Hội thẩm nhân dân,
Kiểm sát viên.
=> Để đảm bảo công bằng khách quan thì khi những NTHTT đã tham gia vào việc ra
quyết định hành chính thì họ phải từ chối hoặc bị thay đổi trong quá trình giải quyết vụ
án.
CSPL: Khoản 3 Điều 45, Khoản 1 Điều 46 - 52 Luật TTHC 2015.
Câu 5: Trong trường hợp Kiểm sát viên có mối quan hệ thân thích với Thư ký tịa án
trong một vụ án hành chính thì Kiểm sát viên đó phải bị từ chối hoặc thay đổi.
Nhận định sai.
2


Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án đều là người tiến hành tố tụng: Điểm a, b Khoản 2 Điều 36
Luật TTHC 2015.
Mà căn cứ theo khoản 3 Điều 47 Luật TTHC 2015 thì Thư ký Tịa án trong vụ án hành

chính phải từ chối tiến hành hoặc bị thay đổi trong trường hợp là người thân thích với một
trong những người tiến hành tố tụng khác trong vụ án gồm có Kiểm sát viên.
Như vậy, trong trường hợp Kiểm sát viên có mối quan hệ thân thích với Thư ký tịa án
trong một vụ án hành chính thì Thư kí TA đó mới phải từ chối hoặc bị thay đổi chứ không
phải thay đổi Kiểm sát viên.
CSPL: Điểm a, b Khoản 2 Điều 36; khoản 3 Điều 47 Luật TTHC 2015.
Câu 6: Trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính, Thẩm phán và Hội thẩm
nhân dân có mối quan hệ thân thích với nhau nhưng đương sự trong vụ án hành
chính khơng có u cầu thay đổi thì phiên tịa vẫn được tiến hành theo thủ tục
chung.
Nhận định sai.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 46 Luật TTHC 2015 thì Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ
chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu thuộc trường hợp: Họ cùng trong một Hội
đồng xét xử và là người thân thích với nhau; trường hợp này, chỉ có một người được tiến
hành tố tụng.
Như vậy, luật quy định nếu Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân có mối quan hệ thân thích
với nhau dù cho đương sự trong vụ án hành chính khơng có u cầu thay đổi thì cũng phải
thay đổi, cụ thể Hội thẩm nhân dân sẽ bị thay đổi. Và tại phiên tòa sơ thẩm, Tòa án sẽ ra
quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng, và quyết định này phải được thảo luận, thơng
qua tại phịng nghị án và phải được lập thành văn bản (Điều 164).
CSPL: khoản 2 Điều 46, Điều 164 Luật TTHC 2015.
Câu 7: Việc thay đổi người tiến hành tố tụng thuộc về thẩm quyền của Chánh án
Tòa án nhân dân hoặc Hội đồng xét xử.
Nhận định sai.
Theo khoản 2 Điều 36 Luật TTHC 2915 thì những người tiến hành tố tụng hành chính
bao gồm:
 Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án;
3



 Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
Căn cứ theo khoản 1,2 Điều 49 Luật TTHC 2015 thì trước khi mở phiên tịa, việc thay
đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án do Chánh án Tòa án
quyết định. Còn tại phiên tịa thì việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký
Tòa án do Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi
và Hội đồng xét xử thảo luận tại phòng nghị án và quyết định theo đa số.
Và theo khoản 1 Điều 52 Luật TTHC 2015 thì trước khi mở phiên tòa, việc thay đổi Kiểm
sát viên, Kiểm tra viên là do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp quyết định. Còn nếu
Kiểm sát viên bị thay đổi là Viện trưởng Viện kiểm sát thì do Viện trưởng Viện kiểm sát
cấp trên trực tiếp quyết định.
Như vậy, không chỉ có Chánh án Tịa án nhân dân hoặc Hội đồng xét xử mới có thẩm
quyền thay đổi người tiến hành tố tụng hành chính mà đối với người tiến hành tố tụng là
Kiểm sát viên, Kiểm tra viên thì do Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định việc thay đổi.
CSPL: Điều 36, Điều 49, Điều 52 Luật TTHC 2015.
Câu 8: Khơng phải vụ án hành chính nào cũng có đầy đủ những người tham gia tố
tụng hành chính.
Nhận định đúng.
Theo Điều 53 Luật TTHC 2015 thì người tham gia tố tụng hành chính bao gồm: đương
sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự,
người làm chứng, người giám định, người phiên dịch.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 62 Luật TTHC 2015 thì người làm chứng là người tham gia tố
tụng hành chính có mặt trong vụ án hành chính nếu được đương sự đề nghị và Tòa án
triệu tập tham gia tố tụng.
Ngoài ra, đối với người giám định tham gia tố tụng khi được các bên đương sự thỏa thuận
lựa chọn hoặc được Tòa án trưng cầu để giám định đối tượng đó theo yêu cầu của một
hoặc các bên đương sự (khoản 1 Điều 63), đối với người phiên dịch có mặt trong vụ án
hành chính trong trường hợp có người tham gia tố tụng khơng sử dụng được tiếng Việt.
Người phiên dịch được một bên đương sự lựa chọn hoặc các bên đương sự thỏa thuận lựa
chọn và được Tòa án chấp nhận hoặc được Tòa án yêu cầu để phiên dịch ( khoản 1 Điều
64).

4


Như vậy, khơng phải vụ án hành chính nào cũng có đầy đủ những người tham gia tố tụng
hành chính mà phải được đương sự thỏa thuận hoặc Tòa án triệu tập.
CSPL: Điều 53, Điều 62, Điều 64 Luật TTHC 2015.
Câu 9: Chỉ có người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, quyền và
nghĩa vụ tố tụng hành chính mới được thực hiện thơng qua người đại diện theo pháp
luật.
Nhận định sai.
Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong tố tụng hŕnh chính thơng qua người đại diện theo
pháp luật ngoŕi người chưa thŕnh nięn, người mất năng lực hŕnh vi dân sự thì cịn có
người hạn chế năng lực hŕnh vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi hoặc Người đứng đầu cơ quan, tổ chức do được bổ nhiệm hoặc bầu theo quy định
của pháp luật cũng là người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chươc đó
CSPL: Điểm c, d Khoản 2 Điều 60 LTTHC.
Câu 10: Nếu người khởi kiện là người mù thì việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng
hành chính thơng qua người đại diện theo pháp luật.
Nhận định sai.
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 60 không quy định người khởi kiện là người mù thì việc thực
hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng hành chính thơng qua người đại diện theo pháp luật. Người
mù không thuộc trường hợp là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hay có khó khăn
trong nhận thức, họ chỉ là người có nhược điểm về thể chất. Vì thế người mù có thể khởi
kiện thơng qua người đại diện theo ủy quyền căn cứ theo Khoản 1 Điều 60.
CSPL: Điều 60 Luật TTHC.
Câu 11: Người chưa thành niên thì khơng thể trở thành người khởi kiện trong vụ án
hành chính
Nhận định sai.

5



Vì căn cứ vào Khoản 8 Điều 3 LTTHC thì người khởi kiện bao gồm cơ quan, tổ chức, cá
nhân khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính,
quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ
việc cạnh tranh. Mặc khác theo quy định tại Khoản 3 Điều 117 thì cá nhân là người chưa
thành niên muốn khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ
người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Vì vậy người chưa thành niên có thể trở thành
người khởi kiện trong vụ án hành chính Thơng qua người đại diện hợp pháp
CSPL: Khoản 8 Điều 3, Khoản 3 Điều 117 LTTHC 2015.
Câu 12: Người có quyền và nghĩa vụ liên quan sẽ trở thành người khởi kiện trong vụ
án hành chính trong trường hợp người khởi kiện rút yêu cầu khởi kiện.
Nhận định này là sai vì theo quy định tại Điều 174 Luật TTHC thì người có quyền lợi và
nghĩa vụ liên quan chỉ trở thành người khởi kiện trong vụ án hành chính trong trường hợp
người khởi kiện rút yêu cầu khởi kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ
nguyên yêu cầu độc lập của mình. Vậy người có quyền và nghĩa vụ liên quan sẽ không trở
thành người khởi kiện trong vụ án hành chính trong trường hợp người khởi kiện rút yêu
cầu khởi kiện nếu người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan cũng rút yêu yêu cầu độc lập của
mình nên nhận định này là sai.
CSPL: Điều 174 Luật TTHC 2015.
Câu 13: Trường hợp người bị kiện là cơ quan, tổ chức đã giải thể mà khơng có người
kế thừa quyền, nghĩa vụ thì Tịa án sẽ ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án
hành chính.
Nhận định là sai.
Vì đối với trường hợp người bị kiện là cơ quan, tổ chức đã giải thể mà khơng có người kế
thừa quyền, nghĩa vụ không thuộc trường hợp ra quyết định đình chỉ vụ án.Mà đương sự
( gồm người bị kiện theo Khoản 7 Điều 3) là cơ quan, tổ chức đã giải thể hoặc tuyên bố
phá sản mà chưa có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng thì Tịa án
sẽ ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính.
Cơ sở pháp lý : Điểm a Khoản 1 Điều 141, Khoản 3 điều 143 LTTHC 2015.


6


Câu 14: Cán bộ, cơng chức trong các ngành Tồ án, Kiểm sát, Thanh tra, Thi hành
án, công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an không được làm người đại
diện trong tố tụng hành chính.
Nhận định sai .
Vì đối với trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho cơ quan của
họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật.Thì Cán bộ, cơng chức trong các
ngành Tồ án, Kiểm sát, Thanh tra, Thi hành án, công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong
ngành Công an vẫn làm người đại diện trong tố tụng hành chính được
Cơ sở pháp lý : khoản 7 điều 60 LTTHC 2015.
Câu 15: Luật sư có thể đồng thời vừa là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp của người
khởi kiện vừa là người đại diện theo ủy quyền của đương sự.
Nhận định sai.
Theo điểm a Khoản 2 Điều 61 Luật TTHC, luật sư TGTT với tư cách là người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Khi TGTT, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người khởi kiện TGTT song song cùng với người khởi kiện, hỗ trợ giúp đỡ
người khởi kiện các vấn đề pháp lý liên quan với vị trí đơc lập, khơng bị ràng buộc bởi
thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của người khởi kiện và người đại diện. Trong khi
đó, người đại diện theo ủy quyền của đương sư là người được đương sự hoặc người đại
diện theo pháp luật của đương sự ủy quyền để thay mặt đương sự thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của đương sự. Tức nhân danh đương sự thực hiện quyền và nghĩa vụ của đương
sự khi TGTT. Quyền và nghĩa vụ của hai vai trị này là khác nhau nên Luật sư khơng thể
tham gia với hai vai trị nếu khơng sẽ dẫn đến tình trạng chồng chéo, khơng độc tập giữa 2
tư cách khi TGTT trong cùng một VAHC.
CSPL: Điều 60, 61 Luật TTHC 2015.
Câu 16: Người làm chứng có thể bị thay đổi trong trường hợp họ có mối quan hệ
thân thích với đương sự trong vụ án hành chính.

Nhận định sai.
Việc thay đổi chỉ đặt ra đối với người tiến hành tố tụng. Người có thẩm quyền tiến hành tố
tụng được quy định tại Khoản 2 Điều 36 Luật TTHC, trong số này không bao gồm người
làm chứng mà theo Điều 53, người làm chứng là người tham gia tố tố tụng. Vì vậy dù việc
7


làm chứng của người làm chứng khơng khách quan thì cũng không bị thay đổi, người làm
chứng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo khoản 2 Điều 62 Luật TTHC,
người làm chứng có thể được từ chối khai báo nếu lời khai của mình liên quan việc khai
báo đó ảnh hưởng xấu, bất lợi cho đương sự là người có quan hệ thân thích với mình. Cịn
việc làm chứng có khách quan khơng thì TA sẽ xem xét việc mà ghi nhận vào việc giải
quyết vụ án hành chính.
CSPL : Điểm e khoản 2 điều 62 LTTHC2015.
Câu 17: Người giám định cũng có quyền nghiên cứu hồ sơ vụ án để phục vụ cho
công tác giám định.
Nhận định này là đúng vì theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 63 Luật TTHC thì người
giám định được đọc tài liệu có trong hồ sơ vụ án liên quan đến đối tượng giám định và
yêu cầu Tòa án cung cấp tài liệu cần thiết cho việc giám định. Tức là người giám định
cũng có quyền nghiên cứu hồ sơ vụ án để phục vụ cho công tác giám định.
CSPL:Điểm a khoản 2 Điều 63 Luật TTHC.
Câu 18: Người giám định có thể là người làm chứng trong vụ án.
Nhận định sai.
Vì căn cứ theo Điểm b Khoản 3 Điều 63 LTTHC thì người giám định sẽ phải từ chối làm
người giám định hoặc sẽ bị thay đổi khi người đó cùng là người làm chứng. Vì vậy người
giám định sẽ không được làm người làm chứng trong cùng một vụ án hành chính.
CSPL: Điểm b Khoản 3 Điều 63 LTTH 2015.

8



II. BÀI TẬP
Bài tập 1: Ngày 26/9/2015, UBND tỉnh Thanh Hóa ra cơng văn số 3154/QĐ-UBND về
việc giải quyết khiếu nại của ông Trương T. H (trú tại xã Thiệu Trung, Thiệu Hóa, Thanh
Hóa) nêu rõ: từ tháng 1/2010 đến tháng 8/2015, ơng H khơng được bố trí cơng tác và
không được làm việc tại UBND xã Thiệu Trung; ông H chưa đủ tuổi nghỉ hưu; tháng
8/2013, ông được xem xét bố trí vào cơng chức xã. Như vậy theo quy định, khoảng thời
gian từ tháng 10/2010 đến tháng 8/2015 (từ khi ông bị cách chức Chủ tịch UBND xã đến
khi ơng được UBND Hiện bố trí làm cơng chức Văn phịng – Thống kê xã), ơng H khơng
được hưởng lương và chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc...Không đồng ý với quyết định
trên, ngày 13/7/2016, ông Trương T. H gửi đơn khởi kiện tới Tịa án có thẩm quyền. Tòa
án đã thụ lý giải quyết vụ. Hỏi:
a/ Hãy xác định cơ quan tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trong vụ án hành
chính trên.
* Xác định cơ quan tiến hành tố tụng:
Theo khoản 1 Điều 3 Luật TTHC 2015 thì:
 Về mặt hình thức: Cơng văn số 3154/QĐ-UBND là văn bản do UBND tỉnh Thanh
Hóa ban hành.
 Về mặt chủ thể ban hành: UBND tỉnh Thanh Hóa là cơ quan. có thẩm quyền được
giao thực hiện quản lí hành chính nhà nước.
 Về mặt nội dung: đây là QĐHC cá biệt vì nó được ban hành cụ thể trong quản lý
hành chính về việc giải quyết khiêu nại.
=> Công văn số 3154/QĐ-UBND về việc giải quyết khiếu nại của ông Trương T. H là
QĐHC.

9


Theo khoản 1 Điều 36 Luật TTHC 2015 thì Cơ quan tiến hành tố tụng hành chính gồm
có: Tịa án và Viện kiểm sát. Trong đó, TA là cơ quan xét xử vụ án hành chính, VKS là cơ

quan kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính.
* Xác định người tham gia tố tụng:
Người tham gia tố tụng trong tố tụng hành chính đã được quy định cụ thể tại Điều 53 Luật
Tố tụng Hành chính 2015.
Theo đó, người tham gia tố tụng trong tố tụng hành chính bao gồm: đương sự, người đại
diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm
chứng, người giám định, người phiên dịch. Trong đó, theo khoản 7 Điều 3 Luật TTHC
2015 thì đương sự gồm người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan.
Trong tình huống trên, do khơng đồng ý với quyết định của UBND tỉnh Thanh Hóa, nên
ơng Trương T. H gửi đơn khởi kiện tới Tòa án có thẩm quyền. Căn cứ theo khoản 8, 9
Điều 3 Luật TTHC 2015 thì Người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án
hành chính đối với quyết định hành chính…Và người bị kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân
có quyết định hành chính... Theo quy định trên có thể thấy ơng H là cá nhân khởi kiện vụ
án hành chính và UBND tỉnh Thanh Hóa là cơ quan bị kiện.
Như vậy, ơng H tham gia tố tụng hành chính với tư cách là người khởi kiện. UBND tỉnh
Thanh Hóa tham gia tố tụng với tư cách là người bị kiện.
b/ Giả sử tại phiên tịa sơ thẩm, Ơng T. H phát hiện Ơng A, Hội thẩm nhân dân –
thành viên Hội đồng xét xử là anh rể của Giám đốc Sở Tư pháp là người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kiện. Ông T. H phản đối tư cách thành viên
Hội đồng xét xử của Ơng A. Người có thẩm quyền xử lý việc này là ai? Kết quả xử lý
là gì?
Theo khoản 14 Điều 55 Luật TTHC 2015 về quyền, nghĩa vụ của đương sự thì đương sự
có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng.
10


Và căn cứ theo khoản 8 Điều 45, khoản 1 Điều 46 Luật TTHC 2015: nếu có căn cứ rõ
ràng khác cho rằng họ có thể khơng vơ tư trong khi làm nhiệm vụ thì Hội thẩm nhân dân
phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi. Ngoài ra, tham khảo Nghị quyết

02/2011/NQ-HĐTP thì căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể khơng vơ tư trong khi làm
nhiệm vụ như trong quan hệ tình cảm, quan hệ thơng gia, quan hệ cơng tác, quan hệ kinh
tế…Vậy, Ơng A là Hội thẩm nhân dân –thành viên Hội đồng xét xử là anh rể của Giám
đốc Sở Tư pháp là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kiện được xem là
có căn cứ rõ ràng cho rằng có thể khơng vơ tư trong khi làm nhiệm vụ và Hội thẩm nhân
dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 49 Luật TTHC 2015 về quyết định việc thay đổi Hội thẩm
nhân dân tại phiên tòa sơ thẩm do Hội đồng xét xử sẽ có thẩm quyền quyết định việc thay
đổi HTND sau khi nghe ý kiến của ơng H và HĐXX thảo luận tại phịng nghị án và quyết
định theo đa số. Trường hợp phải thay đổi Hội thẩm nhân dân mà khơng có người dự
khuyết thay thế ngay thì Hội đồng xét xử ra quyết định hỗn phiên tịa và Chánh án Tịa
án quyết định cử Hội thẩm nhân dân thay thế người bị thay đổi, trong thời hạn 05 ngày
làm việc kể từ ngày hỗn phiên tịa, Chánh án Tịa án phải cử người khác thay thế.
Bài tập 2: Bà Nguyễn Thị Phấn (ngụ phường 1, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) khởi kiện
vụ án hành chính đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chi cục trưởng Chi
cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Đồng Nai đối với bà do bà có hành vi kinh doanh
hàng hóa may mặc vi phạm quyền sở hữu nhãn hiệu “VIỆT TIẾN” và “Viettien”. Mức
phạt đối bà Phấn là 10 triệu đồng. Theo bà Phấn, Quyết định của Chi cục trưởng là không
đúng pháp luật bởi vì bà kinh doanh hàng hóa may mặc có nhãn hiệu đúng và rõ ràng
nhưng chỉ có việc điểm kinh doanh của bà không được công ty sở hữu nhãn hiệu chấp
nhận cho kinh doanh mặc hàng quần áo may sẵn của công ty. Bà Phấn khiếu nại. Chi cục
trưởng Chi cục QLTT ban hành ra Quyết định số 02/QĐ-CCQLTT giải quyết khiếu nại
với nội dung bác đơn khiếu nại. Bà Phấn khởi kiện ra Tòa án nhân dân Tp. Biên Hịa.
a. Tịa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết và những người tham gia tố tụng trong vụ
án trên?
11


* Bà Nguyễn Thị Phấn (ngụ phường 1, TP Biên Hịa, tỉnh Đồng Nai) khởi kiện vụ án
hành chính đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chi cục trưởng Chi cục

Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Đồng Nai đối với bà do bà có hành vi kinh doanh hàng
hóa may mặc vi phạm quyền sở hữu nhãn hiệu “VIỆT TIẾN” và “Viettien”. Mức phạt đối
bà Phấn là 10 triệu đồng.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3:
- Về hình thức: quyết định xử phạt vi phạm hành chính bqg văn bản.
- Về chủ thể ban hành: Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) là cơ quan
được giao thực hiện quản lý hành chính.
- Về nội dung: QĐHC cá biệt vì nó được ban hành cụ thể trong quản lý hành chính về
việc giải quyết khiêu nại về quyết định xử phạt vi phạm hành chính bà hấn có hành vi
kinh doanh hàng hóa may mặc vi phạm quyền sở hữu nhãn hiệu “VIỆT TIẾN” và
“Viettien”.
=> Đây là QĐHC và quyết định này bị kiện theo Khoản 2 Điều 3 Luật TTHC 2015.
- Những người tham gia tố tụng:
Người tham gia tố tụng trong tố tụng hành chính đã được quy định cụ thể tại Điều 53 Luật
Tố tụng Hành chính 2015.
Theo đó, người tham gia tố tụng trong tố tụng hành chính bao gồm: đương sự, người đại
diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm
chứng, người giám định, người phiên dịch. Trong đó, theo khoản 7 Điều 3 Luật TTHC
2015 thì đương sự gồm người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan
+ Người khởi kiện: Bà Nguyễn Thị Phấn (ngụ phường 1, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).
Căn cứ theo Khoản 8 Điều 3 thì bà Phấn khởi kiện quyết định xử phạt vi phạm hành
chính.
12


+ Người bị kiện: Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Đồng Nai.
Căn cứ theo Khoản 9 Điều 3 thì Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh
Đồng Nai là người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Phấn.
* Tồ án có thẩm quyền thụ lý giải quyết:

Căn cứ theo Điểm b Khoản 1 Điều 30 Luật TTHC 2015 quyết định hành chính thuộc
thẩm quyền giải quyết của TAND.
- Chi cục quản lý thị trường là cơ quan hành chính nhà nước trực thuộc cấp tỉnh.
- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường
(QLTT) tỉnh Đồng Nai là quyết định hành chính do người có thẩm quyền trong cơ quan
hành chính nhà nước ban hành.
- Căn cứ Khoản 3 Điều 32 LTTHC thì khiếu kiện quyết định hành chính của cơ quan nhà
nước cấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tịa án và của người có thẩm
quyền trong cơ quan nhà nước đó.
=> Khiếu kiện quyết định hành chính của Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thì
Tồ án cấp tỉnh nơi trụ sở của người bị kiện là nơi người có thẩm quyền trong cơ quan
hành chính nhà nước sẽ có thẩm quyền thụ lý giải quyết là TAND tỉnh Đồng Nai.
- Căn cứ theo Điểm b Khoản 1 Điều 30 Luật TTHC 2015 quyết định hành chính thuộc
thẩm quyền giải quyết của TAND.
- Chi cục là cơ quan hành chính nhà nước trực thuộc cấp huyện.
- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường
(QLTT) tỉnh Đồng Nai là quyết định hành chính do người có thẩm quyền trong cơ quan
hành chính nhà nước ban hành.
- Căn cứ Khoản 1 Điều 31 LTTHC thì Khiếu kiện quyết định hành chính của cơ quan
hành chính nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với
13


Tịa án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đó => Khiếu
kiện quyết định hành chính của Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thì Tồ án cấp
huyện nơi trụ sở của người bị kiện là nơi người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính
nhà nước sẽ có thẩm quyền thụ lý giải quyết là TAND TP Biên Hòa.
b. Tòa án sẽ giải quyết như thế nào nếu như đang trong giai đoạn chuẩn bị xét xử bà
Phấn bị tai nạn qua đời?
Bà Phấn khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính của

Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Đồng Nai đối với bà do bà có
hành vi kinh doanh hàng hóa may mặc vi phạm quyền sở hữu nhãn hiệu “VIỆT TIẾN” và
“Viettien” => Đây là quyền và nghĩa vụ được kế thừa
- Căn cứ Khoản 1 Điều 59 LTTHC trong trường hợp bà phấn qua đời mà quyền và nghĩa
vụ của bà được kế thừa và có người kế thừa quyền nghĩa vụ của bà thì người thừa kế đó
sẽ tham gia tố tụng thay bà phấn và toà án sẽ tiếp tục thụ lý
- Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử:
- Trường hợp đương sự là bà Phấn đã chết mà chưa có cá nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ
tố tụng thỉ Tòa án ra quyết đĩnh tạm đình chỉ giải quyết vụ án: Điểm a Khoản 1 Điều 141
Luật TTHC 2015

14



×